Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

VIDEO CLIP CỦA TRUYỀN HÌNH ĐỨC: NƯỚC MỸ ĐÃ SỤP ĐỔ

Phóng sự của ARD /Đài truyền hình Quốc gia Đức. Karel Phùng dịch và làm phụ đề tiếng Việt.
Mời xem phóng sự

Link video clip của Karel Phùng:
https://www.youtube.com/watch?v=ms_1ce0oXWc

"Thiên hạ xưa nay, tan lâu rồi hợp, hợp lâu rồi lại tan" đó là câu người Trung Quốc viết trong Tam Quốc Chí hàng trăm năm về trước nhưng có thể áp dụng cho tất cả các cường quốc đã, đang và sẽ tồn tại trên thế giới này. Từ thời Ai Cập cổ đại tới La Mã, đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh và sau này là Liên Xô, Mỹ và kể cả Trung Quốc sau này, sẽ không bao giờ có nước nào thoát khỏi số phận ấy. Một điểm chung cho các cường quốc ấy đều hợp khi có nền kinh tế thịnh vượng và suy khi xã hội mất đi giá trị sống, con số những người ở cảnh khốn cùng tăng cao.
Thời điểm phóng sự này ra đời là 2 năm sau khi Obama được bầu lên làm tổng thống, tất nhiên có nhiều thứ đã khác. Những con số do chính quyền Obama đưa ra với nhiều người, kể cả người Mỹ, không đáng tin cậy. Con số chính thức về thất nghiệp hiện nay ở mốc 5,5%, thấp nhất kể từ năm 2008, thời điểm cao nhất vào năm 2010 khoảng 10%, thực tế cao hơn rất nhiều (Theo „Bureau of Labor Statistics“ thất nghiệp tới tháng giêng năm 2015 ở mốc 11,2%, cao gấp hai lần con số của chính phủ Mỹ đưa ra).
Một con số đáng chú ý khác là những người không có việc làm, không đi tìm việc và không có trong bất cứ thống kê nào của nhà nước, vào tháng 12 năm 2014 ở mốc 93,5 triệu. Nguyên nhân vì họ thuộc vào diện những người chắc chắn sẽ không được nhận bất cứ sự hỗ trợ nào của nhà nước, cũng không thể nào tìm được việc làm nên họ không đăng ký, tuy vậy cũng có thể là những người ở nhà làm nội trợ (nguồn: http://www.bls.gov/news.release/empsit.t16.htm) và trong danh sách những người tìm việc sẽ không còn tên của họ. Thêm vào đó là số người làm việc ít giờ trong ngày, thu nhập rất thấp không đủ sống cũng không được tính. Theo con số của một vài chuyên gia hoặc tổ chức thì thất nghiệp ở Mỹ hiện nay tối thiểu ở mốc trên 20%, thậm chí có thể lên tới 30%, tức là nước Mỹ đang ở thời điểm tương tự thập niên 193x (Thông tin từ trang "Shadow Government Statistics" hiện nay đưa ra con số khoảng 22%.).
Con số từ phía chính phủ Mỹ đưa ra thực tế dựa vào cuộc điều tra hàng tháng trên 60 ngàn gia đình về việc làm, cuộc sống và từ đó họ tính tỷ lệ cho cả nước Mỹ. Tương tự thống kê về các công ty, tập đoàn cũng chỉ dựa trên khoảng 150 ngàn doanh nghiệp để áp đặt cho cả nước. Những con số ấy có chính xác hay không có thể nhận thấy qua con số những người nhận Food Stamp đã vượt mốc 50 triệu từ đầu năm nay.
Nói là nước Mỹ hay cường quốc nào đó sụp đổ không có nghĩa nước MỸ sẽ dứt khoát có nội chiến, chia năm sẻ bảy hay nghèo đói như các nước trong thế giới thứ ba, mà có thể họ chuyển mình từ một nước hoàn toàn tự do trong kinh tế thị trường sang có nhà nước giám sát. Từ chỗ tư nhân tranh nhau để moi từng đồng của người nghèo nhà nước sẽ hỗ trợ giúp đỡ để người dân bớt gánh nặng. Đó là những gì thực tế đang diễn ra tại Mỹ. Ngày hôm nay để có được bảo hiểm sức khỏe toàn dân, ông Obama đã phải trả giá bằng sự nghiệp của chính mình. Có thể 30 năm hay 50 năm sau ông sẽ được vinh danh vì những điều đã và đang làm được ngày hôm nay. Đáng tiếc ở Mỹ truyền thông quá mạnh, giới chủ quá giàu nên có nhiều việc vượt quá sức nên ông Obama đã không làm được như nhiều người chờ đợi.

- Karel 
Phùng-

1 nhận xét:

  1. tại sao Đức lại tung thông tin về điều này, hẳn là có mục đích riêng của người đức, hay chỉ là một hình thức truyền thông. Đó là một ẩn số mà chúng ta chưa tìm ra kết quả

    Trả lờiXóa