Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Trưng cầu dân ý ở Crimea và Luật pháp quốc tế

Lời dẫn: Chủ blog Thời Thổ Tả vừa dịch bài viết rất hay của Chuyên gia Luật Quốc tế Mezyaev Alexander Borisovich- Chủ nhiệm Khoa Luật Hiến pháp và Luật Quốc tế Trường Đại học Tổng hợp Tisbi- Kazan, Nga.Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết này bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga.
Mezyaev Alexander Borisovich- Chủ nhiệm Khoa Luật Hiến pháp và Luật Quốc tế Trường Đại học Tổng hợp Tisbi- Kazan, Nga

********




Ngày 16-3-2014, Crimea tổ chức trưng cầu đân ý để xác định số phận của họ. Quyết định này đã kích động phản ứng cực kỳ thần kinh ở phương Tây. TT Mỹ Barack Obama nói nó vi phạm luật pháp quốc tế nhưng không bao giờ viện dẫn bất kỳ lập luận pháp lý nào để hỗ trợ các tuyên bố. (1) Cùng một điều như thế áp dụng đối với các tuyên bố khác về vấn đề này, tất cả họ đều thiếu minh chứng pháp lý.
Tòa án công lý quốc tế của LHQ thông qua quan điểm hỏi ý kiến năm 2010 nói rõ ràng rằng tuyên bố độc lập đơn phương là phù hợp với luật pháp quốc tế. (2)

Quyết định về độc lập dựa vào trưng cầu dân ý nằm trong khái niệm «tuyên bố độc lập đơn phương». Có phán quyết của Tòa án liên quan đến tuyên bố độc lập đơn phương của chính phủ bất hợp pháp Kosovo và Metohija. Trong trường hợp Crimea, chính phủ được bầu một cách dân chủ và hợp pháp. Không có tiêu chuẩn quốc tế nào bị vi phạm, các qui tắc tiêu chuẩn như thế đơn giản là không tồn tại.

Một số luật sư đã bắt đầu đi đến chỗ minh chứng tính «hợp pháp» cho các tuyên bố của các chính phủ phương Tây. Nhưng họ có vẻ quá vội vàng chuẩn bị để chứng minh bất cứ điều gì.

Họ thường tán đồng, ví dụ, cuộc trưng cầu dân vi phạm các nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Thoạt nhìn điều đó có vẻ vững chắc, nhưng lại không có cơ sở pháp lý.

Để xác định các «nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ», cần phải tham khảo “Tuyên bố về các nguyên tắc luật pháp quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Tuyên bố này được thông qua bằng Nghị quyết 2625 ( XXV ) bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970. Trên thực tế nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ là «bị vi phạm» theo nguyên tắc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Vì vậy, nguyên tắc chúng ta đề cập là như sau: «Nguyên tắc mà các quốc gia phải kìm chế trong quan hệ quốc tế của họ tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc theo bất kỳ cách thức nào khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc».

Nội dung của nguyên tắc này có nghĩa là, không cho phép bất cứ quốc gia nào sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào khác. (3)

Toàn vẹn lãnh thổ được nhắc lại trong bối cảnh có sự can thiệp bên ngoài. Nguyên tắc không liên quan đến các chính sách đối nội. Các chính trị gia phương Tây đang cố gắng để làm cho nó trông giống như thể có một số nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ mà theo đó nói rằng lãnh thổ của một quốc gia là không thể thay đổi. Như chúng ta thấy, điều này không đúng.

Nếu các luật sư phương Tây tham khảo Tuyên bố 1970 về các nguyên tắc luật pháp quốc tế, họ áp dụng phương pháp tiếp cận có chọn lọc. Sau tất cả, tuyên bố này lưu ý đến nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Nguyên tắc này (được chính thức gọi là «Nguyên tắc về nghĩa vụ không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các quốc gia bất kỳ, phù hợp với Hiến chương (LHQ)». Nó có nghĩa là, «Không một quốc gia hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, với bất kỳ lý do gì, vào công việc đối nội hay đối ngoại của bất cứ quốc gia nào khác. Do đó, can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp khác hoặc bất kỳ mối đe dọa nào nhằm chống lại chủ quyền quốc gia hay chống lại các nền tảng chính trị, kinh tế và văn hóa của nó, là vi phạm luật pháp quốc tế».

Tuyên bố 1970 nêu rõ ràng rằng sự can thiệp bị ngăn cấm theo bất cứ lý do gì, bất cứ tầm quan trọng nào dường như có thể có cho các lực lượng bên ngoài. Bên cạnh đó, “bất kỳ” sự can thiệp nào và “bất kỳ” sự đe dọa can thiệp nào đều bị ngăn cấm. Tuy nhiên, can thiệp và đe dọa - đó chính xác là những gì các nước phương Tây đang làm, ví dụ, can thiệp vào công việc của Crimea bằng cách ngoan cố lặp đi lặp lại các báo cáo nói trưng cầu dân ý là “bất hợp pháp”, hoặc đe dọa cấm vận Nga.

Sau hết, cũng là Tuyên bố 1970 chứa đựng các nguyên tắc về quyền tự quyết của nhân dân. Nó nêu nguyên tắc như sau, «Mọi người dân có quyền tự do quyết định - mà không bị can thiệp từ bên ngoài, tình trạng chính trị và theo đuổi phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, mỗi nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng quyền này  đẳng và tự quyết của các dân tộc nêu trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định, mà không có sự can thiệp bên ngoài, tình trạng chính trị của họ và theo đuổi kinh tế, xã hội và phát triển văn hóa, và mỗi Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng quyền này phù hợp với các quy định của Hiến chương LHQ». Một lần nữa không can thiệp” được đề cập, một lần nữa như phương Tây lại không ngừng can thiệp vào công việc của Crimea.

Tại sao họ lại áp dụng phương pháp tiếp cận có chọn lọc như vậy trong khi trích dẫn tài liệu quốc tế?

Cần lưu ý rằng không có cách nào để so sánh hành động của Nga với những gì phương Tây làm – Hành động của Nga dựa theo lời thỉnh cầu của chính quyền hợp pháp của Ukraina. Ở đây có sự không phù hợp giữa luật pháp quốc tế với những gì các chính trị gia phương Tây nói và làm, họ nhận biết rõ chính quyền (Crimea) đã mời Nga là hợp pháp, đó là lý do tại sao các cuộc thảo luận được khéo léo làm trượt vào vấn đề «hợp pháp» mà không phải là quy phạm pháp luật – một khái niệm mang tính khoa học. Nói về sự can thiệp vào quá trình tự quyết, thì một lần nữa Nga được mời bởi cơ quan hợp pháp. Ngược lại, không ai ở Crimea đã mời phương Tây. Vì vậy, các tham chiếu đến Tuyên bố 1970 về Luật quốc tế không cho phương Tây với bất cứ lập luận pháp lý nào. Chính phương Tây đã vi phạm tài liệu này.

Có lẽ các đồng nghiệp phương Tây, những người khẳng định cuộc trưng cầu dân Crimea là «vi phạm luật pháp quốc tế» có ý gì khác? Thế thì tại sao họ không làm cho nó thành chính xác? Chúng ta hãy cố gắng giúp đỡ họ.

Có thể họ không có ý nói bản thân cuộc trưng cầu dân ý mà là những câu hỏi lấy ra từ trong đó có thể là vi phạm luật pháp quốc tế (trong trường hợp đa số đồng ý nói có?). Có lẽ họ sợ rằng dân cư Crimea sẽ ủng hộ gia nhập Nga? Nhưng trong trường hợp này, một lần nữa không có vi phạm luật pháp quốc tế. Tuyên bố về các nguyên tắc luật pháp quốc tế nêu, «Việc thành lập nhà nước độc lập và có chủ quyền, tự do liên kết hay hợp nhất với một nhà nước độc lập hay thiết lập bất cứ quy chế chính trị nào khác, được xác định một cách tự do bởi dân chúng, là hình thức thực hiện quyền tự quyết của người dân».

Khi đó có thể là đồng nghiệp phương Tây muốn nói rằng luật pháp quốc tế bị vi phạm vì cuộc trưng cầu được tổ chức chỉ trong Crimea, mà không phải toàn bộ Ukraina? Vậy thì có câu hỏi đặt ra, những gì chuẩn mực pháp lý quốc tế bị vi phạm bởi một cuộc trưng cầu dân ý chỉ tổ chức tại Crimea?

Có thể họ quá e thẹn để viện dẫn lập luận này vì họ đã không tìm thấy một lời giải thích nào cho lý do tại sao họ là những người đầu tiên công nhận sự độc lập của Nam Sudan tách ra khỏi Cộng hòa Sudan là kết quả trưng cầu dân ý được tổ chức chỉ ở phía nam của đất nước này? Trưng cầu dân ý đó được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Cùng áp dụng trưng cầu dân ý do Liên Hiệp Quốc tiến hành ở Eritrea tách ra từ Ethiopia được công nhận toàn thể. Sau đó, cần giải thích lý do tại sao phương Tây đã không tuyên bố trưng cầu dân ý sẽ tổ chức tại Scotland tháng 9 năm 2014 là vi phạm luật pháp quốc tế vì nó sẽ không diễn ra tại các khu vực khác của Vương quốc Anh?

Hy vọng cuối cùng cho các luật sư phương Tây là phán quyết của Tòa án tối cao Canada năm 1998 nói rằng sự ly khai của Quebec là không thể dựa trên cuộc trưng cầu tổ chức duy nhất tại Quebec thay vì cả Canada bỏ phiếu. Đây là một tranh cãi lớn với một chuỗi kèm theo: Canada không thống trị thế giới và các quyết định của tòa án Canada không phải là một bộ phận của luật pháp quốc tế.

Vì vậy, những gì các chính phủ phương Tây và các luật sư của họ là có nghĩa khi họ nói cuộc trưng cầu dân ý Crimea là «vi phạm luật pháp quốc tế»? Thiếu định nghĩa rõ ràng và lập luận pháp lý có trọng lượng là nghiêm trọng trong trường hợp này. Nó chứng tỏ rằng họ hiểu rõ cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea không vi phạm bất kỳ quy phạm pháp luật quốc tế nào. Ngược lại, nó là một ví dụ về tuân thủ luật pháp quốc tế của người dân của Crimea.
(3) The full definition of the principle is defined by the Declaration on Principles of International Law Concerning Friendly Relations and Co-operation among States in Accordance with the Charter of the United Nations
Международно-правовая правомерность референдума в Крыму==========
Nguyên văn bài bằng tiếng Nga:

Международно-правовая правомерность референдума в Крыму

Александр МЕЗЯЕВ | 14.03.2014 | 00:00
16 марта в Крыму пройдёт референдум, который определит дальнейшую судьбу этой республики.
Решение о проведении референдума вызвало на Западе самую нервозную реакцию. Президент США Барак Обама заявил, что данный референдум нарушает международное право, но не подтвердил своё заявление никакими юридическими аргументами. (1) Точно так же и все другие утверждения о якобы международной противоправности крымского референдума лишены каких-либо серьёзных правовых аргументов. 
Международный суд ООН в консультативном заключении 2010 года прямо заявил, что одностороннее провозглашение независимости не нарушает международное право. (2) Решение о независимости, принимаемое на референдуме, как раз подпадает под определение «одностороннее провозглашение независимости». При этом, вынося своё решение по данному вопросу, Международный суд рассматривал ситуацию, когда решение об одностороннем отделении объявили незаконные власти Косова и Метохии. В случае с Крымом мы имеем дело с законным и демократически избранным органом власти. Так что сам по себе референдум не может нарушать никаких норм международного права – таких норм просто нет.
Сейчас заявления западных государств начали получать то или иное «правовое» подкрепление со стороны некоторых юристов. Однако и их в спешке подготовленная аргументация не может ничего доказать. 
Часто утверждается, например, что референдум нарушает принцип территориальной целостности Украины. На первый взгляд звучит весомо, но – юридически несостоятельно. 
Чтобы определить, что означает «принцип территориальной целостности», следует обратиться к «Декларации о принципах международного права, касающихся дружественных отношений и сотрудничества между государствами в соответствии с Уставом Организации Объединенных Наций». Данная декларация была принята резолюцией 2625 (XXV) Генеральной ассамблеи ООН 24 октября 1970 года. На самом деле принцип территориальной целостности «растворён» в принципе запрещения применения силы или её угрозы. Полностью рассматриваемый нами принцип называется следующим образом: «Принцип, согласно которому государства воздерживаются в своих международных отношениях от угрозы силой или ее применения как против территориальной целостности или политической независимости любого государства, так и каким-либо иным образом, несовместимым с целями ООН». А содержание данного принципа таково: «Каждое государство обязано воздерживаться в своих международных отношениях от угрозы силой или ее применения как против территориальной целостности или политической независимости любого государства, так и каким-либо иным образом, несовместимым с целями ООН. Такая угроза силой или ее применение являются нарушением международного права и Устава ООН; они никогда не должны применяться в качестве средства урегулирования международных проблем». (3)
Как видим, территориальная целостность упоминается в контексте вмешательства извне. Внутреннюю политику государства данный принцип не затрагивает. Западные же аналитики пытаются представить дело так, будто существует некий принцип территориальной целостности, который заключается в том, что территорию государства нельзя изменить. Как видим, это не так.
Если уж западные юристы и ссылаются на Декларацию принципов международного права 1970 года, то обращает на себя внимание их избирательный к ней подход. Ведь в этом же самом документе содержится принцип запрещения вмешательства во внутренние дела государств. Данный принцип (официально именуемый «Принцип, касающийся обязанности в соответствии с Уставом не вмешиваться в дела, входящие во внутреннюю компетенцию любого другого государства») означает следующее: «Ни одно государство или группа государств не имеет права вмешиваться прямо или косвенно по какой бы то ни было причине во внутренние и внешние дела любого другого государства. Вследствие этого вооруженное вмешательство и все другие формы вмешательства или всякие угрозы, направленные против правосубъектности государства или против его политических, экономических и культурных основ, являются нарушением международного права». 
Декларация чётко указывает на то, что вмешательство запрещается по «любым» причинам, какими бы важными они не казались тем или иным внешним силам. Кроме того, запрещаются «любые» формы вмешательства и «любые» угрозы. Однако именно этим – вмешательством и угрозами занимаются западные страны. Здесь и вмешательство в дела Крыма с навязчивыми заявлениями о «нелегитимности» референдума, и угрозы санкций в адрес России. 
Наконец, в той же Декларации 1970 года содержится принцип самоопределения народов. Данный принцип гласит, что «все народы имеют право свободно определять без вмешательства извне свой политический статус и осуществлять свое экономическое, социальное и культурное развитие, и каждое государство обязано уважать это право в соответствии с положениями Устава». Опять-таки – «без вмешательства», тогда как Запад непрестанно вмешивается в дела Крыма.
Почему такая избирательность в цитировании правовых документов?
При этом следует особо отметить, что действия России не могут ни в коей мере быть поставлены в один ряд с действиями Запада – ведь Россия действует по приглашению законной власти Украины. Здесь у западных политиков снова нестыковки с правом: они прекрасно понимают, что власть, пригласившая Россию, является законной, поэтому дискуссия умело сводится на рельсы «легитимности», которая сама по себе является не правовым, а научным понятием. Что касается вмешательства при реализации права на самоопределение, то опять же Россия приглашена законной властью, а вот кто приглашал в Крым Запад?
Таким образом, и ссылка на Декларацию принципов международного права 1970 года не даёт Западу никаких правовых аргументов. Запад сам нарушает нормы данной Декларации. 
Так, может быть, западные коллеги, утверждающие, что крымский референдум «нарушает международное право», имеют в виду что-то другое, но почему-то не способны это «другое» сформулировать? Попробуем помочь им. 
Может быть, они имеют в виду, что не сам референдум, а вопросы, вынесенные на него, могут нарушить международное право (в случае если большинство проголосует «за»)? Может быть, их пугает, что население Крыма выскажется за вхождение в состав России? Однако даже и в этом случае всё будет соответствовать международному праву. Столь любимая Западом Декларация принципов международного права гласит: «Создание суверенного и независимого государства, свободное присоединение к независимому государству или объединение с ним, или установление любого другого политического статуса, свободно определенного народом, являются формами осуществления этим народом права на самоопределение».
Тогда, может быть, западные коллеги имеют в виду, что международное право нарушается тем, что референдум проводится только в Крыму, а не на всей территории Украины? Но и в этом случае встанет вопрос: а какую же международно-правовую норму нарушает референдум, проводимый только в Крыму? 
Может быть, западные коллеги, имея данный аргумент в виду, стесняются его приводить, потому что они пока не придумали, как им объяснить, почему они первыми признали независимость Южного Судана, который отделился от Республики Судан после референдума, проведённого только на юге? При этом референдум проводился под эгидой ООН. И то же касается референдума, проведённого ООН в Эритрее, отделившейся от Эфиопии и также признанной всеми. И также потребуется объяснять, почему Запад не провозгласил противоречащим международному праву предстоящий в сентябре 2014 года референдум в Шотландии, не предусматривающий голосования в других регионах Великобритании?
Последним выстрелом западных юристов выглядит ссылка на решение Верховного суда Канады 1998 года, в котором Суд постановил, что отделение Квебека невозможно только по результатам референдума в самом Квебеке, а возможно лишь по результатам всеканадского голосования. Аргумент, конечно, замечательный, но с одним уточнением: Канада пока ещё не управляет миром, и её решения не составляют часть международного права. 
Так что же всё-таки имеют в виду западные правительства и обеспечивающие их юристы, когда они утверждают, что крымский референдум «нарушает международное право»? Похоже, что кричащее отсутствие у них ясных формулировок и каких-либо серьёзных правовых аргументов означает прекрасное понимание ими того факта, что референдум в Крыму не только не нарушает абсолютно никаких норм действующего международного права, но и, напротив, является реализацией международного права народом Крыма.
 
(1) См.: http://cnnworldlive.cnn.com/Event/Crisis_in_Ukraine_2/108452899
(2) http://www.icj-cij.org/docket/files/141/16010.pdf
(3) Полное содержание принципа см.: Декларации о принципах международного права, касающихся дружественных отношений и сотрудничества между государствами в соответствии с Уставом ООН.
Метки: ООН Крым
--------
Nguồn: Международно-правовая правомерность референдума в Крыму
 http://www.fondsk.ru/news/2014/03/14/mezhdunarodno-pravovaja-pravomernost-referenduma-v-krymu-26355.html
======


Mời đọc các bài liên quan:



3. Trưng cầu dân ý ở Crimea và Luật pháp quốc tế
===
Danh mục các bài về Ucraina:

26 nhận xét:

  1. May mà quốc hội Ucraina phế truất tổng thống Yanukovich kịp thời, nếu không cả đất nước này rơi vào tay Nga.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đề nghị anh Nặc tư vấn cho mấy tên tay sai Mỹ đang cầm quyền ở Kiep:
      Nếu bây giờ chúng "Ukraine không biết bầu ai làm Tổng thống"
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/trung-cau-dan-y-o-crimea-va-luat-phap.html?showComment=1395045810759#c4706039404562406740

      thì mời anh Yanukovich trở lại ngồi ghế tổng thống đê!

      Xóa
    2. Ừ, Crưm sẽ là Hoàng Sa của Ucraina !

      Xóa
  2. Phạm Hoàng Đứclúc 15:07 17 tháng 3, 2014

    Tổng thống Putin: Trưng cầu ở Crưm phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế

    Trong cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về qui chế của Crưm là phù hợp với chuẩn mực luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

    Nói về cuộc trưng cầu dân ý tiến hành tại Crưm, ông Putin nhấn mạnh rằng “việc tổ chức trưng cầu là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, tính đến những tiền lệ cụ thể như trường hợp Kosovo nổi tiếng. Trong đó, cư dân trên bán đảo được đảm bảo tự do thể hiện ý chí và quyền tự quyết”, - thông cáo của cơ quan báo chí điện Kremlin cho biết.

    Các nguyên thủ quốc gia đã nhận định rằng, bất kể có sự khác biệt trong những đánh giá, cần tiếp tục làm việc cùng nhau để tìm kiếm con đường hiệp lực giúp ổn định tình hình ở Ukraina. Cũng theo tin của cơ quan báo chí của điện Kremlin, cuộc điện đàm được thực hiện theo sáng kiến của phía Mỹ.

    "Tổng thống Putin một lần nữa nhắc thế giới rằng đối với Nga, Ukraina là nước Cộng hòa anh em”.

    Ông Putin cũng đã lưu ý đến thực trạng bất lực và không mong muốn của chính quyền Kiev hiện tại trong việc chế ngự sự lộng hành của các băng nhóm cấp tiến dân tộc chủ nghĩa và cực đoan.


    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_17/269647940/

    Trả lờiXóa
  3. Thêm một khu vực khác của Ukraine đòi sáp nhập vào Nga

    theo Infonet | 16/03/2014 09:08
    Có ít nhất 5.000 đã xuống Quảng trường Lenin của thành phố và hô vang khẩu hiệu, đòi sát nhập vào Nga.

    Theo hãng tin AFP, hôm 15/3, những người biểu tình ủng hộ Nga đã tấn công một tòa nhà của lực lượng an ninh tại Donetsk, thành phố phía đông Ukraine, yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga.

    Có ít nhất 5.000 đã xuống Quảng trường Lenin của thành phố và hô vang khẩu hiệu: "Trưng cầu dân ý, trưng cầu dân ý". Sau đó họ đã tiến tới tòa nhà của Cơ quan an ninh Quốc gia Ukraine (SBU).
    Hai thanh niên đã leo lên tòa nhà, bỏ lá cờ Ukraine và thay thế bằng một lá cờ Nga có gắn phù hiệu "Cộng hòa Donetsk".
    Ngoài ra đám đông còn yêu cầu thả Pavel Gubarev, người mà họ gọi là "Thống đốc của nhân dân". Ông Pavel đã bị giới chức Ukraine bắt hôm 6/3.

    Hãng tin AFP dẫn lời ông Robert Donia, người tự nhận là cấp dưới của ông Gubarev. cho biết: "Người dân đang tức giận với cảnh sát và chính phủ, những kẻ đang giam giữ những người biểu tình của chúng tôi".

    Ông nói: "Họ đã trả tự do cho những người biểu tình Maidan (những người ủng hộ châu Âu đã lật đổ Tổng thống Yanukovych) nhưng lại giam giữ người của chúng tôi. Tại sao pháp luật của họ chỉ có lợi cho họ?".

    Căng thẳng lên cao khi một số người biểu tình xông qua hàng rào cảnh sát và đập vỡ một số tấm kính. Nhưng sau đó, đã dịu xuống khi ông Donia tuyên bố đã đàm phán được việc trả tự do cho ông Gubarev vào ngày 16/3.

    Ông nói: "Nếu ngày mai họ không thả ông ấy, chúng ta sẽ quay lại với số người gấp đôi” ngày hôm nay.

    Viktor Levandovski, một kỹ sư hóa học 32 tuổi cho biết: "Mục đích của cuộc biểu tình này là để chứng minh rằng Donbass (vùng Donetsk) không ủng hộ cuộc cách mạng đã xảy ra tại Kiev", dẫn đến việc Tổng thống Yanukovych bị lật đổ.

    “Chúng tôi không muốn sống dưới chủ nghĩa phát xít. Chúng tôi muốn tự quyết", anh này nói thêm.

    Trả lờiXóa
  4. Ukraine không biết bầu ai làm Tổng thống
    Cuộc bầu cử Tổng thống trước thời hạn ở Ukraine được ấn định vào ngày 25/5 đang vấp phải không ít trục trặc.

    Trục trặc mới nhất là đơn khiếu nại lên Toà án hành chính tối cao của luật sư nổi tiếng Vladimir Olencevich mà “bị cáo” là Quốc hội Ukraine.

    Ông Olencevich cho rằng Quốc hội không có thẩm quyền ấn định cuộc bầu cử ngày 25/ 5 cũng như không có thẩm quyền trao chức trách Tổng thống cho Chủ tịch Quốc hội Aleksandr Turchinov (người hiện nay là Tổng thống tạm quyền Ukraine).

    Toà án hành chính tối cao đã chấp nhận đơn kiện của ông Olencevich và sẽ xem xét vào ngày 19/ 3 tới. Nếu luật sư Olencevich không đơn độc mà đại diện cho cả một lực lượng hùng mạnh đối lập với chính quyền hịên nay ở Kiev thì cuộc bầu cử ngày 25/ 5 rất có thể sẽ không diễn ra như dự định.

    Nhưng trục trặc thứ hai còn nghiêm trọng hơn nhiều – đó là danh sách ứng viên. Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống nhưng cho tới nay mới chỉ có vài nhân vật thứ yếu chính thức tuyên bố ra tranh cử. Người thứ nhất là Mikhail Dobkin, cựu Tỉnh trưởng tỉnh Kharkov và người thứ hai là Dmitri Yarosh, thủ lĩnh tổ chức cực hữu Pravyi sektor.

    Hơn thế nữa, cả hai nhân vật này mới chỉ tuyên bố miệng ra tranh cử chứ chưa có bất kỳ hành động nào, thậm chí chưa tính đến chuỵện nộp giấy tờ cần thiết cho Ủy ban bầu cử trung ương.
    Ukraine không biết bầu ai làm Tổng thống
    Mikhail Dobkin, cựu Tỉnh trưởng tỉnh Kharkov - ứng viên thứ yếu tuyên bố tranh cử

    Còn các nhân vật sáng giá trên chính trường Ukraine thì cho tới nay vẫn giữ thái độ chờ đợi. Chẳng hạn, một trong những ứng viên tiềm năng nặng ký nhất cho chiếc ghế Tổng thống là Sergey Tigipko vẫn tránh trả lời thẳng khi được hỏi về tham vọng Tổng thống của ông. Một ứng viên tiềm năng nặng ký khác là “Nữ hoàng khí đốt” Yulia Timoshenko (hoặc còn được mệnh danh là “Nữ hoàng cách mạng cam”).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà đã từng tuyên bố chắc như đinh đóng cột là sẽ ra tranh cử Tổng thống nhưng giờ đây lại quyết định trì hoãn việc đưa ra quyết định chung cục. Ngay sau khi được trả tự do, bà lập tức bay sang Đức để chữa bệnh. Giờ đây, mặc dù đã bình phục bà vẫn quyết định nhờ các bác sĩ Đức tiếp tục điều trị. Như vậy, trong thời gian sắp tới, bà sẽ bận bịu với khoá điều trị bằng mát-xa chứ không phải chiến dịch tranh cử Tổng thống.

      Theo nhận định của các nhà phân tích, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghịch lý đó. Một là, các chính khách sáng giá trên chính trường Ukraine không muốn “hạ mình”, không muốn bị coi là cùng một giuộc với những nhân vật hạng ba mới nổi lên nhờ những biến cố gần đây ở Ukraine, nhất là những nhân vật hạng ba này lại mang quan điểm cực hữu hoặc dân tộc chủ nghĩa cực đoan.

      Thứ hai (và đây mới là nguyên nhân chính), tình hình Ukraine quá phức tạp, quá nhiều thách thức, không biết bao giờ mới ổn định và chưa biết sẽ ngả theo chiều hướng nào. Một quyết định nóng vội rất có thể sẽ làm tiêu ma sự nghiệp chính trị.

      Một số nhà phân tích còn gắn liền tình trạng nghịch lý trên với chuyến sang thăm Mỹ của Thủ tướng tạm quyền Arsenyi Yatsenyuk. Chắc chắn sau khi trở về nước, ông sẽ truyền đạt cho họ những ý kiến của chính quyền Mỹ về Ukraine và khi đó họ mới tính toán để đưa ra quyết định.

      Xóa

  5. Thủ lĩnh cực hữu Ukraina đe phá đường ống dẫn khí đốt Nga sang châu Âu


    Photo: RIA Novosti

    Thủ lĩnh phái dân tộc chủ nghĩa cực đoan Ukraina "Khu vực bên phải" là Dmitry Yarosh tuyên bố rằng trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột tiềm năng với Nga, tổ chức của ông ta có thể phá hủy đường ống dẫn năng lượng cung cấp từ Nga sang châu Âu.

    Theo phản ánh của các phương tiện truyền thông Ukraina, Yarosh đòi Chính phủ Kiev phải lập tức hình thành Bộ Tư lệnh tối cao, công bố lệnh tổng động viên cư dân, đưa vũ khí vào trong nước, đảm bảo việc cung cấp trang bị từ các quốc gia thành viên NATO.

    Hôm thứ Hai, Bộ Nội vụ Ukraina thông báo rằng Cơ quan An ninh của đất nước và cái gọi là “Đội Cận vệ quốc gia” đã nắm quyền "bảo vệ đặc biệt và kiểm soát toàn bộ hệ thống dẫn và phân phối khí đốt của Ukraina”. Có nhấn mạnh rằng bằng cách như vậy, “Cận vệ quốc gia” và Cơ quan An ninh đã thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tự phong Arseny Yatsenyuk. Tuy nhiên trên trang web của Chính phủ cũng như của Cơ quan An ninh đều không có dữ liệu về chuyện này.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_17/269672762/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phái đoàn đại biểu Crưm đến Matxcova

      Photo: RIA Novosti

      Phái đoàn Quốc hội và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Crưm sẽ đến Matxcova để thảo luận về quyết định đã thông qua về độc lập của Crưm.

      Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Crưm (trước là Hội đồng tối cao) Vladimir Konstantinov tuyên bố với phóng viên hôm thứ Hai.

      “Chúng tôi sẽ tới Matxcova và sẽ họp mặt tại Duma Quốc gia Nga. Cũng có thể có một cuộc họp chung, hiện giờ chúng tôi đang thảo luận việc này”,- Chủ tịch Quốc hội Crưm cho biết.

      Ông nhấn mạnh rằng chính phủ độc lập Crưm sẽ bảo đảm hoàn toàn việc bảo vệ đường biên giới nhà nước.

      “Chúng tôi bảo vệ hoàn toàn biên giới của chúng tôi và tất cả những vấn đề phát sinh theo hướng này sẽ được giải quyết thông qua đàm phán với Kiev. Tuy nhiên, trước hết họ cần phải hợp pháp hóa chính quyền”,- ông Konstantinov nói. Ông cũng cho biết là bây giờ, con dấu “Cộng hòa Crưm” sẽ được đóng vào hộ chiếu tại các trạm biên phòng của Crưm.
      Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_17/269693936/

      Xóa
  6. Sợ nhất là sát nhập những thửa nhỏ thành ... sân golf lớn ! Còn việc thằng cờ - rưm có sát hay không sát với ai thì ... chả có gì thay đổi với những bác nông dân ở Hưng Yên kéo cày ( bừa ) thay trâu cả .... Đcm !
    ( http://www.tienphong.vn/xa-hoi/khai-ruong-nguoi-keo-bua-thay-trau-565055.tpo )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tao tưởng mày bị CA xích cổ đập chết mẹ rồi. Hãy còn sống hở con chó trahamlai

      Xóa
  7. Công Nông đối thoạilúc 19:44 17 tháng 3, 2014

    Forbes: tại sao sử dụng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ tại Ucraina là không thể có được

    Forbes: Шесть причин, по которым применение США военной силы на украине немыслимо
    Forbes: почему применение США военной силы на Украине немыслимо



    Kichbu theo: politikus.ru



    "Thủ tướng chính phủ lâm thời của Ucraina trong tuần này đã đến Washington, và theo The New York Times đưa tin, đã yêu cầu chính quyền chỉ có một điều. Ông nói rằng với tư cách là bên tham gia ký kết hiệp ước năm 1994 đảm bảo an ninh cho Ucraina, Mỹ "phải bảo vệ nhà nước có chủ quyền độc lập của chúng tôi", - giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu của Lexington Institute (Hoa Kỳ) Lauren Thompson trong một bài viết cho tạp chí Forbes.
    Forbes: Шесть причин, по которым применение США военной силы на украине немыслимо

    Thompson bác bỏ cáo buộc của sự yếu kém đưa ra bởi đảng Cộng hòa chống lại Obama.

    "Nếu Obama nom có vẻ yếu kém, đó là chủ yếu vì ông nhìn thấy sự nguy hiểm của hành động quan trọng nhất trên vùng lãnh thổ mà nó đối với Nga có ý nghĩa là nhiều hơn so với Hoa Kỳ", - tác giả cho hay. Ông nêu ra sáu lý do, "theo đó việc sử dụng lực lượng quân sự của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ là một sai lầm chiến lược quy mô lớn".

    Thứ nhất, "Nga có khả năng hoàn toàn tiêu diệt Mỹ". "Nga có hàng nghìn đầu đạn hạt nhân, và biện pháp duy nhất để bảo vệ mà Mỹ có thể áp dụng dụng để chống lại vũ khí này - đó là đòn giáng trả tương tự. Hãy suy nghĩ cẩn trọng về những hậu họa", - tác giả kêu gọi.

    Thứ hai, Ucraina có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với an ninh của Nga, trong bài báo viết.

    "Nếu các vị không hiểu tại sao đưa quân đội Hoa Kỳ vào Ucraina có thể dẫn đến chiến tranh, hãy suy nghĩ về phản ứng của Washington đối với việc bố trí tên lửa Liên Xô ở Cuba,", - Thompson viết.

    Thứ ba, các đồng minh NATO của Hoa Kỳ không quan tâm đến chiến sự. Họ là phụ thuộc kinh tế vào nguồn cung cấp năng lượng từ phía đông và đối mặt với những khó khăn nhân khẩu học lâu dài tương tự như Nga.
    Nền văn minh châu Âu không bao giờ có thể phục hồi từ một cuộc chiến tranh khu vực tiếp theo, tác giả của bài viết cảnh báo.

    Thứ tư, Nga có lợi thế quân sự tại chỗ, trong bài báo nói. Điều kiện địa lý buộc các tướng lĩnh Mỹ hoặc dựa vào các căn cứ của đồng minh hoặc đưa lực lượng hải quân qua Bosphor tới Biển Đen.
    Trong khi đó, các đồng minh có thể từ chối cung cấp căn cứ của họ, vì lo sợ sự trả đủa của Nga, còn các tàu chiến của Mỹ tại Biển Đen sẽ dễ bị tổn thương vì không quân trên đất liền và tên lửa của Nga, Thompson lập luận.

    Thứ năm: "sự sắp xếp các lực lượng chính trị không rõ ràng". "Mặc dù chính thức Crym là một phần của Ucraina, nhưng nó nằm dưới sự kiểm soát của Moscow trong vài thế kỷ qua, và hầu hết người dân sống ở đó - dân tộc Nga", - trong bài viết noi. "Các tỉnh phía Đông của Ukraine cũng liên kết chặt chẽ với Nga. Binh lính Mỹ liệu chăng được chào đón tại cả hai khu vực", - tác giả nói.
    Thứ sáu, "các cử tri Mỹ phản đối mạnh mẽ hành động quân sự", ông nhấn mạnh.

    "Có một sự khác nhau giữa mức độ quan tâm của Moscow đối với bất kỳ xung đột nào vì Ucraina và ban lãnh đạo Hoa Kỳ. Putin là chiến lược gia giỏi, và ông sẽ hành động trên cả hai hướng để giành chiến thắng". - Thompson nói.

    "Như vậy, nếu các vị nghĩ rằng Ucraina - đó là quốc gia mà quân đội Mỹ sẽ bảo vệ, thì hãy suy nghĩ về vấn đề này một lần nữa", - ông kết luận.

    Nguồn: http://www.forbes.com/sites/lorenthompson/2014/03/13/ukraine-crisis-six-reasons-why-u-s-use-of-military-forces-is-unthinkable/

    Trả lờiXóa
  8. Mỹ ăn cướp Texas của Mexico cũng bằng cách này. Cái khác nhau? Texas trước đó của Mexico. Crưm trước đó của Nga. Nga lấy lại đất cũ. Nga lấy lại đất cũ của nó mắc mớ gì Mỹ, phương Tây và đám lốt Việt tâm hồn chó dại nô lệ Mỹ Tây tru tréo kêu gào mãi thế? Bỏ cái tinh thần nô lệ phục tùng mọi quan điểm của quan thầy bên Tây đi thì mới thành người được.

    Nước Mỹ dùng cách y hệt ăn cướp texas từ tay Mexico thì được, không sao hết. Nga dùng cách này lại lại đất của nó thì tru tréo gào rú như lũ tâm thần. Thằng Obama thì mặt chai mày đá 'phạm luật quốc tế' trong khi chẳng trích dẫn ra nổi 1 điều nào. Thật là vô sỉ.

    Trả lờiXóa
  9. Thông não tiếp cho Hạo nhiên: Crưm là nơi lâu này gần 100% dân Nga sống (người gốc Nga và công dân quốc tịch LB Nga), văn hóa Nga, nói tiếng Nga. Từ thời bị Kruschev đem dâng trái phép cho Ukraina những năm 1950 đến nay Crưm đều như thế. HS và Texas bị chiếm đóng bằng bạo lực bạo động quân sự sau 1 trận chiến / chiến tranh. Chuyện Crưm xáp nhập Nga không hề như thế, xáp nhập hòa bình.

    Hạo Nhiên nịnh Obama như thế khác gì chửi cha mắng mẹ nước Mỹ là cái quê hương thứ 2 của Hạo Nhiên? Hạo Nhiên nghĩ làm sao mà 13 bang đầu tiên của nước Mỹ phát triển ra thành 1 xứ khổng lồ như bây giờ? Texas không phải trường hợp duy nhất đâu nhé. Chẳng lẽ TG này chỉ có mỗi 1 mình nước Mỹ vỹ đại được quyền lấy đất của ng khác bằng cách đó? Người khác dùng cách đó lấy lại đất cũ của họ thì bị chửi? Sao lại có tiêu chuẩn kép kỳ cục thế? Làm người ai làm thế?

    Trả lờiXóa
  10. Nga, một quốc gia lớn nhất thế giới, có nền khoa học cơ bản và nghệ thuật hàng đầu. Có trữ lượng vàng, dầu mỏ, khí đốt, kim loại hiếm, lâm sản, nước ngọt...hàng đầu thế giới. Nhưng lại là quốc gia có chỉ số HDI thua xa các quốc gia lân cận như Phần Lan, NaUy, Thuỵ Điển, Nhật Bản...
    Tại sao? Mọi nguyên nhân đều tại con người và các chính sách.
    Vậy cuồng Nga hay cuồng Mỹ, EU tốt hơn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuẩn đấy bạn ạ. Quan trọng là chính sách vận hành quốc gia và sự thịnh vượng của đất nước mà bất cần biết mô hình nào, miễn sao dân sướng là được.

      Xóa
    2. Bổ xung: HDI là thước đo tổng quát nhất, là thành tựu của 1 quốc gia, là chỉ số trung bình nhân của GDP, Tuổi thọ, Học vấn.

      Xóa
  11. Thấy ông nặc 21:25 nói về Phầnlan làm tôi liên tưởng vụ Crim này giống hệt trò chiếm đất Phần Lan của Liên xô trong "chiến tranh mùa đông". Bởi thực ra Phần lan từng là đất của Nga trong lịch sử cho đến năm 1919 khi Lênin buộc phải trao độc lập cho vùng đất này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không giống hệt nhưng mưu đồ là gần giống nhau, cũng là nước lớn nuốt nước nhỏ.

      Xóa
  12. Phạm Hoàng Đứclúc 03:02 18 tháng 3, 2014

    Tổng thống Nga vừa ký Sắc lệnh công nhận Krưm là Nhà nước độc lập.
    Путин подписал указ о признании Крыма независимым государством
    Тема:

    Ситуация в Крыму. Март 2014 года (298) / Украина: хроника событий
    22:1417.03.2014 (обновлено: 22:35 17.03.2014)6293764791
    Документ, вступающий в силу со дня подписания, основывается на волеизъявлении народов Крыма на референдуме, который состоялся 16 марта. В ходе голосования более 90% пришедших на участки высказались за вхождение республики в состав России.
    Ситуация на Украине

    МОСКВА, 17 мар — РИА Новости. Президент России Владимир Путин подписал указ "О признании Республики Крым", в соответствии с которым она признана независимым государством, сообщили в пресс-службе президента России.

    "Учитывая волеизъявление народов Крыма на общекрымском референдуме, состоявшемся 16 марта 2014 года, признать Республику Крым, в которой город Севастополь имеет особый статус, в качестве суверенного и независимого государства <…> Настоящий Указ вступает в силу со дня его подписания", — говорится в тексте указа.

    Путин во вторник в 15.00 выступит в Кремле перед депутатами Госдумы, членами Совета Федерации, руководителями регионов РФ и представителями гражданского общества в связи с обращением республики Крым и города Севастополь о приеме в состав Российской Федерации.

    Ранее спикер Госдумы Сергей Нарышкин рассказал о том, как будет действовать Российская Федерация в случае положительного решения о присоединении к ней Крыма по результатам референдума. По его словам, согласно закону о порядке принятия и образования новых субъектов РФ, иностранное государство обращается к РФ с просьбой о вхождении в состав РФ и о заключении соответствующего международного договора. Президент РФ информирует об этом обе палаты российского парламента и правительство РФ, и при необходимости проводит консультации. Потом глава государства обращается в Конституционный суд с просьбой дать оценку соответствия договора конституции страны и в случае, если суд даст положительную оценку, то международный договор вносится на ратификацию в Госдуму вместе с проектом федерального конституционного закона, в котором определяется название, статус и границы субъекта. Если два этих документа поддерживаются палатами, то вносятся изменения в Конституцию РФ, куда дополняется название одного или нескольких субъектов.

    РИА Новости http://ria.ru/politics/20140317/999910739.html#ixzz2wFfRLBjB

    Trả lờiXóa
  13. Quá nhiều " còm " vi phạm nội quy - không phải tiếng Việt có dấu ! Chủ nhà nên xóa để làm trong sạch nhà của mình chứ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn ảnh đại diện mất vệ sinh. Em bé ngồi dạng lồn cho cả nhà Xich lô thay nhau liếm

      Xóa
  14. Muốn trong sạch phải xóa ngay các còm của con chó ghẻ Xích lô

    Trả lờiXóa
  15. XYZ./Đu đủ héolúc 12:18 20 tháng 3, 2014

    Thân gửi: Cháu Hương Lan Lê , Các Bạn Người Quan Sát, Nguyễn Tấn Xuân, Huỳnh Trọng Đô, Võ Khánh Linh... và các bạn đọc quí mến!
    Qua IP của tôi, chủ trang thừa rõ tôi là "Đu đủ héo". Trước nay, thấy Googletienlang đăng khá nhiều thông tin trung thực. Bên cạnh, quá nhiều còm, lợi dụng việc hiển còm ngay mà không qua chế độ duyệt còm, lợi dụng làm nơi rải tờ rơi bôi xấu chế độ đến mức thậm tệ. Đồ rằng, chống lưng chủ trang phải là một sân sau uy quyền ghê gớm nên phớt lờ mọi ý kiến trung thực của tôi và nhiều độc giả. Tôi xin tạm biệt Google.tienlang. Chúc chủ trang và những bạn đọc mà tôi quí kính tiếp tục với Gootienlang. Chào!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. XYZ./Đu đủ héolúc 12:21 20 tháng 3, 2014

      Sau trung thực tôi gõ thiếu:"nên vào đọc và trở thành một độc giả tường ngày". Xin lỗi mọi ngườ.

      Xóa
    2. Kính chào bác XYZ./Đu đủ héo!
      Bác chả việc gì phải tức bực cho tổn thọ thế!
      Bác thấy đó, những ý kiến của mấy anh phản biện chuyên nghiệp kia có chút lý, chút tình nào đâu?
      Còn hàng ngàn, vài ngàn bạn đọc hàng ngày vào đây sẽ cho đánh giá khách quan, bác ạ!
      Quan điểm của các bạn trẻ chủ trang thể hiện qua mỗi bài viết, tôi cho là chân thực, khách quan. Mà đã là sự thực thì chả cần phải e ngại bất cứ điều gì. Bẻ ngang, bẻ dọc thì sự thật vẫn luôn là sự thật.
      Cứ cho các anh ấy bẻ xem sức các anh ấy đến đâu.

      Mà theo tôi biết thì khi chủ nhà đã để chế độ còm hết sức thông thoáng (không cần khai báo, hiển thị ngay...) thế này, hệ thống blogspot không lưu lại IP của các còm sĩ. Do vậy, chủ trang cũng không biết (và cũng chả cần biết) IP của bất cứ ai.
      Chỉ khi chửi bậy và xúc phạm lãnh tụ thì xóa, vậy là ổn, bác ạ!
      Bác cứ sinh hoạt vô tư đi!

      Xóa