Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI QUA CON MẮT CỦA CÁC CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ MỸ

Nhà văn, Nhà báo Mỹ Albert Rhys Williams

TẬN THẤY CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI
Người Việt chúng ta, nếu ai quan tâm đến lịch sử cách mạng, chắc có biết đến nhà báo Mỹ John Reed, người đã chứng kiến cuộc CMT10, để rồi sau đó cho ra đời cuốn sách nổi tiếng "Mười ngày rung chuyển thế giới". Sau khi mất năm 1920, di hài John Reed được an táng tại nghĩa trang số 1 của Liên Xô-Nghĩa trang tường điện Kremli.
Nhưng, đâu chỉ có riêng John Reed mới tận thấy Cách mạng tháng Mười.
Qua tìm hiểu, thì mình được biết, có nhiều nhà báo, nhà văn Mỹ, do sự sắp xếp của lịch sử, đã tận mắt chứng kiến sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga. Chính họ, đã có những tác phẩm chân xác nhất về sự kiện được coi là quan trọng nhất thế kỷ XX, sự kiện mà sau này, đã có nhiều người, trong đó có những người Nga, muốn viết lại lịch sử, muốn được gọi nó bằng một cái tên khác.
Những nhà văn, nhà báo đó là ai?
Đó là nhà văn, nhà báo Albert Rhys Williams, là nữ nhà văn, nhà báo Louise Bryant (vợ của John Reed) với các tác phẩm "Sáu tháng đỏ ở nước Nga", "Truyện cổ tích cho trẻ em vô sản" đều in năm 1919, nữ nhà văn, nhà báo Bessie Beatty (cuốn "Trái tim đỏ của nước Nga", in 1918). Khi có dịp, mình sẽ viết thêm về 2 nữ nhà văn này, với các tác phẩm về Cách mạng đã được chuyển thể thành phim.
Hôm nay mình chỉ muốn viết đôi dòng về nhà báo Mỹ Albert Rhys Williams (1883-1962), người đã tận mắt chứng kiến, trực tiếp tham gia và sau đó đã công bố nhiều tác phẩm về Cuộc cách mạng tháng Mười.
Không nhiều người biết đến ông. Trên báo chí VN, theo như mình biết, hầu như chưa viết về nhà văn, nhà báo này.
Tháng 6/1917, Albert Rhys Williams đến Petrograd, với danh nghĩa nhà báo của New-York Evening Post. Trong những ngày diễn ra CMT10, Williams đã có mặt trong đội ngũ những người đánh chiếm Cung điện Mùa Đông.
Sau khi CMT10 Nga thành công, Albert Rhys Williams chủ xướng thành lập một đội tình nguyện quốc tế, nhằm ủng hộ Hồng quân.
Năm 1919, ông cho ra đời 2 tác phẩm "76 câu hỏi và đáp về bolshevik và Xô-viết", "Nước Nga Xô viết và Siberi" với số lượng in hàng triệu bản. Williams cũng là tác giả cuốn tiểu sử đầu tiên về Lenin in ở Mỹ, với tựa đề" Lenin- Con người và công việc", in năm 1919.
Ông cũng là tác giả của cuốn "Xuyên qua cuộc Cách mạng Nga", in 1921, cuốn "Lực lượng quần chúng trong CM Nga", và gần chục đầu sách khác viết về CM Nga như The Russian Land, in 1928, The Soviets, in 1937.
The Russians: the Land, the People, and Why They Fight, xuất bản năm 1943...
Cho đến cuối đời, Albert Rhys Williams vẫn dành những tình cảm đặc biệt đối với đất nước Liên Xô và đóng góp tích cực cho phong trào hòa bình, cho tự do...
Có một điều cần nói thêm, 4 nhà văn, nhà báo Mỹ mà mình kể trên, đã viết một cách hết sức chân thực về CMT10 Nga, và năm 1919, tất cả họ đều trở thành nhân chứng trước Ủy ban chống Cộng sản của Thượng viện Mỹ.
Trước thềm CMT10 Nga năm ngoái, trong cuộc gặp với các nhà sử học, các giáo viên lịch sử của nước Nga vào ngày 5/11, tổng thống V. Pu-tin đã nói:
“Năm 2017, sẽ là tròn 100 năm (sự kiện) Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, hoặc có ai đó nói rằng đó là cuộc đảo chính Tháng Mười, dù sao thì sự kiện này cũng đã diễn ra gần 100 năm về trước. Yêu cầu đặt ra là phải có một đánh giá khách quan, sâu sắc và chuyên nghiệp về sự kiện này”.
Có một nhận xét nhỏ: trong khi một số giáo trình ở Nga đã gộp 2 sự kiện: CM tháng 2 và CM tháng 10 làm một, gọi đó là Cuộc CM Nga, thì TT Putin vẫn gọi đúng tên của cuộc Cách mạng T10, như người ta vẫn gọi dưới thời Liên Xô: Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại.
Có lẽ ông hiểu, đâu dễ đổi tên một cuộc Cách mạng!
Phan Viet Hung

3 nhận xét:

  1. Bài viết hơi nhạt. Tiêu đề và nội dung chả liên quan đến nhau. Đọc hết bài tôi vẫn chưa thấy thông tin tôi cần biết là cuộc cách mạng tháng 10 Nga trong mắt những nhà báo Mỹ như thế nào. Cách mạng tháng 10 Nga là một sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử thế giới thế kỷ 20. Kể từ sau công xã Paris thì đây là mô hình xã hội được thực hiện một cách khá trọn vẹn. Bản thân tôi thấy cái lý tưởng của nó thì không phải bàn cãi. Đó là một xã hội trong mơ, không có chiến tranh, không có xung đột. Con người sống bằng ý thức cao nhất, văn minh nhất. Tuy nhiên để đạt đến tầm cao đó con người còn cần nhiều thời gian nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. XHCN vĩnh viễn chỉ là một ước mơ ,mà là ước mơ viển vông không tưởng chứ có giành bao nhiêu thời gia nữa cho nó,XHCN cũng không thể thành hiện thực được.

      Cơm ăn áo mặc hay những nhu cầu vật chất thì con người hoàn toàn có thể được thỏa mãn trong tương lai không xa nhưng nhu cầu về tinh thần ,quyền lực của con người là không có điểm dừng.

      Vì vậy không thể có một xã hội không cần Nhà nước,không cần pháp luật như xã hội CSCN mà ông Mác từng vẽ ra và ông Lenin từng sử dụng để làm Cách mạng tháng 10 Nga được.

      Khi lợi ích vật chất không còn là động lực phát triển xã hội loài người thì động lực tinh thần sẽ đóng vai trò đó .

      Vũ trụ này là vô cùng vô tận và nghiên cứu , tìm hiểu,chinh phục nó chính là động lực không bao giờ có giới hạn của loài người....

      Xóa
  2. Câu trả lời chẳng liên quan đến tiêu đề search

    Trả lờiXóa