Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

NHÂN QUYỀN Ở MỸ- THỨ HÀNG XA XỈ

Sắp đến ngày 10/12/2014 - ngày nhân quyền quốc tế, các tổ chức chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại bắt đầu kêu la ầm ĩ. Lần này khác mọi năm, năm nay chúng có một cái thiệp với nội dung “Kính mời các bạn tham dự. NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN TẠI WASHINGTON DC- NGÀY ĐẤU TRANH CHO CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TẠI VIỆT NAM”.
Thật hài hước, vì chính trong những ngày này cả thế giới đang nhìn vào nước Mỹ, nhìn vào WASHINGTON và thấy rằng hai chữ “NHÂN QUYỀN” ở Mỹ đúng là món hàng xa xỉ! Cả thế giới quan ngại vì CẢNH SÁT MỸ LIÊN TỤC GIẾT NGƯỜI.


Tối qua, 05/12/2014, cảnh sát New York đã bắt hơn 200 người trong ngày thứ hai diễn ra cuộc biểu tình phản đối nhân vụ người Mỹ gốc Phi Eric Garner thiệt mạng trong khi bị cảnh sát bắt giữ.
Xem video clip trên Kênh Google.tienlang-TV:



2. Thêm tội ác giết người man rợ của cảnh sát Mỹ


Biểu tình sục sôi ở Mỹ phản đối cảnh sát liên tục giết người

Kênh truyền hình ABC News dẫn nguồn từ cơ quan cảnh sát, những người bị bắt đã vi phạm trật tự công cộng và từ chối dọn sạch đường phố. Trên quảng trường Thời đại, đám đông biểu tình đã đụng độ với cảnh sát, nhưng cuối cùng các nhân viên công lực nắm quyền kiểm soát tình hình. Theo phản ánh của báo New York Times, chiều tối thứ Năm hàng nghìn người đã xuống đường tham gia biểu tình. 

Ở Brooklyn đã có “biểu tình nằm” – dân chúng nằm la liệt trên mặt phố bên cạnh những mô hình quan tài ghi tên họ các nạn nhân tử vong vì bạo lực của cảnh sát. Trong các cuộc biểu tình, nhiều lần chặn làm tắc nghẽn giao thông trên những cây cầu nối liền hai khu vực Brooklyn và Manhattan. Những người biểu tình bày tỏ thái độ chống lại quyết định của tòa án gỡ tội cho viên cảnh sát đã gây ra cái chết của người Mỹ gốc Phi Eric Garner. Ngày thứ Năm, hoạt động tương tự diễn ra cả ở Washington, Boston, Chicago và Pittsburgh.

Ngày 17/7/2014, gần chục cảnh sát New York (Mỹ) quây ông ông Eric Garner, 43 tuổi vì cho rằng ông bán thuốc lá bất hợp pháp. 
 
 Eric Garner


 

Dù ông Eric Garne cố phân bua rằng ông không hề bán thuốc lá. Trong video, Garner phủ nhận cáo buộc và yêu cầu một nhân viên mặc thường phục giải thích:

"Tại sao mỗi khi ông nhìn thấy tôi là ông muốn gây rối với tôi," Garner nói với cảnh sát trong đoạn video. "Tôi mệt mỏi quá rồi. Yêu cầu ông dừng lại ngay lập tức những cáo buộc vô lý này!"

Thế nhưng, cả chục cảnh sát xông vào đè ông Eric Garne xuống. Một cảnh sát da trắng mặc áo số 99 đã khóa cổ ông Garner. Khi đó ông Garner cố kêu lên: “Tôi không thở được nữa rồi! Tôi không thở được nữa rồi”. Thế nhưng viên cảnh sát mặc áo số 99 vẫn cố kẹp cổ nạn nhân mạnh thêm. Chỉ khi Eric Garne mềm oặt ra thì viên cảnh sát mới chịu buông tay. Và chính khi đó, Eric Garne đã tắt thở.

Vụ việc xảy ra tại khu Staten Island ngày 17/7/2014 và được máy quay an ninh ghi lại toàn bộ. Xem video clip, ta thấy Eric Garne không hề có biểu hiện chống cự. Đoạn video lan truyền với tốc độ chóng mặt trên Internet. Cơ quan pháp y New York xác định đây là một vụ giết người. Tuy nhiên, ngày 03/12/2014, bồi thẩm đoàn đã quyết định không truy tố sĩ quan khóa cổ ông Garner đến chết.

Đây là lần thứ hai trong một tuần bồi thẩm đoàn ở Mỹ quyết định không truy tố sĩ quan da trắng làm thiệt mạng người da đen. Vụ sĩ quan Darren Wilson thoát tội sau khi bắn thanh niên da đen Michael Brown ở thành phố Ferguson, bang Missouri đã thổi bùng các cuộc biểu tình khắp nước Mỹ. Những người hàng xóm của Eric Garner đều khẳng định rằng ông không hề buôn thuốc lá và rằng ông một "người khổng lồ hiền lành" và "một con gấu bông lớn.”

Michael Brown bị cảnh sát bắn chết hôm 09/8/2014
 

 Cậu bé da đen 12 tuổi Tamir Rice bị cảnh sát bắn chết hôm 23/11/2014

Mới đây nhất, Sở Cảnh sát Phoenix, bang Arizona cho biết tối 2/12/2014, Rumain Brisbon, 34 tuổi, một người da đen, ngồi trong chiếc Cadillac SUV màu đen đậu bên ngoài một cửa hàng tiện ích.
 Rumain Brisbon, 34 tuổi bị cảnh sát bắn chết hôm 02/12/2014

Có hai nhân chứng báo với cảnh sát rằng chiếc xe trên đang chuyên chở và bán ma túy. Do lực lượng cảnh sát khắp nước Mỹ đang chịu áp lực liên quan đến các vụ bắn chết và gây thiệt mạng người da đen ở Mỹ trong thời gian gần đây nên viên cảnh sát gọi chi viện.

Sau đó, nhân viên cảnh sát này thấy Brisbon ra khỏi xe và di chuyển một vật khỏi ghế sau xe hơi. 

Viên cảnh sát nhiều lần ra lệnh cho Brisbon giơ tay lên nhưng người đàn ông này lại đặt hai tay xuống cạp quần và sau đó bỏ chạy.

Khi bắt được Brisbon và trong lúc vật lộn với người đàn ông này, cảnh sát cho rằng Brisbon có sở hữu súng.

“Viên cảnh sát nhiều lần yêu cầu người này giơ tay lên nhưng anh ta không tuân lệnh mà còn chửi tục viên cảnh sát”, tuyên bố của Sở Cảnh sát Phoenix.  Tại thời điểm này, một người dân mở cửa, cả viên cảnh sát và nghi can đổ ập vào nhà của bà và viên cảnh sát không thể kẹp chặt tay của nghi can này.

“Quan ngại Brisbon đang giữ súng trong túi nên viên cảnh sát bắn hai phát đạn vào người anh ta” - tuyên bố cho biết.  

Sở Cảnh sát Phoenix cho biết thêm khi lực lượng chi viện đến hiện trường thì vụ nổ súng đã kết thúc, Brisbon được thông báo đã chết tại hiện trường.

Cảnh sát khẳng định tìm thấy trên xe của Brisbon nhiều thuốc oxycodone (một loại thuốc gây ngủ), một khẩu súng bán tự động và một tuýp được cho là chứa chất cần sa.  

Trong khi đó, Hãng tin AFP cho biết hơn 1.500 người tiếp tục đổ ra đường phố New York đêm 4/12. Đây là đêm thứ hai người dân New York biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc sau khi bồi thẩm đoàn ở New York quyết định không buộc tội nhân viên cảnh sát kẹp cổ đến chết Eric Garner, một người đàn ông da đen, hôm 17/7/2014.

13 nhận xét:

  1. Đã quá rõ nhân quyền ở VN và ở Mỹ thế nào.
    Công an VN làm chết người thì phải ra toà.
    Cảnh sát Mỹ làm chết người thì được tha bổng.

    Trả lờiXóa
  2. Nhân quyền có hay không tự dân Việt biết hơn ai hết.

    Trả lờiXóa
  3. Đến đại biểu QH còn phải e ngại toan tính khi mở mồm thì dân tuổi gì. Dân bọn này chỉ cần yên ổn làm ăn, thằng khôn thì sướng thằng ngu thì đi đạp xích lô hô to khẩu hiệu nhân quyền. Bên Mỹ như thế nào kệ mẹ nó, tuyên bố gì kệ chúng nó, mình cứ lờ tịt đi là dan chẳng biết gì. Mà thực tế đa phần dân còn nghèo cần miếng ăn cái đã, doi khổ quá là đéo được.

    Trả lờiXóa
  4. Hoan hô Google.tienlang cử thành viên Trâm Anh sang công tác ở Mỹ.
    Đề nghi bạn Trâm Anh liên lạc với các bạn da đen đang biểu tình ở Mỹ đúng 11:00 thứ Bẩy, ngày 13/12/2014 đến cổng Đại sứ quán Việt Nam cùng các di ảnh hàng loạt người dân bị cảnh sát bắn chết gần đây. Xem bọn rận giở trò gì?

    Rận không tổ chức biểu tình được ở trong nước vì lần nào ngo ngoe đều bị Dư Luận viên vạch mặt.
    Nay chúng buộc phải rút về Mẽo.
    Vậy các bạn cũng tới đó luôn đi!
    Ha ha...
    Hết đời rận.

    Trả lờiXóa
  5. Dã man quá.
    Cảnh sát ngang nhiên giết người thế này mà không xử lý.
    Cả một nền tư pháp Mỹ đang có vấn đề trầm trọng.

    Trả lờiXóa
  6. Phải khách quan, công bằng, khi nhìn nhận một vấn đề, một xã hội, một đất nước. Những Rận chủ "mê" Mỹ nên khen họ cái gì cũng tốt cả! Còn Việt Nam thì cho là xấu, không có nhân quyền! Họ không làm cho ai tin nghe lời nói ấy cả. Nay nước Mỹ nổ ra chuyện cảnh sát bắn chết mấy người da đen, dân Mỹ biểu tình phản đối mà vẫn chẳng ăn thua, cảnh sát bắn người không bị trừng trị, còn người biểu tình bị bắt mấy trăm người. Tình thế này làm bọn Rãn chủ trong nước nín re không mở miệng được.
    Oái ăm thay, họ ăn cơm, sống ổ đất nước Việt Nam, không lo gì việc xây dựng Tổ quốc mà luôn vọng ngoại...Các trào Tổng thống sai lầm nối tiếp nhau sai lầm trong cuộc chiến ở Việt Nam thì họ không phê phán quân xâm lược, Ngược lại phê phán Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân chống Mỹ. Họ còn xuyên tạc miền Bắc xâm lược miền Nam, hơn thế như cái tên Huy Đức hô nó ăn cơm Việt Nam, lớn lên ở Việt Nam, làm việc ở Việt Nam nhưng bị sai phạm không biết phục thiện, sửa chữa lại quay ngoắt với cái nhìn, nói kiểu bọn cờ vàng: " miền Bắc giải phóng miền Nam"... Thật cái lưỡi của kẻ mất hết lương tri, đáng cho mọi người khinh khi, phỉ nhổ.
    Họ đòi tự do dân chủ kiểu gì? Kiểu vô chính phủ à? Đất nước nào cũng có luật pháp để bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền. Pháp luật Việt Nam có những cái khác Mỹ, người dân Việt ở Việt Nam không phải ở Mỹ nên phải làm theo, chấp hành luật Việt Nam chứ. Các tên Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, thích Mỹ nên Nhà nước ta cho chúng sang đó ở. Chắc rồi họ sẽ sáng mắt ra khi thấy tự do Mỹ như vậy đó. Các người này mà hó hét vi phạm luật Mỹ thử coi cảnh sát gô cổ ngay như đối với người da đen mấy tấm ảnh trên dây không.
    Sống ở dưới đất nói chuyện trên trời, sống ở Việt Nam mà mơ chuyện Mỹ thì chỉ có kẻ công không rỗi nghề, kẻ bất mãn, kẻ thua cuộc mới nghe chứ người dân bình thường họ chẳng cần nghe làm chi cho tổn sức đau đầu vì vô ích.

    Trả lờiXóa
  7. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 15:41 6 tháng 12, 2014

    Nạn nhân Eric Garner
    Eric Garne (Sinh ngày 15 Tháng 9 năm 1970 - Chết ngày 17 tháng 7 2014) là một người làm vườn ở Thành phố New York. Garner nặng 350 pound (160 kg), 43 tuổi, cao 6'3 "(1.91 m), người Mỹ gốc Phi. Ông đã được mô tả bởi những người bạn của mình như là một "người hòa giải của khu phố " và là người hào phóng, người thân thiện, hòa đồng. Ông có sáu người con.

    Thủ phạm Daniel Pantaleo

    Daniel Pantaleo là một người da trắng, sĩ quan thuộc Sở Cảnh sát thành phố New York. Tại thời điểm gây ra cái chết cho Garner, Daniel Pantaleo 29 tuổi và sống ở Eltingville, đảo Staten . Pantaleo là chủ đề của hai vụ kiện về quyền công dân trong năm 2013 mà nguyên đơn cáo buộc Pantaleo đã bắt giữ họ và lợi dụng họ. Trong một vụ, Pantaleo ra lệnh cho hai người đàn ông da đen khỏa thân trên đường phố.

    Vụ án giết Eric Garner

    Ngày 17 Tháng Bảy 2014, lúc 4:45 pm, Eric Garner đã được tiếp cận bởi một sĩ quan cảnh sát mặc thường phục , Justin Damico, ở phía trước của một cửa hàng bán đồ trang sức tại 202 Bay Street trong khu phố Tompkinsville ở đảo Staten. Viên cảnh sát Justin Damico nói sẽ bắt Eric Garner vì tội buôn thuốc lá trái phép. Eric Garner nói với viên cảnh sát: "Tránh xa tôi ra. Tại sao mỗi khi ông nhìn thấy tôi là ông chỉ muốn gây sự với tôi? Tôi mệt mỏi vì chuyện này quá rồi. Nó cần phải dừng lại ngay ngày hôm nay! Mọi người đứng ở đây sẽ cho ông biết, tôi không làm gì sai cả. Tôi không bán gì cả. Bởi vì mỗi khi ông nhìn tôi, ông chỉ muốn quấy rối tôi. Ông muốn ngăn tôi bán thuốc lá? Tôi không bán thuốc lá. Tôi đang lo chuyện của tôi, ông cảnh sát, tôi đang lo chuyện của tôi. Xin hãy để tôi yên. Tôi đã nói với ông trong thời gian qua, xin chỉ để tôi yên."

    Khi một nhóm cảnh sát định xông vào bắt giữ Garner, Garner nói, "Đừng chạm vào tôi, xin vui lòng đừng chạm vào tôi". Eric Garnerngay sau đó bị viên cảnh sát mặc áo vàng số 99 Daniel Pantaleođược từ phía sau vòng tay siết cổ. Miếng võ khóa cổ (chokehold) này đã bị cảnh sát Mỹ cấm sử dụng từ năm 1993 vì nó có thể gây nghẹt thở dẫn đến cái chết tức thì cho nạn nhân. Trong video clip thấy rõ các sĩ quan cảnh sát còn dùng tay đè đầu Garner xuống vỉa hè.

    Sau khi đè được Garner xuống, bao quanh bởi bốn sĩ quan, Garner cố nói: "Tôi không thể thở được". Theo quan chức cảnh sát Bill Bratton , xe cấp cứu ngay lập tức được gọi đến hiện trường và Garner đã được vận chuyển đến Trung tâm Y tế Đại học Richmond . Nhưng tim ông đã ngừng đập trông xe, trên đường đến bệnh viện. Tuy nhiên, một đoạn video thứ hai dường như được thực hiện bởi một người đứng ngoài sau đó được phát tán trên mạng cho thấy rằng Garner nằm bất động và không phản hồi vài phút trước khi xe cứu thương đến.

    Người thực hiện video clip thứ hai này là Ramsey Orta, một người bạn của Garner.
    Ba tuần sau khi ghi hình vụ bắt giữ người bạn của mình trên điện thoại di động, Ramsey Orta lại bị cảnh sát bắt về tội liên quan đến vũ khí. Mục sư Al Sharpton tuyên bố rằng việc bắt giam Orta chính là để bịt đầu mối, vì đây chính là một nhân chứng quan trọng có thể tạo thành một xung đột lợi ích.

    Pháp y tuyên bố: Đây là Một vụ giết người!"

    Ngày 01 tháng 8, người phát ngôn của Hội đồng bác sĩ pháp y- ông Julie Bolcer công bố rằng cái chết của Garner đã được thực hiện như một vụ giết người .Tính đến ngày 3 tháng 12 năm 2014 của Hoa Kỳ Bộ Tư pháp tiếp tục điều tra đối với cái chết.
    Một bồi thẩm đoàn được triệu tập để nghe bằng chứng trước khi cân nhắc xem có nên khởi tố hình sự sĩ quan cảnh sát Pantaleo hay không. Ngày 03 Tháng Mười Hai 2014, bồi thẩm đoàn Đảo Staten đã quyết định không truy tố cảnh sát Daniel Pantaleo.

    Trả lờiXóa
  8. Cảnh sát Mỹ đánh người hơn đánh chó
    https://www.youtube.com/watch?v=vp8rDwMdJws

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú chó bị bắn chết khi đang cố gắng bảo vệ chủ khỏi việc bắt giữ của các cảnh sát Mỹ
      https://www.youtube.com/watch?v=5sStNuz89Qo

      Xóa
    2. Sự tàn bạo của Cảnh Sát Mỹ
      https://www.youtube.com/watch?v=34htWpwYysY

      Xóa
    3. Dân Mỹ nó ghét cảnh sát đến mức làm cả rap, cảnh báo bạo lực 18+
      https://www.youtube.com/watch?v=IlY9C6pzxKc

      Xóa
  9. Cảm ơn Google.Tienlang đã đăng bài này để người Việt thấy rõ bộ mặt thật của cái gọi là nền dân chủ Hoa Kỳ.

    Trả lờiXóa
  10. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 17:55 8 tháng 12, 2014

    Mỹ: Tiếp diễn biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát

    Những cuộc biểu tình chống lại hành vi tàn bạo và độc đoán của cảnh sát tiếp tục nổ ra ở các thành phố Hoa Kỳ trong ngày Chủ nhật, ngày 7/12/2014.

    Tại Chicago, các nhà lãnh đạo tôn giáo địa phương đã cùng đông đảo tín hữu đổ ra đường diễu qua các phố trong thời gian hành lễ, đôi khi đoàn diễu hành phong tỏa cả lưu thông xe cộ, - như phản ánh của tờ Chicago Tribune.

    Những người biểu tình tự gọi mình là "Người bảo vệ giấc mơ” (Dream Defenders), bắt đầu hoạt động vào lúc 15:00 ngày Chủ nhật (tức 03:00 sáng nay 08/12/2014 theo giờ Hà Nội). Họ đã chặn ngang một đường phố của Miami, rồi kéo lên xa lộ liên bang I-195 ngăn chặn cả đường cao tốc này, mãi đến 17:30 (05:30 hôm nay, 08/12/2014 theo giờ Hà Nội) giao thông trên đường mới được khôi phục, - theo tin đưa trên kênh truyền hình NBC.

    Biểu tình cũng diễn ra suốt hai đêm liền ở New York. Ban đầu, lý do biểu tình là phản đối việc Tòa miễn truy tố viên cảnh sát da trắng Daniel Pantaleo đã bóp cổ Eric Garner khi bắt giữ người Mỹ gốc Phi này.

    Tuy nhiên sau đó hành động nâng lên tính phản đối toàn thể chống lại sự tàn bạo của cảnh sát, khi những người biểu tình nhắc nhở rằng ngoài Eric Garner còn có Michael Brown 18 tuổi đã bị chết dưới tay một viên cảnh sát ở bang Missouri. Vụ việc đã trở thành cái cớ bùng nổ bạo loạn ở Ferguson, khiến chính quyền phải huy động vệ binh quốc gia tới bang này để trấn áp.

    Trả lờiXóa