Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

HÉ LỘ ĐẦU TIÊN VỀ CÔNG TÁC NHÂN SỰ ĐẠI HỘI 12

Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương
Chín Uỷ viên Bộ Chính trị không tái cử
(CAO) Trước phiên khai mạc Đại hội vào ngày mai (21-1), Ban Chấp hành Trung ương đã tham mưu cho Đại hội (ĐH) về công tác nhân sự ra sao?
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này. Theo ông Hoàng, điểm mới nổi lên trong nhân sự kỳ này là số lượng Bộ Chính trị (BCT) không tái cử nhiều. “Chưa lần nào số lượng BCT không tái cử lên tới 9 người, chiếm hơn đa số” - ông Hoàng nói.

CHƯA CÓ HỘI NGHỊ NÀO BỎ PHIẾU NHIỀU NHƯ THẾ
Phóng viên: Ông có thể cho biết điều gì về quá trình làm nhân sự tại các hội nghị Trung ương vừa qua?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Chuẩn bị nhân sự có một quá trình nhiều năm chứ không phải đến trước Đại hội (ĐH) mới họp lại, thảo luận rồi bỏ phiếu. Việc này bắt đầu bằng quy hoạch mà quy hoạch thì bắt đầu từ hơn nửa nhiệm kỳ nay. Còn bây giờ, làm nhân sự là trên nền của quy hoạch, trên cơ sở của quy hoạch mà chọn lại. Như vậy cũng có nghĩa là công tác nhân sự trước Hội nghị 14 đã được bắt đầu từ cách đây mấy năm rồi.
Điều thứ hai tôi muốn nói là công tác nhân sự được làm công phu, cẩn thận, có trách nhiệm, được bàn đi bàn lại, bỏ phiếu đi bỏ phiếu lại. Riêng Hội nghị Trung ương 14 vừa rồi đã bỏ phiếu kín tới 13 lần. Tôi chưa thấy Hội nghị nào mà bỏ phiếu nhiều như vậy.
- Việc này cho thấy điều gì, thưa ông?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Cho thấy sự cẩn thận chặt chẽ, dân chủ. Trong quá trình thảo luận lúc đầu ý kiến còn phân tán, khác nhau, trái chiều, có tranh luận. Nhưng các đại biểu được thảo luận cho đến khi không còn ý kiến nữa thì mới bỏ phiếu, cho nên Hội nghị định bế mạc sớm hơn nhưng đã kéo dài và bế mạc muộn hơn dự kiến. Nhưng việc ấy là cần thiết, là dân chủ và quyết định tập thể, có trách nhiệm. Trong cơ chế và thể chế của mình hiện nay thì làm như thế là cách tốt. Còn để đổi mới về cơ chế, thể chế thì còn nhiều cái phải nghiên cứu nữa.
Trong câu chuyện nhân sự cũng thể hiện tính kế thừa, tính trẻ hoá. Hồi đầu có lo ngại rằng lần này BCT nghỉ nhiều quá, còn lại ít quá, hẫng hụt khi phân công nên thấy có khi phải ở lại 2 người, 3 người. Nhưng qua thảo luận lại cho rằng ở lại 2, 3 người thì trường hợp đặc biệt nhiều quá, không đảm bảo tính trẻ hoá, mà không trẻ hoá hôm nay thì sau này lại tiếp tục các trường hợp đặc biệt, kéo dài mãi.
Thế là quyết định ở lại 1. Việc quyết định ở lại 1 là do BCT họp, thảo luận và đề nghị. Mà để quyết định như vậy thì nghĩa là phải có 9 đồng chí trong BCT nghỉ.
hưng BCT vẫn thống nhất cao phương án này, cho thấy tập thể BCT khi đưa ra quyết định là đều vì việc chung. Nếu không vì việc chung thì có thể nhiều người ở lại. Sau khi thống nhất phương án một người ở lại, ra Trung ương bàn vẫn còn ý kiến là phải 2, phải 3 nhưng sau đó bỏ phiếu thì nhất trí là một người như ý kiến của BCT.
- Qua tờ trình của BCT và ý kiến thảo luận ở Trung ương ông thấy có điểm nào mà hai bên chưa thống nhất không?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Mọi việc đều có điều chỉnh qua lại. Nếu trong lần thứ nhất có ý kiến khác nhau thì lần sau điều chỉnh nên đã thống nhất. Tôi nhớ, từ hội nghị trước BCT đề nghị mấy trường hợp đặc biệt của Trung ương. Ra hội nghị Trung ương giới thiệu thêm khoảng chục trường hợp nữa. BCT quay về họp, tiếp thu ý kiến Trung ương, đề xuất thêm 3 trường hợp. Ra Trung ương đồng ý chọn 2 trong số đó. Như thế có thể thấy giữa Trung ương và BCT có khác nhau nhiều lần nhưng thu hẹp dần dần, cả hai bên đều có tiếp thu, có điều chỉnh.
Hay là danh sách BCT. BCT giới thiệu ra nhưng sau Trung ương quyết định có 5 đồng chí trước đó BCT chưa giới thiệu vô danh sách. Như thế quyền quyết định là Trung ương, còn Bộ Chính trị thì đề xuất để Trung ương xem xét. Với nhân sự chủ chốt, trong quá trình thảo luận cũng có ý kiến khác nhau nhưng đến giờ chót lại khớp lại giống nhau, thống nhất cao.​
- Nhưng ông có cho rằng việc phải bỏ phiếu nhiều lần cho thấy có sự không thống nhất không?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Trong trường hợp này thì không phải vậy. Tôi thấy như thế là cần thiết. Còn anh cứ đưa ra bao nhiêu tôi bỏ phiếu theo ý anh hết, không có ý kiến gì khác thì không hẳn đã tốt. Cần phải thảo luận kỹ và bỏ phiếu nhiều lần như thế. Hôm đó thảo luận cho đến hết ý kiến rồi mới bỏ phiếu.
QUYỀN QUYẾT ĐỊNH LÀ CỦA ĐẠI HỘI
- Lâu nay người ta vẫn có cảm giác Trung ương đang làm thay công việc của ĐH?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Đâu phải, làm thay thế nào được. Quyết định là của ĐH, còn Trung ương chỉ là một ý kiến đề xuất không hơn không kém. Việc này là Trung ương được giao nhiệm vụ, coi như cơ quan tham mưu cho ĐH. Muốn ĐH thành công thì công tác chuẩn bị phải tốt chứ, chuẩn bị tất cả mọi thứ, kể cả nội dung. Trung ương làm công tác chuẩn bị nhưng quyết định là của ĐH.
Mặt khác, nhiều khi đại biểu không có đầy đủ thông tin, nên thường lắng nghe xem Trung ương bàn sao, coi đó là cơ sở để mình lựa chọn. Mình không có thông tin thì mình sẽ khó quyết định, cho nên việc chuẩn bị là rất cần thiết. Vấn đề là ở ĐH sẽ phát huy dân chủ và phản ánh đúng quyết định là của tập thể ĐH, trong đó đại biểu phải được cung cấp thông tin một cách chân thực, đầy đủ và lành mạnh.
- Với sự chuẩn bị kỹ càng như vậy, ông có tin các phương án Trung ương trình sẽ thuyết phục được ĐH không?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Tôi tin về cơ bản.​
- Cơ sở của niềm tin đó là gì?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Thứ nhất là Trung ương đã bàn rất kỹ và có trách nhiệm, thể hiện khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan của ai.
Thứ hai là đại đa số đại biểu cũng như Trung ương đều có tư duy độc lập và đều xuất phát từ cái chung chứ không dễ bị ai tác động, ai mua chuộc gì. Tác động hay mua chuộc thì cũng chỉ được một ít chứ không thể tác động tất cả được mà nhiều khi nó còn có tác dụng ngược đối với những người có ý thức vì việc chung.
Thứ ba, nếu cách làm của BCT dân chủ và cung cấp thông tin đầy đủ, lành mạnh cho ĐH biết, kể cả quá trình làm thì tôi tin sẽ cơ bản như vậy.
- Vẫn có ý kiến bên lề rằng, có thể có những việc Trung ương trình chưa chắc đã được ĐH chấp nhận. Điều này liệu có tạo ra biến động gì không, thưa ông?
00:14 ngày 25/12/2014
Tôi tin rằng Đại hội cơ bản sẽ tin ý kiến tham mưu của Trung ương vì tôi thấy quá trình chuẩn bị rất tốt, khách quan chứ không phải do ý muốn chủ quan của ai, nghĩa là nó có tính hợp lý nhất định của nó. Mà đại biểu dự ĐH cũng có trách nhiệm chung. Còn một số việc nào đó ĐH không quyết định như đề xuất của Trung ương mà theo ý chí của ĐH là bình thường, vì Ban chấp hành cũ chỉ làm công tác tham mưu thôi. Nếu để yếu tố không lành mạnh làm thay đổi kết quả thì mới đáng thắc mắc, mới là chuyện không bình thường (ví dụ hiểu nhầm thông tin do sự tác động thì động cơ không lành mạnh nào đó…)

Ông Vũ Ngọc Hoàng.
CHỌN NGƯỜI NÓI THẲNG, NÓI THẬT
- Như ông có nói, các đại biểu có thể không có nhiều thông tin về các ứng viên trong khi trên mạng lại lan tràn rất nhiều thông tin đúng - sai lẫn lộn. Vậy làm sao để giúp đại biểu sàng lọc, tiếp cận được với những thông tin chính xác?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Thực ra để đi xác định từng thông tin và kết luận thì phải làm cả năm trời. Nếu các phương tiện thông tin đại chúng có ý thức trách nhiệm đưa được một số thông tin chính xác, phủ nhận những thông tin sai thì sẽ tạo ra sự cảnh giác, sức đề kháng cho người nghe, người xử lý thông tin trước những thông tin sai trái, bịa đặt. Đó cũng là làm cho môi trường thông tin lành mạnh, chân thực.
- Nhưng để họ có sức đề kháng như vậy thì phải có vaccine, nghĩa là họ phải có những nguồn thông tin “sạch”, thưa ông?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Tôi nghĩ trong quá trình thảo luận nhân sự các đại biểu sẽ được tiếp cận thông tin. BCT, tiểu ban nhân sự sẽ cung cấp thông tin cho các đoàn.
- Vừa rồi ông có nói quy hoạch nhân sự được làm từ giữa nhiệm kỳ. Từ thời điểm đó ông có cảm nhận nỗ lực của các ứng viên trong việc khẳng định năng lực của mình không?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Tôi chưa nhận thấy rõ chuyện họ cố gắng thể hiện năng lực qua công việc mà tôi lại thấy họ bắt đầu giữ ý, giữ tứ, sợ động chạm, sợ mất phiếu, tất nhiên không phải ai cũng vậy. Cái này phải đổi mới đấy. Không nên chọn những anh sợ mất phiếu, nên chọn anh dám nói thẳng, nói thật và dám làm. Như vậy là phải đổi mới công tác cán bộ, đổi mới công tác tư tưởng.
CẦN TIẾN TỚI CÓ TRANH CỬ
- Ông thấy sao về cơ chế “đảng cử dân bầu”?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Không nên kéo dài cơ chế Đảng cử dân bầu. Cái đó liên quan đến đổi mới về mặt chính trị, về mặt thể chế, cơ chế lựa chọn cán bộ. Sau này thì Đảng vẫn mãi mãi được quyền giới thiệu, như một kênh rất quan trọng nhưng bình đẳng với các kênh khác. Nên làm như thế. Cũng cần tiến tới có tranh cử. Quá trình tranh cử chưa chắc chọn được người giỏi nhất (vì có thể người giỏi nhất không tham gia tranh cử) nhưng chắc chắn không phải là một người dở, người kém.
- Lại bàn về công tác quy hoạch cán bộ, theo ông việc cơ cấu độ tuổi có ý nghĩa gì không?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Thực ra cứ lấy tuổi mà cưa thì nhiều trường cụ thể cũng không đúng, vì ông lớn tuổi hơn có khi lại khoẻ hơn ông ít tuổi. Có ông ít tuổi mà tư duy ông ấy đã già rồi thì sao. Nhưng trong tình hình của chúng ta hiện nay, nếu như không dùng độ tuổi để cưa thì cũng phức tạp lắm. Về đại thể nói chung, cơ cấu theo độ tuổi vẫn có phần đúng vì khi già yếu thì anh không thể năng động. Nhưng vào cụ thể thì sẽ có nhiều trường hợp không đúng. Việc này khoa học phải nghiên cứu
- Thế cơ cấu vùng miền thì có khoa học không?
Ông Vũ Ngọc Hoàng:
Nói về mặt tập hợp lực lượng (trong dân) thì cơ cấu vùng miền cũng cần thiết. Chú ý là khi hai anh bằng nhau, năng lực và nhân cách bằng nhau thì có thể quan tâm thêm cơ cấu vùng miền để tập hợp chứ không thể vì vùng miền mà đánh đổi, bỏ một anh tốt hơn, có năng lực hơn để lấy một anh kém hơn là không thể được.
- Xin cảm ơn ông!

===========================

16 nhận xét:

  1. Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đôlúc 23:55 20 tháng 1, 2016

    Ăn ốc nói mò thế này, đừng tin tôi nhé:
    Về 9: Anh, Dũng, Hải, Hùng, Nghị, Phóng, Rứa, Sang, Thanh( sắp theo ABC).
    Ở 7: Dụ (vẫn BKT), Huynh(sẵn sàng thay Trọng),Ngân (QH), Nhân(MTTQ) Phúc( TT), Quang(CTN), Trọng(TBT)(sắp theo ABC).
    Vào mới: Đam (BTHN),Lâm(CA), Lịch( Q.U),Minh(NG), Huệ(PTT thay Hải Hoàng), Thăng(PTT thay Phúc), Thưởng(BT.TPHCM), Tỵ(QP) Minh Đà Nẵng(thay Rứa), Vũ Huy Hoàng(PTT thay Ninh),Nguyễn Văn Nên(TTBBT thay LHA)... Đừng xóa còm lính. Cuối 28/01, chúng ta so lại nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều MỚI ít CŨ ,chỉ cần ĐỔI ghế TBT cho chuẩn ,BCT của khóa XII sẽ là BCT ĐỔI MỚI,nếu bác QK Thủ Đô đúng!

      Thank.

      Xóa
  2. Đúng 8 giờ sáng ngày 20-1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội XII) đã bước vào phiên họp trù bị.

    Kết thúc phiên họp vào lúc 10 giờ 30, Đại hội XII đã biểu quyết thông qua Chương trình, Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử tại Đại hội XII và bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu và thông qua báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

    Theo đó, Đoàn chủ tịch 17 người gồm các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chỉ đạo Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị, Chỉ đạo Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết.

    Bà Hà Thị Khiết cũng là người duy nhất có 8 lần dự Đại hội Đảng toàn quốc.

    Thư ký đoàn có 5 người do Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng làm trưởng đoàn; thành viên có ông Phạm Minh Chính - Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Tổng biên tập báo Nhân dân Thuận Hữu, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM Võ Văn Thưởng.

    Ban thẩm tra tư cách đại biểu do ông Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương làm trưởng ban.

    Đáng chú ý, Quy chế bầu cử và Quy chế làm việc đã được thông qua. Quy chế bầu cử được thông qua nhanh vì đã được các Hội nghị trung ương 13, 14 thông qua, sau đó lấy quy chế này và chương trình gửi đến 68 đoàn đại biểu lấy ý kiến thảo luận tại đoàn. Đến Đại hội XII, tuyệt đại đa số đại biểu đồng ý, có sửa thì chỉ sửa câu chữ và Bộ Chính trị đã tiếp thu.

    Theo lịch trình, chiều nay 20-1, các đại biểu sẽ làm việc tại đoàn để nghiên cứu tài liệu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng theo lịch trình, đúng 7 giờ 55 ngày 21-1, tất cả các đại biểu, gần 1.500 đại biểu (trừ đoàn Chủ tịch) đã ổn định vị trí, Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký đi từ hai phía vào Đoàn Chủ tịch. Tất cả hội trường đứng dậy, 7 giờ 59, Tổng Bí thư vào.

      Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái chủ trì lễ chào cờ.

      Sau đó, mời Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký lên làm việc. Tiếp đến, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Tiếp đến, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có bài phát biểu lên khai mạc Đại hội XII.

      Bước vào phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người điều hành sẽ mời Tổng Bí thư lên đọc báo cáo chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội, báo cáo tổng hợp dài khoảng 20 trang.

      Tiếp đó, bà Trương Thị Mai sẽ đọc điện, thư chào mừng của các chính đảng nước bạn.

      Chương trình tiếp nối với việc Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đọc báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.

      Chiều 21-1, đại biểu sẽ thảo luận tại hội trường thảo luận về các văn kiện của Đại hội XII.

      Xóa
  3. Đại hội XII diễn ra từ 20 đến 28-1-2016. Đây là Đại hội thường kỳ, 5 năm tổ chức một lần. Tham dự Đại hội XII có 1.510 đại biểu đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên; trong đó đại biểu đương nhiên 197 người là Uỷ viên Trung ương Đảng chính thức và dự khuyết khoá XI; đại biểu được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương là 1.300 và đại biểu chỉ định là 13.

    Đại hội XII sẽ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và nhìn lại chặng đường 30 năm đổi mới đất nước, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 5 năm tới.

    Chủ đề của Đại hội XII là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

    Đại hội lần này sẽ thảo luận, thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá XI; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI; Báo cáo về tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XI và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng (nếu có); Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

    Đáng chú ý, Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, giữa hai kỳ Đại hội.

    Phó Trưởng Ban tổ chức Trung ương Mai Văn Chính cho biết theo phương án của Trung ương thông qua trình Đại hội, Ban Chấp hành khoá XII sẽ có 180 uỷ viên chính thức và 20 uỷ viên dự khuyết. Tuy nhiên, con số chính thức phải được Đại hội bầu.

    Nhân dịp Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Thư Thông báo chính thức về việc tổ chức Đại hội tới các chính đảng, các tổ chức và bạn bè quốc tế.

    Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân cho biết đến ngày 28-1, đã có 156 thư điện của các đảng gửi đến chúc mừng Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là con số cao nhất ở các kỳ đại hội.

    Trong khi đó, trả lời báo chí về nét mới, nổi bật trong các văn kiện ĐH XII, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân - ông Thuận Hữu - nói: “Chủ đề Đại hội Đảng có bổ sung một số điểm mới, cùng với phát huy sức mạnh toàn dân tộc thì điểm mới của Đại hội là phát huy dân chủ XHCN. Cùng với bảo vệ vững chắc thì có giữ vững môi trường hòa bình. Không nêu mốc thời gian nào sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại”.

    Trả lờiXóa
  4. CẦN TIẾN TỚI CÓ TRANH CỬ
    - Ông thấy sao về cơ chế “đảng cử dân bầu”?
    Ông Vũ Ngọc Hoàng:
    Không nên kéo dài cơ chế "Đảng cử dân bầu." Cái đó liên quan đến đổi mới về mặt chính trị, về mặt thể chế, cơ chế lựa chọn cán bộ. Sau này thì Đảng vẫn mãi mãi được quyền giới thiệu, như một kênh rất quan trọng nhưng bình đẳng với các kênh khác. Nên làm như thế. Cũng cần tiến tới có tranh cử. Quá trình tranh cử chưa chắc chọn được người giỏi nhất (vì có thể người giỏi nhất không tham gia tranh cử) nhưng chắc chắn không phải là một người dở, người kém.

    Trả lờiXóa
  5. Đảng CSVN sẽ đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí thư?

    Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam kéo dài 8 ngày sẽ chính thức khai mạc tại Hà Nội ngày thứ Năm 21/1, và vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất đang là đề tài nóng, không những đối với người Việt Nam trong và ngoài nước, mà còn được các cơ sở truyền thông quốc tế có uy tín mang ra bàn luận.

    Hãng tin AP hôm nay cho biết Đảng Cộng sản đang chuẩn bị ‘đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí Thư’. Bản tin hôm 20/1 nói rằng một ngày trước Đại hội, dường như ông Nguyễn Phú Trọng đã củng cố được vị thế của mình. Nguồn tin, theo AP là một trong những nhân vật bên trong Đảng Cộng sản, muốn được giấu tên vì không được phép tiết lộ thông tin ra ngoài.

    Theo AP, trong cuộc tranh giành quyền lực ít khi bị tiết lộ ra ngoài trong năm nay giữa đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật đầy cao vọng tự cho là có lập trường cải cách, dường như ông Trọng đã thắng thế.

    Tin tức hôm qua thì cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có cơ may giành được chức vụ này.

    Bản tin của AP dẫn lời nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp đang thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á ở Singapore, nói trong khi ông Trọng là một nhà lý luận cộng sản trung kiên có mục tiêu chính là duy trì quyền độc tôn cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là một nhà lãnh đạo thực tiễn hơn, dựa trên kết quả và hành động, và ít dựa trên những lý thuyết cứng nhắc.

    Và do đó, phe ông Trọng coi ông Dũng là một mối đe doạ đối với sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam về lâu về dài.

    Tuy nhiên, vì tính cách bí mật của tiến trình bầu chọn lãnh đạo mà người dân không được phép trực tiếp tham gia, nên có lẽ từ giờ cho tới khi kết quả đại hội được chính thức công bố, sẽ tiếp tục có những đồn đoán trái ngược về nhân sự cấp cao nhất sẽ lãnh đạo Việt Nam trong 5 năm tới vào một thời điểm có tính cách quyết định đối với tương lai đất nước.

    Báo Time của Mỹ hôm nay tải lên mạng một bài viết về đề tài nóng này, nói rằng có 3 điều nên biết về đại hội đảng cộng sản Việt Nam sắp tới.

    Thứ nhất, đảng Cộng sản Việt Nam không luôn luôn nhất trí với nhau, thứ nhì, tình cảm bài Trung Quốc giờ đây đã trở thành một lực chính trị trong nước, và thứ ba, kết quả của Dại hội Đảng sẽ tác động đến các vấn đề địa chính trị khu vực cũng như các quan hệ đang tăng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

    Theo Time, Abcnews, AP.

    Trả lờiXóa
  6. "... Thế là quyết định ở lại 1. Việc quyết định ở lại 1 là do BCT họp, thảo luận và đề nghị. Mà để quyết định như vậy thì nghĩa là phải có 9 đồng chí trong BCT nghỉ."

    "Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng điều đoán được người đó là ai.." Chắc bạn nghĩ người ở lại là tham quyền? Mình không nghĩ như vậy. Mình đang có cách nhìn rất tích cực về Đại hội Đảng lần này. "9 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị còn lại đều xin rút để tạo điều kiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ". Điều này thể hiện nhân cách lớn của những người lãnh đạo cao cấp. Yên tâm đi, dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tái cử hay không thì sau Đại hội này Thủ tướng sẽ vẫn tiếp tục có những đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước.

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. Vài điều nói với mấy nhà truyền thông lá cải BBC , VOA , RFA… Truyền thông vô đạo đức.
    1. Dân chúng tôi biết từ đâu mà chúng tôi được như hôm nay . Thiết nghỉ các ngài đã làm được gì cho chúng tôi chưa ? Hay ngày ngày các ngài đưa tin xuyên tạc , bôi nhọ , kích động bạo loạn (Chiến tranh) để dân thêm cảnh thêm cảnh lầm than , chia ly hay sao ông VOA , BBC , RFA…?
    2 . Trước khi các ông nói thì ngồi nghỉ lại các ông có gì không đúng với dân tộc Việt Nam không ? Để rồi sau đó mới có tư cách viết dạy người khác.
    3 . Muốn được lòng dân chúng tôi thì đừng đi ngược với đạo lý dân tộc chúng tôi. Đừng có kiểu truyền thông vô văn hóa nữa .
    4. Tôi biết các ông trình độ hơn tôi , cách viết hơn tôi . Nhưng các ông thua tôi về cách hành xử rất nhiều .
    5. Khuyên các ông hãy viết theo đúng lương tâm của mình , chúc các ông luôn hạnh phúc và có nhiều cống hiến nhân đạo với nước sở tại

    Trả lờiXóa
  9. nhuc mat chua hoi cac dai la cai bbc,voa,rfa,phien ban tieng viet cac nguoi da bi nguoi dan trong nuoc lot mat na roi toan la lu phan quoc hay xuyen tac kich dong,gay han thu de nhoi xo nguoi dan trong nuoc ah dung co mo nha cac con

    Trả lờiXóa
  10. Cách mạng ắt phải có kẻ thù . Kẻ thù thì không từ thủ đoạn nào để chống phá . Cách mạng càng tiến thì sự chống phá của kẻ thù càng điên cuồng . Mọi người cảnh giác chúng sẽ thất bại.

    Trả lờiXóa
  11. Trong mục "Tôi Viết" của Thanh Niên, bác Vũ Ngọc Hoàng này đăng 1 bài kêu gọi phải tự do hơn nữa. Với lý luận ai nghe cũng phải té ngửa là "XHCN thì phải tự do hơn TB". Tất nhiên ý của bác ấy là tự do cá nhân.

    Sự khác nhau mà xưa nay ai cũng biết giữa CNXH và CNTB là một bên hướng về độc lập tự do dân tộc và lợi ích tập thể, lợi ích chung, một bên hướng về tự do cá nhân đôi khi biến chất tha hóa thành tự do quá trớn dẫn đến tình trạng bóc lột, nội loạn, phân chia giai cấp, tham lam ích kỷ, người ăn thịt người.

    Bài viết này của Vũ Ngọc Hoàng theo một số cán bộ tư tưởng văn hóa lão thành là "đáng báo động". Báo chí suy đồi bị dân chửi thời gian qua cũng do "tự do" quá muốn viết gì thì viết, thả lỏng cho "tự do" quá thành ra thế.

    Mục "Tôi Viết" trên báo Thanh Niên không khác gì với các mục Tôi Viết trên VNExpress, BBC, theo mô típ "phản ảnh quan điểm cá nhân, chứ không phải là quan điểm tòa soạn".

    Trả lờiXóa
  12. Cần trở lại với phương pháp bầu cử như thời Bác Hồ, đó là biểu quyết bằng tay CÔNG KHAI MINH BẠCH, QUANG MINH CHÍNH ĐẠI.

    Biểu quyết tay là ai cũng thấy, thấy rõ. Để mọi người biết ai chọn cái gì, ai không chọn cái gì. Để mọi người biết rõ quan điểm lập trường thật của các lãnh đạo.

    Bỏ phiếu kín là kỹ thuật bầu cử có nguồn gốc phương Tây, mầm mống của gian lận và nghi ngờ gian lận. Có tính chất che dấu, giấu giếm bất minh, không minh bạch. Chính là bắt nguồn từ tâm lý sợ người khác biết được chọn lựa thật của ông ta.

    Bỏ phiếu kín là bậc thang để cho các quan điểm thiểu số, chệch hướng, phi đạo đức, trái ngược truyền thống, phản luân thường đạo lý lên ngôi.

    Biểu quyết tay, bỏ phiếu công khai đem lại tự tin cho Đảng và chế độ và niềm tin cho nhân dân vì ai cũng thấy được là sự công khai thẳng thắn, không có gì phải che dấu bí ẩn.

    Trả lờiXóa
  13. Báo chí cần kỉ luật kỉ cương hơn chứ không phải 'tự ro' hơn. Ngày trước nghe 'đổi mới' tôi háo hức lắm nhưng từ sau thời Võ Văn Kiệt đến thời nay nghe 'đổi mới' là thấy như nuốt trái đắng vì nó vượt quá giới hạn. Khi đổi mới vô nguyên tắc dẫn đến một số hiện tượng phản bội, lệch hướng thậm chí đốt cả đền.

    Chính trị thực tế không có khái niệm đổi mới mà vấn đề là quyết định chính sách cho chuẩn trong từng tình hình ngõ hầu đem lại lợi ích chung tốt nhất.

    Hỏng thì mới đổi. Nếu không hỏng mà 'đổi' thì chính là phá hoại. Biến lợn lành thành lợn què. Nếu không nhầm thì ngay cả ở phương Tây cũng có câu châm ngôn 'Đừng cố tình sửa những gì không đổ vỡ.'

    Trả lờiXóa