Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

NGHE ANH HỀ ZELEN TUYÊN BỐ BẢO VỆ LÃNH THỔ PHÙ HỢP VỚI "NGUỒN LỰC CHO PHÉP" LẠI NHỚ ANH NGỤY NGUYỄN VĂN THIỆU

 
Anh ngụy Nguyễn Văn Thiệu và anh hề Zelen

Tại bài The Economist: Much of Ukraine is paralysed by a petrol shortage- Ukraine tê liệt vì thiếu hụt xăng dầu có phát hiện khá hay của bác bạn đọc Cựu Chiến binh Lê Trọng:

===

Đọc bài "Quan chức Ukraine nói có thể phải "Nhường quyền kiểm soát" cho Nga ở miền Đông" bên Tre Làng
https://www.trelangblog.com/2022/05/quan-chuc-ukraine-noi-co-phai-nhuong.html#.YpHkd8VByUk
thấy câu "Gỡ gạc chút thể diện trước báo giới, TT Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đang “bảo vệ đất đai trong chừng mực mà các nguồn lực quốc phòng hiện tại cho phép”.
Tôi chợt nhớ đến Nguyễn Văn Thiệu từng nói: “Nếu Mỹ viện trợ 1,4 tỷ đô la, Sài Gòn sẽ kiểm soát được toàn miền Nam; 1,1 tỷ đô la, Sài Gòn sẽ mất một nửa quân khu I về phía Bắc; nếu chỉ 900 triệu đô la sẽ mất toàn bộ quân khu I và quân khu II; nếu chỉ còn 600 triệu đô la thì chỉ kiểm soát một nửa quân khu III từ Biên Hoà tới quân khu IV.”

"Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!"

hoặc
"Ngay cả Hoa Kỳ với nửa triệu lính, binh hùng, tướng mạnh, xài gần 300 tỷ đô la trong 6 năm trời, nhưng không thể thắng ở VN, đành tìm một lối thoát danh dự, thì với quân đội Nam VN, “súng thiếu, đạn thiếu, thuốc thiếu, xăng thiếu, máy bay thiếu, không có B52, lại bảo tôi làm cái chuyện đội đá vá trời thì có khác gì mấy ông cho tôi 3 mỹ kim và bảo, hãy đi máy bay hạng nhất. Họ không biết rằng thuê một phòng ngủ một ngày đã 30 mỹ kim. Không làm được, phi lý”.
https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/04/cung-nghe-lai-loi-tuyen-bo-tu-chuc-cua.html

=====

Vâng, đúng là có sự giống nhau đến kỳ lạ giữa Nguyễn Văn Thiệu và Zelensky!

Đây là bài từ bác Tre Làng:

Quan chức Ukraine nói có thể phải "Nhường quyền kiểm soát" cho Nga ở miền Đông

Khoai@

Trong suốt 3 tháng qua, kể từ khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine nổ ra, với sự trợ giúp của truyền thông và các chính phủ phương Tây, những gì chúng ta thấy trên báo, đài là Nga thiệt hại nặng và Ukraine đang trên đà giải phóng, và nếu không có gì thay đổi, đến cuối năm nay quân đội Ukraine sẽ tiến vào giải phóng Crimiea.

Nhưng thực tế là Nga đã được Ukraine "nhường quyền kiểm soát" gần như toàn bộ miền Nam Ukraine và ngày càng có nhiều vùng của Ukraine muốn được sáp nhập vào Nga.

Mới nhất, vào ngày hôm qua 27/5, một quan chức Ukraine đã phải nói rằng, lực lượng nước này có thể phải rút khỏi điểm phòng ngự cuối cùng ở Luhansk để tránh bị quân Nga bắt giữ khi Moscow tiếp tục tiến sâu vào miền Đông. Tuy nhiên, cũng giống Zelensky, quan chức này vẫn "nổ" rằng, "Chúng tôi có đủ sức mạnh và nguồn lực để tự vệ. Tuy nhiên, chúng tôi có thể sẽ phải rút lui nhằm tránh bị bao vây"

Trước đó cùng ngày, lực lượng ly khai thân Moscow nói đã kiểm soát thành phố Lyman ở tỉnh Donetsk, một trong hai tỉnh cấu thành vùng Donbas, sau những đợt pháo kích nặng nề.

Bản đồ chiến sự Ukraina đến ngày 27/5/2022

Ukraine xác nhận Lyman thất thủ nhưng cho hay lực lượng nước này đang chặn đường tiến tới Sloviansk, thành phố cách đó nửa giờ lái xe về phía tây nam. Việc kiểm soát Lyman là bước tiến đáng kể trong quá trình tiến quân của Nga cùng lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine, theo BBC. Đây là thành phố tầm trung thứ hai thất thủ trước Nga trong tuần này, sau khi quân đội Ukraine phải rút khỏi Svitlodarsk, thành phố nằm xa hơn về phía nam vào hôm 24/5 để tránh bị bao vây.

Gỡ gạc chút thể diện trước báo giới, TT Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đang “bảo vệ đất đai trong chừng mực mà các nguồn lực quốc phòng hiện tại cho phép”.

Trái với những gì truyền thông phương Tây và Ukraine tuyên bố, quân đội Nga đã chọc thủng phòng tuyến của Ukraine vào tuần trước tại thành phố Popasna, phía nam Sievierodonetsk. Một tờ báo của Anh sau đó đã phải cải chính và thừa nhận lực lượng mặt đất Nga hiện đã kiểm soát được một số ngôi làng phía tây bắc Popasna.

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Vladimir Rogov, thành viên hội đồng điều hành của chính quyền quân sự - dân sự vùng Zaporozhye, cho biết vùng lãnh thổ này có kế hoạch sáp nhập vào Nga sau khi Moscow giành quyền kiểm soát nơi này. "Chỉ có một tương lai duy nhất cho vùng Zaporozhye đó là trở thành một phần của Nga, một thực thể không thể tách rời với Liên bang Nga. Chúng tôi không cần những vùng xám, không cần một Cộng hòa Nhân dân tự xưng Zaporozhye. Chúng tôi muốn trở thành một phần của Nga".

Không rõ Ukraine dưới sự lãnh đạo của Zelensky sẽ còn tiếp tục "nhường quyền kiểm soát" lãnh thổ cho Nga bao nhiêu lần nữa, nhưng nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, miền Tây của nước này đang có nguy cơ sáp nhập vào Ba Lan.

https://www.trelangblog.com/2022/05/quan-chuc-ukraine-noi-co-phai-nhuong.html#.YpHkd8VByUk

(Hết bài từ bác Tre Làng)

Lời của bác bạn đọc CCB Lê Trọng phía trên khiến chúng ta nhớ lại những ngày Tháng Ba năm 1975 lịch sử ở VN, với trận mở màn giải phóng Buôn Mê Thuột. Nguyễn Văn Thiệu loay hoay ra lệnh "tử thủ" ở Huế nhưng rồi cùng ngày lại ban mệnh lệnh "Lập phòng tuyến Đà Nẵng"... Và Đà Nẵng cũng "thất thủ" vào trưa 29/3/1975. Bị dư luận chỉ trích, Nguyễn Văn Thiệu đổ lỗi cho ông chủ Mỹ. Thiệu bắn tin cho chủ Mỹ để kỳ kèo xin xèng như một con buôn mặc cả với chủ: Ông cho tôi tỷ tư đô, tôi giữ cho ông cả lãnh thổ miền Nam; nếu chỉ có tỷ mốt thì tôi "nhường quyền kiểm soát" một nửa QK I cho Cộng sản; nếu chỉ 900 triệu đô la thì ông chủ sẽ mất toàn bộ quân khu I và quân khu II; nếu chỉ còn 600 triệu đô la thì iem chỉ giữ một nửa quân khu III từ Biên Hoà tới quân khu IV. Cuối cùng, nếu ông chủ không chi xèng thì ... "không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!"

Còn bây giờ, bên trời Âu, anh hề Zelen cũng đang khản cả cổ đòi xèng từ ông chủ Mỹ và NATO. Nếu ông chủ chi nhiều xèng, bọn iem dám oánh đến tận Crưm! (Hồi anh hề Nhai cà vạt- Ssakashvili còn là quan chức của U cà, có lần anh này còn tuyên bố quân đội U cà có đủ khả năng oánh đến tận Kremlin!); còn nếu ông chủ bủn xỉn, chi ít xèng thì bọn iem sẽ tiếp tục "nhường quyền kiểm soát" lãnh thổ cho Nga thôi, kể cả Thủ đô Kiev chưa biết chừng...

Phạm Hoàng Đức- Cộng tác viên Google.tienlang

------

Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

Mời xem một vài bài về thân phận những kẻ làm tay sai cho Mỹ:

7 nhận xét:

  1. Tôi không hiểu được: Tại sao U cà đi xin mà lại cứ như đi đòi nợ vạy nhỉ?
    NATO và EU tức điên khi bị Ukraine chửi xối xả
    https://www.youtube.com/watch?v=PWg6s24WM30

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là hình thức ăn vạ phương tây của U cà.Bởi chúng mày ( Mỹ và Phương tây ) xúi bố mày mó dái ngựa bị nó đá nên bố bắt đền.

      Xóa
    2. Tôi cũng nghĩ như bác Nặc danh12:12 29 tháng 5, 2022

      Xóa
  2. Телефонный разговор с Президентом Франции Эммануэлем Макроном и Федеральным канцлером Германии Олафом Шольцем
    28 мая 2022 года15:25
    http://www.kremlin.ru/events/president/news/68523
    Trang web Tổng thống Nga: Điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz
    Ông Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz.

    28 tháng 5 năm 2022 15:25
    Để tiếp tục các cuộc tiếp xúc theo định dạng này, một cuộc trao đổi quan điểm sâu sắc về các khía cạnh thời sự của tình hình Ukraine đã được tổ chức. Tổng thống Nga đã thông báo chi tiết về những diễn biến mới nhất trong bối cảnh hoạt động quân sự đặc biệt đang diễn ra, lưu ý rằng Các lực lượng vũ trang Nga tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc của luật nhân đạo quốc tế và nói về cách thức tổ chức công việc có hệ thống để thiết lập cuộc sống hòa bình ở Mariupol và các thành phố được giải phóng khác của Donbass.

    Đặc biệt chú ý đến tình trạng công việc trên đường đàm phán, vốn bị đóng băng do lỗi của Kyiv. Ông Vladimir Putin khẳng định sự cởi mở của phía Nga trong việc nối lại đối thoại.

    Tổng thống Nga cũng chỉ ra tính chất nguy hiểm của việc phương Tây liên tục bơm vũ khí cho Ukraine, đồng thời cảnh báo về nguy cơ làm mất ổn định tình hình và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo.

    Tình hình trong lĩnh vực đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu đã được xem xét cụ thể. Ông Vladimir Putin đã giải thích một cách hợp lý và dựa trên các dữ liệu cụ thể về lý do thực sự dẫn đến khó khăn về nguồn cung cấp lương thực, vốn là kết quả của các chính sách kinh tế và tài chính sai lầm của các nước phương Tây, cũng như các biện pháp trừng phạt chống Nga mà họ áp đặt. Về phần mình, Nga sẵn sàng giúp tìm các phương án để xuất khẩu ngũ cốc không bị cản trở, bao gồm cả việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen. Việc gia tăng nguồn cung phân bón và các sản phẩm nông nghiệp của Nga cũng sẽ giúp giảm căng thẳng trên thị trường lương thực toàn cầu, tất nhiên, sẽ yêu cầu dỡ bỏ các hạn chế trừng phạt liên quan.

    Các nhà lãnh đạo đã đồng ý tiếp tục các cuộc tiếp xúc.

    Trả lờiXóa
  3. CHUYỆN MỸ THÁO CHẠY VÀ TALIBAN CHIẾM THỦ ĐÔ KABUL- DƯ LUẬN ĐÃ BIẾT TỪ 30/4/1975!!!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/chuyen-my-thao-chay-va-taliban-chiem.html
    Hai mươi năm, kể từ ngày người Mỹ mang bom đạn cùng binh lính đến Afghanistan nhằm "tiêu diệt khủng bố Taliban" và mang "dân chủ, tự do" đến cho người dân nơi đây.

    Chữ trong hình: "Chúng tôi đem tới dân chủ. Nhắc lại theo tôi nào: D-Â-N-C-H-Ủ"
    (Xem bài: BỨC BIẾM HỌA CỦA NGƯỜI MỸ VỀ CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA MỸ Ở VN NAY VẪN NGUYÊN TÍNH THỜI SỰ https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/04/buc-biem-hoa-cua-nguoi-my-ve-chien.html?m=)
    Mỉa mai thay, trong 20 năm qua, đất nước Afghanistan ngày càng loạn lạc, chẳng những "khủng bố Taliban" không bị tiêu diệt như toan tính ban đầu của Mỹ mà họ càng đánh, càng mạnh hơn, khiến binh lính Mỹ ngày càng có nhiều thương vong. Rồi Mỹ phải ký với "khủng bố Taliban" một Thỏa thuận rằng "xin các ngài "khủng bố Taliban" đừng khủng bố nữa, đổi lại, Mỹ rút quân về nước!"
    Thực chất là Mỹ không chịu được nhiệt, đã phải bỏ mặc cho số phận ngụy Kabul (Tổng thống do Mỹ dựng lên ở Afghanistan- Ashraf Ghani), tương tự như ngụy Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu hồi năm 1975.
    Lực lượng đặc biệt lên tới 300.000 quân của Quân đội Afghanistan, mà Mỹ đã huấn luyện và trang bị trong 20 năm với chi phí khoảng 88 tỷ USD, bị Taliban đánh bại ở hết chỗ này đến địa phương khác.

    Và chuyện gì đến đã phải đến. Chuyện Mỹ tháo chạy và Taliban chiếm Thủ đô Kabul- dư luận Thế giới đã biết từ ngày 30/4/1975!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/chuyen-my-thao-chay-va-taliban-chiem.html
    ----
    Còn chuyện thời sự hiện nay: MỸ VÀ CHƯ HẦU UKRAINA SẼ THẤT BẠI HOÀN TOÀN- ĐIỀU DƯ LUẬN THẾ GIỚI ĐÃ BIẾT TRƯỚC NGAY TỪ BÂY GIỜ!

    Trả lờiXóa
  4. Quân Ukraine vừa rút về phòng tuyến mới, quân Nga đã bao vây thành phố tiền đồn
    28/05/2022
    Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba cũng không còn giọng lạc quan quen thuộc khi đánh giá: “Tình hình quân sự ở miền đông Ukraine thậm chí còn tồi tệ hơn mọi người vẫn nói"

    Thành phố Sievierodonetsk của Ukraine bị bao vây gần như hoàn toàn bởi các lực lượng tấn công của Nga, giữa bối cảnh Điện Kremlin tiếp tục đạt được nhiều lợi thế trong cuộc tấn công ở khu vực Donbas, được yểm trợ bởi hỏa lực đạn pháo.

    Các quan chức Ukraine thừa nhận hôm 27.5 rằng Nga đã chiếm được hầu hết thị trấn Lyman – một trung tâm đường sắt. Việc chiếm giữ Lyman thể hiện một thời điểm quan trọng trong sự tiến bộ chậm chạp của các lực lượng Nga ở miền đông Ukraine.

    Thống đốc vùng Donetsk, Pavlo Kyrylenko, cho biết đã có giao tranh ác liệt xung quanh thị trấn chiến lược Lyman sau khi quân đội Ukraine rút về tuyến phòng thủ mới.

    Những người ly khai thân Nga ở vùng Donetsk cho biết họ đã “giải phóng và kiểm soát hoàn toàn 220 khu định cư, bao gồm cả Krasny Liman (tên của Lyman thời Xô Viết)”.

    Theo BBC, đây là thành công lớn thứ hai đối với Nga trong tuần này, sau sự sụp đổ của Svitlodarsk xa hơn về phía nam.

    Xa hơn về phía đông, Nga đã bao vây hai phần ba thành phố Sievierodonetsk, thống đốc khu vực Luhansk Serhiy Haidai cho biết. Thành phố này là trung tâm dân cư chính ở cực đông mà Ukraine còn nắm giữ ở Donbas.

    Tình hình ở Sievierodonetsk có vẻ đặc biệt tuyệt vọng, quân đội Nga được báo cáo xuất hiện ở một số khu vực của thành phố. Thị trưởng Sievierodonetsk cho biết các lực lượng Nga đã ở khách sạn Myr tại ngoại ô thành phố vào 26.5, và 1.500 người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh, trong khi từ 12.000 đến 13.000 người bị mắc kẹt.

    Khi các thành phố Kharkiv ở phía bắc và Dnipro ở phía nam cũng bị tấn công, các nhà phân tích cho biết nỗ lực chính của Nga dường như vẫn tập trung ở phía đông, trong khi các cuộc tấn công của Nga ở những nơi khác dường như nhằm củng cố các vị trí của họ và tiêu hao quân phòng thủ Ukraine, những người có thể được triển khai lại.

    Theo một số báo cáo, tình hình ngày càng căng thẳng buộc Ukraine phải bịt lỗ hổng ở tuyến phòng thủ của mình ở Donbas với các lính tình nguyện.

    Nhấn mạnh tình trạng giao tranh ở Donbas, thủ tướng Anh, Boris Johnson, người đã tự nhận mình là một trong những người cổ vũ nổi tiếng nhất của Ukraine, cho biết Nga đang đạt được "tiến bộ có thể trông thấy được”.

    Ngoại trưởng Ukraine cũng đưa ra một đánh giá ảm đạm. Dmytro Kuleba nói: “Tình hình quân sự ở miền đông Ukraine thậm chí còn tồi tệ hơn mọi người vẫn nói và đất nước này cần vũ khí hạng nặng để chống lại Nga một cách hiệu quả”.

    Bình luận của Kuleba được đưa ra khi Mỹ và các đồng minh tỏ ý rằng họ sẽ cung cấp cho Ukraine những vũ khí ngày càng hiện đại, bao gồm cả hệ thống tên lửa phóng nhiều lần mà Kyiv đang ao ước.

    Hôm 27.5 Ngoại trưởng Anh, Liz Truss trong chuyến công du Czech, cho rằng việc viện trợ xe tăng và máy bay cho Ukraine là phù hợp nếu cần thiết.

    Các nhà bình luận tin rằng mặc dù Moscow đã giành được quyền kiểm soát đối với một số thành phố ở miền nam Ukraine, chẳng hạn như Kherson và Mariupol nhưng thắng lợi của Nga trong ba tháng chiến tranh là ít hơn nhiều so với mong đợi ban đầu của Putin (đây chỉ là phỏng đoán của truyền thông phương Tây vì Nga chưa bao giờ nêu thời hạn tốc thắng tại Ukraine hay chiếm Kyiv trong 3 ngày),

    Điều đó được coi là lời giải thích cho cường độ nỗ lực của Nga nhằm chiếm toàn bộ Donbas, một chiến thắng có thể được coi là thắng lợi lớn của Putin.
    https://1thegioi.vn/quan-ukraine-vua-rut-ve-phong-tuyen-moi-quan-nga-da-bao-vay-thanh-pho-tien-don-182353.html

    Trả lờiXóa
  5. Сербия не участвует в антироссийской истерии, заявил глава МВД республики
    https://ria.ru/20220529/serbiya-1791555799.html
    15:38 29.05.2022
    Serbia không tham gia vào các hoạt động cuồng loạn chống Nga
    Bộ trưởng Nội vụ Serbia: Cuộc trò chuyện giữa Putin và Vučić chứng minh rằng Belgrade đã hết cuồng nhiệt chống Nga
    BELGRADE, ngày 29 tháng 5 - RIA Novosti. Cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Serbia Aleksandar Vučić, người nói rằng giá khí đốt từ Liên bang Nga cho Serbia sẽ thấp hơn nhiều so với thị trường trung bình, chứng tỏ Belgrade không tham gia vào các cuộc cuồng loạn chống Nga, Bộ Nội vụ Serbia cho biết. Bộ trưởng Aleksander Vulin.
    Vučić đã tổ chức một cuộc điện đàm với Putin vào Chủ nhật, sau đó ông nói rằng đã đạt được các thỏa thuận về các yếu tố cơ bản của hợp đồng mới về cung cấp khí đốt từ Liên bang Nga trong ba năm, các chi tiết vẫn chưa được thảo luận với Gazprom . Theo Vucic, chúng ta đang nói về việc bổ sung 800 triệu mét khối khí mỗi năm so với 2,2 tỷ mét khối đã được thỏa thuận. Công thức dầu sẽ được sử dụng để tính giá, và giá ở Belgrade sẽ là một trong những mức có lợi nhất - thấp hơn giá thị trường khoảng ba lần. Các bên cũng thảo luận về việc tăng khối lượng các cơ sở lưu trữ khí đốt.
    "Các thỏa thuận mà Tổng thống Vucic đạt được với Tổng thống Putin là bằng chứng cho thấy quyết định của Serbia không tham gia vào phong trào chống Nga được tôn trọng như thế nào. Nếu không có chính sách như vậy, Vučić, sẽ không có hiệp ước khí đốt, điều mà các quốc gia lớn hơn và mạnh hơn chúng ta chỉ có thể mơ ước ", Bộ Nội vụ Serbia dẫn lời Vulin nói.
    Vučić cho biết hôm thứ Bảy tuần trước rằng hiện nay phần Serbia của kho khí đốt ngầm Banatski Dvor chứa 162 triệu mét khối khí đốt, trong khi phần của Nga chứa 123 triệu mét khối. Đồng thời, chỉ có 5 triệu mét khối khí đốt có thể được bơm ra khỏi cơ sở lưu trữ hàng ngày, ít hơn hai đến ba lần so với nhu cầu hàng ngày của Serbia trong những tháng lạnh giá. Chính quyền Serbia cùng với phía Nga đang có kế hoạch nâng công suất của kho chứa khí đốt ngầm Banatski Dvor (UGS) từ 5 lên 6,7 triệu m3 nhiên liệu xanh / ngày.
    Hợp đồng hiện tại giữa Srbiyagaz và Gazprom về việc cung cấp 6 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày từ Nga đến Serbia với giá 270 USD / nghìn mét khối sẽ hết hạn vào ngày 31/5. Nhà chức trách Serbia cho biết, họ có kế hoạch ký hợp đồng tiếp theo với phía Nga trong 10 năm.

    Trả lờiXóa