Lời dẫn: Trang Người Việt Ukraina vốn là Trang Doanh nghiệp Odessa đổi tên cách đây chưa lâu. Trang này thường xuyên đăng các tin bài ủng hộ chính quyền hiện nay ở Kiev. Không ít lần Google.tienlang đã chỉ ra những tin bài xuyên tạc bịa đặt nhằm kết tội vô căn cứ cho Dân quân miền Đông. Tuy nhiên với bài dưới đây, theo chúng tôi, là bài viết chân thực nhất về bức tranh ảm đạm hiện nay ở Ukraina.
***********************************
Bình luận thời sự đặc biệt: Nhận định mới nhất từ Đức và
châu Âu: “Ucraina đang trên con đường loạn lạc của chiến tranh nội bộ và
châu Âu không còn cứu vãn nổi! Những sai lầm chết người của Mỹ và
phương Tây là ví dụ rõ ràng nhất của hành động tự “cắt họng” mình.
Trước tin phe Cực hữu Ukraina tập dượt nổi loạn chống chính phủ các nước châu Âu ngán ngẩm đến cổ và không muốn dính vào tình trạng bất ổn khó cứu vãn này.
Tình hình chính trị không ổn định, không chỉ là hai bên mà là ba bến đang diễn ra ở Ucraina đã làm cho châu Âu ngán ngẩm đến cổ. Như báo chí Đức đã nói rõ: ''Hiện nay tình trạng xung đột diễn ra tại thị trấn Mukachevo, Ukraina, làm dư luận liên tưởng đến một cuộc diễn tập nổi loạn chống chính quyền Ukraina" – tạp chí Đức Der Spiegel viết.
Mới cách đây không lâu, Ukraina đã trang bị vũ khí cho các tiểu đoàn tình nguyện viên trong đó có phe Cực hữu để tham gia chiến sự ở Donbass. Những người này giờ đây đang thách thức chính quyền bằng “mặt trận thứ hai” tại Mukachevo, cách biên giới Hungary 40 km – tạp chí viết.
Ngày 11.7, đụng độ nổ ra giữa chiến binh phe Cực hữu với cảnh sát ở Mukachevo có sử dụng súng phóng lựu và súng máy. Kết quả là ba người thiệt mạng và 13 người bị thương. Những người nổ súng giải thích họ hành động chống lại hoạt động buôn lậu mà theo họ có liên quan đến các quan chức địa phương.
Một tuyên bố của phe Cực hữu xuất hiện lập tức sau các sự kiện đã gần như ngang nhiên tuyên chiến và gọi với các cơ quan chức năng của Ukraina là kẻ “chiếm đóng”. Theo tổ chức này, cuộc cách mạng dân tộc ở Ukraina thất bại bởi những chính trị gia lên nắm quyền trên “xương máu của nhân dân”.
Phe Cực hữu đe dọa sẽ tiếp tục hành động leo thang. Tổ chức cho biết sẵn sàng kéo các tiểu đoàn về thủ đô. Ở Kiev, hàng trăm phần tử dân tộc đã biểu tình trước tòa nhà văn phòng Tổng thống, hoạt động phản đối của phe Cực hữu còn diễn ở các thành phố khác trong nước. Nhưng thủ lĩnh cực đoan Dmitry Yarosh của phe Cực hữu thì đóng vai “chính khách thận trọng”. Yarosh lập tức đến Mukachevo với mục tiêu được cho biết là “giải quyết khủng hoảng một cách hòa bình”.
Thế nhưng, ông Yarosh lại không che giấu sự tận tụy với chính phủ – Der Spiegel viết. Trong một cuộc phỏng vấn, vị này cảnh báo chính quyền Kiev: “Cuộc cách mạng của chúng ta chưa kết thúc.”
Phe Cực hữu là liên minh tập hợp các tổ chức dân tộc cực đoan của Ukraina. Trong hai tháng đầu năm 2014, các chiến binh của phong trào đã xung đột với cảnh sát và chiếm giữ loạt tòa nhà hành chính, kể từ tháng Tư ra tay đàn áp các cuộc biểu tình ở miền đông Ukraina.
Tháng 11.2014, Tòa án Tối cao LB Nga đã tuyên bố phe Cực hữu là liên minh các tổ chức cực đoan và nghiêm cấm mọi hoạt động tại Nga. Tháng Giêng năm nay, phe Cực hữu bị đưa tên vào danh sách các tổ chức cấm hoạt động ở Nga. Trước đó, Nga cũng truy tố vắng mặt Dmitry Yarosh vì các hành động kích động khủng bố.
Châu Âu chán ngán Ukraina đến tận cổ:
Các bên tham chiến và ủng hộ hòa bình đấu tranh kịch liệt, Donbass đứng trước nguy cơ ly khai và sự sụp đổ kinh tế là những hậu quả chính của quá trình “dân chủ” Maidan. Phải xử sự như thế nào và phải làm gì với điều đó? Hai vấn đề ấy cần được EU giải quyết trong năm 2015.
Người ta ai cũng biết, ban đầu cuộc đảo chính tháng 2 ở Ukraina đã được người châu Âu tiếp nhận như là sự khởi đầu của con đường dân chủ mới. Các chính trị gia phương Tây đến Kiev, không chỉ bày tỏ sự đồng tình với những tâm trạng nổi loạn Ukraina và cho người dân phía Tây ăn bánh vẽ, mà còn đưa ra những hứa hẹn về một tương lai tươi sáng. Nhưng các chính trị gia Brussels đã sai lầm trong sự lựa chọn của họ.
Ông Alexander Mikhailov, ủy viên Hội đồng Ngoại giao và Chính sách Quốc phòng Nga nói: “Theo các ‘kiến trúc sư’ thiết kế cuộc cách mạng Maidan, ở Ukraina có những yếu tố của Liên Xô cũ với môi trường ổn định. Họ tưởng rằng chỉ cần họ thúc đẩy quá trình “Perestroika” ở đó là sẽ có được một nhà nước dân chủ”.
Tuy nhiên, Châu Âu không thể hình dung được họ đang có quan hệ với loại sản phẩm như thế nào, họ không hề biết rằng trong 20 năm qua, ở một số khu vực Ukraina, tinh thần và tư tưởng Nazi đã được cấy trồng và cắm rễ. Thậm chí đối với cả với châu Âu, tinh thần phát xít và dân tộc chủ nghĩa ấy cũng khá xa lạ. Đó là những yếu tố mà người châu Âu không thể hiểu được.
Người châu Âu cũng không thể ngờ được tính chất hiếu chiến do những lời kêu gọi dân chủ gây nên lại bùng phát dữ dội đến thế.
Dưới cái cớ cách mạng, nhân danh tự do và độc lập, chính quyền quốc gia lọt vào tay những nhân vật không ai biết từ đâu xuất hiện, những người đã lộ diện thì không ít kẻ có quá khứ tội phạm. Những gì bắt đầu như một tuyên bố chính trị dân chủ lại kết thúc bằng bạo lực và cướp bóc.
Tại Brussels, người ta bắt đầu dần dần nhận thức được sự kinh hoàng về những gì đang xảy ra. Trong khi đó, Kiev tiếp tục yêu cầu hỗ trợ về mặt tài chính. Nhưng các chính trị gia châu Âu đã quá mệt mỏi để giải quyết các vấn đề của người khác – ông Alexander Mikhailov, ủy viên Hội đồng Ngoại giao và Chính sách Quốc phòng Nga cho biết. Ông Mikhailov nhận xét, châu Âu từ lâu đã thành con tin cho các nền kinh tế bao cấp. Trong nhiều năm, họ không biết phải làm gì với Hy Lạp, để đến mức độ nước này sống lay lắt bằng tiền trợ cấp từ năm 2009 đến nay và đang đứng trước tương lai rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Vậy mà Ukraina còn là sản phẩm nguy hiểm hơn nhiều so với Hy Lạp, “Tổ ong vỡ Kiev” gây ra những vấn đề rắc rối lớn. Vì vậy, châu Âu hoặc là sẽ buộc phải mở hầu bao, hoặc là đóng cửa biên giới với Ukraina. Nhưng EU không có đủ nguồn lực để làm như vậy. Bản thân họ cũng đang sống trong điều kiện kinh tế chật vật.
Ngoài tài chính, ở đây cũng có những vấn đề liên quan đến động cơ chính trị. Theo bà Tatiana Isachenko, giáo sư Khoa Quan hệ kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại của Học viện MGIMO, tiền đổ vào nền kinh tế Ukraina đã không dẫn đến sự thay đổi cơ bản nào trong nước này.
Trong thực tế, ở Ukraina không có gì thay đổi. Chính phủ mới không có gì khác so với chính phủ trước đây mà còn thể hiện sự tiêu cực tồi tệ hơn rất nhiều, chứa đựng tiềm ẩn của chủ nghĩa phát xít. Tất cả những đặc điểm tiêu cực cố hữu của chính phủ đã bị lật đổ vẫn được duy trì ở chính phủ hiện nay, đồng thời chính quyền mới lại còn được “bổ sung” thêm hai nhược điểm lớn đó là: Nhược điểm thứ nhất là quá trung thành với Hoa Kỳ, nhược điểm thứ 2 là bao quanh chính phủ mới có quá nhiều phần tử cực đoan theo chủ nghĩa phát xít, trước tiên là bài Nga, sau là tiêu diệt những phe phái chính trị khác để nắm quyền và tham nhũng. Vì vậy, mà châu Âu đã nhìn thấy nó qua những gì đàn diễn ra ở Ucraina, họ cho rằng không có lý đem tiền thuế của dân đóng để nuôi những tổ chức tội ác như thế!
Tình hình càng trầm trọng với thực tế rằng Kiev thường có những động thái không thể nào đoán trước. Cuối năm 2014, chính quyền Ukraina tuyên bố ý định áp đặt thuế đối với gần như tất cả các hàng nhập khẩu, bao gồm cả châu Âu. Doanh nhân châu Âu giận sôi lên vì sự vi phạm một cách trắng trợn các quy định WTO và nguyên tắc của EU.
Còn chính quyền Kiev đã giải thích tất cả điều đó rằng họ phải bù đắp “lỗ hổng” trong ngân sách sau khi thúc đẩy quá trình dân chủ trong nước theo định hướng phương Tây. Nhưng, rất có thể, đó chỉ là gợi ý về phần viện trợ tài chính tiếp theo. Như người ta thường nói: “Đừng dạy tôi sống, hãy giúp đỡ tôi về tài chính”.
Bên cạnh đó, bất chấp những cố gắng của cộng đồng quốc tế để đạt được giải pháp hòa bình cho Ukraina, trong bối cảnh đất nước suy sụp vì khủng hoảng chính trị và nội chiến, chính quyền Kiev vẫn tiếp tục ném tiền vào mua sắm vũ khí để tấn công miền đông mà lãng quên vấn đề xã hội đang nhức nhối. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong lòng châu Âu, những mâu thuẫn nội tại giữa các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu cùng với tương lai ảm đạm của đồng Euro trong năm 2015 đang khiến châu Âu quay cuồng trong mớ bòng bong nhất là sau vụ khủng hoảng Hy lạp thì châu Âu hết kiên nhẫn với Ucraina và chắc chắn họ sẽ bỏ rơi nó. Vì vậy, càng ngày họ càng chán “đứa con khó bảo Ukraina” và muốn tái xây dựng quan hệ với Nga.
Từ thực tế này dư luận tại Đức đã phải đưa ra nhận định quan trọng sau đây hôm qua, được đăng trên tờ báo Đức với nhan đề:
“Mỹ và Châu Âu đang hành động một cách thiển cận, khiêu khích để khiến Nga quay sang những nước đang phát triển nhanh chóng, trong đó có nhóm nước BRICS và tổ chức SCO. Đây là hành động “tự cắt họng mình”, tạp chí Die Zeit của Đức mới đây đã nhận định như vậy.
Việc Nga tăng cường mối quan hệ đối tác với Trung Quốc và các nước mới nổi có thể dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới – một thế giới mà ở đó sẽ không có chỗ cho sự thống trị của Mỹ và Châu Âu, tờ báo của Đức thẳng thắn cho biết.
Những hội nghị thượng đỉnh gần đây của Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi – BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra ở thành phố Ufa của Nga đã báo hiệu sự khởi đầu của một tiến trình như vậy.
Dự án BRICS thường nhận được sự mỉa mai của các nước phương Tây. Nền kinh tế Nga đang trong giai đoạn khủng hoảng, Trung Quốc đang trải qua sóng gió trên thị trường chứng khoán trong khi Brazil không thể đối mặt với những vấn đề kinh tế của riêng mình. Hoạt động kinh tế của các nước BRICS cực kỳ khác nhau: Ví dụ như nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn gấp 28 lần so với nền kinh tế Nam Phi. Hơn nữa những nước này chưa có được một hệ thống giá trị thống nhất.
Tuy nhiên, tất cả những điểm yếu trên không có nghĩa là phương Tây bỏ qua, không xem xét một cách nghiêm túc sự nổ lên của một trung tâm địa chính trị quyền lực mới, tạp chí Die Zeit cho hay.
Theo tờ báo của Đức, liên minh lâu dài giữa Nga, Trung Quốc và các nước thuộc “thế giới thứ ba” khác có thể gây ảnh hưởng đến trật tự thế giới đang tồn tại hiện nay và sẽ dẫn tới một sự chuyển đổi quyền lực rất lớn.
Các nước thuộc nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm đến 42% dân số thế giới, 27% GDP thế giới và 17% thương mại toàn cầu. Kể từ năm 2000, các nước nói trên đã trải qua sự phát triển mạnh mẽ và đang tìm cách kết hợp sức mạnh và ảnh hưởng chính trị của họ lại với nhau để tăng cường ảnh hưởng trên trường quốc tế cũng như để làm thay đổi vị thế chính trị thống trị của các nước phương Tây hiện nay.
Những phân tích trên của tờ báo Đức là mới nhất trong một loạt những tiếng nói của giới chính khách, chuyên gia và báo chí nhằm phản đối gay gắt chính sách trừng phạt mà phương Tây đang áp dụng đối với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Mối quan hệ giữa Nga với phương Tây đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraina bùng lên. Mỹ cùng với Liên minh Châu Âu luôn đổ lỗi, cáo buộc cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng và vì thế, họ đã liên tiếp tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Trong quá trình áp dụng chính sách trừng phạt Nga và hứng chịu đòn “phản công” từ Nga, các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) cảm nhận rõ hậu quả mà họ phải gánh lấy trên con đường đối đầu với một quốc gia vốn là đối tác thương mại và năng lượng hàng đầu của họ. Điều đáng nói là trong khi nhiều nước EU lao đao vì chính sách trừng phạt thì nhìn sang phía Mỹ – nước dẫn dắt EU trong chiến dịch gây sức ép với Nga thì dường như lại không bị hề hấn gi. Thậm chí, Mỹ được cho là còn được hưởng lợi.
Chính vì thực tế trên, trong suốt nhiều tháng qua, nhiều nước thành viên EU liên tục lên tiếng đòi từ bỏ chính sách trừng phạt đối với Nga. Không ít quan chức và các chính khách EU liên tiếp tung ra những lời chỉ trích, lên án và cả cảnh báo về những đòn trừng phạt Nga đang gây hậu quả “gây ông đập lưng ông” lên các nước thành viên Châu Âu. Những tiếng nói phản đối các đòn trừng phạt nhằm vào Nga đang ngày càng mạnh lên.
Chủ tịch Cuba Raul Castro lên tiếng về chính sách trừng phạt Nga
Không chỉ trong nội bộ các nước EU, những nước bên ngoài cũng lên tiếng chỉ trích chính sách trừng phạt Nga của phương Tây.
Mới đây nhất, ngày hôm qua (15/7), Nhà lãnh đạo Cuba đã lên tiếng chỉ trích phương Tây về chính sách trừng phạt Nga, cảnh báo rằng chính sách đó chỉ làm tăng thêm sự bất ổn và gây hại cho chính Châu Âu.
“Những đòn trừng phạt được áp đặt lên Nga sẽ gây hại cho Châu Âu, làm gia tăng sự bất ổn và mang đến những mối đe dọa mới”, Chủ tịch Castro cho biết trong một phiên họp Quốc hội của Cuba.
Nhà lãnh đạo Cuba cũng không ngần ngại chỉ trích gay gắt nỗ lực của NATO nhằm tiến ngày một sát đến biên giới Nga. Ông miêu tả đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế.
Hồi tháng 6, trong hội nghị thượng đỉnh EU-CELAC lần thứ hai, chính phủ Cuba cũng chính thức lên tiếng phản đối công khai chính sách trừng phạt Nga của phương Tây.
Trước Cuba, Trung Quốc cũng nhiều lần lên tiếng bênh vực Nga, phản đối việc Mỹ và phương Tây tung ra các đòn trừng phạt nhằm vào Moscow.
Về phần mình, Nga tỏ rõ thái độ thách thức trước những biện pháp trừng phạt của phương Tây, kiên quyết giữ lập trường của mình trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina . Sự cứng rắn của Moscow khiến phương Tây bắt đầu có dấu hiệu chùn bước. Thay vì tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga như lời kêu gọi của một số thành phần cứng rắn, EU mới đây chỉ đưa ra quyết định kéo dài thời hạn áp dụng chính sách trừng phạt Nga thêm 6 tháng. Moscow đã tung ra đòn đáp trả gấp đôi khi tuyên bố kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp trừng phạt lên các đối thủ thêm 1 năm. Tất cả các nước tham gia vào việc cấm vận Nga đều rã dời và không còn sự kiên nhẫn thêm được. Ông OBama đã thấy rõ điều này và nếu không giải quyết sớm bình thường hóa với Nga thì tiềm ản sẽ là rất nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ ở châu Âu sẽ quay mặt đi vì họ không để cho nền kinh tế của họ đổ vỡ, công nhân thất nghiệp để ôm lấy cái lời kêu gọi cấm vận Nga mà không hề có hiệu quả mà lại như đem súng bắn chân mình. Đúng là như nhận định của báo Đức: “Những sai lầm chết người của Mỹ và phương Tây là ví dụ rõ ràng nhất của hành động tự “cắt họng” mình!”.
Hãy chờ xem ngày tới châu Âu phải giải phẫu khối u này nếu không muốn căn bệnh kinh tế trầm trọng hơn.
Trước tin phe Cực hữu Ukraina tập dượt nổi loạn chống chính phủ các nước châu Âu ngán ngẩm đến cổ và không muốn dính vào tình trạng bất ổn khó cứu vãn này.
Tình hình chính trị không ổn định, không chỉ là hai bên mà là ba bến đang diễn ra ở Ucraina đã làm cho châu Âu ngán ngẩm đến cổ. Như báo chí Đức đã nói rõ: ''Hiện nay tình trạng xung đột diễn ra tại thị trấn Mukachevo, Ukraina, làm dư luận liên tưởng đến một cuộc diễn tập nổi loạn chống chính quyền Ukraina" – tạp chí Đức Der Spiegel viết.
Mới cách đây không lâu, Ukraina đã trang bị vũ khí cho các tiểu đoàn tình nguyện viên trong đó có phe Cực hữu để tham gia chiến sự ở Donbass. Những người này giờ đây đang thách thức chính quyền bằng “mặt trận thứ hai” tại Mukachevo, cách biên giới Hungary 40 km – tạp chí viết.
Ngày 11.7, đụng độ nổ ra giữa chiến binh phe Cực hữu với cảnh sát ở Mukachevo có sử dụng súng phóng lựu và súng máy. Kết quả là ba người thiệt mạng và 13 người bị thương. Những người nổ súng giải thích họ hành động chống lại hoạt động buôn lậu mà theo họ có liên quan đến các quan chức địa phương.
Một tuyên bố của phe Cực hữu xuất hiện lập tức sau các sự kiện đã gần như ngang nhiên tuyên chiến và gọi với các cơ quan chức năng của Ukraina là kẻ “chiếm đóng”. Theo tổ chức này, cuộc cách mạng dân tộc ở Ukraina thất bại bởi những chính trị gia lên nắm quyền trên “xương máu của nhân dân”.
Phe Cực hữu đe dọa sẽ tiếp tục hành động leo thang. Tổ chức cho biết sẵn sàng kéo các tiểu đoàn về thủ đô. Ở Kiev, hàng trăm phần tử dân tộc đã biểu tình trước tòa nhà văn phòng Tổng thống, hoạt động phản đối của phe Cực hữu còn diễn ở các thành phố khác trong nước. Nhưng thủ lĩnh cực đoan Dmitry Yarosh của phe Cực hữu thì đóng vai “chính khách thận trọng”. Yarosh lập tức đến Mukachevo với mục tiêu được cho biết là “giải quyết khủng hoảng một cách hòa bình”.
Thế nhưng, ông Yarosh lại không che giấu sự tận tụy với chính phủ – Der Spiegel viết. Trong một cuộc phỏng vấn, vị này cảnh báo chính quyền Kiev: “Cuộc cách mạng của chúng ta chưa kết thúc.”
Phe Cực hữu là liên minh tập hợp các tổ chức dân tộc cực đoan của Ukraina. Trong hai tháng đầu năm 2014, các chiến binh của phong trào đã xung đột với cảnh sát và chiếm giữ loạt tòa nhà hành chính, kể từ tháng Tư ra tay đàn áp các cuộc biểu tình ở miền đông Ukraina.
Tháng 11.2014, Tòa án Tối cao LB Nga đã tuyên bố phe Cực hữu là liên minh các tổ chức cực đoan và nghiêm cấm mọi hoạt động tại Nga. Tháng Giêng năm nay, phe Cực hữu bị đưa tên vào danh sách các tổ chức cấm hoạt động ở Nga. Trước đó, Nga cũng truy tố vắng mặt Dmitry Yarosh vì các hành động kích động khủng bố.
Châu Âu chán ngán Ukraina đến tận cổ:
Các bên tham chiến và ủng hộ hòa bình đấu tranh kịch liệt, Donbass đứng trước nguy cơ ly khai và sự sụp đổ kinh tế là những hậu quả chính của quá trình “dân chủ” Maidan. Phải xử sự như thế nào và phải làm gì với điều đó? Hai vấn đề ấy cần được EU giải quyết trong năm 2015.
Người ta ai cũng biết, ban đầu cuộc đảo chính tháng 2 ở Ukraina đã được người châu Âu tiếp nhận như là sự khởi đầu của con đường dân chủ mới. Các chính trị gia phương Tây đến Kiev, không chỉ bày tỏ sự đồng tình với những tâm trạng nổi loạn Ukraina và cho người dân phía Tây ăn bánh vẽ, mà còn đưa ra những hứa hẹn về một tương lai tươi sáng. Nhưng các chính trị gia Brussels đã sai lầm trong sự lựa chọn của họ.
Ông Alexander Mikhailov, ủy viên Hội đồng Ngoại giao và Chính sách Quốc phòng Nga nói: “Theo các ‘kiến trúc sư’ thiết kế cuộc cách mạng Maidan, ở Ukraina có những yếu tố của Liên Xô cũ với môi trường ổn định. Họ tưởng rằng chỉ cần họ thúc đẩy quá trình “Perestroika” ở đó là sẽ có được một nhà nước dân chủ”.
Tuy nhiên, Châu Âu không thể hình dung được họ đang có quan hệ với loại sản phẩm như thế nào, họ không hề biết rằng trong 20 năm qua, ở một số khu vực Ukraina, tinh thần và tư tưởng Nazi đã được cấy trồng và cắm rễ. Thậm chí đối với cả với châu Âu, tinh thần phát xít và dân tộc chủ nghĩa ấy cũng khá xa lạ. Đó là những yếu tố mà người châu Âu không thể hiểu được.
Người châu Âu cũng không thể ngờ được tính chất hiếu chiến do những lời kêu gọi dân chủ gây nên lại bùng phát dữ dội đến thế.
Dưới cái cớ cách mạng, nhân danh tự do và độc lập, chính quyền quốc gia lọt vào tay những nhân vật không ai biết từ đâu xuất hiện, những người đã lộ diện thì không ít kẻ có quá khứ tội phạm. Những gì bắt đầu như một tuyên bố chính trị dân chủ lại kết thúc bằng bạo lực và cướp bóc.
Tại Brussels, người ta bắt đầu dần dần nhận thức được sự kinh hoàng về những gì đang xảy ra. Trong khi đó, Kiev tiếp tục yêu cầu hỗ trợ về mặt tài chính. Nhưng các chính trị gia châu Âu đã quá mệt mỏi để giải quyết các vấn đề của người khác – ông Alexander Mikhailov, ủy viên Hội đồng Ngoại giao và Chính sách Quốc phòng Nga cho biết. Ông Mikhailov nhận xét, châu Âu từ lâu đã thành con tin cho các nền kinh tế bao cấp. Trong nhiều năm, họ không biết phải làm gì với Hy Lạp, để đến mức độ nước này sống lay lắt bằng tiền trợ cấp từ năm 2009 đến nay và đang đứng trước tương lai rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Vậy mà Ukraina còn là sản phẩm nguy hiểm hơn nhiều so với Hy Lạp, “Tổ ong vỡ Kiev” gây ra những vấn đề rắc rối lớn. Vì vậy, châu Âu hoặc là sẽ buộc phải mở hầu bao, hoặc là đóng cửa biên giới với Ukraina. Nhưng EU không có đủ nguồn lực để làm như vậy. Bản thân họ cũng đang sống trong điều kiện kinh tế chật vật.
Ngoài tài chính, ở đây cũng có những vấn đề liên quan đến động cơ chính trị. Theo bà Tatiana Isachenko, giáo sư Khoa Quan hệ kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại của Học viện MGIMO, tiền đổ vào nền kinh tế Ukraina đã không dẫn đến sự thay đổi cơ bản nào trong nước này.
Trong thực tế, ở Ukraina không có gì thay đổi. Chính phủ mới không có gì khác so với chính phủ trước đây mà còn thể hiện sự tiêu cực tồi tệ hơn rất nhiều, chứa đựng tiềm ẩn của chủ nghĩa phát xít. Tất cả những đặc điểm tiêu cực cố hữu của chính phủ đã bị lật đổ vẫn được duy trì ở chính phủ hiện nay, đồng thời chính quyền mới lại còn được “bổ sung” thêm hai nhược điểm lớn đó là: Nhược điểm thứ nhất là quá trung thành với Hoa Kỳ, nhược điểm thứ 2 là bao quanh chính phủ mới có quá nhiều phần tử cực đoan theo chủ nghĩa phát xít, trước tiên là bài Nga, sau là tiêu diệt những phe phái chính trị khác để nắm quyền và tham nhũng. Vì vậy, mà châu Âu đã nhìn thấy nó qua những gì đàn diễn ra ở Ucraina, họ cho rằng không có lý đem tiền thuế của dân đóng để nuôi những tổ chức tội ác như thế!
Tình hình càng trầm trọng với thực tế rằng Kiev thường có những động thái không thể nào đoán trước. Cuối năm 2014, chính quyền Ukraina tuyên bố ý định áp đặt thuế đối với gần như tất cả các hàng nhập khẩu, bao gồm cả châu Âu. Doanh nhân châu Âu giận sôi lên vì sự vi phạm một cách trắng trợn các quy định WTO và nguyên tắc của EU.
Còn chính quyền Kiev đã giải thích tất cả điều đó rằng họ phải bù đắp “lỗ hổng” trong ngân sách sau khi thúc đẩy quá trình dân chủ trong nước theo định hướng phương Tây. Nhưng, rất có thể, đó chỉ là gợi ý về phần viện trợ tài chính tiếp theo. Như người ta thường nói: “Đừng dạy tôi sống, hãy giúp đỡ tôi về tài chính”.
Bên cạnh đó, bất chấp những cố gắng của cộng đồng quốc tế để đạt được giải pháp hòa bình cho Ukraina, trong bối cảnh đất nước suy sụp vì khủng hoảng chính trị và nội chiến, chính quyền Kiev vẫn tiếp tục ném tiền vào mua sắm vũ khí để tấn công miền đông mà lãng quên vấn đề xã hội đang nhức nhối. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong lòng châu Âu, những mâu thuẫn nội tại giữa các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu cùng với tương lai ảm đạm của đồng Euro trong năm 2015 đang khiến châu Âu quay cuồng trong mớ bòng bong nhất là sau vụ khủng hoảng Hy lạp thì châu Âu hết kiên nhẫn với Ucraina và chắc chắn họ sẽ bỏ rơi nó. Vì vậy, càng ngày họ càng chán “đứa con khó bảo Ukraina” và muốn tái xây dựng quan hệ với Nga.
Từ thực tế này dư luận tại Đức đã phải đưa ra nhận định quan trọng sau đây hôm qua, được đăng trên tờ báo Đức với nhan đề:
“Mỹ và Châu Âu đang hành động một cách thiển cận, khiêu khích để khiến Nga quay sang những nước đang phát triển nhanh chóng, trong đó có nhóm nước BRICS và tổ chức SCO. Đây là hành động “tự cắt họng mình”, tạp chí Die Zeit của Đức mới đây đã nhận định như vậy.
Việc Nga tăng cường mối quan hệ đối tác với Trung Quốc và các nước mới nổi có thể dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới – một thế giới mà ở đó sẽ không có chỗ cho sự thống trị của Mỹ và Châu Âu, tờ báo của Đức thẳng thắn cho biết.
Những hội nghị thượng đỉnh gần đây của Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi – BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra ở thành phố Ufa của Nga đã báo hiệu sự khởi đầu của một tiến trình như vậy.
Dự án BRICS thường nhận được sự mỉa mai của các nước phương Tây. Nền kinh tế Nga đang trong giai đoạn khủng hoảng, Trung Quốc đang trải qua sóng gió trên thị trường chứng khoán trong khi Brazil không thể đối mặt với những vấn đề kinh tế của riêng mình. Hoạt động kinh tế của các nước BRICS cực kỳ khác nhau: Ví dụ như nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn gấp 28 lần so với nền kinh tế Nam Phi. Hơn nữa những nước này chưa có được một hệ thống giá trị thống nhất.
Tuy nhiên, tất cả những điểm yếu trên không có nghĩa là phương Tây bỏ qua, không xem xét một cách nghiêm túc sự nổ lên của một trung tâm địa chính trị quyền lực mới, tạp chí Die Zeit cho hay.
Theo tờ báo của Đức, liên minh lâu dài giữa Nga, Trung Quốc và các nước thuộc “thế giới thứ ba” khác có thể gây ảnh hưởng đến trật tự thế giới đang tồn tại hiện nay và sẽ dẫn tới một sự chuyển đổi quyền lực rất lớn.
Các nước thuộc nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm đến 42% dân số thế giới, 27% GDP thế giới và 17% thương mại toàn cầu. Kể từ năm 2000, các nước nói trên đã trải qua sự phát triển mạnh mẽ và đang tìm cách kết hợp sức mạnh và ảnh hưởng chính trị của họ lại với nhau để tăng cường ảnh hưởng trên trường quốc tế cũng như để làm thay đổi vị thế chính trị thống trị của các nước phương Tây hiện nay.
Những phân tích trên của tờ báo Đức là mới nhất trong một loạt những tiếng nói của giới chính khách, chuyên gia và báo chí nhằm phản đối gay gắt chính sách trừng phạt mà phương Tây đang áp dụng đối với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Mối quan hệ giữa Nga với phương Tây đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraina bùng lên. Mỹ cùng với Liên minh Châu Âu luôn đổ lỗi, cáo buộc cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng và vì thế, họ đã liên tiếp tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Trong quá trình áp dụng chính sách trừng phạt Nga và hứng chịu đòn “phản công” từ Nga, các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) cảm nhận rõ hậu quả mà họ phải gánh lấy trên con đường đối đầu với một quốc gia vốn là đối tác thương mại và năng lượng hàng đầu của họ. Điều đáng nói là trong khi nhiều nước EU lao đao vì chính sách trừng phạt thì nhìn sang phía Mỹ – nước dẫn dắt EU trong chiến dịch gây sức ép với Nga thì dường như lại không bị hề hấn gi. Thậm chí, Mỹ được cho là còn được hưởng lợi.
Chính vì thực tế trên, trong suốt nhiều tháng qua, nhiều nước thành viên EU liên tục lên tiếng đòi từ bỏ chính sách trừng phạt đối với Nga. Không ít quan chức và các chính khách EU liên tiếp tung ra những lời chỉ trích, lên án và cả cảnh báo về những đòn trừng phạt Nga đang gây hậu quả “gây ông đập lưng ông” lên các nước thành viên Châu Âu. Những tiếng nói phản đối các đòn trừng phạt nhằm vào Nga đang ngày càng mạnh lên.
Chủ tịch Cuba Raul Castro lên tiếng về chính sách trừng phạt Nga
Không chỉ trong nội bộ các nước EU, những nước bên ngoài cũng lên tiếng chỉ trích chính sách trừng phạt Nga của phương Tây.
Mới đây nhất, ngày hôm qua (15/7), Nhà lãnh đạo Cuba đã lên tiếng chỉ trích phương Tây về chính sách trừng phạt Nga, cảnh báo rằng chính sách đó chỉ làm tăng thêm sự bất ổn và gây hại cho chính Châu Âu.
“Những đòn trừng phạt được áp đặt lên Nga sẽ gây hại cho Châu Âu, làm gia tăng sự bất ổn và mang đến những mối đe dọa mới”, Chủ tịch Castro cho biết trong một phiên họp Quốc hội của Cuba.
Nhà lãnh đạo Cuba cũng không ngần ngại chỉ trích gay gắt nỗ lực của NATO nhằm tiến ngày một sát đến biên giới Nga. Ông miêu tả đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế.
Hồi tháng 6, trong hội nghị thượng đỉnh EU-CELAC lần thứ hai, chính phủ Cuba cũng chính thức lên tiếng phản đối công khai chính sách trừng phạt Nga của phương Tây.
Trước Cuba, Trung Quốc cũng nhiều lần lên tiếng bênh vực Nga, phản đối việc Mỹ và phương Tây tung ra các đòn trừng phạt nhằm vào Moscow.
Về phần mình, Nga tỏ rõ thái độ thách thức trước những biện pháp trừng phạt của phương Tây, kiên quyết giữ lập trường của mình trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina . Sự cứng rắn của Moscow khiến phương Tây bắt đầu có dấu hiệu chùn bước. Thay vì tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga như lời kêu gọi của một số thành phần cứng rắn, EU mới đây chỉ đưa ra quyết định kéo dài thời hạn áp dụng chính sách trừng phạt Nga thêm 6 tháng. Moscow đã tung ra đòn đáp trả gấp đôi khi tuyên bố kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp trừng phạt lên các đối thủ thêm 1 năm. Tất cả các nước tham gia vào việc cấm vận Nga đều rã dời và không còn sự kiên nhẫn thêm được. Ông OBama đã thấy rõ điều này và nếu không giải quyết sớm bình thường hóa với Nga thì tiềm ản sẽ là rất nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ ở châu Âu sẽ quay mặt đi vì họ không để cho nền kinh tế của họ đổ vỡ, công nhân thất nghiệp để ôm lấy cái lời kêu gọi cấm vận Nga mà không hề có hiệu quả mà lại như đem súng bắn chân mình. Đúng là như nhận định của báo Đức: “Những sai lầm chết người của Mỹ và phương Tây là ví dụ rõ ràng nhất của hành động tự “cắt họng” mình!”.
Hãy chờ xem ngày tới châu Âu phải giải phẫu khối u này nếu không muốn căn bệnh kinh tế trầm trọng hơn.
Ngày 17 tháng 7 năm 2015
Nguyễn Công Bằng/ Người Việt Ukraina
Mấy ông bà nhà báo VN trót ăn theo nói leo theo tuyên truyền của bộ máy tâm lý chiến của Mỹ và phương Tây ca ngợi Cách mạng dân chủ Maidan tháng 2/2014 ở Kiev, nay nhìn cảnh này sẽ nghĩ sao?
Trả lờiXóanếu cái tòa báo ng việt ở bên ucraina đó ko phải của csvn,..thì chính là của phương tây.(mỹ)
Trả lờiXóaUcraina là câu chuyện của cả Châu Âu chứ không riêng gì quốc gia này. Đó là kịch bản thảm thê của cả một sự hỗn loạn trong guồng mấy liên hiệp các quốc gia. Có lẽ rối rem chính trị và kinh tế lúc nào cũng xuất phát từ Châu Âu
Trả lờiXóaTây Ukraine hỗn loạn, Cực hữu gọi chính phủ Kiev là "lũ phản bội"
Trả lờiXóaTình hình tại miền Tây Ukraine ngày càng diễn biến phức tạp khi lực lượng Cực hữu kiên quyết không phục tùng mệnh lệnh của chính phủ, RT đưa tin.
Hôm 18/7 vừa qua, trên mạng xã hội Facebook, lãnh đạo lực lượng Cực hữu (Right Sector) Dmitry Yarosh đã khẳng định "không ai có thể tước đi quyền được bảo vệ Đất mẹ Ukraine của [Cực hữu]", đồng thời gọi chính phủ Kiev là "lũ phản bội".
Yarosh kêu gọi Vệ binh Quốc gia Ukraine, Quân đội chính phủ Ukraine, cũng như các lực lượng an ninh khác dừng không nghe theo mệnh lệnh của chính phủ.
"Hãy chặn những kẻ phản bội quyền cao chức trọng lại, tất cả những gì chúng muốn là làm bất ổn tình hình và không công nhận các phong trào tự nguyện.
Trong khi chúng ta đang đổ máu để bảo vệ Đất mẹ, những kẻ có quyền chỉ biết trục lợi cho mình và làm mọi thứ để cuộc chiến này tiếp tục kéo dài" - Yarosh phát biểu.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh tình hình miền Tây Ukraine, đặc biệt là tại thành phố Mukacheve, nằm sát biên giới Hungary và Slovakia, nơi quân đội chính phủ Kiev và một bộ phận có vũ trang của Cực hữu đang giao tranh.
Theo RT, nhóm này kiên quyết không buông súng nếu không có chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo Cực hữu. Đàm phán giữa đôi bên đã được tiến hành nhưng chưa đem lại kết quả. Hiện dân thường tại khu vực này đã được sơ tán tới nơi an toàn.
Hôm 17/7 vừa qua, lực lượng Cực hữu đã thiết lập 3 chốt kiểm soát nhằm ngăn chặn tiếp tế đến được với Mukacheve. 2 trong số này nằm trên biên giới với Ba Lan, chốt còn lại nằm trên biên giới với Belarus.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro hôm 13/7 đã lệnh cho lực lượng an ninh nước này lập tức giải giới các lực lượng vũ trang bất hợp pháp. Tuy nhiên, Cực hữu lập tức phản pháo với tuyên bố rằng lệnh này không thể được áp dụng với một lực lượng tình nguyện như họ.
"Tuyên bố của ông Poroshenko nhắm tới các nhóm vũ trang phi pháp. Nhưng chúng tôi không phải một nhóm vũ trang phi pháp, chúng tôi là một lực lượng tình nguyện, với nhiệm vụ bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine.
Do đó, lệnh của Tổng thống không thể được áp dụng với chúng tôi" - phát ngôn viên Cực hữu Artem Skoropadsky tuyên bố.
Giao tranh khơi nguồn từ hôm 11/7, được cho là xuất phát từ cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa các thành viên Cực hữu với đại biểu Quốc hội Mikhail Lanyo, ông trùm kinh doanh tỉnh Zakarpatye.
Một cuộc đọ súng đã nổ ra giữa cảnh sát và các thành viên Cực hữu, với thương vong lên đến hàng chục. Đôi bên tiếp tục giao tranh từ đó đến nay.
Lực lượng Cực hữu cũng đã đề ra 5 yêu sách chính phủ phải thực hiện nếu không muốn bạo lực tại Mukacheve leo thang, trong đó có việc bắt Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov từ chức và tiến hành điều tra "băng đảng" của ông Lanyo.
Nhóm này thậm chí còn kêu gọi dân chúng ra đường biểu tình, đồng thời tuyên bố "Chừng nào những kẻ tài phiệt còn nắm quyền kiểm soát Ukraine - Maidan 3.0 sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian".
Right Sector đe dọa thời điểm TT Ukraine "bị xử tử trong hầm tối"
Trả lờiXóaTừng sát cánh với lực lượng ủng hộ ông Poroshenko trong biểu tình Maidan và hoạt động chống ly khai Donbass, hiện nay, Right Sector đang ngày càng bất mãn với chính phủ Ukraine.
Trang web của đài phát thanh Mỹ VOA dẫn lời thư ký báo chí của nhóm cực đoan Ukraine Right Sector cảnh báo, nếu xảy ra đảo chính, Tổng thống Poroshenko sẽ không thể chạy trốn khỏi đất nước như những gì mà người tiền nhiệm của ông này từng làm năm 2014.
"Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và những người ủng hộ ông này sẽ không thể chạy thoát khỏi đất nước như Tổng thống trước.
Họ không thể trông chờ vào bất cứ điều gì khác ngoại trừ cuộc xử tử trong hầm tối, dưới bàn tay của một nhóm các binh sĩ Ukraine trẻ tuổi hoặc thành viên lực lượng Vệ binh Quốc gia".
Tuyên bố này được đưa ra chỉ ít ngày trước khi nổ ra cuộc đấu súng đẫm máu giữa lực lượng cảnh sát Ukraine và các tay súng Right Sector ở Mukachevo, miền tây Ukraine.
Sau sự kiện đó, nhóm cực đoan này đã tiến hành các cuộc biểu tình, đòi cách chức Bộ trưởng Nội vụ và các quan chức ở miền tây Ukraine.
Một số tay súng của Right Sector đang chiến đấu ở miền đông cũng được cho là đã rút khỏi vị trí để tới Kiev, tham gia cuộc biểu tình.
Nhóm này tuyên bố sẽ không hạ vũ khí theo lệnh của Tổng thống Ukraine, đồng thời kêu gọi các lực lượng chính phủ bất tuân lệnh cấp trên.
Ông Skoropadsky khẳng định, nhóm của ông không có ý định tiến hành đảo chính, nhưng đó sẽ là điều không thể tránh khỏi nếu chính phủ vẫn cương quyết phớt lờ những đề nghị từ phía các tiểu đoàn tình nguyện và người dân.
VOA dẫn lời một số nhà quan sát đã nhận định rằng, mặt dù các nhóm cực đoan luôn đưa ra những tuyên bố rất hiếu chiến, song thực tế họ không phải là mối đe dọa thực sự đối với chính phủ.
http://soha.vn/quoc-te/right-sector-de-doa-thoi-diem-tt-ukraine-bi-xu-tu-trong-ham-toi-20150716111433355.htm