Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Video: Tổng thống Obama: "Xin chào Việt Nam!"

Buổi nói chuyện của Tổng thống Mỹ Barack Obama do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) thực hiện ngày 24/5/2016.
2.000 người nghe là các là trí thức, doanh nhân, sinh viên Việt Nam, đại diện các bộ Khoa học Công nghệ, Tài nguyên Môi trường, đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, đại diện Ngân hàng Thế giới…
12h10, ông Obama xuất hiện trên bục. "Xin chào. Xin chào Việt Nam", Tổng thống Mỹ nói bằng tiếng Việt. Gửi lời cảm ơn đất nước, con người đã nhiệt liệt chào đón mình, ông cho biết: "Sự thân thiện của người Việt Nam đã chạm đến trái tim của tôi".
***********************
Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay, những người Việt Nam đến từ khắp đất nước, trong đó có những người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng của người dân Việt Nam. 
Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của các bạn đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người vẫy tay chào tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Hôm qua tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy trong đời. Tôi chưa thử qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.
Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là người đầu tiên - cũng như các bạn - trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.
Khi lực lượng quân sự Mỹ rời Việt Nam, lúc đó tôi 13 tuổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Việt Nam là ở Hawaii, nơi có một cộng đồng người Việt tự hào. Nhiều người trẻ Việt Nam, cũng như hai con gái tôi, khi sinh ra chỉ biết đến tình hòa bình và bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đất nước các bạn có nhiều người trẻ hơn tôi. Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai. Sự thịnh vượng, an ninh và ổn định là những điều chúng ta hướng tới. 
chao-6985-1464069671.jpg
Tổng thống Mỹ Obama nói "Xin chào" bằng tiếng Việt. 
Tôi trân trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cấy ở những mảnh đất này. Lịch sử được viết lên những chiếc trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn một nghìn năm. Thế giới đều biết đến lụa và những bức tranh của Việt Nam và Văn Miếu là bằng chứng kiến thức của Việt Nam.
Tuy nhiên cũng có nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại bị quyết định bởi người khác, đất nước thân yêu của các bạn có lúc không trong tay các bạn. Nhưng cũng như những cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời. 
Hôm nay chúng ta cũng nhớ tới lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta có thể bỏ quên. 200 năm trước, khi một trong những bạc tiền bối của người Mỹ Thomas Jefferson đi tìm lúa gạo và ông đã đến Việt Nam, tìm thấy giống gạo trắng, ngon, năng suất rất cao. Tiếp đó, những con thuyền đã đến Việt Nam buôn bán.
Trong thế chiến II, người Mỹ đã tới hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam. Khi những phi công Mỹ bị bắn hạ, người Việt Nam đã giúp đỡ họ. Vào ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, nói rằng mọi người sinh ra bình đẳng, tạo hóa cho họ các quyền không thể xâm phạm trong đó có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Vào một thời điểm khác, lý tưởng chung và lịch sử chống thực dân có thể đã đưa chúng ta xích lại gần nhau, thế nhưng Chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ với chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới một cuộc chiến. Chúng ta đã nhận thức được sự thật đau đớn rằng: chiến tranh dù cho thế nào đi nữa đều mang lại sự đau đớn và bi kịch cho người dân của chúng ta.
HUY-2049-6493-1464071797.jpg
Trong các nghĩa trang liệt sĩ, trên bàn thờ của các gia đình Việt Nam chứa đựng đầy những nỗi đau. Có khoảng 3 triệu người Việt Nam, dân thường và binh sĩ ở cả hai phía, đã mất đi. Trên bức tường tưởng niệm ở đất nước chúng tôi, người ta có thể chạm vào tên của 58.315 binh sĩ vĩnh viễn không trở về. Hôm nay chúng ta cùng với nhau, người Việt và người Mỹ, cùng nhận thức nỗi đau và mất mát mà chiến tranh đem đến. 
Chúng ta đã hàn gắn với nhau: tìm kiếm người mất tích, đưa họ về nước, gỡ bỏ những bãi mìn còn chưa nổ. Trẻ con không thể nào bị mất chân bởi những bãi mìn này. Trẻ em khuyết tật và chất độc màu da cam sẽ được chúng tôi hỗ trợ nhiều hơn. Chúng tôi tự hào vì những công việc chúng ta đã phối hợp với nhau tại Đà Nẵng và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ ở sân bay Biên Hòa.
Xin hãy không quên rằng quá trình hòa giải của hai nước chúng ta được dẫn dắt bởi các cựu chiến binh từng đối đầu. Thượng nghị sĩ John McCain, người từng bị giam giữ nhiều năm trong chiến tranh, đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông nói rằng “hai nước chúng ta không nên là kẻ thù, nên làm bạn”. 
Nhiều người Mỹ, Việt đã nỗ lực hàn gắn những vết thương và cũng đã đem lại những lợi ích cho hai nước, như trung úy Hải quân giờ là ngoại trưởng John Kerry. Xin cảm ơn ngoại trưởng. Chính bởi những người cựu chiến binh đã cho chúng ta thấy con đường đi, bởi những người lính có đủ dũng khí để mưu cầu hòa bình, chúng ta giờ đây trở nên gần gũi nhau hơn bao giờ hết.
Thương mại tự do ngày càng tăng lên, các sinh viên, học giả nghiên cứu với nhau nhiều hơn. Chúng tôi đã đón nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất kỳ nước nào khác ở Đông Nam Á. Rất nhiều khách du lịch đã đến thăm Việt Nam, 36 phố phường cổ Hà Nội, các cửa hàng ở Hội An, cố đô Huế. Là những người Việt và người Mỹ, chúng ta cách nào đó có liên quan nhau, như câu hát của Văn Cao “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”.
Với vai trò là tổng thống, tôi muốn tiếp tục những sự tiến bộ này của quan hệ hai nước và với quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta ngày càng gần gũi hơn, chúng ta đang ngày càng hợp tác. 
HUY-1699-5445-1464079742.jpg
Nhiều sinh viên chăm chú nghe ông Obama phát biểu. 
Mục tiêu của tôi trong chuyến thăm này là chúng ta xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc hơn cho quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ tới.. Chúng ta đã mất rất nhiều năm để nỗ lực hàn gắn quan hệ. Chúng tôi muốn nói một điều mà chúng tôi không thể tưởng tượng được trước đây: ngày hôm nay, hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của nhau.
Tôi tin tưởng rằng những bài học trong chiến tranh sẽ là những bài học cho cả thế giới. Có những cuộc xung đột tưởng như không thể kết thúc, không giải quyết được thì giờ đây quan hệ của chúng ta đã cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn. Hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh. Với sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh hay xung đột. Đây là điều mà hai nước đã chỉ ra cho thế giới thấy.
Quan hệ đối tác giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên những điều căn bản: Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam. 
Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Tôi không còn nhiều thời gian nữa trong nhiệm kỳ của mình nhưng tôi mong muốn mình có thể đóng góp nhiều hơn cho quan hệ hai nước.
Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại những cơ hội thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước. Tôi hiểu những giá trị mới của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21. Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục.
Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là những kỹ năng đào tạo và đầu tư vào những con người có tài năng, thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là những thế mạnh mà Mỹ có thể hợp tác với Việt Nam.
Ngày hôm qua như tôi đã thông báo, đội hòa bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam. Thế hệ trước của người Mỹ đến đây để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của người Mỹ đã đến đây đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước. Các công ty hàng đầu, đại học danh tiếng Mỹ đã đến Việt Nam để hợp tác, đào tạo về khoa học công nghệ, toán học, y tế… vì khi chúng tôi muốn chào đón nhiều công dân, thanh niên Việt Nam sang Mỹ thì chúng tôi cũng muốn thế hệ trẻ Việt Nam được hưởng những giá trị giáo dục tốt hơn. 
Do vậy, tôi rất vui mừng thông báo với các bạn, mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM. Đại học này phi lợi nhuận, chất lượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước. Các sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu hai nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực như chính sách công, quản trị doanh nghiệp, hợp tác trong các lĩnh vực máy tính, từ thơ của Nguyễn Du, triết học của Phan Chu Trinh tới lĩnh vực toán của GS Ngô Bảo Châu…
13262082-1266592843350767-1352-9198-2249
"Chúng tôi muốn các thế hệ trẻ được hưởng nền giáo dục tốt hơn".
Chúng tôi mong muốn sẽ kết nối những doanh nghiệp trẻ Việt - Mỹ. Nếu có thể tiếp cận với công nghệ, kỹ năng mà người Việt cần thì sẽ không có gì là trở ngại với các bạn.
Chúng tôi mong muốn khuyến khích cả phụ nữ Việt Nam, những người có tài năng để đảm bảo về bình đẳng giới ở Việt Nam. Từ thời đại Hai Bà Trưng đến nay, người phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, tự cường và giúp cho đất nước Viêt Nam tiến lên phía trước. Khi chúng ta có một gia đình tốt, sự đóng góp của người phụ nữ, phụ nữ được đi học và có vị trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này luôn đúng kể cả ở Mỹ cũng như Việt Nam.
Với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP, bởi vì điều đó sẽ giúp các bạn dễ dàng trao đổi thương mại với chúng tôi. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với quốc gia nào duy nhất.
TPP cũng sẽ giúp thúc đẩy hợp tác vùng, giúp các bạn giải quyết các vấn đề bình đẳng kinh tế, thúc đẩy nhân quyền, giúp cho người lao động có điều kiện lao động an toàn hơn. Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường. Đây là tương lai, hy vọng mà TPP mang lại cho chúng ta. Tất cả các quốc gia thành viên phải cam kết thực hiện các mục tiêu mà TPP đặt ra.
Tất cả chúng ta phải nỗ lực đảm bảo an ninh chung, hợp tác với nhau trong chương trình đào tạo an ninh chung. Trong chuyến thăm này của tôi hai bên đã nhất trí xây dựng niềm tin, tiếp tục công tác đào tạo, cung cấp thiết bị cho cảnh sát biển, năng lực bảo vệ hàng hải cũng như cứu trợ nhân đạo trong thiên tai.
Hôm qua, tôi đã tuyên bố Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh hoàn toàn cấm bán vũ  khí sát thương cho Việt Nam, đảm bảo Việt Nam có thể có vũ khí cần thiết để đảm bảo an ninh. Chúng tôi mong muốn thể hiện rõ Hoa Kỳ bình thường hóa toàn bộ quan hệ với Việt Nam. 
Thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả chúng ta, không chỉ Việt Nam một trật tự quốc tế và an ninh chung phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta xây dựng thông lệ chung tất cả quốc gia đều là quốc gia có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ phải được tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ. Các nước lớn không được bắt nạt các nước nhỏ hơn, việc giải quyết các tranh chấp cần tiến hành hòa bình. Các thể chế như ASEAN và cấp cao Đông Á cần được củng cố. Đó là điều mà chúng tôi tin tưởng và ủng hộ. 
Các biện pháp hòa bình và liên kết vùng như ASEAN cần được tiếp tục củng cố như niềm tin của tôi, niềm tin của Hoa Kỳ. Đây là điều chúng tôi tuyên bố khi đến thăm Lào đầu năm nay. 
Ở Biển Đông, chúng tôi không phải là một bên tranh chấp, nhưng chúng tôi khẳng định và đề cao quyền tự do hàng hải và hàng không; tự do thương mại không bị ngăn trở; giải quyết các tranh chấp thông qua pháp lý và luật pháp quốc tế. Nước Mỹ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác hành động như vậy. 
Một trong các điểm trong quan hệ đối tác của chúng ta là giải quyết sự khác biệt về nhân quyền. Tôi nói điều này bởi không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau hai thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc, như kinh tế ngày càng gia tăng, định chế tư pháp, hình sự. Tất nhiên chúng tôi vẫn nhận được sự phê bình. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình, tôi và Chính phủ, nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo.
Việc mọi người có quyền đưa ra lời phê phán thì chính là điều giúp xã hội tiến bộ hơn. Hoa Kỳ không muốn áp đặt cho Việt Nam, chúng tôi tin rằng giá trị Hoa Kỳ mà chúng tôi nói là giá trị tổng quát được nêu trong Hiến pháp Việt Nam như người dân có quyền tự do ngôn luận, lập hội. Đây là những điều đã được nêu trong hiến pháp Việt Nam. 
Tôi xin chia sẻ một số điểm theo quan điểm của mình, chúng ta tiếp cận Internet vì thúc đẩy sáng tạo mà nền kinh tế cần có để phát triển, như facebook. Các công ty lớn đã có ý tưởng đưa ra và chia sẻ. 
Người Việt Nam quyết định tương lai của người Việt. Tôi xin chia sẻ một số điểm của bản thân Trong đất nước tự do, người dân sẽ lựa chọn lãnh đạo tốt nhất cho họ, mọi người có quyền bày tỏ sự nhân ái và chúng ta cần tăng cường hơn nữa tiếp cận hỗ trợ cho người nghèo để đời sống của họ được cải thiện. Các quyền bình đẳng người dân Việt Nam sẽ mang đến nền tẳng cho sự thịnh vượng và lợi ích cho tất cả người dân Việt Nam. Suốt 8 năm qua tôi suy nghĩ nhiều về việc cải tiến hệ thống chính quyền Mỹ.
Về thách thức toàn cầu, Việt Nam cần bảo vệ các nơi như Vịnh Hạ Long, Sơn Đòng vì tương lai con cháu chúng ta. Nước biển tăng sẽ làm ảnh hưởng đến các vùng ven biển và Việt Nam cần thực hiện cam kết chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chống lại ảnh hưởng vùng ngập mặn như đồng bằng sông Cửu Long - nơi cung cấp thực phẩm lớn cho thế giới. Chúng ta cũng phải giúp đỡ cho các nước để xây dựng năng lực về nhiều vấn đề như cải thiện y tế. Mỹ vui mừng khi đã giúp đỡ Việt Nam tham gia hơn nữa nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Đặc biệt hai nước trước đây tham gia trận chiến, nhưng giờ cùng hợp tác bảo vệ hòa bình. Việt Nam và Mỹ cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cường đối thoại hai bên. Nhìn vào lịch sử, thách thức mà chúng ta vượt qua, tôi lạc quan vào tương lai của quan hệ hai nước chúng ta. Niềm tin tôi là nhờ nền tảng dựa trên tình hữu nghị. Như Trịnh Công Sơn viết, “nối vòng tay lớn” là mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình. 
Tương lai nằm trong tay các bạn. Mỹ luôn là đối tác và người bạn của các bạn.
Mai này, khi người Mỹ Việt Nam học cùng nhau, cùng phối hợp sáng tạo với nhau, các bạn hãy nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây trước các bạn, như Nguyễn Du đã nói: "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. 
HUY-2219-8156-1464069999.jpg
Tổng thống Mỹ kết thúc bài phát biểu trong tiếng vỗ tay vang dội dưới hội trường. Nói lời cảm ơn lần nữa bằng tiếng Việt, ông Obama cùng đoàn tùy tùng 800 người đi thẳng ra sân bay để vào TP HCM.
Theo lịch trình, ông sẽ gặp gỡ cộng đồng doanh nhân, thăm một ngôi chùa ở Sài Gòn trước khi kết thúc chuyến công du 3 ngày (23-25/5). 
Hôm qua, ông Obama đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 
Khi thưởng thức món bún chả ở Hà Nội, ông để lại ấn tượng với nhiều người dân Việt về sự giản dị, bình dân và thân thiện.
------------------------
Mời xem bài liên quan:









10. OBAMA RẤT ĐA TÀI- LÀ DIỄN VIÊN THỦ VAI CHÍNH TRONG BỘ PHIM TRUYỀN HÌNH “ĂN BÚN CHẢ HÀ NỘI”

19 nhận xét:

  1. Bọn rận chó sẽ phát điên vì những phát biểu củA obam?

    Trả lờiXóa
  2. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 21:15 24 tháng 5, 2016

    "Bảo bối" giúp Obama phát biểu trơn tru
    24/05/2016 14:36 GMT+7

    Chắc hẳn không ít người tự hỏi tại sao Tổng thống Mỹ Barack Obama lại có thể phát biểu một cách trơn tru và chuẩn xác trước công chúng hàng tiếng đồng hồ mà không cần diễn văn.

    Những chiếc máy phóng đại chữ, hiển thị lời phát biểu đã được chuẩn bị sẵn, chính là "bảo bối" khiến Obama trông như đang chăm chú và hăng hái nhìn vào mắt khán giả nhưng thực ra là đang nhìn vào một màn hình trong suốt hiển thị trước mặt.

    Máy phóng đại chữ là một thiết bị dùng cho các phát thanh viên truyền hình có thể đọc được văn bản bài viết của mình trên một màn hình đặt trước mặt mà khán giả không nhìn thấy được. Chiếc máy này đã được các tổng thống Mỹ sử dụng trong hơn nửa thế kỷ nay nhưng có lẽ Obama là người dựa vào chúng nhiều nhất.

    Reuters đưa tin, lần đầu tiên Obama sử dụng chiếc máy phóng đại là khi đọc bài phát biểu quan trọng tại Đại hội của Đảng Dân chủ năm 2004. Từ đó trở đi, ông thường xuyên dựa vào chúng khi đi vận động bầu cử năm 2008.

    http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/306475/bao-boi-giup-obama-phat-bieu-tron-tru.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hóa ra là thế . Nhưng chúng ta vẫn chúc mừng ông đã có chuyến công du tới Việt Nam trước ngày hạ cánh về vườn. Chúng ta mong những cái bắt tay đâỳ thiện chí của ông Obama đại diện cho nước Mỹ , bắt tay để hợp tác hai bên cùng có lợi . Mấy năm về trước ngài có bắt tay với gaddafi , đã làm cho dân libya sống trong bom đạn đến nay chưa hết .

      Xóa
    2. Có hay không có cái máy đó thì có ảnh hưởng gì ?những điều ông nói thực tâm là được , ông có thể đối thoại trực tiếp với công chúng , cái máy đó cũng giúp trả lời à ? Xem lãnh đạo mình có mấy ai dám đối chât với công chúng không ? hay tắc tị rồi thoái thác rằng vì thời gian có hạn sẽ trả lời bằng văn bản sau!

      Xóa
  3. "Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình, tôi và Chính phủ, nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo.
    Việc mọi người có quyền đưa ra lời phê phán thì chính là điều giúp xã hội tiến bộ hơn." Còn Viẹt nam thì sao , khi có một sự chỉ trích chính phủ thì bị quy ngay là thé lực thù địch ,có khi còn bỏ tù còn ở đây bọn DLV sẽ quy ngay là Rận , Đó nghe tổng thóng người ta nói đã sáng mắt ra chưa? Đã thấy mình ấu trĩ va ngu dốt chưa ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính phủ Việt nam thì chỉ thích mẹ hát con khen hay thôi , cấm được chê , làm như mèo mửa cũng phải khen nhé , chê là anh bỏ tù!

      Xóa
    2. Nặc danh22:57 Ngày 24 tháng 05 năm 2016 nói láo,chính mày cũng đang chỉ trích chính phủ đấy thôi,mà mày có bị bỏ tù đâu nào.

      Xóa
    3. vì tao nói ở đây chính phủ của mày không biết , tao mà nói to hơn là bị công an chìm nổi hỏi thăm ngay , như nghệ sỹ Kim Chi chẳng hạn , bây giờ đang bị giam lỏng ở nhà vì chỉ trích chế độ kia kìa!

      Xóa
    4. Phê bình là đóng góp ý kiến chân thành, thẳng thắng, trung thực tức là chỉ ra cái sai, cái hạn chế yếu kém (nếu có) của các cấp chính quyền, đoàn thể cách mạng và của từng cán bộ, nhân viên công chức trong hệ thống đó. Đồng thời biết hiến kế sách làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Chứ không phải phê bình là bịa đặt, xuyên tạc sự thật, kích động, chia rẽ, chống đối, tiếp tay cho giặc ngoại xâm phá hoại chế độ dân chủ, phá hoại độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ cuộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân ta để kiếm xèng bọn thực dân, đế quốc quăng cho gặm.

      Xóa
  4. Việt Nam quá tự do tôn giáo nên để có những nơi thờ cúng thiếu chính danh.
    Ngay như Điện Ngọc Hoàng cũng gọi là chùa Phước Hải.Vì vậy mới có "ông sư"dại về kiến thức,dốt về Phật pháp đã hỏi Obama một câu để nhận về lời từ chối làm xấu hổ cho những quan tâm đến văn hóa VN.
    Câu hỏi này chẳng khác nào hỏi ông Obama có muốn cúng sao hay không.
    Ông sư này nên xinlỗi cề cái dại và dốt của mình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy hiểu pháp luật Mỹ thế nào là tự do tôn giáo thì hãy ý kiến ý cò nhé! Bon này nó không hiểu thế nào là tự do , và không hiểu những gì con người đáng đuwọc hưởng , vậy chúng mày cứ làm bầy cừu đi , đừng làm người nữa!

      Xóa
  5. Chung nhất, bài nói của tổng thống Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, Barack Obama, chưa xứng tầm và cũng không có gì đặc sắc. Nguyên nhân không ở chỗ lịch làm việc dày đặc của tổng thống trong một thời gian ngắn mà chính người viết giúp bài cho diễn giả không hình dung hết bối cảnh và đối tượng dự thính. Thiện ý của người trợ bút là cố làm cho mọi người nghe thán phục diễn giả rất am hiểu lịch sử, văn hóa, văn minh, văn học, đất nước, con người Việt Nam khi điểm xuyết qua trống đồng Đông Sơn, về Thăng Long Hà Nội, về Hội An, về Hạ Long, về Sơn Đoòng, về Lý Thường Kiệt, về Nguyễn Du, về Hồ Chí Minh, về Trịnh Công Sơn, về Văn Cao...Nhưng khá vụng về trong chọn chỗ để đặt những cái món ấy vào. Và vài ba món bị đặt nhầm chỗ làm văn mạch bị rời rạc, ý diễn không ăn khớp, thậm chí gây phản cảm. Cụ thể:
    Văn Cao, trong "Mùa xuân đầu tiên", sau giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, mừng và cảm nhận nhanh nhạy trước hiện thực, ông viết'Từ đây, người biết quê người. Từ đây, người biết yêu người'để vẫy gọi đồng bào mình hãy yêu thương nhau hơn, cùng nhau xây dựng quê nhà, trong cái khung cảnh gà gáy bên sông, làn sương khói lãng đãng trên sông, sau cuộc chiến. Hà cớ gì đặt nhầm vào diễn từ. Chẳng nhẽ, nhờ tổng thống đến, từ đây, thời khắc này, đồng bào chúng tôi mới được yêu thương nhau, mới được biết ý nghĩa của thôn xóm, quê nhà. Ví dụ, dũng tướng Lý Thường Kiệt viết'Sông núi nước Nam, vua Nam ở'. Tổng thống đề cập tới, tôi hiểu, tổng thống định móc hông thằng Tàu. Nhưng...trớ trêu, 41 năm trước, các tổng thống của tổng thống cũng có cho "Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư" đâu! Thành ra, lịch sử để lại nhiều vấn đề mà khi viết, khi nói phải hết sức cẩn trọng, liệu cái gì đưa vào chúng bị tréo cảng ngỗng thì tránh. Om đòm quá, không cần thiết. Người Việt chúng tôi khoái vắn gọn, hiệu quả và chân thành. Tổng thống cứ chân thành trụi trần như ngồi xơi sạch những hai tô bún chả thì tổng thống được ngưỡng mộ gấp ngàn lần!

    Trả lờiXóa
  6. Đúng vậy, đây chưa phải là bài phát biểu hay nhất của Obama. Obama khéo nói đến đâu thì mấy bài này cũng có một bộ sậu soạn ra. Chuyện này bình thường, tây hay ta đều vậy. Chán một nỗi nhiều người cứ tưởng tượng ra Obama ghê gớm lắm. Mình thì thấy ổng cũng hay đó, nhưng nói thì dễ mà làm mới khó. Mấy món Change Change gì của ổng đưa ra hồi tranh cử rốt cuộc cũng chưa đi đến đâu, và nền chính trị nước Mỹ ngày càng bế tắc. Đối nội là vậy, thế thì mấy chú rận hy vọng gì ở đối ngoại nhỉ?

    Trả lờiXóa
  7. Ông Obama đi ăn bún chả ở đường Lê Văn Hưu, ghé vào quán trà đá trên đường ra sân bay Nội Bài để vào TP HCM là có sự sắp xếp của "người bạn" ông ấy nhằm quay phim để tháng 9 này đưa lên truyền hình thực tế của Mỹ chứ không ngẫu nhiên đâu nha. Được cái là Obama tỏ ra bình dân, thân thiện với mọi người dân Việt.
    Tôi đồng ý nhận xét của bạn Nặc nô về bài nói chuyện của Obama ở trên đây. Người chắp bút hơi tham, muốn bày tỏ "tấm lòng" của TT mình với người Việt Nam, nhưng họ nghiên cứu chưa kỹ nên không thuyết phục được người hiểu biết lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
    Một điểm khác tôi chưa hài lòng về đoạn ông Obama giải thích về nhân quyền, lợi ích của phê bình từ các blog này nọ. Tính chất xã hội Việt Nam, con người Việt Nam (bao gồm những người định cư ở nước ngoài) khác với Mỹ. Người Mỹ phê phán, biểu tình phản đối chính phủ trong chừng mực luật pháp quy định và không ai dám chống phá lật đổ chế độ cả. Nếu có thì chính phủ Mỹ sẽ bỏ tù ngay. Ở Việt Nam do đất nước bị đế quốc đào tạo guồng máy chống cách mạng đồ sộ, lâu dài, ngày nay thù hận giữa hai bên còn chua giải quyết xong, thế lực thù địch đang chống phá chế độ này quyết liệt, họ đang dùng các trang mạng, blog thực hiện âm mưu ấy thì Việt Nam không thể làm theo ông Obama được. Nếu trong bài nói chỗ này ông thêm một ý tách bạch ra là: Tôn trọng tự do ngôn luận, tiếng nói phản biện nhằm góp ý xây dựng đất nước giàu mạnh, và đồng tình không để những kẻ chống phá chế độ của các bạn lợi dụng...thì tôi hoan nghênh ông cả hai tay hai chân luôn. Nhưng làm gì có chuyện ấy! Mỹ mà...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tìm hiểu kỹ hoàn cảnh xuất thân, lịch sử bản thân, những áp lực ghê gớm cấm cản việc quan hệ trên mức thân thiện với Việt Nam và giữ nguyên lệnh cấm vận bán vũ kí sát thương, đặt điều kiện khi bỏ lệnh, từ nhiều phía, nhiều nhân vật bảo thủ , nuôi thù, phản động ở Mỹ, sẽ giúp chúng ta dễ thông cảm hơn với vị tổng thống da màu này. Rất khó cho ông ta khi trở về, sau chuyến thăm Việt Nam, mà không lắp bắp 2 chữ 'nhân quyền'. Bà xã tôi, tổ trưởng một tổ bầu cử, công tác 2 ngày, mỗi ngày được nhận 120.000đ. Trừ phí mua mấy hộp cơm dùng tại chỗ, góp vào bữa cháo vịt họp mặt tổ viên khi xong việc, còn mang về đúng 100.000đ, mời tôi đi ăn bún tối. Thế mà RFA thông tin, một số khu vực bầu phiếu, CSVN đã phải phát 50.000đ cho mỗi cử tri để dụ cử tri đi bầu. Chuyện thông tin bịa đặt, ngược ngạo sắp tới còn nhiều lắm. Dân họ không buồn nghe đâu. Còn đối ứng với loại thông tin ấy, rủa chửi là phương pháp hạ cấp nhất. Người có giáo dục, có hiểu biết, chính nghĩa ngời ngời ở trong tay, hệ thống chính trị ở trong tay, hãy chọn phương pháp khác, phương pháp không của bà nhà quê khi bị trộm gà, mất bí.

      Xóa
    2. dễ hiểu mà,nước mỹ chưa bao giờ bị xâm lược cả nên họ ko có trải nghiệm về tạo phản bao giờ

      Xóa
  8. Tôi thấy nhiều người dân trong đó có vài người bạn có vẻ khinh khi coi thường và gọi những người ra đường săn đón tung hô vỗ tay Tổng thống Obama là fan cuồng, là bầy chó thuộc địa, là dân thuộc địa, là bọn phò Mỹ, phò Tây vv. Nhưng tôi nghĩ nên nhận xét khách quan công bằng hơn.

    Một là, trong số người ra đường và đứng dưới vỗ tay 'nịnh' Obama, thật ra hơn phân nửa đã là CA chìm và các trật tự viên, sinh viên, thanh niên tình nguyện được CA mời cộng tác để theo dõi phản động.

    Con em họ tôi đang đi học đã được CA mời làm đặc tình cho lần biểu tình cá thối vừa rồi nhưng từ chối vì không thích dây vào chính trị. Nói chung trong số đó hơn nửa là CA hoặc người dân làm việc cho cơ quan CA.

    Nhiệm vụ của CA là làm các việc chuyên môn của họ. Vừa để bảo vệ lãnh đạo khách, vừa để tránh các trường hợp ví dụ như có tên nào chạy lên trước mặt Obama gào khóc dâng 'thỉnh nguyện thư' nhân quyền, tự do tôn giáo, dân chủ, đa đảng đa nguyên, tự do biểu tình, tự do ngôn lộng, tự do lều báo. Trước đây ở một số nước khác đã có các màn kịch này rồi chứ không phải là không.

    Vấn đề bảo vệ lãnh đạo 'bạn' cũng quan trọng vô cùng. Lịch sử Mỹ có 20+ Tổng thống bị ám sát hụt hoặc trúng. Có gần 100 nhà chính trị Mỹ bị ám sát hụt/trúng. Các vụ ám sát lãnh đạo Mỹ xảy ra ở cả trong và ngoài nước Mỹ. Phần lớn các vụ đó không tìm ra được hung thủ.

    Hai là, số người còn lại thật ra chỉ có một số ít là thật sự thờ Mỹ, tất nhiên nhóm này là đối tượng chính của lực lượng CA. Đây chính là các nhóm hội chống đối, chống phá và sẽ biểu tình ủng hộ cho các Gobachev, Yetlsin trong tương lai.

    Phần đông số người ra đường trầm trồ nhìn ngắm 'ngài' Obama là loại người có suy nghĩ 'thích Tây' bình thường (và tầm thường) mà ta thường thấy ở các xã hội hậu thuộc địa và các nước nhỏ, nghèo, kém phát triển, đang phát triển. Một bộ phận dân các nước này luôn nhìn các nước đã phát triển ở bên Tây một cách đứng núi này trông núi nọ, 'cỏ sân nhà khác luôn xanh hơn'. Nói nặng hơn là 'chó chê chủ nghèo'.

    Những người này có lẽ không thuộc các phần tử 'Thiên An môn' chống chính quyền và sẵn sàng rình rập nổi loạn.

    Sự tò mò, muốn nhìn ngắm tận mắt 'Live', 'trực tiếp', 1 thằng Tây ở một nước giàu mạnh nhất, nổi tiếng nhất, chứng kiến 1 hiện tượng hiếm khi diễn ra, cũng điều bình thường. Đó không có nghĩa là những người này thích đích danh Mỹ, hay yêu con người Obama. Đối với dân ta thì Mỹ hay châu Âu gì thì đều là 'Tây' cả thôi. Vũ trụ quan của dân ta do địa lý và lịch sử, ngoại giao, nên không Tàu thì là Tây, không Tây thì là Tàu. Mỹ cũng chính là Tây, dù về mặt địa dư máy móc kỹ thuật thì Mỹ không phải 'Tây' đúng nghĩa. Mỹ giàu mạnh nhất và sau lần xâm lược nó cũng dần chèn ép và thay thế hình ảnh 'Tây' trong dân ta.

    Bọn cơ hội thì chắc chắn sẽ luôn hướng về anh nào giàu nhất, đồng Đô La. Chứ ai nhà quê lại đi hướng về đồng Nhân Dân tệ. Phải không nào.

    Nhóm lợi ích thúc đẩy thân gần với Mỹ đã phạm sai lầm rất to lớn vụ 40 năm hải chiến HS mấy năm trước. Bản thân tôi và nhiều người quen có nhiều người thân đang sống tại Mỹ. Ông già vợ tôi là sĩ quan quân y cho Mỹ, trong quân đội Sài gòn. Cả nhà vợ tôi đều đang ở Mỹ. Cho nên lâu nay tôi không hề phản cảm với quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ. Song, vụ 40 năm hải chiến HS tâng bốc quân đội SG đã thay đổi tất cả, khiến mọi người nhìn họ như là một đám 'đốt đền', vong ân bội nghĩa, vô liêm sỉ, phản bội và phản bạn vv. Tôi nghĩ họ sẽ còn phải trả giá với quyết định đó dài dài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xem Mỹ là Tây cũng đúng thôi. Vì ở Mỹ cũng là bọn Tây sang giết dân cướp đất của quân và dân bản sứ rồi mới lập ra nước Mỹ. Ở Mỹ từ xưa trước Cô Lông Bố làm gì có người da trắng.
      Tôi đồng ý với bác ở chỗ những người ra nhìn Obama có nhiều thành phần, có lẽ nửa số đó là lực lượng an ninh, bảo vệ trật tự, và người dân bình thường "ham vui", phi chính trị, những người bình thường lâu nay không để ý chính trị chính em và không biết cái thâm của Mỹ và không biết gì về Việt Tân hay Diễn biến hòa bình.
      Obama phát ngôn nghe rất hay rất hữu hảo nhưng trong lúc đó thì Việt Tân vẫn đang hoạt động, tổ chức biểu tình gây rối và Diễn Biến hòa bình vẫn đang vận hành hoạt động. Mặt trái, mặt phải. Ông bà thâm thúy thật mới có câu nói để lại ngàn đời sau: Miệng tụng nam mô, trong bụng đầy một bồ dao găm.

      Xóa
  9. Các quy kết khá nặng nề về dân thuộc địa, chó thuộc địa đáng lẽ không nên nhắm vào những người tò mò hiếu kỳ đến ngắm 'Live' chân dung người lãnh đạo cao nhất của đại siêu cường Mỹ.

    Các lời đả kích đó đáng lẽ nên nhắm vào một số phóng viên Tuổi Trẻ, VNE, Vietnamnet, GiaoducVN, Phapluat vv. trên mạng FB. Họ cãi cùn là TQ đi đâu cũng không ai chào đón nhưng TT Mỹ đi đâu thì cũng đông người chào đón.

    Họ ngu dốt ngây thơ trẻ con đến mức nhìn vào đám người rồi bảo là nhân dân VN yêu Mỹ. Có quốc gia nào có loại nhà báo ngu xuẩn, ngây thơ đến mức này không?

    Đáng lẽ phải đặt câu hỏi là tại sao các lãnh đạo khác trên thế giới đi đâu thì rất bình lặng nhưng TT Mỹ đi công du nước nào thì đều ồn ào và luôn luôn có một nhóm người bản xứ ra vẫy cờ hò reo?

    Thật ra người Mỹ ai cũng biết là sự chào đón TT Mỹ ở nước ngoài luôn gắn liền với hình ảnh quốc gia Mỹ. Nên họ luôn chuẩn bị sẵn trước một lực lượng 'biểu tình viên', 'ủng hộ viên', 'cảm tình viên', họ nhận tiền, được trả tiền để ra đường hậu thuẫn. Tất nhiền họ chỉ là số ít trong các nhóm khác mà tôi đã kể trên, nhưng số lượng đó cũng sẽ đủ để lôi kéo đám đông nếu không có CA và người dân cộng tác với CA. Mỹ là xứ tài phiệt kinh doanh, họ rất biết PR chính trị.

    Nhân dân VN không yêu Mỹ. Nhân dân VN chỉ yêu nước VN và quá đủ bề dày lịch sử, quá kinh nghiệm chiều dài lịch sử để quá tin vào một ông ngoại bang nào.

    Nhìn vào 1 đám đông ham vui và các thành phần khác nhau rồi bảo đó là 100 triệu dân VN yêu Mỹ thích Mỹ thì rõ là có tâm lý không được bình thường. Ngay cả những người được cho là 'yêu' Mỹ, cũng không phải là tình cảm thật với Mỹ, mà bản chất là họ yêu giàu sang, hào nhoáng. Họ muốn hưởng sái ăn ké lấy sự giàu sang thịnh vượng của kinh tế Mỹ. Nói đi nói lại bản chất cũng bởi vì tìm kiếm miếng ăn, mẫu giấy xanh xanh in hình các đời TT Mỹ.

    Trả lờiXóa