Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

Trở lại vụ Phạm Xuân Thệ: KHÔNG PHẢI PHONG ANH HÙNG CHO ÔNG BÙI VĂN TÙNG LÀ XONG ĐÂU, THƯA UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG!

 
Tấm hình "Chính ủy Bùi Văn Tùng dẫn giải Dương Văn Minh sang Đài phát thanh" đã bóc mẽ lời "nói dối" của ông Phạm Xuân Thệ, rằng ông Thệ chỉ thấy ông Tùng sau khi ông Thệ đến Đài được 30 phút.

Chúng ta đã biết, ngày 9/11/2023, tại Bắc Giang, Quân đoàn 2 đã long trọng tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho Đại tá Bùi Văn Tùng - nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203/Quân đoàn 2. 

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thiếu tướng Trần Danh Khải, Chính ủy Quân đoàn 2 trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho thân nhân Đại tá Bùi Văn Tùng là bác Bùi Văn Khang (là em trai) của Đại tá Bùi Văn Tùng

Nhưng, việc phong Anh hùng LLVT cho Đại tá Bùi Văn Tùng chưa phải là xong, bởi trang sử vẻ vang của cả dân tộc Việt Nam trong Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước vẫn còn đó một khoảng đen, khoảng mờ ảo rơi vào đúng ngày 30/4/1975! Suốt 49 năm nay, kể từ ngày 30/4/1975, các thầy cô giáo không biết dạy cho học trò thế nào về cái khoảnh khắc Lịch sử 30/4/1975 đó: 

1. Xe tăng nào húc đổ cổng Dinh Độc lập và tiến vào sân dinh trước: Xe tăng 843 của kíp xe do trung uý Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy hay xe tăng 390 của kip xe do trung uý Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy?

2. Ai là người soạn thảo Tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống nguỵ quyền Dương Văn Minh đọc trên Đài phát thanh Sài Gòn? Đại uý Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó Trung đoàn 66 hay Trung tá Bùi Tùng, Chính uỷ Lữ đoàn 203?

Tại bài vào Thứ bảy, ngày 30/04/2011 07:05 GMT+7 với tiêu đề Lời Tuyên bố đầu hàng - Tư liệu lịch sử quý

https://vtv.vn/trong-nuoc/loi-tuyen-bo-dau-hang-tu-lieu-lich-su-quy-50226.htm

có đoạn: “Lời tuyên bố đầu hàng đã được phát đi và được ghi lại như một tư liệu quý trong lịch sử. Thế nhưng, một vấn đề vẫn còn ít người biết đến: Đó là ai đã thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh đọc?

Mới đây, khi bộ sách Lịch sử Nam bộ kháng chiến được xuất bản thì câu hỏi đó mới được trả lời chính thức. Người đã viết văn kiện lịch sử đó là Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Trung tá, Chính ủy lữ đoàn xe tăng 203.”

Thế nhưng, chục năm sau khi Bộ chính Nam bộ Kháng chiến ra đời, ngày 14/3/2022, Thường vụ Quân ủy Trung ương có Kết luận số 974-KL/QUTW chép lại Kết luận của Viện Lịch sử quân sự năm 2006 nên nội dung trái ngược với Bộ Lịch sử Nam bộ Kháng chiến!

SỰ THẬT LỊCH SỬ thì chỉ có MỘT mà thôi. Không thể có 2 lời trái ngược nhau về cùng một sự kiện lịch sử. Và người dân Việt Nam cùng con cháu mãi mãi sau này KHÔNG chấp nhận quan điểm "dĩ hoà vi quý", ông này cũng đúng và ông kia cũng không sai!

Tại bài vào ngày Thứ Sáu, 10 tháng 2 năm 2023 với tiêu đề Nhân ngày tạ thế của cụ Bùi Văn Tùng: UỶ BAN KIỂM TRA, UỶ BAN TRUNG ƯƠNG CẦN TRẢ LỜI: BỘ CHÍNH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN LÀ ĐÚNG HAY SAI?, Google.tienlang đã viết:

Xin trích:

===

Nhân ngày tạ thế của cụ Bùi Văn Tùng, Ban Biên tập Google.tienlang kính đề nghị: UỶ BAN KIỂM TRA, UỶ BAN TRUNG ƯƠNG CẦN TRẢ LỜI: BỘ CHÍNH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN LÀ ĐÚNG HAY SAI?
Cụ thể, chúng tôi kiến nghị UỶ BAN KIỂM TRA, UỶ BAN TRUNG ƯƠNG làm rõ các vấn đề sau:
I. Bộ chính sử Lịch sử Nam bộ Kháng chiến, do Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam bộ kháng chiến chỉ đạo thực hiện, theo quyết định của Bộ Chính trị và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật đã xuất bản năm 2010, 2011), có ghi chép rõ ràng: "Người thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc phát đi trên Đài phát thanh là trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203; người thay mặt Quân Giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng của Tổng thống chế độ Sài Gòn cũng là trung tá Bùi Văn Tùng."

II. Cuốn sách Thành phố Hồ Chí Minh: Giờ khắc số 0 của nhà báo Tây Đức Borries Gallasch, xuất bản ở Hamburg tháng 9.1975, chỉ 4 tháng sau ngày 30/4/1975. Ở Việt Nam, mãi đến năm 2007, qua báo chí, cuốn sách này mới được biết đến, chính thức có giấy phép xuất bản và phát hành bằng tiếng Việt năm 2010. Xin trích nội dung cuốn sách:

Mời xem thêm: Video clip Borries Gallasch trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Thụy Điển bằng tiếng Anh trước dinh Độc Lập ngay sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng (Clip cắt ra từ Phim Tài liệu của Đài Truyền Hình Tp Hồ Chí Minh Dinh Độc Lập, trưa 30-4-1975. HTV)

III. Phim tài liệu: Chuyện kể 30 tháng 4 - Nhân chứng thứ ba của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện năm 2016, công chiếu trên VTV1 lần đầu tiên vào lúc 20h10 27/4/2016Tại Bộ phim Tài liệu này, VTV  đã đưa ra những chứng cứ mới để bác bỏ Kết luận năm 2005 của Viện Lịch sử QS

Trong phim này, VTV khẳng định, hai sĩ quan giải phóng xuất hiện đầu tiên ở Dinh Độc lập là trung úy Vũ Đăng Toàn- Chính trị viên Đại đội 4 và trung úy Bùi Quang Thận- Đại đội trưởng. VTV cũng khẳng định, đại úy Phạm Xuân Thệ và Trung tá Bùi Tùng cũng đều có mặt trong Dinh và người nói câu "Các ông chẳng có gì để bàn giao! Chỉ có đầu hàng không điều kiện..." là do Trung tá Bùi Tùng nói- khác hẳn với suy diễn năm 2005 của Viện Lịch sử quân sự, rằng "Tuy ông Bùi Tùng cũng có mặt trong Dinh nhưng tưởng đại úy Phạm Xuân Thệ là người của quân đoàn nên ông Bùi Tùng lặng im, không tham gia gì. Khi biết đại úy Thệ là trung đoàn phó TĐ 66, ông Tùng mới vội vàng đi nhờ xe của ông Hà Huy Đỉnh chạy sang Đài và đã đến đó chậm hơn ông Thệ 30 phút..."

Phim  Phim tài liệu: Chuyện kể 30 tháng 4 - Nhân chứng thứ ba khá dài. Để tiện theo dõi, Google.tienlang xin cắt ra làm 2 phần. Phần đầu là Chuyện trong Dinh trưa 30/4/1975 và Phần 2 là Chuyện dẫn giải Dương Văn Minh và chuyện ở Đài Phát thanh. 

Mời xem Phần đầu của phim: Chuyện trong Dinh trưa 30/4/1975, theo đó, VTV khẳng định, hai sĩ quan giải phóng xuất hiện đầu tiên ở Dinh Độc lập là trung úy Vũ Đăng Toàn- Chính trị viên và trung úy Bùi Quang Thận- Đại đội trưởng và những diễn biến trong Dinh trưa 30/4/1975:

Mời xem Phần 2: Chuyện dẫn giải Dương Văn Minh và Chuyện ở Đài Phát thanh:

Ngay phút đầu tiên của đoạn trích này, ta thấy có hình ảnh Chính ủy Bùi Tùng đi bên phải ông Dương Văn Minh chứ không phải như nhận định của Viện Lịch sử QS rằng, ban đầu ông Bùi Tùng không đi sang Đài, vì tưởng ông Thệ là người của quân đoàn: 

Cả 3 tư liệu trên đã bác bỏ Kết luận số 974-KL/QUTW 

Ngày 14/3/2022, Thường vụ Quân ủy Trung ương có Kết luận số 974-KL/QUTW khẳng định tính khách quan và sự thật lịch sử: “Vào thời điểm trưa ngày 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn, tại đây, đồng chí Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì đồng chi Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 có mặt. Từ đó đồng chí Bùi Văn Tùng cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh. Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên Đài phát thanh”.

Vậy Đâu là SỰ THẬT? Bộ chính sử Nam Bộ Kháng chiến; Cuốn sách Thành phố Hồ Chí Minh: Giờ khắc số 0 của nhà báo Tây Đức Borries Gallasch và Phim tài liệu: Chuyện kể 30 tháng 4 - Nhân chứng thứ ba của Đài Truyền hình Việt Nam là Đúng hay Kết luận số 974-KL/QUTW mới là Đúng?
==== Hết trích====
Kết luận số 974-KL/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương ngày 14/3/2022 trái ngược với Bộ chính sử Nam Bộ Kháng chiến. Kết luận này cũng trái ngược Cuốn sách Thành phố Hồ Chí Minh: Giờ khắc số 0 của nhà báo Tây Đức Borries Gallasch và Phim tài liệu: Chuyện kể 30 tháng 4 - Nhân chứng thứ ba của Đài Truyền hình Việt Nam.
Do vậy Kết luận số 974-KL/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương ngày 14/3/2022 không chính xác. Để Kết luận về sự chính xác hay không của Bản Kết luận số 974-KL/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương ngày 14/3/2022 thì cần sự vào cuộc của cấp cao hơn. Đó là UỶ BAN KIỂM TRA, UỶ BAN TRUNG ƯƠNG. Chúng ta nhớ lại, Vụ Hồ Xuân Mãn cũng đã được UỶ BAN KIỂM TRA, UỶ BAN TRUNG ƯƠNG vào cuộc. Vậy thì vụ Phạm Xuân Thệ, Google.tienlang kiến nghị UỶ BAN KIỂM TRA, UỶ BAN TRUNG ƯƠNG vào cuộc là hoàn toàn đúng địa chỉ!
Kính mong UỶ BAN KIỂM TRA, UỶ BAN TRUNG ƯƠNG sớm xem xét Kiến nghị của Google.tienlang!
T/M Ban Biên tập Google.tienlang
Bùi Ngọc Trâm Anh

17 nhận xét:

  1. Đúng rồi, Google.tienlang là TRUNG TÂM CHỐNG LẬT SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG nên quyết tâm phải theo vụ này đến cùng, thỉnh thoảng phải nhắc lại kẻo Viện LSQS và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ... quên, hoặc cố tình quên, rồi để lâu thì...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người viết bài ( Bùi Ngọc Trâm Anh ) viết tên người còn không đúng " Bùi Xuân Thệ " nào thế ?
      Chuyện đơn giản còn không kiểm tra để viết cho chính xác , thì còn gì để nói . " Nhất sự bất tín , bách sự sinh nghi " đấy !

      Xóa
    2. Trần Thị Thuậnlúc 05:28 2 tháng 5, 2024

      Nặc danhlúc 04:48 2 tháng 5, 2024 nói điều gì tôi không hiểu? Bùi Xuân Thệ " nào thế ?
      Mà giả sử có gõ nhầm Phạm Xuân Thệ sang Bùi X Thệ chăng nữa thì chúng ta phải đọc toàn bài ở đây cùng những bài khác từ năm 2015 của Google.tienlang đến nay. Chứ đâu chỉ một cái lỗi mà ....

      Xóa
    3. Trần Thị Thuận !
      Có gì mà không hiểu . Sai thì nên sửa , sao lại có cái " lý lẽ " bảo người khác phải chấp nhận cái sai với lý do sai nhỏ chớ không phải sai lớn , phải đọc lại những gì đã viết trước đó nhỉ ?

      Xóa
    4. Quản Trị viênlúc 14:41 2 tháng 5, 2024

      Cảm ơn bác Nặc danhlúc 08:40 2 tháng 5, 2024 và cô Trần Thị Thuận!
      Quả đúng là Google.tienlang có gõ nhầm đôi chỗ, Phạm thành Bùi.
      Quản trị viên đã sửa lại.
      Bác Nặc danhlúc 08:40 2 tháng 5, 2024 xem kỹ lại giúp, còn sai chỗ nào nữa không ạ?

      Xóa
    5. Thế mới phải . Hoan nghênh Quản trị viên Google.tienlang !

      Xóa
  2. Trần Thị Thuậnlúc 05:12 2 tháng 5, 2024

    Mà còn có gì khó hiểu nữa đâu nhỉ?
    Trong bài Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021
    TRAO ĐỔI VỚI BÁC LÊ NGỌC THỐNG VỀ CHUYỆN Ì XÈO LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY 30/4/1975

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/trao-oi-voi-bac-le-ngoc-thong-ve-chuyen.html
    ông Lê Ngọc Thống cùng tất cả mọi người đều nhất trí ở một điểm: VIỆC CHỨNG MINH ÔNG BÙI VĂN TÙNG CÓ MẶT HAY KHÔNG CÓ MẶT Ở DINH ĐỘC LẬP LÀ QUAN TRỌNG NHẤT!
    Theo như lời các nhân chứng "thứ ba" như Ông Tô Văn Cang (Đại tá tình báo của ta trong vỏ bọc "lực lượng thứ ba" bên cạnh Dương Văn Minh; ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Hà Huy Đỉnh, ông Phạm Kỳ Nhân... thì khi đó các ông đều không biết tên, cấp bậc của các chiến sĩ quân giải phóng. Các ông này chỉ biết có một ông chỉ huy thiết giáp to cao phong thái đĩnh đạc (thậm chí mọi người tưởng là ông Võ Văn Kiệt) và một sĩ quan đội nón cối cầm K54 thì phấn khích.

    Ông Tô Văn Cang còn cự cãi với ông đội nón cối (Phạm Xuân Thệ), yêu cầu Thệ thực hiện đúng chính sách Mặt trận giải phóng với Hàng binh Dương Văn Minh (chứ không phải Tù binh) vì lúc 9:30 ông Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng trên Đài phát thanh.
    Ngay lúc đó, ông Chỉ huy Đoàn xe tăng (Bùi Tùng) xuất hiện. Ông Tô Văn Cang đề nghị ông Chỉ huy Đoàn xe tăng (Bùi Tùng) kiềm chế sự hung hăng của ông sĩ quan trẻ cầm K59.
    Trật tự ngay lập tức được vãn hồi. Ông Bùi Tùng yêu cầu Dương Văn Minh sang Đài phát thanh chính thức tuyên bố đầu hàng.

    Chi tiết này hoàn toàn trùng khớp với bài báo của ông nhà báo Tây Đức Borries Gallasch: "... Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của Quân Giải phóng được giao nhiệm vụ của việc bàn giao chính quyền, Chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện."

    Như vậy, mọi vấn đề đã SÁNG TỎ: ÔNG BÙI VĂN TÙNG CÓ MẶT TRONG DINH và ông Tô Văn Cang còn đề nghị ông Tùng "kiềm chế sự phấn khích" của ông Thệ. Điều này cho thấy mọi người trong dinh ngay từ thời điểm đó đã biết ông chỉ huy thiết giáp có uy quyền tức cấp bậc chỉ huy cao hơn ông "đội nón cối cầm K54". Và ông "đội nón cối cầm K54" không dám cự cãi lại với ông chỉ huy thiết giáp, tức ông Bùi V Tùng.

    Chứng cứ trên đã chứng minh ông BÙI VĂN TÙNG CÓ MẶT Ở DINH, DÙ CHỈ SAU ÔNG PHẠM XUÂN THỆ ÍT PHÚT. Và khi ông Bùi Văn Tùng có mặt ở dinh thì chính ông là người CHỈ HUY CAO NHẤT

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 05:23 2 tháng 5, 2024

      Khi ông Bùi Văn Tùng ĐÃ CÓ MẶT Ở DINH và chính ông là người CHỈ HUY CAO NHẤT, thì mọi công việc tiếp theo (Dẫn giải, soạn tuyên bố đầu hàng...) đương nhiên ông Bùi Văn Tùng phải là người chỉ huy. Ông Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ dưới quyền của ông Thệ có trách nhiệm chấp hành sự chỉ huy của ông Bùi Văn Tùng, cụ thể là đảm bảo an ninh.
      Không thể có chuyện ông Phạm Xuân Thệ đã đến Đài được 30 phút, đang soạn thảo ... thì ông Bùi Văn Tùng mới đến và màn đối đáp như ông Thệ kể trong bài báo trên báo Tiền phong năm 2006: Anh là ai...

      Xóa
    2. Trần Thị Thuận !
      Bạn có đọc " Nhân chứng đặc biệt : Người châu Âu duy nhất trong Dinh độc lập " Phụ lục số 25 trong Lịch sử Nam Bộ Kháng chiến Tập 2 chưa ?

      Xóa
  3. Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến bị bắt
    29 tháng 2 2024
    https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51eyzw9gkdo

    Ông Nguyễn Chí Tuyến được biết đến là một nhà hoạt động dân chủ và môi trường qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hay tuần hành kêu gọi bảo vệ cây xanh ở Hà Nội
    Ông Nguyễn Chí Tuyến được biết đến là một nhà hoạt động dân chủ và môi trường qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hay tuần hành kêu gọi bảo vệ cây xanh ở Hà Nội. Ông còn lên tiếng trong các vụ tranh chấp đất giữa người dân với chính quyền như vụ Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm.
    29 tháng 2 2024
    Nhà hoạt động, blogger Nguyễn Chí Tuyến hay còn được biết đến với tên gọi Anh Chí đã bị công an Việt Nam bắt vào gần trưa ngày 29/2.

    Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, vợ blogger Nguyễn Chí Tuyến, đã xác nhận với BBC News Tiếng Việt việc công an khám nhà và ông Tuyến bị bắt.

    Từ Hà Nội, bà Tuyết thuật lại với BBC Tiếng Việt qua điện thoại vào trưa 29/2 rằng sự việc mới xảy ra trong buổi sáng cùng ngày.

    Theo đó, vào khoảng 10 giờ sáng, công an ập vào nhà ông Tuyến ở quận Long Biên, Hà Nội.

    “Tôi thấy đông lắm, chắc phải hơn chục người. Tôi thấy một người mặc trang phục an ninh, một người là cảnh sát khu vực. Còn lại đều mặc thường phục,” bà Tuyết nói.

    Trước đó một ngày, ông Tuyến nhận được lệnh triệu tập của công an nhưng do đang bị sốt nên ông không đi và ông đã liên hệ với số điện thoại trong giấy triệu tập để thông báo việc này.

    “Sáng nay, khi họ tới nhà thì chỉ có hai, ba người. Họ nói với tôi là chỉ muốn nói chuyện với chồng tôi chút xíu thôi. Khi tôi đồng ý mở cửa cho các anh ấy vào nhà thì các lực lượng khác ập vào trong nhà tôi.”

    Tại nhà ông Tuyến, công an đọc quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám xét nhà và thu giữ một số vật dụng, bao gồm một điện thoại Nokia mà ông Tuyến đang sử dụng, một máy tính xách tay và một số trang bản thảo viết tay của ông.

    Bà Tuyết nói họ không để lại bất cứ giấy tờ văn bản gì dù gia dình yêu cầu. Bà nói bà chỉ nhớ mang máng nội dung lệnh bắt liên quan đến tội “tuyên truyền, phát tán các tài liệu chống nhà nước”.

    Bà Tuyết cũng nói rằng dù đang sốt, mệt nhưng ông Tuyến có tâm trạng bình tĩnh vì ông "không làm gì sai".

    “Người dân chúng tôi có quyền và Đảng và Nhà nước cũng khuyến khích người dân phản biện và nêu ra các ý kiến của mình về chính sách, đường lối của nhà nước.”

    Bà Tuyết cho BBC hay bà cảm thấy hơi bối rối do sự việc diễn ra bất ngờ, sẽ phải mất một thời gian để quen với khoảng trống mà ông Tuyến để lại, nhưng bà luôn ủng hộ các công việc của chồng và tin ông Tuyến "không làm gì sai".

    Trả lời câu hỏi của BBC về lý do vì sao công an bắt ông Tuyến vào thời điểm này, bà Tuyết nói bà không rõ lý do.

    Việc bắt giữ này xảy ra không lâu sau khi trên mạng xã hội xuất hiện lại các video quay cảnh ông Tuyến biểu tình cùng các nhà hoạt động cách đây vài năm, nhân kỷ niệm cuộc chiến Việt-Trung 1979.

    Trả lờiXóa
  4. Bạn Nặc danhlúc 05:58 2 tháng 5, 2024 chép bài từ BBC về chuyện Nguyễn Chí Tuyến bị bắt tôi càng thấy kiến nghị của Google.tienlang về siết lại các NGOs là đúng.

    Trả lờiXóa
  5. Huỳnh Văn Phướclúc 07:49 2 tháng 5, 2024

    Chỉ cần một tấm hình trên cùng ở bài này là đủ sáng tỏ. Đó là tấm hình với chú thích: "Tấm hình "Chính ủy Bùi Văn Tùng dẫn giải Dương Văn Minh sang Đài phát thanh" đã bóc mẽ lời "nói dối" của ông Phạm Xuân Thệ, rằng ông Thệ chỉ thấy ông Tùng sau khi ông Thệ đến Đài được 30 phút. "

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Thị Huyềnlúc 14:54 2 tháng 5, 2024

    Arrests, evictions continue on US campuses - Các vụ bắt giữ, trục xuất tiếp diễn tại các trường đại học ở Mỹ
    Ngày 02 tháng 5 năm 2024

    Los Angeles (AFP) - Cảnh sát đã giải tán một khu trại biểu tình tại Đại học Texas hôm thứ Tư, bắt giữ hơn chục người, khi tình trạng bất ổn về cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza đang diễn ra trong các khuôn viên của Hoa Kỳ.

    Các quan chức cho biết, cảnh sát cũng bắt giữ một số người tại Đại học Fordham ở New York và dọn dẹp một khu trại được dựng bên trong một tòa nhà của trường học, và cơ quan thực thi pháp luật đã túc trực tại Đại học Columbia bên kia thị trấn sau các vụ bắt giữ hàng loạt vào tối hôm trước.

    Tại Viện Công nghệ Massachusetts, những người biểu tình đã xông vào, chặn một đại lộ gần trung tâm khuôn viên trường ở Cambridge trong thời gian cao điểm đi làm vào chiều thứ Tư.

    Và hàng chục xe cảnh sát đã tuần tra tại Đại học California, Los Angeles để đối phó với các cuộc đụng độ bạo lực trong đêm khi những người phản biểu tình tấn công một khu trại của sinh viên ủng hộ Palestine.

    Đại học Texas Dallas chứng kiến ​​cảnh sát dỡ bỏ một khu cắm trại và bắt giữ ít nhất 17 người vì tội “xâm phạm tội phạm”, trường cho biết.
    Những người biểu tình đã tập trung tại ít nhất 30 trường đại học Hoa Kỳ kể từ tháng trước, thường dựng lều để phản đối số người chết tăng vọt ở Dải Gaza.

    Nhưng cảnh tượng các sĩ quan đội mũ bảo hiểm tại hai trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ đã khiến một số sinh viên mất tinh thần.

    Mark Torre, sinh viên 22 tuổi của UCLA, nói với AFP khi anh quan sát hiện trường từ phía sau hàng rào kim loại: “Tôi không nghĩ chúng ta nên có lực lượng cảnh sát đông đảo trong khuôn viên trường”.

    “Nhưng càng ngày, tôi càng nghĩ đó là một điều ác cần thiết, ít nhất là giữ an toàn trong khuôn viên trường.”

    Tại Columbia và tại Đại học Thành phố New York, nơi cảnh sát giải tán những người biểu tình trong đêm, một số sinh viên đã chỉ trích hành vi của cảnh sát.

    “Chúng tôi bị hành hung, bị bắt giữ một cách dã man. Và tôi đã bị giữ tới sáu giờ trước khi được thả ra, bị đánh đập, bị giẫm đạp, bị chém”, một sinh viên CUNY chỉ cho biết tên của mình như Jose nói với AFP.

    Một sinh viên y khoa đang điều trị cho những người bị giam giữ khi họ được thả đã mô tả rất nhiều vết thương.

    Một sinh viên tên Isabel cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​những hiện tượng như chấn thương đầu nghiêm trọng, chấn động não, có người bị cảnh sát đánh bất tỉnh trong khu cắm trại, có người bị ném xuống cầu thang”.
    Ủy viên Cảnh sát Edward Caban cho biết khoảng 300 vụ bắt giữ đã được thực hiện tại Columbia và CUNY.

    Thị trưởng Eric Adams đổ lỗi cho “những kẻ kích động bên ngoài” đã làm gia tăng căng thẳng. Sinh viên Columbia phủ nhận có sự liên quan của người ngoài.

    Hiệu trưởng trường đại học Minouche Shafik, người đã bị chỉ trích vì quyết định gọi cảnh sát, cho biết sự việc lần lượt “làm tôi vô cùng đau buồn”.

    “Tôi rất tiếc vì chúng tôi đã đạt đến điểm này,” cô nói trong một tuyên bố.

    - Làn sóng bất ổn -
    Bản đồ các trường đại học Hoa Kỳ nơi các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine đã dẫn đến các vụ bắt giữ kể từ ngày 17 tháng 4

    Các cuộc biểu tình đã đặt ra thách thức đối với các nhà quản lý trường đại học đang cố gắng cân bằng quyền tự do ngôn luận với các khiếu nại về hoạt động tội phạm, chủ nghĩa bài Do Thái và lời nói căm thù.

    Chính quyền của Tổng thống Joe Biden – người ủng hộ Israel đã khiến nhiều người biểu tình phẫn nộ – cũng đã cố gắng đi theo con đường đó.

    Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên: “Chúng tôi tin rằng chỉ một số ít sinh viên đang gây ra sự gián đoạn này và nếu họ định biểu tình, người Mỹ có quyền biểu tình một cách hòa bình trong khuôn khổ luật pháp”. .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thị Huyềnlúc 14:56 2 tháng 5, 2024

      Tối thứ Ba, cảnh sát trèo vào Hội trường Hamilton có rào chắn qua cửa sổ tầng hai, trước khi dẫn những người bị còng tay ra khỏi tòa nhà vào xe tải.

      Đối thủ của Biden trong cuộc bầu cử tháng 11, Donald Trump, đã lên tiếng ủng hộ hết mình phản ứng của cảnh sát tại Columbia.

      “Đó là một điều tuyệt vời để xem. Điều tuyệt vời nhất ở New York,” ông phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Wisconsin.

      “Đối với mọi hiệu trưởng trường đại học, tôi nói hãy dỡ bỏ các khu trại ngay lập tức, đánh bại những kẻ cấp tiến và lấy lại khuôn viên của chúng ta cho tất cả sinh viên bình thường.”

      - 'Tụ tập bất hợp pháp' -

      Cuối ngày thứ Ba, cảnh sát tiến vào khuôn viên trường Columbia và trèo vào Hội trường Hamilton – bị người biểu tình rào chắn – qua cửa sổ tầng hai trước khi dẫn những người bị còng tay ra ngoài. Họ cũng dọn sạch khu lều lớn.
      Cảnh sát bảo vệ cổng Đại học Columbia ở thành phố New York sau khi dọn dẹp khu cắm trại biểu tình ở đó qua đêm

      Tại Los Angeles, những người phản đối đã phun chất hóa học lên khu trại ủng hộ người Palestine và cố gắng phá bỏ các tấm gỗ và rào chắn kim loại trước khi cảnh sát đến.

      Hôm thứ Tư, các sinh viên dùng loa phóng thanh kêu gọi người biểu tình tiếp tục biểu tình tại một khu trại chặn lối vào một trong những thư viện chính của trường, nơi có dòng chữ graffiti: “Giải phóng Gaza”.

      Ở những nơi khác, cảnh sát tiến vào Đại học Wisconsin ở Madison và bắt giữ một số người biểu tình, đoạn phim truyền hình cho thấy.

      Tại Đại học Arizona, cảnh sát cho biết họ đã sử dụng “đạn dược kích thích hóa học” để giải tán “một cuộc tụ tập bất hợp pháp”.

      Cuộc chiến ở Gaza bắt đầu khi các chiến binh Hamas tiến hành một cuộc tấn công chưa từng có vào Israel vào ngày 7/10 khiến khoảng 1.170 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường, theo thống kê của AFP về các số liệu chính thức của Israel.

      Phiến quân cũng bắt khoảng 250 con tin.

      Theo Bộ Y tế vùng lãnh thổ do Hamas điều hành, cuộc tấn công trả đũa của Israel đã giết chết hơn 34.500 người ở Gaza, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

      Xóa
  7. Tôi cùng bạn bè tôi rất quan tâm loạt bài về các NGOs ở Gruzia.
    Có gì mới không?
    Liệu chính quyền Gruzia có chống đỡ nổi không hay là lại như anh Yanukovich để cho bọn Mỹ làm Maidan ở Tbilisi?
    Mong Google.tienlang cập nhật...

    Trả lờiXóa
  8. Tôi đồng ý với quan điểm của GOOGLE TIENLANG. Ông đại tá Bùi Văn Tùng, hoàn toàn xứng đáng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. GOOGLETIENLANG có đầy đủ chứng cớ rất thuyết phục. Tôi là CCB chống Mỹ, Tôi ủng hộ cái đúng, trung thực với lịch sử.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi từ lâu là Fan hâm mộ GoogheTIENLANG. Bởi trang này rất trung thực và dũng cảm đương đầu với sự thực, mà phải chấp nhận nhiều phiền toái, gạch đá những người bảo thủ, bảo vệ cái sai, lợi ích nhóm của họ. Các bạn luôn mang đến sự thực cho công chúngluận. Đó là tiêu chí hoạt động của Googhetienlang. Tôi tin các bạn trẻ, luôn hết mình vì công chúng vì sự thật. Tên tôi là Lê Ngọc Việt CCB tham gia chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh mùa xuân 1975. Xin có bình luận như trên./.

    Trả lờiXóa