Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

"Crimea- Đường về Tổ quốc" - "Крым. Путь на Родину"

"Crưm. Đường về Tổ quốc"- "Крым. Путь на Родину". 
Ngày 15/3, một năm sau sự kiện bán đảo Crưm (Crimea) gia nhập Liên bang Nga theo kết quả trưng cầu dân ý, kênh truyền hình Russia-1 của Nga đã trình chiếu bộ phim tài liệu "Crimea: Đường về Tổ quốc," trong đó các tác giả bộ phim đã phỏng vấn Tổng thống Nga Vladimir Putin về lý do ông quyết định tiếp nhận Crimea.

Mời xem phim:
  
Tổng thống Putin cho biết trước khi xảy ra các sự kiện biểu tình và xung đột tại Maidan, dẫn đến việc thay đổi chế độ tại quốc gia láng giềng của Nga sau đó, ông chưa bao giờ nghĩ đến việc tách Crimea khỏi Ukraine, mà chỉ chỉ thị thực hiện một cuộc thăm dò kín, theo đó có tới 75% người dân bán đảo mong muốn gia nhập Liên bang Nga. 
Đồng thời, tình hình bùng phát chủ nghĩa dân tộc đáng ngại tại Ukraine đã thôi thúc Moskva tái sáp nhập Crimea. Theo ông Putin đánh giá, Crimea là lãnh thổ lịch sử của Nga (chỉ được trao cho Ukraine vào năm 1954), Moskva không thể bỏ mặc khi người Nga, hiện sinh sống và chiếm phần lớn dân số của bán đảo, bị đe dọa.
Tổng thống Putin cũng khẳng định ông đã chỉ thị phải tiến hành việc sáp nhập hoàn toàn dựa vào nguyện vọng của người dân bán đảo, thực hiện mọi quy trình theo pháp luật. Người đứng đầu nhà nước Nga cho biết ông cũng không sử dụng quyền đưa quân vào Crimea mà Thượng viện Nga trao cho ông trước đó. 
Ông nói rõ Moskva đã không đưa quân đội vào Crimea cũng như không vượt quá quân số cho phép tại căn cứ của mình ở bán đảo này. Tuy nhiên, Tổng thống Putin cho biết sau đó lực lượng phản gián và lính thủy đánh bộ Nga đã được điều đến để hỗ trợ phong tỏa và giải giáp trong hòa bình và không đổ máu 20.000 binh sỹ Ukraine đóng quân tại Crimea.
Theo lời Tổng thống V.Putin, Moskva đã sẵn sàng trước những phản ứng đối với quyết định thu nhận Crimea của mình, thậm chí ở giai đoạn ban đầu Moskva từng sẵn sàng tuyên bố đưa vũ khí hạt nhân vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Trong khi bảo vệ Crimea, có giai đoạn Moskva đã điều hệ thống phòng thủ bờ biển "Bastion" tới và bố trí để có thể quan sát được từ vũ trụ. Đây là một hệ thống vũ khí chính xác cao, hiệu quả bậc nhất trên thế giới.
Về tương lai phát triển Crimea, Tổng thống V.Putin đặt ra các nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng cầu vượt biển Kerch từ lãnh thổ đất liền của Nga tới Crimea, đồng thời đảm bảo các điều kiện phát triển năng lượng tại khu vực bán đảo, khôi phục lại các cơ sở nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Crimea. 
Người đứng đầu điện Kremlin cho rằng quá trình sáp nhập Crimea theo nguyện vọng của người dân sẽ hoàn tất khi giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, cũng như khôi phục lại vị trí của Crimea như một bộ phận không thể tách rời trong nền văn hóa Nga.
Bộ phim tài liệu "Crimea: Đường về Tổ quốc" dài hơn 3 giờ đồng hồ, được nhà báo Nga Andrey Kondrashov thực hiện trong suốt 8 tháng từ năm 2014, ghi lại chi tiết hầu hết các sự kiện hồi mùa Xuân năm 2014, dẫn đến kết quả bán đảo Crimea tổ chức trưng cầu dân ý, trong đó có tới 97% người dân bán đảo ủng hộ gia nhập thành phần Liên bang Nga.
Thu hút nhiều sự chú ý nhất trong bộ phim là cuộc phỏng vấn giữa Tổng thống V.Putin với tác giả bộ phim. 
Vào ngày 18/3/2014 tại Moskva, ông Putin đã ký Hiệp ước tiếp nhận và thành lập hai chủ thể liên bang mới của Liên bang Nga với Thị trưởng thành phố Sevastopol Aleksey Chalyi, cùng đại diện của Crimea là Thủ tướng Sergey Aksenov và Chủ tịch Nghị viện Vladimir Konstantinov.
Một số phần trong nội dung bộ phim tài liệu này, qua lời kể của Tổng thống Nga, không khác bao nhiêu so với những bài mà Google.tienlang đã nói đến. Đó là bài BÁO CHÍ VIỆT NAM LẠI XUYÊN TẠC LỜI PUTIN VỀ VỤ GIÚP YANUKOVICH CHẠY TRỐN KHỎI UKRAINA và Báo Thanh niên bịa đặt, xuyên tạc lời của ông Viktor Yanukovych.
Tuy nhiên, điều chúng tôi thực sự hứng thú là những cảnh trong phim lần đầu tiên được công bố. Đó là những cảnh đoàn máy bay trực thăng Nga sang Donetsk để cứu Tổng thống Ukraina Vichtor Yanukovych vào ban đêm. Bọn phát xít Kiev dẫn đầu là Avakov- Bộ trưởng Công an cùng một đội quân tay sai CIA đang truy đuổi, quyết tiêu diệt Yanukovych. Vậy làm sao các chiến sĩ từ máy bay trực thăng tìm được Yanukovych, đưa ông ấy đến Crưm an toàn? Tất nhiên, trong hoàn cảnh như vậy, Yanukovych cũng không th dễ dàng tin cậy người khác (ngoài một người là Putin) cung cấp thông tin về địa điểm nơi mình cùng đoàn tùy tùng đang ẩn náu. Hóa ra chính Putin suốt đêm giữ liên lạc với Yanukovych và chỉ huy đội bay giải cứu, hướng dẫn họ bản đồ bay, hướng dẫn Yanukovych đánh ám hiệu cho đội bay...
Tuyệt vời Putin, như trong phim trinh thám! 

Lê Hương Lan
===================

29 nhận xét:

  1. Nguyễn Tấn Xuânlúc 16:37 16 tháng 3, 2015

    Có lẽ đây là bộ phim tài liệu đầu tiên về sự kiện này.
    Rất quý.

    Trả lờiXóa
  2. Trương Khánh Phượnglúc 17:50 16 tháng 3, 2015

    Bộ phim tài liệu "Crimea - Đường về Tổ quốc" của kênh truyền hình Rossia 1 đã được phát sóng vào tối Chủ nhật vừa qua, ngày 15/3.
    Trong bộ phim này, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả lời phỏng vấn, cho biết những tình tiết bí mật quanh việc giải cứu cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich cũng như chiến dịch sáp nhập Crimea.
    Trong bộ phim này, ông Putin cho biết, những kẻ tổ chức đảo chính nhà nước ở Kiev đã âm mưu "thanh toán" cựu Tổng thống Yanukovich.
    Theo lời kể của nhà lãnh đạo nước Nga, đêm 22 rạng sáng 23/2/2014, lực lượng đặc nhiệm Nga đã đưa Yanukovich từ tỉnh Donetsk về Crimea an toàn.
    Trước đó, các chiến sĩ đặc nhiêm Nga đã cứu sống Yanukovich, sau khi đoàn xe của ông đã bị bắn và suýt chút nữa đã rơi vào một ổ phục kích khác.
    - Ông Putin kể trong phim:
    Các thông tin cho thấy, những kẻ thực hiện đảo chính không những muốn bắt Yanukovich, mà còn muốn trừ khử. Các sự kiện tiếp theo đã chứng minh nhận định đó. Nếu Yanukovich không còn nữa, thì các lực lượng đối lập sẽ dễ dàng giải quyết mọi việc hơn.
    Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich rời khỏi Kiev 2 ngày sau sự kiện "thứ Năm đẫm máu" . Đó là ngày 20/2, khi mà các tay bắn tỉa bí ẩn ở quảng trường Maidan đã bắn chết hàng chục người của cả hai phía biểu tình cũng như cảnh sát.

    Ngay hôm sau, ông Yanukovich gọi điện cho ông Putin và thông báo rằng, ông dự định sẽ đi Kharkov vào ngày 22/2 sắp tới.
    "Tôi không giấu gì cả, khi đó tôi nói rõ quan điểm rằng, trong tình huống đó, tốt nhất là đừng rời thủ đô... Sau đó ông ấy lại gọi, nói rằng đã quyết định phải đi. Điều duy nhất tôi nói khi đó, là ông đừng điều thêm lực lượng an ninh nữa.
    Ông ấy đáp: 'Vâng, vâng, tôi hiểu rõ quá mà'. Rồi ông ấy rời thủ đô, đem theo toàn bộ lực lượng an ninh - ông Putin nói trong phim.
    Ngày 22/2, Yanukovich đến Kharkov, và sau đó đoàn xe của ông ta chạy ngay về Donetsk. Từ chỗ đó, Yanukovich lại gọi cho Tổng thống Putin, yêu cầu được gặp.
    Ông Putin liền đề nghị tiến hành cuộc gặp mặt ở thành phố Rostov trên sông Đông và thông báo ông sẵn sàng bay đến đó. Tuy nhiên, sau đó các cận vệ của Yanukovich lại gọi cho ông Putin, thông báo: "Chúng tôi nguy to rồi".
    "Sau này, chúng tôi biết rằng, vào thời điểm đó, xe của Yanukovich đã bị bắn. Xe của Viện trưởng Viện kiểm sát Pshonka cũng bị bắn và một bảo vệ của ông này bị thương.
    Đến thời điểm đó, cuộc đảo chính đã hoàn tất và chiến dịch tìm diệt Yanukovich bắt đầu" - ông Putin kể tiếp.

    Tổng thống Putin ngay lập tức lệnh cho 4 đơn vị đặc nhiệm Nga vào cuộc để cứu Yanukovich, người vào thời điểm đó vẫn trên đường đến Crimea. Tuy nhiên theo các dữ liệu tình báo Nga thu thập được, có một ổ phục kích đang chờ sẵn ông ta và đoàn tùy tùng.
    Thông tin này đã được báo kịp thời cho đội cận vệ của Yanukovich để đoàn xe không đi tiếp.

    Tổng thống Putin kể lại:

    "Các đơn vị thông tin của chúng tôi đã định vị được xe của Yanukovich theo lộ trình của ông ta. Nhưng khi tôi được xem bản đồ lộ trình, thì biết thêm là ông ấy sắp rơi vào ổ phục kích.
    Thêm nữa, theo các thông tin mà chúng tôi có được, chỗ đó được trang bị súng máy hạng nặng, để "không cần phải nói chuyện lâu".

    Trả lờiXóa
  3. Putin tiết lộ quá trình giải cứu Yanukovych và hành động sáp nhập Crimea
    Nga đã triển khai tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion để chứng tỏ thiện chí rằng sẵn sàng bảo vệ bán đảo khỏi các cuộc tấn công quân sự.

    Cuộc đảo chính vũ trang ở Ukraine trong tháng 2/2014 là do Washington tổ chức, RT dẫn tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bộ phim tài liệu mang tựa đề “Crimea – Đường về Tổ quốc” phát sóng trên kênh Russia 1 tối ngày 15/3 cho biết.
    Theo ông Putin, người Mỹ đã cố gắng ẩn đằng sau những người châu Âu trong sự kiện ở Ukraine, nhưng Moscow không bị lừa.
    “Nhìn bề ngoài có vẻ như những người đối lập Ukraine được hỗ trợ chủ yếu bởi châu Âu. Nhưng tôi biết chắc rằng họ là sản phẩm của những người bạn Mỹ. Họ (Mỹ) đã huấn luyện các nhóm dân tộc, các nhóm vũ trang ở Tây Ukraine, Ba Lan và một phần ở Lithuania. Họ đã tạo điều kiện cho cuộc đảo chính vũ trang”, ông Putin nói.

    Cũng theo Tổng thống Putin, phương Tây đã không tiếc công sức ngăn chặn sự thống nhất bán đảo Crimea với Nga bằng mọi phương tiện, hình thức và các chương trình. Tuy nhiên, nỗ lực này đã tỏ ra không hiệu quả tại một quốc gia có hệ thống chính trị rất mới và mong manh như Ukraine.
    Tổng thống Nga cũng cáo buộc Mỹ đứng sau vụ đảo chính và kế hoạch ám sát cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, đồng thời nhấn mạnh rằng ông đã lệnh cho lực lượng đặc biệt, Bộ Quốc phòng bảo vệ tính mạng cho người đồng cấp Ukraine.
    Theo ông Putin, tình báo Nga đã theo dõi lộ trình của đoàn xe của ông Yanukovych và nhận thấy họ bị phục kích. Cựu lãnh đạo Ukraine ban đầu không muốn rời khỏi đất nước và từ chối được sơ tán từ Donetsk. Nhưng sau đó một vài ngày, tại Crimea ông nhận ra rằng không còn cơ hội đàm phán và yêu cầu được đưa sang Nga.
    Tổng thống Nga cũng đích thân ra lệnh chuẩn bị các hoạt động đặc biệt đưa Crimea về với Liên bang vào buổi sáng sau khi Yanukovych chạy trốn.
    “Mục tiêu của chúng tôi là không để mất Crimea. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là cho phép người dân ở đây bày tỏ mong muốn của họ về cách họ muốn sống”, ông Putin nói.
    Theo ông Putin, một phần của các hoạt động sáp nhập Crimea là Nga đã triển khai tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion để chứng tỏ thiện chí rằng sẵn sàng bảo vệ bán đảo khỏi các cuộc tấn công quân sự và cố tình cho người Mỹ nhìn thấy nó từ không gian như một lời cảnh báo.
    Bên cạnh đó, ông Putin cũng lệnh cho quân đội chuẩn bị vũ khí hạt nhân sẵn sàng sử dụng khi cần thiết, triển khai lực lượng đặc biệt cùng các lực lượng hải quân và lính dù vì không chắc chắn rằng phương Tây sẽ không dùng vũ lực chống lại Nga sau động tháp sáp nhập Crimea.
    Tuy nhiên, số lượng binh sĩ Nga được triển khai tại căn cứ Hạm đội Biển Đen không vượt quá 20.000 người theo thỏa thuận đã ký kết với Ukraine để đảm bảo rằng hoạt động của Moscow không vi phạm các quy định quốc tế.
    Lực lượng này được triển khai còn nhằm để ngăn chặn tình trạng đổ máu trên bán đảo trong quá trình tiến hành trưng cầu dân ý. Ông Putin thừa nhận rằng có một số người dân Crimea, đặc biệt là thành viên nhóm Crimean Tatar thiểu số phản đối các hoạt động của Nga. Tuy nhiên sau đó nhóm này đã được lực lượng dân quân địa phương thuyết phục để ủng hộ kế hoạch của họ.
    Moscow khẳng định rằng các hành động trên là hợp pháp và rằng quân đội Nga được triển khai chỉ nhằm mục đích để đảm bảo an ninh chứ không phải chiếm đóng.

    Trả lờiXóa
  4. KIỆN CÁO CỦA UKRAINA VỚI NGA VỀ CRIMEA LÀ LỪA DỐI

    Ở Ukraina đang nổ ra bê bối liên quan đến bài viết trên tạp chí Forbes Ukraina về điều gì đang diễn ra qua hàng loạt vụ đâm đơn kiện tụng về qui chế vùng đất Ukraina đã mất: bán đảo Crimea.

    Các pv Forbes nhắc đến việc cq Ukraina đã ngay lập tức tuyên bố họ sẵn sàng bác bỏ việc gia nhập của Crimea vào Russia ở tòa án quốc tế và kiện Nga bồi thường trên 1 nghìn tỷ hryvnia (khoảng $11 tỷ thời giá 3/2014).

    Họ đã đi điều tra xem điều gì diễn ra, họ gặp ông BT Tư pháp Ukraina. Ông này nói trong 13/3, 22/8 và 9/7 năm 2014, cq Ukraina đã đệ nộp lên Tòa án Nhân quyền châu Âu 3 đơn kiện quốc tế buộc tội Nga vi phạm nhân quyền, điều được bảo đảm bởi Công Ước bảo vệ quyền con người và quyền tự do cơ bản 1950 và các nghị định của nó. Tuy nhiên, tòa tuyên bố trên thực tế, “sát nhập lãnh thổ” hay thiệt hại kinh tế liên quan đến chia tách Crimea là không có. Ông bt khuyên các pv hỏi ông bt Ngoại giao để biết rõ hơn.

    Ông Ngoại trưởng xác nhận, bất chấp tuyên bố ồn ào về loạt kiện tụng của tòa, qua đó Ukraina bác bỏ qui chế Crimea, đã không có tố tụng nào đối với cq Nga. Ông Ngoại trưởng giải thích, HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ĐƠN GIẢN LÀ KHÔNG TÌM THẤY CƠ CHẾ ĐỂ CÓ THỂ GIẢI QUYẾT YÊU SÁCH LÃNH THỔ CỦA KIEV.

    Ngoài ra, các nhà ngoại giao Ukr cho biết thêm, ”KHÔNG CÓ THỎA THUẬN SONG PHƯƠNG NÀO GIỮA UKRAINA VÀ NGA TẠO RA CƠ SỞ HỢP PHÁP ĐỂ VẬN DỤNG Ở CÁC TOÀ ÁN QUỐC TẾ HAY CÁC TỔ CHỨC TRỌNG TÀI, NGOẠI TRỪ TRƯỜNG HỢP NGA ĐƠN PHƯƠNG VÀ TƯỜNG MINH ĐỒNG Ý VỀ ĐIỀU ĐÓ.”

    - Hóa ra là, tất cả kiện tụng tài sản đối với Nga vào lúc này chỉ là ý nghĩ trong đầu 1 số chính khách nhất định và họ cứ lặp lại điều đó – tờ Forbes Ukraina kết luận.

    Các chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp quốc tế xác nhận: tuyên bố của các chính khách Ukraina về kiện tụng chỉ thuần túy mang tính ảo vọng. Luật gia Maria Yarmush giải thích rằng không có tòa Nhân quyền châu Âu (ECHR) hay tòa Trọng tài quốc tế nào lại có thể đơn giản chấp nhận tuyên bố của giới chức Kiev về yêu sách lãnh thổ với Nga.

    - NGÀY NAY CHẲNG CÓ TÒA ÁN NÀO, CÓ THẨM QUYỀN PHÁN XỬ TRANH CHẤP LÃNH THỔ GIỮA UKRAINA VÀ NGA. CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHÁC THẬM CHÍ CÒN KHÔNG CÓ QUYỀN ĐỂ GHI NHẬN NHỮNG TUYÊN BỐ NHƯ THẾ - chuyên gia nhấn mạnh.

    Cũng theo Maria Yarmush, kiện tụng tòa án như thế này rõ ràng sẽ là thất bại cho giới chức Kiev, bởi vì các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế trong quá trình xác lập qui chế của Crimea được tuân thủ một cách rõ rệt.

    - Cho rằng nghị viện được bầu Crimea tiếp nhận quyết định trưng cầu, kết quả của nó là không thể nghi ngờ - vị luật sư nói – Tổ chức trưng cầu và nhận đa số phiếu đồng thuận ly khai, cư dân bán đảo trước tiên có được độc lập, còn sau đó trở thành công dân Nga. Quá trình này hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp. Và trong trực tiễn quốc tế là tiền lệ tương tự Kosovo.

    Nhớ là, Văn kiện gia nhập của Crimea và Sevastopol vào Nga được ký kết ở Mat-xcơ-va ngày 18 tháng 3 năm 2014. Buổi lễ ký kết có sự tham dự của TT Vladimir Putin, Ttg Crimea Sergey Aksenov, chủ tich HĐ Tối cao Crimea Konstantinov và Thị trưởng Sevastopol Chaly.

    Chính quyền Ukraina ngay lập tức tuyên bố văn kiện là bất hợp pháp và công báo bắt đầu chiến dịch rộng lớn không thừa nhận qui chế mới của bán đảo Crimea. Thực sự, trong tháng 4/2014 quyền ngoại trưởng Ukraina là Andrei Deshchitsa sau cuộc họp ủy ban NATO - Ukraina ở Brussels đã tuyên bố rằng Kiev đã nộp đơn kiện Mat-xcơ-va lên tòa án Trọng tài quốc tế. Vào tháng 6/2014, ông Ttg Yatsenyuk cũng thông báo đăng ký nhiều đơn kiện Crimea ở toàn Nhân quyền châu Âu.

    Cq Kiev nhiều lần riêng rẽ tuyên bố tiến hành tố tụng yêu sách thiệt hại tài chính đối với Nga sau khi Crimea ly khai. Như bt Tư pháp Petrenko tuyên bố, vì chia tách bán đảo, Kiev đã mất hơn 1,2 tỷ hryvnia, chưa tính tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa. Cựu bt năng lượng Yuri Prodan tuyên bố vào tháng 7/2014 thiệt hại trong lĩnh vực năng lượng đã vượt quá $300 tỷ.

    http://lifenews.ru/news/150456

    Trả lờiXóa
  5. ФИЛЬМ "КРЫМ. ПУТЬ НА РОДИНУ"


    Фильм Андрея Кондрашова "Крым. Путь на Родину", показанный 15 марта на канале "Россия", собрал у экранов 40,6% зрителей старше 18 лет из числа смотревших телевизор воскресным вечером. Это один из самых высоких показателей интереса зрителей к телевизионному проекту за последние несколько лет.
    О ПРОЕКТЕ
    Крым. Путь на Родину
    Фильм Андрея Кондрашова.

    Полнометражная документальная лента была задумана, чтобы сохранить для истории каждый значимый эпизод событий, происходивших в Крыму весной 2014 года. Съемки продолжались 8 месяцев и охватили Севастополь и Форос, Симферополь и Керчь, Ялту и Бахчисарай; Феодосию, Джанкой, Алушту и еще десяток населенных пунктов Крыма. По горячим следам был записан большой разговор с Владимиром Путиным, а потом еще больше полусотни интервью с участниками и свидетелями Крымской весны. С чего все началось? Как Россия получила официальное обращение от легитимного президента Украины с просьбой спасти ему жизнь?

    Это была операция, аналогов которой не было в новейшей мировой истории. Все подробности того, как за несколько километров до засады с пулеметами был тайно эвакуирован Виктор Янукович, спустя год открывает сам Владимир Путин, и в фильме этому посвящена детальная реконструкция.

    "Это была ночь с 22 на 23 февраля, закончили около 7 часов утра, и я всех отпустил и пошел спать в 7 утра. И, расставаясь, не скрою, расставаясь, перед тем как все разошлись, я всем моим коллегам, а их было четверо, сказал, что ситуация развернулась таким образом на Украине, что мы вынуждены начать работу по возврату Крыма в состав России. Потому что мы не можем бросить эту территорию и людей, которые там проживают, на произвол судьбы, под каток националистов. И поставил определенные задачи, сказал, что и как мы должны делать, но сразу же подчеркнул, что мы будем делать это только в том случае, если будем абсолютно убеждены в том, что этого хотят сами люди, которые проживают в Крыму", — рассказал в интервью Владимир Путин.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Поэтому первое распоряжение, которое было отдано президентом, касалось не спецслужб и минобороны, а собственной администрации, специалисты которой совместно с социологами провели в Крыму закрытый опрос. На какие вопросы отвечали крымчане, если даже слово "референдум" еще не фигурировало?

      "Выяснилось, что желающих присоединиться к России там 75% от общего состава. Вы понимаете, был проведен закрытый опрос, вне контекста возможного присоединения. Для меня стало очевидным, что если мы подойдем к этому, то уровень или количество тех, кто бы хотел, чтобы это историческое событие произошло, будет гораздо выше", — отметил российский президент.

      Корсуньский погром. Сколько людей погибло и пропало без вести, после того как украинские националисты напали на автоколонну крымчан и сожгли их автобусы? Как формировалось ополчение Крыма. Кто был его лидером?

      Как впервые появились в Крыму вежливые люди? Кто это был, чьим приказом они были отправлены на полуостров? И сколько времени заняла спецоперация, в результате которой в ночь на 27 февраля были взяты под охрану все ключевые здания органов власти?

      "Конечная цель была не в захвате Крыма и не в какой-то аннексии. Конечная цель была в том, чтобы дать возможность людям выразить свое мнение по поводу того, как они хотят жить дальше. Говорю Вам совершенно откровенно, честно говорю Вам. Про себя подумал, если люди так захотят, значит, так тому и быть. Значит, они будут там с большей автономией, с какими-то правами, но в составе Украинского государства. Пусть так и будет. Но если они захотят по-другому, то мы не можем их бросить! Мы результаты референдума знаем. И мы поступили так, как были обязаны поступить!", — пояснил российский лидер.

      Как умудрились без кровопролития разоружить 193 воинские части Украины в Крыму? В чем был секрет Командующего Черноморским Флотом, который приглашал украинских коллег на переговоры исключительно в Херсонес? Как удалось закрыть в бухтах корабли украинских ВМС? Но почему все-таки не обошлось без штурма и стрельбы в Феодосии?

      Как Россия соприкоснулась в Крыму с подразделениями НАТО, а в море с военно-морскими силами ВМС? О чем Владимир Путин говорил в те дни с Бараком Обамой? И как попали в Крым наши береговые ракетные комплексы "Бастион", внезапно изменившие весь ход событий? Два откровенных интервью Владимира Путина и все эпизоды крымской весны, которые определили ход новейшей истории России - смотрите в фильме "Крым. Путь на Родину".

      http://russia.tv/brand/show/brand_id/59195

      Xóa
  6. MỘT SỐ ĐÃ DIỄN GIẢI SAI HIẾN CHƯƠNG LHQ!

    Để giải thích tại sao Putin công khai sự kiện Crimea mà không có bất cứ ai kiện cáo lên các tổ chức quốc tế? mà chỉ tìm cách bôi bác, thóa mạ cá nhân ông cũng như Nga.

    Khi đối chiếu điều này với Hiến chương LHQ có thể cho 1 vài manh mối:

    Cần nói qua là tiếng Anh, có thể là ngôn ngữ ngoại giao, thương mại – nhưng tuyệt đối không phải là ngôn ngữ tốt cho luật pháp.

    Điều 2; khoảng 4 của nó viết như sau:

    4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ LÃNH THỔ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.
    (nguồn thư viện pháp luật http://thuvienphapluat.vn/archive/Hien-Chuong-Lien-hop-quoc-1945-vb229045.aspx)

    4. Tất cả các Thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự TOÀN VẸN LÃNH THỔ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những Mục đích của Liên Hiệp Quốc.
    (nguồn của luatquocte.com/ và www.nhanquyen.vn/ http://www.luatquocte.com/hien-chuong/hien-chuong-lien-hiep-quoc/hien-chuong-lien-hiep-quoc-chuong-i-chuong-ix.nd5-dt.9.005025.html

    Trong các trích dẫn bên trên, tôi để nguyên vẹn và chỉ viết IN HOA phần sai khác quan trọng. Đây là 2 khái niệm khác nhau dẫn đến cách hiểu hoàn toàn khác nhau.

    Vậy BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ LÃNH THỔ hay là TOÀN VẸN LÃNH THỔ mới đúng? Cần đối chiếu với các ngôn ngữ khác.

    4. All Members shall refrain in their international relations from the threat or use of force against THE TERRITORIAL INTEGRITY or political independence of any state, or in any other manner inconsistent with the Purposes of the United Nations.
    (nguồn LHQ http://www.un.org/en/documents/charter/chapter1.shtml)

    Rõ ràng, 1 chuyên gia Anh ngữ, hay google.trans sẽ dịch ngay THE TERRITORIAL INTEGRITY thành TOÀN VẸN LÃNH THỔ, không nghi ngờ gì.
    Nhưng các chuyên gia luật ở Thư viện pháp luật đã dịch cụm từ này thành BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ LÃNH THỔ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguồn tiếng Nga cũng của LHQ cho manh mối:

      4. Все Члены Организации Объединенных Наций воздерживаются в их международных отношениях от угрозы силой или ее применения как против территориальной НЕПРИКОСНОВЕННОСТИ или политической независимости любого государства, так и каким-либо другим образом, несовместимым с Целями Объединенных Наций;
      (nguồn LHQ http://www.un.org/ru/documents/charter/chapter1.shtml)

      НЕПРИКОСНОВЕННОСТЬ = BẤT KHẢ XÂM PHẠM!

      Câu chữ cẩu thả giết người cũng không phải là hiếm trong giới luật học! Như vậy đã rõ. Các vị luật học ở Thư viện pháp luật đã làm chuẩn xác! Còn các vị luatquocte.com/ nhanquyen.vn/ thì không!

      Ở đây có hệ quả, liên quan đến việc ông Putin công khai sự kiện Crimea và sự hiện diện của quân đội, đặc nhiệm Nga (theo lệnh của chính ông)! Nhưng không có bất cứ ai kiện cáo quốc tế gì! Cho dù có thể nói rằng, người Mỹ cậy thế từng nhiều lần thao túng tổ chức LHQ và ức hiếp các tổ chức Luật, Tài phán quốc tế - như đã dẫn ở cmt bên trên.

      Nó liên quan trực tiếp đến điều khoản khác.

      Điều 1; khoảng 2 viết như sau:

      2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các DÂN TỘC (QUỐC GIA) trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;

      2. To develop friendly relations among NATIONS based on respect for the principle of equal rights and self-determination of peoples, and to take other appropriate measures to strengthen universal peace;

      3. Развивать дружественные отношения между НАЦИЯМИ на основе уважения принципа равноправия и самоопределения народов, а также принимать другие соответствующие меры для укрепления всеобщего мира;

      Tiếc rằng ở đây Thư viện pháp luật lại không được chuẩn, đối chiếu với 3 ngôn ngữ trên cần hiểu phần in hoa là QUỐC GIA, 1 nguyên tố chủ thể trong tổ chức LHQ.

      Nếu hiểu như vậy, các dân tộc ở Ukraina không phải là dân tộc Ukraina, mà là người Nga, người Tatar, Do Thái, Thổ, Hung, Ru… Và như vậy tự quyết của các dân tộc, trong sự kiện Crimea và Ukraina là quyền tự quyết của người Nga, người Tatar, Do Thái, Thổ, Hung, Ru…

      Nga đưa quân, nhưng không xâm lược, họ bảo vệ và giữ gìn trật tự, bảm đảm quyền tự quyết của các dân tộc ở Crimea. Khi đó, Ukraina bị đảo chính, hiến pháp, luật pháp đều vô hiệu theo mặc định. Quyền tự quyết của các dân tộc còn lại là quyền CAO NHẤT! Được đảm bảo ở Hiến chương LHQ.

      Nga đã rất tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc ở Ukraina.

      Đó là lý do để ông Ngoại trưởng Ukraina giải thích, HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ĐƠN GIẢN LÀ KHÔNG TÌM THẤY CƠ CHẾ ĐỂ CÓ THỂ GIẢI QUYẾT YÊU SÁCH LÃNH THỔ CỦA KIEV.

      Vì thế dễ hiểu, chẳng ai, Mỹ hay EU hay Ukraina kiện cáo được gì ngoài tuyên truyền, thóa mạ và bôi nhọ Nga. Nơi họ rêu rao Thượng tôn là luật pháp!

      Sự thật cay đắng cho phương Tây!

      Xóa
    2. Sự thật cay đắng cho phương Tây!

      Sự thật cay đắng là người Nga thật thà tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, nên đã phải chấp nhận kết quả trưng cầu dân ý, sát nhập Crimea vào Nga.

      Họ cũng có thể sẽ lại thật thà tôn trọng như vậy với Donbass, Kharkov hay Odessa, thậm chí là với cộng đồng dân tộc Nga đang ở Ba Lan, Latvia, Estonia, Lithuania… Đó mới chính là cái làm cho phương Tây lo lắng, còn Crimea đối với họ là chuyện đã rồi, họ không cãi cũng chẳng có lý luận nào về luật.

      Giới chính khách cáo già phương Tây không hẳn là ngốc nghếch. Họ biết tỏng cả, nhưng họ sẽ không nói cho chúng ta biết nhiều thứ. Trong đó có chuyện là 193 thành viên LHQ thì có đến 150 quốc gia ra đời từ xâm phạm bạo lực lãnh thổ các quốc gia khác, kể cả đang là thành viên LHQ.

      Có lẽ ai đó ngạc nhiên 150/193 là quá nhiều, nhưng sự thực là như vậy! Chúng ta có 1 số cái tên quen thuộc: Ấn Độ, Ai Cập thành lập từ sự vi phạm “toàn vẹn lãnh thổ Anh Quốc!” rõ rồi; Thời Liên Xô tan rã, hơn chục nước ly khai duy nhất Lavia là đúng luật – duy nhất họ! Ukraina, Georgia, Lithuania, Estonia… đều trái luật. Nam Tư tách ra thành 6 quốc gia và 2 tự trị bằng chiến tranh của Mỹ và NATO cùng các đòn bẩn phổ biến dân chủ dân quyền: Serbia, Slovenia, Bosna & Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, tự trị Kosovo, tự trị Vojvodina. Việt Nam, Algeria là từ xâm phạm “toàn vẹn lãnh thổ” của nước mẹ Đại Pháp! Hay gần đây là Đông Timor với Indonesia….

      Vì vật cần đặt vấn đề là có phải khái niệm “toàn vẹn lãnh thổ” được LHQ bảo lãnh hay không?

      Xóa
    3. Với những nhận xét bên trên, thì LHQ không bảo lãnh cho “TOÀN VẸN LÃNH THỔ”! Mà họ bảo lãnh cho “BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ LÃNH THỔ”!

      Điều 1; khoản 2 viết: Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các QUỐC GIA trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;

      Thực chất đây là phát biểu về quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc. Ở đây, khái niệm dân tộc là chủ thể nhỏ hơn trong 1 hay nhiều quốc gia. Các dân tộc có thể dùng quyền tự quyết lập ra nhà nước Ukraina, cũng có thể phủ quyết nó – dĩ nhiên thế.

      Bởi toàn vẹn và quyền tự quyết dân tộc có khi mâu thuẫn đối lập nhau, tự quyết làm mất toàn vẹn từ bên trong. Như vậy có thể khẳng định LHQ bảo lãnh:

      1). Quyền bất khả xâm phạm.
      2). Quyền tự quyết của các dân tộc.

      Hay còn gọi là 2 nguyên tắc của LHQ, từ đó hình thành “Tuyên bố về các nguyên tắc luật pháp quốc tế” (hay tên gọi tương tự rất dài). 2625 (XXV). Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Co-operation among States in accordance with the Charter of the United Nations;
      http://www.un-documents.net/a25r2625.htm

      Trong thực tế chính trị Ukraina, ngay cả khi CQ hiện nay (giả sử) là bầu cử hợp pháp, thì việc họ dung túng phát xít, đàn áp người Nga, sử dụng bạo lực với người chống đối… làm cho các dân tộc phải sử dụng đến quyền tự quyết của họ và ly khai, nghĩa là vi phạm toàn vẹn lãnh thổ Ukraina, vi phạm hiến pháp Ukraina, nhưng họ lại hợp pháp theo tiêu chuẩn LHQ.

      Quá trình ly khai của Crimea, Donbass là vi phạm hiến pháp Ukraina (khi nó đã không còn hiệu lực) nhưng không vi phạm luật quốc tế. Nói cách khác, Crimea phá vỡ “toàn vẹn lãnh thổ Ukraina", nhưng hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn, luật pháp quốc tế.

      Cùng thời điểm ly khai Crimea, Donbass, là các cuộc trưng cầu ly khai ở Scottland, Venus hay Catalonia, nhưng ít khi là điểm nóng trên truyền thông phương Tây.

      Đó là cái cách mà giới chính trị gia phương Tây lảng tránh nói về luật quốc tế. Họ sẽ đuối lý ngay khi viện đến nó.

      Nhưng thực dân đế quốc (Mỹ) rất khôn ngoan, họ lợi dụng 2 nguyên tắc này rất tinh vi và hoàn hảo bằng cách:

      1). Họ tránh “quyền bất khả xâm phạm” khi xâm lược 1 quốc gia bằng cách vu cáo quốc gia nọ là độc tài, phản dân chủ, hay tuyên “Chế độ này không còn quyền để tồn tại” do những cáo buộc vi phạm nhân quyền giả tạo như diệt chủng, giết người hàng loạt, điển hình là Milosevic ở Nam Tư, Saddam Hussen ở Iraq hay Gaddafi ở Libya.

      2). Họ lợi dụng “quyền tự quyết” của các dân tộc để phá vỡ 1 quốc gia như nuôi phỉ Vàng Pao, nuôi Fulro ở Tây Nguyên. Ngày nay, họ nuôi các phe phái đối lập, đám dân chủ dân quyền để làm “cách mạng màu”, gây nội chiến làm sụp đổ 1 quốc gia từ bên trong mà không phải mang tiếng là xâm lược.

      Những điều này được tổng kết trong 2 sách lược cơ bản của họ: 1) Ngu để trị và 2) Chia để trị; Do đó, chúng ta đừng lấy làm ngạc nhiên, bất cứ kẻ nào xưng dân chủ, dân quyền đều ngu xuẩn, lắm bê bối. Và các phe phái chống đối, luôn luôn tìm thấy nguồn sống (tiền và sự ủng hộ) từ Mỹ.

      Xóa
    4. Những ý kiến như thế này chỉ là phần thô, gợi ý cho GT nghiên cứu. Có thể tham khảo ở đây:

      Фальшивая «целостность» Украины — не преграда для признания независимости ДНР и ЛНР

      http://novorus.info/news/analytics/34412-falshivaya-celostnost-ukrainy-ne-pregrada-dlya-priznaniya-nezavisimosti-dnr-i-lnr.html

      Xóa
    5. Xâm lược là gì?

      Có nhiều kiểu xâm lược: kinh tế, chính trị, văn hóa, tài chính. Ở đây nói Xâm lược quân sự 1 quốc gia có chủ quyền là hành động đưa quân vào lãnh thổ nhằm mục đích:

      - Thôn tính lãnh thổ;
      - Lật đổ chế độ hiện tại;
      - Cướp bóc tài nguyên;
      - Giết chóc;

      Khá hài hước là 1 định nghĩa trên wiki: invasion bao gồm cả giải phóng! Nhưng:

      Nga không thôn tính lãnh thổ.
      Nga không lật đổ chế độ hiện tại.
      Nga không cướp cóc tài nguyên.
      Nga không giết ai, thậm chí không nổ 1 phát súng.

      Hai ông lớn đối đầu Nga-Mỹ ở Ukr đang vận dụng 2 nguyên tắc của LHQ theo hướng hoàn toàn ngược nhau.

      1). Quyền bất khả xâm phạm – chống ngoại xâm.
      2). Quyền tự quyết của các dân tộc – không bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ.

      - Nga:

      Trong tình hình hiện tại không thể vi phạm 1) vì có thể làm bùng lên WW-III, cho dù quyền đó đã không còn tồn tại với 1 quốc gia bị đảo chính. Chi tiết hơn có thể xem thêm ở: Tại sao Nga không đưa quân vào Ukraina!
      https://www.youtube.com/watch?v=K44dFCS_2mo

      Bằng công khai trên phóng sự: Crimea – đường về Đất Mẹ! Putin muốn trình bày với cả thế giới 1 cách “thật thà” rằng, chưa bao giờ nghĩ đến việc tách Crimea khỏi Ukraine. Rằng, chúng tôi chỉ miễn cưỡng chấp nhận 2) quyền tự quyết của các dân tộc, theo tinh thần luật pháp quốc tế. Còn việc Nga đưa quân vào Crimea với danh nghĩa "Người lịch sự - Вежливые люди" là để bảo vệ quyền tự quyết. Họ vô hiệu hóa chính quyền, phong tỏa doanh trại quân đội Ukr, bắt giữ các nhóm phát xít Right Sector, tổ chức các đội tự quản… là để ngăn ngừa cuộc tàn sát đẫm máu chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng không ngăn cản dân chúng tự do thể hiện nguyện vong trong cuộc trưng cầu dân ý Crimea 16/3/2014. Cuộc trưng cầu có sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức quốc tế, đại diện nước ngoài và pv đưa tin. Không có bất kỳ khiếu kiện lớn nào cũng như không có súng nổ. Mọi thứ diễn ra hòa bình, ổn thỏa theo chuẩn mực cao nhất của luật pháp quốc tế.

      Dĩ nhiên, chẳng tòa án quốc tế nào dám xử kiện cho Ukraina.

      Xóa
    6. - Mỹ:

      Một mặt, Mỹ lờ đi 2) quyền tự quyết của dân chúng Crimea, Donbass và các vùng khác. Mặt khác, họ cố viện dẫn 1) để tố cáo Nga xâm lược. Mỹ và Ukr tận dụng sức mạnh truyền thông, liên tục cáo buộc Nga nã pháo vào Ukraina từ bên trong lãnh thổ, đến hàng đoàn xe tăng tiến vào, cho đến 5000 quân, 7000 quân, 25000 quân đang trên lãnh thổ Ukraina!

      Ý đồ của Mỹ là làm Nga bất ổn bằng cái giá của người Ukraina, nó nằm trong lợi ích địa chiến lược toàn cầu Mỹ.

      Nhưng những tổ cáo như thế không có bằng chứng. Nga cũng không phủ nhận có người Nga, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nga, Serbia đang chiến đấu ở Donbass, nhưng không thuộc trách nhiệm của CQ Nga vì đó là những cá nhân đến đấy, vì những lý do khác nhau: đi thăm thân, giúp đỡ người nhà cho đến bức xúc vì bọn phát xít.

      Đại diện của tổ chức “Ân xá quốc tế” (Amnesty International) khi nói về “Binh lính Nga chiến đấu ở Donbass” phải thừa nhận: việc ngăn chặn người dân tham gia chiến đấu trong các cuộc xung đột là không thể!

      Quan điểm của Amnesty như vị giám đốc Anna Neistat phát biểu là "Hầu hết trong số họ không có gì liên quan gì (đến chính quyền). Từ quan điểm của cộng đồng quốc tế, họ là phi quốc gia."

      Điều đó có nghĩa là, người Nga tham gia chiến đấu ở Donbass không thể là Nga xâm lược như truyền thông phương Tây hò hét. Tuyên bố như thế làm cq Kiev rất thất vọng, nhưng còn đắng họng hơn khi Amnesty nói xung đột vũ trang ở Donbass đã dẫn đến vi phạm hàng loạt nhân quyền và quyền tự do của người dân.
      http://www.ridus.ru/news/179308

      Còn súng đạn, Donbass là cái lò súng, các kho quân dụng từ WW-II, nhà máy đạn Lugansk nổi tiếng thế giới ở đây, các nhà máy và những người thợ lãnh nghề có thế chắp vá 2 chiếc xe tăng hỏng thành 1 ngon lành. Đừng tố cáo Nga tuồn vũ khí!

      Video: Nhà máy đạn Lugansk;
      https://www.youtube.com/watch?v=xChyQK3bymQ

      Tóm lại: Nga đang đứng ở phía LẼ PHẢI. Cho dù trong cuộc chiến truyền thông, Nga không chống được sự áp đảo của media phương Tây và có những thiệt hại kinh tế, ngoại giao… nhưng Mỹ là kẻ thua cuộc!

      Mỹ cay cú, hằn học không chỉ vì họ thất bại trong toan tính gây rối Nga, mà còn ở chỗ bị Nga sử dụng đúng con bài tẩy “phe đối lập nổi loạn”, một phát minh sáng giá của mình mà KHÔNG TRẢ TIỀN BẢN QUYỀN!

      Xóa
  7. Ko xem được vì ko có phụ đề Việt!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thành Phúclúc 10:41 17 tháng 3, 2015

      Vâng, rất tiếc về điều đó.
      Hy vọng ông DBS DBS trình độ tiếng Nga cũng như kỹ thuật giỏi hơn sẽ đầu tư cài đặt phụ đề cho bộ phim tài liệu giá trị này.
      Cảm ơn trước.

      Xóa
  8. Mục đích của Đức vẫn là chủ trương khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, trong đó có bán đảo Crime.
    Về điều này Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko ở Berlin, Associated Press báo tin.
    Theo bà, việc sáp nhập năm ngoái của bán đảo Crime vào LB Nga là một sự vi phạm luật pháp quốc tế rằng ” đã đặt dẩu hỏi vào trật tự hòa bình ở châu Âu.”
    “Điều quan trọng là, làm việc cho một giải pháp hòa bình bất chấp điều này (tình huống – Ed.), Và không yên tâm mãn nguyện khi mà chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine chưa được phục hồi đầy đủ . Và điều này, tất nhiên, bao gồm cả Crimea “, – Thủ tướng Đức cho biết.
    Angela Merkel nói rằng nếu cần thiết, Liên minh châu Âu sẵn sàng đáp ứng tăng cường biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga vì hành động của mình ở Ukraine.
    “Chúng tôi không muốn những điều đó . Nhưng nếu không còn cách nào khác, thì chỉ còn phải phải áp dụng đến các điều đó mà thôi “- Bà thủ tướng nói.
    (Theo Kygia.net)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại Kygia.net!
      Sao cái trang này hay xuyên tạc sự thật thế nhỉ?

      Xóa
    2. Không có bảo lãnh cho toàn vẹn lãnh thổ ông ký giả ạ!

      Chỉ có bảo lãnh quyền không bị xâm lược thôi. Nhưng Nga có xâm lược đâu. Vả lại thế giới dân chủ nhân quyền như ông ký giả không quan tâm xem ông Poro giải thích đã bỏ rơi, phản bội 5000 quân lính trong nồi hầm ra sao ư?

      Xóa
    3. Mà sao phát biểu quan trọng của người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh Merkel như vậy lại không thấy đăng trên FOX, NYT, WSJ, CNN?

      Tôi đọc tiếng Đức bập bõm, không hiểu ý, nhưng tờ báo DW chống Nga có tiếng bằng Anh ngữ không đả động gì chuyện toàn vẹn lãnh thổ Ukraine hết á! Chẳng qua vẫn là bất khả xâm phạm lãnh thổ thôi (territorial integrity).

      Bà Merkel còn bày tỏ cấm vận là miễn cưỡng vì không có lựa chọn thay thế Minsk.

      Bà cũng nhấn mạnh việc sát nhập (không nói rõ Crimea) sẽ không bị lãng quên vì nói "gợi lên câu hỏi về trật tự hòa bình ở châu Âu". Bà cho rằng, điều này là quan trọng và phải làm việc vì giải pháp hòa bình cho đến khi độc lập và quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ Ukraine được phục hồi".

      Trong ý trên, không có Crimea, còn độc lập và quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ thì Ukr chưa bị xâm phạm, chỉ là nguy cơ và lãnh thổ Ukr có thể không có Crimea vẫn toàn vẹn như thường.

      Thỏa thuận Minsk là điểm nhấn mạnh phải được thực thi từ bà Merkel. Bà Merkel nói đến cấm vận với sự dè dặt cẩn trọng và sẽ không có trừng phạt mới.

      Không rõ nguồn Đức khác có những thứ như ông ông ký viết không? Dĩ nhiên có bài báo rất hay: EU sẽ tha thứ và quên Crimea nếu Nga...

      http://www.dw.de/merkel-and-poroshenko-talk-sanctions-football-and-minsk-deal/a-18319832

      Xóa
  9. Ông Chế Bồng Nga ơi !!!
    DLV của blog này Crime về Nga là đường về TQ, còn con cháu ông đâu, không đưa 2 châu mà ngày xưa ông làm sính lể để cưới Huyền Trân Công chúa cũng về với Tổ quốc.
    Ông Nga ơi là ông Nga ơi !!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh09:36 Ngày 17 tháng 03 năm 2015 xuyên tạc, kích động thù hận trong nội bộ người VN.
      Đề nghị chủ nhà xóa đi.

      Xóa
    2. Ông nặc trên nói đúng đấy. Cứ chiếm đất ng ta rồi bảo là "Đường về tổ quốc" thì các bạn tự vả vào chính mặt mình. Nếu cần thiết, tàu cũng lên tựa "Hoàng sa Đường về tổ quốc" chắc các bạn cũng hoan nghênh !!!

      Xóa
  10. Lại Kygia.net!
    Sao cái trang này hay xuyên tạc sự thật thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao Ngân Thương và đồng bọn cứ bênh cái thằng đi cướp đất người thế nhỉ. Nga và TQ cũng là bọn cướp đất đê hèn mà thôi.
      Vô sản TG đoàn kết lại !
      Hồ Chí minh muôn năm !
      Hồ Chí Minh muôn năm
      Hồ Chí Minh muôn năm
      Hồ Chí Minh muôn năm
      Phút giây thiêng tôi gọi Bác BỐN LẦN !!!!

      Xóa
  11. Washington tuyên bố tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt đối với Moscow nếu bán đảo Crimea vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của Nga, đây là tuyên bố nhằm thúc giục Tổng thống Nga Vladimir Putin chấm dứt sự chiếm đóng.
    “Kỷ niệm một năm ngày “trưng cầu dân ý giả tạo”. Cuộc tổ chức “trưng cầu” này rõ ràng vi phạm luật pháp Ukraine và hiến pháp Ukraine, Hoa Kỳ nhắc lại lời lên án của cuộc bỏ phiếu đó không phải là sự tự nguyện, minh bạch, hoặc dân chủ”, phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Jen Psaki nói.
    Nga đã bắt đầu ba ngày lễ kỷ niệm ở Crimea để đánh dấu một năm kể từ khi sáp nhập bán đảo sau cuộc trưng cầu, một sự thay đổi lịch sử bị lên án bởi phương Tây và Ukraine. Đây là sự chiếm đóng bất hợp pháp.
    Chính quyền thân Nga tại bán đảo cho biết gần 97% dân chúng của Crimeans bình chọn rời khỏi Ukraine để trở thành một phần của Nga, tuy nhiên cuộc trưng cầu không có mặt các quan sát viên Quốc tế độc lập.
    “Nga sử dụng quân đội để nắm quyền và chiếm bán đảo Crimea, đây là lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine và sau đó tổ chức trái phép cái gọi là trưng cầu dân ý trong một nỗ lực yếu ớt để biện minh cho hành động của mình,” Psaki nói với các phóng viên.
    “Trong một năm qua Nga đã tiến hành áp đặt trên quy mô lớn tại Crimea, xua đuổi NGOS, bỏ quên những người không phải gốc Nga bao gồm Tatars Crimean, buộc họ đã phải chạy trốn hoặc ở ẩn”.
    Trong tuyên bố riêng biệt, bà Psaki tuyên bố “tuần này nước Nga cố gắng hợp thức hóa sự hoài nghi và tính toán ‘giải phóng’ Crimea, chúng tôi tái khẳng định rằng xử phạt liên quan đến Crimea sẽ tiếp tục duy trì nếu họ (Nga) vẫn tiếp tục (chiếm đóng).
    Bà cũng chỉ đích danh vào một bộ phim tài liệu được phát sóng vào Chủ Nhật, trong đó Tổng thống Putin đã giải thích làm thế nào ông đã “hướng dẫn trực tiếp” cho các lực lượng vũ trang Nga thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng và không đổ máu để lấy lại bán đảo từ Ukraine. Bán đảo này đã được lãnh đạo Liên Xô – Nikita Khrushchev chuyển giao cho Ukraine vào năm 1954.
    “Một năm trước Tổng thống Putin tuyên bố với thế giới các lực lượng quân sự Nga đã không can thiệp vào Crimea. Bây giờ ông thừa nhận với thế giới các lực lượng quân sự Nga trong thực thế đã can thiệp như thế nào và đây là lời nói của chính Tổng thống Putin”.
    “Vì vậy điều này chắc chắn mang lại câu hỏi về độ tin cậy của tuyên bố được đưa ra ngày hôm nay rằng quân đội Nga không can thiệp ở miền đông Ukraine.” Bà kết luận.
    (Theo Kygia.net)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thành Phúclúc 10:37 17 tháng 3, 2015

      ông Nặc danh09:41 Ngày 17 tháng 03 năm 2015 chép từ trang bậy bạ Kygia.net mà không thèm để ý tới những góp ý của mọi người, đặc biệt là của ông DBS DBS.

      + Putin chả nói điều gì "không tin cậy" cả. Nếu ai theo dõi Google.tienlang ngay từ những bài đầu tiên cho đến giờ thì sẽ thấy hết: Putin là đáng trân trọng, là ân nhân cứu mạng của người Crưm.

      + Cuộc trưng cầu dân ý thể hiện ý nguyện của tuyệt đại đa số người C rưm, kể cả đa số người Tarta. Còn một vài kẻ phản đối chỉ là con số rất ít.
      Mới đây ông Cựu thủ tướng Nhật sang đó và dành 3 ngày thăm hỏi người dân cũng đã xác nhận điều đó.

      + Mỹ luôn áp dụng tiêu chuẩn kép, đố kỵ với Nga. Hãy xem Kosovo thế nào? Thậm chí là không có cuộc trưng cầu dân ý.
      Mỹ áp đặt, dùng bom đạn dựng bọn tội phạm lên cầm quyền cho đến bây giờ.

      Xóa
    2. Con gái vua tàu còn sang Mỹ để học, sao ko cho sang Nga học? Điều này nói lên cái gì?

      Xóa
  12. Điều quan trọng là phương Tây đã ra mặt phản đối Tổng thống Nga Vladimir Putin và áp đặt các lệnh trừng phạt, bởi vì “hôm nay là Ukraine, ngày mai – Các nước Baltic và các nước khác trong tương lai”
    Đây là tuyên bố của Thủ tướng Anh David Cameron trong một cuộc phỏng vấn với chương trình truyền thông BuzzFeedBrews, Gordon báo tin.
    Về câu hỏi của người đối thoại rằng ông muốn Tổng thống Liên bang Nga ” ra đi hoặc sao đấy …” Cameron đã trả lời rằng ” cần phải đối phó với những gì chúng ta đang có.” “Không có mâu thuẫn giữa việc là một mối quan hệ với ông Putin, cùng với một quan điểm cứng rắn, như chúng ta đã làm với các biện pháp trừng phạt vì tình hình ở Ukraine,” – Cameron cho biết.
    Bây giờ phương Tây không thể giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine bằng vũ lực, nhưng có thể ảnh hưởng bằng kinh tế, Thủ tướng Chính phủ Anh bổ sung.
    “EU và Mỹ cùng nhau thì rất rất mạnh về kinh tế . Nga cần chúng ta nhiều hơn chúng ta cần nó, vì vậy chúng ta phải tận dụng lợi thế của chúng ta trong tất cả các quan hệ kinh tế.” – Cameron phát biểu.
    Theo ông, nếu Liên bang Nga muốn là “một phần của thế giới trong thế kỷ XXI”, thì họ phải “tôn trọng đường biên giới của các quốc gia khác” hoặc là họ sẽ mất đi những đặc quyền của thế giới hiện đại, chẳng hạn như tự do thương mại, trao đổi thông tin, ý tưởng và vân vân.
    Cameron cảnh báo rằng Putin có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt, mà hậu quả của nó sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến không thể chấp nhận được về tài chính và kinh tế đối với đất nước của ông ta của nhiều năm tới trong tương lai.
    (Theo Kygia.net)

    Trả lờiXóa
  13. Kể ra có bản sub tiếng Việt hoặc Anh thì tốt. Tiếng Nga bập bẹ câu được câu mất :(

    Trả lờiXóa