Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

CÓ HAY KHÔNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA GORBACHEV VÌ LÀM TAN RÃ LIÊN XÔ?

Lời dẫn: Theo yêu cầu của bạn đọc, Google.tielang đăng bản dịch của bác Koc Khoe Me từ một comment thành một entry độc lập để các bạn tiện theo dõi. Chúng tôi xin cảm ơn bác Koc Khơ Me đã hỗ trợ dịch bài báo khó này từ tiếng Nga sang tiếng Việt. Chúng tôi cũng xin phép bác Kichbu để mang cả bài dịch cũ bên đó về đây. Tuy cũ nhưng vẫn là chính chủ đề này để chúng ta có cái nhìn toàn cảnh hơn!
*****
Các đại biểu quốc hội LB Nga yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với Mikhail Gorbachev

Một nhóm các đại biểu quốc hội đề nghị Công tố viên trưởng Yuri Chaika xem xét sự tan rã của Liên bang Xô Viết là trái pháp luật và truy cứu trách nhiệm những kẻ "ly khai Xô Viết"
Nhà lập pháp Hạ viện Yevgeny Fyodorov, Anton Romanov (cả hai – thuộc đảng "Nước Nga"), Ivan Nikitchuk, Oleg Denisenko (cả hai - Đảng Cộng sản) và Michael Degtyarev (đảng Dân chủ-Tự doLDPR) đã đưa ra một yêu cầu cho Trưởng Công tố của Nga Yuri Chaika yêu cầu điều tra lại những sự kiện đã xảy ra trong giai đoạn Liên bang Xo Viết tan rã. Các nghị sĩ nêu rõ rằng công dân Liên Xô đã bày tỏ nguyện vọng duy trì sự thống nhất của đất nước trong cuộc trưng cầu dân ý, còn các nhà lãnh đạo cấp cao của Liên bang Xô Viết đã thực hiện hành vi trái pháp luật, gây ra sự tan rã của đất nước. Trên cơ sở kiến nghị và kết quả điều tra, các đại biểu đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với lãnh đạo cuối cùng của chế độ Xô Viết - Mikhail Gorbachev.

Trong yêu cầu của mình, các nhà lập pháp chỉ ra rằng vào ngày 04 tháng 11 năm 1991 Cơ quan Kiểm sát của Viện Công tố Liên Xô về bảo vệ an ninh đã tiến hành thủ tục tố tụng hình sự đối với Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, nhưng ngày hôm sau, dưới áp lực của nhà lãnh đạo Liên Xô cuối cùng, Công tố viên trưởng Liên Xô đã bãi bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự này.
Theo dân biểu Fedorov, mặc dù vấn đề tan rã của Liên Xô là một chủ đề mang tính thời sự kéo dài suốt 23 năm qua. Nhưng hiện nay, trong bối cảnh các sự kiện đang diễn ra ở Ukraina, việc xới lên vấn đề này là cần thiết.
- Để đánh giá hệ thống chính quyền hiện nay cần một phân tích pháp lý đầy đủ và đáng tin cậy các sự kiện trong năm 1991. Cần phải tính đến cả việc giải tán một cách cố ý các cấp chính quyền (bộ máy nhà nước) và ngụy tạo các tài liệu của cuộc trưng cầu dân ý. Điều này sẽ cho chúng ta một sự hiểu biết về vai trò hiện tại của "đội quân thứ năm" và cách thức hoạt động của chúng, rất ít thay đổi - ông nói. - Ngoài những điều đó, nó còn cho thấy bức tranh lịch sử-chính trị đúng đắn chân thực, cho phép rút ra những kết luận đáng tin cậy. Cuối cùng, điều đó sẽ là cú hích cho phong trào giải phóng dân tộc trên lãnh thổ Liên Xô cũ. Đối với Gorbachev, tôi không nghĩ rằng nước Đức sẽ phản lại ông ta, khi mà kết quả điều tra cho thấy ông ta có lỗi trong sự tan rã của đất nước, cũng như vai trò của các gián điệp Mỹ, đã tác động đến việc xây dựng các chính sách của ông ta vào thời điểm đó.
Gorbachev bị cáo buộc vì việc thành lập Hội đồng Nhà nước Liên Xô và lãnh đạo của cơ quan này là không có ghi trong Hiến pháp Liên Xô như một cơ quan nhà nước. Chính Hội đồng Nhà nước (LX) đã quyết định công nhận sự độc lập của những nước vùng Baltic thuộc Liên bang Xô Viết, bất chấp việc các cơ quan nhà nước không thể công nhận quyết định này.

Các đại biểu đã lưu ý Trưởng công tố rằng dạng tội phạm như thế không có qui định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, còn chính ông Gorbachev không có bất kỳ quyền miễn trừ truy tố nào.

Cùng với nhóm các đại biểu gởi kiến nghị cho công tố viên trưởng, nghị sĩ Duma Quốc gia Mikhail Degtyarev hy vọng rằng việc điều tra sẽ đưa ra những đánh giá mang tính pháp lý đầu tiên trong lịch sử đối với những sự kiện đã diễn ra hơn 20 năm trước đây.
- Làm việc này là rất quan trọng bởi vì cho đến nay chưa có bất kỳ đánh giá mang tính pháp lý nào về sự kiện phân chia nhà nước (LX). -Tất cả các sự kiện đều cho thấy rằng đây là một hành vi được hoạch định trước, những kẻ phạm tội phải bị trừng phạt - nghị sĩ cho biết - gồm cả Gorbachev. Hậu quả của các sự kiện năm 1991, chúng ta vẫn đang gánh chịu cho đến nay. Người dân ở Kiev đang chết và tiếp tục bị chết do lỗi của những người trong điện Kremli mà nhiều năm trước đây đã quyết định làm tan rã đất nước.
 Theo các nhà lập pháp, kết quả tố tụng hình sự sẽ được đưa vào những cuốn sách giáo khoa về lịch sử như là quan điểm chính thống của nhà nước đối với các sự kiện trong năm 1991.

Người đứng đầu Viện lịch sử trực thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga Marina Bobkova tin rằng các nhà luật học sẽ có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi về tính hợp hiến của sự kiện tan rã đất nước.

- Putin đã đưa ra những đánh giá chính xác ban đầu về những sự kiện này. Ông gọi nó là một thảm họa địa chính trị cực lớn. Có thể có những ý kiến khác nhau, nhưng tranh luận với đánh giá trên là không thể. Đó là một sự kiện chưa từng xảy ra - một nhà nước tự giải tán chính mình. Rất đúng đắn khi người ta quyết định nêu lại vấn đề này. Đểể giải quyết nó phải là các nhà luật học chứ không phải các chính trị gia hay các nhà sử học - Bobkova cho biết. - Chính những chuyên gia này cần phải kiểm tra tính hợp hiến của cuộc trưng cầu dân ý trước đây, tính hợp pháp của các biện pháp được thông qua và công khai những kết quả thu được. Hiện nay, nhiều người tham dự trong những sự kiện đó đang sinh sống lặng lẽ trên lãnh thổ LB Nga hoặc các nước khác. Nếu chứng minh được họ có lỗi cần phải áp dụng hình phạt, tôi cho là hợp lý.
 Theo ý kiến của Bobkova, cuối cùng thì việc khôi phục lại chân lý lịch sử sẽ giúp xoa dịu nhiều cuộc xung đột (mâu thuẫn), kể cả xung đột quốc tế.
Đại biểu nhân dân CH XHCN Xô Viết LB Nga 1990-1991, cựu thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Nga Anatoly Kononov cho rằng, cuộc điều tra về sự tan rã của đất nước vào năm 1991 sẽ không mang lại điều gì, ngoại trừ những thay đổi trong việc diễn giải lịch sử,
- Theo ý kiến của tôi, điều này không làm thay đổi bất cứ điều gì và sẽ chỉ được bổ sung trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử nếu như không có một hành động gì đó tương ứng thực sự được thực hiện. Vào đầu những năm 1990-x cũng đã có những cao trào tương tự. Chẳng hạn, các đại biểu đã tổ chức thành những nhóm và mưu toan tiến hành hàng loạt các phiên tòa giống như kiểu tòa Nuremberg để xét xử các hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhưng họ đã không làm được - ông nói.
Kononov thấy rằng trên thực tế việc điều tra hình sự như vậy sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào do thời gian trôi qua đã quá lâu.
Ngày 08 Tháng 12 năm 1991, Tổng thống các nước Nga, Belarus và Ukraine đã ký một thỏa thuận Belavezha giải thể Liên Xô và thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG). Vài ngày sau có thêm 8 nhà lãnh đạo các nước cộng hòa khác cũng gia nhập cộng đồng, ngày 25 Tháng 12, Mikhail Gorbachev từ chức tổng thống của đất nước. Tất cả điều này đã xảy ra bất chấp thực tế là vào tháng Ba năm đó 77,85% của công dân Liên Xô đã biểu quyết ủng hộ sự toàn vẹn của Liên bang Xô Viết.
Ghi chú:
"Đội quân thứ năm": Gián điệp.
Kết hợp với ý kiến của phương Tây tại ĐÂY sẽ rõ vấn đề hơn.

Nguồn: Депутаты требуют завести уголовное дело на Михаила Горбачева
Kóc Khơ Me chuyển ngữ.

-----
Nguyên bản tiếng Nga:
 Депутаты требуют завести уголовное дело на Михаила Горбачева
 10 апреля 2014, 00:01

Группа парламентариев предложила генпрокурору Юрию Чайке признать развал СССР незаконным и привлечь к ответственности «советских сепаратистов»

Депутаты требуют завести уголовное дело на Михаила Горбачева
Фото: ИЗВЕСТИЯ/Алексей Голенищев
Законодатели нижней палаты парламента Евгений Федоров, Антон Романов (оба — «Единая Россия»), Иван Никитчук, Олег Денисенко (оба — КПРФ) и Михаил Дегтярев (ЛДПР) подготовили запрос (имеется в распоряжении «Известий») на имя генерального прокурора России Юрия Чайки с требованием провести прокурорскую проверку событий, которые происходили в период распада СССР. Депутаты в своем обращении указывают, что граждане СССР на референдуме высказались за сохранение единства государства, а высшие советские руководители совершили незаконные действия, которые повлекли развал страны. На основании обращения и прокурорской проверки депутаты рассчитывают на возбуждение уголовных дел, в том числе и в отношении последнего советского руководителя — Михаила Горбачева.
В своем запросе законодатели указывают, что еще 4 ноября 1991 года управление по надзору за исполнением законов о госбезопасности Генпрокуратуры СССР возбудило дело в отношении президента СССР Михаила Горбачева, однако на следующий день, находясь под давлением последнего советского руководителя, Генпрокуратура СССР отменила постановление о возбуждении уголовного дела.
По мнению депутата Федорова, тема развала СССР являлась актуальной на протяжении всех последних 23 лет. Но сейчас, на фоне украинских событий, поднять ее просто необходимо.
— Для оценки институтов сегодняшней власти необходим полный и достоверный юридический анализ событий 1991 года. Нужно учесть и факты сознательной ликвидации органов власти и подделки документов референдума. Это нам даст понимание нынешней позиции «пятой колонны» и ее технологий, которые, кстати, мало изменились, — заметил он. — Кроме всего прочего, это даст правильную историко-политическую картину, которая позволит сделать достоверные выводы. И наконец, это даст толчок национально-освободительному движению на территории стран бывшего СССР. Что же касается Горбачева, я не думаю, что Германия выдаст его, в случае если результаты следствия докажут его вину в развале страны и статус шпиона США, в соответствии с которым он и строил свою тогдашнюю политику.
Горбачеву вменяют в вину создание Госсовета СССР и руководство этим органом, который не был предусмотрен по Конституции СССР как орган государственной власти. Именно Госсовет принимал постановления о признании независимости прибалтийских советских республик, хотя подобные решения не могли принимать и легитимные органы власти.
Депутаты указали Генпрокуратуре, что такого рода преступления не имеют срока давности, а сам Горбачев не обладает на сегодняшний день никаким иммунитетом против уголовного преследования.
Соавтор обращения в Генпрокуратуру, депутат Госдумы Михаил Дегтярев надеется, что проведенная проверка сможет дать первую в истории правовую оценку событиям, произошедшим более 20 лет назад.
— Это очень важно сделать, поскольку до сих пор не было дано никаких правовых оценок по факту расчленения государства. Но все факты говорят о том, что это была спланированная акция, и виновные должны понести наказание, — считает депутат. — В том числе и Горбачев. Последствия событий 1991 года мы пожинаем до сих пор. Люди в Киеве гибнут и будут гибнуть дальше по вине тех, кто много лет назад в Кремле принял решение развалить страну.
По мнению законодателей, результаты прокурорской проверки войдут и в учебники истории как государственное отношение и трактовка событий 1991 года.
Руководитель Центра исторического знания Института всеобщей истории РАН Марина Бобкова считает, что именно юристы смогут дать ответ на вопрос о законности распада страны.
— Первым верную оценку данному событию дал Путин. Он назвал его крупнейшей геополитической катастрофой. Можно придерживаться разных мнений, но спорить с этим утверждением нельзя. Это был беспрецедентный случай — государство само себя ликвидировало. Правильно, что решили поднять этот вопрос. И заниматься им должны не политики и историки, а юристы, — сказала Бобкова. — Именно этим специалистам и необходимо проверить легитимность проведенного тогда референдума, законность принятых мер, а результаты должны быть обнародованы. Сейчас многие из участников тех событий совершенно спокойно проживают на территории РФ или в других странах. Если их вина будет доказана, санкции в их отношении я считаю справедливыми. 
По мнению Бобковой, в конечном итоге эта кампания по восстановлению исторической справедливости поможет сгладить многие конфликты, в том числе и международные.
Народный депутат РСФСР в 1990–1991 годах и экс-судья Конституционного суда России Анатолий Кононов считает, что, кроме изменений в изложении истории расследование обстоятельств распада страны в 1991 году ничего не принесет.
— На мой взгляд, это ничего не изменит и будет лишь поправкой для учебников истории, если нечто подобное действительно будет реализовано. В начале 1990-х были аналогичные порывы. Например, депутаты организовывались в группы и пытались учинить нечто вроде Нюрнбергского процесса по деятельности КПСС, но у них ничего не вышло, — рассказал он.
Проблему в реализации такого рода расследований Кононов видит в том, что за давностью событий никакой пользы такое расследование уже не принесет.
8 декабря 1991 года президенты России, Белоруссии и Украины подписали Беловежское соглашение о роспуске СССР и образовании СНГ. Через несколько дней к этому соглашению присоединились руководители еще восьми республик, а 25 декабря Михаил Горбачев сложил с себя полномочия президента страны. Всё это произошло, несмотря на то что в марте того же года 77,85 % советских граждан на референдуме высказались за сохранение Советского Союза.
---
Bạn Trang - Saigon đã giúp chúng ta dịch đoạn "bỏ phiếu" của bạn đọc về vấn đề bài báo nêu:
Xin lỗi: Bạn đọc kết luận Gorbatrov có tội là 57,8% chứ không phải trên 60% như tôi nói trên kia.
---
Кто несет за это событие наибольшую ответственность?
(Ai phải chịu trách nhiệm vì sự tan vỡ của Liên Xô?)

+ Михаил Горбачев | 57.8%
(Gorbatrov- 57,8%)

+ Борис Ельцин | 26.8%
Elxin 25,8%

+ Другие подписанты Беловежского соглашения (Кравчук и Шушкевич) | 2.9%
(Những người khác cùng ký Thỏa ước Belorusia ( Kratruk và Suskebich) 2,9%

+ Иностранные державы (США и т.д.) | 9.9%
(Lỗi của nước ngoài (Mỹ và vân vân) 9,9%

+ Кто-то еще (указать в комментариях) | 2.5%
(Ai nữa xin kể ra) 2,5%

Спасибо, ваш голос засчитан. Всего проголосовало 6578 человек(а)
Xin cảm ơn các bạn đã bỏ phiếu. Tổng số người đã bỏ phiếu: 6578 người)
 ===================
Dưới đây là bài trên blog Kichbu

Gorbachev phải chịu trách nhiệm về sự tan vỡ của Liên bang Xô Viết

Горбачев обязан ответить за гибель СССР

Ivan Gladilin
Nguồn: km.ru
Kichbu posted on 30.12.2012


Е.Федоров и М.Горбачев. Коллаж © KM.RU
E. Fedorov và M. Gorbachev



Đại biểu Duma quốc gia Evgeni Fedorov đã gửi đến Tổng công tố LB Nga chất vấn của đại biểu về đánh giá pháp lý những hành động của Mikhail Gorbachev trong thời kỳ tan rã của Liên bang Xô Viết. Đồng thời đại biểu đã gửi thư với sự giải thích chất vấn của mình cho cá nhân Tổng công tố viên LB Nga Yuri Chaika. Trong đó ông nói rõ thêm:

"Kính thưa Yuri Yakovlev!


Vào tháng tám-chín năm 1991, các nhà chức trách của Liên bang Xô Viết, trong đó có những quan chức cấp cao nhất, đã phạm những hành động dẫn đến sự sụp đổ của đất nước. Họ đã không đưa ra được những giải pháp pháp lý để bảo vệ thiết chế nhà nước và toàn vẹ lãnh thổ của Liên bang Xô Viết.
Vào đầu năm 1991 vấn đề về thay đổi những cơ sở căn bản của chế độ hiến pháp của Liên bang Xô Viết (theo đó, của các nước cộng hòa tham gia vào Liên bang) đã được đưa ra trưng cầu ý dân diễn ra vào ngày 17 tháng Ba năm 1991. Tại cuộc trưng cầu ý dân đã thông qua quyết định bảo vệ Liên bang Xô Viết trong tư cách là quốc gia thống nhất (Nghị quyết № 2041-I của Xô Viết Tối cao Liên bang Xô Viết ngày 21 tháng Ba năm 1991 "Về những kết quả của trưng cầu ý dân Liên bang Xô Viết ngày 17 tháng Ba năm 1991").
Không một cơ quan nhà nước nào, trong đó không một cơ quan nhà nước nào của Liên bang Xô Viết nào có quyền ra bất kỳ quyết định nào về việc xóa bỏ Liên bang Xô Viết, cũng như các nước cộng hòa rút khỏi thành phần của Liên bang Xô Viết, và bất kỳ quyết định nào tương tự.
Song le, ngày 6 tháng chín năm 1991, vào ngày tiếp theo sau khi kết thúc đại hội đại biểu nhân dân bất thường lần thứ V (cuối cùng) của Liên bang Xô Viết, các nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Liên bang Xô Viết №№ NQ-1, NQ-2, NQ-3 về việc công nhận độc lập của Latvia, Litva và Estonia đã được ký bởi tổng thống Liên bang Xô Viết. Điều này là khởi đầu của sự phân chia và tan rã hiện thực của Liên bang CHXHCN Xô Viết. Ngay sau đó theo chỉ thị trực tiếp của tổng thống Liên bang Xô Viết đã xác lập quan hệ ngoại giao với các nước cộng hòa Pribatic và điều này trực tiếp chứng minh tính chủ tâm của những hành động của tổng thống Liên bang Xô Viết.
Ngày 25 tháng Mười hai năm 1991 tổng thống Liên bang Xô Viết đã tuyên bố chấm dứt hoạt động của mình trên cương vị tổng thống của đất nước và ký sắc lệnh № SL-3162 về việc loại bỏ khỏi mình quyền hành của Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang và chuyển giao quản lý vũ khí hạt nhân cho người không có toàn quyền  đối với điều đó theo Hiến pháp và luật pháp của Liên bang Xô Viết.

Ngày 26 tháng Mười hai năm 1991, kỳ họp của của thượng viện Xô Viết Tối cao Liên bang Xô Viết - Hội đồng của các nước Cộng hòa - dưới sự chủ tọa của A. Alimzdanov đã ra tuyên bố № 142 về việc chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô Viết.
Những hành động nêu trên là tội ác trên cơ sở:
- Điểm "a" điều 64, Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Liên bang Xô Viết Nga - "phản bội Tổ quốc", tức là, hành vi được thực hiện bởi công dân Liên bang Xô Viết có ý đồ gây thiệt hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia….Liên bang Xô Viết … âm mưu với mục đích chiếm quyền lực " (tính chất tội phạm của hành vi không bị bác bỏ bởi đạo luật mới - điều 278 của Hiến pháp LB Nga định trước trách nhiệm vì chiếm đoạt bằng bạo lực hoặc ngăn cản chính quyền bằng bạo lực, tức là, mặt khách quan của tội phạm này trong Hiến pháp mới rộng hơn với Hiện pháp trước đây);
-  Mục 2 điều 170, Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Liên bang Xô Viết Nga - "lạm quyền… tức là sử dụng chủ tâm bởi nhà chức trách địa vị công vụ của mình bất chấp những lợi ích phục vụ, nếu nó được thực hiện vì lợi ích tư lợi hoặc cá nhân khác… gây nên … những hậu quả nặng nề";
- Điều 171, Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Liên bang Xô Viết Nga - "việc vượt quá quyền hạn… tức là những hành vi gây ra bởi nhà chức trách vượt qua giới hạn các quyền và quyền hạn được pháp luật trao cho người đó, nếu nó gây thiệt hại nghiêm trọng các lợi ích quốc gia hoặc xã hội…".
Như vậy, nhóm những nhà chức trách của Liên bang Xô Viết, trong đó có cả tổng thống Liên bang Xô Viết, vào tháng tám-chín năm 1991 đã có chủ tâm, xuất phát từ lợi ích cá nhân, thực hiện những hành vi, cấu thành tập hợp lý tưởng các tội ác nêu trên nhằm chống lại những cơ sở của chế độ hiến pháp và quyền lực nhà nước. Những tội ác này đã kết thúc, những người đã thực hiện chúng, không bị  truy cứu trách nhiệm.
Liên quan đến những nội dung trình bày ở trên, trên cơ sở của các điều 144, và điểm 7-8 của điều 151 của Hiến pháp Liên bang Nga, tôi yêu cầu Ngài xác định tính bị thẩm cứu xem xét tuyên bố này (gây hậu quả tiên lượng theo các vụ án hình sự về các tội phạm đã được nêu tại các điều 278 và 285 của Hiến pháp LB Nga thuộc về quyền hạn của các cơ quan khác nhau) và gửi nó đến cơ quan điều tra sơ bộ để xem xét do Ngài xác định.

Kính, đại biểu E. A. Fedorov".

Và Viện Tổng công tố trả lời gì? Viện đã bác bỏ khởi tố vụ án hình sự đối với Gorbachev, bởi vì, nói rằng, không có cơ sở để xem xét lại vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với M. S. Gorbachev và những cá nhân chức quyền khác". Và cũng không quên viện dẫn "sự bất khả xâm phạm" của Gorbachev như một tổng thống Liên bang Xô Viết. Và đây là trả lời của Phó Tổng Công tố LB Nga V. Ya. Grin mà nó được Fedorov trao cho:
 
Câu trả lời quấy quá này không thỏa mãn đại biểu, và ngày 18 tháng Mười hai Fedorov lại gửi tiếp đến Yuri Chaika:
 

Mười ngày trôi qua, còn Viện công tố còn đang suy nghĩ. Và hình như chắc chắn sẽ soạn phúc đáp, tương tự như thứ nhất, vâng, chính quyền của chúng ta không thích nhắc lại quá khứ, bởi vì bản thân chính quyền thực tế thừa hưởng quá khứ này và là người thừa kế nó…
Trong khi Viện công tố đang nặn óc nghĩ phúc đáp chuẩn theo pháp luật đối với chất vấn của Fedorov, mà trong đó đại biểu kết tội Gorbachev đã làm tan rã Liên bang Xô Viết (cho phép các nước cộng hòa Pribatic ra khỏi thành phần của Liên bang Xô Viết, vất bỏ quyền hành của Tổng tư lệnh tối cao và chuyển giao "nút hạt nhân", cũng với bộ sậu bán chính danh tạo nên sự sụp đổ của cường quốc vĩ đại), cần hợp lý nhắc lại rằng Gorbachev không làm điều gì để cứu Liên Xô. Và vì điều đó - coi thường những nghĩa vụ trực tiếp của mình "được đảm bảo bằng Hiến pháp" - có thể cần phải kết án ông.
Có thể lấy thời điểm cực đỉnh của quá trình sụp đổ cường quốc vĩ đại do chính Gorbachev và giới thân cận khởi xướng - ký Hiệp ước Belovezski ngày 8 tháng Mười hai bởi Eltsin, Kravchuk và Shushkevich.


KM.RU đã kể rằng cựu đại biểu Duma quốc gia khóa ba (2000-2003) và khóa bốn (2004-2007) Victor Alksnik, khi vào tháng Mười hai năm 2006 theo lời mời của tổng thống Belorussia Alexander Lukashenko đến dinh thự Viskuli, nơi những hiệp định này được ký như thế nào. Ông đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi dằn vặt ông: "Và tại sao điều này xảy ra chính ở nơi đó, mà không phải ở nơi khác?"

"Và tôi đã nhận được câu trả lời cho câu hỏi của mình, - mới đây Victor  Alksnis viết, - khi một trong số những người lãnh đạo hiện nay của đơn vị bảo vệ dinh thự quốc gia "Viskuli", người khi bảo vệ vào tháng Mười hai năm 1991còn là thượng úy, đã kể với chúng tôi rằng đầm lầy Beloveskaya đã được chọn theo tiêu chí duy nhất: bên cạnh dinh thự săn bắn, đúng chỉ vài kilomet, là biên giới quốc gia của Liên bang Xô Viết. Những người ký mật ước đã có kế hoạch chạy trốn, trong đó kể cả đi bộ xuyên qua khu rừng để đến Ba Lan, đề phòng trường hợp nếu có thể Gorbachev có ý đồ bắt những kẻ thông mưu. Ngoài ra, hóa ra rằng khi những người chỉ huy KGB của CHXHCN Belorussia biết được ý đồ của Eltsin,  Kravchuk và Shushkevich ký thoả thuận thủ tiêu Liên bang Xô Viết, đã lập tức báo cáo về Moscow điều này, trong đó cả báo cáo cho Gorbachev. Một đơn vị đặc nhiệm KGB của Belorussia đã được điều đến Viskuli, bao vây khu rừng ở khu vực dinh thự săn bắn và chờ đợi mệnh lệnh bắt những kẻ phá hoại Liên bang Xô Viết. Đáp lại từ Moscow có lệnh án binh bất động và chờ mệnh lệnh. Nhưng mệnh lệnh đã không đến như thế…"
Tổng thống Liên bang Xô Viết, người có nghĩa vụ chặn đứng âm mưu Belovezki và được trao những quyền năng tương ứng để thực hiện điều này, đúng là một ngón tay cũng không động đậy để cứu một cường quốc được tạo dựng bởi nhiều thế hệ cha ông chúng ta. Hóa ra, chỉ một điều rằng ông bạn Bush-bố của  Gorbachev sẽ đánh giá những gì xảy ra như thế nào làm ông băn khoăn. "Vâng, ông có hiểu các ông đã gây ra điều gì không?! - Gorbachev quát Eltsin. Ông hiểu là dư luận thế giới sẽ lên án ông! Điều gì sẽ xảy ra nếu Bush biết về điều này?". Eltsin, tuy vậy, đã an ủi Gorbachev: tổng thống Hoa Kỳ Bush, nói rằng, biết rồi.

Sau điều này, Gorbachev chỉ còn mỗi việc từ bỏ quyền lực (mặc dù điều mà ông làm là bất hợp pháp, và về điều đó Evgeni Fedorov đã nhắc lại cho Tổng công tố LB Nga). Và trước khi rời bỏ quyền lực của mình, ông đã gọi điện cho tổng thống Hoa Kỳ và nói: "Ngài cứ yên tâm với Barbara (phu nhân của Bush - KM.RU) đón Giáng sinh. Ngày mai tôi sẽ từ chức. Với "cái nút" tất cả đâu vào đấy".
Chẳng nhẽ không nên kết án Gorbachev vì sự bất động tội ác đó hay sao?

63 nhận xét:

  1. Một số em kiện tội vì làm cho LIÊN các XÔ tan rã sẽ có một số em kiện tội các XÔ LIÊN lại !
    Đơn giản vì các XÔ nguyên thủy là những cuốc ra độc lập có chủ qyền , chỉ sau thế chiến 2 mới BỊ LIÊN lại !
    tại sao lại là BỊ ( khong tự nguyện ) thì minh chứng là họ thi nhau nhảy ra khỏi cái gọi là LIÊN XÔ ấy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật khôi hài, bản thân 1 mình Gorbachev không thể làm sụp đổ được 1 đế chế nếu nó vững chắc, kể cả có 1.000.000 Gorbachev cũng chẳng làm nó sụp đổ được. Nó đổ vì nhiều lý do, quan trọng vẫn là dân đói, quan liêu, độc quyền, trì trệ, tham nhũng... Nếu có chút tư duy không bao giờ lại quy kết việc Liên xô sụp đổ là do Gorbachev hay là do Mỹ cả. Dân mà giàu, quan mà sạch, đất nước dân chủ thì đã chẳng bị như vậy.

      Xóa
    2. @Nặc danh00:57
      Và nếu cứ cho là do lão này làm sụp đổ LX đi, 1 mình lão làm sụp đổ thì chứng tỏ chế độ chính trị ấy cực kỳ tạp nham, ô hợp và không được lòng dân.

      Xóa
  2. Đừng quyết định thay người Nga, ít nhất họ cũng giỏi hơn chúng ta. Nếu thích CS, họ hoàn toàn có quyền lựa chọn Đảng CS Nga trong các cuộc bầu cử tự do. Vấn đề là còn có bao nhiêu người thích CS thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng chí nói quá chính xác. Ở VN mà dân được trưng cầu ý kiến thì cũng chẳng biết thế nào đâu. Thách kẹo các đồng chí lãnh đạo cũng không dám.

      Nhân tiện gần đây các đồng chí ở đây hứng thú với việc ăn rau muống bàn chuyện thế giới, đặc biệt là khen Nga chê Mỹ. Các đồng chí cho hỏi, nếu được chọn đi chơi hoặc công tác dài hạn tại 1 trong 2 nước, các đồng chí chọn nước nào? Hay các đồng chí sẽ xin ở lại VN để góp phần xây dựng CNXH?

      Xóa
    2. Vodka-Một loại rượu nổi tiếng và mãi mãi không thể nào quên

      Xóa
    3. Phải thừa nhận đây là công lớn GÓP PHẦN cho nền ĐỘC LẬP của các dân tộc của LX cũ !

      Xóa
    4. Rượu hay cái gì cũng vậy, có người thích, người không, thậm chí có người ghét, phải không đồng chí Yên?

      Loại người ép buộc người khác phải ủng hộ, tôn thờ cái mình muốn, mình thích thì là bọn mất dạy, vô đạo, vô luân, đúng không đồng chí?

      Xóa
    5. Rượu Vodka mà không biết cách uống thì có khi còn dở hơn uống dấm. Tư duy kiểu nếu được chọn đi chơi hoặc công tác dài hạn tại 1 trong 2 nước, các đồng chí chọn nước nào? thì về nhà bú tí mẹ cho óc lớn lên chút rồi hãy phát biểu... vì có khi sang đến nơi thấy cái kem bôi trơn lại tưởng là cái kem đánh răng xịn thì nhục cho cả lũ, bla bla bla aaaaaaaaaaa

      Xóa
    6. Đồng chí Nặc danh không trả lời thì thôi, đừng đánh võng thế.

      Tôi nghĩ là 9/10 người được hỏi sẽ thích sang Mỹ hơn sang Nga, dù Mỹ là xấu xa, là độc ác.

      Người còn lại thì phải đợi chỉ đạo của cấp trên nên chưa dám nói!

      Xóa
    7. Còn như đồng chí Nặc phát biểu, đồng chí chắc sẽ là người xin ở lại VN để xây dựng CNXH. Nhưng thực tế là vì sợ đến một môi trường mới, sợ phải xa vòng tay bao bọc của mẹ, sợ những điều đã và đang diễn ra ngoài "lũy tre làng"!

      Xóa
    8. Nếu là rất may mắn với những ai còn được che chở của vòng tay Mẹ VN, bình yên sau lũy tre làng rất đỗi VN hôm nay.

      Xóa
    9. Ông Vodka: Bây giờ là thời đại của thế giới phẳng, biên giới mềm, thế giới đa cực thì những điều ông suy nghĩ phỏng có giá trị gì?

      Về lý thuyết biện chứng thì cả cái thế giới này đang "nỗ lực làm cách mạng" để cải thiện đời sống, để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, để hạn chế khủng hoảng môi trường,... để đạt điều cuối cùng là "thế giới đại đồng", là loài người không còn ngăn cách, thù hận, không còn biên giới cứng nữa đó. Ông nghiệm lại mà xem.

      Xóa
    10. Đồng chí Yên nói như U70 ấy. Tâm thế như vậy là quyền của đồng chí, tôi không có ý kiến gì. Chỉ lưu ý rằng Mẹ VN không thể đánh đồng với chế độ này.

      Đồng chí Nặc danh thì sách vở quá. Thế giới phẳng, biên giới mềm là với tri thức, làm ăn kinh tế...thôi. Nhưng để sống cuộc sống đúng nghĩa thì phải vượt qua "biên giới cứng" mà đồng chí nói. Đồng chí hãy cứ đi và trải nghiệm đi, tôi nói nữa các đồng chí lại bảo tôi quảng cáo cho du lịch các nước khác!

      Xóa
    11. Không cần ông Vodka quảng cáo thì cũng đã có hàng vạn công ty du lịch lữ hành được lập ra để phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí, du lịch và tìm hiểu thế giới của các thượng đế "Annamite" sánh vai cùng bạn bè khắp năm châu bốn bể. Himalaya hay Nam cực xa xôi đều có dấu chân người Việt. Họ ra đi rồi lại trở về, bình thường như bao kẻ xa quê, tha hương kiếm sống vậy, không phải với tâm thế của kẻ vọng ngoại mù quáng như những suy nghĩ của ông.

      Cùng lúc đó, cứ năm rồi lại đến năm sau, hàng triệu hàng triệu khách quốc tế lại đến Việt Nam để thưởng thức quyền mà tạo hóa đã ban cho mình, rất nhiều người đã ở lại làm ăn sinh sống, chọn nước Việt làm quê hương thứ 2, đất lành chim đậu, dù biết rằng cuộc đời tha hương để lại phía sau bao nỗi nhớ nhung... Tại sao vậy ông Vodka???

      Xóa
    12. Đồng chí Z hơi nặng lời về việc "bao nhớ thương" rồi. Khách du lịch đến VN phần đông là 1 đi không trở lại bởi chất lượng dịch vụ, môi trường...của ta quá tuyệt vời.

      Việc người VN ra nước ngoài du lịch, lao động rồi tìm cách ở lại không hề ít. Những người tìm cách đi hợp pháp cũng chẳng hề kém về số lượng. Tuy nhiên việc trốn ở lại hay quay trở lại Thiên đàng xhcn là quan điểm cá nhân của từng người. Với tôi, môi trường ô nhiễm, thức ăn độc hại, phúc lợi xã hội kém, tệ nạn phong bì...không thể là tuyệt vời hay Thiên đàng được.

      Tất nhiên, đó là quan điểm cá nhân. Các đồng chí có quyền thấy hạnh phúc, chẳng ai cấm được!

      Xóa
    13. Ông Vodka, không ai tự chọn cho mình cái chỗ sẽ được sinh ra, ông cũng vậy. Ông có thể trả lời giúp tôi là ai phải giải quyết cái thực trạng xã hội hiện nay: ..môi trường ô nhiễm, thức ăn độc hại, phúc lợi xã hội kém, tệ nạn phong bì.. và cả tệ tham nhũng, vô cảm... nữa?

      Ông cũng vui lòng chỉ giúp tôi ở chỗ nào, ai cho rằng cái thực trạng xã hội hiện nay là tuyệt vời, là thiên đường như lời ông còm phía trên?

      Xóa
    14. Đồng chí Z nói đúng câu chuyện mà tôi đang muốn nói đấy. Mọi thứ tồi tệ, suy đồi nếu không phải lỗi do sự yếu kém, ngu dốt của nhà cầm quyền thì chắc là do đồng chí, hoặc do tôi.

      Điệp khúc đã nhận ra, đang thay đổi hàng chục năm, nhưng mọi thứ ngày càng tồi tệ. Yếu kém nhưng quyết tâm giữ ghế vì "dân trí còn thấp".

      Ai cho rằng tuyệt vời à? Các đồng chí ở đây chứ ai. Hết lời ca ngợi đất nước dưới tài lãnh đạo của Đảng CS không là thế thì là gì?

      Xóa
    15. Vodka nói rất hợp ý ta! Cái mà ta muốn hiện nay là VN sẽ phải trở thành 1 cái gì đấy na ná Ucraina, một chế độ "dân chủ, đa đảng" và đó là 1 trong những đối sách của ta đối với bọn Tàu đang lớn mạnh. Khó đấy, nhưng lão vì quyền lợi của mình (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) quyết không thể từ bỏ. Còn nó có thành hiện thực hay không thì 1 phần phụ thuộc vào những kẻ như ngươi đấy.

      Xóa
    16. Các đồng chí cứ bảo tôi say, nhưng hóa ra say rượu nói nhảm ở đây có cả đồng chí Lừa. Làm 1 ly nào, đồng chí Lừa!

      Xóa
  3. Gorbachev: "Đó là không phải vì tôi. Đất nước tự tan rã."
    Xem theo link
    https://twitter.com/YTPO__Ru/status/454124447570481152/photo/1

    Trả lờiXóa
  4. "Ai còn luyến tiếc CNCS, người ấy không có cái đầu; ai nguyền rủa CNCS, người ấy không có trái tim" (Putin)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ai còn luyến tiếc Liên bang Xô-viết, người ấy không có cái đầu; ai nguyền rủa Liên bang Xô-viết, người ấy không có trái tim" (Putin)

      Xóa
    2. Câu mà nặc danh 21:17 ngày 12 tháng 04 năm 2014 đưa ra là câu của lão đã nhét chữ vào mồn Putin và mấy con chó của lão sủa lại y nguyên mấy chục năm rồi, chứ Putin mà nói được như thế thì sao bây giờ lão phải đau đầu. Thế mà không thiếu thằng Anamit cũng tin!

      Xóa
  5. Bát nước đã hắt đi nhưng CCCP-MỘT THỜI ĐỂ NHỚ, MỘT THỜI ĐÁNG NHỚ.

    Trả lờiXóa
  6. Nếu muốn xét tội trạng Gorbachov, phải lục lại thực chất Perestroika và Glanost các bạn ạ. Vấn đề cơ bản nằm ở đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão biết. Perestroika là đúng. Chỉ có điều thằng Góc ba chóp kém tài đã bị lão lợi dụng thôi. Lão đã có 1 thắng lợi lịch sử vì biết lợi dụng một con lừa. Thế thôi. Còn theo "luật pháp" dân chủ thông thường thì bây giờ nó có bị người ta truy tcứu cũng không sai đâu. Vấn đề là các đệ tử VN (như Xịch lô và Vodka chẳng hạn) cũng phải trung thành với lão cùng với mấy con chó Nga và mấy nước nhược tiểu thuộc LBXV cũ của lão cố gắng để điều này không xảy ra. Nếu nó xảy ra các chú cũng sẽ bị cắt lương đấy. Hãy nhớ nhiệm vụ của mình nghe chưa!

      Xóa
    2. Lão đính chính: perestroi là cần thiết chứ không phải là đúng.

      Xóa
  7. Perestroika và Glanost thực chất là cải cách sống còn, giống TQ và VN vậy, nếu không thì có mà dân chết đói. Cuôi cùng họ đã sang con đường TBCN, họ không chọn lại con đường XHCN nữa, bây giờ mà ông sang Nga khuyên người ta quay về thời kỳ đen tối đó thì họ cho ông là điên. Họ không tiếc, ta tiếc cho họ làm gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là yêu cầu của mấy ông nghị nước Nga, đại diện cho cử tri của các đảng Nước Nga, đảng Cộng sản và đảng LDPR. Các bác ngành luật quan tâm vì đây là sự kiện đặc biệt khi một nhà nước tự xóa bỏ chính mình, trong khi kết quả trưng cầu dân ý thì ngược lại, có gần 78% cử tri yêu cầu giữ nguyên sự thống nhất của Liên bang.

      Cuộc trưng cầu dân ý cũng như sự tan rã của cơ chế Liên bang không liên quan gì đến sự lựa chọn chế độ chính trị của Liên bang hay của từng nước cộng hòa. Trên thực tế việc lựa chọn chế độ chính trị diễn ra khác nhau ở từng nước cả về thời gian lẫn phương cách chuyển đối, kết quả cho tới hôm nay cũng khác xa nhau, hầu như tất cả đều rơi vào tình trạng mất ổn định, mâu thuẫn xã hội gia tăng, tình trạng bần cùng hóa, thất nghiệp, khủng hoảng môi trường, nô dịch văn hóa... phổ biến khắp các quốc gia này. Ngay cả nước Nga cũng mới thoát khỏi tình trạng này gần đây nhờ bản lĩnh của cặp bài trùng Putin và Medvedev.

      Thay đổi đặc trưng nhất so với trước đây là tất cả đều theo mô hình phát triển kinh tế thị trường, cả VN và TQ cũng vậy. Ngoài ra họ chọn đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thay cho nhất nguyên chính trị một đảng lãnh đạo như trước đây. Còn TQ dù có tới 8 đảng phái hoạt động công khai, chế độ chính trị vẫn không có thay đổi gì về bản chất, vẫn là nhất nguyên chính trị một đảng lãnh đạo.

      Xóa
    2. Nói cái Glanost trước: đào mồ cuốc mả lật ngược lịch sử đổi trắng thay đen. Ở xứ lạ cũng đang Glanost đó. Một bọn tướng tá, quan lại được kẻ nào đó chống lưng nhận giặc làm cha nhận mồ ma cờ vàng làm bạn.

      Xóa
    3. Perestroika cái chủ trương có vẻ hay đây. Thị trường, trao quyền tự chủ!

      Cái anh đang độc quyền bán bánh mỳ theo giá bị kiểm soát vài xu 1 cái. Giờ bỗng được tự chủ. Anh ta găm hàng lại bán giá thị trường cao hơn là tất nhiên, bởi anh ta không ngu và không điên.

      Anh bán bàn là nồi áp suất cũng thế. Anh ta găm lại bán cho bọn đầu đen giá cao hơn.

      TỰ nhiên điều đó gây ra thiếu hụt giả tạo hàng hóa. Phía người mua theo tâm lý thấy hàng hóa có vẻ thiếu lại càng muốn mua nhiều để tích trữ. Đã thiếu lại càng thiếu.

      Sự cộng hưởng đó làm hàng hóa thiếu hụt trở thành trầm trọng. Biến thành lạm phát như cơn sóng dữ quét toàn xã hội.

      Đổ vỡ kinh tế là ở đây.Không nói chủ trương kinh tế thị trường là tốt hay xấu, cách làm của Gorbachov là PHÁ HOẠI VÌ NGU DỐT!

      Xóa
    4. Đồng chí hình như hơi lẫn lộn việc thị trường hóa nhưng vẫn có nạn độc quyền cung cấp. Đầu cơ, găm hàng, làm giá...chỉ có khi chỉ có 1 (vài) nhà cung cấp thôi.

      Cứ nhìn cước thuê bao di động 20 năm trước khi chỉ có Vinaphone và Mobiphone (cùng 1 "mẹ") là thấy.

      Còn bây giờ là giá xăng, giá điện. Độc quyền nên nâng giá lúc nào tùy thích đấy!

      Xóa
  8. Ông Nặc danh03:49 Ngày 13 tháng 04 năm 2014:
    Không phải vì dân chêt đói mới phải cải cách. Các hình thái xã hội từ phong kiến, tư bổn, cộng sản đếu phải cải cách mỗi khi xã hội có dấu hiệu đình trệ, bức bí, ngột ngạt... Đảng cầm quyền nào không nhận thấy dấu hiệu trì trệ xã hội, thấy mà không tổ chức cải cách vì bảo thủ, vì đặc quyền đặc lợi hoặc cải cách chậm chạp... thì đương nhiên sẽ bị lực lượng khác làm thay, đảng cầm quyền đó sẽ mất vai trò lãnh đạo và bị thay thế bởi vì sự vận động và phát triển xã hội là một quá trình lịch sử khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

    Ông Gorbachov bị qui trách nhiệm vì là người được giao trách nhiệm điều hành công cuộc cải cách này nhưng đã không tổ chức thực hiện trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, có hoặc không có những hành động trong thẩm quyền để bảo đảm cuộc cải cách đạt được mục đích ban đầu đề ra, trái lại đã lợi dụng cải cách với "mưu đồ" làm tan ra Liên bang Xô viết... vì động cơ cá nhân hoặc theo sai khiến của lực lượng thù địch..

    Trả lờiXóa
  9. Những biến động chính trị, xã hội hiện nay, chính xác là do bàn tay của các kiến trúc sư Mỹ và Nato thiết kế. Nga chỉ làm cái công việc hóa giải hậu quả dây chuyền tồi tệ đó theo hướng có lợi cho mình. Giả dụ, động cơ và mục đích của Mỹ và Nato là trong sáng vì Ucraina, thì vẫn lộ ra một thực tế phủ phàng là Mỹ và Nato hiểu tâm cảm và tình hình của nhân dân, đất nước Ucraina khá chủ quan và cạn cợt. Và nhờ trải nghiệm qua sự kiện Liên Xô 1991, dân Nga, dân Ucraina đã ngộ ra ai, cái gì, để chi mà tinh chọn cho mình một cách ứng xử đúng đắn nhất.
    Riêng, bàn đến sự kiện sụp đổ và tan rã của Đảng CS và Nhà Nước Liên Xô, một vấn đề quá hóc búa, phức tạp, quá cao, quá sâu, quá dài, quá rộng. Không thể tóm gọn trên dăm ba trang
    viết, vài trăm phản hồi. Nhân những thuận lợi đang biến diễn ở Ucraina mà tham lam đề cập đến chính biến long trời ở Liên Xô 1991, suy cho cùng, không lợi ích gì. Còn sổ toẹt luôn: tội lỗi không duy nhất trút hết lên đầu lão Gobachov được. Tiên trách kỷ. Hậu trách nhân. Buông lỏng, chủ quan trong công tác sắp đặt, tổ chức nhân sự thì ở đâu, thời nào, rất bất ngờ, chuyện không thể tưởng tượng nổi cũng đều có thể xảy ra. Một gia đình, một xã hội, một đất nước, dù văn minh hiện đại đến đâu, CON NGƯỜI vẫn là yếu tố trung tâm và xếp chọn số1.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói toẹt ra luôn: liên bang, liên minh bị tan rã là do liên kết lỏng lẻo, dân các nước đó không chọn ĐCS nữa vì họ đã nếm trải đủ rồi. Các nước SNG thuộc LX cũ đều vẫn có ĐCS nhưng khi bầu cử có ai chọn lại đâu. Họ có lựa chọn của họ, và tôi tin là họ không ngu.

      Xóa
    2. Ầy! Bác XYZ đừng đánh trống lảng. Perestroika với Glanost đang diễn ra chính trên quê bác đấy ạ.

      Xóa
    3. Dân ở đó có ngu hay không ngu thì thật tế vẫn chỉ cho thấy là sự chọn lựa (nếu được quyền chọn lựa) cho đến ngày hôm nay vẫn chưa mang lại điều gì khả quan hơn như mong muốn, vì vậy lại phải tiếp tục chọn lựa với cái giá càng về sau càng đắt!

      Xóa
    4. Ônh naặc 10:36 sai rồi, dân Nga, dân Đông Âu đang sướng hơn nhiều so với thời CS.

      Xóa
    5. Bạn Dump Ber thân mến,
      Qua phản hồi của tôi, xin Bạn chỉ ra chỗ"đánh trống lảng". Hết sức cầu thị
      và xin được Bạn chỉ giúp. Bạn xem lại cách ăn nói của Bạn đã đúng mực chưa? Nếu chưa thì gắng điều chỉnh cho đúng. Ăn bừa nói càn, tôi nghĩ, như Bạn, không nên chút nào ạ.

      Xóa
    6. Ông Nặc danh12:57 Ngày 13 tháng 04 năm 2014 căn cứ vào đâu mà bảo tôi sai rồi? Tôi đang nói về sự chọn lựa mà kết quả chưa mang lại điều khả quan như mong đơi chứ có bàn gì về sướng hay khổ đâu. Đây là lần đầu tiên tôi biết có cái chuẩn sướng hơn - chưa sướng hơn khi so sánh chế độ chính trị đó. Để so sánh thế giới người ta thống nhất với nhau là dùng tốc độ tăng GDP hàng năm (không dùng sự sung sướng vì khó đo và thất thường..).

      Hơn 20 năm các nước Đông Âu hay các nước SNG đã làm được gì khi so với TQ hay VN?
      - TQ thì từ một nước gần tỷ dân nghèo mạt hạng, xung đột sắc tộc, mâu thuẫn xã hội lên đến đỉnh điểm (Thiên An Môn), sau 20 năm vượt qua toàn bộ Châu Âu già nua, vượt qua con rồng Châu Á là Nhật, trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới, là chủ nợ hàng đầu của Mỹ.... Cũng vẫn Cộng sản nòi.
      - VN thì từ bo bo khoai mì, vá chằng vá đụp, gầy guộc đen đúa từ quan đến dân, quốc lộ "thênh thang tám thước" toàn xe bò xe trâu xe than xe củi. Sau 20 năm GDP tăng 15 lần từ 100$ nay lên 1500$, đường cao tốc làm bao nhiêu cũng không đủ chỗ cho xe cá nhân lưu thông, nay có thêm tàu ngầm, tên lửa S300... Cũng vẫn Cộng sản nòi.

      Đông Âu hay SNG không có cửa để so sánh, dù rằng xuất phát điểm cách đây 20 năm họ hơn VN và TQ rất nhiều về mọi mặt?

      Xóa
    7. Nhắc đến TQ mà làm gì cho thêm buồn hả đồng chí? VN học theo thế nào mà mãi không khá được nhỉ?

      Cứ ngồi mà so các con số được các đồng chí tuyên truyền nói thì việc mọi con sông đều đang chết, 3 người nằm một giường bệnh, ô nhiễm ngày càng tăng, nông dân bỏ ruộng đi làm thuê...hóa ra không tồn tại à?

      Mà chính sách phát triển phương tiện cá nhân thay vì giao thông công cộng đang là thảm họa cho hạ tầng giao thông VN chứ hay ho gì mà đồng chí khoe ra đây?

      Xóa
    8. Ông Vodka cho là cứ ngồi mà so các con số... thì tôi cũng nói luôn cho ông rõ thế này: tính theo % thì mức tăng GDP hàng năm của VN từ 1990 đến 2007 là từ 7,5% trở lên. Đó là một con số không tồi khi mà thế giới và Châu Á trải qua liên tiếp 2 đợt khủng hoảng...

      Nhưng xét về giá trị tăng trưởng thì với Tổng sản phẩm quốc nội năm 1990 khoảng 12 tỷ USD, năm 2013 khoảng 140 tỷ USD thì 7,5% của GDP là một con số quá tồi, không đáng kể so với GDP của Thái Lan là 652 tỷ USD, Indo 1200tỷ USD, còn Sing tuy chỉ 250 tỷ USD (nhưng dân số chỉ vài triệu người), cho dù các nước này có tốc độ tăng trưởng thấp hơn VN.

      Các nhà kinh tế cho rằng nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức dưới 9% một năm và nếu các nước chung quanh có tốc độ tăng trường bằng 0% thì cũng cần từ 20 - 40 năm nền kinh tế VN mới bằng được kinh tế Thái Lan, Sing bây giờ!

      Người thông minh như ông không lẽ lại bỏ đi? Mà ông cũng lạ, VN có chính sách phát triển phương tiện cá nhân thay cho giao thông công cộng thật hay sao?

      Xóa
    9. Đồng chí Z nói về các con số rất hay và thuyết phục. Tuy nhiên đồng chí có để ý mỗi khi thị trường BĐS "đóng băng" thì GDP đều giảm. Và thời kỳ GDP tăng rực rỡ nhất, là phần lớn nhờ vào tiền đất. Khổ cái là chính vì đẩy giá đất lên cao quá, nên bây giờ VN muốn xây cái gì cũng khó.

      Tôi hay những người muốn "bỏ đi", với cá nhân tôi nghĩ đơn giản vì mong có một cuộc sống văn minh, tự do hơn. Phúc lợi được đảm bảo, được hít thở bầu không khí trong lành, được sống đúng là sống với đồng tiền mình bỏ ra.

      Chính sách phát triển giao thông cá nhân hay công cộng thì đồng chí cứ nhìn thực tế từ sau gần 30 năm "đổi mới" đến nay thì thấy. Hiện giờ đang loay khắc phục mà vẫn chưa đâu vào đâu đấy thôi.

      Xóa
    10. Volka ah chúng ta đổi mới được 30 rồi ah2???? hồi nào nhanh vậy ta! Chưa chi đã lòi đuôi dốt!

      Xóa
    11. Tôi tạm thời lấy 2014-1986, đồng chí ạ. 28 năm có thể nói là "gần 30 năm" không, đồng chí?

      Hay đồng chí muốn 1 mốc thời gian gần hơn để biện minh cho sựu chậm phát triển?

      1992, 1997, hay 2000, thậm chí 2006?

      Xóa
    12. "Nhân những thuận lợi đang biến diễn ở Ucraina mà tham lam đề cập đến chính biến long trời ở Liên Xô 1991, suy cho cùng, không lợi ích gì."

      Bác XYZ thân mến ạ! Những gì đang xảy ra ở quê bác là Perestroika và Glanost.

      Cải cách-Perestroika đã làm quê bác suy sụp kinh tế rồi. Cải cách (giai đoạn sau tạm lấy 2008-2013) này thực chất là áp dụng mô hình tư bản một cách máy móc nhập khẩu theo sự hướng dẫn chỉ đạo của các chuyên gia phương Tây.

      Công khai-Glasnost thực chất là trào lưu xét lại lật nhào lịch sử đảo lộn trắng đen đang được thực hiện ráo riết.

      Mặc dù nghe tên rất hay nhưng nội dung thực chất không như mục tiêu đề ra. Tư liệu ngày nay rất nhiều làm sao kêu hóc búa phức tạp?

      Xóa
    13. Mời ông Vodka đọc bài này để không phải nói leo nữa: Việt Nam tụt hậu quá xa

      Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, một quốc gia cần tăng trưởng nhanh, liên tục. Điều đó khó xảy ra ở Việt Nam bởi nền kinh tế chưa vận hành theo cơ chế thị trường

      Dù mới đạt thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.200 USD/năm, đứng thứ 7/11 ở Đông Nam Á và thuộc nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp nhưng Việt Nam sẽ mắc kẹt trong mức này, khó trở nên thịnh vượng. Đó là nhận xét của nhiều đại biểu trong hội thảo khoa học “Tránh bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 15-4 tại Hà Nội.

      “Sập bẫy” hay chưa?

      Bẫy thu nhập trung bình là tình trạng trong phát triển kinh tế, một quốc gia đã đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) và mắc kẹt tại đó. Về khả năng Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay chưa, có 2 luồng ý kiến.

      GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản, khẳng định Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Biểu hiện là năm 2008, Việt Nam đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD/năm. Song, từ đó đến nay là một giai đoạn tăng trưởng chậm, năng suất kém, chuyển dịch cơ cấu chỉ mang tính hình thức, trì trệ trong các chỉ số xếp hạng toàn cầu và có nhiều vấn đề nảy sinh do tăng trưởng đem lại.

      Ngược lại, một số chuyên gia cho rằng Việt Nam mới đạt mức thu nhập trung bình thấp nên chưa có khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Theo PGS Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà nghiên cứu bàn về bẫy thu nhập trung bình thường khảo sát những nước có thu nhập 5.000 USD trở lên, Việt Nam hiện vẫn dưới ngưỡng này nên mới ở diện cảnh báo. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2013, Việt Nam dự kiến đạt mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.200 USD/năm.
      .......

      Xóa
    14. Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ dự đoán Việt Nam phải mất 20 năm nữa mới rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Song, các chuyên gia đều thống nhất rằng Việt Nam đang ở trong giai đoạn trì trệ.

      “Tôi chưa muốn bàn đến bẫy thu nhập mà cho rằng Việt Nam cần phải tìm cách vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay” - TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, nêu ý kiến. Ông cho rằng Việt Nam có nguy cơ quay lại mức thu nhập thấp.

      Theo TS Cung, nhiều năm nay, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm sút và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ nét, tụt hậu rất xa so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động của Việt Nam hiện chỉ bằng 13% Nhật Bản, 35% Thái Lan, 54% Trung Quốc... Kinh tế Việt Nam cũng chỉ tăng trưởng cao được trong vòng 10 năm, trong khi nhiều nền kinh tế khác tăng trưởng cao liên tục trong 30 năm.

      Dễ đánh mất cơ hội

      Để tránh rơi vào cũng như thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, theo các chuyên gia, chỉ có cách phải tăng trưởng nhanh, liên tục.

      GS Ohno khuyến nghị Việt Nam cần cải thiện năng suất, tiếp theo là thực hiện chuyển giao công nghệ từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Quá trình này không nên nóng vội với hy vọng nhảy vọt lên công nghệ cao, công nghệ nguồn mà cần đi từ công nghệ cơ bản như giảm tiêu hao năng lượng, sử dụng giải pháp quản lý hiện đại.

      GS Ohno cũng chỉ ra một điểm yếu của Việt Nam cần phải thay đổi: Xây dựng chính sách không theo chuẩn quốc tế và rất cứng nhắc, chú trọng đến khâu soạn thảo văn bản mà không giám sát khâu thực hiện. “Tôi rất e ngại về khả năng sau hội thảo này, Việt Nam lại có hội thảo khác để xem ông Ohno đúng hay sai. Hành động như thế nào sẽ quan trọng hơn việc thảo luận xem Việt Nam rơi vào bẫy hay chưa. Chừng nào tư duy này chưa thay đổi thì Việt Nam chưa thể có hành động như các quốc gia khác” - ông nhấn mạnh. GS Ohno cảnh báo nếu không có hành động ngay từ năm nay, Việt Nam sẽ mất cơ hội, đến khi dân số già đi sẽ vẫn là nước nghèo.

      GS Lưu Bích Hồ lại cho rằng không thể coi FDI là chỗ dựa để tránh bẫy thu nhập trung bình. Vì thực tế, chỉ có 5% doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sử dụng công nghệ cao, 15% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tương đương Việt Nam và 75% dùng công nghệ đã lạc hậu. Chỗ dựa để tăng năng suất lao động, tăng trưởng GDP cao phải là cơ hội từ hội nhập quốc tế.

      Theo TS Nguyễn Đình Cung, Việt Nam muốn tăng trưởng nhanh, bền vững phải phân bổ lại nguồn lực. Nguồn lực hiện rất méo mó vì phân bổ theo địa tô nên nhiều chỗ không tạo ra giá trị nhưng thu nhập lại rất cao. Nguyên nhân là do kinh tế Việt Nam chưa thực sự vận hành theo cơ chế thị trường.

      Ông Cung thẳng thắn cho rằng nhà nước phải chủ động từ bỏ vai trò và quyền lực, thiết lập hệ thống luật pháp hỗ trợ sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Cơ hội để Việt Nam đột phá thể chế là Hiến pháp đã sửa đổi; hàng loạt luật căn bản, quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Tổ chức Chính phủ… cũng đang được sửa đổi. Nếu tư duy thị trường được vận dụng triệt để trong luật thì sẽ tạo được nền tảng phát triển.

      “Việc này giống thắt vòi nước lại, không để nguồn lực như nước rót vào chiếc thùng không đáy chảy tuột đi. Chỉ khi nào tạo ra sự khan hiếm nguồn lực thì mới có động lực phải làm cho hiệu quả” - TS Cung lý giải.

      Tô Hà (NLĐO)

      Xóa
    15. Bài viết hay, cảm ơn đồng chí Z. Tuy nhiên tôi đọc rồi. Hơn nữa, tôi nói từ trước bài này, nên không phải là nói leo!

      Xóa
  10. NÊN NHỚ LÀ Ở ĐÂY CÁC NGHỊ SĨ NGA QUAN TÂM ĐẾN SỰ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG, MÀ KHÔNG HỀ TIẾC NUỐI ĐẾN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN ĐÂU NHÉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Nặc danh15:29 Ngày 13 tháng 04 năm 2014 nói đúng. Cho đến nay, trên toàn thế giới không còn bất kỳ ai, bất kỳ quốc gia nào luyến tiêc cái CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN trong những năm 90 trở về trước nữa. Đúng ra thì thời kỳ đó mới chỉ là giai đoạn sơ khai XNCN, đặc điểm là phát triển theo mô hình KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG, kể cả Triều Tiên và Cuba.

      Ngày nay sự khác biệt giữa Cộng sản và Không Cộng sản chỉ còn nhận biết qua Hiến pháp của quốc gia đó là chính, chứ trên thực tế khó mà nhận thấy được. Thí dụ Đài Loan - TQ, Macao - TQ, Việt - Thái (Mã, Indo...)

      Theo tôi, ngay cả số người Việt quan tâm tìm hiểu vấn đề này cũng hoàn toàn không phải vì luyến tiếc gì cái thời bao cấp thổ tả ấy, cũng không phải vì có thù ghét gì ông Gorbachov hay nước Ukraina lúa mì vàng mênh mông, mà là để hiểu hơn về lịch sử, để rút ra điều hay điều dỡ, để không lập lại vết xe đổ. Ngay bà ở Viện sử học Marina Bobkova cũng đã nói trong bài viết: "ý kiến của Bobkova, cuối cùng thì việc khôi phục lại chân lý lịch sử sẽ giúp xoa dịu nhiều cuộc xung đột (mâu thuẫn), kể cả xung đột quốc tế."

      Xóa
  11. Nếu người Nga không luyến tiếc Liên bang Soviet tại sao khi đi biểu tình vác theo cờ Liên Xô đi làm gì?? Tại sao 3 người là Yevgeny Fyodorov, Anton Romanov (cả hai – thuộc đảng "Nước Nga") và Michael Degtyarev (đảng Dân chủ-Tự doLDPR) đều không phải người đảng Cộng Sản lại lên tiếng buộc tội Gorbachev vậy. Chắc hôm đó họ uống lộn thuốc phải không? :v

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Luyến tiếc hay không cứ xem kết quả bầu cử là thấy, thắc mắc mà làm gì ả đồng chí. Hay đồng chí cho rằng các nước đó cũng bỏ phiếu theo kiểu "Đảng cử dân bầu"?

      Xóa
    2. Người dân Nga nói riêng và người dân thuộc các nước cộng hòa thuộc LBXV không phản đối CNCS mà chỉ phản đối mô hình CNXH của LX lúc bấy giờ thôi. Bây giờ thì họ vẫn chưa hoàn toàn (chỉ có 36% ) ủng hộ ĐCS vì họ sợ mấy ông bảo thủ này chưa sáng mắt ra thôi. Qua những gì đã và đang làm phải thấy Putin hiện đang là 1 người CS, chỉ có điều tư tưởng của ông đã tiến bộ rất nhiều so với những người CS tiền bối của ông trước đây.

      Xóa
  12. Với Vodka: CCCP tan là sự trả giá đau đớn của những người Cộng Sản. Điều đó là đúng. Việt Nam vẫn còn nghèo, môi trường bị xâm hai.v.v... đúng. Một số ít người bỏ ra đi đơn giản chỉ là: cơm-áo-gạo-tiền mà thôi. Nhưng cách nhìn vẫn chỉ là phiến diện khi xem xét so sánh rộng hơn với khu vực và thế giới đầy khó khăn, biến động, phức tạp hiện nay chứ. Vị thế VN với thế giới hiện nay ra sao. Và quan trọng nhất: ĐỘC LẬP DÂN TỘC, CUỘC SỐNG YÊN BÌNH đã là mơ ước bao đời nay của cả dân tộc. Ta chơi được với tất cả các nước nhưng TA CHỈ THEO TA mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cá nhân tôi thì nghĩ chẳng có gì là "đau đớn" cả, đồng chí ạ. Nó đơn giản là việc phải diễn ra như thế. Độc tài, độc quyền lèo lái đất nước theo sự kém cỏi và tham lam của mình, nếu nhà cầm quyền VN không tỉnh ngộ, điều chỉnh thì họ sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự loạn lạc trong tương lai!

      Và tôi e rằng tương lai đó không quá xa đâu!

      Xóa
    2. Cái câu "vị thế được nâng cao trên trường QT" mà ta hay được nghe cũng chỉ là 1 cách thủ dâm tinh thần, huyễn hoặc lẫn nhau thôi đồng chí ạ.

      Xóa
    3. Chẳng bênh gì mấy thằng tham nhũng. Tuy nhiên những gì mà Nhà nước VN hiện nay làm được cũng đáng nể đấy và hoàn toàn không phải "thủ dâm" đâu vì có "đối tác" phương Tây thừa nhận. Chỉ có điều vì sao họ (phương Tây) thừa nhận ông say Vodka có biết không?

      Xóa
    4. Đối tác kiểu Nhật, Hàn chuyên gia đưa hối lộ hay TQ mặc định thắng thầu? Hay các đối tác Châu Phi mua gạo giá rẻ? Hay Cuba anh em? Hay Bắc Triều Tiên - Thiên đàng chuyên chính XHCN?

      Xóa
  13. Nguyễn Hoàng Hàlúc 17:50 21 tháng 4, 2014

    • Ngược dòng lịch sử
    Cuộc phỏng vấn cựu TBT Gorbatchev do Isabelle Lasserre, Caroline de Malet và Philippe Gélie của Le Figaro thực hiện tại Gènève (12/10/2009)

    Hồng Lĩnh lược dịch

    Tổng Thống cuối cùng của Liên Bang Xô Viết nói về những biến cố đã dẫn tới việc sụp đổ bức tường Bá Linh và việc đỗ vỡ của khối cộng sản. Và phát biểu suy nghĩ của ông ta về Obama, Medvedev và Poutine.

    Mikhaïl Gorbatchev tại cuộc phỏng vấn với Le Figaro ở Genève, Thụy Sĩ

    LE FIGARO: Cách đây 20 năm, vào lúc bức tường Bá Linh sụp đổ, ông nắm quyền tại Liên Xô. Ông thấy biến cố đi tới hay biến cố ấy làm ông ngạc nhiên?

    Mikhaïl GORBATCHEV: Biến cố ấy có lẽ khó làm tôi ngạc nhiên vào giai đoạn ấy. Những biến cố ấy là kết qủa của một quá trình dài dẵng. Đã từ lâu tôi ở trong bộ máy chính quyền và tôi biết rất rõ tình hình. Hồi tôi trở thành lãnh tụ của Liên Xô, một trong các vấn đề căn bản của viễn kiến của tôi là xem Âu-Châu như một mái chung. Hơn nữa vào dịp thăm viếng nuớc Pháp, chúng tôi xây đắp mái nhà chung ấy. Và vấn đề Đức quốc là một thành phần của viễn kiến ấy. Thống nhất Đức quốc là việc rất có thể, vì trước đó đã có những thay đổi tại Liên Xô, Trung Âu và Đông-Âu, trong liên lạc với các quốc gia tây phương và đặc biệt với Hiệp Chủng quốc Mỹ. Với Hiệp chủng quốc Mỹ, trong quá khứ chúng tôi không mấy thân thiện. Lúc tôi lên nắm chính quyền tại Liên Xô, các nhà trách nhiệm Liên Xô và Mỹ đã không gặp nhau từ sáu năm trước. Vài năm sau đó, chúng tôi đã thay đổi sự kiện ấy. Và chính toàn diện của các thay đổi ấy kéo theo sự khả dĩ việc thống nhất. Lúc tôi thăm viếng Đông Đức vào năm 1989, vào dịp kỷ niệm 40 năm của Cộng Hòa Đông Đức, tôi rất xúc cảm trước những cái tôi thấy.Tôi nói chuyên rất lâu với Chủ Tịch Erich Honecker và ông ta làm tôi ngạc nhiên. Tôi có cảm nghĩ là ông ta không hiểu cái đang xảy ra. Hay là ông ta không chấp nhận tiến trình đang xảy ra và tiến trình ấy lẽ đương nhiên đặt vấn đề thống nhất Đức quốc. Có một cuộc duyệt binh to lớn, có đại diện của của 28 miền của Đông Đức. Các thanh niên tham gia diễn hành hô to các khẩu hiệu chứng tỏ đất nước đang sùng sục và sẽ có những thay đối lớn rất gần. Thủ tướng Ba Lan Mieczyslaw Rakowski xích lại gần tôi và hỏi xem tôi có biết tiếng Đức không? Tôi trả lời : "Vừa đủ để biết các biểu ngữ và các khẩu hiệu nói gì". Ngay lúc ấy ông Mieczyslaw Rakowski nói nhỏ với tôi "thế là xong rồi phải không?" Tôi đáp: "thưa vâng"

    LE FIGARO: Nghe ông nói, hình như chính ông đã hoạch định biến cố ấy?

    Mikhaïl GORBATCHEV: Không, tôi không hoạch định nó. Hơn nửa tháng sáu năm 1989 vào dịp thăm viếng Đông Đức, sau khi nói chuyện với thủ tướng Helmut Kohl, một nhà báo hỏi tôi là có đề cấp vấn đề Đức quốc không? Tôi trả lời là có. Tôi tuyên bố vấn đề chia cắt Đức quốc là một hệ quả của lịch sử, của đại chiến thứ II. Nhưng chính lịch sử phải nói cái gì sẽ xảy ra. Các nhà báo không bằng lòng và họ năn nỉ hỏi là khi nào có thống nhất. Tôi trả lới vấn đề có lẽ sẽ đuợc giải quyết vào thế kỷ XXI. Và lịch sử sẽ định đoạt. Quí vị phải thấy đó là vị trí của tôi vài tháng trước khi bức tuờng Bá Linh đổ. Và sau đó có những thay đổi tại Liên Xô, Trung-Âu và Đông-Âu «cách mạng nhung», các liện hệ mới với Mỹ quốc, tài giảm binh bị. Tất cả các yếu tố ấy đã kéo theo một giây xoắn các biến cố, dầu cho Đông Đức còn là một hòn đảo trong cái đại dương của thay đổi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Hoàng Hànlúc 17:51 21 tháng 4, 2014

      LE FIGARO: Ông có bị cám dỗ dùng sức mạnh để chận đứng các thay đổi đang xảy tại Đông-Âu không?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Quí vị xem, khi người tiền nhiệm của tôi là ông Konstantin Tchernenko qua đời vào năm 1985, các lãnh tụ của các quốc gia thuộc thỏa ước phòng thủ Varsovie tới phúng điếu tại Moscou. Chúng tôi họp nhau lại tại văn phòng của tôi. Tôi cám ơn họ và nói với mấy vị ấy: «Chúng ta sẽ không làm gì hết có thể làm rối ren mối quan hệ của chúng tôi với quí ông». Chúng tôi tôn trọng những giao ước, nhưng quí ông chịu trách nhiệm chính trị của quí ông, của quí quốc, và chúng tôi chịu trách nhiệm chính trị của chúng tôi, của xứ sở chúng tôi. Vào năm 1985, chính tôi đã hứa là chúng tôi (Liên Xô) không can thiệp và chúng tôi đã không bao giờ can thiệp. Nếu chúng tôi đã can thiệp, thời có lẽ ngày hôm nay tôi đã không có ở đây với các ông. Cái đó tôi có thể cam đoan với các ông.

      LE FIGARO: Cái gì đã có thể xảy ra theo ý ông ?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Có lẽ chúng ta đã có đại chiến thứ ba. Vào lúc Âu-Châu tràn đầy vũ khí hạch nhân. Mỗi bên của màn sắt có tới hai triệu binh sĩ. Quí vị thử tưởng tượng cái gì đã xảy ra nếu chúng ta dùng vũ lực?

      LE FIGARO: Vào thời điểm ấy, đâu là viễn kiến của ông cho tương lai của Liên Xô?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Đó là viễn kiến dẫn chúng tôi vào những thay đổi dân chủ, mở cửa xứ sở, cải tổ Liên Bang và kinh tế của chúng tôi, trả lại tự do đi lại cho người dân, tiến dẫn tự do ngôn luận và tôn giáo. Vào lúc ấy, tôi đã không ngần ngại, tôi biết đó là con đường phải theo. Và tôi tin rằng chúng tôi có thể kéo dài Liên Bang Xô Viết như cũ. Nhưng, sau các tuyển cử tự do của năm 1989, một số người trong hàng ngũ của đảng CS đã phản ứng dữ dội chống các cải tổ. Lúc ấy đảng chia rẽ: 84% nghị viên là đảng viên, nhưng thành phần ưu tú lãnh đạo (Momenklatura) của đảng CS Liên Bang Xô Viết thất cử. Tôi có tất cả lý do để tin rằng chiến lược cải tổ ( Perestroïka) được sự ủng hộ của đa số. Nó chỉ làm trở ngại việc thành phần ưu tú của đảng đã nhiều lần thử lật đổ tôi, cất chức tôi vào các dịp đại hội của trung ương đảng. Các kẻ chống đối cải tổ không có khả năng chống chúng tôi trên pháp lý, chính trị. Vì lý do ấy mà họ tổ chức cuộc đảo chánh vào năm 1991. Chúng tôi đã đánh giá quá thấp sự nguy hiểm, chúng tôi đáng lý phải hành xử cứng rắn hơn để ngăn cản sự việc ấy.Tôi nghĩ rằng những người ủng hộ cải tổ, gồm có tôi, chúng tôi đã quá tin tưởng.Chúng tôi tin là đúng hướng. Vào thời điểm ấy, chúng tôi đã soạn thảo một chương trình để tu bổ tình trạng kinh tế tại Liên Bang Xô Viết. Chương trình ấy đuơc tất cả các Cộng Hoà, cho tới các Cộng Hòa thuộc vùng biển Balte ủng hộ. Vào đầu tháng Tám, chúng tôi cũng soạn thảo một thỏa ước mới cho Liên Bang. Vào tháng mười một 1991, chúng tôi muốn tổ chức một đại hội để cải tổ đảng. Chúng tôi nghĩ rằng trong tình thế ấy thật là vô trách nhiệm cho bất cứ ai tổ chức đảo chánh. Thật khốn nạn là họ đã làm, và một số những người tổ chức đảo chánh là xung quanh tôi, thuộc thân cận của tôi.

      LE FIGARO: Hôm nay ông giải thích ra sao nỗi luyến tiếc quyền lực và Liên Bang Xô Viết đuợc biểu lộ trong giới lãnh đạo và quần chúng Nga?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Tôi biết tình thế. Tôi nghĩ rằng không nên phóng đại khuynh hướng ấy. Trong một thăm dò thực hiện vào năm 2005 nhân kỷ niệm hai mươi năm chiến lược cải tổ (perestroïka), 55% số người thẩm định rằng các cải tổ là rất cần thiết, trong lúc họ thuộc thiểu số mười năm trước đó (1995). Hai phần ba dân Nga ủng hộ tuyển cử tự do, kinh tế thị truờng, tự do đi lại.

      LE FIGARO: Đồng ý, nhưng hiện nay ông Staline đuợc lòng dân hơn trong quá khứ?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Tôi không nghĩ thế. Thật thế là có một số biểu tình với chân dung Staline. Điều ấy chứng tỏ rằng Nga chưa thành công hoàn toàn tiến trình cải tổ. Nhưng chuyện ấy chúng tôi đã biết. Dầu cho sao đi nữa, không có vấn đề quay lại quá khứ. Người ta không thể đi lùi. Cái đó sẽ không xảy ra.

      Xóa
    2. Nguyễn Hoàng Hàlúc 17:51 21 tháng 4, 2014

      LE FIGARO: Đâu là phê phán của ông về chính trị của bộ song mã Medvedev-Poutine? Hai ngưòi ấy đang dẫn dắt Nga đúng hướng không?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Nhiệm kỳ đầu của Vladimir Poutine xem thuận chiều. Ông ta đã chận đứng tiến trình thái hóa của Nga, tiến trình ấy rất nguy hiểm. Ông ta ổn định được tình thế. Ông ta sẽ có chỗ của ông trong lịch sử nhờ vào việc này. Nhưng tôi không thấy những cố gắng canh tân thực sự, đó là bài toán căn bản. Các điều kiện rất thuận lợi, nhờ giá dầu tăng. Nhưng tôi tự vấn về cách thức dùng hàng triệu Đô La do dầu lửa tạo ra. Tôi tin là số tiền ấy đã cho phép các bạn của bộ song mã mua lầu đài Chams-Élysées và cái còn lại của nuớc Pháp. Tôi nó đùa, nhưng tôi nghĩ rằng một phần lớn của số tiền ấy bị lãng phí và không đuợc dùng vào việc canh tân đất nước. Bộ song mã ấy có lẽ phải hành động sớm hơn để tu bổ tình trạng kinh tế, canh tân nước Nga và luôn thể cho dân chủ hóa. Phía nầy hai ông dập tắt đám cháy, phía kia hai ông phạm nhiều lỗi lầm.

      LE FIGARO: Theo ý ông, vấn đề chính là do chính trị kinh tế hay tham nhũng?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Cái mà quốc gia cần, đó là một hệ thống mới, một kiểu mẫu mới cho phát triển. Và để xây dựng nó, cần dẹp xong vấn đề tham nhũng. Cho hiện nay, tôi đồng ý là chưa phải thế. Nhưng ai sống sẽ thấy.

      LE FIGARO: Ông có nghĩ rằng Medvedev và Poutine sẽ đón nhận bàn tay do Barack Obama đưa ra không?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Không những Barack Obama là nguồn cội của cái thích nghi ấy trong giao tế Nga-Mỹ. Nhưng chính ông là một con người nghiêm túc, ông ta hiểu tình hình phát chứng, ông tranh đấu cho giải giới hạch nhân và ông đã thẩm định vấn đề môi trường. Đó là một người đối thoại tốt đối với các vị lãnh đạo của chúng tôi, vì chính đó là cái mà các nhà lãnh đạo ấy muốn. Tôi có cảm nghĩ tích cực đối vời Tổng Thống Mỹ. Và là thế, tôi tin chắc là Nga muốn nắm lấy may mắn ấy. Nhưng không biết chừng ra sao.

      LE FIGARO: Ông đã nhận giài thưởng Nobel hòa bình năm 1990. Ông có nghĩ là giải thưởng vừa được trao tặng cho Barack Obama có xứng đáng hay quá sớm?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Tôi đã có thư chúc mừng ông ta. Tôi bảo đó là một lựa chọn tốt, vì tôi cảm thấy gần gùi gới viễn kiến của ông ta về thế giới. Ông ta cần cương quyết, uy thế quốc tế và tài ba truyền đạt để khởi công. Tôi chúc ông ta thành công.

      LE FIGARO: Ông đã rút lui quân sĩ Nga ra khỏi Á Phú Hãn. Hai mươi năm sau, Barack Obama sắp sửa quyết định có hay không gửi thêm viện binh Mỹ tới xứ ấy. Ông sẽ khuyên ông ta cái gì?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Chúng tôi đã phải trải qua một giai đoạn tương tự như Obama đang gặp phải tại Á Phú Hãn. Chính chúng tôi đã san bằng chiến lược của chúng tôi và chính trị của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng mục tiêu tối hậu của người Mỹ phải là rút lui quân lực. Nhưng tôi không khuyến cáo ông ta gì hết. Tất nhiên có lẽ đã không nên vào cuộc tại chố ấy. Trong lúc chúng tôi rút lui khỏi Á Phú Hãn, người Mỹ làm việc chung với các người Hồi (Pakistanais) để tạo ra các phần tử Talibans, tuy người Mỹ đã xác nhận với chúng tôi là muốn một đất nước "tự do và ổn định, thân thiện" với hai quốc gia chúng tôi. Ngày nay, người Mỹ đang gặt hái hệ quả của việc ấy. Phần khác, tôi nhìn nhận là cần phải hành động chống các ổ khủng bố.

      LE FIGARO: Ông đứng đầu tổ chức Thánh Giá Xanh (Green Cross), một tổ chức vô chính phủ (ONG) có mục đích bảo vệ môi trường: Ông còn giữ niềm tin không, trước hội nghị quốc tế được dự tính vào tháng Chạp tại Copenhague về hâm nóng khí quyển?

      Mikhaïl GORBATCHEV: Tôi cũng muốn tin rằng đó là một giai đoạn chính trong hướng đi đúng. Những công việc chuẩn bị vững chắc đã có. Các vấn đề môi trường đang bóp nghẹt chúng ta: chúng ta phải hành động để tránh một thảm họa, thoát khỏi tai biến. Nhiệt độ trung bình của địa cầu không đuợc tăng quá 0.2%: dầu cho mục tiêu ấy khó đạt đuợc. Ngày từ bây giờ, các quốc gia phải lấy các biện pháp quyết định.
      http://diendan.nuocnga.net/showpost.php?p=42538&postcount=8

      Xóa