Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Sửa đổi BLHS: BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH Ở 7 TỘI DANH

Với đa số phiếu nhất trí, sáng nay (27.11.2015), Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Đáng chú ý nhất, theo bộ luật, có 7 tội danh nghiêm trọng được bỏ án tử hình.

Theo dự thảo bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã được thông qua, Quốc hội chấp nhận bỏ hình phạt tử hình với 7 tội danh, gồm: cướp tài sản; phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người và tội phạm chiến tranh.
“Quy định này nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm hình phạt tử hình nhằm bảo vệ quyền con người theo tinh thần Hiến pháp và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp”, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu.
 Một trong những quy định mới cũng được đưa ra tại bộ luật Hình sự lần này là tội phạm chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng sẽ thoát án tử hình. Cụ thể, tại điểm c, Điều 40 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu “Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Một điểm đáng chú ý khác trong Bộ luật Hình sự sửa đổi là không tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên.
Ngoài ra, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng là nội dung mới được chấp nhận trong lần sửa đổi này. Đây là vấn đề đã được Chính phủ nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. "Việc bổ sung là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về kinh tế và môi trường của pháp nhân và để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật", ông Nguyễn Văn Hiện lý giải.
Theo đó, về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Điều 76 Bộ luật quy định 31 tội danh mà pháp nhân bị xử lý hình sự thuộc Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Chương 18) và Chương các tội phạm về môi trường (Chương 19).
Với 26 chương, 426 điều, bộ luật Hình sự sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7.2016.

Nguyễn Thúy Hoa

7 nhận xét:

  1. Án tử hình là án cao nhaatstrong các loại tội. Có 7 tội gỡ bỏ án tử hình còn án chung thân. Nó thể hiện chính sách khoan hồng của nhà nước. Nhưng việc nghiêm của pháp luật vẫn là cần thiết

    Trả lờiXóa
  2. Quyền im lặng và quy định buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung đã được Đảng thừa nhận rồi các bạn dư luận viên ạ. Các bạn làm cho Đảng mà các bạn chả hiểu sự vận động, thay đổi trong suy nghĩ của Đảng gì cả. Có lẽ chính vì thế mà Đảng có thể lợi dụng được những người như các bạn. Chúc mãi yên vui nhé.
    http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_tintucsukien/item/28103602.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. quyền im lặng không bao gồm che giấu , ngoan cố,( mày làm gì thì làm tao không nói)

      Xóa
  3. Cậu Nặc danh07:12 Ngày 28 tháng 11 năm 2015 nói bậy! Đảng đâu thừa nhận? Mà Đảng CSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật. Đảng lãnh đạo nhưng Đảng không làm thay Nhà nước.
    Quốc hội biểu quyết thế nào thì quyền của QH chớ!
    ----
    Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)
    Thứ sáu, 27/11/2015 - 01:13 PM (GMT+7)

    Với 85,63% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), sáng 27-11. (Ảnh: TRẦN HẢI)

    NDĐT- Sáng 27-11, với 423 đại biểu tán thành, hai đại biểu không tán thành trên tổng số 425 đại biểu tham gia, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).

    Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức và cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

    Một trong những nội dung đáng chú ý của Bộ luật Tố tụng hình sự là bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can (Điều 183). Theo Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với phạm vi bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung như dự thảo. Trong khi có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội không tán thành với phạm vi bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung như dự thảo, đề nghị thu hẹp hơn, chỉ áp dụng trong các trường hợp hỏi cung bị can về tội đặc biệt nghiêm trọng, bị can kêu oan, không nhận tội hoặc đối với vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm để bảo đảm tính khả thi, tránh lãng phí.

    Do ý kiến của đại biểu Quốc hội còn khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Kết quả như sau: có 45,95% ý kiến đại biểu trên tổng số đại biểu tán thành với phạm vi bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung như dự thảo; có 34% ý kiến đại biểu Quốc hội trên tổng số đại biểu Quốc hội đề nghị chỉ bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trong trường hợp bị can về tội đặc biệt nghiêm trọng, bị can kêu oan, không nhận tội hoặc đối với vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm.

    Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu Hiến pháp; đồng thời bảo vệ người hỏi cung, tránh bị vu cáo là cần thiết. Để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện nước ta, dự thảo luật quy định việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra phải được ghi âm, ghi hình là phù hợp; còn tại các địa điểm tiến hành điều tra khác thì chỉ ghi âm hoặc ghi hình theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định về phạm vi bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuy nhiên, để thực hiện quy định này cần có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về trình tự, thủ tục việc bảo quản, sử dụng, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình việc hỏi cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời do phải có thời gian để đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ thì cần có lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị trong Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cần có ba nội dung. Cụ thể, giao cho Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục việc thực hiện, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình việc hỏi cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

      Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật này. Giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung kể từ ngày 1-1-2017. Chậm nhất đến 1-1-2019 thì thực hiện thống nhất việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.

      Về quyền khai báo, trình bày ý kiến của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (các Điều 58, 59, 60 và Điều 61). Đa số đại biểu Quốc hội đề nghị giữ quy định của dự thảo về người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” như Dự thảo. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị giữ như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến”.

      Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì việc quy định rõ hơn quyền khai báo, trình bày ý kiến của người bị buộc tội như quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 14 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia năm 1982 là cần thiết. Vì vậy, tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định này như tại các Điều 58, 59, 60 và Điều 61 Dự thảo.

      Do ý kiến đại biểu còn khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Kết quả như sau: có 66,39% ý kiến đại biểu Quốc hội trên tổng số đại biểu Quốc hội tán thành quy định các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Có 12,55% ý kiến đại biểu Quốc hội trên tổng số đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

      Tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội và để bảo đảm thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân, tránh lạm dụng trong thực tiễn áp dụng; đồng thời tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra chủ động thu thập chứng cứ, đấu tranh hiệu quả với các tội phạm có tổ chức, phức tạp về ma túy, rửa tiền, tham nhũng, khủng bố trong tình hình hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như trong Dự thảo.

      Ngoài ra, Bộ luật còn có các nội dung đáng chú ý như mở rộng việc chỉ định người bào chữa đối với“bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình”, biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt, trình tự xét hỏi tại phiên tòa và về thời hạn tạm giam.

      Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.

      Xóa
    2. KHÔNG CÓ NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG CHO PHÉP THÌ ĐỐ AI CHO QH QUYẾT ĐỊNH. LÝ THUYẾT VỪA VỪA THÔI ÔNG ƠI. RÁNG ĐỌC LUẬT BAN HÀNH VBQPPL ĐI, COI XEM LUẬT PHẢI NGHE THEO Ý ĐẢNG TRƯỚC KHI BAN HÀNH HAY KO. HAIZZ

      Xóa
    3. Đúng như bác Nặc 10:32 nói đó, ở bất kỳ quốc gia nào có chế độ nghị viện,các đại biểu đều thường biểu quyết theo quan điểm của đảng phái mình đang tham gia .

      Tuy nhiên nhưng trừ những nước theo thể chế XHCN ,những nước khác,quốc hội của họp đa đảng nên cuộc tranh luận trong quốc hội về những vấn đề hệ trọng là rất sâu ,khả năng loại trừ được những bất cập trong luật pháp lớn hơn nhiều ở những quốc hội không đa đảng.

      Còn hiện VN đang trong quá trình đổi mới toàn diện cả kinh tế chính trị,việc làm rõ những bất cập và thuận lợi của nghị viện không đa đảng là cần thiết để dần loại trừ tình trạng nhất trí một chiều ,sớm quyết chiều sửa và luật pháp xa rời thực tiễn ở Quốc hội VN .

      Xóa