Thứ Tư, 15 tháng 1, 2025

Chuyên gia Phạm Văn Pín: EU BỎ “CHƯƠNG TRÌNH XANH”, BỎ THẰNG GIÓ & THẰNG MẶT TRỜI VÌ “NÓ HỔNG THỂ XANH ĐƯỢC NẾU THIẾU GAS NGA, THẾ MỚI ÁC!”

 
Chú thích ảnh của Chuyên gia Phạm Văn Pín: Anh em Đức khởi động lại điện than, tầm này xanh đ. gì nữa

ĐỨC PHÁ HỦY TUABIN ĐIỆN GIÓ VÀ LỜI CẢNH BÁO CHO VIỆT NAM

Trước khi tiếp tục đọc bài mới, để biết Chuyên gia Phạm Văn Pín là ai, kính mời mọi người coi lại các bài:

1. Cảnh báo khẩn cho Việt Nam: ĐỒNG QUAN ĐIỂM VỚI CHUYÊN GIA PHẠM VĂN PÍN TỪ VIỆT NAM, D.TRUMP THỀ CHẤM DỨT CÁC TRANG TRẠI ĐIỆN GIÓ, KHÔNG NHỮNG Ở MỸ MÀ CÒN CẢ Ở CHÂU ÂU!

2. Đăng lại bài: CHUYÊN GIA PHẠM VĂN PÍN LÝ GIẢI: VÌ SAO KHÔNG NÊN PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ, ĐIỆN MẶT TRỜI?

3. Báo The Independent (Anh): MÙA ĐÔNG, ĐIỆN GIÓ, ĐIỆN MẶT TRỜI ‘THỞ Ô XI”, DỰ TRỮ KHÍ ĐỐT Ở VƯƠNG QUỐC ANH CHỈ CÒN TRONG MỘT TUẦN – NGƯỜI ANH THÈM KHÍ ĐỐT PUTIN?

Bây giờ, Kính mời những ai biết tiếng Việt, xin mời đọc bản gốc bài mới nhất của Chuyên gia – Giáo sư Bình dân của Việt Nam với tựa đề Đọc báo giúp anh em : Xanh Xanh cc.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0iRExsi7UYDw6ajxwwbHt1JoTh5QzfkSmkqxZxRZb8ohjVhqUerXw911ecsiuQ3yql&id=100086714805775

trích báo:

"Ba Lan bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU, đặt trọng tâm vào an ninh. Trong nhiệm kỳ này, Ba Lan sẽ thiết lập các chương trình nghị sự trọng tâm là tăng cường an ninh và quốc phòng của khối, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, tăng cường khả năng phục hồi kinh tế.."

hết trích.

Quan trọng nhất là ae EU sẽ bỏ năng lượng xanh.

ANh em cần nhớ cho rõ: làm gì cũng đặt mục tiên là con người lên trên hết, môi trường xanh cũng vậy, khi đủ ăn, ae hướng tới bầu trời xanh ngắt.

nhưng khi con người đéo đủ gas sưởi ấm, thì ae cần ấm, chứ trời xanh làm đéo gì trong khi ae rét run cầm cập ??

Như ae biết, nl Xanh là điện mặt trời và gió, quá xanh quá sạch, ae sẽ bỏ điện than, điện nguyên tử, điện chạy máy phát xăng hay diezel, tóm lại ko phát thải.

Vấn đề của ae eu ok thôi, nhưng ae sẽ gặp vấn đề khi đéo có nắng, đéo có gió.

Dự báo thời tiết của ae khá tốt, thành ra anh em chuẩn bị kịp để khởi động điện khác khi gió tắt nắng tàn, và thứ điện duy nhất ae khởi động đc nhanh là nhiệt điện chạy gas , dĩ nhiên cả thủy điện nữa nhưng tùy mùa, nước cạn là ae xong.

vậy phải có gas để đỡ lưng anh em Xanh, khi dự báo mai đéo có nắng hay gió, ae nhiệt điện chạy gas sẽ khởi động để bù cho lượng điện thiếu này.

Nếu điện than, ae mất cả tuần mới khởi động đc.

Nó giống như ae bật bếp ga để đun sôi 1 nồi nước, vặn tách 1 cái là nó ngọn lửa dưới đáy nồi rồi, chờ nước sôi rồi bốc hơi đéo mấy.

Nhưng nếu nhóm = than, ae phải đốt củi cho hồng, rồi đặt viên than lên, chờ hết hơi than mới hồng, lúc này đặt nồi nước lên chờ tới lúc nó sôi chắc mất mẹ nửa ngày, thành thử ae mà xài than thì đéo dám tắt lò, để cả đêm cũng phải chịu, chứ tắt là khỏi khởi động.

Đây là vấn đề điện Xanh của eu, nó đéo thể xanh đc nếu thiếu gas nga, thế mới ác.

Thế là ngài đéo gì ba lan mới lên làm chủ tịch luân phiên eu tuyên bố : xanh xanh cc.

( ảnh : ae đức khởi động lại điện than, tầm này xanh đéo gì nữa )

Phạm Hoàng Đức - Cộng tác viên Google.tienlang Giới thiệu

Kính mời xem các bài liên quan:

3 nhận xét:

  1. Đức vận hành các nhà máy nhiệt điện than trở lại
    https://www.epochtimesviet.com/duc-van-hanh-cac-nha-may-nhiet-dien-than-tro-lai_414945.html#:~:text=%C4%90%E1%BB%A9c%20%C4%91%C3%A3%20c%C3%B3%20nh%C3%A0%20m%C3%A1y,T%C6%B0%20(04%2F10).

    Những khó khăn về nguồn cung cấp năng lượng của Đức vẫn tiếp diễn sau cuộc chiến chính trị chống lại năng lượng nhiên liệu hóa thạch và việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân.
    Đức đang đưa một số nhà máy điện than hoạt động trở lại trước mùa đông cùng với nỗi lo ngại thiếu nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên.

    Đức đã ngừng vận hành các nhà máy điện than như một phần của quá trình chuyển hướng khỏi việc sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, do chiến tranh Nga-Ukraine làm giảm nguồn cung cấp khí đốt từ Moscow kèm theo việc nguồn cung cấp năng lượng hạt nhân của Pháp bị ảnh hưởng, từ năm ngoái Berlin đã quyết định duy trì sử dụng năng lượng than non với công suất 1.9GW. Than non, hay còn gọi là than nâu, là một loại than đá có thứ hạng thấp nhất. Hôm 04/10, chính phủ Đức thông báo các nhà máy than non cần ở trong trạng thái túc trực cho mùa đông cho đến cuối tháng 03/2024. Biện pháp này được hy vọng là sẽ giúp bù đắp được sự khan hiếm khí đốt tự nhiên trong mùa đông.

    Theo mạng truyền thông Euractiv, chính phủ cho biết: “Việc dự trữ nguồn cung sẽ được kích hoạt trở lại để tiết kiệm khí đốt trong sản xuất điện và từ đó ngăn chặn được sự đình trệ nguồn cung cấp khí đốt trong giai đoạn cần sưởi ấm năm 2023 và 2024.”

    Quyết định này dự kiến sẽ khiến giá điện giảm khoảng 0.4 đến 2.8 euro trên một Megawatt-giờ (MWh).

    Bất chấp những diễn biến gần đây, chính phủ Đức vẫn kiên quyết cam kết loại bỏ hoàn toàn các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2030, trở nên trung hòa về carbon vào năm 2045.

    Đức đã có nhà máy điện than 45GW. Quyết định mới nhất sẽ thêm vào khoảng 1.9GW công suất than non để đáp ứng ngay mọi nhu cầu về năng lượng.

    Chính phủ đã ban hành lệnh cho phép kích hoạt lại các bộ phận điện than thuộc các công ty năng lượng LEAG và RWE AG hôm thứ Tư (04/10).

    Lệnh kích hoạt này sẽ ảnh hưởng đến hai cơ sở điện than từ công ty RWE và hai cơ sở từ công ty LEAG. Các cơ sở này đã được vận hành từ mùa đông vừa qua và được đưa vào trạng thái chờ sẵn từ tháng Bảy vừa qua. Mệnh lệnh này sẽ kích hoạt lại những cơ sở điện than này.

    Khủng hoảng năng lượng tại Đức
    Ngay cả khi việc kích hoạt lại một số cơ sở điện than để tăng cường an ninh năng lượng ở Đức, quốc gia này đã loại bỏ dần các lò phản ứng hạt nhân cuối cùng còn lại vào đầu năm nay, dẫn tới sẽ làm giảm đi nguồn cung cấp năng lượng trong mùa đông này.
    Việc đóng cửa nhà máy hạt nhân diễn ra hồi tháng Tư đã thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ do tình trạng cung cấp điện không ổn định của quốc gia này vẫn đang diễn ra. Hôm 14/04, một nhóm các nhà khoa học, trong đó có hai người đạt giải Nobel, đã kêu gọi chính phủ đảo ngược quyết định này.

    Các nhà khoa học cho biết trong một bức thư ngỏ: “Trước đây, các quốc gia Âu Châu cũng theo đuổi kế hoạch giảm công suất sản xuất năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên trong những năm gần đây, rất nhiều quốc gia trong số này đã thay đổi quan điểm về năng lượng hạt nhân do chi phí năng lượng ngày càng gia tăng, vấn đề chi phí này càng trở nên nghiêm trọng hơn do việc mất đi nguồn khí đốt tự nhiên của Nga gần đây.”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quyết định mở lại các nhà máy than trong khi đóng cửa các nhà máy hạt nhân đã bị ông Robert Roos, Nghị viên Nghị viện Âu Châu (MEP) đến từ Hà Lan, chỉ trích.

      Ông cho biết trong một bài đăng hôm 05/10 trên nền tảng X, “Đức bị cai trị bởi những kẻ cấp tiến ‘xanh’. Họ tạo ra các chính sách của họ dựa trên lý tưởng. Bỏ đi 17 lò phản ứng hạt nhân sạch đang hoạt động tốt, mà lò phản ứng hạt nhân cuối cùng trong số đó bị bỏ đi ngay giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.”

      “Chính sách năng lượng của họ là một thảm họa đối với người dân, đối với các doanh nghiệp, và cả nền kinh tế Đức. Trong khi đó, họ đang áp đặt chính sách năng lượng tàn khốc này lên toàn bộ phần còn lại của châu Âu.”

      Nước Đức hiện đang tìm cách bù đắp tình trạng thiếu hụt năng lượng bằng cách xây dựng thêm cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Quốc gia này cũng có dự định xây dựng các nhà máy năng lượng khí đốt mà sau đó có thể chuyển hóa thành hydrogen.

      Chính phủ cũng đang cân nhắc xem liệu có nên mở rộng hoạt động của hai cơ sở điện than non RWE cho đến mùa xuân năm 2025 hay không.

      Trong quý đầu tiên của năm 2023, quốc gia này đã tạo ra 22.2 Terawatt giờ (TWh) điện sản xuất từ than, đây là sản lượng thấp nhất từ trước đến nay, thấp hơn nhiều so với mức 60 TWh được tạo ra vào cùng thời kỳ tám năm trước.

      Tình hình than tại Hoa Kỳ, Trung Quốc
      Cũng như chính phủ Đức, Hoa Kỳ đang thực hiện chính sách chống dùng than dưới thời chính phủ ông Biden.

      Hồi tháng Tư, Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã đề nghị các quy định nhằm thắt chặt hạn chế phát thải đối với các nhà máy nhiệt than, gây ra lo ngại về chi phí cũng như tính khả thi của ngành này.
      Theo quy định mới được đề nghị, các nhà máy than non có thể phải đối mặt với việc cắt giảm 70% giới hạn phát thải thủy ngân. Ngoài ra, giới hạn phát thải đối với bụi lọc được có thể phải giảm đi ⅔. Theo EPA, hành động này được cho là nhằm giải quyết các chất ô nhiễm nguy hiểm từ các nhà máy.

      Ad
      Các nhà mày than non cũng cần phải sử dụng hệ thống giám sát khí thải liên tục để bảo đảm tuân thủ các giới hạn mới này.

      Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, ông Dan Kish, phó chủ tịch cao cấp về chính sách của Liên minh Năng lượng Hoa Kỳ, đã chỉ trích đề nghị này, nói rằng mục tiêu của đề nghị là “như tất cả các chính sách năng lượng của họ, đều khiến giá thành điện cao hơn.” Ông gọi đề nghị của EPA là “lạm dụng pháp lý.”

      Ông Conor Bernstein, phát ngôn viên của Hiệp hội Khai thác Quốc gia, cho rằng quy định này phù hợp với những nỗ lực lớn hơn nhằm hạn chế sử dụng than của EPA.

      “Tác động tích lũy mà nghị trình của EPA mang lại là một nguồn cung cấp điện kém tin cậy hơn và đắt đỏ hơn trong khi quốc gia đang phải chật vật với lạm phát do năng lượng gây ra,” ông cho biết

      Ad
      Trong khi các chính phủ ở Hoa Kỳ và châu Âu đang thực hiện các bước để hạn chế sử dụng than, thì Trung Quốc — quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới — lại đang tiến hành các dự án sử dụng than của họ.

      Theo báo cáo hồi tháng Hai của Tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Monitor) và Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA), việc khởi công xây dựng nhà máy điện than, thông báo dự án mới và cấp phép xây dựng nhà máy đã “tăng nhanh đáng kể” tại Trung Quốc hồi năm ngoái — với hai nhà máy điện than mới được cấp phép mỗi tuần.

      Báo cáo cho biết: “Công suất điện than 50 GW đã bắt đầu được xây dựng ở Trung Quốc vào năm 2022, tăng hơn 50% so với năm 2021. Nhiều dự án trong số này đã được cấp phép nhanh chóng và được chuyển sang xây dựng chỉ trong vài tháng.”

      “Tổng cộng 106 GW dự án điện than mới tương đương với hai nhà máy điện than lớn mỗi tuần đã được cấp phép. Lượng công suất cho phép đã tăng hơn bốn lần so với mức 23 GW vào năm 2021.”

      Xóa
  2. Ý sẽ khôi phục năng lượng hạt nhân sau khi đóng cửa nhà máy nguyên tử cuối cùng cách đây 35 năm
    https://www.epochtimesviet.com/y-se-khoi-phuc-nang-luong-hat-nhan-sau-khi-dong-cua-nha-may-nguyen-tu-cuoi-cung-cach-day-35-nam_482674.html

    Ý đang lên kế hoạch khôi phục lại năng lượng hạt nhân sau 35 năm gián đoạn, theo Bộ trưởng năng lượng Ý Gilberto Pichetto Fratin, người đã tiết lộ những chi tiết mới về kế hoạch này với The Financial Times hôm 14/07, hơn một tuần sau khi ông nói tại một hội nghị ở Milan rằng một quy trình đánh giá đã được tiến hành về vai trò mới của năng lượng hạt nhân trong sự đa dạng năng lượng của nước này.

    Năng lượng hạt nhân là một vấn đề gây tranh cãi ở Ý, nước đã đóng cửa nhà máy nguyên tử cuối cùng cách đây 35 năm và là vấn đề mà trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2011, người Ý đã bỏ phiếu phản đối việc khôi phục chương trình hạt nhân quốc gia sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản.

    Tại một sự kiện hồi cuối tháng Tư trước cuộc họp năng lượng G7 ở Turin, Ý, ông Fratin đã ám chỉ về khả năng hồi sinh năng lượng hạt nhân của Ý, nói rằng việc đưa trở lại các nhà máy nguyên tử sẽ giúp Ý đạt được sự độc lập về năng lượng và giúp nước này chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

    “Sự đóng góp của năng lượng hạt nhân vào sự đa dạng năng lượng của chúng ta sẽ giúp Ý rất nhiều trong việc đạt được mục tiêu phát thải ròng vào năm 2050,” ông Pichetto cho biết vào thời điểm đó, đồng thời thể hiện sự ủng hộ phát triển các lò phản ứng hạt nhân module nhỏ.

    Sau đó, tại Hội nghị Chuyển đổi Năng lượng Toàn cầu ở Milan, Ý, ông Fratin đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về kế hoạch này, nói rằng các lò phản ứng phân hạch module nhỏ sẽ là trọng tâm ngắn hạn của nước này, tiếp theo sau là kế hoạch dài hạn để khai triển năng lượng nhiệt hạch.

    Trong cuộc phỏng vấn hôm 14/07 với The Financial Times, vị Bộ trưởng Năng lượng này tiết lộ thêm rằng theo kế hoạch khôi phục năng lượng hạt nhân, các nhà lập pháp nước này dự định đưa ra luật cho phép đầu tư vào các lò phản ứng hạt nhân module nhỏ mà có thể được đưa vào hoạt động trong vòng một thập niên.

    Ngoài ra, ông nói với hãng thông tấn này rằng năng lượng hạt nhân sẽ chiếm ít nhất 11% tổng lượng điện tiêu thụ của Ý vào năm 2050, đồng thời nói thêm rằng năng lượng tái tạo như phong năng và quang năng “không thể mang lại sự bảo đảm mà chúng ta cần.”

    Trong cuộc phỏng vấn với The Financial Times, ông Fratin cũng cảnh báo về việc phụ thuộc quá nhiều vào các tấm pin quang năng, phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.

    Ad
    Ông nói: “Rõ ràng là sự phát triển của quang năng có liên quan chặt chẽ đến hàng nhập cảng từ Trung Quốc  … một quốc gia có hệ thống doanh nghiệp do chính chính phủ kiểm soát, điều này có thể trở thành một công cụ chính trị cũng như thương mại.”

    Nhận xét mới nhất của Bộ trưởng Năng lượng Ý về kế hoạch hồi sinh hạt nhân của đất nước này được đưa ra một ngày sau khi các nhà lãnh đạo từ khắp ngành công nghiệp hạt nhân Âu Châu phát hành một bản tuyên bố vạch rõ các ưu tiên của họ cho Ủy ban Âu Châu, sau các cuộc bầu cử gần đây chứng kiến ​​cơ quan điều hành này được tổ chức lại cho một nhiệm kỳ khác, với các thành viên mới.

    Tuyên bố này kêu gọi Ủy ban Âu Châu thiết lập một sân chơi bình đẳng cho tất cả các công nghệ không phát thải, thay vì ưu đãi cho một số công nghệ—như phong năng và quang năng—trong khi phân biệt đối xử với những công nghệ khác thông qua, chẳng hạn như, các chính sách thuế.

    Tuyên bố cũng kêu gọi EU trợ giúp nhiều hơn cho nghiên cứu hạt nhân và thúc đẩy các công nghệ hạt nhân mới.

    Ý đã xây dựng bốn nhà máy điện hạt nhân vào những năm 1960 và những năm 1970 và có kế hoạch xây dựng thêm. Tuy nhiên, hưởng ứng tâm lý chống hạt nhân sau thảm họa Chernobyl năm 1986, người Ý đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý để ngừng tài trợ cho các kế hoạch về hạt nhân và sau đó đã đóng cửa tất cả [các nhà máy].

    Vài thập niên sau, cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi đã cố gắng khôi phục chương trình hạt nhân của Ý, nhưng cuộc trưng cầu dân ý năm 2011 đã khiến những kế hoạch đó bị dừng lại.

    Trả lờiXóa