Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

NHÀ BÁO TRẦN ĐĂNG TUẤN NÓI GÌ KHI BỊ LOẠI KHỎI DANH SÁCH ỨNG CỬ ĐBQH?

 Stt trên fb cá nhân của Nhà báo Trần Đăng Tuấn
20h tối 16.4, một ngày sau khi biết tin mình bị trượt khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã đăng những dòng chia sẻ xung quanh vấn đề này trên Facebook cá nhân, nội dung như sau:
Tôi được biết qua báo chí rằng Hội nghị Hiệp thương lần 3 do Mặt trận Tổ quốc TP.Hà Nội tổ chức đã không đưa phần lớn các cá nhân tự ứng cử vào danh sách bầu ĐBQH khoá 14. Có những người trong số họ tôi đánh giá cao và trân trọng. Tôi cũng nằm trong số ứng cử viên không được chọn.
 Nhà báo Trần Đăng Tuấn trong một chuyến công tác trên vùng cao
Tôi không bình luận, cũng không quan tâm lý do và động cơ khiến số đông trong 83 người dự cuộc họp này không ủng hộ tôi ứng cử. Theo thủ tục bầu cử hiện nay, họ có quyền như vậy. Họ cũng có trách nhiệm với xã hội và cử tri khi sử dụng quyền này. Đó là việc của họ.
Tôi đã chuẩn bị kế hoạch riêng cho mình trong trường hợp trúng cử, mà vắn tắt là góp phần nhỏ bé của mình vào thúc đẩy, giám sát các lĩnh vực: 1- An toàn thực phẩm. 2- Hiệu quả sử dụng nguồn lực hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo. 3- Bảo vệ quyền lợi của cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng hoặc bị yếu thế trong quá trình biến động phát triển kinh tế - xã hội. 4- Hành lang pháp lý và thực tế rộng rãi hơn cho sáng kiến, sự tự quản của người dân, thông qua các hình thức của xã hội dân sự lành mạnh. 5- Vai trò lớn hơn của báo chí và của truyền thông trong xã hội. 
Với kết quả hiệp thương này, về mặt cá nhân, tôi sẽ có cuộc sống ít áp lực hơn. Nhưng tôi có phần tiếc nuối là không có những điều kiện mà tư cách đại biểu QH đem lại để thực hiện dù chỉ một phần những công việc như đã kể ra ở trên, cũng như tham gia vào các công việc khác vì quyền lợi chung của tất cả mọi người dân, trong đó có tôi.
Dù vậy, tôi không mảy may bất ngờ hay buồn bực. Như tôi từng chia sẻ: Tôi có nhiều việc khác để làm và có nhiều cách khác để đóng góp như một công dân. Tôi viết stt này để chân thành cảm ơn tất cả cử tri nơi cư trú, cử tri nơi công tác đã ủng hộ tôi. Chân thành cảm ơn hàng chục ngàn người đã ủng hộ tôi khi gặp gỡ trực tiếp hoặc qua mạng xã hội. Cảm ơn các đồng nghiệp báo chí đã chú ý nhiều đến việc tự ứng cử của tôi. Cảm ơn thiểu số thành viên của Hội nghị Hiệp thương lần 3 đã tín nhiệm tôi. Tôi vô cùng trân trọng sự ủng hộ này từ các vị và các bạn.

Nguyễn Thúy Hoa

16 nhận xét:

  1. Chỉ những người tử tế mới có cái nhìn đàng hoàng sự bất thành công của mình như ông Trần Đăng Tuấn.

    Mỗi người dân,hãy thôi đừng chỉ tay năm ngón trách trời trách đất trách người trách xã hội trách Nhà nước trách Đảng mà hãy tự trách mình ,hãy tự kiểm liệu mình đã vượt qua được chính mình trong việc thực thi trách nhiệm công dân để "nhốt" quyền lực như ông TBT Nguyễn Phú Trọng vừa nói rất trúng hay không.

    Trả lờiXóa
  2. Học sinh mẫu giáo vùng caolúc 12:25 17 tháng 4, 2016

    TRẦN ĐĂNG TUẤN - Nhà trí thức chân chính!

    Trả lờiXóa
  3. Trần Thị Thuậnlúc 15:43 17 tháng 4, 2016

    Hy vọng mấy bác dzận xĩ mang danh 'nhân xĩ' như ông Nguyễn Quang A đọc bài này để biết mà nhục dần đi là vừa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết nhục thì đã không làm rận chủ!

      Xóa
    2. Mấy ông này cũng lạ , một người dc 100% cử tri đồng ý mà lại bị loại ra mà không có bất cứ lý do chính đáng nào ông lầm lũi chấp nhận thì đượcc gọi là tử tế là tốt. người tốt là người phải biét đấu tranh với những sai trái , những bất công ,những cường quyền những vô lý để xã hội này tốt đẹp hơn công bằng và minh bạch hơn chứ không phải cứ im lặng chấp nhận kẻ trên chúng thích làn gì thì làm đi ngược với lòng dân mà được ca ngợi là tốt quá thật nực cười

      Xóa
  4. Nếu ông Tuấn là một nhà tri thức chân chính vì nước vì dân thì sao lại gạt ông khỏi danh sách ứng cử đại biểu quốc hội ,tại sao những kẻ không bằng ông lại đượcc vào ? thế thì phải xem lại những kẻ đã gạt ông ra ? Lô gich có vậy thôi .

    Trả lờiXóa
  5. Chả biết ông Trần Đăng Tuấn ra sao,chỉ khi đọc bài này thì biết ngay là ổng không phải rận.Người như vầy thì vào quốc hội càng tốt chứ sao.Tốt hơn nhiều nhửng thằng cha đại biểu Quốc Hội mà chỉ quan tâm tới "hợp pháp hóa mại dâm".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đất nước rất cần những người tốt , sao lại gạt người tốt ra vậy , bọn gạt người tốt chắc chắn phải là kẻ xấu!

      Xóa
  6. Mọi người càng ca ngợi Trần Đăng Tuấn càng thấy sự tù mù của việc bầu cử tại Việt nam. Làm an kiểu đấy thì sao chọn được người thực sự đại diện cho dân.

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta vẫn thường nghe nói (có phải mị dân hay không?) là: Ý đảng, lòng dân; lấy dân làm gốc nhưng trong trường hợp này thì lòng dân đã rõ đồng thuận ông Tuấn là người của dân cử đại diện cho nhân dân nhưng đảng (không viết hoa) không đồng thuận thì không được nói tiếng nói đại diện cho nhân dân. Vậy ở đất nước này ai là người làm chủ?

    Trả lờiXóa
  8. Anh rận Nặc danh09:28 , rận bao ơi. nghe chính ông Tuấn nói nè:
    =====
    "người dự cuộc họp này không ủng hộ tôi ứng cử. Theo thủ tục bầu cử hiện nay, họ có quyền như vậy. Họ cũng có trách nhiệm với xã hội và cử tri khi sử dụng quyền này."
    -----
    Những người khác cũng TỐT, vậy bỏ ai, chọn ai giờ?
    Chẳng lẽ trăm người TÓT thì phải chọn cả trăm?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thử xem ai là người tốt hơn ông Tuấn? mấy ông bà trong hội đồng bầu cử đã được chỉ đạo từ trên rồi và họ nói là do cơ cấu chứ không phải vì nhiều người tốt hơn nghe chửa nặc 19:15

      Xóa
  9. Nặc 19:15 trình còn non lắm. Đọc nội dung mà không hiểu gì thì nên dựa cột mà nghe. Người ta đã trả lời rồi: Lý do là cơ cấu đấy thông não đi.

    Trả lờiXóa
  10. https://www.facebook.com/hoighetphandonglúc 08:02 22 tháng 4, 2016

    Thông não cho Rận xĩ phởn bao:
    ----------
    Vì sao nhà báo Trần Đăng Tuấn không vượt qua hiệp thương lần 3?
    Có nhiều người cùng đạt tín nhiệm 100% thì phải chọn "người tiêu biểu hơn".
    “Trong những người tiêu biểu thì phải lựa chọn những người tiêu biểu hơn. Qua cảm nhận, các đại biểu thấy rằng có những ứng viên có thể đóng góp cho đất nước được nhiều hơn, xây dựng những quyết sách lớn cho đất nước thì đó là quyền của 83 đại biểu (những người tham gia Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 chiều 15-4 của Hà Nội - PV)”.
    Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP Hà Nội Bùi Anh Tuấn đã lý giải như trên về việc một số ứng cử viên đạt tín nhiệm 100% của cử tri nơi cư trú nhưng vẫn bị loại tại vòng hiệp thương cuối cùng vào ngày 15-4 vừa qua.
    Lý giải nêu trên được ông Tuấn đưa ra vào chiều 19-4, tại cuộc giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức (2016-2021).
    Theo Ủy ban MTTQVN TP Hà Nội, sau hội nghị Hiệp thương lần thứ 2 (ngày 17-3), có 87 ứng viên được chốt danh sách bầu ĐBQH.
    Tại Hội nghị hiệp thương lần 3 (ngày 15-4) đã có 15 người có đơn xin rút và 29 người có tín nhiệm của cử tri không đạt yêu cầu. Theo đó danh sách ứng cử viên còn lại 43 người. Từ danh sách này, hội nghị hiệp thương vòng 3 biểu quyết lựa chọn ra 38 ứng cử viên chính thức bầu ĐBQH.
    “Trong danh sách này có một người dự phòng. Từ giờ đến 22-5 có nhiều điều bất khả kháng không ai mong muốn. Nhằm bảo đảm số lượng đại biểu ấn định cho Hà Nội thì cần phải có dự phòng một người để đảm bảo số lượng bầu cử. Còn nếu không có gì thay đổi, trường hợp dự phòng sẽ rút trước ngày bầu cử” -ông Tuấn nói.
    Liên quan đến năm ứng cử viên mặc dù đạt 100% tín nhiệm của cử tri (gồm một người được cơ quan tổ chức giới thiệu và bốn người tự ứng cử), trong đó có nhà báo Trần Đăng Tuấn nhưng vẫn bị loại tại hội nghị hiệp thương lần 3, ông Tuấn cho hay: Những người tự ứng cử hay người được giới thiệu đều có quyền bình đẳng như nhau. Việc lấy phiếu tín nhiệm ở nơi cư trú và nơi làm việc là thực hiệu theo quy định trong luật. Các ứng viên phải thực hiện đủ các bước đó mới đủ tiêu chuẩn để vào hiệp thương lần 3.
    "Việc đánh giá thế nào, hay ứng viên nhận được ít hay nhiều tín nhiệm là do đại biểu dự Hội nghị hiệp thương lần 3 quyết định. Chúng tôi đã thực hiện đúng quy định, tổ kiểm phiếu gồm ba người (một phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh làm tổ trưởng, một chủ tịch Hội Thanh niên TP Hà Nội và một phó chủ tịch Hội Sinh viên). Hình thức bỏ phiếu, hội nghị đã lựa chọn hình thực giơ tay” - ông Bùi Anh Tuấn nói.
    Theo ông Tuấn, Luật Tổ chức Quốc hội quy định rất rõ tiêu chuẩn ứng viên ứng cử đại biểu Quốc hội. Đối chiếu những tiêu chuẩn như gương mẫu chấp hành chủ trương pháp luật, thực hiện phòng, chống tham nhũng, gần gũi nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, được nhân dân tín nhiệm… từng đại biểu sẽ xem xét quyết định.
    Những người vào hiệp thương lần 3 đều đạt tiêu chuẩn vì đã đạt được tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, nơi công tác. Qua đối chiếu hồ sơ lý lịch của các ứng viện cũng đều rất tốt mới được đưa vào danh sách hiệp thương lần 3.
    “Tuy nhiên, trong những người tiêu biểu thì phải lựa chọn những người tiêu biểu hơn. Qua cảm nhận, các đại biểu thấy rằng những ứng viên có thể đóng góp cho đất nước được nhiều hơn, xây dựng những quyết sách lớn cho đất nước thì đó là quyền của 83 đại biểu” - ông Tuấn giải thích.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.facebook.com/groups/dongmauviet/?hc_location=ufilúc 08:04 22 tháng 4, 2016

      Theo báo cáo của UBMTTQ TP Hà Nội trong danh sách 38 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội có 16 người là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ (đạt 42,1%), 11 người là thạc sĩ (28,95%) và 11 người có trình độ đại học.
      Trong số này, nữ có 15 người, hai người dân tộc Mường, ba người dưới 40 tuổi, năm người tái cử và ba người ngoài Đảng, hai người tự ứng cử.
      Đối với 179 người ứng cử ĐB HĐND TP nhiệm kỳ 2016-2021 có 28 người là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ; 93 người là thạc sĩ; 57 người đại học và một người tốt nghiệp PTTH.
      Trong số này nữ có 66 người, ba người dân tộc Mường, 22 người dưới 35 tuổi, 26 người ngoài Đảng và 35 người tái cử.

      http://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/vi-sao-nha-bao-tran-dang-tuan-khong-vuot-qua-hiep-thuong-lan-3-624234.html

      Xóa