Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Những năm 60, Sài Gòn - TP HCM là điểm sáng, Hòn ngọc Viễn Đông, Singapore cũng không bằng nhưng giờ đây tốc độ phát triển đã vượt rất xa." - Trích báo VnExpress ngày 9 tháng 01 năm 2025
*****
Kính thưa bác Tô Lâm!
Mong muốn đưa Tp Hồ Chí Minh và cả Đất nước Việt Nam phát triển, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là khát vọng chung của mọi người dân Việt Nam, trong đó có cả Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
Tuy nhiên, không thể vì cái khát vọng lớn lao, thiêng liêng đó mà chúng ta có thể phát ngôn tuỳ tiện, sai SỰ THẬT LỊCH SỬ.
Theo báo VnExpress, Tại buổi gặp mặt các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu, đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh thành phía Nam, sáng 9/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nói: "Những năm 60, Sài Gòn - TP HCM là điểm sáng, Hòn ngọc Viễn Đông, Singapore cũng không bằng nhưng giờ đây tốc độ phát triển đã vượt rất xa".
Thưa bác Tổng Bí thư, phát ngôn trên của bác là SAI với Sự thật Lịch sử.
Trước hết, về cái danh xưng "Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông" không phải do người Việt chúng ta đặt ra. Ngay cái từ "Viễn Đông" đó đã nói lên tất cả. "Viễn Đông" có nghĩa là một địa phương không chỉ xa về mặt địa lý mà cũng xa lạ về mặt văn hóa so với "mẫu quốc"- nước Pháp. Tức là cái danh xưng "Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông" là do thực dân Pháp đặt ra. Cho nên, người Việt Nam không nên tự hào vì ngay cái tên gọi "Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông" mà chế độ thực dân Pháp ban cho!
Tiếp theo, ta hãy xem về nội dung cái danh xưng "Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông" với SỰ THẬT LỊCH SỬ như thế nào.
Bác Tô Lâm nói "Những năm 60, Sài Gòn - TP HCM là điểm sáng, Hòn ngọc Viễn Đông, Singapore cũng không bằng" quả là SAI với SỰ THẬT LỊCH SỬ.
Tại bài vào Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016 với tiêu đề GỬI THẦN ĐỒNG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA NHÂN CHUYỆN VỀ "HÒN NGỌC VIẾN ĐÔNG", bọn cháu đã trao đổi với anh Trần Đăng Khoa khi anh ấy nói, rằng có một ông người Thái nào đó nói với anh, rằng: "Năm 1975, khi Sài Gòn của các anh là Hòn ngọc Viễn Đông thì Bangkok và cả Thái Lan không là gì cả. Không ai tính đến Thái Lan. Chúng tôi tụt hậu so với các bạn có đến 20 năm. Bây giờ, chúng tôi có thể tạm thời đi trước các bạn 50 năm, nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyết lắm!". Bọn cháu đã viết rằng: "Thì tức là tay người Thái này đang chửi anh Khoa, chửi cái chế độ mà anh Khoa phụng sự cho tới bây giờ mà anh Khoa không biết? Nó chửi rằng: Ngày xưa, trước 1975, thời VNCH, Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông. Nhưng từ đó đến nay, chính quyền Cộng Sản của anh Khoa nắm quyền thì Cộng sản các anh đã phá nát cái hòn ngọc đó, đưa nó thụt lùi so với Thái 70 năm!!!"
Nhưng quan trọng hơn, SỰ THẬT có đúng như vậy hay không? Có vẻ anh Khoa là nhà thơ nên ít quan tâm tới SỰ THẬT LỊCH SỬ.
Vậy mời anh Khoa tham khảo các bài viết mà Google.tienlang dành để tâm sự với anh Đinh La Thăng cũng nhân phát ngôn của anh Thăng về Hòn Ngọc Viễn Đông:
----
1. Vài lời với anh Đinh La Thăng về cái gọi là "Sài Gòn- Hòn ngọc Viễn Đông” http://googletienlang2014.blogspot.com/…/vai-loi-voi-anh-in…
2. Gửi anh Thăng một vài thông tin về sự thật lịch sử... http://googletienlang2014.blogspot.com/…/gui-anh-thang-mot-…
3. 'LÀNG CHÀI' SINGAPORE NHỮNG NĂM 1930 http://googletienlang2014.blogspot.com/…/lang-chai-singapor…
Trước bài tâm sự với anh Trần Đăng Khoa thì tại bài vào ngày Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016 với tiêu đề Gửi anh Thăng một vài thông tin về sự thật lịch sử.., Google.tienlang đã viết:
"Ông Đinh La Thăng - Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã nhắc lại huyền thoại chống cộng nổi tiếng. Không hiểu từ bao giờ đám chống cộng cặn bã đã bịa ra chuyện Lý Quang Diệu nói rằng Singapore từng ao ước được như Sài Gòn, mục đích là để xuyên tạc rằng Sài Gòn dưới thời thuộc địa xưa giàu có trù phú và cộng sản Việt Nam đã phá hủy nó.
Trích bài phát biểu của Lý Quang Diệu tại Havard vào năm 1967:
Lee thinks there's some point to buying time with a shield because he believes in the great-man theory of history. And the great man is none other than Lee Kuan Yew, who thinks that because of his own competence and shrewdness Singapore has succeeded where South Vietnam has failed. "If you can find the group of men who could do it," Lee said in Dunster, "Saigon can do what Singapore did." In fact, the prime minister boasted, "If one looked at Saigon and Singapore in 1954, one would have said Singapore was the goner, not Saigon."
Kính mời xem các bài liên quan:
Bài viết rất chuẩn xác!!
Trả lờiXóaBài viết rất chuẩn xác!!
Trả lờiXóaPhát biểu xuyên tạc SỰ THẬT của ông Tô Lâm đã khiến bọn rận chấy tiếp tục xuyên tạc:
Trả lờiXóa*****
Nguyễn Văn Đài: ÔNG TÔ LÂM ĐÃ CẢM THẤY “XẤU HỔ” KHI SO SÁNH SÀI GÒN VỚI SINGAPORE?
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1165196664975176&id=100044545594726&set=a.284325409728977
Truyền thông trong nước dẫn lời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm so sánh: “Những năm 60, Sài Gòn - TP HCM là điểm sáng, Hòn ngọc Viễn Đông, Singapore cũng không bằng nhưng giờ đây tốc độ phát triển đã vượt rất xa”.
"Các nước không đợi chúng ta và ta cũng không thể nói 'từ từ đợi chúng tôi với'. Nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình lúc nào cũng rình rập nếu chúng ta không tìm được con đường mới, bước đi mới", người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nói.
Con đường duy nhất để VN có thể phát triển đuổi kịp các nước là dân chủ hóa đất nước, trao trả Nhân dân quyền lựa chọn người lãnh đạo và Đảng cầm quyền để hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế.
Theo ông Tô Lâm, Việt Nam chỉ còn 20 năm nữa để đạt được nước phát triển có thu nhập cao, thu nhập bình quân đầu người 15.000 USD, điều mà nhiều nước đã đạt được.
Không có tự do, dân chủ thì Việt Nam sẽ vĩnh viễn tụt hậu.
Dưới bài của NGuyễn Văn Đài, một loạt còm phản động chửi bới Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam:
Xóa*****
Học Theo Thằng Bác
Cộng sản mơ về thuyết tiến hóa của Đácuyn.
Mơ khỉ trường sơn, khỉ Pắc Pó biến thành Singapore
Trong rừng, thợ săn phát hiện ra khỉ Pắc Pó.
Khi thợ săn giương cung ngắm bắn thì Khỉ Pắc Pó vội lấy cành lá che mặt nó lại .
Khỉ cứ ngỡ thợ săn không nhìn thấy nó
Nhưng nó đưa cái lưng về phía thợ săn rõ nguyên hình.
Đúng là loài khỉ muôn đời vẫn khỉ
==
Kien Hoang
Giải pháp duy nhất: giải tán ĐCS , xóa bỏ chế độ?
21 giờ
Tác giả
Nguyễn Văn Đài
Kien Hoang chính xác là như vậy
Chú ác với anh lắm nhá.
Trả lờiXóaSao bảo anh phải ngưng cái khoan khoái lâng lâng khi Saigon trước 1975 được vinh danh từ người đứng đầu Đảng CSVN.
Mà đã là chân lý thì cần gì tranh luận, hả chú.
Báo Yên Bái phản biện với bài của Việt Tân “Thấy đội bóng tụt hậu không phanh ta biết ngay phải thay HLV trưởng. Vậy sau 49 năm Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông tụt hậu ta phải làm gì?”
Trả lờiXóa****
Việt Tân tuổi gì mà nói chuyện về kinh tế Việt Nam?
Cập nhật: Thứ tư, 8/5/2024 | 7:37:24 AM
https://baoyenbai.com.vn/244/322304/Viet-Tan-tuoi-gi-ma-noi-chuyen-ve-kinh-te-Viet-Nam.aspx
YênBái - Với bản chất lưu manh hèn hạ, Việt Tân đã mượn chuyện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chấm dứt hợp đồng với huấn luyện viên người Pháp để bẻ lái xuyên tạc, kích động với những lời lẽ thô bỉ: “Dân Việt Nam sáng suốt: Nhìn đội bóng xuống cấp, ta biết ngay phải thay huấn luyện viên. Vậy đất nước tụt hậu suốt 70 năm, ta phải làm gì?”. Rồi: “Thấy đội bóng tụt hậu không phanh ta biết ngay phải thay HLV trưởng. Vậy sau 49 năm Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông tụt hậu ta phải làm gì?” Việt Tân quả là những kẻ nói láo không biết ngượng mồm.
Hãy nhìn vào thực tế để thấy bộ mặt ghê tởm của Việt Tân. Tính từ khi Mỹ bỏ cấm vận (1994) đến nay vừa tròn 30 năm. Vậy mà, quy mô nền kinh tế Việt Nam từ 6,3 tỷ USD năm 1989 đến 2023 đã tăng lên 435 tỷ USD, từ thứ 185 lên thứ 35/195 nền kinh tế thế giới vào năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu 9,3 tỷ USD năm 1994 thì đến năm 2022 đạt 750 tỷ USD.
Năm 2022, nhiều nước chịu ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19 vẫn tăng trưởng âm thì Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8,03%. Năm 2023 nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới lâm vào suy thoái, tăng trưởng âm hoặc rất thấp, Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng GDP 5,05%, gấp hai lần tăng trưởng bình quân thế giới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681 tỷ USD, xuất siêu 28 tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế bình quân 35 năm của Việt Nam đạt 7%/ năm, thu nhập bình quân/người từ 159 USD năm 1989 lên 4.284 USD năm 2023.
Quý I/2024, GDP của Việt Nam tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 178 tỷ USD, tăng 15,5% so với quý I/2023 và xuất siêu hơn 8 tỷ USD. Trong 2 tháng đầu năm 2024, bình quân mỗi tháng có 20.500 doanh nghiệp thành lập mới hoặc trở lại hoạt động, 52,7 triệu lao động có việc làm, tăng 217.000 người so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 20/3/2024, tổng vốn FDI đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2023. Nợ công của Việt Nam năm 2023 là 37% GDP, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo mức an toàn 50% của IMF. Tài sản ròng quốc gia của Việt Nam được tổ chức Crechtsui SSr xác định là 1.218 tỷ USD, đứng thứ 26 thế giới, thứ 9 châu Á, thứ 3 Đông Nam Á.
Sau 24 năm, Việt Nam từ nước đứng cuối bảng đã vươn lên đầu bảng về giá trị xuất khẩu của khu vực Đông Nam Á, lọt tốp 20 nền kinh tế thương mại lớn nhất thế giới; được các tổ chức quốc tế ghi nhận là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực và xếp thứ 2 những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, chỉ sau Ấn Độ.
Việt Nam là 1 trong 30 nước áp dụng chuẩn nghèo đa chiều hoàn thành trong 10 năm; tỷ lệ đói nghèo từ 57% năm 1990 đến 2023 còn 2,93%; đã có hơn 45 triệu người thoát nghèo trong hơn 30 năm; Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 12 bậc trong Báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2023 do Liên hợp quốc công bố, từ vị trí 77 lên 65. Internations mới đây khảo sát cho thấy Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia đáng sống nhất. Trang web Olban Firepower (Mỹ) năm 2023 xếp Việt Nam tăng 6 bậc lên số 19/163, lọt tốp 20 nước có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Theo công bố của World Ecomomics Resrecarch (London), tính theo sức mua tương đương (PPP) thì năm 2023 Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 25 thế giới với GDP 1.535 tỷ USD do giá sinh hoạt rẻ. Nhiều học giả, chính khách danh tiếng trên thế giới đánh giá cao sự phát triển ngoạn mục của nền kinh tế Việt Nam những năm qua.
XóaTổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guteres trong thư chúc mừng Quốc khánh Việt Nam có đoạn: "Việt Nam là hình mẫu của các nước đang phát triển, các nước vươn lên từ đói nghèo, đổ nát chiến tranh và nay trở thành nước có thu nhập trung bình”. Đại sứ Algeria tại Việt Nam Boubarine Abdrehamin nhận xét: "Việt Nam, với tất cả những gì đã làm cho người dân của mình, các bạn có thể tự hào. Và tôi nghĩ người dân Việt Nam rất hạnh phúc, mọi người đều công nhận rằng Việt Nam là một đất nước an toàn”.
Giáo sư Ricardo Đại học Harrvad (Mỹ) nhận định: "Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, sánh ngang với Trung Quốc, Hàn Quốc”. Tổng Giám đốc IMF nói với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị G7 mở rộng hồi năm ngoái ở Nhật Bản rằng: "Việt Nam là ngôi sao sáng trên bầu trời xám màu của kinh tế thế giới”. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay với hơn 12 triệu dân, gấp 3 lần trước 1975 là một đô thị phát triển dựa trên một nền kinh tế công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xuất khẩu với quy mô lớn, là đầu tàu kinh tế của cả nước. Việt Tân khoe: "Hòn ngọc Viễn Đông”.
Vậy, hãy nhìn lại xem dưới sự thống trị của Mỹ - Ngụy, kinh tế miền Nam Việt Nam và ở Sài Gòn như thế nào? Năm 1966, từ Sài Gòn trở về Mỹ, thượng nghị sĩ Fbrigeht nhận xét: "20% lãnh thổ chính quyền Sài Gòn kiểm soát, thì thành phố Sài Gòn có 4 triệu dân là cái "động đĩ” của Mỹ với nửa triệu gái mại dâm và quán bar, 80 vạn trẻ mồ côi lang thang, 15 vạn người nghiện heroin; một nền kinh tế dựa trên chợ đen, đĩ điếm, hoàn toàn dựa vào viện trợ Mỹ và do Hoa Kiều (ba tàu) kiểm soát”.
Năm 1974, một cuộc điều tra do các sinh viên Kito giáo tiến hành cho thấy, ngay tại quận Tân Định là nơi giàu có nhất thì chỉ 1/5 số gia đình đủ ăn, 1/2 bữa cơm bữa cháo, còn lại là đói.
Tờ Công luận xuất bản tại Sài Gòn ngày 1/9/1968 viết: "Người Việt Nam sẽ sa vào thảm kịch. Đó là thảm kịch không tự nuôi sống mình được, sẽ có ngày sa vào cảnh tự sát của một quốc gia”. Ông Nguyễn Văn Hào - Thống đốc Quỹ Phát triển quốc gia chính quyền Sài Gòn nói về nền kinh tế miền Nam những năm 70 rằng: "Ở miền Nam Việt Nam không có ngân sách quốc gia mà chỉ có tờ trả lương… không có vấn đề kinh tế nào đúng với kinh tế cả. Hầu hết dựa vào ngoại viện hay ngoại thuộc, còn gọi là Mỹ thuộc”.
Khi Mỹ rút, 75 vạn người mất thu nhập. Cựu Giám đốc tình báo Hàn Quốc Won Sel Hoon khẳng định: "Tôi không nghĩ rằng nếu còn tồn tại Việt Nam Cộng hòa sẽ giống Nam Hàn, nó chỉ trở thành Nam Su dan với nội chiến, đói nghèo, tham nhũng, xung đột tôn giáo… Việt Nam Cộng hòa là một thứ ăn bám, rác rưởi, không thể sánh với chúng tôi”. Cựu Tổng thống Mỹ Donalb Trump từng nói về Việt Tân: "Chúng là những kẻ ngay cả Tổ quốc của chúng, nơi mà chúng được sinh ra, chúng còn phản bội thì chúng ta lấy lý do gì để tin rằng chúng sẽ trung thành và cống hiến cho nước Mỹ của chúng ta?”. Sự thật và những nhận xét khách quan trên đây cho thấy, Việt Tân chỉ là lũ bất tài, vô sỉ, chuyên ăn tục nói láo. Chúng tuổi gì mà dám nói về kinh tế Việt Nam?
Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông muôn năm !
Trả lờiXóaTBT Tô Lâm vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta !
Haha !!!
XóaSếp tổng đã thừa nhận rồi, anh cần gì tranh luận với bọn tép riu như các chú.
XóaHãy nghe bài Sài Gòn đẹp lắm của cố nhạc sĩ Y Vân nha.
Tổng Bí thư như ông Tô Lâm mà cũng đi xuyên tạc lịch sử thì nguy hiểm quá!!!
Trả lờiXóaCó loẽ là bỏi vì bao bọc xung quang ông chuyên gia đểu như các ông Trần Công Trục, Trần Duy Hải...
****
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014
Về Công hàm Phạm Văn Đồng: ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC, ÔNG TRẦN DUY HẢI XUYÊN TẠC HIỆP ĐỊNH GENÈVE
Xem hình:
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-ie5HF2hk_sVrhJoYkxjc7dIJlclhSjISC1fZxErEcaY1BdGzx32modIewNUH6JsROEvUecGj1q2gYHXlLsJGEH-0RfJ3cVYMJEcdg4S2ipYtR_bA_Mq1mLSfzB_x1YGe997YI647LKMk/s1600/T%C6%B0%E1%BB%9Bng+Ph%C3%A1p+%C4%90en-th%C3%A2y+(b%C3%AAn+tr%C3%A1i)+v%C3%A0+Th%E1%BB%A9+tr%C6%B0%E1%BB%9Fng+B%E1%BB%99+Qu%E1%BB%91c+ph%C3%B2ng+T%E1%BA%A1+Quang+B%E1%BB%ADu+k%C3%BD+Hi%E1%BB%87p+%C4%91%E1%BB%8Bnh+Gi%C6%A1-ne-v%C6%A1+th%C3%A1ng+7-1954.jpg
Tướng Pháp Đen-thây (bên trái) và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu ký Hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7-1954
*****
Mời xem video clip:
1- Ông Trần Công Trục xuyên tạc Hiệp định Genève trên VTV ngày 22/5/14
2- Ông Trần Duy Hải- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới của Chính phủ xuyên tạc Hiệp định Genève tại cuộc họp báo ngày 23/5/2014 tại Bộ Ngoại giao
Trên VTV tối 22/5/2014 ông Trần Công Trục- Nguyên Trưởng ban Biên giới và tại cuộc Họp báo chiều 23/5/2014, hai ông Trần Công Trục và Trần Duy Hải đều khẳng định rằng: Hiệp định Genève 1954 trao cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý, sở hữu Hoàng Sa và Trường Sa.
"Khi Công thư này được gửi cho Trung Quốc, bấy giờ Hoàng Sa, Trường Sa đang được quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève năm 1954 mà Trung Quốc là một bên tham gia. "Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được" - ông Hải dẫn chứng.
Dường như cả hai ông chưa đọc Hiệp định Genève và cả hai ông rất mù mờ về lịch sử. Mời bạn đọc đọc TOÀN VĂN HIỆP ĐỊNH GENÈVE.
Sau khi đọc xong Hiệp định Genève, một bạn đọc của Google.tienlang đã nhận xét:
Xóa---
KHI HIỆP ĐỊNH GENÈVE ĐƯỢC KÝKẾT, CHÍNH PHỦ NGỤY QUYỀN VIỆT NAMCỘNG HÒA CHƯA ĐƯỢC SINH RA!
Thời điểm đó chỉ có cái chính phủ bù nhìn Bảo Đại gọi là "Quốc gia Việt Nam" do Pháp dựng lên nhưng người Pháp không hề tôn trọng.
Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết 6 tuần, Pháp đã ký một Hiệp định với Quốc gia Việt Nam công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Đây lại thêm một lần nữa chính quyền thực dân Pháp "trao trả độc lập" cho Việt Nam! Hiệp Định Elysée ký ngày 8 tháng Ba năm 1946 giữa Pháp và Bảo Đại đã trao trả “Độc Lập” cho Việt Nam - nay lại “trao trả Độc Lập” nữa là sao? – vì với Hiệp Định Elysée, đó chỉ là thứ Độc Lập trên danh nghĩa, thực chất tất cả các chức năng quan trọng đều nằm trong tay người Pháp, kể cả quân đội Việt Nam đều nằm dưới quyền điều động của Pháp dưới danh nghĩa quân đội Liên Hiệp Pháp. Đây là điều mà nhiều “sử gia” cố tình không nêu ra.
Hiệp định "trao trả độc lập" lần 2 ký ngày 4/6/1954. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Pháp trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Pháp ký sau này. Thế nhưng, trên thực tế, "Quốc gia Việt Nam" không hề có vị gì trong Hiệp định Genève, bởi vì chính phủ này thực chất chỉ là bù nhìn của thực dân Pháp, vẫn phải phụ thuộc vào Pháp về quốc phòng.
Tại Hội nghị Genève, phái đoàn Quốc gia Việt Nam cũng được phép tham dự nhưng không được phép bàn bạc ngang hàng với chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định gây chia cắt Việt Nam và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm. Đại diện phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:
“Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của (Quốc gia) Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam... chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”
Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia Việt Nam đã không được Hội nghị bàn tới. Ngoại trưởng Trần văn Đỗ từ Genève tuyên bố với các báo chí như sau: "Từ khi đến Genève, phái đoàn không bao giờ được Pháp hỏi về ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn Tổng tuyển cử. Tất cả nhưng vấn đề đó đều được thảo luận ngoài Hội nghị, thành ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được quan niệm của mình"
Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17.
Ngày 28/4/1954, Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ ban di cư được thành lập. Ngày 30/7/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vào miền Nam.
XóaSau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất Việt Nam, trái với Tuyên bố chung của Hiệp định.
Cần phải nhấn mạnh:
1- Tại thời điểm ký kết Hiệp định Genève, chính phủ ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa chưa được người Mỹ sinh ra mà chỉ có cái chính phủ bù nhìn Bảo Đại gọi là "Quốc gia Việt Nam" do người Pháp đẻ ra. Ngay ông Trần Văn Đỗ- trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam tự mình đã nói ra thân phận bù nhìn của chính quyền Bảo Đại.
2- Hiệp định Genève chỉ có 2 bên ký kết trước sự chứng giám của một số quốc gia. Hai bên ký kết là Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu làm đại diện, ký vào Hiệp định.
Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại không có tư cách họp bàn thương thảo chứ chưa nói ký kết.
3- Hiệp định Genève ghi nhận Vĩ tuyễn 17 chỉ là Giới tuyễn quân sự tạm thời: Phía Bắc do quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý; phía Nam do quân đội Pháp quản lý. Hiệp định không hề nhắc tới chính phủ bù nhìn Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại, càng không thể nói tới chính phủ ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa vì khi đó chưa được người Mỹ đẻ ra.
Xem toàn bài:
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014
Về Công hàm Phạm Văn Đồng: ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC, ÔNG TRẦN DUY HẢI XUYÊN TẠC HIỆP ĐỊNH GENÈVE
https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/ve-cong-ham-pham-van-ong-ong-tran-cong.html
Tôi ủng hộ Ban Biên tập Google.tienlang. Họ đã tuyên bố: Họ chẳng biết chính trị chính em là gì. Điều họ quan tâm chỉ là ĐÚNG hoặc SAI so với SỰ THẬT LỊCH SỬ.
Trả lờiXóaThế thôi!
Ông Tô Lâm (Có lẽ nên gọi là Tô Lầm) nên học bà Trương Mỹ Hoa.
Trả lờiXóabà Trương Mỹ Hoa: Trước đây, Sài Gòn là Hòn ngọc Viễn Đông, nhưng chỉ là bề ngoài và cho một nhóm người thôi. Vì vậy mới có câu ca rằng:
Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông/Bên ngoài sướng đẹp bên trong khổ sầu.
https://vov.vn/chinh-tri/nguyen-pho-chu-tich-nuoc-phat-trien-dung-quen-nguon-coi-398637.vov
Gửi ông Tô lâm bài viết của ông Trương Thái Du trên BBC:
Trả lờiXóaSài Gòn có phải là 'Hòn ngọc Viễn Đông'?
Tác giả,Trương Thái Du
Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn
1 tháng 4 2016
https://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/04/160401_saigon_truong_thai_du_comments
Việc ngợi ca "hòn ngọc Viễn Đông số một" và "Singapore mơ thành Sài Gòn" chỉ là suy nghĩ của những người Việt Nam Cộng hòa hoài cổ và dí dỏm sau 1975.
Vì thế, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy báo Tuổi Trẻ trích lời ông Đinh La Thăng ngày 27.3.2016: "TP.HCM đã từng là hòn ngọc Viễn Đông, từng là số một của khu vực. Trước đây, Singapore, Thái Lan nhìn về Sài Gòn với một sự ngưỡng mộ, khao khát bao giờ mới được như Sài Gòn."
Báo Đảng Sài Gòn Giải Phóng ngày 29.3.2016 còn làm rõ hơn ý trên: “50 năm trước, ông Lý Quang Diệu nhìn về Sài Gòn và mơ ước Singapore sẽ được như Sài Gòn. Khi đó Singapore chỉ là một làng chài, nay họ là đô thị số 1 trong khu vực, cả về kinh tế và chất lượng sống."
Chúng tôi lớn lên ở thời điểm đó, thường xuyên ăn độn khoai lang sùng hoặc loại bo bo dành cho gia súc Đông Âu. Chúng tôi cần một câu chuyện hài để tạm quên khó khăn trước mắt. Sau này trưởng thành, đi bán sức lao động khắp nơi, chúng tôi có điều kiện ghé qua Singapore, Kuala Lumpur và Bangkok nhiều lần và rất buồn lòng nghiệm ra rằng Sài Gòn trước nay vẫn thua Singapore và Bangkok xa lắm.
Vì sao có tên gọi "Hòn ngọc Viễn Đông"?
Trước tiên xin xét đến cụm từ "Hòn ngọc Viễn Đông". Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters, xuất bản năm 2001, tác giả - Tiến sĩ Nikki Cooper, đại học Bristol, giải thích lý do Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa như sau:
"Quá trình thực dân hóa nhiều vùng lãnh thổ khác nhau mà sau này tạo nên Đông dương thuộc Pháp diễn ra trong nhiều năm. Người Pháp trước tiên chinh phục ở phía nam, tại Nam Kỳ, trong thập kỷ 1860. Suốt 30 năm tiếp theo, nước Pháp thúc đẩy vững vàng về phía bắc, chiếm thêm Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Campuchia lẫn Lào. Những vùng đất này đã được chính thức gộp chung lại dưới tên Đông dương thuộc Pháp vào năm 1885.
Mong muốn tạo lập một đế chế thuộc Pháp tại Đông Nam Châu Á ấy, đã phần nào được vận động bởi ganh đua đế quốc cùng nước Anh. Đông Dương thuộc Pháp được dự định nhằm cạnh tranh với Ấn Độ thuộc Anh: Pháp tạo ra "Hòn ngọc Viễn Đông" để ứng đối với Ấn Độ mà Anh đã gọi là "Viên châu báu trên vương miện."
Như vậy cụm từ "Hòn ngọc Viễn Đông" dù đầu tiên dùng cho toàn cõi Đông Dương, hay sau này không ít người ghép nó với danh xưng Sài Gòn, không nói đến thực chất tươi đẹp thịnh vượng đang là, nó nhiều chất định hướng cũng như tượng trưng hơn.
Có thể sau này người Pháp đã đầu tư mạnh mẽ vào Sài Gòn, qui hoạch phù hợp để thành phố trở thành thủ phủ Đông Dương nhưng thực sự là không có căn cứ nào để nói Sài Gòn từng là số một của khu vực, nếu chỉ dựa vào mấy từ hào nhoáng "Hòn ngọc Viễn Đông".
XóaVị thế trong khu vực
Theo các hồ sơ lưu trữ cũng như các nghiên cứu kinh tế Châu Á suốt thế kỷ 20, GDP Việt Nam đều có vị trí rất thấp. Ví dụ, theo thống kê của hai giáo sư kinh tế học Jean-Pascal Bassino và Pierre van der Eng, từ 1913 đến 1970 kinh tế Việt Nam (cả miền bắc và miền nam) hầu như luôn thấp hơn Malaya (tiền thân của Malaysia với Singapore là thủ đô kinh tế), Philippines, Thái Lan (không có số liệu trước 1950).
Tùy thời điểm, GDP Malaya thường gấp đôi đến gấp 3 lần Việt Nam, thì lẽ nào thủ phủ kinh tế của nó chỉ là một làng chài nhỏ và mơ được như Sài Gòn!
Nguồn hình ảnh,Getty
Không phải cách đây 50 năm, mà là gần 90 năm (1922), một học giả Việt Nam nổi tiếng là ngài Phạm Quỳnh đã viết trong quyển "Pháp du hành nhật ký" về Singapore thế này:
"Mặt trời mới mọc, trông vào bến Singapore, không cảnh gì đẹp bằng, như một bức tranh sơn thủy vậy. Lần này mới được trông thấy một nơi hải cảng là lần thứ nhất, thật là một cái cảnh tượng to tát. Cửa Hải Phòng, cửa Sài Gòn của ta kể cũng khá to, nhưng sánh với cửa Singapore này còn kém xa nhiều. Bến liền nhau với bể, chạy dài đến mấy nghìn thước, tàu đỗ không biết cơ man nào mà kể, tàu của khắp các nước đi tự Á Đông sang Ấn Độ và Âu Tây đều phải qua đấy."
"Vào đến trong phố thời nghiễm nhiên là một nơi đô hội của người Tàu, chẳng kém gì thành phố Chợ Lớn. Phố xá đông đúc, san sát những hiệu Khách cả, có mấy dãy phố toàn những nhà tửu lâu khách sạn, ngày đêm tấp nập những khách ăn chơi, người đi lại..."
Xóa"Singapore có thể chia ra hai phần: một phần là phố Khách, một phần là phố Tây; phố Tây cũng sầm uất bằng phố Khách mà lại có cái vẻ nguy nga hơn. Phố Tây ở Singapore này có khác phố Tây ở các nơi khác, nhất là khác các phố Tây của người Pháp ở, như trong các thành phố ta; người Pháp ở đâu thì những nhà lầu to lớn phần nhiều là các dinh thự công sở của Nhà nước; người Anh ở đâu thì những nhà lầu to lớn là các cửa hàng, các hội buôn, các công ty, các ngân hàng. Những hàng buôn của người Anh ở Singapore thật là những lâu đài vĩ đại, có khi chiếm từng dãy phố dài. Ngoài các phố phường buôn bán, đến những nơi nhà ở riêng, làm theo lối “biệt thự” (villas) của người Anh, nhà xây ở chỗ đất cao, chung quanh vườn rộng, xe hơi chạy lùng khắp được. Những nhà ấy phần nhiều của người Anh, nhưng cũng có nhà của các chủ hiệu Khách lớn; ban ngày xuống phố làm việc, chiều tối về nhà riêng nghỉ. Xe hơi ở Singapore, thật không biết cơ man nào mà kể, nào xe riêng, nào xe thuê, cả ngày chạy như mắc cửi. Vào đến Sài Gòn, thấy xe hơi chạy đường Catinat đã lấy làm nhiều, nhưng xe hơi ở Singapore lại còn nhiều hơn nữa, và ở Singapore đường phố nào cũng như đường Catinat hết thảy."
Nguồn hình ảnh,epa
Và rất may, chúng ta vẫn còn lời văn của một học giả khác, nổi tiếng hơn cả Phạm Quỳnh, đã mô tả Bangkok vào giữa thế chiến thứ 2. Ngài Trần Trọng Kim viết trong hồi ký "Một cơn gió bụi" của mình như sau:
"Thành Băng Cốc, xưa kia thường gọi là thành Vọng-Các là kinh đô của nước Xiêm, một thành thị rất lớn, có thể lớn gấp năm gấp bảy lần Hà Nội, dân cư rất trù mật có đủ các thứ người, nhưng phần nhiều là người Tàu ở lâu đã nhập tịch nước Xiêm. Hạng người ấy rất hoạt động về đường kinh tế và chính trị. Trừ khu nhà vua, các cung điện làm theo lối cổ, nhà một tầng, mái dốc, nóc nhọn, có các kiểu trang sức đặc biệt của Xiêm. Còn phố xá ở ngoài thành nhà vua trông giống như thành Quảng Châu hay thành Thượng Hải bên Tàu."
Những số liệu cũng như trích dẫn ở trên chứng tỏ rằng Sài Gòn chưa bao giờ là số một ở Đông Nam Á và danh xưng "hòn ngọc Viễn Đông" vô thực chất của nó hiện nay chủ yếu chỉ để quảng cáo du lịch.
Chuyện ông Lý Quang Diệu mơ ước Singapore được như Sài Gòn khó tin hơn cả việc người ta từng cho rằng khắp quả đất đã mong một ngày thức dậy bỗng trở thành người Việt Nam trên tuyến đầu đánh Mỹ!
Tập truyền đầy cảm tính đã dẫn chúng ta đi quá xa thực tế, và không khéo sẽ lạc đường. Chẳng hạn chúng tôi biết không ít bạn đọc đang đọc bài này có nghe giai thoại về chuyện đèn dầu treo ngược của cụ Phan Thanh Giản. Các bạn nên để ý, khi cụ Phan đi sứ Pháp thì ngài Edison hoặc bất cứ ai vẫn chưa đăng ký bằng sáng chế đèn điện.