Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

MỸ THUA, RÚT LUI TRÊN KHẮP CÁC MẶT TRẬN?


Theo hãng tin ITAR TASS, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố: “Thời những chiến dịch lớn của quân đội Mỹ ở nước ngoài đã qua”!

Trong hai tuần tới sẽ hoàn thành việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Afganistan để đưa về Mỹ. Đây là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ngày 15/12/2014 tại căn cứ quân sự ở New Jersey, trước ba ngàn binh sĩ vừa trở về từ Afghanistan.

Tại sao Tổng thống Mỹ có tuyên bố đột ngột như vậy? Phải chăng Mỹ đã chấp nhận thua và rút lui từ khắp các mặt trận trên toàn thế giới, từ bỏ giấc mơ "sen đầm quốc tế" của mình?

  *************************
Mặc cho Hạ viện kêu gọi chiến tranh với Nga
Ngày 4/12, Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật số H.Res. 758, cáo buộc Nga “gây hấn chính trị, kinh tế và quân sự, vi phạm chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ” với Ukraine, Gruzia và Moldova; vi phạm luật pháp quốc tế, với tỉ lệ phiếu 411/10… 
“Mỹ, châu Âu và các đồng minh của chúng ta phải tạo một áp lực mạnh mạnh mẽ lên Tổng thống Putin để ông ta thay đổi cách hành xử”, hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Adam Kinzinger - người bảo trợ nghị quyết cho biết.
Dự luật kêu gọi Nga ngừng hỗ trợ lực lượng dân quân địa phương ở miền đông Ukraine và hủy bỏ quyết định sáp nhập Crimea vào Nga; yêu cầu Moskva rút binh sĩ được Mỹ cho là “đang hiện diện” tại Ukraine, Gruzia và Moldova .
Quốc hội Mỹ cũng yêu cầu tổng thống Obama viện trợ thêm vũ khí và huấn luyện cho quân đội Ukraine, trong bối cảnh chính quyền Kiev “rõ là rất cần hỗ trợ quân sự khẩn cấp”, hạ nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen nói với tạp chí The Hill.
Dự luật H.Res.758 được Hạ viện Mỹ thông qua chỉ ít giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc bản Thông điệp Liên bang 2014 trước lưỡng viện Quốc hội, chỉ trích chính phương Tây thực thi chính sách “ngăn chặn” chống Nga. “Các chính sách trừng phạt không phải mới được tạo ra ngày hôm qua. Nó đã luôn được tiến hành đối với đất nước của chúng ta, trong nhiều thập niên, nếu không muốn nói là nhiều thế kỷ. Mỗi khi ai đó coi Nga đang trở nên quá hùng cường và độc lập, các chính sách đó lộ diện ngay tức thời”, ông Putin nhấn mạnh.
Cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa Dennis Kucinich bình luận, Dự luật trên chẳng khác gì “Tuyên bố Chiến tranh Lạnh” chống lại nước Nga; với việc “kể lể” cả một tràng dài những “trách móc cả mới và cũ” nhằm kết tội Moskva. Nhìn nhận việc Dự luật yêu cầu cần phải cô lập Nga hơn nữa, “kêu gọi Tổng thống Obama tham vấn Quốc hội xem xét lại bố trí lực lượng, khả năng sẵn sàng chiến đấu cũng như trách nhiệm của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ cùng lực lượng các nước thành viên NATO…”, ông Kucinic coi đó là thông điệp “sẵn sàng chiến tranh với Nga”.
Cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa nhận định, quan hệ nguội lạnh Nga – Mỹ thời gian qua sẽ tiếp tục xấu đi sau việc Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật H.Res.758. “Mở rộng NATO, hậu thuẫn đảo chính ở Ukraine thông qua việc sử dụng thỏa thuận hội nhập châu Âu để đưa NATO tiến vào Ukraine sát biên giới Nga… đó là tất cả những chính sách của Mỹ nhằm thay thế cho công cụ ngoại giao”, ông Kucinich nói.

Mặc cho Thượng viện kêu gào tăng cường cuộc chiến chống IS
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 11/12 đã biểu quyết dự luật trao quyền sử dụng quân đội - quyền chiến tranh - cho Tổng thống Barack Obama trong cuộc chiến chống lại tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Đây là đợt biểu quyết đầu tiên tại Thượng viện nhằm xác định rõ việc trao quyền trên cho tổng thống trong cuộc chiến này. 
Dự luật cho phép sử dụng lực lượng quân đội trong các trường hợp cần thiết như bảo vệ hoặc giải cứu lính Mỹ, công dân Mỹ, các chiến dịch tình báo, dẫn đường cho các vụ không kích, các kế hoạch tác chiến hoặc các hình thức quân sự khác như cố vấn và hỗ trợ. Tuy nhiên, dự luật cũng đề ra giới hạn cho phạm vi hoạt động của quân đội Mỹ, theo đó sẽ không tiến hành các chiến dịch tác chiến trên bộ quy mô lớn. Dự luật đề ra thời hạn ba năm và tổng thống có nhiệm vụ báo cáo tình hình trước quốc hội theo định kỳ hai tháng.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng quyền chiến tranh mới của Quốc hội trao cho Tổng thống không nên giới hạn hoạt động của quân đội Mỹ tại Iraq và Syria, cũng như không nên ngăn cản Tổng thống triển khai bộ binh trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, ông Kerry cho rằng nên có điều khoản bổ sung về việc kéo dài thời hạn vì dự luật ấn định khung thời gian ba năm.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thượng viện, Thượng nghị sĩ Robert Menendez cho biết sẽ đề nghị tiến hành phiên biểu quyết tại Thượng viện trước khi Quốc hội hiện nay kết thúc nhiệm kỳ. Tuy nhiên, nhiều khả năng, tiến trình này sẽ bị trì hoãn cho đến khi Quốc hội mới do đảng Cộng hòa kiểm soát bắt đầu hoạt động từ ngày 1/1/2015. Chủ tịch sắp tới của ủy ban, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Bob Corker, cũng đã nói rõ không ủng hộ biểu quyết dự luật này tại Quốc hội hiện nay mà sẽ đợi chuyển giao dự luật cho Quốc hội mới xem xét vào đầu năm 2015.

Mặc cho cuộc chiến lâu dài, tốn kém chống Taliban ở Afhanistan vẫn nóng bỏng.
Các tay súng Taliban mới đây đã tấn công vào một nhà khách dành cho các nhân viên cứu trợ ở thủ đô Kabul của Afghanistan, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng.
Đây là vụ tấn công thứ 2 xảy ra trong 3 ngày gần đây nhằm vào nơi ở của các nhân viên cứu trợ nước ngoài.
Cảnh sát cho biết có 8 người, gồm 2 nhân viên cứu trợ, đã được giải cứu khỏi tòa nhà. Tuy nhiên, có thể các tay súng đã bắt cóc một số con tin trong tòa nhà này. Do đó, ưu tiên hiện nay là cần phải đảm bảo an toàn cho con tin.
Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công trên. Gần đây, Taliban liên tục tiến hành các cuộc tấn công trong bối cảnh liên minh do Mỹ dẫn đầu đang chuẩn bị rút hầu hết quân đội về nước vào cuối năm nay.
Trước đó, hôm 27/11 vừa qua, 2 tay súng Taliban cũng đã đột nhập vào một nhà khách trong khuôn viên ngoại giao ở thủ đô Kabul. Tuy nhiên, 2 tên này đã bị tiêu diệt ngay sau đó.
Trước đó nữa: Ít nhất 45 người thiệt mạng và 60 người bị thương sau khi một kẻ đánh bom tự sát tấn công đám đông đang xem bóng chuyền tại tỉnh Paktika Yahyakhil, đông nam Afghanistan hôm 23/11. Vụ tấn công này diễn ra vài giờ sau khi quốc hội Afghanistan đồng ý cho phép lực lượng Mỹ và NATO lưu lại nước này sau cuối năm nay để hỗ trợ các lực lượng địa phương.
 Hiện trường vụ đánh bom khủng bố.
Tin nóng hôm nay, 16/12/2014: Ít nhất 126 người, phần lớn là học sinh, đã bị bắn chết và trên 80 người khác bị thương sau khi các tay súng Taliban tấn công đẫm máu vào một trường học do quân đội quản lý ở thành phố Peshawar, thuộc tỉnh Khyber, tây bắc Pakistan, giáp biên giới với Afghanistan ngày hôm nay, 16/12.
 Vị trí cuộc tấn công của Taliban

Truyền thông địa phương cùng ngày cho biết các phiến quân Taliban đã thừa nhận gây ra vụ tấn công nói trên. Khoảng 300 học sinh hiện vẫn đang bị 4 tay súng khống chế bên trong trường. Hai trong số 6 tên khủng bố tiến hành vụ thảm sát đã chết, theo hãng tin CNN, một tên tự sát và tên còn lại bị lực lượng an ninh tiêu diệt. Phát ngôn viên Taliban ở Pakistan, Muhammad Umar Khorasani nêu rõ: "Chúng tôi đã chọn trường học của quân đội để thực hiện vụ tấn công trên do chính phủ đang nhắm vào các gia đình và phụ nữ của chúng tôi. Chúng tôi muốn họ cảm được nhận nỗi đau này".
Xem video clip trên Kênh Google.tienlang-TV: 

Mặc cho chuyện Ukraina: Càng ngày càng tỏ rõ thất bại
Mỹ và phương Tây đạo diễn vụ đảochính, lật đổ Yanukovich- một Tổng thống được bầu hợp pháp sau khi lật lọng, xébỏ thỏa thuận mà họ ký chưa ráo mực với Yanukovich. Để rồi Mỹ cùng phương Tây dựng lên một chính phủ tay sai với Thủ tướng là Arseniy Yatsenyuk- một kẻ trong thâm tâm vốn khiếp sợ Nga nhưng ngoài miệng vẫn hô hào chiến tranh với Nga. Thổi phồng nguy cơ từ nước Nga, Arseniy Yatsenyuk cũng là một chuyên gia “đào mỏ” bằng những dự án điên rồ, điển hình là Dự án “Vạn lý Trường thành” trên biên giới giữa Ukraina với Nga.
Theo dự án xây "Vạn lý trường thành" mà Yatsenyuk đề ra hồi tháng 9, Ukraine sẽ tạo một hào rộng 4m và sâu 2m hoặc dựng rào sắt (tùy địa hình) dọc theo đường biên giới trên bộ dài 2.300 km với Nga.  Còn trên biển, Kiev sẽ cài đặt hệ thống cảnh báo dọc trên biên giới biển giữa hai nước. Tổng chi phí của dự án là... 66 triệu euro.
Yatsenyuk khi đó còn nói các đối tác quốc tế đã giúp Kiev trong việc xây dựng công sự trên biên giới với Nga và họ hứa sẽ giúp khoảng 38,5 triệu USD. Vì thế, tức là Ukraine chỉ phải trả chưa tới 30 triệu euro để hoàn thành dự án thế kỷ không chỉ giúp họ yên tâm về phía Đông mà còn chứng minh cho NATO thấy quyết tâm “đoạn tuyệt với Nga” và nguyện vọng thiết tha gia nhập NATO.
Thế nhưng, giờ con số này không còn là 66 triệu euro mà là 500 triệu USD. Ông Yatsenyuk không nói rõ lý do vì sao mà sau 2 tháng, dự án đã đội phí lên cao như vậy nhưng cho biết để hoàn thành dự án cần mất 4 năm. Ngân sách được rải dần trong quá trình xây dựng tường biên giới nên cũng không quá tốn kém.
Hầu hết các chuyên gia đều đánh giá thấp về tính khả thi của dự án về cả mục đích cũng như chi phí. Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland gọi là bức tường "không thể chấp nhận được".
Kế hoạch này bị bà Yulia Tymoshenko, cựu thủ tướng Ukraine chỉ trích mạnh mẽ ngay từ đầu. Bà cho rằng con số 66 triệu euro để xây công trình to như vậy là dối trá và cảnh báo "vạn lý trường thành" chỉ làm kiệt quệ và thậm chí là sụp đổ nền kinh tế Ukraine.
"Trong sự thiếu minh bạch, thiếu hiệu quả, họ nêu ra dự án vốn đã thất bại trong lịch sử thế giới. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây Vạn lý trường thành (nhà Tần xây nhằm chặn quân Hung Nô) hay phòng tuyến Maginot (giữa Pháp và Đức trong Thế chiến 2), hoặc phòng tuyến Mannerheim (giữa Phần Lan và Liên Xô trong thế chiến 2) - không cái nào trong số này đã chứng minh được hiệu quả khi chống lại sự xâm lược bằng quân sự, chúng đều có thể bị phá hủy hoặc bị đối phương vượt qua", bà Tymoshenko tuyên bố.
Còn ông Nikolai Bordyuzha, Tổng thư ký của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một tổ chức hợp tác an ninh khu vực, cho biết vào cuối tháng 10 tại Vienna rằng dự án Vạn lý trường thành của Ukraine  không đảm bảo được yếu tố an ninh. Ông cũng tin rằng dự án được vẽ ra có thể nhằm mục đích "rút tiền từ ngân sách".
Vốn là một con buôn, Tổng thống Poroshenko hiểu được thực lực Ukraina và thực tế cái “sức mạnh” trong các lời hứa chi viện hão huyền của Mỹ và phương Tây nên ông này thừa biết không thể chiến thắng “bọn khủng bố” ở miền Đông bằng biện pháp quân sự. Khi Tổng thống Putin, từ một chuyến viếng thăm Mông Cổ, chìa ra một cơ hội hòa bình, ông Poroshenko sướng rêm, đành phải muối mặt chấp nhận giải pháp đàm phán với những kẻ lâu nay ông vẫn gọi là “kẻ khủng bố”. Mấy hôm nay, Poroshenko vẫn đang ngóng trông “bọn khủng bố” miền Đông cử phái đoàn đàm phán đến Minsk nhưng dường như người miền Đông chưa vội. Họ còn đang bận chuẩn bị đón tiếp đoàn xe cứu trợ thứ 10 từ Liên bang Nga!
 
Mặc cho Liên minh bao vây, cấm vận Nga đang tan rã
Tưởng o ép được Nga khi cản trở Dự án vận tải khí đốt “Dòng chảy phương Nam”, phương Tây xúi Bulgaria trì hoãn việc cấp giấy phép xây dựng đường ống qua lãnh thổ nước này. Đầu tháng 12/2014, ông Putin bất ngờ tuyên bố: Hủy bỏ Dự án “Dòng chảy phương Nam”. 
 Dự án "Dòng chảy phương Nam" bị hủy bỏ
Đến lúc này thì EC mới thực sự hoảng sợ vì nếu không có “Dòng chảy phương Nam” thì chính họ sẽ bị anh “chí Phèo” gốc Ukraina là Arseniy Yatsenyuk trói chặt với bài ăn vạ suốt đời. 
 Tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker
Liên quan tới quyết định của Nga dừng dự án “Dòng chảy phương Nam”, tân chủ tịch Ủy ban châu Âu cho rằng: “Liên minh châu Âu và Bulgary đang cùng nhau làm việc nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và đây không phải là những vấn đề không thể vượt qua. Cả hai bên cần phải nỗ lực hết sức nhằm tìm ra một giải pháp. Dự án Dòng chảy phương Nam vẫn có thể được xây dựng. Bởi các điều kiện đã hội đủ và vấn đề còn lại nằm ở phía Nga.” EU cuống cuồng mời gọi Nga quay lại đàm phán nhằm tiếp tục triển khai Dự án nhưng Nga kiên quyết … lắc đầu.
Nga đã mở ra một hướng thoát ra từ cuộc bao vây cấm vận của Mỹ và phương Tây, đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ- một thành viên NATO!
 Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay nhau tại phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1.12.
Tổng thống Putin nói rằng Nga đã sẵn sàng xây một đường ống mới để đáp ứng nhu cầu khí đốt gia tăng của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể sẽ bao gồm một trung tâm đặc biệt ở biên giới Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ cho các khách hàng ở phía Nam châu Âu. 
Chú thích: Tuyến đường ống màu đỏ là tuyến "Dòng chảy phương Nam" từ Nga xuyên qua Biển Đen đến Bulgaria đã bị hủy bỏ. Tuyến đường màu xanh cũng từ Nga xuyên qua Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ rồi sang Hy Lạp là tuyến "Dòng chảy xanh" mới được ký kết ngày 01/12/2014 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Đến giờ, việc cung cấp khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tăng khoảng 3 tỷ m3 thông qua đường ống dẫn Dòng chảy Xanh, ông Putin cho biết. Theo tin từ Reuters, năm ngoái đường ống này đã vận chuyển 13,7 tỷ m3 khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Tổng thống Nga, Moscow cũng sẽ giảm giá khí đốt cho các khách hàng này khoảng 6% kể từ ngày 1/1/2015. “Chúng tôi đã sẵn sàng giảm giá khí đốt hơn nữa đồng thời với việc triển khai thực hiện các dự án chung có quy mô lớn”.
Những vật liệu này sẽ được chuyển từ Dự án "Dòng chảy phương Nam" sang Thổ Nhĩ Kỳ cho Dự án "Dòng chảy Xanh"
Tất nhiên, các cường quốc phương Tây không hài lòng khi Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với Nga. Thế nhưng, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Thổ Nhĩ Kỳ - đồng chủ tịch của Ủy ban Kinh tế hỗn hợp Nga-Thổ Nhĩ Kỳ Taner Yildiz tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một đất nước có chủ quyền nên chả việc gì họ phải đối mặt với một sự lựa chọn giữa EU và Nga.
"Thổ Nhĩ Kỳ chẳng việc gì phải lựa chọn giữa EU và Nga. Chúng tôi phát triển các dự án dựa trên lợi ích riêng và chung của các bên. Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Nga đối với chúng tôi có ý nghĩa quan trọng hơn, không chỉ là một trong những quốc gia láng giềng, "- ông Yildiz nói. Ngoài ra, Bộ trưởng nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thấy bất kỳ vấn đề trong việc thực hiện các dự án chung với Nga.
Các lệnh trừng phạt Moscow do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đang bắt đầu khiến chính một số thành viên chủ chốt của liên minh cảm thấy mệt mỏi. Berlin vào ngày 13/12 vừa chứng kiến cuộc biểu tình của hơn 4.000 người nhằm phản đối chính sách đối đầu với Nga của lãnh đạo Đức.
Xem video clip trên Kênh Google.tienlang-TV:
Trong khi “điệp khúc trừng phạt” vẫn được ngân vang, ngày càng có nhiều chính trị gia lên tiếng yêu cầu đánh giá lại tình hình Ukraine mà không có những “chiêu trò” truyền bá tư tưởng sáo rỗng, rập khuôn và tránh suốt ngày chỉ đổ lỗi cho Moscow.
“Các đòn trừng phạt của Liên minh châu Âu cần phải tương xứng và có thể đảo ngược. Việc phục hồi lại quan hệ với Nga là điều chắc chắn phải làm. Đó là quốc gia vô cùng quan trọng đối với chúng tôi”, Bộ trưởng Ngoại giao Ý Paolo Gentilioni phát biểu trong một cuộc hội nghị tại Rome vào ngày 5/12. Nước này cũng đang phải hứng chịu thiệt hại hơn 30 tỉ euro từ các đòn đáp trả của Nga.
Bộ trưởng Ngoại giao Ý Paolo Gentilioni
Tại Minsk, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã kêu gọi xóa bỏ mọi lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người dân. Còn cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho rằng Tokyo đã phạm sai lầm khi tham gia trừng phạt Nga.
Đánh giá Đạo luật “Hành động Hỗ trợ Tự do Ukraine” mà Thượng viện Mỹ mới thông qua hôm 10/12, bà Emma Ashford - chuyên gia đến từ Viện Cato - một tổ chức nghiên cứu độc lập có uy tín của Mỹ cho biết bước đi này chỉ phản tác dụng bởi nó không những không giúp giải quyết xung đột tại Ukraine, mà ngược lại sẽ chỉ làm trầm trọng thêm quan hệ giữa Washington và Moscow.
Thế giới hiện nay đang chứng kiến 2 tiến trình song song. Một bên là phương Tây do Mỹ giật dây gây sức ép, buộc nhiều quốc gia từng bước hạn chế hợp tác với Nga. Bên kia là sự xuất hiện ngày càng nhiều tiếng nói chỉ trích đường lối ngoại giao khoa trương của Washington nhằm trừng phạt Moscow. Những chính sách đó rốt cục chỉ kéo theo nguy cơ khủng hoảng Ukraine lan rộng và dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang. Có đến ¼ thành viên Nghị viện châu Âu không ủng hộ các áp đặt chống lại Nga, theo Alexey Podberyozkin – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quân sự - chính trị, thuộc Đại học Quan hệ quốc tế MGIMO, Moscow.
Bằng chính sách “độc đoán” của mình, Washington đang cố gắng lôi kéo nhiều quốc gia, kể cả những nước không liên quan vào cuộc đối đâu với Nga, gây quan ngại về một cuộc chiến tranh lạnh mới. Ngày 15/12, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông cáo kêu gọi các quốc gia không được tiếp tục “làm ăn” như thường lệ với Nga. Động thái này nhằm cảnh cáo Ấn Độ về lần bắt tay mới đây giữa nước này và Nga trên lĩnh vực quân sự, thương mại và đặc biệt là năng lượng.
Chính Phó Tổng thống Mỹ John Biden vào tháng 10 đã lên tiếng rằng cả châu Âu đã phải miễn cưỡng đứng lên trừng phạt Nga bởi Mỹ - quốc gia luôn ở thế thượng phong nắm quyền lãnh đạo đã khăng khăng kêu gọi như vậy. Bản thân ông cũng không ủng hộ quyết định của Washington.
 
 Phó Tổng thống Mỹ John Biden
Mỹ đang dần trở thành ông anh cả vô trách nhiệm khi chỉ biết kêu gọi chống lại Moscow hết mức có thể trong khi không có hành động nào nhằm cải thiện các xung đột quốc tế mà Ukraine là một trong số đó. Đời sống kinh tế luôn và chính trị luôn tác động qua lại lẫn nhau nên nếu không nhìn nhận lại tình hình, Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ phải nhìn nhiều đồng minh quay lưng lại phản đối mình.

Mặc cho cuộc chiến chống IS chỉ như việc "mang xăng đi dập lửa"
Tuyên bố ồn ào rằng có đến trên 60 quốc gia trong Liên minh chống Nhà nước Hồi giáo- IS do Mỹ đứng đầu nhưng trên thực tế chỉ có Mỹ cùng một vài nước điều vài chiếc máy bay tham chiến từ trên không. Các chuyên gia về quân sự đã chỉ rõ rằng dù bom Mỹ có thể gây cho IS một vài tổn thất nhưng ngược lại, IS sẽ càng mạnh thêm bởi tinh thần chống Mỹ ở các quốc gia Hồi giáo ngày càng được khích lệ. Chúng tôi tâm đắc với nhận định của anh Lê Ngọc Thống- một sĩ quan tham mưu đang tại ngũ và cũng là một cây bình luận quân sự trên báo Đất Việt đại ý rằng: Việc Mỹ chủ trương dùng quân sự đè bẹp IS là không tưởng vì đó là hành động “mang xăng đi dập lửa”! Có lẽ chính phía Mỹ cũng hiểu điều này nên, mặc cho các chính trị gia diều hâu kêu gọi, Tổng thống Obama không dám triển khai quân ồ ạt trên bộ vì e rằng sẽ tiếp tục sa lầy ở đây?
Với việc Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố hôm qua, Thứ Hai, ngày 15/12/2014 tại căn cứ quân sự ở New Jersey, trước ba ngàn binh sĩ vừa trở về từ Afghanistan, rằng “Thời những chiến dịch lớn của quân đội Mỹ ở nước ngoài đã qua”, phải chăng Mỹ chấp nhận thất bại, dù sau khi Mỹ lập Liên minh chống IS,  IS vẫn tung  những video clip chặt đầu người Mỹ, người Anh, người Pháp và cả chiến binh người Kurd- đồng minh của Mỹ để thách thức?  
 Anh Peter Kassig- người Mỹ thứ 5 bị IS chặt đầu
Xem video clip trên Kênh Google.tienlang- TV:
Đây là một chiến binh người Kurd bị IS chặt đầu nhằm cảnh cáo những kẻ theo Mỹ  
Phải chăng Mỹ đang rút lui từ khắp các mặt trận trên toàn thế giới, từ bỏ giấc mơ “sen đầm quốc tế” của mình?
Dương Thành- Cộng tác viên Google.tienlang
Đưa tin từ Ukraina
===========================
Mời xem bài liên quan

Mời xem các bài viết liên quan khác:

Nếu còn thời gian, mời xem các bài liên quan dưới đây:

32 nhận xét:

  1. Đem quân về dọn cái sân sau đang bị TQ dòm ngó đấy, còn lâu cái lũ tư bản kinh doanh xác chết đó để yên cho cái thế giới này được hòa bình.
    - Chiến tranh với Nga ư? Muốn chết trùm cả 2 chắc, không khéo Nga bắt tay với TQ, Iran... vả cho sái hàm chứ ở đó mà láo.
    - Chống IS như? Ném bom làm màu thế là đủ rồi, cho Trung Đông yên bình để Trung Đông bắt tay với Nga à, nên nhớ Nga gần Trung Đông hơn à Mỹ đấy nhé, khi đó mấy mỏ dầu ở đó có bán được bằng đô la nữa không?
    - Việc Afhanistan thế là đủ, giờ ở đó không chỉ IS mà còn nhiều nhóm khủng bố khác nữa, việc Mỹ rút quân chả khác gì biến cái chỗ đó thành vũng bùn của bọn cực đoan, việc hợp tác và phát triển giữa những nhóm đó là vô vọng, kết quả (không cho Trung Đông yên ổn) đã đạt được rồi chẳng việc gì phí thêm đôla.
    - Ukcraina ư? Nó (Ukcraina) sao mặc kệ, cái tội của chú mày (Ukcraina) là từng làm đàn em của Liên Xô, chết đi. Còn liên minh cấm vận Eu ư, mặc kệ luôn, chúng mày (Eu) càng đói anh (Mỹ) càng dễ sai khiến, định bắt tay phát triển kinh tế với Nga rồi quay lại chọc anh (Mỹ) à, chết trùm với nó (Nga) luôn đi, hố hố.

    Trả lờiXóa
  2. Bên Việt hải ngoại có thằng ba que bị nhồi sọ lú lẩn nặng viết thế này về Chiến Tranh Mỹ Việt :

    " Nhắc làm chi chuyện đã qua. Vừa rồi trung quốc nó xâm chiếm nước ta, người Mỹ không ít thì nhiều và trực hay gián tiếp cũng đã giúp chúng ta. Cho nên tất cả chuyện xưa thì nên đưa vào sách vở cho thế hệ sau. Chớ đừng có khơi dậy những oán thù năm xưa. Đọc thôi cũng thấy đau lòng, chưa gì đã quên ơn nghĩa của người đã và đang giúp mình. "

    Giáo dục lịch sử kháng chiến truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông là đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ người trồng cây, giáo dục lịch sử đánh giặc hào hùng,không phải là 'khơi dậy oán thù',nhất là khi CP và quân đội Mỹ ngày nay kg còn là CP và QĐ xâm lược miền nam nước ta khi xưa.Những kẻ xâm lược MN nước ta ngày xưa giờ đều đã kg còn cầm quyền.

    Tàu với Mỹ đều là ngoại bang tại sao động đến Tàu thì phóng đại thổi phồng bệnh hoạn (Tàu vừa 'xâm chiếm nước ta') còn động đến Mỹ thì nhảy lên như đĩa phải vôi?

    Thằng khốn nạn này bảo Mỹ ơn nghĩa với VN trong khi Mỹ gây ra hàng nghìn thảm sát và chất độc da cam, dội bom hàng nghìn chuyến lên đất Việt. Còn ngày nay Mỹ đã giúp VN gì ngoài mấy câu nói ngoại giao đãi bôi mà bảo là "ân nghĩa"?

    Thờ Mỹ cũng vừa phải thôi chứ, thờ gì mà từ con người phát ngôn tiếng chó vậy? Đến người Mỹ đọc dòng này của con chó Mỹ nói trên cũng phải nôn mửa. Người Mỹ không thích chúng mày nịnh bợ họ đến mức trơ trẽn vô sỉ đến thế đâu. Thờ Mỹ như chó thờ chủ thế này nhục quá, nhục tông ti họ hàng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói động đến Mỹ người Mỹ không đau lòng nhưng chó Việt đau lòng. Thế mới gọi là chó. Nói đến công ơn và công lao oanh liệt của tổ tông thì chúng nó thấy 'đau lòng'. Tội ác của giặc thì chúng nó coi là ơn nghĩa. Giờ tôi mới hiểu vì sao nhiều bác coi chúng nó là chó chứ không phải là người. Tôi thì thấy tư cách này còn tệ hơn cả chó.

      Xóa
    2. Tôi cũng không ưa phe Cờ Vàng nhưng cái cách ông Dũng chửi bới bọn Cờ Vàng làm tôi thấy ông Dũng cũng là thằng mất dạy, vô giáo dục mà bày đặt lên lớp người khác. Chính trị cũng như tôn giáo, mình có cảm tình với ai thì theo người đó. Bọn Cờ Vàng được Mỹ bao bọc thì chúng yêu Mỹ là điều tất nhiên. Ông Dũng theo bợ đít phe Cờ Đỏ kiếm ăn thì ông phải tung hô Đảng và Bác Hồ, thế thôi. Ông thù và trách Mỹ vì Mỹ rải bom và chất độc da cam chứng tỏ ông là thằng đầu bò vì trong chiến tranh các bên sẽ dùng mọi phương tiện để hủy diệt nhau. Pol Pot tàn sát cả triệu dân Campuchia là đồng bào của chúng thì Mỹ tiêu diệt dân Việt mà chúng cho là lũ Việt Cộng súc sinh thì cũng đâu có gì khó hiểu. Đạo lý muôn đời là Ăn cây nào rào cây nấy là thế đấy. Ông Dũng đầu bò chửi bọn Cờ vàng là chó nhưng tôi thấy tư cách của ông và cái cách ông sủa còn chó hơn cả chó.

      Xóa
  3. Mỹ-EU 'giúp' Ukraine thành 'bãi rác' châu Âu
    Chuyên gia người Ukraine Sergei Perekhod cho rằng, phương Tây đã “giúp” Kiev phá nát đất nước, biến Ukraine thành “bãi rác” châu Âu.

    Phương Tây “giúp” Ukraine “tan đàn xẻ nghé”

    Học giả Sergey Perekhod cho biết, châu Âu đã biến Ukraine trở thành "thùng rác" chứa sản phẩm bỏ đi của mình- ông Perekhod viết trên báo "Ý kiến".

    Nhà nghiên cứu người Ukraine Sergei Perekhod nói rõ: "Trong năm qua, phương Tây chỉ "giúp" chính phủ Ukraine phá hoại đất nước, viện trợ vũ khí sát thương, cho vay tiền mua súng đạn, cấp tín dụng cho chiến tranh. Đã và sẽ chẳng có sự giúp đỡ thực sự nào từ EU và Hoa Kỳ”.

    Ông nhắn nhủ với giới chức cầm quyền ở Kiev rằng, họ đừng nên hy vọng vào thành ý và thiện chí của Mỹ và Liên minh châu Âu mang lại hòa bình trên đất nước Ukraine, sẽ không ai lên kế hoạch cho điều này. Phương Tây sẽ chỉ mang đến chiến tranh và chết chóc trên đất nước Ukraine.

    Ông lưu ý sau khi ký Hiệp định Hiệp hội với EU, Ukraine đã biến thành "bãi rác" cho các sản phẩm châu Âu đang cần thải loại. Kiev đã mua một lô xe bọc thép hạng nhẹ Saxon của Anh từ những năm 1980, loại người ta dự định đem làm phế liệu. Lô hàng 75 xe này sắp đến Ukraine có giá bèo bọt là 51.000 USD/chiếc.

    Mẫu xe bọc thép hạng nhẹ AT105 4x4 được phát triển bởi công ty quốc phòng GKN của Anh. Nguyên mẫu đầu tiên của AT105 được giới thiệu vào năm 1975 và được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 1976. Đến đầu năm 1989, Quân đội Anh đã tiếp nhận tổng cộng 524 chiếc AT-105 Saxon với nhiều biến thể khác nhau.

    http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/15/911426/myeu-giup-ukraine-tan-dan-xe-nghe-thanh-bai-rac-chau-au_151425703.JPG
    Ukraine đã mua 75 chiếc xe bọc thép hạng nhẹ AT-105 Saxon của Anh

    Xe bọc thép hạng nhẹ AT-105 Saxon được trang bị vỏ thép mỏng và chỉ có thể chống lại các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ hay đạn xuyên giáp 7.62mm. Bên cạnh đó nó còn thể chịu được các mảnh đạn của pháo 155mm nổ gần ở khoảng cách 10m, sàn xe của AT105 được thiết kế với hình chữ V để có thể chống lại các loại mìn bộ binh và thiết bị nổ tự tạo cỡ nhỏ.

    AT105 Saxon có thể chở theo 10 binh sĩ bao gồm cả kíp lái, nó còn được trang bị một tháp pháo nhỏ với vũ khí chính là một súng máy 7,62mm. Ngoài Quân đội Anh, AT105 còn được trang bị trong quân đội các nước khác như Bahrain, Nigeria, Malaysia và Oman. Hiện loại xa này được đánh giá là quá cổ lỗ sĩ.

    Ngoài ra, tuyên bố của ông Jacek Saryusz-Wolski, nghị sĩ Nghị viện châu Âu kêu gọi Pháp chuyển cho Ukraine quản lý tàu sân bay trực thăng Mistral để nước này "có thể bảo vệ vùng bờ Biển Đen trước Nga", được nhà nghiên cứu Perekhod đánh giá không là gì khác ngoài nỗ lực thu hút sự chú ý tới Ukraine.

    Ông nhấn mạnh rằng, kêu gọi điều này chẳng khác gì một “trò hề” bởi quân đội Ukraine hầu như không còn loại máy bay trực thăng nào có khả năng hoạt động, do đó mang cái tàu của Pháp về để làm gì? Ngay cả tiền để duy trì hoạt động của nó Ukraine cũng chả có thì lấy gì mà mua máy bay, làm sao mà hoạt động? - ông Perekhod cho biết.

    Không ít người đã bật cười khi các “Ông nghị” châu Âu đưa ra cái ý tưởng kỳ quặc này. Hải quân Ukraine không những là tàu khu trục mà ngay cả một tàu hộ vệ cũng chả có cái nào ra hồn thì có mang tàu sân bay trực thăng này về đặt trên biển Đen cũng chỉ để làm bia tập bắn cho các chiến hạm Nga ở đây.

    http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/15/911426/myeu-giup-ukraine-tan-dan-xe-nghe-thanh-bai-rac-chau-au_151425531.jpg
    Mặc dù đang nghèo đói nhưng Ukraine vẫn quyết định tăng chi mua sắm vũ khí

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mặc dù vừa phải kêu gọi IMF mở rộng gói cứu trợ tài chính trị giá 17 tỷ USD do viễn cảnh kinh tế ngày càng tồi tệ, nhưng Bộ Quốc phòng Ukraine vẫn đưa ra kế hoạch chi khoảng 475 triệu USD để mua sắm vũ khí. Trong đó, khoảng 110 triệu USD để mua vũ khí của nước ngoài trong năm 2015, cùng với 365 triệu USD chi cho việc sản xuất vũ khí trong nước.

      Hôm 12-12, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak cũng kêu gọi tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng trong năm 2015. Phát biểu trước quốc hội, ông Poltorak cho rằng, việc tăng ngân sách là để cho phép quân đội nước này mua sắm khí tài của nước ngoài và trang bị tốt hơn nhằm chống lại phe ly khai thân Nga ở miền Đông.

      Ngoài ra, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Ukraine cũng cho biết sẽ gọi nhập ngũ 40.000 người trong năm 2015 và huấn luyện 10.500 lính chuyên nghiệp. Đồng thời, Kiev sẽ tuyển mộ thêm binh sĩ để thay thế những người đã hoàn thành thời gian đi nghĩa vụ quân sự, nâng tổng số quân nhân trong lực lượng vũ trang Ukraine từ 232.000 tăng lên 250.000.

      Ukraine đã dỡ bỏ quy định đi nghĩa vụ quân sự bắt buộc hồi tháng 10-2013. Trong năm 2013, Ukraine chỉ có 130.000 quân nhân trong lực lượng vũ trang của mình và gọi nhập ngũ chưa đến 25.000 người. Kiev chỉ mới khôi phục quy định này hồi tháng 5 vừa qua sau sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga và cuộc xung đột với lực lượng ly khai ở miền Đông nước này.

      Tháng 10 vừa qua, quốc gia láng giềng của Ukraine là Ba Lan, sau khi từ chối bán than đã quay sang “gạ gẫm” nước này mua vũ khí. Hãng tin Ukrinform hôm 10-10 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cho biết, Ba Lan tỏ ý đã sẵn sàng bán vũ khí cho Ukraine và muốn Kiev biết rõ được điều đó.

      http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/15/911426/myeu-giup-ukraine-tan-dan-xe-nghe-thanh-bai-rac-chau-au_151426843.jpg
      Xe tăng “tàng hình” thế hệ mới PL-01 của Ba Lan

      Thông tin trên đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Syemonyak tiết lộ trên kênh truyền hình TVN24. “Ngành công nghiệp quốc phòng của Ba Lan đã đưa ra một đề xuất và chúng tôi đã sẵn sàng bán các vũ khí hiện đại. Ukraine nên biết về lời đề nghị của chúng tôi” - ông Syemonyak nói.

      Được biết, Bộ Quốc phòng Ukraine ngày đã công bố kế hoạch từ tháng 11 đến cuối năm 2014 sẽ mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự trị giá 792 triệu Hryvnia (gần 60 triệu USD). Cơ quan mua sắm vũ khí và kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine đã ký kết 30 hợp đồng, thỏa thuận và hợp đồng bổ sung cấp nhà nước để sản xuất, đại tu các vũ khí trong nước.

      Động thái trên diễn ra ngay sau khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 3-11 ký sắc lệnh tăng chi tiêu cho Bộ Quốc phòng năm 2014 lên mức 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố Lực lượng vũ trang và tổ hợp công nghiệp-quốc phòng của nước này.

      Xóa
    2. Mỹ muốn nội chiến ở Ukraine?

      Ngày 12-12 vừa qua, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật mới về “Hỗ trợ Tự do Ukraine - 2014". Theo văn kiện này, tổng thống có quyền cung cấp cho Kiev vũ khí chống tăng và vũ khí xuyên thủng thiết giáp. Ngoài ra, Ukraine, cũng như Gruzia và Moldova, nhận quy chế đồng minh chính của Mỹ ngoài NATO.

      Dù có nhiều khó khăn, nhưng, ở Ukraine trên thực tế bắt đầu thực hiện thỏa thuận ngừng bắn. Quân đội Ukraine không bắn vào các khu dân cư của Donbass, và lực lượng dân quân không bắn vào các hỏa điểm của quân đội Ukraine. Đây là một cơ hội để thiết lập cuộc đối thoại chính trị giữa Kiev và khu vực Đông Nam.

      http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/15/911426/myeu-giup-ukraine-tan-dan-xe-nghe-thanh-bai-rac-chau-au_151426171.jpg
      Xe bọc thép quân đội Ukraine trong một buổi lễ diễu binh

      Song, một tuần im lặng sau nhiều tháng chiến sự đẫm máu vẫn là một thỏa thuận rất mong manh, lệnh ngừng bắn có thể bị phá vỡ do bất kỳ hành động khiêu khích nào. Trên thực tế, các vụ chạm súng nhỏ vẫn lẻ tẻ diễn ra và Hoa Kỳ - “ngôi sao chiếu mệnh” của Ukraine, đã thực hiện các hành động khiến chiến sự tiếp tục thổi bùng lên.

      Các thượng nghị sĩ Mỹ đã thông qua quyết định hỗ trợ cho chính quyền Kiev trong ý đồ phá hoại nên hòa bình và sẽ cung cấp cho Ukraine khối lượng vũ khí tổng trị giá 350 triệu USD. Đối với một đất nước mới gần đây ký vào thỏa thuận ngừng bắn chỉ vì phải đối mặt với những biến động bất lợi trên mặt trận, đạo luật mới của Mỹ có thể là động lực cho hành vi xâm lược mới.

      Giám đốc Viện Quốc tế về các quốc gia mới nhất Aleksei Martynov bình luận như sau: “Rõ ràng là, quyết định của Thượng viện Mỹ không góp phần vào quá trình làm giảm tình hình căng thẳng ở phía Đông Ukraine. Mặc dù đạo luật không nói về việc cung cấp viện trợ quân sự mà chỉ cho phép Tổng thống Hoa Kỳ cung cấp hỗ trợ như vậy, nhưng, quyết định đó cũng làm trầm trọng thêm tình hình”.

      Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ cố gắng thay đổi diễn biến sự kiện theo ý mình. Vào tháng 2 năm nay, cuộc đảo chính vũ trang ở Ukraine đã diễn ra với sự hỗ trợ trực tiếp của Bộ Ngoại giao Mỹ. Và trước đó đã có các sự kiện tương tự ở Châu Phi và Trung Đông. Ví dụ, Hoa Kỳ đã xâm nhập vào Iraq dưới cái cớ chế độ Saddam Hussein “hỗ trợ cho Al-Qaeda" và đang phát triển vũ khí hóa học.

      Xóa
    3. http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/15/911426/myeu-giup-ukraine-tan-dan-xe-nghe-thanh-bai-rac-chau-au_151426218.jpg
      Binh lính Ukraien nạp đạn vào các hệ thống rocket nhiều nòng

      Hiện nay, qua các tài liệu CIA được giải mật, mọi người đều biết sự thật là giới chức lãnh đạo Mỹ đã biết rõ các cáo buộc đó là vô căn cứ, nhưng họ cần một cái cớ để tiến hành chiến tranh, đồng thời cố tình gây nhầm lẫn cho cộng đồng quốc tế để biện minh cho hành động xâm lược.

      Trong trường hợp với Ukraine, diễn biến sự kiện có thể phát triển nhanh hơn nữa, nhưng, khu vực Donbass đã đứng lên phản đối cuộc đảo chính ở Kiev. Và bây giờ, khi mới bắt đầu thiết lập cuộc đối thoại với chính quyền Ukraine, Washington đang cố gắng ngăn chặn sự vùng lên của nhân dân miền đông nước này, chống lại chính quyền do họ dựng lên.

      Mỹ không chỉ sẵn sàng cung cấp thiết bị quân sự hạng nặng, mà còn cung cấp quy chế đồng minh chính của Hoa Kỳ ngoài NATO cho Ukraine, Gruzia và Moldova. Có thể hiểu được lý do tại sao Washington cần đến các đồng minh đó, dù ba quốc gia này không vững mạnh về quân sự, chính trị và kinh tế.

      Nhà phân tích chính trị Andrei Suzdaltsev nói: “Hoa Kỳ hỗ trợ cho các quốc gia này trong cuộc đối đầu với Nga, để họ không thiết lập cuộc đối thoại với Nga. Washington sẽ chi tiền để tái vũ trang quân đội, sẽ xây dựng các căn cứ quân sự của Mỹ. Về hình thức, ba nước đó không phải là thành viên NATO, tức là, Mỹ có thể làm bất cứ gì mà không cần sự đồng ý của các đồng minh trong NATO”.

      Theo Bộ Ngoại giao Nga, việc xuất khẩu dân chủ, thay đổi chế độ, tổ chức những cuộc "cách mạng màu" ở những khu vực khác nhau trên thế giới, áp dụng các phương pháp khác để áp đặt ý chí của nước khác cho các quốc gia chủ quyền mà không quan tâm đến truyền thống và đặc điểm dân tộc của họ là một yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng.

      Thiên Nam

      Xóa
  4. Trn trang web Tổng thống Nga tại địa chỉ:
    http://accreditation.kremlin.ru/news/47245
    vào lúc 01:45 ngày 17/12/2014, tức 05:45 giờ Hà Nội, vừa đăng tin:
    Телефонный разговор с Ангелой Меркель, Франсуа Олландом и Петром Порошенко
    cho biết: Bốn vị nguyên thủ quốc gia Nga, Pháp, Đức, Ukraina vừa có cuộc đàm thoại tập thể về tình hình Ukraina.
    Trong cuộc đàm thoại, 4 vị nguyên thủ đều nhất trí về sự cần thiết nhanh chóng nối lại cuộc gặp của Nhóm tiếp xúc tại Minsk, tạo cơ hội cho cuộc đàm phán giữa Kiev với những người miền Đông, càng sớm càng tốt. Những vấn đề của cuộc đàm phán nên ưu tiên giải quyết trước là việc trao đổi tù binh và giải trừ các loại vũ khí hạng nặng, việc cung cấp cho cư dân miền Đông hàng cứu trợ nhân đạo.

    Cuối buổi đàm thoại, 4 vị nguyên thủ cũng nhất trí giữ liên lạc qua các cuộc đàm thoại tập thể tiếp theo.

    Trả lờiXóa
  5. https://vi-vn.facebook.com/DonghanhvoiNoUlúc 07:34 17 tháng 12, 2014

    Chỉ khổ người dân Ukraina vì cái bánh vẽ "dân chủ" của Mỹ...

    Trả lờiXóa
  6. - Dù Mỹ diệt được Osama Binladen- thủ lĩnh Taliban và lật đổ được cả chính quyền Afghanistan của Taliban để lập lên chính phủ tay sai ở đây nhưng cái quái thai Taliban do Mỹ đẻ ra, ngay cả Mỹ không trị nổi.
    Giờ Mỹ đành bỏ của chạy lấy người. Mỹ bỏ chạy thì chả mấy mà Taliban trở lại nắm chính quyền. Bạo loạn lại tiếp tục xảy ra ở đây, cũng như ở Libya đang diễn ra sau khi người Mỹ bỏ chạy.

    - IS cũng là dạng quái thai do Mỹ đẻ ra và bây giờ Mỹ cũng không trị nổi. Mỹ cũng bỏ của chạy lấy người. Bỏ mặc cho người Hồi giáo chém giết nhau.

    - Ukraina thì hơi khác một chút, dù chính quyền tay sai hiện nay cũng là dạng quái thai do Mỹ đẻ ra. Nhưng vì ở đây có số người Ukr gốc Nga chiếm gần nửa dân số nên nước Nga không thể đứng nhìn.
    Hy vọng Putin sẽ chặn được bàn tay đẫm máu của Mỹ ở Ukraina.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hí hí... có lẽ ông này là Cựu Chiến binh của thánh chiến IS hay của Taliban cũng nên!

      Xóa
    2. Một suy luận ngu hoặc cố ý không hiểu biết của Nặc danh09:50 Ngày 17 tháng 12 năm 2014.

      Xóa
  7. Putin sắp xuống lỗ rùi! Các con bò ở đây chuẩn bị khóc cho Pu là vừa rùi đới!

    Trả lờiXóa
  8. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới làm được rận trủlúc 10:02 17 tháng 12, 2014

    Anh rận Nặc danh09:50 Ngày 17 tháng 12 năm 2014 bưng bô cho Mỹ chắc lại chạm nọc khi ông CCB nói Mỹ đẻ ra mấy tên quái thai kia.
    Anh xem lại bài trên G.TL thì biết có phải Mỹ đẻ ra những tên quái thai này không nhé:
    HOA KỲ ĐÃ ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN “THẾ GIỚI DÂN CHỦ” NHƯ THẾ NÀO?
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/09/hoa-ky-ua-chung-ta-en-gioi-dan-chu-nhu.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 10:09 17 tháng 12, 2014

      Thì cũng như Mỹ đẻ ra cái quái thai Ngô Đình Diệm ngày xưa thôi. Khi thằng con NDD không nghe lời sai bảo của bố Mỹ thì bố Mỹ thịt thôi.
      Nguyễn Văn Thiệu cũng thế. Bố Mỹ bảo mày phải ký HĐ Paris, Thiệu dù ấm ức nhưng phải ký; bố Mỹ bảo mày phải cút khỏi Dinh Độc lập, dù phải chấp hành nhưng Thiệu vẫn ấm ức chửi Mỹ.

      Xóa
  9. Đúng là tôi chỉ mê gái đẹp. Nhưng đọc bài này của Google.tienlang cũng thấy vô cùng hấp dẫn. Bài này chính là bức tranh toàn cảnh tình hình thế giới hiện nay.
    Cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  10. Ai làm gì thì làm,xăng dầu rẻ là tui khoái rùi,hehe.

    Trả lờiXóa
  11. Rúp cứ bị mất giá liên tục là tôi ưng, đéo nói nhiều.

    Trả lờiXóa
  12. Dầu giảm giá. Vui !
    Đồng rúp mất giá. Mừng !

    Trả lờiXóa
  13. Chiến tranh với Nga làm gì cho tốn công, tốn của, tốn nhân mạng mà còn bị mang tiếng...Cứ ngồi khoanh tay nhìn đồng rúp rơi "tự do" chả sướng hơn sao ? Kỳ này Putin "beng" là cái chắc !

    Trả lờiXóa
  14. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 14:54 18 tháng 12, 2014

    Nhiều thế hệ lãnh đạo nước Mỹ mắc sai lầm liên tiếp từ chiến tranh Việt Nam, đến Afghanistan, Irak...nay đến Ucraina. Họ ỷ giàu mạnh muốn gán ép các nước khác, nhất là các nước giàu tài nguyên để thao túng vơ vét làm giàu thêm. Khi họ muốn đánh nước nào chỉ tung tin này nọ tạo cớ gây chiến. Việt Nam họ dựng chuyện vụ Vịnh Bắc bộ, Irak họ nói vũ khí hủy diệt hàng loạt...nhưng rốt cuộc cả thế giới đều thấy họ nói láo. Thủ đoạn của kẻ mạnh mà. Nhưng sự đời, gieo gió thì gặt bão, nhân nào quả đó là lẽ thường. Chưa hết Taliban đã sinh ra IS - mà các tổ chức này một thời được Mỹ nuôi dưỡng như Taliban, Mỹ nuôi để đánh Liên Xô. Nay Mỹ nuôi đám ngụy Ucraina để cô lập Nga. Họ tìm cách diệt Nga để làm bá chủ thế giới. Nhưng theo tôi, lần này họ mắc sai lầm nặng. Bởi họ đẩy Nga bắt tay với Trung Quốc chặt hơn. Đưa thế Nga phải chấp nhận bán vũ khí tối tân cho TQ, thứ mà trước nay Nga còn dè dặt cảnh giác TQ chưa muốn bán. Vậy là họ giúp cho TQ rút ngắn thời gian hiện đại hóa quân đội, TQ sẽ nhanh thực hiện tham vọng làm bá chủ không chỉ châu Á mà cả thế giới, TQ sẽ là kẻ thù nguy hiểm của Mỹ một ngày không xa.
    Còn trước mắt, họ muốn ép Putin, ép Nga, tôi cho là không dễ vì người Nga vốn là một dân tộc bất khuất, không dễ ép họ đâu. Nếu xãy ra chiến tranh, chưa chắc chỉ có Nga mà châu Âu và cả Mỹ cũng sẽ gánh lấy hậu quả khôn lường. vì Nga không phải con hổ giấy mà nước trang bị hạt nhân rất mạnh.
    Tôi nhận định rồi sẽ có cách đôi bên đều "xuống thang" trong năm tới, chậm lắm sau bầu cử Tổng thống nước Mỹ thôi. Để rồi các bạn xem.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ống Thép giá lẩm cẩm. Mỹ nó đánh nhau làm gì mà nó va gần cả TG làm cho Nga uống dầu thay sữa. Tranh thủ ông sáng nhấp ít Thép rì về kiếm lời vì đồng rúp đang mất giá.

      Xóa
    2. Lão Đất Thép này già rồi mà còn hiếu chiến. Putin đã bị dồn vào thế đường cùng nên rất dễ nổi điên rồi làm càn. Nhưng mà mãnh hổ nan địch quần hồ, Nga mà manh động là Mỹ và Nato lập tức liên minh lại đánh hội đồng cho mà chết.

      Xóa
  15. Hôm nay nghe trực tiếp Putin nói chuyện với hơn 1200 nhà báo rất hay và sắc... Một ông nhà báo BBC hỏi về việc máy báy Nga đe dọa châu Âu... Putin trả lợi thế nào chắc mọi người cũng tự đoạn được... Nhà báo già BBC thì tím mặt...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà báo già tím mặt vì không ngờ một người như Putin mà ăn nói lố lăng, xấc xược không đúng khuôn phép ngoại giao. Putin đánh võ mồm thế thôi chứ động chân động tay là Mẽo đập cho chui xuống cống.

      Xóa
  16. Vài tháng trước mấy ông DLV than Nga nói nhiều thằng chết rét mùa đông này. Cuối cùng đéo thằng nào chết mà Nga phải đổ tiền ra mà cứu nền KT. Kinh, mất gần một nửa giá trị đồng rúp, giá dầu tụt thấp, dân chúng khắp TG hả hê chỉ có mấy thằng VN xấu hổ về khả năng chém gió chui hết vào đống phân trợn mắt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình rất yêu đất nước và con người Nga nên cũng rất đau lòng khi thấy nước Nga điêu tàn vì gã Putin tham quyền cố vị và hiếu chiến.

      Xóa
    2. Rận chủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới làm được rận chủlúc 10:24 20 tháng 12, 2014

      Mấy cậu rận nặc tự hỏi xem: Nếu như các cậu nói thì Vì sao người Nga lại kính yêu Putin đến vậy?

      Xóa
    3. Nước Nga nên so sánh với Bắc Triều Tiên hoặc Cu Ba. Tốt nhất là so vơi Liên Xô trước đây. Ở các nước này, dù cho kinh tế luôn trì trệ như Liên Xô trước đây hoặc Cu Ba hiện nay, thậm chí thảm họa như Bắc Triều Tiên nhưng mức độ ủng hộ đường lối chính trị và rating lãnh đạo theo điều tra xã hội học luôn cao. Đôi khi là chót vót. Hầu như không phụ thuộc vào biến động trong đời sống chính trị xã hội.

      Nước Nga hiện nay đang tiến gần đến nhóm gồm một số nhỏ các nước loại này. Đó là các nước mà sự ủng hộ về chính trị đối với lãnh đạo đất nước hầu như không phụ thuộc vào tình hình kinh tế cụ thể. Các quốc gia này đặc trưng bởi xã hội thậm chí không phải nửa tự do mà là không tự do. Điều này cũng đặc trưng cho các chế độ độc tài có yếu tố toàn trị. Khi xã hội chỉ tiếp nhận bức tranh do lãnh đạo vẽ ra, không phụ thuộc vào điều gì xảy ra trong cuộc sống thực.

      Xóa
  17. Báo chí Việt Nam tiếp tục bóp méo lời ông Putin
    Trưa 18-12 (giờ Nga), Tổng thống Vladimir Putin đã có cuộc họp báo với 1.259 phóng viên trong và ngoài nước. Cuộc họp báo năm nay của ông Putin rất được quan tâm, nhưng (như thường lệ) nhiều tờ báo Việt Nam vẫn tiếp tục bóp méo lời ông Putin.

    http://3.bp.blogspot.com/-TY_mlVT4fc8/VJRR9KJoDOI/AAAAAAAAJmQ/nOtLJKopSGA/s1600/Putin-hop-bao.jpg
    Tờ VNExpress có bài "Nỗ lực trấn an dân chúng của Tổng thống Putin" của Đức Dương, nói rằng "Tổng thống Vladimir Putin muốn trấn an người dân Nga trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế, bằng cách quy kết trách nhiệm và cáo buộc phương Tây có ý đồ "xiềng xích gấu Nga"". Chuyện phương Tây tìm đủ cách dồn nền kinh tế Nga vào đường cùng như cấm vận, lũng đoạn giá dầu,... là một việc quá rõ ràng nhưng tác giả bài báo có vẻ như ở trên mây nên nhắm mắt nói liều như thể đó là một trò đổ lỗi của Putin vậy.
    http://3.bp.blogspot.com/-_p1j_Qq5zEI/VJRZ8ZiKgGI/AAAAAAAAJmg/9oJUYwuFGn8/s1600/VNexpress-Putin.JPG
    Ngay cả chuyện riêng tư cá nhân của Putin, một số báo cũng không ngần ngại xuyên tạc, bóp méo. Thật ra đây là một trò bẩn truyền thống của giới truyền thông phương Tây (tất nhiên, phục vụ cho mưu đồ của các "ông chủ thế giới"), tìm cách bôi nhọ hình ảnh các nhân của đối tượng thù nghịch như họ đã và đang làm với Saddam Hussein, Gaddafi, Bashar al-Assad, Kim Jung Un,...

    Dưới đây là bản đánh máy tiếng Nga nội dung cuộc họp báo của ông Putin ngày 18/12/2014

    http://kremlin.ru/news/47250


    Các bạn lưu ý đến đoạn sau nhé (lỗi đánh máy được giữ nguyên ở tên của cô phóng viên đặt câu hỏi).

    Е.ЕВТЯКОВА: Здравствуйте! Алёна Евтякова, телеканал «Губерния», Воронежская область.
    …Если можно, ещё такой смежный подвопрос. Мне не простят, если я его не задам, можно будет практически не возвращаться в город. Скажите, пожалуйста, я когда готовилась к поездке, спрашивала знакомых: «А что бы вы спросили у Владимира Путина?» И подруги моей тёти все как одна: «Да это же главный жених России!» Да, вот так. Больше года холостяцкая жизнь. Есть ли у Владимира Владимировича время на личную жизнь? Если можно, начните с первого вопроса.

    Trả lời (trích)
    В.ПУТИН:
    По поводу Вашей тёти: я уже приветы передал, всё в порядке, не беспокойтесь. (Смех.)
    Мне мой один приятель из Европы, большой начальник, как-то недавно после событий прошлого года говорит: «Слушай, у тебя есть любовь?» Я говорю: «В каком смысле?» – «Ну, ты любишь кого-нибудь?» Я говорю: «Ну да». – «А тебя кто-нибудь любит?» Я говорю: «Да». Он, наверное, решил, что я озверел совсем. Он говорит: «Ну, слава богу», – так водочки махнул. Так что всё в порядке, не беспокойтесь. И с Людмилой Александровной (vợ cũ) у меня очень добрые отношения, дружеские. Мы с ней регулярно видимся, уж не говорю про детей, это само собой разумеется. Не так часто, как бы мне хотелось, но всё в порядке.

    Nội dung này đã được nhà báo Phan Hồng Hà (VTCNews) dịch ra như sau:

    Một nữ nhà báo đến từ Voronezh đã nói tại cuộc họp báo là bà cô của cô rất quan tâm đến tổng thống, và nhờ hỏi một câu. Câu đó là “Tổng thống đã ly hôn từ năm 2013 hiện nay có thể được gọi là người đàn ông độc thân số một của nước Nga. Vậy hiện nay cuộc sống riêng tư của ông ra sao?”

    Tổng thống Putin đáp, trong tiếng cười của cả khán phòng:

    - Hãy chuyển lời chào đến bà cô, và nói là bà ấy đừng lo lắng gì nữa nhé - Và lẽ ra câu trả lời có thể kết thúc ở đây, nhưng ông Putin còn cởi mở kể thêm:

    - Tôi có một người bạn ở châu Âu, cũng khá to đấy, hỏi tôi:”Ông có tình yêu không?”.”Thế tức là sao?”.”Thì ông có yêu một ai đó không?” .“Có chứ”. “Thế có ai yêu ông không?”. “Có chứ”. Ông ấy thốt lên:”Ơn Chúa!”. Mọi việc đều đâu vào đấy cả thôi.

    https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=IVFEi-gTxr4

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế nhưng các bạn xem thử tờ Giáo dục Việt Nam (http://giaoduc.net.vn/gdvn-post153611.gd) đã nhét chữ vào mồm ông Putin ra sao nhé.

      Trả lời câu hỏi về việc có thời gian dành cho chuyện tình cảm với "nửa còn lại của thế giới" hay không trong cuộc họp báo lớn nhất trong năm "Q&A" lần thứ 10 của mình, nhà lãnh đạo Nga khẳng định rằng ông "có" và kể một câu chuyện về điều này.

      Theo câu chuyện của ông Putin, một người bạn là một ông chủ lớn ở châu Âu gần đây cũng đã hỏi ông về việc ông đã có người yêu mới sau khi ly hôn chưa và Putin nói rằng ông đang yêu một người, và người phụ nữ đó cũng yêu mình.

      Nhà lãnh đạo Nga đã từ chối tiết lộ danh tính bạn gái mới của mình hay xác nhận đó chính là nữ vận động viên tin đồn. Tuy nhiên, các phỏng đoán đều hướng tới một nhân vật duy nhất là nữ vận động viên đạt huy chương vàng Olympic, Alina Kabayeva.



      Và tất nhiên, cả tờ Thanh Niên cũng tỏ ra không hề kém cạnh (http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/tong-thong-nga-putin-thua-nhan-dang-yeu-518573.html):

      Tại cuộc họp báo lớn thường niên được tổ chức ngày 18.12, khi được hỏi về đời tư của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông đang yêu và được yêu. Câu trả lời của nhà lãnh đạo 62 tuổi khiến báo giới càng có cơ sở để tin vào lời đồn đoán về mối quan hệ giữa ông và vận động viên thể dục nổi tiếng Alina Kabayeva, theo Sky News ngày 19.12.
      Những gì diễn ra tại cuộc họp báo ngày 18.12 trái ngược với phản ứng của ông Putin cách đây 6 năm. Thời điểm đó, báo giới cho rằng ông có quan hệ với Kabayeva, Putin đã rất giận dữ và lên án "những kẻ thích nhúng mũi vào cuộc sống của người khác", theo Daily Mail.
      Trong cuộc họp báo, Tổng thống Putin kể rằng: "Một người bạn của tôi ở châu Âu - một ông chủ lớn, gần đây hỏi tôi: 'Sau những gì xảy ra vào năm ngoái, anh có đang yêu không?' Tôi trả lời: Có! Ông ta hỏi tiếp: 'Có ai yêu anh không?' Tôi trả lời: Có!", theo Daily Mail.


      Daily Mail là một tờ báo có tiếng lá cải của Anh quốc. Và báo Thanh Niên từ lâu rồi có vẻ cũng rất thích dùng nguồn lá cải, chắc có đồng cảm chăng? Cũng dễ hiểu bởi bây giờ, ngay cả kênh truyền hình trung ương của nước nhà cũng đặt ra mục tiêu "cạnh tranh với báo mạng" cơ mà!?
      Có điều, trong thời đại thông tin ngày nay, các thông tin kiểu này đều có thể dễ dàng kiểm chứng. Các tờ báo và phóng viên của họ có thể có quyền tự do thể hiện sự thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm của họ nhưng họ không có quyền coi thường người đọc bằng những thứ tin tức xuyên tạc, bị bóp méo phục vụ cho một mưu đồ chính trị nào đó như vậy."

      (Theo Nina & Diễn đàn Hoài niệm Liên Xô)

      Chi tiết: http://www.leubao.vn/2014/12/bao-chi-viet-nam-bop-meo-loi-Putin.html#ixzz3MPBaeIhR
      Cám ơn bạn đã quan tâm đến Leubao.vn!
      Follow us: leu.bao.1 on Facebook

      Xóa