Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Kẻ bịa ra bức thư “Gửi bố ngoài đảo xa” đã được Công an làm rõ

Như Google.tienlang đã đưa tin, ngày 27.8 Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ra quyết định xử phạt ba tờ báo lớn là Tiền phong, Đất Việt, Kiến thức vì đăng bài sai sự thật xung quanh câu chuyện "Thư gửi bố ngoài đảo xa". Trước đó, khi chưa có tiếng nói chính thức từ cơ quan chức năng thì vào ngày 8.8 một blogger đã lên tiếng phê phán gay gắt những tờ báo "chính thống" có tên tuổi:
"Có thể nói“Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa” là một văn bản ngụy tạo vụng về của một kẻ ít học, thiếu nhận thức, thừa thời gian. Đây không phải là trường hợp duy nhất, bởi thời gian gần đây, người ta ngụy tại ra không ít bài văn học trò để mua vui hoặc mục đích “câu like”. Tuy nhiên, trong khi nhiều lá thư của những người vợ, người con của lính đảo được báo chí công bố thấm đẫm tình cảm hậu phương và tinh thần yêu nước, khích lệ người lính cầm chắc tay súng vì biển đảo, thì “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa” là một dạng ngụy tạo rất ác ý, vô văn hóa. Chủ đích của nó là một mũi tên trúng hai mục tiêu: giễu cợt sự hy sinh của người lính, bày đặt chuyện phản bội của hậu phương, đánh vào tâm lý những người lính xa nhà, đặc biệt là lính đảo trong tình hình biển đảo nước sôi lửa bỏng. Điều đáng buồn là nhiều trang báo được xem là “chính thống”, “lề phải” có tên tuổi cũng nhảy vào cuộc cùng “câu like”, vô tình nối giáo cho giặc. Mà xem ra trình độ của kẻ “nối giáo cho giặc” này cũng chẳng hơn kẻ làm ra văn bản ngụy tạo kia là bao. “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” là một câu tục ngữ lại bị người viết bình luận xếp vào thành ngữ; “Đi hỏi già...” lại viết thành “Đi hỏi nhà...” rất vô nghĩa (Báo "Đời sống Pháp Luật" sửa "hỏi nhà" thành "hỏi già")

Một bài viết "rẻ tiền" như vậy mà cũng thi nhau đăng tải được sao?"
Đến hôm nay thì sự việc càng sáng tỏ: Quả thực là cái "Thư gửi bố ngoài đảo xa" là một "tác phẩm" bịa đặt khi kẻ bịa đặt ra lá thư đó đã được cơ quan công an làm rõ. 
Cục an ninh Thông tin, Truyền thông (A87) vừa xác minh làm rõ, đối tượng ngụy tạo và phát tán bài tập làm văn về bức thư "Gửi bố ngoài đảo xa" trên mạng internet.

Theo cơ quan điều tra, vào hồi 22 giờ 25 phút ngày 4/8, N.Đ.T (sinh năm 1992, quê Yên bái), hiện đang là sinh viên một trường Đại học nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đã truy cập vào mạng xã hội Facebook và phát hiện 02 bức ảnh chụp bài tập làm văn: “Các em hãy viết một bức thư gửi cho người thân”, của Lê Yến Vi trên Facebook “Hai Thanh”, trong nhóm “Hội những người thích chuyện vui cười, xxx”. Do thấy hài hước nên N.Đ.T đã đăng tải lên trang Facebook cá nhân của mình, lấy tựa đề là: “Cảm động bức thư con gái lớp 3 cho cha ngoài biển đảo”.
Qua xác minh, Cục A87 đã xác định tài khoản facebook “Hai Thanh” là của một người có tên thật là P.T.H. (31 tuổi, ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), là một diễn viên kịch. Qua làm việc với cơ quan Công an, chủ nhân facebook “Hai Thanh” đã khai nhận: Ngày 4/8/2014, đã đọc nội dung và sử dụng giấy học sinh để nhờ một em bé chép lại. Sau khi cháu bé viết xong bài tập làm văn, đối tượng này đã tự ghi lời phê: “xin ý kiến phụ huynh” sau đó đặt xuống nền nhà, dùng điện thoại di động chụp ảnh rồi đăng lên trang facebook “Hai Thanh” của mình vào hồi 17h26 phút ngày 4/8/2014.

Theo lời khai của chủ nhân, mục đích dàn dựng, ngụy tạo bài tập làm văn này của chủ nhân trang facebook “Hai Thanh” là để câu like và sự quan tâm, chia sẻ của bạn bè.
Hình ảnh dàn dựng, ngụy tạo bài tập làm văn trên đã tạo ra dư luận xấu, gây ảnh hưởng đến chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước. Do vậy, sau khi đã điều tra làm rõ về chủ nhân trang mạng xã hội trên, Cục A87 đã đề nghị Cơ quan chức năng xử lý nghiêm về mặt hành chính để răn đe, giáo dục và tạo cơ hội cho đối tượng có thời gian sửa chữa lỗi lầm.
Đáng trách, từ ngày 6-8/8/2014, trên một số tờ báo chính thống đã đăng lại bài viết ngụy tạo ác ý này lấy từ nguồn mạng xã hội mà không có sự kiểm chứng cần thiết.


Lê Hương Lan
===================


Mời đọc bài liên quan đến báo chí:
Những vụ đã xử phạt gần đây:



2 nhận xét:

  1. Việc lá thư là hư cấu thì cũng có thể đúng, nhưng thực tế cuộc sống chuyện thì sự việc có thể là vợ của bất cứ ai nếu người đó không trung thủy. Khi chồng đi vắng cô ta có thể thích công an, bộ đội, công nhân, nông dân hoặc bất kỳ ai thích cô ấy.

    Trả lờiXóa