Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

"ĐẢNG CỬ DÂN BẦU" Ở MỸ ĐANG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

 Các ứng cử viên sáng giá tranh chức Tổng thống Mỹ trong kỳ bầu cử năm 2016
Lời dẫn: Rất nhiều vị dzận xĩ trong và ngoài nước, thậm chí ngay một vài cán bộ vì thiếu hiểu biết nên phê phán hệ thống bầu cử ở Việt Nam là "đảng cử dân bầu". Họ không hiểu rằng ngay ở xứ "Thiên đường Tự do Hoa Kỳ" còn "Đảng cử dân bầu" gấp trăm lần Việt Nam. Dưới đây, Google.tienlang giới thiệu bài viết của ông Lữ Giang về bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Ông Lũ Giang là cây bút nổi tiếng ở Mỹ. Ông cũng là cây bút không thân thiện với Việt Nam nên có đôi câu chữ trong bài này khi nói về Đại hội 12 của Đảng Cộng sản VN không đúng sự thật. Tuy nhiên, để tôn trọng tác giả, Google.tienlang xin giữ nguyên nội dung bản gốc.
*******************************
"Tổng thống Mỹ là Tổng thống của liên bang và được các tiểu bang bầu, nên dân chúng không có quyền bầu trực tiếp mà chỉ được bầu các đại diện tiểu bang để các đại diện này bầu tổng thống."
http://media.baotintuc.vn/2016/02/01/15/58/ung-cu-vien.jpg
Các ứng cử viên sáng giá tranh chức Tổng thống Mỹ trong kỳ bầu cử năm 2016
Người Việt thường gọi các cuộc bầu cử của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trong nước là "Đảng cử Đảng bầu", nhưng người Việt tỵ nạn lại gọi người Mỹ là "siêu cộng sản", tức còn mưu lược gấp trăm lần cộng sản. Nhìn vào các cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ, chúng ta thấy nhận xét này đúng : Tuy được coi là nước dân chủ nhất thế giới, nhưng việc bầu cử người lãnh đạo đất nước này không phải "của dân, do dân và vì dân" như Tổng thống Abraham Lincoln đã nói, mà là "Đảng cử Đảng bầu" !

Chuyện khó nghe nhưng lại có thật !

Hoa Kỳ theo nguyên tắc Đảng cử Đảng bầu"

Không phải chỉ ở Mỹ mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, khi thấy ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump múa may quay cuồng và la hét trên truyền hình, và số phiếu ủng hộ ông ta ngày càng gia tăng, nhiều người đã đặt câu hỏi: Một người chẳng hiểu biết gì về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao… mà còn ăn nói hồ đồ như ông ta, nếu ông ta đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, chuyện gì sẽ xảy ra cho nước Mỹ và thế giới ?

Sở dĩ họ đặt vấn đề như vậy là vì họ đang xem "kich bản" mà lại cứ tưởng như đang chứng kiến những sự việc đang thật sự xảy ra trong cuộc sống, nên mới đặt câu hỏi như vậy. Nếu trong Đại hội 12, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng các kịch bản tinh vi để loại một người tham nhũng nhất nước và đầy tham vọng là Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi guồng máy đảng và nhà nước một cách dễ dàng, thì các nhà lãnh đạo ở đàng sau hậu trường của Mỹ cũng đã dự liệu đầy đủ "tam thập lục kế", cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để ngăn chặn không cho những người không có khả năng hay sẽ không đi theo đường lối do họ hoạch định… lên nắm chính quyền. Khi tình thế gay cấn, họ thường tạo ra những "kich bản" khác nhau để đánh lạc hướng dư luận rồi cuối cùng đưa "con gà" của họ ra. Giả thiết có một người nào đó đã được chọn, nhưng khi thi hành nhiệm vụ đã bất thần thay đổi đường lối, không đi theo đường lối chung đã được họ vạch ra, người đó phải bị thanh toán ngay. Đó là trường hợp của Tổng thống John Kennedy bị ám sát năm 1963.

Với một hệ thống truyền thông to lớn nằm trong tay, các nhà đại tư bản Mỹ có thể lèo lái công luận đi theo chiều hướng mà họ muốn áp đặt không có gì khó khăn.

Ai thật sự điều khiển nước Mỹ ?

Trong thế kỷ qua, có rất nhiều nhân vật chính trị, các tổ chức nghiên cứu và các chuyên gia đã đặt câu hỏi : "Who Really Rules America ?" (Ai thật sự điều khiển nước Mỹ ?). Và cũng đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu trả lời câu hỏi này, nhưng rất khó xác định đâu là sự thật, vì các tập đoàn quyền lực thường hoạt động theo phương thức của các xã hội đen và mỗi giai đoạn lịch sử có một tập đoàn quyền lực nắm ưu thế khác nhau. Các tập đoàn quyền lực thường được nói đến là các tập đoàn quốc phòng, các tập đoàn võ khí, Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA-National Rifle Association of America), các tập đoàn dầu khí, các tập đoàn y tế, các tập đoàn ngân hàng và địa ốc, các tập đoàn về chứng khoán, v.v. Hai tổ chức được đặc biệt chú ý là Treasury Department Federal Credit Union và Securities and Exchange Commission. Họ nắm nhiều cơ quan truyền thông lớn để lèo lái dư luận, đưa nhiều người vào Thượng và Hạ Viện Hoa Kỳ và dùng nhiều phương thức khác nhau để chi phối chính quyền.

Trong một lá thư gởi cho một cộng tác viên của mình đề ngày 21/11/1933, Tổng thống Franklin Roosevelt đã viết :

"Sự thật của vấn đề, như bạn đã biết, là yếu tố tài chánh trong các trung tâm rộng lớn đã làm chủ chính quyền của nước Mỹ kể từ thời Andrew Jackson".

Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Felix Frankfurter đã từng nói :

"Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường".

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000, ngày 28/10/2000 chương trình Agenda của Mỹ đã mở một cuộc phỏng vấn bình luận gia và nhà văn nổi tiếng Gore Vidal về cuộc tranh cử giữa Gore và Bush. Câu hỏi được đặt ra như sau : "Có cái gì khác biệt giữa Gore và Bush ?". Gore Vidal đã phán những câu nẩy lửa như sau :

"Ồ, chúng ta nắm chắc hệ thống chính trị của nước Mỹ trong 50 năm gần đây. Chúng ta có bầu cử nhưng không có quan điểm chính trị. Chúng ta có một đảng chính trị - đảng công ty Mỹ quốc, một đảng về tài sản (We have one political party - the party of corporate America, the property party) - và đảng đó có hai nhánh. Một nhánh được gọi là Dân Chủ, một nhánh được gọi là Cộng Hòa. Vậy, chính yếu là cùng một người vừa tài trợ cho Gore vừa tài trợ cho Bush…".

Được hỏi họ đã lãnh đạo chính quyền như thế nào, ông G. William Domhoff, Giáo sư Đại Học California đã trả lời :

"Đó là một câu chuyện phức tạp, nhưng câu trả lời ngắn gọn là thông qua vận động hành lang, tham gia công khai và trực tiếp vào việc hoạch định chính sách chung về những vấn đề lớn, tham gia các chiến dịch và các cuộc bầu cử chính trị (phần lớn là đóng góp tiền bạc) và thông qua việc bổ nhiệm vào các vị trí đưa ra quyết định quan trọng trong chính phủ".

Dùng luật giành thế chủ động

Luật bầu cử của Mỹ rắc rối hơn bất cứ luật bầu cử nào trên thế giới. Chúng tôi đã viết khoảng 10 bài nói về vấn đề này. Hôm nay chúng tôi chỉ nói qua về những luật lệ mà các đảng phái đã đưa ra để lèo lái các cuộc bầu ứng cử viên tổng thống, làm cách nào để ứng cử viên mà họ muốn phải trúng cử.

Tổng thống Mỹ là tổng thống của liên bang và được các tiểu bang bầu, nên dân chúng không có quyền bầu trực tiếp mà chỉ được bầu các đại diện tiểu bang để các đại diện này bầu tổng thống. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rằng theo thể thức do cơ quan lập pháp tiểu bang qui định, mỗi bang sẽ cử ra Một số Đại cử tri (Number of Electors) bằng tổng số Thượng nghị sĩ và Dân biểu của bang đó tại Quốc hội Liên bang để các Đại cử tri này bầu ra tổng thống.

Hiến Pháp liên bang không quy định việc bầu ứng cử viên tổng thống (Presidential Candidates), nên thể thức bầu cử các ứng cử viên này do Luật của các tiểu bang và Điều Lệ của các đảng phái chính trị ấn định. Hoa Kỳ hiện có 37 đảng phái chính trị, trong đó có 5 đảng lớn và 32 đảng nhỏ, có cả Đảng Cộng Sản. Năm đảng lớn là :

1. Đảng Cộng Hòa (Republican Party) thành lập năm 1854, có mặt tại 50 tiểu bang và DC, hiện có 24 nghị sĩ và 246 dân biểu.

2. Đảng Dân Chủ (Democratic Party) thành lập năm 1828, có mặt tại 50 tiểu bang và DC, hiện có 44 nghị sĩ và 188 dân biểu.

3. Đảng Tự Do (Libertarian Party) thành lập năm 1971, có mặt tại 48 tiểu bang và DC.

4. Đảng Xanh (Green Party) thành lập năm 1991, có mặt tại 36 tiểu bang và DC.

5. Đảng Hiến Pháp (Constitution Party) thành lập năm 1996, có mặt tại 26 tiểu bang.

Tuy có 5 đảng lớn, nhưng từ trước đến nay, ngoài hai đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa ra, chưa có đảng nào có người được bầu làm tổng thống.

Vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ được bầu là George Washington, nhận chức ngày 30/04/1789, tính đến nay đã 227 năm, qua 56 lần bầu cử tổng thống và 44 đời tổng thống. Trong một quá trình lịch sử dài như vậy, nước Mỹ chắc chắn cũng đã trải qua nhiều cơn sóng gió như vụ Donald Trump và có nhiều lúc còn hơn nữa. Từ những biến cố đó, các đảng phái và những người lãnh đạo nước Mỹ đã điều chỉnh luật lệ bầu cử dần để chính họ có thể chỉ định người làm ứng cử viên tổng thống. Phường bát nháo và những người họ cho rằng không thích hợp, dù ca cải lương hay, cũng không thể lọt vào được.

Những quy định lắt léo

Thể thức bầu cử ứng cử viên của Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa có nhiều điểm khác nhau, nhưng đại khái gồm những nét chính sau đây :

1. Ấn định và phân chia số đại biểu.

Trước khi tổ chức bầu cử ứng cử viên tổng thống, cả Đảng Dân Chủ lẫn Đảng Cộng Hòa đều đã lập danh sách các đại biểu cho từng đơn vị bầu cử dựa theo số cử tri đã ghi danh vào đảng họ.

Các cử tri (tức đảng viên) không có quyền bầu ứng cử viên tổng thống mà chỉ bầu số đại biểu để các đại biểu nầy thay họ đi dự các đại hội đảng toàn quốc để bầu.

Đảng Dân Chủ đã ấn định số đại biểu cho 58 đơn vị bầu cử, lớn nhất là California với 548 đại biểu, New York 291, Texas 251, Florida 246, Illinois 182... Ít nhất là American Samoa và Northern Marianas với 11 đại biểu. Tổng số đại biểu là 4.765. Siêu đại biểu là 714. Ứng cử viên phải đạt được ít nhất một nửa tổng số đại biểu, tức được 2.383 đại biểu mới được bầu chọn.

Đảng Cộng Hòa đã ấn định số đại biểu cho 56 đơn vị bầu cử, lớn nhất là California với 172 đại biểu, Texas 155, Florida 99, New York 95, North Carolina 72... Ít nhất là American Samoa, Hawai và Northern Marianas với 9 đại biểu. Tổng số đại biểu là 2.432. Siêu đại biểu là 106. Ứng cử viên phải đạt được ít nhất một nửa tổng số đại biểu, tức 1.237 đại biểu mới được bầu chọn.

2. Hai hình thức bầu cử ứng cử viên tổng thống

Trong thời kỳ tiên khởi, cử tri Mỹ bầu theo lối Bầu cử theo nhóm (Caucus) : Đó là các cuộc họp của các đảng phái chính trị tại địa phương để bầu đại biểu, từ cấp quận đến cấp khu vực rồi cấp tiểu bang để các đại biểu này đi bầu ứng cử viên. Thủ tục này mất nhiều thì giờ và tốn kém nên bị bỏ dần. Hiện nay chỉ còn 14 tiểu bang, District of Columbia và 4 lãnh thổ Hoa Kỳ còn tiếp tục Bầu theo nhóm mà thôi.

Đa số các tiểu bang đã tổ chức Bầu cử sơ bộ (Primary) : Đó là những cuộc phổ thông đầu phiếu được các chính quyền tiểu bang, các chính quyền địa phương và các đảng phái chính trị thực hiện ở những nơi không có hình thức Bầu cử theo nhóm. Các cử tri bỏ phiếu để chọn đại biểu của mỗi ứng cử viên và các đại biểu này đi dự các đại hội đảng toàn quốc để bầu ra ứng viên tổng thống của mỗi đảng.

3. Hai loại đại biểu (delegates)

Có hai loại đại biểu được chọn. Loại thứ nhất là Đại biểu thường (Normal delegte hay pledged delegate) : Các đại biểu này bị ràng buộc phải bỏ phiếu dựa trên kết quả của cuộc bầu cử sơ bộ hoặc theo nhóm tại địa phương. Loại thứ hai được gọi là Siêu đại biểu (Superdelegate) : Các đại biểu này muốn bầu cho ai cũng được.

Điều chỉnh kết quả bằng luật !

Đại hội Đảng Dân Chủ sẽ diễn ra tại Philadelphia từ 25 đến 28/07/2016 với khoảng 4.765 đại biểu trên toàn quốc tham dự. Đại hội Đảng Cộng hòa sẽ diễn ra tại Cleveland, Ohio, từ 18 đến 21/07/2016 với khoảng 2.472 đại biểu. Đây là nơi quyết định ai sẽ ra ứng cử chứ không theo số phiếu của cử tri.

Nếu vào đại hội mà không ai đủ số quy định, đại hội sẽ trở thành "Đại hội thương thảo" (Brokered Convention). Lúc đó các đại biểu muốn bầu cho ai cũng được và Ủy Ban Toàn Quốc của Đảng có quyền giới thiệu bất cứ người nào ra tranh cử ứng cử viên cũng được.

Nếu có người có đủ số phiếu quy định, nhưng trong lần bầu thứ nhất mà không ai đạt được đa số, Đại hội sẽ bầu theo kiểu như Đại hội thương thảo.

Vì những quy định lắc léo như vậy, nên trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2008 giữa ông Obama và bà Hillary, ông Obama chỉ được 17.584.692 phiếu, còn bà Hillary được đến 17.857.501 phiếu, tức cao hơn Obama 272.809 phiếu, nhưng Obama đã được chọn làm ứng cử viên nhờ phiếu của các siêu đại biểu.

Lịch sử đang tái diễn

Trong lịch sử bầu cử Mỹ, chuyện "xóa bàn làm lại" đã xảy ra rất nhiều lần trong Đại Hội Toàn Quốc của hai Đảng. Vì thế, có những nhân vật ít ai biết đến, được gọi là "Con Ngựa Tối" (Dark Horse) bất thần lại được Đảng đưa ra làm ứng của viên và được bầu làm tổng thống Mỹ.

Trường hợp đầu tiên là năm 1844, James K. Polk, một chính trị gia ở Tennessee tương đối ít ai biết đến, nhưng lại được đại hội toàn quốc của Đảng Dân Chủ bầu làm ứng cử viên tổng thống trong lần bầu thứ 9 và ông đã trở thành tổng thống thứ 11 của Hoa Kỳ. Nhiều ứng cử viên tổng thống về sau cũng ở trong trường hợp tương tự như Franklin Pierce của Đảng Dân Chủ năm 1852, Abraham Lincoln của Cộng Hòa năm 1860, Rutherford B. Hayes năm 1876, James A. Garfield năm 1880, Warren G. Harding năm 1920 và Jimmy Carter 1976.

Trong cuộc bầu cử hiện nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy cả hai đảng không muốn chọn những "con gà" đang múa may quay cuồng trên các sân khấu.

Về Đảng Dân Chủ, chúng ta nhận thấy ứng cử viên Bernie Sanders đang cố giành phiếu để bà Hillary Clinton không đạt được số phiếu quy định hay không có số phiếu áp đảo, dựa vào đó Đại hội đảng có thể xóa bàn và giới thiệu các con gà khác ra tranh cử.

Về đảng Cộng Hòa, ba ứng cử viên Ted Cruz, Marco Rubio và John Kasich đang giành phiếu để Donald Trump không đạt số phiếu quy định và Đại hội đảng sẽ bầu cho người mà đảng muốn.

Chưa ai có thể đoán được "Dark Horse" của hai đảng trong cuộc bầu cử sắp tới là ai.

Với một số tài liệu và sự kiện mà chúng tôi vừa trình bày trên, độc giả có thể nhận ra rằng luật lệ bầu cử Mỹ đã biến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thành cuộc bầu cử "Đảng cử Đảng bầu". Tại sao?

Dù người dân Mỹ đã có một mức sống ổn định và có một trình độ hiểu biết khá cao, nhưng đa số vẫn không thể nắm vững được tình hình đất nước và tình hình thế giới thật sự đang diễn biến như thế nào, và người lãnh đạo quốc gia phải có những hiểu biết và khả năng như thế nào mới có thể đối phó với những vấn đề trước mắt, tránh những biến loạn và đưa đất nước đi lên… Vì thế người dân thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính, cứ nghe ông bà nào ăn nói lưu loát, tán tỉnh khéo léo và nhất là nói đúng tâm lý của họ là ủng hộ ngay, không cần biết người đó có thể lãnh đạo được đất nước trong tình trạng hiện tại và đang đến hay không. Ngoài ra, quyền lợi của giới tư bản được phân chia trong từng giai đoạn cũng phải được bảo vệ. Do đó, định chế "Đảng cử Đảng bầu" đã được hình thành trong luật bầu cử Tổng thống của Mỹ. Không làm như thế, nước Mỹ đã sụp đổ từ lâu.

Ngày 14/04/2016

Lữ Giang

(Thông luận)

35 nhận xét:

  1. Nghe, nhìn về dân chủ ở Mẽo thấy Việt Nam văn minh, dân chủ hơn nhiều!

    Trả lờiXóa
  2. Các bác có thể chê ỏng chê ươn hệ thống,phương thức bầu cử của Mỹ nhưng chỉ có ông ấm đầu nào đó mới dám chê chính thể của Mỹ bởi không ai có thể chối cãi tính ưu việt của chính thể này,khi nó biến nước Mỹ từ một thuộc địa của Anh quốc trở thành cường quốc số 1 thế giới chỉ trong hơn 200 năm.

    Người Mỹ nói đảng cử dân bầu chắc không sai nhưng ở Việt nam cũng đảng cử dân bầu như ở Mỹ là không chính xác rồi ,bởi Mỹ theo thể chế đa nguyên,còn Việt nam hiện theo thể chế đơn nguyên cầm quyền nên ,chính xác mà nói ở Việt nam hiện nay quan chức Nhà nước chính là do Đảng cử và Đảng bầu luôn mới đúng.

    Nói như trên sẽ có nhiều bạn ném đá mỏi tay đó,nhưng nếu chỉ một đảng cầm quyền,đảng nắm đa số trong Quốc hội là đương nhiên,vậy Đảng cử rồi Quốc hội bầu chỉ là một,sao có thể là hai được,phải không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Mỹ giàu là do chính sách ăn cướp của nó mấy trăm năm nay. Nó đi gây chiến khắp thế giới nhưng bằng cách bẩn tưởi, ném đá giấu tay, xuyên tạc bịa đặt vu khống cho đối phương để gây chiến.

      - Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là bằng chứng. Chính phủ Mỹ cố tình tạo dựng "bằng chứng" rằng VN Dân chủ Cộng hòa tấn công tàu Ma Đốc rồi lấy cớ lừa Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết để ném bom "trả đũa"!

      - Sự kiện "Vũ khí hủy diệt" và Sự kiện "Lính Iraq lôi trẻ trong lồng ấp ném xuống đất" ở Kuwait và ví dụ nữa.
      Chính cơ quan tâm lý chiến Mỹ dựng lên một video clip với nhân chứng giả. Trong video clip, một cô bé chừng 15 tuổi người Kuwait cũng đã tạo ra một cảm giác xúc động mãnh liệt ngay trong Quốc hội Mỹ. Cô bé kể, chính mắt cô nhìn thấy tại một bệnh viện ở Kuwait, những tên xâm lược Iraq với vũ khí trong tay tràn vào bệnh viện, lôi những đứa trẻ sơ sinh còn trong lồng ấp vứt xuống nền nhà.
      Video clip được chiếu liên tục trên các kênh truyền hình Mỹ, tạo ra một cú sốc lớn trong công chúng Mỹ. Đoạn phim này đã được chiếu trong phòng họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Tổng thống George HW Bush đã nhắc về đoạn phim này không dưới mười lần.
      - Ở Ukraina, Mỹ chi 5 tỷ đô để lập ra các tổ chức tay sai mà Mỹ gọi là "xã hội dân sự" rồi chỉ đạo chúng biến đất nước Ukraina xinh đẹp thành lò lửa chiến tranh, dân chúng lầm than như ngày nay.

      - Ở Syria: Mỹ đẻ ra các tổ chức "Khủng bố ôn hòa", hà hơi tiếp sức cho chúng để lật đổ chế độ đương quyền hợp pháp mà Mỹ không ưa.

      Còn nhiều lắm

      Xóa
    2. Quá đúng! nước Mỹ đứng đầu về SX vũ khí, nếu không gây chiến tranh, họ bán cho ai?

      Xóa
    3. Nói đi thì cũng phải lật lại để tìm ra sự thật.Tiên trách kỷ hậu trách nhân.

      Thử hỏi nếu các vị tiền bối Cộng sản không tuyên bố CNCS đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản,liệu Mỹ có thể vin vào đó để mê hoặc đồng minh ủng hộ Mỹ gây chiến khắp thế giới để mưu cầu lợi ích cho nước Mỹ không?

      Hãy đọc lại bài thơ tập đánh cờ của Cụ Hồ để thấy tư duy chính trị của Cụ mà học hỏi .Làm chính trị để làm gì nếu trong cạnh tranh và hội nhập ta lại cứ nhường cho bạn hàng thắng,còn mình ,dù có đủ cả rừng vàng biển bạc thiên thời địa lợi mà dân lại cứ phải nai lưng đóng thuế không đủ tiền trả nợ công thì liệu "đôi xe" chủ công DNNN với định hướng XHCN có bị lạc nước không?

      Xóa
    4. Nặc danh22:06 Ngày 17 tháng 04 năm 2016,
      Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Nếu chủ nghĩa tư bản không xâm chiếm và bóc lột các nước thuộc địa thì làm gì có phong trào giải phóng dân tộc, để từ đó xuất hiện CNCS với tuyên ngôn đào mồ chôn CNTB nhằm giải phóng các dân tộc bị áp bức?

      Xóa
    5. Xàm! Cái cớ CNCS gây hại cho CNTB là chuyện mà thằng Mỹ bịa ra để nó và bọn tay sai của nó lừa dân của chúng. Iraq, Syria, Lybia, Afganistan có phải là CS đâu mà nó cũng đánh đó thôi.
      Mỹ làm quái gì có đồng minh. Toàn là tay sai của nó hết, thằng Mỹ nó éo cắm căn cứ của nó ở những nước đồng minh, chi phối ngân hàng, kiểm soát kinh tế mấy nước đó bằng các cty tư bản của Mỹ thì có chó nó nghe Mỹ đi quậy linh tinh.

      Xóa
    6. Rừng vàng biển bạc mà không có tiền, không có công nghệ khai thác thì làm éo gì giàu đc, dầu mỏ, khoáng sản, gỗ đá, hải sản dùng tay bốc lên bán đc à?
      Nợ công cái éo, đã từng có ai thuộc chính phủ tới gõ cửa từng nhà bắt đóng tiền trả nợ công chưa? Chính phủ đã từng phải ra sắc lệnh thắt lưng buộc bụng để trả nợ công chưa. Thuế bao nhiêu năm nay tăng đc mấy đồng?
      Ngân sách gần 70% là đến từ DNNN, đến từ bán dầu, còn khối tư nhân có đóng góp đc bao nhiêu đâu mà chửi DNNN. Số tiền mà những DNNN thua lỗ làm thất thoát còn éo bằng 1 góc số tiền mà DN tư nhân, DN FDI trốn thuế đâu nhá.

      Xóa
    7. Ông Dân oan và ông bishamoom có biết phong trào CS bắt đầu được hiện thực hóa ở đâu không?

      Công xã Pais ở Pháp hay nước Nga Xô Viết với cách mạng tháng Mười có phải là đất thuộc địa không ?

      Đấu đá giữa Tư bản và Vô sản là vấn đề mâu thuẫn giai cấp ,không phải là vấn đề thuộc địa đâu mà đổ lỗi do Tư bản bóc lột thuộc địa .

      Còn chính phủ không cần gõ cửa từng nhà để bắt đóng tiền trả nợ nhưng chính phủ đào đâu ra tiền trả nợ chi tiêu hoang phí kém hiệu quả nếu không tăng thuế ,phí lên đầu người dân?

      Còn quốc gia với những ông lãnh đạo kinh tế cả ngố hay DNNN cố tình "cả ngố" để cầu tư lợi trong đầu tư ,kinh doanh thì dân có sống trên đống vàng vẫn đói khổ tụt hậu ...cứ xem kỹ tình trạng lương thực trước và sau khoán sau khoán sản trong nông nghiệp thì biết ,ông bishamoom nhé!

      Xóa
  3. Bác Nặc danh19:14 Ngày 17 tháng 04 năm 2016 và các bác cho tui hỏi:
    Theo như ông Lữ Giang viết trong bài này thì
    + Bước 1: Các đảng viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa bầu ra các đại cử tri;
    + Bước hai, các "đại cử tri" (do các đảng viên hai đảng DC và CH đã lựa chọn) là người đi bầu tổng thống TRONG SỐ CÁC ỨNG VIÊN DO 2 ĐẢNG GIỚI THIỆU.

    Như vậy là ĐẢNG CỬ VÀ ĐẢNG BẦU chứ làm gì có DÂN?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàn toàn là đảng cử đảng bầu. Còn chỗ này nữa mà bạn quên: "Trước khi tổ chức bầu cử ứng cử viên tổng thống, cả Đảng Dân Chủ lẫn Đảng Cộng Hòa đều đã lập danh sách các đại biểu cho từng đơn vị bầu cử dựa theo số cử tri đã ghi danh vào đảng họ." Làm gì có thể diễn được trò "tự ứng cử" rầm rộ như mấy tay rận gần đây! Đã thế lại còn chia ra thành 2 loại "đại biểu thường" và "siêu đại biểu". Tóm lại phiếu bầu của nhân dân và đảng viên thường đều là giấy vụn. Ở nước "độc tài" CSVN này còn dân chủ gấp chán vạn lần đế quốc Mẽo và các nước đã được "dân chủ hoá" thành công như Iraq, Lybia

      Xóa
    2. À tớ nhầm lẫn một tí. Đương nhiên không thể nào có chuyện "tự ứng cử" như mấy rận nhà ta rồi. Ý tôi là làm gì có chuyện tự ứng cử trong "sinh hoạt Đảng" ấy

      Xóa
  4. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 22:05 17 tháng 4, 2016

    Trump phàn nàn Cộng Hòa "đảng cử, dân bầu"
    Hà Tường Cát/Người Việt


    Đó là lời phê phán của Donald Trump, ứng cử viên đang dẫn đầu vòng tranh cử sơ bộ. Ông lập luận rằng với tư cách là người thắng hầu hết các cuộc bầu cử cho đến nay, thì lẽ ra vị trí ứng cử viên tổng thống sẽ tự động thuộc về ông. Nhưng với điều mà ông gọi là “thủ đoạn” trong luật lệ chỉ định đại biểu ở Đại Hội Đảng, những người Cộng Hòa tìm cách ngăn chặn ông, không tôn trọng tinh thần dân chủ và không để cử tri có tiếng nói.
    Hôm Thứ Hai lên tiếng trên Fox News và nói chuyện tại một cuộc vận động tranh cử ở tiểu bang New York, ông Trump cực lực đả kích đảng Cộng Hòa muốn phá hoại tiến trình bầu cử sơ bộ bằng những “kẻ bù nhìn bịp bợm.” Carl Paladino, nhà phát triển địa ốc ở Buffalo và ứng cử viên thống đốc New York năm 2010, là người giới thiệu ông Trump trước hàng ngàn cử tri tập họp trong một kho chứa máy bay ở phía Tây New York. Theo lời ông Paladino, người ta đang âm mưu về một đại hội môi giới ở Cleveland vào tháng Bảy để tước đoạt của dân chúng Mỹ quyền lựa chọn nhà lãnh đạo.

    Đại hội môi giới là tình trạng bế tắc khi không có ứng cử viên nào có đủ sự ủng hộ của quá bán 2,472 đại biểu tại đại hội. Hiện nay Trump có 743 đại biểu, Cruz 545. Hầu như chắc chắn rằng không ai đạt tới con số quá bán, chỉ còn lại 854 đại biểu trên lý thuyết ở các tiểu bang chưa bầu cử.

    Cũng nên biết là không có thông tin hoàn toàn thống nhất về số đại biểu tại đại hội và các loại đại biểu hay con số đại biểu ứng cử viên đã thu được. Tờ Wall Street Journal nói rằng 5 cơ quan truyền thông lớn - AP, CNN, NBC, CBS, ABC - đưa ra những con số không giống nhau. Các báo như Wall Street Journal, Washington Post và hãng tin Bloomberg loan báo theo AP, trong khi New York Times, USA Today lại căn cứ trên nguồn tin riêng.

    Chúng ta đã nhiều lần nói về sự phức tạp của hệ thông bầu cử sơ bộ, trong đó đảng bộ Cộng Hòa các tiểu bang áp dụng những luật lệ khác hẳn nhau. Tình trạng ấy cũng thấy trong đảng Dân Chủ, tuy ít hơn. Không thể nào nhớ đươc tất cả những luật lệ rắc rối đó. Tuy nhiên, từng thời điểm sẽ là điều thú vị để tìm hiểu mỗi khi gặp một trường hợp cá biệt gây ra nhiều chuyện tranh cãi.

    Những lời phê bình gay gắt của ông Trump và ủy viên ban tranh cử mới được ông chỉ định là do sự kiện cuối tuần vừa qua Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz chiếm được toàn thể 34 đại biểu của tiểu bang Colorado.

    Colorado và một số tiểu bang như Wyoming, North Dakota, Pennsylvania, West Virginia... có luật lệ khác hẳn đa số các tiểu bang. Những nơi này có một số đại biểu gọi là không ràng buộc, nghĩa là không bó buộc phải ủng hộ ứng cử viên nào, bất kể kết quả bầu cử ở đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 22:06 17 tháng 4, 2016

      Colorado bầu cử vào ngày Thứ Ba Siêu Đẳng, 1 tháng Ba, nhưng cử tri không bỏ phiếu cho ứng cử viên mà bỏ phiếu bầu ra các đại biểu địa phương. Tới cuối tuần qua, từ ngày Thứ Năm đến Thứ Bảy, các đại biểu ấy họp đại hội (caucus) ở cấp địa hạt dân biểu liên bang rồi lên cấp tiểu bang, để bầu ra những đại biểu chính thức. Những đại biểu này có quyền hoặc chọn quy chế không ràng buộc, hoặc muốn tuyên bố ủng hộ ứng cử viên nào tùy ý.

      Ứng cử viên có thể tới các đại hội này để vận động từng đại biểu ủng hộ mình. Hiểu rằng không được sự ủng hộ của những người Cộng Hòa trung kiên, Trump không tới Colorado mà giao trách nhiệm cho ủy viên ban tranh cử, Manafor. Trong tình hình đó, đối thủ của ông, Ted Cruz, vận động được toàn thể 34 đại biểu tuyên bố ủng hộ.

      Chủ tịch Steve House đảng Cộng Hòa Colorado, bênh vực hệ thống caucus để đề cử đại biểu mới được quyết định năm ngoái, ông nói: “Các đại biểu của chúng tôi đến Đại Hội toàn quốc Cleveland được quyền tự do chọn ứng cử viên nào thích hợp nhất lãnh đạo nước Mỹ.” Ông giải thích thêm: “Không ai muốn phải đi ủng hộ bỏ phiếu cho một ghế trống ở đại hội.”

      Một số các tiểu bang khác, như nói trên, cũng có những thể thức tương tự như Colorado và tổng cộng số đại biểu không ràng buộc này khoảng hơn 100. Lời chỉ trích của ông Trump về việc đảng Cộng Hòa không tôn trọng dân chủ là ... vừa đúng vừa sai. Tuy nhiên trong mọi ý kiến tranh cãi, vấn đề căn bản là tất cả sinh hoạt chính trị đều phải tuân thủ luật lệ quy định trước.

      Những ủy viên ban nội quy đại hội đảng nói rằng đảng chỉ định ứng cử viên, chứ không phải cử tri chỉ định. Ứng cử viên tổng thống trong giai đoạn tổng tuyển cử là người đại diện đảng chứ không phải đại diện cử tri bỏ phiếu trong bầu cử sơ bộ, nhất là trong thực tế số cử tri đi bầu sơ bộ thường rất ít, không hẳn là thay mặt tất cả cử tri Cộng Hòa.

      Về lập luận của ông Trump cho rằng dù có thể chưa đủ đa số 1,237 đại biểu, thì vẫn phải coi người dẫn đầu là tự động thắng. Theo trang mạng FiveThirtyEight, điều ấy giống như bạn nói với ủy ban xổ số rằng chỉ có một mình tôi trật một con số, vậy thì phải trao vé độc đắc Power Ball cho tôi!

      Sau thất bại ở Wisconsin, ông Trump nhận ra rằng ban vận động tranh cử của mình còn những chỗ yếu về tổ chức và đã chỉ định thêm Paul Manafort đặc trách về vấn đề đại biểu. Manafort là chiến lược gia kỳ cựu về tranh cử, đã giúp cho Gerald Ford năm 1976, Ronald Reagan, rồi tới George H.W. Bush, Bob Dole, George W. Bush trong các giai đoạn sơ bộ. Tuy nhiên Manafort đã chưa thể làm được gì ngay, và để Cruz thắng thế ở Colorado.

      Hôm Thứ Hai, Manafort cho biết ban tranh cử Donald Trump đã nạp đơn khiếu nại về việc ban tranh cử Ted Cruz “không hành động theo luật.” Ông nói trên chương trình “Meet The Press” của NBC là “tại các đại hội (caucus) ở Colorado, người của Cruz dùng chiến thuật như mật vụ Đức Quốc Xã Gestapo.”

      Ban tranh cử của Trump cũng không thu được thành công ở North Dakota có 28 đại biểu không ràng buộc và Cruz vận động được 10 ủng hộ mình. Pennsylvania sẽ bầu trực tiếp 71 đại biểu ngày 28 tháng Tư và phần lớn thuộc vào loại không ràng buộc.

      Nhưng trước đó bầu cử New York vào ngày 9 tháng Tư có thể đem lại kết quả đáng kể cho Donald Trump. Các thăm dò dư luận đều cho thấy ông sẽ thắng tại tiểu bang nhà của mình. New York có 95 đại biểu phân phối theo thể thức “winner-take-all” cấp tiểu bang và địa hạt dân biểu liên bang. Thắng toàn tiểu bang sẽ chiếm được 14 đại biểu (at large) và thắng mỗi địa hạt dân biểu liên bang trong số 27 địa hạt được 3 đại biểu. Tuy nhiên nếu được trên 50% phiếu tiểu bang sẽ chiếm toàn thể đại biểu, và ngược lại nếu dưới 20% phiếu không được chia đại biểu nào cấp địa hạt.

      Cho đến bây giờ Donald Trump chưa khi nào chiếm trên 50% ở một tiểu bang. (HC)

      Báo Người Việt

      Xóa
  5. Phóng viên Tự dolúc 01:27 18 tháng 4, 2016

    Bầu cử bằng Tiền
    Lữ Giang

    Người Việt đến định cư tại Hoa Kỳ mới chỉ 37 năm. Đa số thường nghĩ rằng lá phiếu là sức mạnh, cứ đi bầu thật đông là các nhà chính trị Hoa Kỳ sẽ quan tâm đến cộng đồng người Việt. Vì thế, cứ mỗi mùa bầu cử đến, người Việt lại cùng nhau hát lớn bài “Rủ nhau đi bầu”!
    Quan niệm này có thể đúng đối với các cuộc bầu cử tại địa phương, nhưng khi đi lên cấp liên bang, lá phiếu của các sắc tộc thiểu số thường không có tác dụng nhiều. Các sắc tộc thiểu số khác như Do Thái, Trung Quốc, Đại Hàn, Philippines… cũng lâm vào tình trạng như người Việt, vì số phiếu của họ quá ít. Tuy nhiên, không phải ít mà không gây ảnh hưởng được đến chính trường của đất nước này.
    Tổng số người Do Thái tại Hoa Kỳ chỉ khoảng 6.588.000, tức bằng 2,1% dân số Hoa Kỳ, đông nhất là ở New York (1.635.020 người) rồi đến California (1.219.740 người). Nhưng chúng ta lại thường nghe nói người Do Thái đóng vai trò lãnh đạo tại đất nước này. Chẳng hạn như Paul Warburg, một người gốc Do Thái đến từ Đức, là một trong những người ủng hộ hàng đầu việc thành lập một ngân hàng trung ương ở Mỹ và là một trong các Thống Đốc đầu tiên của Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve System). Hiện nay, người đang giữ chức Chủ Tịch Hệ Thống Dự Trử Liên Bang là Ben Bernanke là người gốc Do Thái. Vị Chủ Tịch trước đó là Alan Greenspan, cũng là người gốc Do Thái.
    Tại sao họ làm được điều đó?
    Từ lâu, các nhà lãnh đạo một số sắc tộc như người Do Thái, người Hoa, người Đại Hàn… không quan tâm đến việc bầu cử bằng phiếu nữa, mà BẦU CỬ BẰNG TIỀN! Bầu cử bằng Tiền như thế nào? Hôm nay chúng tôi xin trình bày sơ lược về vấn đề này với hy vọng giúp người Việt có một cái nhìn khái quát về phương cách gây ảnh hưởng chính trị trên đất nước Mỹ.
    NHỮNG QUY ĐỊNH GẮT GAO
    Vấn đề dùng tiền bạc để quyết định số phận của các ứng cử viên vào các chức vụ công tại Hoa Kỳ đã gây ra nhiều tranh luận. Năm 1971, Đạo Luật Vận Động Bầu Cử Liên Bang (Federal Election Campaign Act) đã được ban hành. Đạo luật này thành lập Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang (Federal Election Commission) và ấn định các luật lệ về gây qũy và xử dụng quỹ vận động rất gắt gao.
    1.- Phân biệt “tiến cứng” và “tiền mềm”
    Tiền đóng góp để vận động bầu cử – thường được được gọi là “tiền chính trị” (political money) – được chia làm hai loại: “Tiền cứng” (hard money) và “tiền mềm” (soft money).
    “Tiền cứng” là tiến đóng góp trực tiếp cho một ứng cử viên của một đảng chính trị. Nguồn gốc và giới hạn của số tiền đóng này đều được quy định và được giám sát bởi Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang.
    “Tiền mềm” là tiền đóng góp cho các đảng phái chính trị như một toàn thể.
    2.- Quy định về tiền đóng góp
    Sau đây là phần tóm lược về những quy định chung về thu và chi các số tiền đóng góp cho việc vận động tuyển cử:
    (1) Các ứng cử viên phải tiết lộ các nguồn đóng góp và chi tiêu cho cuộc vận động.
    (2) Việc tài trợ cho các cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ hay tổng tuyển cử đều phải công khai.
    (3) Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang đặt ra những giới hạn cho những đóng góp dùng để vận động của các cá nhân và các tổ chức.
    Những điều bị cấm:
    (1) Cấm nhận các tài trợ trực tiếp do các công ty, các tổ chức lao động và các ngân hàng quốc gia.
    (2) Cấm nhận các tài trợ do các Nhà thầu Chính Phủ
    (3) Cấm nhận các tài trợ từ người nước ngoài.
    (4) Cấm góp tiền mặt trên 100 đô la.
    (5) Cấm các đóng góp dùng tên người khác (straw donor schemes)
    3.- Xử dụng tiền cứng và tiền mềm
    Trong lịch sử, chữ “tiền mềm” dùng để chỉ những đóng góp cho các đảng phái chính trị có mục đích xây dựng đảng và các hoạt động khác không liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử của các ứng cử viên chỉ định. Án lệ Buckley v. Valeo của TCPV giải thích rằng vì những đóng góp này không được sử dụng cho ứng cử viên chỉ định, nên không bị chi phối bởi Đạo Luật Vận Động Bầu Cử Liên Bang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 01:29 18 tháng 4, 2016

      “Tiền mềm” cũng được dùng để chỉ những đóng góp không giới hạn cho các tổ chức và các ủy ban khác hơn là với các cuộc vận động của ứng cử viên và các đảng phái chính trị (trừ khi luật lệ của tiểu bang cho phép xử dụng số tiền này trong tiểu bang và trong các cuộc tranh cử tại địa phương).
      Cũng trong vụ Buckley k. Valeo), TCPV giải thích rằng Đạo Luật Vận Động Bầu Cử Liên Bang cho phép các bên được chi tiêu không giới hạn các số “tiền cứng” (hard money) vào các hoạt động như gia tăng số cử tri ghi danh và đi bầu.
      Năm 1979, Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang cho phép các đảng chính trị có thể chi tiêu các số đóng góp “không theo quy tắc” (unregulated) hay “tiền mềm” cho các hoạt động hành chính và và xây dựng không thuộc liên bang. Sau đó, số tiền này cũng được phép sử dụng cho ứng cử viên liên quan đến quảng cáo để làm gia tăng việc đóng góp số tiền mềm và các chi tiêu trong cuộc bầu cử.
      Điều này đã dẫn đến việc thông qua Đạo Luật Cải Cách Vận Động Lưỡng Đảng (Bipartisan Campaign Reform Act – BCRA) năm 2002, cấm “các đóng góp không theo quy tắc” (unregulated contributions) cho Các Ủy Ban Toàn Quốc của các đảng.
      Số tiến được phép đóng góp do Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang ấn định trong mỗi mùa bầu cử. Thí dụ năm 2010, Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang đã ấn định mỗi cá nhân có thể đóng góp cho mỗi ứng cử viên hay mỗi ủy ban vận động bầu cử 2.400 USA trong mỗi cuộc bầu cử, cho ủy ban toàn quốc 30.400 USD mỗi năm và cho các ủy ban hành động chính trị 5.000 USD mỗi năm.
      Ngoài những quy định này, các ứng cử viên có thể mở các buổi tiệc hay họp mặt để những người ủng hộ có thể đóng góp qua việc mua các phần tham dự. Trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2008, ông Obama quyên góp được $513.557.218, còn ông McCain được $346.666.422. Mới đây, ông Obama đã mở tiệc gây qũy ở Los Angeles với mỗi phần ăn lên đến 36.500 USD.
      Tất cả những số tiền này đều đặt dưới sự kiểm soát chi thu của Ủy Ban Tổ Chức Bầu Cử Liên Bang.

      QUYẾT ĐỊNH BẰNG TIỀN
      Nhiều người thắc mắc rằng luật lệ ấn định rất gắt gao như vậy, làm thế nào các nhà đại tư bản có thể dùng tiền để quyết định số phận của các ứng cử viên được?
      Dựa vào quyền tự do ngôn luận quy định trong Tu Chính Án số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ, người ta đã thành lập một tổ chức độc lập không liên hệ đến ứng cử viên hay đảng phái nào, để ủng hộ hay chống lại bất cứ ứng cử viên nào. Một nhà đại tư bản muốn yểm trợ ông Obama, ông ta có thể đứng ra gây qũy hay bỏ ra vài chục triệu thuê các cơ quan truyền thông làm các chương trình ủng hộ ông Obama và tấn công đối thủ của ông ta, hoặc cổ động nhiều công dân Mỹ đi bầu cử và bỏ phiếu cho ông Obama. Luật pháp không thể cấm những chuyện này được.
      Những kiểu “đánh võ rừng” này cũng đã gây ra nhiều tình trạng lộn xộn và lạm dụng, nên Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang phải đưa ra một số nguyên tắc bắt buộc phải theo, như bắt phải hoạt động dưới hình thức các Ủy Ban Hành Động Chính Trị (Political Action Committee – thường được gọi là PAC) và các số chi thu phải đặt dưới sự kiểm soát của Ủy Ban.

      Xóa
    2. Phóng viên Tự dolúc 01:29 18 tháng 4, 2016

      1.- Ủy Ban Hành Động Chính Trị
      Ủy Ban Hành Động Chính Trị là một tổ chức được thành lập với mục tiêu mở các chiến dịch ủng hộ hay chống lại (1) các ứng cử viên chính trị, (2) các sáng kiến bỏ phiếu hay (3) các luật lệ về bầu cử.
      Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang đòi hỏi ở cấp liên bang, một tổ chức vận động bầu cử phải thành lập PAC khi tổ chức này nhận được một số tiền nhiều hơn $1.000. Ở cấp tiểu bang, luật bầu cử của tiểu bang ấn định quy chế riêng về PAC.
      Ủy ban hành động chính trị phải đăng ký hàng năm trước khi nhận tiền yểm trợ hay chi tiêu trên một mức ấn định. Tuyên bố của Tổ chức (Statement of Organization) cũng phải được đệ nạp để có thể nhận được chứng chỉ đăng ký.
      Ủy Ban này hoạt động dưới dạng thức một “tổ chức 527” (527 organization). Tổ chức 527 hay nhóm 527 (527 organization or 527 group) là tổ chức được miễn thuế quy định ở “Mục 527” của Luật Lợi Tức Quốc Nội (Internal Revenue Code – IRC) liên bang. Hầu hết các ủy ban hành động chính trị đều là tổ chức 527.
      2.- Thu chi vô giới hạn
      Một ủy ban hành động chính trị dưới dạng tổ chức 527 được quyền thu chi vô giới hạn, miễn đừng kết hợp với một ứng cử viên hay một đảng phái chính trị nào. Việc thu chi phải công khai và được đặt dưới quyền kiểm soát của Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang.
      Hình thức vận động tuyển cử này cũng đã đưa đến nhiều cuộc tranh luận rất sôi nổi, nhất là với Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang, nhiều vụ đã phải vác chiếu ra tòa. Vì vậy chúng ta đã có 3 án lệ quan trọng liên quan đến các tổ chức và các hoạt động này, có thể tóm lược như sau:
      (1) Ngày 18.9.2009, Tòa án phúc thẩm liên bang ở Washington DC, phán quyết rằng các nhóm hay tổ chức 527 có quyền của Tu Chính Án số 1 của Hiến Pháp để gây qũy và chi tiêu tự do gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử bao lâu họ không phối hợp hoạt động của họ với một ứng cử viên hoặc một đảng phái nào.
      (2) Tháng 1 năm 2010, Tối Cao Pháp Viện phán quyết rằng chính phủ không thể ngăn cản các công ty hay đoàn thể trong việc chi tiêu tiền để hỗ trợ hay chống lại cá nhân của các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử. Trong khi các công ty hay đoàn thể không thể tặng tiền trực tiếp cho các cuộc vận động, họ có thể tìm cách thuyết phục công chúng bỏ phiếu thông qua các nhóm chi tiêu độc lập.
      (3) Tháng 7 năm 2010, trong vụ án Speechnow.org c/ Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang, Tối Cao Pháp Viện lại phán quyết rằng các ủy ban chỉ chi tiêu độc lập được biết như là Siêu PAC, như các tổ chức 527s, có thể gây quỹ với số lượng không giới hạn từ các cá nhân, đoàn thể, hiệp hội và các công ty (cả vụ lợi và bất vụ lợi) với mục đích thực hiện các chi tiêu độc lập để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Các PACs cũng phải tiết lộ tài chính của họ với Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang và không thể phối hợp với các ứng cử viên hoặc các đảng phái chính trị (cannot coordinate with candidates or political parties). Sự khác biệt là họ có thể trực tiếp ủng hộ hoặc chống lại một ứng cử viên.
      Bằng phương thức hợp pháp này, các nhà đại tư bản Hoa Kỳ có thể dùng tiền để chi phối các cuộc bầu cử vào các chức vụ công, nhất là cuộc bầu cử tổng thống.

      Xóa
    3. Phóng viên Tự dolúc 01:30 18 tháng 4, 2016

      NHÌN QUA HOẠT ĐỘNG CỦA PACs
      Năm 2000, “Anh em nhà tỷ phú Wyly ở Texas” (Wyly brothers of Texas) đã ủng hộ ứng cử viên George W. Bush thuộc Đảng Cộng Hòa Texas qua một chiến dịch quảng cáo trị giá 2,5 triệu USD, được tài trợ qua một “tổ chức 527”. Năm 2004, những đóng góp cho các cuộc vận động ủng hộ ông George W. Bush thông qua tổ chức 527 còn lớn hơn. Một báo cáo cho biết số tiền $9,45 triệu đến từ ba cá nhân.
      Trong thời gian giữa năm 2008 và 2009, các PACs hàng đầu đã gây qũy và chi tiêu 47 triệu USD, trong đó có At&t Federal PAC, Bank PAC, National Beer Wholesalers Association PAC, v.v.
      Thấy PACs thành lập và hoạt động khá dễ dàng, rất nhiều cá nhân và tổ chức đứng ra thành lập PACs, để yểm trợ hay chống đối các ứng cử viên mọi cấp, từ liên bang đến địa phương. Cũng đã có người dùng PAC để kiếm tiền bỏ túi.
      Từ địa phương đến liên bang hiện có khoảng 4.600 PACs được thành lập bởi các doanh nghiệp, các công đoàn lao động, các nhóm thương mại, các tổ chức y tế, v.v. Các PACs này thường được chia là ba loại:
      Những PACs nối kết (connected PACs), thường chỉ nhận tiền từ một “tầng lớp giới hạn” (restricted class). Tính đến tháng 1 năm 2009, đã có 1.598 PACs đăng ký thuộc loại này, trong đó có 272 liên hệ đến các công đoàn lao động và 995 tổ chức kinh doanh.
      Những PACs không nối kết (non-connected PACs) chỉ hoạt động riêng rẻ vì những mục tiêu giới hạn. Đây là loại PACs phát triểu nhanh nhất. Tính đến tháng 1 năm 2009, đã có 1.594 PACs loại này.
      Sau khi có hai phán quyết nói trên của Tối Cao Pháp Viện, các Siêu PACs đã được thành lập để có thể gây qũy lớn hơn và ảnh hưởng mạnh hơn đến các cuộc bầu cử.
      Như chúng tôi đã nói ở trên, loại tổ chức nào cũng có những kẻ lạm dụng vì lợi ích cá nhân. Một thí dụ cụ thể là trường hợp của cựu Dân Biểu John Doolittle thuộc đảng Cộng Hòøa, ông là cựu dân biểu liên bang thuộc đơn vị 14 (1991 – 1993) và 4 (1993 – 2009) California. Vợ ông ta là bà Julie Doolittle đứng ra thành lập một tổ chức PAC trong đó chỉ có bà ta là nhân viên duy nhất. PAC này đã trả cho bà $68.630 trong hai năm 2003 và 2004, và $224.000 hai năm 2005 và 2006. Hôm 13.4.2007, FBI bố ráp căn nhà của ông bà ở Oakton, Virginia.
      NHÌN VÀO THỰC TẾ
      Chúng tôi xin nhắc lại, trong một lá thư gởi cho một cộng tác viên của mình đề ngày 21.11.1933, Tổng Thống Franklin Roosevelt đã viết:
      “Sự thật của vấn đề, như bạn đã biết, là yếu tố tài chánh trong các trung tâm rộng lớn đã làm chủ chính quyền của nước Mỹ kể từ thời Andrew Jackson.”
      Do đó, người Việt muốn gây ảnh hưởng chính trị trên đất nước này, không thể không biết đến phương thức bầu cử bằng tiền và vận động hậu trường bằng tiền.
      Ngày 28.2.2012
      Lữ Giang

      Xóa
  6. Cảm ơn G.T ,cảm ơn ông Lữ Giang và Phóng viên tự do đã cung cấp những thông về bầu cử ở Mỹ.

    Người Mỹ họ có thể vừa bầu bằng phiếu ,vừa "bầu" bằng tiền ,nhưng điều quan trọng là việc bầu cử chụi ảnh hưởng lớn nhất từ các tổ chức kinh tế nền móng của nước Mỹ và tiền vận động bầu cử không phải từ túi nhà nước Mỹ,việc thu chi tiền vận động bầu cử cũng có luật điều tiết .

    VN mình có thể tham khảo học được gì thì học,không học gì thì thôi,chẳng nên chỉ trích kẻo mang tiếng đã nghèo nàn lạc hậu lại đòi dạy khôn thiên hạ đó.

    Trả lờiXóa
  7. thực ra bài kiểu này ko có gì mới,chẳng qua ngày nay ko thể dấu được nữa thì lão Lữ Giang mới viết ra và bài này thì chả bao giờ được đăng ở voa,rfa,bbc đâu.chả có gì mới

    Trả lờiXóa
  8. Thể chế bầu cử ở Việt Nam đơn giản và dân chủ hơn ở Mỹ .

    Trả lờiXóa
  9. Thách Mỹ bắt công khai người chi tiền và đích đến số tiền chi cho bầu cử của các đảng phái, tư bản thì minh bạch ra cái đó mới gọi là dân chủ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn rận chủ Nga ngố mà xem, bắt công khai tài chính là tịt ngóm 1 loạt là hiểu, tư bản mà minh bạch tiền chẳng khác nào chường cái mặt mo ra cho thế giới cười với chửi.

      Xóa
  10. Hê hê. Chúng ta đọc tin này: Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Campuchia ngày 27/6/2014 cho biết, sẽ có khoảng 300 quan sát viên độc lập quốc tế tới giám sát cuộc bầu cử Quốc hội tại nước này - (Nguồn: http://www.baomoi.com/campuchi...

    Còn đảng ta thì éo bao giờ dám mời. Bởi vì nếu mời vào thì lòi ngay cái bản chất lưu manh bịp bợm của đảng ta ngay. Một thằng ăn cắp thì luôn sợ cảnh sát. He he... Vậy mà đảng ta cứ sủa ăng ẳng là ứng cử, bầu cử dân chủ - Cả vú lấp miệng dân. Xấu hổ với quốc tế và dân tộc. hài hước éo chịu được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm như Mỹ thì có ai đó ở ngoài giám sát bầu cử quốc hội huê cầy ấy. :v

      Xóa
    2. có đảng khác em à

      Xóa
    3. đảng shjt hả cháu nặc 12:44 :v đến bảo vệ con dân mình tránh khỏi vòng xoáy của chiến tranh còn không làm nổi, tế hết trăm ngàn người này đến trăm ngàn lính khác ở ngoại quốc thì giám sát bằng ốc vít hả :v

      Xóa
    4. Thường chỉ có những cuộc bầu cử không đáng tin cậy tại các quốc gia còn lộn xộn thì mới cần có giám sát quốc tế. Các quốc gia tiên tiến thì không cần. Sao bạn không biết điều đơn giản như vậy?

      Xóa
    5. Có vài việc bạn @ Sinh VN cần làm ngay để trước hết có thể là người tử tế cái đã :
      1, Nên bỏ ngay thói ăn nói vô học, hỗn hào , có phần mất dạy này đi. Ở nhà với cha mẹ, bạn nói như vậy quen rồi thì kệ, nhưng ra ngoài thì ..khác đấy.
      2, Đã ra vẻ dẫn link này kia, thì phải cần chính xác . QH Campuchia theo nhiệm kỳ 5 năm, thí dụ 2008 đến 2013,..Lấy đâu ra ngày 27/6/2014 như bạn nói ? - Link Báo Mới về khóa 4 đây : http://www.baomoi.com/campuchia-300-quan-sat-vien-quoc-te-toi-giam-sat-cuoc-bau-cu-quoc-hoi/c/1754560.epi
      Và link về khóa 5 đây : http://vov.vn/thegioi/campuchia-tien-hanh-bo-phieu-bau-cu-quoc-hoi-khoa-5-273006.vov
      3, Campuchia mời " ..khoảng 300 quan sát viên độc lập quốc tế tới giám sát cuộc bầu cử Quốc hội tại nước này..".
      Và như vậy các nước khác không giống như CPC , thí dụ Mỹ chẳng hạn, như bạn nói, thì họ "...lòi ngay cái bản chất lưu manh bịp bợm ...' ra hả ? - Ăn nói hằn học, cảm tính, do vậy có vẻ bản chất của bạn ... lại đúng y chang lời bạn vừa nói..đúng không ?

      Xóa
    6. Tớ không biết đảng nào có thể chui vào đại hội đảng Voi và đảng Lừa để "giám sát bầu cử" đó nặc 12:44 ngày 18/4 ạ. Nặc thử kể tên 1 đảng ra coi nào

      Xóa
    7. đảng cử dân bầu là chuyện nội bộ đảng để bầu ra người đại diên cho cuộc bầu cử lớn ..

      khi mỗi đảng đã cử ra 1 người đại diện cao nhất để tranh cử tổng thống thì ng dân bỏ phiếu cho đảng mà mình thích ... đảng nào thắng thì đại diện đảng đó sẽ làm tổng thống ... Trên lý thuyết là ng dân bỏ phiếu cho đại diện của đảng ở điạ phương, nhưng thường ng ta bỏ phiếu cho đảng có vị đại diện cao nhất vì đó là ng quyết định nhiều nhất ..

      không thể đánh đồng chuyện đảng cử dân bầu ở mỹ với cách làm kỳ quặc ở VN được, đây chính là kiểu nói lập lờ đánh lận con đen như thể "mỹ không có đa đảng, chỉ có 2 đảng thay nhau lãnh đạo thôi" , thể hiện sự ngu dốt và bịp bợm của CS

      Xóa
    8. Dân bầu chỗ nào DCC thử chỉ ra coi nào.

      Xóa
  11. Chỉ những người biết làm giàu cho chính mình mới biết cách làm cho dân giàu ,làm cho nước mạnh được và đây chính là bài học từ người Mỹ nếu người VN muốn học hỏi ở họ.

    Những người trong cùng một luật chơi,một sân chơi mà chỉ là hoặc chỉ muốn là vô sản thì cuộc cạnh tranh đấu đá với giới tư sản, khác gì cuộc đấu giữa anh võ sĩ có gươm sắc giáo nhọn với con bò mộng cơ bắp cuồn cuộn hữu dũng vô mưu?

    Vô sản vì vậy ,chẳng có lý gì để thắng được tư bản cáo già .Vô sản có thể thắng nhưng không phải ở chung cuộc ,trừ phi anh cũng phải cáo già như ai,chỉ khác cái áo vô sản khoác bên ngoài .

    Thời nay,ai tập hợp và làm chủ được thế giới khoa học công nghệ,người ấy là số một.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mới đọc sơ sơ biết ngay là vl núp nick nặc danh viết. Có nick sao không dùng hẳn hoi mà phải núp nick nặc danh vậy

      Xóa
  12. Phóng viên Tự dolúc 15:52 19 tháng 4, 2016

    Cử tri Mỹ phản đối tiền bạc chi phối nền chính trị

    Hơn 1.200 người đã bị tạm giữ trong các cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Quốc hội Mỹ kéo dài suốt 8 ngày qua nhằm phản đối tình trạng nền chính trị bị tiền bạc chi phối, đặc biệt liên quan tới các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống hiện nay của các ứng cử viên hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

    Ông Donald Trump phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử ở Milwaukee, Wisconsin ngày 4/4. ảnh: AFP/TTXVN
    Theo cảnh sát, chỉ riêng trong ngày 18/4 đã có khoảng 300 đối tượng bị bắt giữ tại khu vực Đồi Capitol, nơi trụ sở Quốc hội Mỹ tọa lạc. Đa phần các đối tượng bị cáo buộc tụ tập trái phép và gây rối, không chấp hành yêu cầu của lực lượng an ninh. Cuộc biểu tình kéo dài 8 ngày này được phát động trên phạm vi toàn nước Mỹ, thu hút hàng nghìn người tham gia.

    Theo các nhà tổ chức, có khoảng 260 nhóm biểu tình đến từ khắp nước Mỹ đã tụ tập tại Đồi Capitol những ngày qua. Với những biểu ngữ "Money out, people in" (tạm dịch "Tiền ra, người vào"), những người biểu tình phản đối một phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ năm 2010 mà họ cho là thiếu công bằng và hối thúc Quốc hội thông qua các điều luật đảm bảo mọi cử tri Mỹ đều bình đẳng.

    Theo phán quyết, các siêu Ủy ban Hành động Chính trị (PAC) không còn bị giới hạn trong việc gây quỹ tranh cử, đồng nghĩa với việc các tập đoàn có thể thoải mái sử dụng tiền bạc của mình để tác động tới chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên, qua đó có những ảnh hưởng nhất định tới nền chính trị Mỹ.

    Trước đó, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Bernie Sanders cũng đã chỉ trích việc hàng tỷ USD từ những người giàu có nhất nước Mỹ đang được đổ vào chiến dịch vận động tranh cử tổng thống hiện nay. Theo ông, các siêu PAC vốn hoạt động độc lập với các ứng cử viên hiện đang ngày càng có nhiều tiền và có tầm ảnh hưởng đối với các chiến dịch tranh cử hơn bản thân các ứng cử viên.

    Theo một báo cáo của tờ "New York Times" (Mỹ) số ra tháng 10/2015, một nửa trong số 176 triệu USD mà các ứng cử viên tổng thống gây quỹ được đến từ 158 gia tộc Mỹ, mức độ tập trung lớn chưa từng thấy kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước.

    Một nghiên cứu của Đại học Princeton năm 2014 cũng chỉ ra rằng những nhóm người đứng đầu về kinh tế và các nhóm có tổ chức đại diện cho các lợi ích của doanh nghiệp đang có ảnh hưởng lớn đến các chính sách của Nhà Trắng. Trước thực trạng này, các nhà phân tích cảnh báo tiền bạc thao túng nền chính trị không chỉ hủy hoại nền dân chủ mà còn khoét sâu sự chia sẻ trong xã hội.

    TTXVN/Tin Tức

    Trả lờiXóa