Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2024

Gruzia và Bầu cử 26/10: CHƯA BAO GIỜ CÁC NGOs CỦA USAID, NED (MỸ) CÙNG PHƯƠNG TÂY CHỐNG PHÁ MẠNH MẼ Ở GRUZIA NHƯ BÂY GIỜ

 

Lời dẫn: Đất nước Gruzia nhỏ bé và xinh đẹp nằm tại giao giới của Tây Á và Đông Âu, phía tây giáp biển Đen, phía bắc giáp Nga, phía nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, và phía đông nam giáp Azerbaijan.
Trong cuộc "Cách mạng màu sắc" ("Cách mạng Hoa hồng") do Mỹ tiến hành năm 2003, Gruzia rơi trọn vào vòng tay bảo kê của Mỹ. Kẻ được chủ Mỹ chọn lựa "Cầm cờ" ở Gruzia, làm Tổng thống Gruzia là anh Nhai cà vạt- Saakashvili. 
Anh Nhai cà vạt- Saakashvili.
Mỹ ồ ạt "viện trợ" tiền của cùng vũ khí để hiện đại hóa quân đội Gruzia theo đúng "Chuẩn NATO". Năm 2008, vì quá tin có chủ Mỹ chống lưng, anh Nhai cà vạt- Saakashvili hung hăng NỔ SÚNG TRƯỚC, tấn công người Nga ở thủ phủ nước Cộng hòa tự trị Nam Ossetia, đánh chiếm Thủ phủ Tskhinvali, gây ra "Cuộc chiến 5 ngày ở Gruzia. Rất nhanh chóng, Thủ tướng Nga khi đó là V.Putin điều quân, không những đuổi binh sĩ "Chuẩn NATO" của Saakashvili khỏi Thủ phủ Tskhinvali mà còn rượt đuổi chúng đến gần Thủ đô Tbilisi. Khi đó, Saakashvili quá hoảng sợ vì nghe cấp dưới báo cáo rằng xe tăng Nga đang tiến vào Thủ đô Tbilisi. Trả lời trên sóng trực tiếp của BBC, ông ta điềm nhiên đưa cà vạt vào miệng nhai ... ngon lành!
Kể từ đó. Mỹ vẫn chưa thôi âm mưu lôi kéo Gruzia vào NATO VÀ EU để biến Gruzia thành bàn đạp giúp Mỹ bao vây Nga. 
Cuộc chiến hiện nay ở Ukraina và xa hơn là "Cuộc chiến 5 ngày" ở chính Gruzia năm 2008 đã giúp giới lãnh đạo hiện nay ở Gruzia hiểu ra SỰ THẬT. Và họ đã buộc phải “QUAY XE”, KHÔNG CÒN THIẾT THA VỚI MỸ VÀ EU!
Tổng thống Gruzia Salome Zourabichvili, đồng thời cũng là "đại lý nước ngoài" của USAID tại Gruzia
Tổng thống Gruzia - bà Salome Zourabichvili là ai? Thực chất bà này là công dân Pháp, sinh ra lớn lên ở Pháp và là nhân viên Bộ Ngoại giao Pháp. Vì có gốc gác dân tộc Gruzia nên bà Salome Zourabichvili được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm Đại sứ của Pháp tại Gruzia. Chính trong cuộc "Cách mạng hoa hồng", sau khi được Mỹ cho làm tổng thống Gruzia, Anh Nhai cà vạt- Saakashvili bổ nhiệm bà Salome Zourabichvili làm Bộ trưởng ngoại giao của Gruzia. Rồi sau đó, các NGOs của USAID (được đặt tên một cách mỹ miều là Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ) dựng bà  Salome Zourabichvili lên làm Tổng thống Gruzia! Nghe lạ phải không? Mỹ thì cái gì mà họ chẳng dám làm cơ chứ? Hãy xem ngay ở nước Nga rộng lớn, Mỹ đã cho Yeltsin làm Tổng thống nhiệm kỳ 2 ra sao!
Và bây giờ, chính Salome Zourabichvili cũng là một "đại lý nước ngoài" hoạt động ở Gruzia. Do vậy, dù chính THỦ TƯỚNG GRUZIA IRAKLI KOBAKHIDZE ĐÃ KHIẾN THỦ TƯỚNG ĐỨC OLAF SCHOLZ CỨNG HỌNG về Luật minh bạch, nhưng Salome Zourabichvili dùng chức năng Tổng thống đã phủ quyết luật này. Và trên đường phố, các cuộc biểu tình chống Luật này vẫn tiếp diễn! Chính phủ Mỹ đã ban hành các Lệnh cấm vận Gruzia...

**** (Hết lời dẫn) ****

Gruzia và Bầu cử 26/10: CHƯA BAO GIỜ CÁC NGOs CỦA USAID, NED (MỸ) CÙNG PHƯƠNG TÂY CHỐNG PHÁ MẠNH MẼ Ở GRUZIA NHƯ BÂY GIỜ

Gruzia vừa bằng một tỉnh Thanh Hoá nhưng Mỹ cùng phương Tây đẻ ra ở đây gần 30.000 NGOs

Gruzia có Dân số: 3,71 triệu người; tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam) có Dân số 3,72 triệu người.

Trong một không gian chật hẹp như vậy mà có tới gần 30.000 các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) do USAID, NED (Mỹ) và các quốc gia phương Tây đẻ ra. Vai trò quá lớn của các tổ chức phi chính phủ (NGO) do nước ngoài tài trợ trong hoạt động chính trị, hoạch định chính sách và dịch vụ công của Georgia đã khiến đất nước này rơi vào một cuộc khủng hoảng dân chủ kinh niên.

Quay trở lại một phần tư thế kỷ, trước Cách mạng Hoa hồng năm 2003. Cố tổng thống Edvard Shevardnadze đã cho các cơ quan viện trợ nước ngoài nhiều quyền tự do, vì thế cho đến cuối thời kỳ cai trị vô trách nhiệm và tham nhũng của ông, các tổ chức phi chính phủ đã có sự hiện diện mạnh mẽ trong các diễn ngôn chính trị của đất nước và duy trì mối quan hệ tin cậy với các nhà tài trợ quốc tế. Sau nhiều năm hỗn loạn và sụp đổ nhà nước, những người Gruzia với ý tưởng và niềm tin đã nắm bắt thời cơ để định hình xã hội của mình. Chính sự “dễ dãi” của Shevardnadze đã làm hại ông, Shevardnadze đã bị lật đổ trong cuộc "Cách mạng màu sắc" ("Cách mạng Hoa hồng") do Mỹ tiến hành năm 2003. Gruzia rơi trọn vào vòng tay bảo kê của Mỹ. Kẻ được chủ Mỹ chọn lựa "Cầm cờ" ở Gruzia, làm Tổng thống Gruzia là anh Nhai cà vạt- Saakashvili.

Ngay lập tức, từ năm 2004, Mỹ ồ ạt "viện trợ" tiền của cùng vũ khí để hiện đại hóa quân đội Gruzia theo đúng "Chuẩn NATO". Năm 2008, vì quá tin có chủ Mỹ chống lưng, anh Nhai cà vạt- Saakashvili hung hăng NỔ SÚNG TRƯỚC, tấn công người Nga ở thủ phủ nước Cộng hòa tự trị Nam Ossetia, đánh chiếm Thủ phủ Tskhinvali, gây ra "Cuộc chiến 5 ngày ở Gruzia. Rất nhanh chóng, Thủ tướng Nga khi đó là V.Putin điều quân, không những đuổi binh sĩ "Chuẩn NATO" của Saakashvili khỏi Thủ phủ Tskhinvali mà còn rượt đuổi chúng đến gần Thủ đô Tbilisi. Khi đó, Saakashvili quá hoảng sợ vì nghe cấp dưới báo cáo rằng xe tăng Nga đang tiến vào Thủ đô Tbilisi. Trả lời trên sóng trực tiếp của BBC, ông ta điềm nhiên đưa cà vạt vào miệng nhai ... ngon lành!

Xem bài:

1. ZELENSKY ĐÃ NGÁO NHƯNG SAAKASHVILI- NHAI CÀ VẠT CÒN NGÁO HƠN KHI CHO RẰNG UKRAINA ĐỦ SỨC ĐÁNH CHIẾM TOÀN BỘ NƯỚC NGA!

2. Cuối tuần: CẢ NƯỚC GRUZIA CHIA TAY SAAKASVILI TRONG NƯỚC MẮT!!!

Kể từ đó. Mỹ vẫn chưa thôi âm mưu lôi kéo Gruzia vào NATO VÀ EU để biến Gruzia thành bàn đạp giúp Mỹ bao vây Nga.

Bổn cũ soạn lại, Mỹ cùng phương Tây công khai tuyên bố: Cuộc bầu cử quốc hội Gruzia ngày 26/10/2024 tới đây là “phi dân chủ”!

Báo chí phương Tây, ví dụ bài Này, đăng tải các tuyên bố của phe đối lập, thực chất là các NGOs của Mỹ và phương Tây, rằng Chính phủ Gruzia (do Đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền) đàn áp phe đối lập và vì vậy, chắc chắn Kết quả bầu cử sẽ là Không khách quan!

(Xem bài trên tờ Financial Times với tiêu đề Georgia Elections: The Moment of TruthDịch: Bầu cử ở Georgia: khoảnh khắc của sự thật

Tác giả bài báo trên khuyên: Phương Tây nên tổ chức Maidan thứ hai ở Georgia

https://www.ft.com/content/3a390464-57aa-47f3-b592-9737f7b7c94b)

Và các NGOs này chắc chắn sẽ cùng với Mỹ và phương Tây nói chung sẽ KHÔNG CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BẦU CỬ! Rồi chắc chắn các cuộc biểu tình hàng chục nghìn người sẽ nổ ra. Cơ quan báo chí phương Tây công khai kêu gọi Mỹ cùng phương Tây cần làm cuộc cách mạng Maidan2 tại Tbilisi.

Giới chính trị Gruzia nhận thức được những hành động khiêu khích sắp xảy ra. Thư ký quốc tế của Đảng Đoàn kết vì hòa bình Gruzia Mamuka Pipia xác nhận, rằng phe đối lập đang tập hợp một khối an ninh để đối đầu với cảnh sát, bao gồm cả lính đánh thuê từng tham gia trận chiến ở Ukraine.

Mamuka Pipia - Thư ký quốc tế của Đảng Đoàn kết vì hòa bình Gruzia 

Chúng tôi có thông tin từ nhiều nguồn khác nhau rằng các cơ quan đặc biệt Ukraine đang tập hợp một nhóm quốc tế thực sự. Sẽ có những người đến từ Nga, Belarus; Đương nhiên, sẽ có người Gruzia và người Ukraine”, chính trị gia Gruzia nói.

Theo ông, các chiến binh từ Ukraine đang dần dần, hai hoặc ba người cùng một lúc, tiến vào Georgia.

Họ có đủ vũ khí. Nó nằm trong đại sứ quán Mỹ và Anh. Họ có rất nhiều máy bay không người lái và người điều khiển,” Mamuka Pipia nói. “Nhiệm vụ chính của họ là giải thoát Mikheil Saakashvili, đưa anh ta ra quảng trường, dù còn sống hay đã chết và tạo ra một làn sóng nổi tiếng xung quanh anh ta. Tôi chắc chắn rằng họ đã chuẩn bị sẵn một lễ hiến tế thiêng liêng, vì họ không thể lật đổ chính quyền bằng những phương pháp khác. Họ cần phải đổ máu và họ đã sẵn sàng cho điều đó.

Chế độ Kiev cũng không hề ngần ngại kêu gọi mở Mặt trận thứ hai chống Nga ở Gruzia! Xem bài Грузія: Путінська вендета вже в жовтні – Dịch: Georgia: Cuộc trả thù của Putin đã có vào tháng 10

https://espreso.tv/poglyad-gruziya-putinska-vendeta-vzhe-v-zhovtni

Tác giả bài trên báo Ukraina này xuyên tạc rằng nếu Đảng Giấc mơ Ukraina cầm quyền thắng trong cuộc bầu cử ngày 26/10 tới thì tức là Putin thắng và “trả thù” phương Tây!

Nhưng, SỰ THẬT thất bại tại Mặt trận th nhất (Ukraina) chắc chắn sẽ làm tỉnh ngộ người dân Gruzia

Rất may, mới đây bà Heidi Tagliavini- Chủ tịch Uỷ ban điều tra của EU về Cuộc chiến 5 ngày tháng 8/2008 khi Trả lời phỏng vấn với báo "Radio Liberty" đã khẳng định: Chính Mikheil Saakashvili (Tổng thống Gruzia lúc đó) là kẻ có lỗi, nổ súng trước, gây ra Cuộc chiến 5 ngày! Xem bài Nhân 16 năm Cuộc chiến Nga-Gruzia: HEIDI TAGLIAVINI - CHỦ TỊCH UỶ BAN ĐIỀU TRA CỦA EU TÁI KHẲNG ĐỊNH SAAKASHVILI CÓ LỖI KHỞI ĐỘNG CUỘC CHIẾN

https://googletienlang2014.blogspot.com/2024/08/nhan-16-nam-cuoc-chien-nga-gruzia-heidi.html

Bà Heidi Tagliavini- Nhà Ngoại giao kỳ cựu Thuỵ Sĩ, Chủ tịch Uỷ ban điều tra độc lập của EU về Cuộc chiến 5 ngày Nga- Gruzia tháng 8 năm 2008

Lời khẳng định của bà Heidi Tagliavini chắc chắn hữu ích cho người dân Gruzia, giúp họ hiểu ra một SỰ THẬT, rằng nghe theo xúi bẩy của Mỹ nổ súng tấn công Nga như năm 2008 thì phải nhận hậu quả thê thảm như thế nào!

Hơn nữa, ở Mặt trận thứ nhất (Ukraina) đang thất bại thảm hại.

Xem bài Chuyên gia Pháp Emmanuel Todd: MAY QUÁ, PUTIN ĐANG THẮNG Ở UKRAINA! CHÂU ÂU ĐƯỢC CỨU RỒI!

SỰ THẬT THẤT BẠI của Kiev đang diễn ra trước mắt cả thế giới thì đương nhiên người dân Gruzia phải biết và cập nhật hàng ngày. Nghe theo Mỹ và phương Tây hung hăng nổ súng tấn công người Nga thì đương nhiên sẽ là nhà tan cửa nát, người chết không đủ chỗ chôn! Chế độ con rối – puppet Kiev (cả 2 đời Tổng thống Poroshenko, và nay là Zelensky, cũng tương tự như con rối – Puppet là Saakashvili năm 2008 nổ súng tấn công người Nga) đều chịu thất bại thì mở Mặt trận 1 rồi Mặt trận 2 để làm gì?

Chả cần tuyên truyền thì cử tri Gruzia sẽ lựa chọn Đảng Giấc mơ Gruzia trong ngày bầu cử Quốc hội 26/10/2024 tới đây.

Các cuộc thăm dò trước bầu cử cho thấy Đảng Giấc mơ Gruzia thắng thế với sự cách biệt khá lớn

Kính mời những ai biết tiếng Anh, xin hãy xem bản gốc bài trên Hãng tin Agenda.ge với tiêu đề New election poll puts ruling Georgian Dream partyat 59.3% - Dịch: Cuộc thăm dò bầu cử mới cho thấy đảng cầm quyền Georgian Dream đạt 59,3%

https://agenda.ge/en/news/2024/40196#gsc.tab=0

Công ty nghiên cứu ý kiến ​​doanh nghiệp quốc tế Georgian Opinion Research có trụ sở tại Tbilisi đã đưa ra tỷ lệ chấp thuận của đảng cầm quyền Georgian Dream là 59,3 phần trăm trong cuộc thăm dò ý kiến ​​công chúng mới nhất được công bố vào thứ Tư. Ảnh: Georgian Dream

GORBI đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát hỏi những người tham gia rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ai nếu cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, dự kiến ​​diễn ra vào ngày 26 tháng 10, được tổ chức vào tuần này.

Xếp hạng của các bên được phân bổ như sau:

Giấc mơ Gruzia - 59,3 phần trăm

Phong trào Thống nhất Quốc gia / Chiến lược Ahgmashenebeli - 13,1 phần trăm

Liên minh Lelo / Ana Dolidze - Vì Nhân dân / Quảng trường Tự do - 5,8 phần trăm

Liên minh Ahali / Girchi - Tự do hơn / Droa - 5,5 phần trăm

Đối với Georgia - 4,8 phần trăm

Liên minh của Liên minh những người yêu nước Gruzia và Alt-Info - 3 phần trăm

Gruzia Châu Âu - 2,2 phần trăm

Trung tâm chính trị mới Girchi - 2,1 phần trăm

Các bên khác - 4,2 phần trăm

Theo kết quả này, Đảng Giấc mơ Gruzia - Georgian Dream sẽ giành được 107 ghế trong Quốc hội, trong khi các đảng đối lập cộng lại sẽ giành được 43 ghế.

Cũng theo kết quả này, chỉ có ba đảng vượt qua ngưỡng bầu cử năm phần trăm và giành được ghế trong Quốc hội khóa tiếp theo.

Cuộc thăm dò do kênh truyền hình Imedi TV ủy quyền thực hiện trên toàn quốc thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 4 tháng 8, với tổng số 1.700 người trả lời, với biên độ sai số là ba phần trăm.

Còn đây là cuộc thăm dò do cơ quan báo chí đối lập thực hiện:

ხვალ რომარჩევნები ტარდებოდეს, ვისმისცემდით ხმას? | ბრიტანულიკომპანია SAVANTA-ს საზოგადოებრივიგამოკითხვა Dịch: Nếu cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày mai, bạn sẽ bầu cho ai? | Cuộc khảo sát công khai của công ty SAVANTA của Anh

https://mtavari.tv/news/166979-khval-rom-archevnebi-tardebodes-vis-mistsemdit

SAVANTA, một trong những công ty có ảnh hưởng nhất của Anh trên thế giới, đã thực hiện một cuộc khảo sát công khai cho công ty truyền hình "Main Channel" theo lệnh của "Quỹ Tự do Truyền thông".

"Savanta" là một công ty toàn cầu, hoạt động nghiên cứu được đặt hàng trên toàn thế giới bởi các phương tiện truyền thông có uy tín như CNN và BBC, cũng như chính phủ Anh.

Nếu cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày mai, bạn sẽ bầu cho ai? Các câu trả lời được chia như sau:

"Giấc mơ Georgia" - "Sức mạnh nhân dân" - 36%

"Liên minh vì sự thay đổi" - 18%

Đoàn kết - Phong trào toàn quốc” - 14%

"Hạnh phúc - cho Georgia" - 10%

"Georgia mạnh mẽ" – 8%

"Girchi" - 3%

"Liên minh những người yêu nước Gruzia" - 3%

"Đảng Lao động Georgia" - 2%

khác - 6%

Cuộc khảo sát được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp trên toàn bộ lãnh thổ Georgia, ngoại trừ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. 1561 người có quyền bầu cử (từ 18 tuổi trở lên) được phỏng vấn theo nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng.

Cuộc khảo sát dựa trên ý kiến ​​của tất cả những người trả lời. Biên độ sai số của nghiên cứu là + -2,48% với độ tin cậy 95%.

Số người từ chối tham gia nghiên cứu, không trả lời câu hỏi hoặc không hoàn thành khảo sát là 22%, do đó tỷ lệ phản hồi là 78% (1561 người).

Nghiên cứu thực địa được tiến hành từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 2024.

Biên độ sai số - 2,48%.

Các yếu tố có thể có tác động đáng kể đến kết quả nghiên cứu đã không được quan sát.

Kết luận của Google.tienlang:

Chủ tịch Ủy ban bầu cử Gruzia, các quan chức Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đại diện USAID thảo luận về cuộc bầu cử quốc hội

Thủ tướng Gruzia nhấn mạnh cam kết của Chính phủ về cuộc bầu cử “tự do, công bằng” trong cuộc họp với phái đoàn quan sát OSCE-ODIHR

Dẫu truyền thông đối lập và truyền thông của phương Tây nói chung đều đưa tin bình luận về công tác chuẩn bị bầu cử ở Gruzia, song chính các quan sát viên đang có mặt trực tiếp ở Gruzia như: các quan chức Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đại diện USAID; các vị thành viên phái đoàn quan sát OSCE-ODIHR… đều đánh giá cao công tác chuẩn bị bầu cử của Gruzia.

Từ lý do trên, Google.tienlang khẳng định, cuộc bầu cử Quốc hội ngày 26/10/2024 tới sẽ thành công; kết quả phản ánh đúng ý nguyện của cử tri. Và, quan trọng nhất: Đảng Giấc mơ Gruzia đang cầm quyền sẽ đạt được số phiếu bầu cao nhất, với cách biệt khá xa với các đảng còn lại. Với đa số ghế áp đảo, Đảng Giấc mơ sẽ có đủ điều kiện như quy định của Hiến pháp để tự mình chủ động thành lập một Chính phủ mới.

Tất nhiên, sau bầu cử, thế nào rồi báo chí của phe đối lập, của Mỹ cùng phương Tây sẽ vu khống, rằng có gian lận bầu cử, sẽ có biểu tình lớn...Song, với kinh nghiệm đã tích luỹ trong những năm qua, Đảng Giấc mơ cùng Chính quyền Gruzia đủ sức bảo vệ an ninh – trật tự xã hội, không cho phép Mỹ cùng tay sai tổ chức một Maidan2 tại Tbilisi. Và vì vậy, sẽ không có Mặt trận thứ hai chống Nga từ phía Gruzia!

Nguyễn Văn Phương - Cộng tác viên Google.tienlang, đưa tin từ Gruzia

Kính mời xem các bài liên quan:

21 nhận xét:

  1. HR/VP Borrell: Elections in Georgia Will be the Moment of Truth - HR/Phó chủ tịch Borrell: Cuộc bầu cử ở Georgia sẽ là khoảnh khắc của sự thật
    17/10/2024 - 13:10
    https://civil.ge/archives/628643

    Vào ngày 17 tháng 10, Đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và an ninh và Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, Josep Borrell đã bình luận về tầm quan trọng của cuộc bầu cử sắp tới tại Georgia ngay trước thềm cuộc họp của Hội đồng châu Âu. Trong số các vấn đề khác, cuộc họp của Hội đồng, diễn ra vào ngày 17-18 tháng 10 tại Brussels, sẽ thảo luận về vấn đề thoái trào dân chủ và các diễn biến tại Georgia.

    “Ở Georgia, nền dân chủ đang thoái lui rõ ràng. Cuộc bầu cử tiếp theo sẽ là thời khắc của sự thật và người dân Georgia sẽ phải quyết định họ muốn đi theo hướng nào: hướng tới châu Âu hay tách khỏi châu Âu. Đây là thời khắc quan trọng đối với chúng tôi và đối với người dân Georgia – thậm chí còn quan trọng hơn vì đó là tương lai của đất nước, đang bị đe dọa”, Borrell tuyên bố

    Trả lờiXóa
  2. Borrell: GD’s Recent Actions Signal a Shift Towards Authoritarianism - Borrell: Những hành động gần đây của đảng Giấc mơ Gruzia báo hiệu sự chuyển dịch sang chủ nghĩa độc tài
    15/10/2024 - 11:24
    https://civil.ge/archives/628386

    Những hành động gần đây của đảng cầm quyền Georgia "báo hiệu sự chuyển hướng sang chủ nghĩa độc tài", Josep Borrell , Đại diện cấp cao của Liên minh về Chính sách đối ngoại và an ninh và Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu tuyên bố vào ngày 14 tháng 10, trong một cuộc họp báo được tổ chức sau cuộc họp của Hội đồng đối ngoại EU. Ông cho biết Hội đồng đã thảo luận về Georgia và Moldova - hai quốc gia sẽ có cuộc bầu cử trong vài tuần tới.

    “Những hành động, tuyên bố và lời hứa bầu cử gần đây của đảng cầm quyền [Giấc mơ Gruzia] đưa đất nước ra khỏi con đường châu Âu và báo hiệu sự chuyển dịch sang chủ nghĩa độc tài. Đó là lý do tại sao quá trình gia nhập Liên minh châu Âu bị dừng lại trên thực tế ”, Borrell lưu ý, đồng thời nói thêm: “Bạn biết quyết định do Ủy ban [châu Âu] đưa ra theo quan điểm tiếp cận nguồn tài trợ của châu Âu. Chúng ta hãy chờ cuộc bầu cử Nghị viện sắp tới, đây sẽ là một phép thử quan trọng đối với nền dân chủ ở Gruzia và con đường Liên minh châu Âu của nước này”.

    Ông cũng tuyên bố rằng "Georgia là một bức tranh ảm đạm hơn" so với Moldova, một thành viên EU đầy tham vọng khác đang chờ đợi cuộc bầu cử quan trọng trong tháng này. "Moldova đang đạt được tiến bộ đáng kể trên con đường gia nhập Liên minh châu Âu bất chấp sự đe dọa ngày càng tăng của Nga. Chúng tôi thấy Nga không tiếc công sức để phá hoại tiến trình bầu cử thông qua các cuộc tấn công hỗn hợp và mua phiếu bầu bất hợp pháp tràn lan. Chúng tôi đánh giá cao sự kiên cường của chính phủ Moldova trước những thách thức chưa từng có này và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ", ông nhấn mạnh.

    Trả lờiXóa
  3. Mỹ đã hậu thuẫn Georgia thế nào trước cuộc xung đột năm 2008?
    09/08/2024 14:30 (GMT+7)
    https://giaoducthoidai.vn/my-da-hau-thuan-georgia-the-nao-truoc-cuoc-xung-dot-nam-2008-post694963.html

    GD&TĐ - Mười sáu năm trước, dưới thời Tổng thống Mikheil Saakashvili, Georgia đã tấn công Nam Ossetia, gây thương vong cho lực lượng Nga.
    Mỹ hậu thuẫn

    Ngay khi cuộc tấn công diễn ra, Nga đã can thiệp để thiết lập hòa bình, đạt được mục tiêu chỉ trong năm ngày. Nhưng ai đã tiếp tay cho cuộc tấn công của ông Saakashvili?

    Ngày 12 tháng 8 năm 2008, tờ New York Times đưa tin rằng "những thông điệp lẫn lộn" của Mỹ gửi tới Tbilisi đã khuyến khích Tổng thống Saakashvili thực hiện các hành động quân sự, bao gồm các cuộc tập trận chung trước cuộc tấn công và đảm bảo tương lai của Georgia trong NATO.

    Lãnh đạo phe đối lập hiện là Tổng thống Georgia Mikheil Saakashvili đã được Washington cưng chiều kể từ cuộc Cách mạng Hoa hồng thân phương Tây năm 2003 khiến Georgia xa rời Nga.

    Từ năm 2001 đến năm 2007, viện trợ của Mỹ cho Georgia, bao gồm cả viện trợ an ninh, lên tới hơn 945 triệu đô la, trung bình 135 triệu đô la mỗi năm, tăng so với mức 96 triệu đô la mỗi năm trong giai đoạn 1992 đến năm 2000.

    Mỹ đã cung cấp huấn luyện quân sự cho lực lượng Georgia thông qua Chương trình Huấn luyện và Trang bị và Chương trình Hoạt động Duy trì và Ổn định cho đến năm 2007, đồng thời cử cố vấn để xây dựng quân đội Georgia.

    Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), dưới thời Tổng thống Saakashvili, chi tiêu quân sự của Georgia đã tăng vọt từ 74 triệu đô la năm 2003 lên 923 triệu đô la năm 2007. Chi tiêu quốc phòng theo tỷ lệ GDP đã tăng từ 1,1% năm 2003 lên 9,2% năm 2007.

    Trước cuộc xung đột, Georgia đã tăng cường nhập khẩu vũ khí từ Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc, Bulgaria và Ukraine.

    Theo Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST), quân đội Georgia đã mua pháo tự hành, hệ thống tên lửa phóng loạt, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng T-72, trực thăng Mi-24, tên lửa đất đối không Buk-M1, tên lửa phòng không Rafael Spyder-SR của Israel và Grom MANPADS của Ba Lan.

    Vào tháng 3 năm 2008, ông Saakashvili tuyên bố Lực lượng vũ trang của Georgia đã tăng lên 33.000 quân nhân chuyên nghiệp và 100.000 quân dự bị.

    Vào tháng 4 năm 2008, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest, Mỹ đã ủng hộ nguyện vọng gia nhập NATO của Georgia mặc dù có trở ngại đáng kể do tranh chấp lãnh thổ giữa Georgia với Nam Ossetia.

    Vào tháng 7 năm 2008, Mỹ đã tổ chức cuộc tập trận chung Phản ứng tức thời 2008 với lực lượng Georgia, với sự tham gia của hơn 1.000 quân nhân Mỹ.

    Phản hồi lại các báo cáo rằng lực lượng Nga đã thu giữ xe Humvee do Mỹ sản xuất, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ tại thời điểm đó là Gordon Johndroe đã yêu cầu trả lại bất kỳ thiết bị quân sự nào của Mỹ bị thu giữ trong chiến dịch tháng 8 năm 2008.

    Cuộc chiến tranh Nga-Georgia đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng, trong đó có 72 binh lính Nga. Ngày 26 tháng 8 năm 2008, Nga công nhận nền độc lập của Nam Ossetia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xung đột Gruzia có phải là cuộc chiến ủy nhiệm của NATO chống lại Nga?

      Theo Shota Apkhaidze, nhà khoa học chính trị và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo Kavkaz, cho biết, mặc dù Mỹ và NATO không coi Georgia là thành trì quân sự vững chắc chống lại Nga, cuộc tấn công dưới thời Tổng thống Saakashvili chỉ là "phép thử" trong không gian hậu Xô Viết.

      Rõ ràng, NATO muốn tìm hiểu về khả năng phòng thủ của Nga: họ muốn tìm hiểu xem Nga sẽ phản ứng như thế nào, liệu Moscow có đủ nguồn lực hay không, nước này sẽ đối phó với cuộc xâm lược như thế nào và trong khung thời gian nào, theo chuyên gia.

      "Nó không ở quy mô như hiện đang xảy ra ở Ukraine. Đây không chỉ là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm, đây đã là một cuộc chiến tranh công khai, được NATO thiết kế để buộc Nga phải hao tiền tốn của và có thể suy yếu", học giả Apkhaidze nói.

      Mặt khác, xung đột Georgia cũng trở thành nơi thử nghiệm cho chiến tranh thông tin tập thể của phương Tây, theo Apkhaidze.

      Sau cuộc chiến ngày 8 tháng 8, các chính trị gia Mỹ và châu Âu cùng báo chí chính thống đã tránh xa việc đổ lỗi cho chính quyền Saakashvili về hành động xâm lược và đổ lỗi phần lớn cho Nga về cuộc xung đột.

      Sau đó, sự thật rằng Georgia là bên phát động cuộc xâm lược đã được chính thức xác nhận, bao gồm cả báo cáo của Phái đoàn điều tra thực tế quốc tế độc lập về xung đột ở Georgia, được thành lập theo quyết định của Hội đồng EU.

      Xóa
    2. Tôi đồng tình với ýe kiến bạn Minh Anh dưới đây:
      ===
      Minh Anh
      Không có cuộc chiến chống Nga nào mà không có dấu vết của người Mỹ, vì lý do an ninh quốc gia thì Mỹ có thể đem quân đi khắp nơi như Afghanistan, Iraq, Lybia, Syria... Nhưng nếu người Nga làm vậy thì Mỹ lại chỉ trích Nga không tuân thủ luật quốc tế?

      Xóa
  4. Công bố tỷ lệ tín nhiệm mới đối với Tổng thống Putin
    6 giờ trước
    https://giaoducthoidai.vn/cong-bo-ty-le-tin-nhiem-moi-doi-voi-tong-thong-putin-post705176.html

    GD&TĐ - Theo một cuộc thăm dò của của Quỹ Ý kiến ​​Công chúng (FOM), mức độ tín nhiệm của công chúng Nga với Tổng thống Vladimir Putin là 78%.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    Cuộc khảo sát được tiến hành từ 11-13/10 đối với 1.500 người Nga trưởng thành cho thấy, mức độ tín nhiệm của họ với Tổng thống Nga là 78%.

    79% số người được hỏi cho biết họ tin tưởng ông Putin đang xử lý tốt nhiệm vụ của mình với tư cách là người đứng đầu nhà nước.

    Trong khi đó, 54% người tham gia khảo sát (tăng 3%) hài lòng với chính phủ Nga nói chung.

    Theo 59% số người được hỏi (tăng 1%), cho rằng Thủ tướng Mikhail Mishustin đang làm tốt công việc của mình.

    Đối với các đảng trong Quốc hội Nga, mức độ ủng hộ dành cho đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền lên tới 44% (giảm 2%), sự ủng hộ dành cho Đảng Cộng sản Liên bang Nga (CPRF) giảm xuống còn 7% (giảm 1%), sự ủng hộ dành cho Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) vẫn ở mức 10% (không đổi).

    Bên cạnh đó, 3% số người được hỏi (giảm 1%) bày tỏ sự tin tưởng vào đảng Nước Nga Công bằng - Vì Sự thật, 3% khác (không đổi) ủng hộ đảng Nhân dân Mới (không đổi).

    Trả lờiXóa
  5. Ông Putin nói gì khi được hỏi về thời điểm giành chiến thắng
    2 giờ trước
    GD&TĐ -Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, không nên dự đoán về thời điểm Moscow giành chiến thắng hay thời điểm kết thúc cuộc xung đột vào lúc này.
    Trong một cuộc họp với các phóng viên hàng đầu của các quốc gia BRICS hôm 18/10, khi được các phóng viên hỏi về thời điểm Nga dự kiến giành chiến thắng, hay thời điểm có thể kết thúc cuộc xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin đã từ chối đưa ra bất kỳ dự đoán nào về thời điểm các cuộc giao tranh sẽ kết thúc, cảnh báo những người khác không nên đưa ra những dự đoán như vậy.

    "Cố gắng xác định một mốc thời gian nào đó là một điều rất khó khăn. Và nói chung là phản tác dụng", ông Putin nói.

    Đồng thời, Tổng thống Nga lưu ý rằng, Moscow hoàn toàn hiểu tác động của các cuộc giao tranh kéo dài đối với các vấn đề toàn cầu.

    "Nga hiểu rằng, xung đột ở Ukraine là một 'chất gây kích ứng' trong các vấn đề toàn cầu và nỗ lực đạt được hòa bình càng sớm càng tốt", ông Putin nói.

    Người đứng đầu Điện Kremlin tái khẳng định, Moscow sẵn sàng tham gia đàm phán để chấm dứt xung đột, tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng, các bên đối lập với Nga phải thể hiện thiện chí và sẵn sàng đàm phán.

    “Nếu đây là lập trường hoàn toàn chân thành từ phía bên kia thì chắc chắn là càng sớm càng tốt”, nhà lãnh đạo Nga nói, ông đồng thời cảnh báo rằng, Moscow hoàn toàn có khả năng tiếp tục cuộc xung đột vũ trang cho đến khi giành được chiến thắng.

    “Quân đội Nga chắc chắn đã trở thành không chỉ là một trong những lực lượng công nghệ cao nhất mà còn là lực lượng sẵn sàng chiến đấu nhất. Và khi NATO mệt mỏi vì chiến đấu với chúng tôi… bạn phải hỏi họ về điều đó. Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục cuộc đấu tranh này và chiến thắng sẽ thuộc về chúng tôi”, ông Putin nhấn mạnh.

    Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Litva, Gitanas Nauseda, ngày 17/10 cho biết, giai đoạn hiện tại trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine là thời điểm "tồi tệ nhất" để Kiev bắt đầu đàm phán với Moscow.

    "Đây là thời điểm tồi tệ nhất để bắt đầu đàm phán vì Tổng thống Nga Vladimir Putin nghĩ rằng, ông đang thắng thế và đẩy Ukraine vào thế bí, ông cảm thấy Nga là bên mạnh hơn", Tổng thống Litva Nauseda nói với các nhà báo khi ông đến dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels.

    Lực lượng Nga đã liên tục tiến quân ở Donbass và các khu vực khác của tiền tuyến kể từ đầu năm 2024, chiếm được hàng chục khu vực đông dân, bao gồm thị trấn chiến lược Avdeevka vào tháng 2 và thành trì Ugledar vào đầu tháng này.

    Lãnh thổ do Ukraine kiểm soát ở Vùng Kursk của Nga, nơi quân đội Kiev đã phát động một cuộc tấn công vào đầu tháng 8, cũng đã bị thu hẹp trong những tuần gần đây.

    Trả lờiXóa
  6. GD: Public trial of August War is vital for people to know who committed heinous treasonous crime - GD: Phiên tòa xét xử công khai August War (Cuộc chiến tháng Tám) là điều cần thiết để mọi người biết ai đã phạm tội phản quốc tày đình
    16:42, 13.08.2024
    https://1tv.ge/lang/en/news/gd-public-trial-of-august-war-is-vital-for-people-to-know-who-committed-heinous-treasonous-crime/

    “Nhiều năm trôi qua, người ta đã xác định được rằng quan điểm của Heidi Tagliavini vẫn không thay đổi. Bà đã bác bỏ mọi nỗ lực của nhà báo này nhằm biện minh cho các hoạt động phản quốc của Phong trào Quốc gia Thống nhất (UNM) đã thực hiện cách đây 16 năm bằng diễn ngôn dựa trên lập luận”, tuyên bố của Hội đồng Chính trị của đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia (GD) nêu rõ.

    Hội đồng Chính trị GD nhắc lại cuộc phỏng vấn của văn phòng Đài phát thanh Tự do Gruzia (nhà báo Vazha Tavberidze) với Heidi Tagliavini, Trưởng ban Ủy ban Điều tra Sự thật Quốc tế về cuộc chiến tranh Nga-Gruzia vào tháng 8 năm 2008.

    GD tin rằng Đài phát thanh Liberty đã tìm cách đưa ra quan điểm khác về cuộc chiến, nhưng nỗ lực này đã thất bại.

    “Vào ngày 9 tháng 8, Đài phát thanh Tự do Gruzia đã đăng tải cuộc phỏng vấn của nhà báo Vazha Tavberidze với Heidi Tagliavini, người đứng đầu Ủy ban Điều tra Quốc tế đang điều tra cuộc chiến tháng 8 năm 2008.

    Báo cáo Tagliavini tương đương với một phán quyết cho Phong trào Quốc gia. Tuy nhiên, rõ ràng ngay từ đầu, xét đến các câu hỏi và lập trường của nhà báo, rằng giới truyền thông thù địch với chính phủ và ủng hộ Phong trào Quốc gia tập thể không bị thúc đẩy bởi mong muốn nhắc nhở công chúng về báo cáo này mà là một mục tiêu hoàn toàn ngược lại. Radio Liberty muốn có được một lập trường mới, khác biệt về Chiến tranh tháng Tám từ Heidi Tagliavini, điều này sẽ làm dịu đi bản báo cáo cực kỳ nghiêm trọng được viết cách đây nhiều năm. Tuy nhiên, nỗ lực này đã không thành công. Hóa ra là lập trường của Tagliavini vẫn không thay đổi nhiều năm sau đó, và bà đã phản bác mọi nỗ lực của nhà báo nhằm biện minh cho hành động phản quốc của Phong trào Quốc gia cách đây 16 năm bằng những lập luận hợp lý.

    Tagliavini được Liên minh châu Âu giao nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo về Chiến tranh tháng Tám, và nhà ngoại giao Thụy Sĩ đã thu thập bằng chứng liên quan đến cuộc chiến với nhiệm vụ cao này. Cả Nga và chính quyền Gruzia vào thời điểm đó đều đồng ý với báo cáo thống nhất dựa trên các bằng chứng nói trên, qua đó xác nhận tính xác thực của các sự kiện có trong báo cáo.

    Việc Nga chấp nhận văn bản này là hoàn toàn dễ hiểu vì văn bản này đánh giá sự can thiệp quân sự của Nga là phản ứng đối với cuộc xung đột vũ trang do phía Gruzia khởi xướng. Hơn nữa, văn bản này nêu rõ rằng Nga có quyền hợp pháp để vào lãnh thổ Gruzia. Thực tế là hành động của Saakashvili đã tạo ra cơ sở pháp lý cho sự can thiệp quân sự của Nga đã được Tagliavini nhắc lại rõ ràng trong cuộc phỏng vấn của bà với Radio Liberty. Hơn nữa, Tagliavini nhấn mạnh rằng Nga đã được cấp tính hợp pháp khẩn cấp để vào Gruzia do cuộc tấn công vào lực lượng gìn giữ hòa bình, những người đang hoạt động tại Khu vực Tskhinvali theo một nhiệm vụ được phía Gruzia xác nhận. Hoàn cảnh này đã trở nên có liên quan kể từ cuộc phỏng vấn gần đây nhất của Tagliavini vì không có nhà đánh giá nào trước đây tập trung vào vấn đề này. Trái ngược với lập trường của Nga, không có lời giải thích nào cho hành động của chính phủ Saakashvili.

    Theo báo cáo của Tagliavini, chính quyền Gruzia khi đó đã tiến hành một cuộc tấn công vũ trang lớn vào Tskhinvali vào ngày 7 tháng 8. Khi làm như vậy, họ đã cung cấp cho Liên bang Nga một cơ sở pháp lý cho cuộc xâm lược Gruzia, mà Nga đã lợi dụng và khởi xướng một hoạt động quân sự trả đũa, dẫn đến việc chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Gruzia. Việc chính quyền Saakashvili chấp nhận một tài liệu có chứa bằng chứng và kết luận như vậy rõ ràng chứng minh rằng những người này đã phạm tội phản quốc nghiêm trọng đối với đất nước và nhân dân của họ, trước tiên bằng cách tạo ra bằng chứng tương ứng và sau đó là xác nhận kết luận.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Saakashvili, Lomaia, Kurashvili, Gogava và những người khác đã công khai tuyên bố rằng chính quyền Georgia vào thời điểm đó đã đưa ra quyết định khôi phục trật tự hiến pháp tại Khu vực Tskhinvali. Vào ngày 7-8 tháng 8, Saakashvili và các phương tiện truyền thông tuyên truyền của chế độ ông đã tích cực phổ biến thông tin về thành công của chiến dịch tấn công và việc chiếm giữ các khu định cư liên tiếp trong khi xác nhận sự thiếu can thiệp của Nga vào các cuộc giao tranh.
      Rõ ràng, Saakashvili phải hiểu rõ phản ứng của Nga đối với các hành động nói trên; do đó, chúng ta phải kết luận rằng đây là một phần của một kế hoạch được dàn xếp trước. Saakashvili cố tình làm mọi cách để đưa quân đội Nga, vốn đã rời khỏi Georgia một năm trước đó, trở lại đất nước.
      Phong trào Quốc gia tập thể tuyên bố rằng việc nói về sự khởi đầu của Chiến tranh 2008 là một hành vi phạm tội và nó phải là một chủ đề cấm kỵ. Trong bối cảnh này, chúng ta không thể không nhớ lại rằng họ đã thừa nhận bắt đầu cuộc chiến tranh 2008 trước tiên bằng cách ký nghị quyết của Hội đồng Châu Âu và sau đó là chấp nhận Báo cáo Tagliavini, đồng thời tuyên bố sự can thiệp quân sự của Nga là một hành động trả đũa và hợp pháp. Đính kèm với cuộc phỏng vấn của Heidi Tagliavini với Đài phát thanh Liberty là một cuộc phỏng vấn với Putin, người đã tuyên bố rằng một kế hoạch đã được phê duyệt và xác nhận về "hoạt động của Gruzia" đã tồn tại vào năm 2007. Tuy nhiên, ngay cả nỗ lực này của nhà báo nhằm biện minh cho tội ác phản quốc của Saakashvili cũng hoàn toàn thất bại. Hãy nhớ lại rằng một loạt các hành động khiêu khích ở cả hai khu vực xung đột đã bắt đầu vài tuần sau khi Saakashvili lên nắm quyền, và điều này đã được đưa tin tích cực trên cả phương tiện truyền thông Nga và Gruzia. Hàng chục vụ việc, bao gồm các cuộc đụng độ vũ trang dữ dội, đã xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2008. Sau sự kiện nêu trên, các quan chức cấp cao của Chính phủ Gruzia, bao gồm cả tổng thống và bộ trưởng quốc phòng khi đó, đã tích cực đưa ra những tuyên bố mang tính quân phiệt, đổ thêm dầu vào lửa và thổi bùng căng thẳng một cách giả tạo.
      Rõ ràng, các kế hoạch của Saakashvili từ năm 2004 rất dễ giải mã và chính quyền Nga không hề bỏ qua điều này. Tuy nhiên, bất chấp bốn năm khiêu khích liên tục, Nga không có cơ sở pháp lý để tiến vào Gruzia, vì vậy họ đã kiềm chế không phát động chiến tranh. Do đó, phần chính của kế hoạch không thể đạt được - Phong trào Quốc gia vẫn chưa thể đưa quân đội Nga vào Gruzia. Saakashvili và những người bảo vệ ông nhận ra rằng cần phải có những hành động quyết liệt và quy mô lớn hơn nhiều để đạt được mục tiêu. Theo Báo cáo Tagliavini, chính quyền Saakashvili đã tạo ra một khoảnh khắc như vậy vào ngày 7 tháng 8 năm 2008, khi, do cuộc pháo kích Tskhinvali, Nga được tự do hành động và quân đội Nga đã tiến vào Gruzia.
      Chúng tôi muốn nhắc lại với công chúng một lần nữa rằng hoàn cảnh thực tế này được chính Phong trào Quốc gia chấp nhận, trước tiên là ký nghị quyết của Hội đồng Nghị viện của Hội đồng Châu Âu và sau đó đồng ý với Báo cáo Tagliavini. Phần lớn công chúng Gruzia có lý khi nghi ngờ tính đúng đắn trong phán đoán của ông. Tuy nhiên, thực tế vẫn là hành động liều lĩnh của Saakashvili vào tháng 8 năm 2008 không phải là kết quả của sự bất ổn về mặt tâm lý của ông, mà là kết quả của hành vi phản quốc được chỉ đạo và lên kế hoạch cẩn thận từ bên ngoài. Chúng ta có một tình huống mà có những cựu chính quyền đã thừa nhận đã bắt đầu Chiến tranh 2008, tức là phạm tội phản quốc chống lại đất nước và nhân dân của chính mình, và lực lượng chính trị này vẫn bị thúc đẩy bởi mong muốn quay trở lại nắm quyền.

      Xóa
    2. Chúng tôi tin rằng trong những điều kiện này, việc không đánh giá hợp pháp về tội ác đã phạm phải cũng tương đương với một tội ác theo đúng nghĩa của nó. Hôm nay, với các thủ tục pháp lý tại The Hague và Strasbourg đã kết thúc, không còn thời gian cho những lời bóng gió nữa. Đã đến lúc những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Hiến pháp và pháp luật. Với những tình tiết thực tế nêu trên, để thiết lập hòa bình và ổn định lâu dài tại Gruzia, điều quan trọng là phải tiến hành một quá trình pháp lý công khai và đảm bảo rằng công chúng biết được, một lần và mãi mãi, những kẻ đã phạm tội phản quốc nghiêm trọng chống lại đất nước và nhân dân chúng ta.”
      Rõ ràng, Saakashvili phải hiểu rõ phản ứng của Nga đối với các hành động nói trên; do đó, chúng ta phải kết luận rằng đây là một phần của một kế hoạch được dàn xếp trước. Saakashvili cố tình làm mọi cách để đưa quân đội Nga, vốn đã rời khỏi Georgia một năm trước đó, trở lại đất nước.

      Phong trào Quốc gia tập thể tuyên bố rằng việc nói về sự khởi đầu của Chiến tranh 2008 là một hành vi phạm tội và nó phải là một chủ đề cấm kỵ. Trong bối cảnh này, chúng ta không thể không nhớ lại rằng họ đã thừa nhận bắt đầu cuộc chiến tranh 2008 trước tiên bằng cách ký nghị quyết của Hội đồng Châu Âu và sau đó là chấp nhận Báo cáo Tagliavini, đồng thời tuyên bố sự can thiệp quân sự của Nga là một hành động trả đũa và hợp pháp. Đính kèm với cuộc phỏng vấn của Heidi Tagliavini với Đài phát thanh Liberty là một cuộc phỏng vấn với Putin, người đã tuyên bố rằng một kế hoạch đã được phê duyệt và xác nhận về "hoạt động của Gruzia" đã tồn tại vào năm 2007. Tuy nhiên, ngay cả nỗ lực này của nhà báo nhằm biện minh cho tội ác phản quốc của Saakashvili cũng hoàn toàn thất bại. Hãy nhớ lại rằng một loạt các hành động khiêu khích ở cả hai khu vực xung đột đã bắt đầu vài tuần sau khi Saakashvili lên nắm quyền, và điều này đã được đưa tin tích cực trên cả phương tiện truyền thông Nga và Gruzia. Hàng chục vụ việc, bao gồm các cuộc đụng độ vũ trang dữ dội, đã xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2008.

      Xóa
    3. Sau sự kiện nêu trên, các quan chức cấp cao của Chính phủ Gruzia, bao gồm cả tổng thống và bộ trưởng quốc phòng khi đó, đã tích cực đưa ra những tuyên bố mang tính quân phiệt, đổ thêm dầu vào lửa và thổi bùng căng thẳng một cách giả tạo.
      Rõ ràng, các kế hoạch của Saakashvili từ năm 2004 rất dễ giải mã và chính quyền Nga không hề bỏ qua điều này. Tuy nhiên, bất chấp bốn năm khiêu khích liên tục, Nga không có cơ sở pháp lý để tiến vào Gruzia, vì vậy họ đã kiềm chế không phát động chiến tranh. Do đó, phần chính của kế hoạch không thể đạt được - Phong trào Quốc gia vẫn chưa thể đưa quân đội Nga vào Gruzia. Saakashvili và những người bảo vệ ông nhận ra rằng cần phải có những hành động quyết liệt và quy mô lớn hơn nhiều để đạt được mục tiêu. Theo Báo cáo Tagliavini, chính quyền Saakashvili đã tạo ra một khoảnh khắc như vậy vào ngày 7 tháng 8 năm 2008, khi, do cuộc pháo kích Tskhinvali, Nga được tự do hành động và quân đội Nga đã tiến vào Gruzia.

      Chúng tôi muốn nhắc lại với công chúng một lần nữa rằng hoàn cảnh thực tế này được chính Phong trào Quốc gia chấp nhận, trước tiên là ký nghị quyết của Hội đồng Nghị viện của Hội đồng Châu Âu và sau đó đồng ý với Báo cáo Tagliavini. Phần lớn công chúng Gruzia có lý khi nghi ngờ tính đúng đắn trong phán đoán của ông. Tuy nhiên, thực tế vẫn là hành động liều lĩnh của Saakashvili vào tháng 8 năm 2008 không phải là kết quả của sự bất ổn về mặt tâm lý của ông, mà là kết quả của hành vi phản quốc được chỉ đạo và lên kế hoạch cẩn thận từ bên ngoài. Chúng ta có một tình huống mà có những cựu chính quyền đã thừa nhận đã bắt đầu Chiến tranh 2008, tức là phạm tội phản quốc chống lại đất nước và nhân dân của chính mình, và lực lượng chính trị này vẫn bị thúc đẩy bởi mong muốn quay trở lại nắm quyền.

      Chúng tôi tin rằng trong những điều kiện này, việc không đánh giá hợp pháp về tội ác đã phạm phải cũng tương đương với một tội ác theo đúng nghĩa của nó. Hôm nay, với các thủ tục pháp lý tại The Hague và Strasbourg đã kết thúc, không còn thời gian cho những lời bóng gió nữa. Đã đến lúc những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Hiến pháp và pháp luật. Với những tình tiết thực tế nêu trên, để thiết lập hòa bình và ổn định lâu dài tại Gruzia, điều quan trọng là phải tiến hành một quá trình pháp lý công khai và đảm bảo rằng công chúng biết được, một lần và mãi mãi, những kẻ đã phạm tội phản quốc nghiêm trọng chống lại đất nước và nhân dân chúng ta.”

      Xóa
  7. Báo Quân đội Nhân dân: Dân nổi can qua?
    QĐCT - Thứ Bảy, 10/09/2024, 19:45 (GMT+7)
    https://ct.qdnd.vn/nhin-tu-ha-noi/dan-noi-can-qua-532325

    Cuối cùng thì ngày 27-8, Tổng thống Gruzia Salome Zurabishvili cũng đã ký quyết định tổ chức bầu cử Quốc hội nước này vào ngày 26-10 tới. Nhiệm kỳ Quốc hội ở Gruzia là 4 năm.
    Trong các lần bầu cử, cử tri Gruzia sẽ phải bầu ra 150 nghị sĩ. Công dân Gruzia trên 25 tuổi đều có quyền ứng cử vào Quốc hội nếu đã sống ở đây không dưới 10 năm. Theo lời người phát ngôn của Ủy ban Bầu cử Trung ương Gruzia, bà Natia Ioseliani, sẽ có tới gần 90% số cử tri sử dụng kỹ nghệ bầu cử điện tử trong ngày 26-10. Điều đáng lưu ý là ở đất nước này đang ngày một trở nên rõ ràng hơn nguy cơ xảy ra một cuộc “cách mạng màu” trong quá trình tiến hành bầu cử Quốc hội.

    Thực ra, Gruzia không xa lạ gì với các cuộc "cách mạng màu". Tháng 11-2003, tại đây đã xảy ra cái gọi là “cuộc cách mạng hoa hồng” buộc Tổng thống Eduard Shevardnadze (cựu Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô dưới thời Tổng thống Mikhail Gorbachev) phải từ chức, nhường chỗ cho chàng thanh niên sôi nổi, nhiệt tình, bạo gan và lắm mưu mẹo Mikhail Saakashvili. Chính ở thời điểm này đã hình thành phương pháp “mần cách mạng màu” một cách bài bản: Những cuộc biểu tình với lý do chống lại gian lận bầu cử của lực lượng cầm quyền do các tổ chức xã hội dân sự tới từ phương Tây kích động để thay đổi định hướng đối ngoại của đất nước. Sau 21 năm, nhiều bèo trôi nước chảy và ông Saakashvili hiện đang ở trong tù tại Gruzia. Đối với một bộ phận người Gruzia, ông tiếp tục là một biểu tượng về tinh thần “Tây tiến” ở quốc gia quan trọng trong vùng Kavkaz này.


    Một điểm bầu cử tại Gruzia. Ảnh: dfwatch


    Và phải nói rằng, không phải bây giờ mới bắt đầu cuộc chiến đấu giành ghế vào Quốc hội Gruzia. Từ không chỉ một tháng nay ở Gruzia đã diễn ra nhiều hoạt động cạnh tranh giữa các chính đảng nhằm lôi kéo cử tri. Nhìn từ bề ngoài, bức tranh chính trường Gruzia rất đa dạng và phong phú. Nữ Tổng thống Zurabishvili vốn là một nhà ngoại giao Pháp, có quan điểm thân phương Tây rõ rệt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuy nhiên, nội các do ông Irakli Kobakhidze lãnh đạo hiện nay đang tiến hành một chính sách có khuynh hướng cân bằng giữa Đông với Tây và chủ trương không gây sự với nước láng giềng hùng hậu. Thậm chí, mới đây, ngày 27-8, Thủ tướng Kobakhidze còn tuyên bố rằng, nội các nước này theo sáng kiến của chính ông đã quyết định sẽ dựng tượng nhà vua Irakli Bagration II (1720-1798) trên đường Kakheti ở Tbilisi, gần trụ sở Bộ Nội vụ. Ông vua này từng trị vì ở vương quốc Kartli-Kakheti (miền Đông Gruzia hiện đại) và đã ký hòa ước Georgi với đế chế Nga năm 1783... Trong thực tế, Đảng Giấc mơ Gruzia cũng luôn tuyên bố về sự gần gụi về tinh thần và chính trị với phương Tây và đang tiến hành chính sách tích cực tiến tới gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, với phương Tây thì những lời tuyên bố về việc gắn bó như thế đã không còn là đủ nữa. Họ muốn người Gruzia phải tỏ ra quyết liệt hơn trong sự chống đối trước Moscow. Và chính vì thế, trông giỏ bỏ thóc, phương Tây ủng hộ cho lực lượng đối lập với chính phủ đương nhiệm ở Gruzia, tức là những người ủng hộ vị Tổng thống đang bị cầm tù Saakashvili. Lực lượng này đang tập hợp trong Đảng Thống nhất để cứu rỗi.

      Mới đây, theo lời lãnh đạo Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga Sergei Naryshkin, Gruzia đang phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ một cuộc “dân nổi can qua” đầy sắc màu mới. Ông Naryshkin nhấn mạnh rằng, Moscow bắt buộc phải công bố những tài liệu về câu chuyện này để ngăn chặn trước một nguy cơ không nhỏ đối với nền an ninh của Gruzia. Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga cho rằng, hiện nay, Washington đang chuẩn bị các cuộc biểu tình ở Tbilisi nhằm không để cho Đảng Giấc mơ của Gruzia giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 26-10 tới.

      Theo đúng kịch bản quen thuộc, các cơ quan an ninh phương Tây đang chuẩn bị những “bằng chứng” về việc gian lận bầu cử để không công nhận kết quả bỏ phiếu sẽ được công bố và yêu cầu phải thay đổi chính quyền. Điều cần nói là Washington đã chuẩn bị rất kịp thời những phương án trừng phạt kinh tế và gây sức ép chính trị “mạnh mẽ và không thương tiếc” trước những phản ứng của chính quyền chống lại cái gọi là “những công dân tay không, yêu chuộng công lý và hòa bình”.

      Như nhận định của chuyên gia Sergei Markedonov về tình hình vùng Kavkaz trên tờ EurAsiar Daily, thực chất đọ sức với nhau trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới ở Gruzia vẫn chỉ là hai lực lượng chính: Những người đã để mất Abkhazia và Nam Ossetia năm 2008 và những người đồng ý để mất những vùng đất này năm 2024. Bởi lẽ, nếu muốn còn cơ hội tồn tại và phát triển, Gruzia không thể đi theo con đường như Ukraine. Các chính trị gia Gruzia dù thuộc đảng phái nào cũng đã thấm thía quá nhiều bài học của quá khứ nên cùng một lúc muốn cân bằng quan hệ cả với Moscow. Liệu cuộc chơi để “bò no mà cỏ vẫn nguyên” của họ trong quan hệ Đông Tây sẽ có hiệu quả tới đâu? Đó vẫn đang là một câu hỏi để ngỏ. Và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn vì phương Tây không sẵn sàng để họ tự quyết theo hướng đó.

      HỒNG THANH QUANG

      Xóa
  8. Kế hoạch giải quyết xung đột của Ukraine gặp khó
    Thứ bảy, 19/10/2024 - 05:52
    https://www.qdnd.vn/quoc-te/binh-luan/ke-hoach-giai-quyet-xung-dot-cua-ukraine-gap-kho-799341

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây đã đưa ra kế hoạch chấm dứt chiến tranh với Nga, còn gọi là “kế hoạch chiến thắng”, nhưng nhiều nhà lãnh đạo châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lại tiếp cận vấn đề này một cách thận trọng.
    Tờ The Washington Post cho hay, ngày 17-10, tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ), Tổng thống Ukraine Zelensky đã cố gắng vận động sự ủng hộ cho "kế hoạch chiến thắng" của ông. Tuy nhiên, một phần quan trọng của kế hoạch này, đó là lời mời gia nhập NATO, dường như vẫn khó trở thành hiện thực trong thời điểm hiện tại.

    Chia sẻ với báo giới sau cuộc gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Brussels, Tổng thống Zelensky cho biết ông đã kêu gọi NATO tiếp tục ủng hộ đơn xin gia nhập liên minh của Ukraine và tăng cường hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga. Bên cạnh đó, ông Zelensky còn kêu gọi các nước thành viên NATO gửi binh sĩ để bổ sung vào hàng ngũ các lực lượng vũ trang Ukraine.
    Đáp lại, Tổng thư ký NATO Rutte nói với Tổng thống Zelensky rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO đúng với điều đã được cam kết lâu nay, nhưng liên minh quân sự này không ủng hộ việc kết nạp Ukraine ngay lập tức.

    Cùng ngày, khi trình bày kế hoạch nói trên tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ở Brussels, Tổng thống Zelensky cho rằng, mặc dù tư cách thành viên NATO của Ukraine thực sự có thể diễn ra sau khi xung đột chấm dứt, nhưng các cuộc đàm phán về vấn đề này bắt đầu càng sớm thì càng tốt. Ông Zelensky cũng đưa ra hai lựa chọn, đó là hoặc Ukraine sẽ gia nhập NATO hoặc nếu không sẽ theo đuổi vũ khí hạt nhân, trong đó nước này thiên về lựa chọn thứ nhất.

    Trước đó một ngày, Tổng thống Zelensky đã trình bày chi tiết kế hoạch nói trên trước Quốc hội Ukraine. Kế hoạch gồm 5 điểm chính thức và 3 điểm bí mật chỉ được chia sẻ với một số đối tác nhất định. Ông Zelensky cho rằng kế hoạch này sẽ là cầu nối hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình với Nga trong tương lai, khi Ukraine đặt mục tiêu củng cố vị thế của nước này đủ để chấm dứt xung đột.

    Theo The Washington Post, gần đây, Tổng thống Ukraine đã đến Mỹ và một số nước châu Âu để tìm kiếm sự ủng hộ cho “kế hoạch chiến thắng” của mình, nhưng các chuyến đi này không đạt được nhiều tiến triển rõ ràng. Tương tự, hãng tin AFP cho rằng kế hoạch mà ông Zelensky đưa ra chưa nhận được sự ủng hộ từ các nước phương Tây. Thậm chí, Thủ tướng Hungary Viktor Orban còn lên tiếng chỉ trích “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Ukraine và cho rằng đây là “kế hoạch thất bại”.

    Trong khi đó, hãng thông tấn TASS cho hay, phía Nga nhận định Tổng thống Ukraine đang sử dụng kế hoạch của mình để thúc đẩy NATO tiến tới một cuộc xung đột trực tiếp với Nga. Cụ thể, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova mô tả kế hoạch của Tổng thống Zelensky là “một tập hợp các khẩu hiệu không mạch lạc”. Theo nhà ngoại giao, kế hoạch có 5 điểm, bao gồm triển khai lực lượng răn đe chiến lược phi hạt nhân toàn diện tại Ukraine cùng với các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Nga. "Nhìn chung, tất cả những điểm và điều khoản bí mật này không phải là kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky, mà là một kế hoạch mang lại bất hạnh cho Ukraine và người dân Ukraine”, Người phát ngôn Zakharova nói.

    Cũng liên quan đến tình hình xung đột Nga-Ukraine, mới đây, một số nước như Mỹ, Đức, Na Uy, Hà Lan, Thụy Sĩ, Canada tiếp tục công bố các gói viện trợ cho Ukraine. Đáng chú ý, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ruben Brekelmans tuyên bố Hà Lan chính thức cho phép Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga.

    Theo Thủ tướng Hungary Orban, ông sẽ kêu gọi lãnh đạo hai nước Pháp và Đức thay mặt EU bắt đầu thương lượng với Nga nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Mặc dù vậy, một số ý kiến cho rằng với tình hình hiện nay, triển vọng hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn mờ mịt.

    ANH VŨ

    Trả lờiXóa
  9. Báo Công an Nhân dân: Sự thật về Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ
    https://cand.com.vn/Canh-sat-toan-cau/Su-that-ve-Quy-quoc-gia-vi-dan-chu-My-i172370/
    Từ gần 30 năm nay, Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ (National Endowment for Democracy- NED) đảm nhận phần hoạt động hợp pháp bên ngoài của các chiến dịch bí mật của CIA. Thoát khỏi sự giám sát của luật pháp, NED đã dựng nên một mạng lưới hối lộ rộng khắp thế giới, dùng tiền mua các nghiệp đoàn và giới chủ, các đảng phái chính trị cả cánh tả lẫn cánh hữu nhằm bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ.
    Ngày 6/10/2010, Thierry Meyssan, phân tích gia chính trị Pháp, Chủ tịch - sáng lập viên mạng Reseau Voltaire và Hội thảo Axis for Peace, đã có bài viết khá sâu về những hoạt động của NED với tiêu đề: "NED, mặt ngoài hợp pháp của CIA" đăng trên trang mạng của Reseau Voltaire. Trước Thierry Meyssan, trên báo Le Monde Diplomatique (7/2007), nhà báo Hernando Calvo Ospina (Cuba) cũng đã đề cập đến các hoạt động của NED trên thế giới.

    Vào những năm đầu của thế kỷ 21, làn sóng "Cách mạng màu" đã tràn vào một số quốc gia thuộc không gian hậu Xôviết như Grudia, Ucraina,… và đe dọa cả nước Nga. Năm 2006 Moskva đã lên tiếng tố cáo NED đứng sau giật dây một số tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Nga, tham gia vào một kế hoạch bí mật nhằm gây bất ổn định nước Nga. Để đối phó lại nguy cơ một "cuộc cách mạng màu", Vladislav Surkov, chiến lược gia của Putin, đã soạn thảo một quy định quản lý nghiêm ngặt hoạt động của các NGO nước ngoài ở Nga. Hành động này của Kremlin đã bị Mỹ, các nước phương Tây lên án là "độc tài".

    Từ trước đến nay, các chính phủ Mỹ luôn tự cho rằng nước Mỹ là hình mẫu cho thế giới và Mỹ có trách nhiệm "phổ biến dân chủ", "xuất khẩu dân chủ" ra các quốc gia khác; trong mắt người dân Mỹ thì lật đổ một chính phủ "độc tài", thay thế bằng một chính phủ khác thân Mỹ ở nước ngoài là một việc làm hợp pháp. Quan điểm "nền dân chủ bằng vũ lực" của Mỹ là hết sức phi lý và hoàn toàn trái với công thức mà Tổng thống Abraham Lincoln đã từng đưa ra: "Dân chủ, đó là chính phủ của dân, do dân, vì dân".

    Trước khi NED ra đời (1983), những hoạt động "phổ biến dân chủ", "xuất khẩu dân chủ" đều do CIA thực hiện. CIA đã gây ra không biết bao nhiêu vụ xì-căng-đan chính trị làm mất mặt chính quyền Mỹ. Đã không ít lần Quốc hội Mỹ phải ra lệnh điều tra về những hành động vi hiến của CIA ở nước ngoài và cuối cùng đã ra lệnh cấm CIA thực hiện các vụ đảo chính lật đổ các chính phủ hợp pháp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (National Security Council - NSC) bắt tay vào việc nghiên cứu tìm những công cụ mới để làm thay những việc của CIA đã bị Quốc hội cấm. Chính quyền Mỹ cũng nhận ra rằng các công việc lâu nay CIA vẫn làm như tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các tổ chức, đảng phái chính trị hoặc các nghiệp đoàn nước ngoài nếu giao cho các NGO sẽ thuận lợi hơn, kín đáo hơn là giao cho các ĐSQ Mỹ thực hiện và không bị lên án là vi phạm chủ quyền của các quốc gia.
      Ngày 8/6/1982, Tổng thống Mỹ Ronal Reagan đã có một bài phát biểu nổi tiếng trước Quốc hội Anh; ông ta đã lên tiếng tố cáo Liên Xô là một "đế chế tội ác" và đề nghị ủng hộ những nhân vật bất đồng chính kiến ở Liên Xô và các nơi khác trên thế giới. R. Reagan tuyên bố: "Điều cần thiết là phải sớm thành lập một cơ quan hỗ trợ dân chủ: tự do báo chí, tự do thành lập nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, các trường đại học; đồng thời người dân phải được tự do lựa chọn con đường phát triển văn hóa của mình và giải quyết những mâu thuẫn của họ bằng các biện pháp hòa bình".

      Sau phát biểu của Tổng thống R. Reagan, một Ủy ban tư vấn lưỡng đảng của Mỹ đã đệ trình Quốc hội Mỹ đề án thành lập NED và 22/11/1983, Quốc hội Mỹ đã thông qua đề án trên; NED chính thức được thành lập và bắt đầu được cấp tiền. Có 4 tổ chức vệ tinh, nhận tiền từ NED để tài trợ cho các tổ chức, các nghiệp đoàn và giới chủ, các đảng cánh tả và cánh hữu là :1/ Viện các công đoàn tự do (Free Trade Union Institute - FTUI), nay được đổi tên thành Trung tâm Mỹ vì sự đoàn kết người lao động (American Center for International Labor Solidarity - ACILS) trực thuộc Công đoàn AFL-CIO.

      2/ Trung tâm vì doanh nghiệp tư quốc tế (Center for International Private Entreprise - CIPE) trực thuộc Phòng Thương mại Mỹ.

      3/ Viện Cộng hòa quốc tế (International Republican Institute - IRI) trực thuộc đảng Cộng hòa.

      4/ Viện quốc gia Dân chủ vì các vấn đề quốc tế (National Democratic Institute for International Affairs - NDI) trực thuộc đảng Dân chủ.

      Xuất hiện ở dạng này, NED và 4 tổ chức - vệ tinh mang một vỏ bọc xã hội dân sự, thể hiện sự đa dạng xã hội và đa nguyên chính trị. Với tiền do nhân dân Mỹ tài trợ thông qua trung gian Quốc hội, NED và các tổ chức vệ tinh trên hoạt động có vẻ hoàn toàn độc lập với chính quyền của Tổng thống. Hoạt động của họ công khai, không hề bị coi là bất hợp pháp phục vụ cho những lợi ích quốc gia mờ ám. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

      Trong 4 tổ chức vệ tinh của NED, thì ACILS đã có sẵn từ cuối Thế chiến thứ hai và năm 1978 được đổi tên sau khi bị phát hiện là của CIA. Ba tổ chức còn lại (CIPE, IRI, NDI) thành lập không cùng một lúc nhưng đều chịu sự chỉ đạo của CIA.

      NED là một tổ chức có tư cách pháp nhân Mỹ nhưng không chỉ phục vụ riêng CIA mà còn hợp tác chặt chẽ với Tình báo Anh (MI6) và Tình báo Australia (ASIS). Do vậy không phải ngẫu nhiên R. Reagan lại chọn London để phát biểu. Tình tiết này cho đến nay vẫn được giữ bí mật. Nhưng nhân dịp NED kỷ niệm 20 năm thành lập (2003), hai Thủ tướng Tony Blair và John Howard đều gửi điện chúc mừng. Có thể coi NED và các tổ chức vệ tinh là cơ quan thuộc Hiệp ước quân sự Anglo-saxon kết nối London, Washington và Canberra giống như mạng lưới nghe trộm điện tử Echelon. Hệ thống này phục vụ cho cả CIA, MI6 và ASIS.

      Xóa
  10. ĐẰNG SAU 9.5 TRIỆU USD MỸ VIỆN TRỢ CHO VIỆT NAM CHỐNG DỊCH COVID-19

    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=683823275769237&id=251492392335663&set=a.253296795488556
    Hôm qua 02/05, Tuổi trẻ và nhiều tờ báo khác đồng loạt viết bài nói rằng chính phủ Mỹ thông qua USAID, sẽ hỗ trợ 9.5 triệu USD để giảm thiểu tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam.

    Và thế là các nhà dân chủ cuội lẫn đám sính Mỹ trong nước như lên đồng, tâng bốc Mỹ lên tận mây xanh vì “nghĩa cử” này.

    Nhưng Tổng thống Nga có nói một câu rất hay như thế này: “Họ (ám chỉ Mỹ) chẳng cho không ai thứ gì đâu, tất nhiên là trừ bom đạn!” Đại khái, miếng pho-mát miễn phí đến từ Mỹ thường nằm trong bẫy chuột.

    Tất nhiên, nhận được quà từ người Mỹ chúng ta cần cám ơn đã, nhưng đáng ra nếu Mỹ có thiện chí thì họ có thể chuyển tiền trực tiếp cho Việt Nam, không cần thông qua USAID.

    Nói thêm cho những ai chưa biết, USAID, tên viết tắt của United States Agency for International Development tức Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ, do cố Tổng thống Mỹ Kennedy lập năm 1961.

    Mặc dù trên website của tổ chức này có những lời tự giới thiệu rất thiện chí là: thúc đẩy phồn vinh thịnh vượng chung; tăng cường dân chủ, bảo vệ nhân quyền; cải thiện y tế toàn cầu … Nhưng thực chất đây là công cụ của chính quyền Mỹ để can thiệp và gây rối vào công việc nội bộ các quốc gia Mỹ không ưa.

    Như chúng ta thấy đấy, ngân sách của USAID đến từ 2 nguồn. Một là do Quốc hội Mỹ thông qua trực tiếp, hai là ủy quyền thông qua USAID để viện trợ cho các quốc gia khác. Điều đó nghĩa là USAID phục vụ cho lợi ích của chính phủ Mỹ và hoạt động của USAID luôn trực tiếp được quân đội Mỹ bảo trợ. Dưới vỏ bọc “hỗ trợ dân sự”, “trợ giúp phát triển” cho nước ngoài và hoạt động khắp thế giới.

    Tổ chức này đã bị đóng cửa ở Nga vì tiền sử cung cấp tiền bạc và kích động phe đối lập. Bởi trên thực tế, các khoản “viện trợ” hầu hết lại dành cho việc trả lương cao cho các nhân viên của USAID, hàng hóa vật tư thì có giá trên trời, nghĩa là “mèo lại hoàn mèo”, tiền viện trợ của Mỹ lại quay về chủ cũ.

    Lấy ví dụ, năm 2018 Nga đã vạch tội nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng thuộc USAID tại Liên Hiệp Quốc khi công bố các bằng chứng rõ ràng về cái gọi là nhóm tình nguyện viên cứu hộ nhân đạo cho Syria, thực chất lại là những kẻ tay sai cho Mỹ, chuyên gia bịa đặt và dàn dựng các bằng chứng ngụy tạo để Mỹ tấn công Syria.

    Một ví dụ được đưa ra phân tích, gồm các nhân chứng đã xác thực. Khu vực Jisr al-Haj ở Aleppo đã được các thành viên USAID sử dụng để quay phim giả mạo vụ tấn công hóa học. Những thành viên nhóm này đã đốt rác giả làm khói bụi từ vụ tấn công, đưa thi thể từ nhà xác địa phương và quay phim giải cứu. Lời khai của một thành viên cho biết, mỗi người tham gia clip dàn dựng đều được hưởng 50 USD.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. USAID là một trong các trung điểm để hợp pháp hóa nguồn kinh phí của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cung cấp cho các thế lực phản động ở những nước bị cho là cứng đầu, không thuận theo Mỹ. Nói không xa, Bolivia chính là nạn nhân của USAID, khi tổ chức này thông qua hoạt động “tài trợ, hỗ trợ phát triển” để tiến vào đất nước. Sau đó, USAID đứng ra liên kết các tổ chức đối lập ở Bolivia, thực hiện kế hoạch phá hoại kinh tế và cuối cùng là lật đổ Tổng thống Evo Morales

      Vì nhiều lý do khác nhau, Chính phủ Việt Nam mở cửa cho tất cả các đối tác NGOs, trong đó có NED và USAID với điều kiện tôn trọng pháp luật Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và phải chịu sự theo dõi, giám sát. Tất nhiên, đám NGOs này chưa từng thôi ý đồ chống phá nước ta.

      Thực tế qua hoạt động của các NGO ở Việt Nam, ngoài số vật chất ít ỏi đến được với các đối tượng cần giúp đỡ, thì tiền viện trợ được sử dụng để lớp trẻ Việt Nam thay đổi nhận thức về chuẩn giá trị” trên các lĩnh vực chính trị - văn hóa - lịch sử - tôn giáo. Và thế là, nó đào tạo ra hàng loạt những người trẻ Việt Nam mang trong mình mầm tự nhục, sính Mỹ và phản loạn.

      Hiện tại, rất nhiều nước, đặc biệt là Nga, Trung Quốc, một số nước Mỹ Latinh và Trung Đông đã đuổi cổ, cấm cửa toàn bộ hoặc một số NGO của Mỹ và phương Tây, trong đó có USAID và NED (Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ của Mỹ) - những chuyên gia tài trợ khủng bố và lật đổ, có mặt trong tất cả các cuộc “cách mạng màu” mấy chục năm nay.

      Đặc biệt là Nga, thì càng thẳng tay hơn với USAID.

      Theo báo Pravda của Nga cho biết, USAID và NED có mặt trên khắp đất nước Nga, thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay, giúp đỡ “trung tâm tin tức quốc tế” đặt tại Moskva để hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng “trung tâm tin tức” này để tổ chức họp báo về các vấn đề: Tự do dân chủ và quyền con người.

      Tổ chức này cũng tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích “tài trợ và bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga”. Theo giới học giả thì sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và châu Âu. Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin. Mỹ không muốn nước Nga xuất hiện kẻ mạnh.

      Tuy gọi là “phi chính phủ” nhưng các tổ chức thuộc dạng này ngày càng liên hệ chặt chẽ với chính phủ nhiều nước, thậm chí hiện diện trong các chiến dịch tranh cử chứ không đơn thuần hoạt động nhân đạo.

      Thế là ở Nga ngày càng bùng phát các phong trào tự do dân chủ. Trong đó có phong trào đấu tranh vì nhân quyền nhưng bản chất của nó là chống phá và làm suy yếu nước Nga. Cách Mỹ đã từng “diễn biến hòa bình” để kéo sập Liên bang Xô Viết.

      Nhưng V.Putin rất tỉnh và đẹp trai!

      Năm 2006, Tổng thống Nga ký sắc lệnh cấm mọi hoạt động tổ chức Giám sát nhân quyền, Ân xá quốc tế, Viện Cộng hòa quốc tế... cùng hơn 90 tổ chức phi chính phủ (NGO). Một trong những nguyên nhân chính là sự can thiệp vào nội bộ Nga của vài tổ chức thuộc NGO.

      Việt Nam chúng ta hẵng còn yếu thế, chưa thể thẳng tay cấm cửa các tổ chức NGOs hoạt động như ở Nga, nhưng chúng ta có thể phòng bị. Nhắc lại lời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “ Đừng thấy đỏ mà tưởng chín.” Đấy, mấy triệu USD mà Mỹ viện trợ Việt Nam không biết có bao nhiêu % đến được tay chính phủ Việt Nam, tuy nhiên dám cá một điều phần lớn chúng sẽ chui vào túi của các nhân viên USAID với âm mưu, ý đồ riêng của chúng.

      Đừng thấy ngon ăn mà tưởng bở, đừng vì lợi ích trước mắt mà mờ mắt, tin vào sự tử tế của người Mỹ.

      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=683823275769237&id=251492392335663&set=a.253296795488556

      Xóa
  11. CẨN THẬN KHI CHIA SẺ
    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1873632902768779&id=511039162361500&set=a.590311477767601
    Một số tổ chức bình phong của CIA chuyên về cách mạng màu và bạo loạn lật đổ.

    1. USAID (United States Agency for International Development)

    Mặc dù trên website của tổ chức này có những lời tự giới thiệu rất thiện chí là tiến bộ: thúc đẩy phồn vinh thịnh vượng chung; tăng cường dân chủ và quản trị tốt; bảo vệ nhân quyền; cải thiện y tế toàn cầu; theo đuổi an ninh lương thực và nông nghiệp; cải thiện ổn định bền vững môi trường; giáo dục đào tạo từ xa; giúp đỡ các tầng lớp xã hội ngăn chặn và khôi phục từ các cuộc xung đột…

    Nhưng thực chất là công cụ của chính quyền Mỹ để can thiệp và gây rối vào công việc nội bộ các quốc gia Mỹ không ưa.

    Là "tổ chức dân sự" dạy các đảng phái, phe đối lập muốn làm CM phương pháp quảng cáo, tiếp thị quần chúng, lập báo cáo tin tức, tìm chủ đề CM, tổ chức biểu tình, tổ chức nổi loạn quần chúng. Dưới vỏ bọc “hỗ trợ dân sự”, “trợ giúp phát triển” cho nước ngoài và hoạt động khắp thế giới. Tổ chức này vừa bị đóng cửa ở Nga vì tiền sử cung cấp tiền bạc và kích động phe đối lập. USAID do TT Kennedy lập năm 1961, mặc dù mang tiếng là tổ chức độc lập, nhưng không hề che đậy hoạt động dưới sự dẫn dắt của TT Mỹ, bộ ngoại giao và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ.

    2. IRI (International Republican Institute)

    Viện cộng hòa quốc tế, lãnh đạo là quí ông lướt sóng hồ Trúc Bạch, diều hâu John McCain. IRI do TT Reagan thành lập năm 1982 nhằm phổ biến dân chủ, được cấp vốn từ chính phủ Mỹ cho các chương trình chính trị, các dự án dân chủ hóa. Có bề dày thành tích gây bạo loạn và lật đổ, ví dụ như phế bỏ TT dân bầu Aristide của Haiti, lập bù nhìn thân Mỹ, hay bạo loạn “mùa xuân Arabia” vừa qua, lật đổ TT Mubarak. Phần lớn tiền tài trợ IRI đến từ USAID, bộ ngoại giao và NED.

    Hoạt động của IRI bao gồm cả đào tạo các “nhà dân chủ”, đặc biệt là Ai Cập và Tunisia. Trích wiki: "Một số các nhóm và các cá nhân trực tiếp tham gia vào các cuộc nổi dậy và những cải cách sâu rộng trong khu vực, trong đó có Phong trào thanh niên Ai Cập, Trung tâm Bahrain vì nhân quyền và các nhà hoạt động cơ sở như Entsar Qadhi, một thủ lĩnh trẻ ở Yemen, được đào tạo và cấp tiền từ IRI, NDI, FH… là các NGO có trụ sở tại Washington.”

    Báo cáo của Bộ tư pháp về tài trợ nước ngoài của các tổ chức NGO ở Ai Cập đã tiết lộ rằng IRI ở Ai Cập đã nhận được tài trợ của khoảng 7 triệu đô la của USAID cho bầu cử Ai Cập 2011-2012. Các nhà lãnh đạo quân sự của Ai Cập coi tài trợ của IRI là can thiệp vào công việc nội của nước này.

    3. NDI (National Democratic Insitute for International affairs)

    Viện dân chủ quốc gia về quan hệ quốc tế có lãnh đạo là quí bà ngoại trưởng Medeleine Albright. Rõ ràng nhất là NDI cùng NED tài trợ phe đối lập Chavez cũng như bạo loạn hiện nay ở Venezuela. NDI từng đóng vai trò quan trọng trong việc Liên bang Nam Tư tan rã và bạo loạn Kosovo. NDI hoạt động ở cả Nga và Trung Quốc.

    NGO này có trụ sở ở Washington và được thành lập bởi chính quyền Mỹ năm 1983 theo cùng 1 cách thức như NED để phổ biến dân chủ toàn cầu.

    Theo sứ mệnh được tuyên, "NDI cung cấp hỗ trợ thực hành cho các lãnh đạo chính trị và dân sự để phát triển giá trị, thực hành và tổ chức dân chủ.” Nếu như IRI thuộc phe Cộng hòa thì NDI thuộc phe Dân chủ, mặc dù ranh giới nhiều khi không thật rõ ràng. Triển khai sứ mệnh, NDI bảo trợ hoạt động cho cả các tổ chức chính trị và dân sự ở 125 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm giám sát các cuộc bầu cử, cổ súy dân chúng các nước lập các đảng phái đối lập, các NGO thúc đẩy chính sách mở cửa, và chính phủ đa đảng phái. Sáu nhiệm vụ chính của NDI: sự can dự của công dân vào chính quyền, tiến bộ bầu cử, đảng phái chính trị, phụ nữ trong chính sách, dân chủ và công nghệ dân chủ, quản trị dân chủ.

    Các nhà tài trợ rót tiền cho viện này là USAID và NED, là các đại gia dầu mỏ: Chevron, Exxon, Texaco and Enron. Dân chủ là công cụ để gây hỗn loạn và làm suy yếu các quốc gia độc lập để trục lợi, theo cách hiểu từ hoạt động của Viện dân chủ, không phải theo tuyên bố.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 4. NED (National Endowment for Democracy)

      Quĩ bảo trợ dân chủ quốc gia được Quốc hội Mỹ thành lập năm 1983 với sứ mệnh “phổ biến dân chủ”. Một trong những lãnh đạo NED là Vin Weber, cựu nghị sĩ tân diều hâu, người sáng lập "Empower America" với quan điểm chính trị đơn giản: Mỹ phải chiếm ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp. NED cầm đầu các tổ chức khác như IRI, NDI, CIPE (Chamber of Commerce's Center for International Private Enterprise), ACLS (American Council of Learned Societies) hay AFL-CIO (American Center for International Labor Solidarity).

      Tất cả số đó đều có quan hệ mật thiết với các tổ chức Phi chính phủ NGO khác. Chúng hoạt động trải rộng ở các nước thuộc thế giới thứ 3: Việt Nam, Myanmar, Cambodia, China, Nga… Năm 1980, bọn chúng can thiệp vào bầu cử Pháp, tài trợ nhóm cực hữu NIU và dùng chúng tấn công phe tả. Nhưng hoạt động của NED được biết rõ nhất là dưới sự điều khiển của CIA, người ta ví NED là con ngựa gỗ (Trojan Horse) của CIA. Allen Weinstein, một lãnh đạo NED phát biểu năm 1991: "Vô số những gì NED làm ngày hôm nay đã được CIA làm vụng trộm 25 năm qua." Bush tăng ngân sách gấp đôi cho NED năm 2004.

      Phạm vi hoạt động của NED và các chi nhánh của nó rất rộng, gây ảnh hưởng đến các tiến trình chính trị các quốc gia, từ gây tác động xã hội dân sự, truyền thông, nuôi dưỡng các nhóm doanh nhân, nuôi ăn các nhóm nhân quyền, cấp tiền và thuê mướn các lực lượng ủng hộ các đảng phái chính trị, các chính khách, theo dõi và tung tin đồn bầu cử gian lận nếu không vừa lòng. Đặc biệt NED thường o bế bảo kê giới đầu sỏ, doanh nhân, những kẻ theo đường hướng tân tự do, mở cửa.

      Tuy nhiên, NED hầu hết cấp tiền qua các tổ chức trung gian như kể trên. Từ xung đột Kosovo – Nam Tư, cho đến các cuộc cách mạng màu: Hoa hồng ở Gruzia, cách mạng Cam ở Ukraine, Hoa Tuy-lip ở Kyrgyzstan, bạo loạn Tân Cương – Trung Quốc... đều được NED cấp tiền hết sức dồi dào.

      Thành viên Ban quản trị NED hầu hết là các nhân vật đứng đầu chính quyền Mỹ: Henry Kissinger, Madeleine Albright, Frank Carlucci, Zbigniew Brzezinski, Wesley Clark, cựu giám đốc WB Paul Wolfowitz, thượng nghị, đại diện thương mại Bill Brock…

      5. Freedom House

      Hội đoàn quyền tự do, lãnh đạo là cựu CIA James Woolsey, một tân diều hâu.

      Freedom House tự tuyên truyền mình là “tiếng nói trong sạch vì tự do dân chủ khắp thế giới”. Là tổ chức già đời được thành lập cách đây hơn 60 năm bởi Wendell Willkie và Eleanor Roosevelt (vợ) , 2 thủ lĩnh liberals Mỹ. Hội đoàn tự do cổ vũ mạnh giá trị dân chủ và kiên quyết chống cả cực tả lẫn cực hữu. Nó bênh vực kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu sau WW-II, các phong trào dân sự ở Mỹ thập kỷ 50 và thuyền nhân Việt Nam cuối thập kỷ 70, phong trào Đoàn kết ở Ba Lan và phe đối lập dân chủ ở Phillippines thập kỷ 80 cùng rất nhiều phong trào dân chủ khác. Đặc biệt Freedom House chống lại độc tài Pinoche, tay sai bù nhìn Mỹ ở Chile, chủ nghĩa apartheid ở Nam Phi, đàn áp Mùa xuân Praha, LX đưa quân vào Afghan, vi phạm nhân quyền ở Cuba, Burma, China, và Iraq.

      Freedom House bênh vực mạnh cho các hoạt động dân chủ, tự do tôn giáo, tự do báo chí, các liên minh thương mại và tự do thị trường.

      Xóa
    2. 6. Open Society Institute

      Viện xã hội Mở của tài phiệt George Soros. Hắn còn lập một số tổ chức để tài trợ các viện tự do, các nhà báo, sinh viên, các đoàn thể chuyên nghề biểu tình, các hội thảo "khoa học" xã hội... Viện xã hội mở của Soros đã chi tiêu và hoạt động mạnh ở Đông Âu thập kỷ 80-90. Ngoài ra, Soros còn cấp tiền và thao túng Human Right Watch, bản thân hắn là giám đốc điều hành HRW.

      7. CMD (Center for Media and Democracy)

      Trung tâm Truyền Thông và Dân Chủ thì lộ rõ là "Can thiệp dân chủ" như Ron Paul buộc tội, chúng tác động đến các kết quả và các tiến trình CT ở các quốc gia bằng con đường vừa công khai vừa vụng trộm. Trung tâm này và nhiều tổ chức kể trên lại không được phép hoạt động trên đất Mỹ.

      Hầu hết các nhà thuyết giáo Dân Chủ, là cỗ máy tuyên truyền, cỗ máy ăn tiền được CIA cấp vốn, thường là trực tiếp từ quyền lực tối cao Washington. Chỉ có Viện xã hội Mở của George Soros là độc lập với Washington nhưng chức năng thì tương tự: tuyên truyền quảng cáo những cái dơ dáy bẩn thỉu đểu giả DÂN CHỦ MỸ được tô trát son phấn đẹp đẽ và xức nước hoa thơm lừng.

      VẬY NÊN

      - Hãy cẩn trọng với các Tổ chức phi chính phủ hoạt động phi lợi nhuận vì các mục tiêu cộng đồng, xã hội, dân sự!
      - Đừng thấy đỏ mà tưởng chín! Đừng thấy ngon ăn mà tưởng bở, đừng vì lợi ích trước mắt mà mờ mắt để rồi sập bẫy tai họa, hối không kịp!
      - Nhớ rằng chiếc áo không làm nên thầy tu!
      - Không có người dốt, chỉ có kẻ lười học, lười tư duy.
      - Đừng a dua theo hội chứng đám đông một cách mù quáng và thiếu tư duy.
      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1873632902768779&id=511039162361500&set=a.590311477767601

      Xóa