Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

HỘI KHLS KIẾN NGHỊ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC V.V SỬA SAI CHO BỘ GIÁO DỤC BỎ MÔN LỊCH SỬ

Lời dẫn: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam từ ông chúa trùm Phan Huy Lê (đã mất), đến Trần Đức Cường, Vũ Minh Giang, Dương Trung Quốc, Nguyễn Mạnh Hà... đều là những kẻ LẬT SỬ khiến Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn phải tuyên bố: "Chỉ khi những kẻ lật sử này đến Nghĩa trang Liệt sĩ, quỳ lạy, tạ tội trước Anh linh các Anh hùng Liệt sĩ thì cuộc đấu tranh của tôi mới dừng lại". 
Về phần mình, theo gương Bác Hồ vĩ đại "Trường kỳ Kháng chiến- Nhất định Thành công!", Google.tienlang tiếp tục kiên trì theo đuổi mục tiêu chống Lật sử đến thắng lợi cuối cùng.
Riêng về Hội Khoa học Lịch sử, Google.tienlang không có thù tức cá nhân gì với họ. Vậy nên, dù những cá nhân lãnh đạo ở Hội có sai phạm (Lật sử) nhưng Hội cũng có những việc làm đúng. Và khi có việc làm đúng thì Google.tienlang ủng hộ mạnh mẽ. 
Đó là:
Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam vừa có Công văn kiến nghị lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng liên quan đến vấn đề Lịch Sử được xếp là môn học tự chọn trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 bắt đầu triển khai trong năm học tới 2022-2023 đối với học sinh lớp 10.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của đại đa số hội viên đang sinh hoạt tại 63 Hội và Chi Hội Khoa học Lịch Sử địa phương và chuyên ngành, Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam cho rằng, việc xếp Lịch Sử là môn tự chọn trong chương trình giáo dục trung học phổ thông là “chưa thể hiện đầy đủ vai trò, vị trí của môn Lịch Sử trong hệ thống giáo dục ở nước ta với các đặc điểm về sự kết hợp Dựng nước và Giữ nước”; “chưa hoàn toàn đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước &Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, coi giáo dục Lịch Sử là môn cơ bản cốt lõi của toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông” và “trái với Luật Giáo dục 2005, năm 2019 và Nghị quyết tháng 11-2015 của Quốc hội”.
Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam kính đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội xem xét, chỉ đạo để “có thể kịp thời khắc phục, tránh gây ra những hậu quả không tốt về sau” (những từ trong dấu ngoặc kép là trích nguyên văn kiến nghị của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam do Chủ tịch Hội Trần Đức Cường ký.
Dưới đây là Toàn văn Công văn của Hội Khoa học Lịch sử:

Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

Mời xem bài liên quan khác:

1. Bài gây bão mạng: TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN YÊU CẦU KIỂM TRA, XỬ LÝ BỘ SÁCH LỊCH SỬ DO GS PHAN HUY LÊ LÀM TỔNG CHỦ BIÊN

2. NHỮNG VẤN ĐỀ GOOGLE.TIENLANG XIN TRAO ĐỔI CÔNG KHAI VỚI GS NGUYỄN MINH THUYẾT VÀ TS NGUYỄN MẠNH HÀ

3. XIN HỎI BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ: VÌ SAO ÔNG LỰA CHỌN TOÀN NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG ĐỂ BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊCH SÁCH???

4. Toàn văn tác phẩm "LỊCH SỬ NƯỚC TA" của Chủ tịch HỒ CHÍ MINH

5. NGA XỬ PHẠT HÀNH VI LẬT SỬ, PHỦ NHẬN VAI TRÒ CỦA LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

6. CƯ DÂN MẠNG THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ CỤ BÀ UKRAINA PHẢN KHÁNG LẠI BỌN LÍNH KIEV ĐI NGƯỢC LẠI LỊCH SỬ TỔ QUỐC

7. HÓA RA CHỈ CÓ NGA TRÂN TRỌNG VÀ BẢO VỆ LỊCH SỬ VIỆT NAM, CÒN BẢN THÂN VIỆT NAM THÌ LẠI COI THƯỜNG

8. HỘI KHLS KIẾN NGHỊ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC V.V SỬA SAI CHO BỘ GIÁO DỤC BỎ MÔN LỊCH SỬ

7 nhận xét:

  1. Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Lý giải Sử là môn tự chọn rất thiếu tính khoa học
    Trước ý kiến xung quanh Lịch sử là môn học tự chọn ở cấp Trung học phổ thông, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn cho rằng quyết sách này thiếu tính khoa học.
    Theo Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông dự kiến áp dụng từ năm học 2022-2023, môn Lịch sử trở thành môn tự chọn ở cấp Trung học phổ thông.
    Theo chương trình mới sẽ bắt đầu áp dụng với khối lớp 10, các em chỉ cần học 7 môn bắt buộc, nhiều môn học bắt buộc hiện nay sẽ trở thành môn tự chọn.
    Trong đó, việc môn Lịch sử trở thành môn tự chọn đang thu hút nhiều luồng ý kiến.
    Bàn luận về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Thưa Trung tướng gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra lý giải về cách thiết kế chương trình, ở giai đoạn giáo dục cơ bản, trong toàn cấp tiểu học và trung học cơ sở, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, cơ bản và toàn diện. Trung tướng có thể chia sẻ quan điểm của mình về lý giải trên không?
    Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tôi cho rằng lý giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo thiếu tính thuyết phục và chưa thực sự khoa học. Đứng trên góc độ tâm lý cũng như sự phát triển trí tuệ, học sinh lớp 9 mới 15 tuổi, cái tuổi như ông bà ta nói “ ăn chưa no, lo chưa tới “ liệu đã hiểu được đầy đủ kiến thức của chương trình học chưa mà bảo đã biết cơ bản, đầy đủ lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, lịch sử thế giới.
    Ngay trong thế kỷ XX thôi các cháu ở độ tuổi đó khi mà mức sống bây giờ khác xa so với ngày xưa, liệu các cháu có thể hình dung được các thế hệ trước sống dưới ách xâm lược của thực dân, đế quốc nghèo khó, đói kém, mù chữ như thế nào?
    Hay cha ông các cháu đã chiến đấu như thế nào để giành được độc lập. Chính vì thế, học sinh cần thời gian để học tập, trau dồi những kiến thức đó.
    Học Lịch sử để biết rằng dân tộc ta đã phải dựng nước, giữ nước như thế nào ? Đã đánh bại các thế lực hùng mạnh xâm lược ra sao? Học để hiểu trước Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã sống như thế nào, nhân dân mù chữ, nghèo đói, cơ cực, lầm than …
    Không học Lịch sử đồng nghĩa với việc học sinh không hiểu được công lao của những thế hệ đi trước.
    Trong khi chúng ta luôn đề cao truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
    Trung Quốc xác định Lịch sử là một trong ba môn học quan trọng nhất, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng xác định Lịch sử là một trong ba môn bắt buộc học ở tất cả các cấp…), và đặc biệt nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa với quan điểm dạy chữ là dạy người, giáo dục là nền tảng để đào tạo ra những con người mới, những con người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức và có năng lực hoạt động, vừa góp phần xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" thì càng phải quan tâm đặc biệt đến môn Lịch sử.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi biết, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã từng đưa môn Lịch sử thành môn tự chọn mà hậu quả là rất ít công dân Hàn Quốc, Nhật Bản hiểu biết về lịch sử của mình và đã nảy sinh những hệ lụy khôn lường.
      Đứng trước tình hình đó, họ đã sửa sai và đưa Lịch sử trở thành môn bắt buộc.
      Bậc Tiểu học hướng đến việc vừa học, vừa chơi. Trung học cơ sở với khoảng thời gian 4 năm, lại tích hợp hai môn Lịch sử và Địa lý làm một, thử hỏi các em sẽ có kiến thức như thế nào mà bảo đã có hiểu biết lịch sử, không ai dám nói như Bộ nói !!!
      Theo Trung tướng việc môn Lịch sử trở thành môn tự chọn ở bậc trung học phổ thông sẽ có ảnh hưởng gì?
      Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tôi cho rằng khi môn Lịch sử trở thành môn tự chọn ở bậc trung học phổ thông, chỉ có những em yêu sử mới chọn môn này. Tôi còn nhớ tại thành phố Đà Nẵng đã có năm Hội đồng thi phổ thông trung học chỉ có một thí sinh dự thi môn Lịch sử.
      Khi không nhiều người học Lịch sử, thì liệu còn bao nhiêu người thi vào sư phạm ngành này và tất yếu sẽ không có thầy dạy sử có tâm, yêu nghề.
      Liệu giáo viên dạy Lịch sử có còn được trân trọng, tôi cho rằng chính chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không còn tôn trọng các thầy cô dạy Lịch sử.
      Trong khi thầy cô dạy Lịch sử là những người truyền giảng lòng yêu Tổ quốc cho những chủ nhân tương lai của đất nước.
      Lấy một ví dụ đơn giản ngay trong một gia đình mà người lớn không giáo dục cho con, cháu biết cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên thì những đứa trẻ đó sẽ không thể trở thành một con người đầy đủ nhân cách, trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, rộng ra cả quốc gia cũng vậy .
      Thì việc môn Lịch sử trở thành môn tự chọn sẽ khiến học sinh mù mờ, không hiểu về Lịch sử dân tộc.
      Bỏ một năm đã quên rồi, trong khi 3, 4 năm như thế thì làm sao các em có một tâm thế khi bước vào đời để có trách nhiệm dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
      Trước kia khi tham gia chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, tôi ở miền Nam dưới chế độ Mỹ - Ngụy, tham gia Cách mạng từ năm 13 tuổi.
      Chính những bài học về lòng yêu nước của cha anh đã hun đúc tinh thần yêu nước trong tôi.
      Đến giờ, tôi vẫn thường kể những câu chuyện về khoảng thời gian chiến đấu của mình cho con, cháu nghe.
      Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) là một mốc son chói lọi trong trang sử Việt Nam nhưng khi Lịch sử trở thành môn tự chọn ở bậc trung học phổ thông, tôi không biết liệu thế hệ học sinh sau này có hiểu được ý nghĩa lịch sử của ngày này không và rất nhiều sự kiện khác nữa như: Ngày Chiến thắng Điện Biên phủ ( 7/5/1954 ), ngày Thương binh, liệt sĩ ( 27/7 ), Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước, …

      Xóa
    2. Thưa Trung tướng, có quan điểm cho rằng lý do học sinh không yêu thích môn Lịch sử do sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy, ông có thể chia sẻ ý kiến của mình về quan điểm trên?

      Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Đây cũng là vấn đề mà tôi rất trăn trở, theo tôi nếu muốn học sinh yêu thích môn Lịch sử, chúng ta cần phải thực sự đổi mới nội dung, phương pháp dạy lịch sử, không phải đi theo bố cục từng ngày, từng tháng, từng năm mà nên hướng đến việc các em nắm được sự kiện và ý nghĩa lịch sử.
      Tức là để cho học sinh hiểu được sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó. Càng học lên cao, các em càng phải hiểu được đầy đủ ý nghĩa. Còn ở các cấp học dưới, các em biết được sự kiện, hiểu được một cách căn bản.
      Ví dụ chỉ cần nêu tóm tắt quân ta đánh quân Tống, quân Nam Hán, rồi đánh quân Thanh, quân Nguyên lúc nào, trận nào có ý nghĩa quyết định, ...
      Với sách giáo khoa và phương pháp dạy như hiện nay, chúng ta gần như đi vào biên niên sự kiện, ngày, tháng, năm, ai chỉ huy, đánh thế nào làm học sinh không thể nhớ được. Khi không thể nhớ được thì học sinh sẽ ngại và chán học sử .
      Ngoài ra, trong thời đại 4.0, cần bổ sung những nội dung, hình ảnh sinh động vào sách giáo khoa để tăng hứng thú của học sinh.
      Về phương pháp dạy, trước tiên thầy cô giáo phải là những người thực sự yêu lịch sử. Tôi thường hay nói người làm công tác tuyên huấn là đi truyền lửa cho người khác thì chính họ phải là người có lửa, thầy dạy Lịch sử cũng vậy phải là người yêu sử, phải có lửa yêu nước thì mới truyền lửa cho thế hệ tương lai.
      Với cách làm như hiện nay môn Lịch sử không được coi trọng, điều này đã buộc thầy cô chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức chứ không phải là tình yêu lịch sử.
      Do đó theo tôi chúng ta cần có chính sách với giáo viên dạy môn Lịch sử, phải làm cho học sinh yêu Lịch sử thì mới say sưa với Lịch sử.
      Môn Lịch sử phải trở thành môn bắt buộc và ngang hàng với các môn Toán, Ngữ văn để giáo viên cảm thấy mình có giá trị.
      Một khi học sinh, phụ huynh cho đây là môn phụ, học cũng được, không học cũng xong thì cũng sẽ không trọng thầy. Mà đã là người dạy môn phụ rồi thì giáo viên không thể nào dạy Lịch sử có chất lượng được.
      Từ đó tôi cho rằng muốn học sinh yêu môn Lịch sử thì phải có người dạy tốt, muốn dạy tốt phải có nội dung, phương pháp phù hợp, giáo viên phải được học sinh và phụ huynh tôn trọng thì mới đồng bộ, mới thực sự làm cho việc giáo dục lịch sử có hiệu quả góp phần quan trọng hình thành nhân cách của thế hệ quyết định tương lai của đất nước.
      Trân trọng cảm ơn Trung tướng!
      https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/trung-tuong-nguyen-thanh-tuan-ly-giai-su-la-mon-tu-chon-rat-thieu-tinh-khoa-hoc-post226152.gd

      Xóa
  2. Nguyễn Đức Kiênlúc 22:54 14 tháng 5, 2022

    Phân tích của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn mà bạn Trang chép về trên kia thật hay.
    Chưa nói tới lý do mà Trung tướng yêu cầu KHÔNG ĐƯỢC BỎ MÔN LỊCH SỬ (Rõ ràng là thiết kế của Bộ Giáo dục là BỎ MÔN LỊCH SỬ ở cấp PTTH chứ đừng nói tránh đi là "tích hợp" như trước đây hoặc là "Tự chọn" bây giờ).
    Tôi xin nói về đề xuất của Tướng Tuấn về Đổi mới phương pháp dạy môn Lịch sử.
    Vài chục năm nay, Bộ Giáo dục luôn nói đang cố gắng đổi mới phương pháp nọ kia nhưng thực tế thì chả có gì đổi mới cả.
    ===
    Đây là đề xuất của Tướng Tuấn:
    "Thưa Trung tướng, có quan điểm cho rằng lý do học sinh không yêu thích môn Lịch sử do sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy, ông có thể chia sẻ ý kiến của mình về quan điểm trên?

    Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Đây cũng là vấn đề mà tôi rất trăn trở, theo tôi nếu muốn học sinh yêu thích môn Lịch sử, chúng ta cần phải thực sự đổi mới nội dung, phương pháp dạy lịch sử, không phải đi theo bố cục từng ngày, từng tháng, từng năm mà nên hướng đến việc các em nắm được sự kiện và ý nghĩa lịch sử.
    Tức là để cho học sinh hiểu được sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó. Càng học lên cao, các em càng phải hiểu được đầy đủ ý nghĩa. Còn ở các cấp học dưới, các em biết được sự kiện, hiểu được một cách căn bản.
    Ví dụ chỉ cần nêu tóm tắt quân ta đánh quân Tống, quân Nam Hán, rồi đánh quân Thanh, quân Nguyên lúc nào, trận nào có ý nghĩa quyết định, ...
    Với sách giáo khoa và phương pháp dạy như hiện nay, chúng ta gần như đi vào biên niên sự kiện, ngày, tháng, năm, ai chỉ huy, đánh thế nào làm học sinh không thể nhớ được. Khi không thể nhớ được thì học sinh sẽ ngại và chán học sử .
    Ngoài ra, trong thời đại 4.0, cần bổ sung những nội dung, hình ảnh sinh động vào sách giáo khoa để tăng hứng thú của học sinh.
    Về phương pháp dạy, trước tiên thầy cô giáo phải là những người thực sự yêu lịch sử. Tôi thường hay nói người làm công tác tuyên huấn là đi truyền lửa cho người khác thì chính họ phải là người có lửa, thầy dạy Lịch sử cũng vậy phải là người yêu sử, phải có lửa yêu nước thì mới truyền lửa cho thế hệ tương lai.
    Với cách làm như hiện nay môn Lịch sử không được coi trọng, điều này đã buộc thầy cô chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức chứ không phải là tình yêu lịch sử.
    Do đó theo tôi chúng ta cần có chính sách với giáo viên dạy môn Lịch sử, phải làm cho học sinh yêu Lịch sử thì mới say sưa với Lịch sử.
    Môn Lịch sử phải trở thành môn bắt buộc và ngang hàng với các môn Toán, Ngữ văn để giáo viên cảm thấy mình có giá trị.
    Một khi học sinh, phụ huynh cho đây là môn phụ, học cũng được, không học cũng xong thì cũng sẽ không trọng thầy. Mà đã là người dạy môn phụ rồi thì giáo viên không thể nào dạy Lịch sử có chất lượng được.
    Từ đó tôi cho rằng muốn học sinh yêu môn Lịch sử thì phải có người dạy tốt, muốn dạy tốt phải có nội dung, phương pháp phù hợp, giáo viên phải được học sinh và phụ huynh tôn trọng thì mới đồng bộ, mới thực sự làm cho việc giáo dục lịch sử có hiệu quả góp phần quan trọng hình thành nhân cách của thế hệ quyết định tương lai của đất nước. "

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Đức Kiênlúc 23:02 14 tháng 5, 2022

    Giá như Đảng chọn được những người như Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục thì rất tốt.
    Bao nhiêu đời Bộ trưởng bộ này gần đây chỉ loay hoay cải với chả cách, càng cải cách thì lại càng thấy thụt lùi.
    Tôi chả hiểu sao mấy ông Bộ trưởng gần đây cứ khoái chọn mấy ông phản động vào công tác quan trọng là biên soạn và thẩm định sách giáo khoa?
    XIN HỎI BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ: VÌ SAO ÔNG LỰA CHỌN TOÀN NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG ĐỂ BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊCH SÁCH???
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/11/xin-hoi-bt-bo-gd-phung-xuan-nha-vi-sao.html

    Trả lờiXóa
  4. Đồng Thị Kim Thanhlúc 00:05 17 tháng 5, 2022

    Vậy là, vị trí của môn Lịch sử đã hoàn toàn thay đổi khi từ môn chính được xếp là môn tự chọn.

    Giải thích về việc đưa môn Lịch sử thành môn tự chọn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng: Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên. Theo quy định của Chương trình GDPT năm 2018, giai đoạn THPT, học sinh bắt buộc phải học 5 môn lựa chọn trong 3 tổ hợp. Học sinh nào chọn tổ hợp xã hội đã có môn Lịch sử. Học sinh chọn tổ hợp tự nhiên vẫn phải chọn một môn trong tổ hợp xã hội có môn Lịch sử (học sinh hoàn toàn có thể chọn môn Lịch sử nếu thấy môn này cần thiết cho bản thân hoặc cần thiết để phục vụ định hướng nghề nghiệp mà học sinh lựa chọn).

    Đừng để tương lai phải trả giá

    Theo nhận xét của nhiều giáo viên, nội dung môn Lịch sử chương trình mới có nhiều điều hay và thú vị hơn, là bước tiến so với chương trình cũ; số tiết học cũng được tăng thêm 0,5 tiết/tuần. Tuy nhiên, với cách sắp xếp môn Lịch sử theo kiểu “thích thì chọn, không thích thì thôi” khiến các giáo viên, chuyên gia giáo dục bất ngờ và hụt hẫng. Họ lo ngại, tình trạng ấy sẽ gây ra nhiều hệ lụy khi vị trí môn Lịch sử bị đẩy xuống hàng thứ yếu.

    Một quốc gia sẽ thế nào nếu người dân quay lưng với lịch sử đất nước mình? Chia sẻ về vấn đề này, PGS, TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam bày tỏ: “Tầm quan trọng của môn Lịch sử đối với công tác chính trị, tư tưởng của đất nước đã được chúng ta thống nhất từ lâu, sao vấn đề này bây giờ lại được đặt ra thêm lần nữa!”.

    PGS, TS Trần Đức Cường nhấn mạnh: "Lịch sử là ký ức, quên mất lịch sử là xóa đi ký ức, xóa đi quá khứ hào hùng đã hun đúc nên dân tộc ta. Trong quá trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, điểm cốt lõi nhất để chúng ta còn là chúng ta, có được diện mạo như ngày hôm nay chính là niềm tự hào dân tộc, là lòng yêu nước hay còn gọi là chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam. Ngày nay, chúng ta nằm trong hoàn cảnh có rất nhiều thách thức, hiểu mỗi bước đi của dân tộc để chúng ta có cách ứng xử, dự báo mang đến cuộc sống bình yên ngày hôm nay. Tại sao không cho học sinh học một cách kỹ lưỡng về vấn đề này? Tôi nghĩ chủ trương coi Lịch sử là môn tự chọn cần phải nghiêm túc xem xét lại".

    Cùng quan điểm trên, PGS, TS Đào Tuấn Thành, Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: "Sẽ thật sự nguy hại khi Lịch sử không phải môn học bắt buộc. Trong bối cảnh văn hóa bên ngoài đang tràn vào Việt Nam, mọi thứ “mở toang” như vậy, nếu chúng ta không biết mình là ai thì tương lai sẽ phải trả giá rất đắt. Bài học của người Nhật Bản, người Hàn Quốc là một ví dụ. Trước hệ lụy cả một thế hệ thanh niên thiếu hiểu biết về lịch sử đất nước, Hàn Quốc đã sửa sai, quay lại đưa môn Lịch sử trở thành bắt buộc. Tại sao chúng ta lại học sai lầm của họ?”.

    Trả lờiXóa
  5. Đồng Thị Kim Thanhlúc 00:06 17 tháng 5, 2022

    Không đồng tình với lý giải học sinh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức lịch sử cơ bản trong giai đoạn 9 năm, PGS, TS Đào Tuấn Thành nhấn mạnh: "Những gì diễn ra hôm nay thì ngày mai là lịch sử. Chúng ta sẽ có tội với các bậc tiền nhân và có lỗi với con cháu nếu không trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức lịch sử phù hợp với lứa tuổi, nhất là giai đoạn THPT, lứa tuổi 15 trở lên đang định hình nhân cách. Chưa kể, tương lai sẽ có tình trạng một thế hệ sinh viên không học được các môn Chủ nghĩa Mác-Lênin, Lịch sử Đảng ở bậc đại học... vì hổng 3 năm kiến thức lịch sử ở THPT.

    Là sinh viên khối kỹ thuật-khối ngành những tưởng sẽ không mấy liên quan nhiều đến Lịch sử, nhưng em Phạm Trung Hiếu, sinh viên Khoa Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định chính lịch sử đã giúp em trở thành một công dân tốt, một kỹ sư tốt. “Môn học này giúp giới trẻ hiểu về nguồn cội, về truyền thống cha ông để từ lòng tự hào, chúng em biết phát huy điều đó qua những kiến thức đã học để xây dựng đất nước. Những trang sử đầy hào hùng, bi tráng của dân tộc giúp chúng em biết trân trọng hòa bình hơn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình chiến tranh, bất ổn vẫn hiện hữu ở nhiều nơi trên thế giới”.

    “Sẽ là một điều tệ hại nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn. Có thể coi đây là một sai lầm lớn của giáo dục Việt Nam. Không một quốc gia nào coi thường môn Lịch sử đến như vậy”, GS, TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phản ứng.

    Theo nhiều chuyên gia, nhà giáo dục, việc học Lịch sử không chỉ gói gọn trong những vấn đề văn hóa, giáo dục truyền thống của đất nước, rút kinh nghiệm mà còn là vấn đề học hỏi, tiếp thu của văn minh trên thế giới. Bác Hồ từng khẳng định “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Sẽ ra sao nếu những người chủ tương lai của đất nước không biết về lịch sử nước nhà? Hy vọng ngành giáo dục thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của dân tộc.

    Trả lờiXóa