Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Vụ Su-24: THỔ NHĨ KỲ VI PHẠM LUẬT PHÁP QUỐC TẾ RA SAO?

Dù viện dẫn luật pháp quốc tế để bao biện hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và NATO đều cố tình diễn giải sai luật.
**************************
Theo Sputnik News, nhận định trên được Luật sư hàng đầu của Australia James O'Neill đưa ra ngày 28/11.
http://sputniknews.com/politics/20151128/1030916110/international-law-manipulations-nato-us-turkey-strike-su24.html

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sai
Theo ông James O'Neill, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố viện dẫn Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc để lý giải hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga trong đó nêu rõ một quốc gia có quyền tự vệ nếu phải đối mặt với một cuộc tấn công vũ trang.
Tuy nhiên, ông O'Neill bày tỏ nghi ngờ, điều luật này có thể áp dụng với trường hợp của chiếc máy bay Su-24 bị bắn hạ.
“Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc nêu rõ, một quốc quốc gia có quyền tự vệ nếu phải đối mặt với một cuộc tấn công vũ trang. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp có liên quan, hành động tấn công này phải thực sự diễn ra hoặc ít nhất là có thể nhận thấy rõ ràng. Ngoài ra, nếu phải đáp trả thì hành động đáp trả cần phải tương xứng với mối đe dọa bị tấn công”, ông O'Neill giải thích.
“Tuy nhiên, chính người Thổ Nhĩ Kỳ cũng không tuyên bố họ bị máy bay Nga tấn công hoặc máy bay Nga rõ ràng là đang chuẩn bị tấn công họ”, Luật sư O'Neill nói thêm.
  vu ban ha may bay su-24 cua nga: tho nhi ky sai ve luat nhu the nao? hinh 1
Một chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh Sputnik
Chính vì vậy, ông O'Neill hoài nghi liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đủ lý lẽ để bắn hạ một chiếc máy bay của Nga dù nó không đe dọa gì đến Thổ Nhĩ Kỳ và dù nó xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 17 giây hay không?
Luật sư người Australia sau đó khẳng định, việc làm của Thổ Nhĩ Kỳ là sai trái và Thổ Nhĩ Kỳ không thể viện dẫn bất kỳ điều khoản nào của luật quốc tế để bảo vệ mình.
Phiến quân người Turk càng không đúng
Không chỉ có Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cố tình hiểu sai luật, phiến quân người Turk của nước này- những người đã bắt chến một trong 2 phi công khi họ nhảy dù ra khỏi máy bay- cũng đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
“Một trong những lời bình luận “lố bịch” nhất cho hành động của dã man phiến quân người Turk đến từ một quan chức Mỹ khi được hỏi về vụ này và nói rằng phiến quân người Turk làm vậy cũng “để tự vệ”, ông O'Neill nói.
“Bình luận này không chỉ hài hước mà còn hoàn toàn phớt lờ luật pháp quốc tế”, ông O'Neill khẳng định.
 vu ban ha may bay su-24 cua nga: tho nhi ky sai ve luat nhu the nao? hinh 2
 Viên phi công Nga sống sót sau vụ bắn hạ máy bay Nga đang trả lời phỏng vấn của phóng viên ở căn cứ Latakia. Ảnh: Sputnik.
Ông O'Neill viện dẫn Điều 42 Công ước Geneva năm 1949 và Bản Dự thảo số 1 liên quan đến những sửa đổi năm 1977 của bản Công nước này nêu rõ:
“1. Không một người nào nhảy dù ra khỏi máy bay trong trường hợp máy bay gặp nạn bị tấn công trong khi anh ta đang nhảy dù.
2. Ngay khi tiếp đất ở vùng do phe địch kiểm soát, người này có cơ hội được xin đầu hàng, nếu không mới bị tấn công…”
Luật sư O'Neill khẳng định, viên phi công Nga không có cơ hội để xin đầu hàng đã bị phiến quân người Turk sát hại.
Nghiêm trọng hơn, ông O'Neill chỉ rõ, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều là những nước ký và phê chuẩn cả Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Geneva.
“Có sự hậu thuẫn của Mỹ”
Theo ông O'Neill, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tấn công máy bay của Nga nếu không nhận được sự ủng hộ từ phía Mỹ- nước đứng đầu khối NATO mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng là thành viên.
“Việc bắn hạ máy bay Nga hoàn toàn không phải vì lý do tự vệ. Có thể dễ dàng rút ra kết luận về động thái của Thổ Nhĩ Kỳ từ những bằng chứng sẵn có trong vụ việc này”, ông O'Neill nói.
Đầu tiên, Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng là rất giận dữ về việc Nga không kích tiêu diệt lực lượng phiến quân mà Thổ Nhĩ Kỳ đang hậu thuẫn nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al- Assad.
Ông O'Neill chỉ rõ, những phiến quân người Turk giết hại phi công trên chiếc Su-24 và trên trực thăng Mi-8 được cử đi tìm kiếm máy bay Su-24 là nhóm phiến quân hoạt động dưới sự kiểm soát của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra chiến dịch không kích của Nga ở Syria đã tạo ra hiệu quả rất lớn và hoàn toàn tương phản với “những nỗ lực hời hợt” từ liên quân do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến chống IS ở Syria và Iraq.
vu ban ha may bay su-24 cua nga: tho nhi ky sai ve luat nhu the nao? hinh 3 
Đến nay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (đứng trên bục) vẫn bao biện cho hành vi bắn hạ Su-24 của Không quân nước này và khẳng định, lẽ ra Nga phải xin lỗi Thổ Nhĩ Kỳ vì vi phạm không phận nước này. Ảnh Sputnik
Ông O'Neill nhấn mạnh, nhờ các cuộc không kích của Nga, lần đầu tiên sau nhiều năm, quân đội Syria có thể giành ưu thế trên chiến trường và điều này đi ngược lại mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước Arab khác như Saudi Arabia và Qatar,  những nước từ lâu vẫn ngầm ủng hộ IS khiến những nước này tìm cách ngăn chặn đà thắng lợi của Nga.
Luật sư O'Neill cáo buộc Mỹ đã biết từ trước hành động khiêu khích này của Thổ Nhĩ Kỳ và cả Mỹ và NATO đều tìm cách che đỡ cho hành động vi phạm luật pháp quốc tế này của Thổ Nhĩ Kỳ./.
Trần Khánh/VOV.VN

4 nhận xét:

  1. Không thấy anh rận nào vào bênh bu Mẽo nhẻ?
    Tư nổi, nặc nô văn lâm ...chạy sạch à?

    Trả lờiXóa
  2. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 06:10 30 tháng 11, 2015

    Bênh làm sao được?
    Cả thế giới đều thấy như ông Luật sư James O'Neill nói.
    Cũng như trong cuộc sống thường ngày thôi: Quyền tự vệ chính đáng chỉ xuất hiện khi bạn bị tấn công hoặc bị đe dọa tấn công.
    Còn anh Thổ đã cố tình tấn công người khác khi không hề bị tấn công hoặc đe dọa tấn công.

    Trả lờiXóa
  3. Thổ ngu thì ráng chịu thôi.
    Mỹ và Nato bênh cũng yếu ớt lắm.
    Thực tế là sau vụ Su 24, Nga đã hoàn toàn làm chủ vùng trời syria. Mỹ và Nato muốn bay vào thì phải xin phép Nga.
    Nga cũng tung hoành bay lượn ném bom bọn phiến quân mà Thổ gây dựng bao năm nay nhằm lật đổ Tổng thống Syria.
    Nga hoàn toàn cắt đứt con đường làm ăn giữa Thổ với IS.
    IS phải chết.
    Thổ cũng vạ lây.

    Trả lờiXóa
  4. Rận chính thức cứng họng và rụt cổ!

    Trả lờiXóa