Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

TRỞ VỀ SÀI GÒN SAU NGÀY ĐẠI THẮNG

Lời dẫn: Nhân kỷ niệm 41 năm Giải phóng miền Nam, Thống nhất Tổ quốc, Bác Thép- cây bút quen thuộc của Google.tienlang- lại vừa gửi đến cho chúng ta bài viết mới. Nhóm Biên tập Google.tienlang xin chân thành cảm ơn bác Thép và xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết này.
 
Lê Hương Lan
**********************
Nhân kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi viết bài này tâm sự với bạn đọc. Tại sao tôi làm chuyện này? Vì tôi là người già, mà người già thích tâm tình. Tôi không có ý dạy bảo ai cả, chỉ nói với ai cần lắng nghe. Tôi hiểu không phải ai cũng đồng tình với mình, mỗi người có quan niệm khác nhau. Đó là chuyện bình thường.
          Đây là bài viết tản mạn, dài, nêu nhiều vấn đề, chuyện chung chuyện riêng, chuyện mình chuyện người, chuyện xưa, chuyện nay nhằm đến nhiều đối tượng khác nhau. Ai không thích xin đừng phí thì giờ. Ai đọc xin đừng nhặt "sạn", nên chọn những "hạt" giống để  đón mùa vui trái ngọt...  
          Là một thanh niên học sinh sống ở Sài Gòn từ lúc 15 tuổi, tôi thuộc nhiều bài hát của các nhạc sĩ miền Nam thời ấy. Ngày rời Sài Gòn vào vùng giải phóng tham gia Cách mạng tôi một mình âm thầm ra bến xe đò đi Bình Dưng để vào chiến khu(*), vui vẻ ngân nga lời bài hát "Biệt Kinh Kỳ" của nhạc sĩ Minh Kỳ: "Bạn ơi! Quan hà xin cạn chén ly bôi/Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi...Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiêng/ Giả từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền/ Có về là khi nước non vui bình yên...Ngày nào khi đất nước hết binh đao/ Giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu/ Trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau"...Tác giả dùng từ như vậy nên người bên Cách mạng có thể hiểu là chính mình cũng được. Nếu là anh lính Cộng hòa thì sao lại phải đến ngày "đất nước hết binh đao" mới trở về thành đô? Chỉ có những người đi kháng chiến  ngày chiến thắng mới trở về, như thế. 
          Ra đi kháng chiến ai cũng mong ngày trở về trong đoàn "hùng binh" ấy, tôi cũng vậy.
          Nhưng tôi không có được vinh dự đó. Ngày 30-4-1975, tôi đang ở nước ngoài, không có mặt trong nước.
    
Nhà tù Phú Quốc

          Một lần trên đường công tác tôi lọt ổ phục kích lính Mỹ bắt giam ở trại giam tù binh Phú Quốc tới khi thi hành Hiệp định Paris 1973, ngày 15-3-1973, tôi được trao trả tại sông Thạch Hãn (Quảng Trị), an dưỡng tại Sầm Sơn - Thanh Hóa (T72). 
  Trao trả tù binh- Thạch Hãn 1973
Trong hình này có bác Thép không ta?
 Sau khi học tập kiểm điểm được Ban Bí thư TW Đảng công nhận "đảng tịch", qua Tết 1975, tổ chức cho tôi sang Quế Lâm trị bệnh. Đây là bệnh viện bạn dành cho cán bộ trung cao cấp của Việt Nam sang điều trị, an dưỡng, kinh phí trích từ tiền viện trợ của họ dành cho Việt Nam. Tôi lúc đó là cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn nhưng được ưu tiên. Toàn bộ cán bộ y bác sĩ, y tá hộ lý...đều người Trung Quốc. Chỉ một bếp trưởng là người Việt để chỉ đao nấu những món ăn hợp khẩu vị với bệnh nhân người Việt. Tôi đến bệnh viện chừng hơn một tháng thì bên nhà diễn ra trận đánh vào Buôn Ma Thuột. Tuy ở nước ngoài nhưng tin tức cập nhật hàng ngày nhờ có nhiều anh em đem radio để theo dõi tình hình thời sự trong nước. Sau chiến thắng Tây Nguyên đến Trị - Thiên qua Đà Nẵng nhanh tới Phú Yên - Khánh Hòa. Khi quân Giải phóng vượt Phan Rang vào Long Khánh "cánh cửa thép" cuối cùng của chính quyền, quân đội Sài Gòn tan rã thì tin tức quân ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh cũng vang vang trên các làn sóng radio của bệnh nhân trong bệnh viện. Không khí vô cùng sôi động, từ bệnh nhân tới người phục vụ. Ngày 1-5, lãnh đạo bệnh viện mở tiệc chiêu đãi linh đình chúc mừng Việt Nam chiến thắng. Mới hơn hai tháng ở bệnh viện, chưa hết thời gian tối thiểu dành cho mỗi người là ba tháng, nhưng tôi không thể nào yên tâm ở lại trị bệnh nên xin xuất viện về Hà Nội sớm để về Nam.  
          Lúc bấy giờ những cán bộ chiến sĩ an dưỡng ở Sầm Sơn đã lên đường về Nam phần lớn. Tôi được Ban Thống Nhất cho nhập vào đoàn học viên của T72 đang học ở Trường Nguyễn Ái Quốc 4 tại Hà Nội nơi vợ tôi đang học để về Nam. Đoàn xe gần 20 chiếc tiếp nhận chúng tôi từ bờ Nam sông Lam sau khi đi tàu hỏa từ Hà Nội vào Vinh, qua phà Bến Thủy. Phải nói những chiếc xe và tài xế này chạy đường dài rất giỏi, trên đường không xảy ra bất cứ sự cố nào cho tới đích tại Ban Đón tiếp của Ban Tổ chức TW Cục miền Nam lúc đó đóng gần khách sạn Đệ Nhất quận Tân Bình đường Hoàng Văn Thụ bây giờ. "Tài sản" của tôi là một va ly sách, ảnh Bác Hồ mua ở Hà Nội đưa về Nam.
          Đầu tháng 6-1975, về tới Sài Gòn, cái thành phố quá quen thuộc với tôi đã cách xa gần tròn 15 năm, nơi đây có nhiều người thân, họ hàng sinh sống từ những năm 1954 đến nay. Trong khi chờ đợi tổ chức phân công về Thành phố nhận công tác tôi xin phép về thăm chú, anh tôi ở quận 3 và quân 10. Khác với những người từ nông thôn miền Bắc vào họ có vẻ choáng ngợp khi bắt gặp những điều chưa từng biết. Còn tôi không thấy có gì đáng ngạc nhiên vì  không có gì xa lạ. Điều tôi thấy khác là có chợ trời người ta bán nhiều món đồ gia dụng điện tử cũ như quạt máy, bàn ủi, đồng hồ  treo tường, v.v...cũng không có gì khiến tôi ngạc nhiên ở một Thành phố bao năm chịu ảnh hưởng kinh tế viện trợ của Mỹ và các nước tư bản, hàng hóa rẽ là bình thường. Thời gian còn ở Quế Lâm tôi đã gửi thư nhờ anh em về Hà Nội chuyến trước gửi theo đường bưu điện về trong Sài Gòn. Nhà nhận được, gửi thư ra Hà Nội cho biết người chú ruột ở đường Bàn Cờ quận 3 nên tôi đi thẳng tới nơi. Tôi mặc bộ quân phục bộ đội Giải phóng, đầu đội mũ cối, chân mang dép cao su. Khi đứng trước cửa thì một cô gái chừng gần 20 tuổi ra chào. Tôi hỏi có phải em là Mai không? Cô gái có lẽ đã nhận ra người thân dù khi tôi đi kháng chiến em còn nhỏ đang ở ngoài quê. Nay cả hai đều thay đổi nhưng dễ nhận ra vì đã có thư liên lạc trước. "Quà" của người đi xa trở về là những bức ảnh Hồ Chủ tịch, chia nhau trong gia đình và bà con lân cận. Ai cũng coi đây là món quà quý giá nhiều gia đình chưa có để treo nơi trang trọng nhất trong nhà như mong muốn.
          Cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt, từ khi Mỹ đưa quân, vũ khí khí tài phục vụ chiến tranh vào miền Nam bao gia đình có con em đi kháng chiến lo lắng, nảy sinh tư tưởng sợ hy sinh "sợ" cách mạng thua Mỹ. Năm 1965, người cô ruột vào vùng giải phóng thăm tôi, cô nói, chú tư mày nhắn: Đi theo VC chi cho khổ, ở nhà có vợ đẹp con xinh nhà lầu xe hơi không muốn. Quân Mỹ có máy bay, xe tăng vũ khí tối tân, Việt Cộng không thắng nổi Mỹ đâu. Tôi chỉ cười và nói: Con đi trong cái chết để tìm ra sự sống. Ai đi theo đường nào tùy họ. Cô tôi là người gan góc, nhiều lý lẽ không sợ lính, chính quyền tra hỏi trên đường vào chiến khu, bà rất thương tôi nên đã ba lần vào thăm. Chuyện cô thuật lại lời chú tôi để tôi biết chứ không hề bảo tôi phải làm gì. Không chỉ cô tôn trọng đứa cháu mà bà cũng là người từng hiểu biết về Cách mạng những năm kháng chiến chống Pháp ở quê nhà là vùng độc lập. Suốt thời gian ở tù tôi bị tra tấn đánh đập vô cùng dã man, vượt qua bao lần bị khủng bố của địch, đã có nhiều bạn bè, đồng chí tôi hy sinh. Chỉ trong thời gian từ giữa năm 1966 tới tháng 3-1973 tại nhà tù Phú Quốc có hơn 4000 người bị giết chết, hơn 10.000 người bị ép vào khu Tân sinh hoạt (một hình thức chiêu hồi). Vì giữ bí mật lí lịch tôi khai bịa với địch nên tôi không liên lạc, gia đình không biết tin tức gì về tôi cả. Sở dĩ tôi vượt qua được những thủ đoạn của địch, giữ trọn vẹn khí tiết của người chiến sĩ giải phóng là có niềm tin cao ở lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, quyết thà chết chứ không đầu hàng phản bội. Và niềm tin ấy của tôi đã đúng.
          Ngày hòa bình người chú tư có người con trai đầu làm Đại úy cảnh sát Chi trưởng một quận ở miền Trung bị đi cải tạo. Chú hỏi tôi có quen ai làm ở trại giam không? Tôi không có bạn ở đó. Sau khi ra khỏi trại cải tạo, chú em đi vượt biên nhưng bị bão tàu phải quay trở lại bị bắt ở tù lần thứ hai. Ra tù cô vợ đã sang Mỹ từ trước không chịu bảo lãnh còn khiến hai đứa con đừng nhìn cha nó! Mãi sau chú em mới được sang Mỹ nhờ một người anh họ bảo lãnh, chú sống độc thân bằng nghề lái xe đưa rước học sinh. Mấy lần về Việt Nam đến thăm tôi cùng người em con người chú út, chú nói: Anh là người có ý chí cao hơn tôi. Lúc cùng học lớp Nhấp anh là người học giỏi, đi thi cả tỉnh anh đứng thứ hai. Anh theo Cách mạng bị bắt tù đầy gian khổ cơ cực vô cùng nhưng không nao núng, bền gan quyết chí cho tới ngày toàn thắng. Anh là một người không chỉ đứng đầu trong họ tộc (tôi là cháu đích tôn của nội tôi) mà còn đứng đầu ở địa phương mình về chức vị cũng như về bản lĩnh sống. Không ngờ một người từng là đại úy cảnh sát chế độ cũ lại nói với anh bác ruột mình khác chí hướng được như vậy. Tôi hỏi: chú đã nghỉ hưu rồi sao không về Việt Nam sống cho khỏe? Chú nói, ở Mỹ để khi có đau bệnh được hưởng bảo hiểm y tế tốt hơn.
          Tôi nêu chuyện riêng tư ở trên đây để nói rằng: Cuộc chiến tranh 30 năm dài từ 1945 đến 1975, nhiều gia đình miền Nam không tránh được người bên này người bên kia, có khi ở chiến trường anh em ruột cầm súng bắn nhau mà không biết. Ở địa phương tôi có một anh từng là chỉ huy Tiểu đoàn quân giải phóng có nhiều thành tích được đề nghị cấp trên xét phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhưng anh ấy có người con là sĩ quan cấp úy của quân lực VNCH nên không được phong tặng. Chiến tranh nó lôi con người ta vào cuộc bắn giết nhau đau lòng lắm. Không phải tất cả những người lính hay người làm việc cho chính quyền Sài Gòn đều có nợ máu với nhân dân đâu, chỉ nhiều cán bộ sĩ quan cao cấp và một số người khác được ưu đãi để phụng sự chế độ thôi. Còn đa phần người ta bị bắt buộc, ngay cả có người ở đô thị muốn theo Cách mạng cũng không phải ai cũng tìm được tổ chức để móc nối. Tất nhiên họ bị bắt đi lính!
          Sau ngày 30-4-1975, một số người mới vào làm việc chưa được giáo dục tỏ ra cửa quyền, hách dịch đã gây ra bất bình với nhân dân. Tôi có người anh con cô cậu ruột trốn lính mãi sau bị bắt quân dịch. Anh thường ở nhà bán quán phở để lương cho chỉ huy lĩnh. Sau giải phóng gia đình anh bị xếp vào diện lính ngụy. Anh bất mãn nói năn lung tung. Một lần tại nhà chú tôi là Chủ tịch phường anh nhè nhè xúc phạm tới Đảng và Nhà nước, tôi khuyên mãi anh vẫn không nín. Bực quá tôi rút K59 ra chỉa thẳng vào anh và nói: Anh mà còn xúc phạm tới Đảng Nhà nước tôi bắn anh. Chú tôi hoảng quá vội chạy lại can. Thực ra tôi chỉ nộ để anh không chửi lung tung nữa chứ đâu có điên mà bắn. Tôi nói điều này để ai đọc hiểu tư tưởng của tôi dứt khoát không chịu để ai xúc phạm tới Đảng, Nhà nước của chế độ này. Ngày xưa như thế, bây giờ cũng như thế.
 Cửa hàng hợp tác kinh doanh đầu tiên ở quận 1, TP.HCM
          Cái thời miền Nam cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp chính tôi là người mạnh dạn phát biểu không đồng tình cách làm. Lúc đó tôi là HUV Chánh Văn phòng HU vợ tôi cũng là cán bộ, đảng viên kháng chiến về công tác ở địa phương khác không có đất đai ruộng vườn gì nên mạnh dạn có ý kiến. Trong cuộc họp BCH Đảng bộ triển khai thực hiện Nghị quyết cải tạo nông nghiệp, tôi nói: Người nông dân họ không thích nghe mà nhìn chúng ta làm. Hiện tại các tổ đoàn kết sản xuất làm ăn không bằng cá thể nên ta nói dân không tin. Hai là với thời gian ngắn làm sao đào tạo kịp cán bộ khung HTX để quản lý? (ở TP HCM đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư TU. chủ trương Thành phố có ưu thế công nghiệp phục vụ nông nghiệp nên phấn đấu hoàn thành HTX sớm hơn các tỉnh phía Nam một năm, tức năm 1978. Nhưng ông Kiệt là người nhạy bén, nắm bắt tình hình thực tế nhanh, biết kinh tế bị đình trệ cả sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã đề xuất với Trung ương và chính ông tháo gỡ nhiều điều để Thành phố không bị "bao vây kinh tế"). Tôi vừa dứt lời, đồng chí Phó Bí thư người đi tập kết về nói miền Bắc đã cải tạo xong, miền Nam phải cố gắng cải tạo theo cho kịp. Một đồng chí trong Ban Thường vụ nói dù có ăn cháo cũng quyết tâm cải tạo nông nghiệp (!) Trời đất! Khi nghe anh này nói tôi muốn cãi, tôi đủ lý lẽ phân tích cái tư duy tả khuynh của anh ấy, nhưng tôi kìm chế không phát biểu, vì tranh cãi lúc đó là không có lợi. Đồng chí Bí thư HU giải thích: chúng ta phải nổ lực làm vì đây là Nghị quyết của Đảng. Lời đồng chí Bí thư nói đúng theo nguyên tắc của Đảng: thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ưong. Khi nghỉ giải lao, một Bí thư xã gặp nói rất đồng tình với tôi, nhưng không dám phát biểu sợ đánh giá tư tưởng vì anh ấy làm Bí thư ở xã. Một đồng chí hồi cướp chính quyền năm 1945, làm Chủ tịch liên xã, đi tập kết về công tác ở trường Đảng Nguyễn Văn Cừ, sau về địa phương làm Bí thư xã. Anh này không chịu ép dân vào tập đoàn như các xã khác. Anh đưa câu nói của Lenin ra: Hãy để người nông dân suy nghĩ trên luống cày của họ. Vì vậy, tiến độ thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp xã anh là kém nhất, nhưng Thường trực HU cũng vị nể nên không kỷ luật anh ấy. Sau này, cái anh từng phát biểu "ăn cháo" cũng quyết tâm cải tạo nông nghiệp lên làm Phó Bí thư HU, có phản tĩnh: ân hận vì đã ký quyết định khai trừ cả chục đảng viên không chịu vào HTX.
           Đã xảy ra chuyện người dân phản ứng vì ép họ vào tập đoàn sản xuất, dẫn đến tan rã một số tập đoàn nông nghiệp sản xuất lúa. Riêng các tập đoàn sản xuất rau được Thành phố cung cấp lương thực nên giữ vững. Có chuyện này: Một xã gửi báo cáo về HU một gia đình nọ có ruộng sâu, ruộng gò hơn mẫu rưởi, khi chưa vào tập đoàn lúa ăn không hết, nay vô tập đoàn chỉ ăn đủ ba tháng, vì gia đình không có lao động tham gia sản xuất nên công điểm quá ít. Gia đình này có một cô gái làm công nhân phải ăn cháo đi làm. Tôi báo cáo với đồng chí Bí thư tình hình đó. Đồng chí Bí thư bảo tôi đi kiểm tra. Sáng sớm hôm sau tôi đến UBND xã cùng Bí thư xã đến thăm gia đình nói trên. Tôi đi vòng ra sau thì thấy trên bếp có cái xoong luộc rau, còn nước, lá rau dính mép xoong. Gia đình trình bày y như báo cáo của Chi bộ xã. Về báo lại Bí thư, đồng chí bảo tôi điện cho Phòng Thương Binh xã hội cứu trợ gạo cho gia đình ấy. Tôi nói với Bí thư: cứu trợ là phải làm ngay rồi, nhưng cứ như thế này thì không đủ gạo cứu đói cho dân vì sẽ ngày càng đông hơn và tạo cho người dân ỷ lại vào Nhà nước rất bất lợi. Bí thư bảo tôi làm báo cáo cho Ban Cải tạo Thành phố. Mấy ngày sau hai đồng chí có trách nhiệm của Ban này về gặp tôi, các đồng chí cảm ơn và nói rằng: Chúng tôi nhận ra cải tạo nông nghiệp như vầy là không được nhưng chưa có sự việc cụ thể để chứng minh cho cấp trên. Nay có trường hợp ở huyện mình báo cáo chúng tôi rất mừng cảm ơn các đồng chí đã cung cấp thông tin cho chúng tôi có cơ sở báo cáo với Trung ương.
          Chuyện "ngăn sông cấm chợ" hồi ấy không chỉ một địa phương mà nhiều tỉnh ở miền Nam du kích chặn bắt người chở vài chục ký gạo, mấy cân thịt trên xe đò là chuyện "thường ngày" ở huyện. Hồi đó, tư duy con người bị tác phong quan liêu, tư tưởng bao cấp gây nên trì trệ làm cho người có trách nhiệm chậm nhận ra điều không phù hợp ở cơ sở. Không chỉ ở địa phương tôi, càng không từ ý kiến cá nhân nhỏ bé như tôi làm thay đổi được chủ trương của Trung ương. Phải từ tình hình nhiều nơi tổng hợp lại giúp Trung ương nhìn ra chủ trương không phù hợp, có sự thay đổi, sau đó kiểm điểm nhận khuyết điểm là tả khuynh, "ấu trĩ" trong công tác cải tạo nông công nghiệp, đề ra đường lối Đổi Mới đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, phát triển như ngày nay. Vấn đề là Đảng nhận ra sai lầm, sửa đổi, điều này chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính Đảng luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
          Cha vợ tôi có hãng nước mắm và hai xưỡng cưa sản xuất rất khá. Gia đình là nơi nuôi giấu cán bộ trong thời chiến, có con đi kháng chiến...Chú vợ tôi là Phó Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho thời chống Pháp bị liệt không đi tập kết và mất sớm. Bác vợ là Tỉnh ủy viên sau 30-4-1975, nhưng khi cải tạo công thương nghiệp, chính quyền huyện mời anh vợ tôi và giữ lại không cho về. Sau khi họ hiểu rõ gia đình và cha vợ tôi đồng ý hiến một trại cưa thì anh vợ được trả tự do. Những lần về thăm, có lần ông già vợ thắc mắc chuyện cải tạo nông nghiệp, tôi chỉ ú ớ chứ không thể giải thích được lời nào với ông. Cả người cháu rễ là Phó Chánh Văn phòng Thành ủy cũng không đủ lời giải thích. Mà cha vợ tôi là người tốt nên cũng không bao giờ gây cho con cháu điều khó xử. Chuyện ông hỏi chỉ cho có và qua loa thôi. Tôi nêu những chuyện như vậy cho thấy thời kỳ sau giải phóng chủ trương của Đảng có những việc không hợp với thực tiễn. Đó là chưa nói đến nhiều bạn bè của tôi do bất mãn cá nhân mà bỏ việc về nhà làm ruộng không còn gắn bó với tổ chức nữa. Nhưng tôi thì khác họ ở chỗ nhìn thấy, xác định được cái chung và cái riêng, luôn đặt lợi ích chung lên trên, gắn bó với tổ chức, không vì những đụng chạm riêng tư cá nhân mà làm ảnh hưởng đến con đường mình đã chọn. Tôi biết dừng lại đúng chỗ, không đấu tranh kiểu chủ quan theo tư duy cá nhân mình, dù đúng, nhưng không phải lúc nào cũng được cấp trên nghe kịp thời. Nếu mình không biết dừng lại có khi bị tách khỏi đội hình và chẳng bao giờ tiếng nói mình được ai lắng nghe nữa.
          Ngày nay, dân chủ có cởi mở hơn trước rất nhiều, tư duy con người nói chung lãnh đạo nói riêng cũng nhạy bén hơn nhiều. Nhưng lại xảy ra nhiều người đấu tranh theo kiểu coi tư duy cá nhân mình ngược với chủ trương của Đảng là đúng, đả kích chủ trương của Đảng với động cơ không trong sáng, cả với người như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bị người ta cho là "lú", này nọ...thật quá quắt. Như thế là mang định kiến cá nhân, bất mãn gì đó chứ không phải người có hiểu biết đúng, xuất phát từ tâm huyết đóng góp, xây dựng vì lợi ích chung. Theo tôi, như vậy là không được.
          Xin nói sang chuyện bên thắng, bên thua: Bây giờ hòa bình đã 41 năm rồi, nên bỏ qua thù hận cũ. Tôi nghĩ người Việt mình rất vị tha, bao nhiêu vụ lính Mỹ, Đại Hàn giết chóc nhân dân bây giờ ta đều bỏ qua để hướng tới tương lai thì cớ sao những người cùng giòng giống vẫn nuôi hận thù mãi trong lòng, liệu có nên không? Vì quyền lợi chăng? Khó tránh, nhưng phải nhìn nhận thực tế mà điều chỉnh tư duy cho hợp thời. Theo tôi, tất cả chuyện cũ cho nó chìm vào dĩ vãng để hướng tới tương lai cùng chung tay xây dựng đất nước. Như vậy là cách sống tốt nhất cho chúng ta, cả người "bên thắng" cũng như "bên thua" cuộc ngày xưa.   
         
          Ngày từ giã Sài Gòn ra đi kháng chiến tôi đủ 20 tuổi. Ngày trở về cũng vừa đến 35. Sống 41 năm sau giải phóng nơi Thành phố mang tên Bác tôi nhận biết bao người nơi đây, ở đâu trên đất nước này, có nhiều người ở nhiều nước cũng tìm đến Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh làm việc, học tập, kinh doanh...làm giàu. Đúng là nơi nào đất lành chim đến đậu. Một ít người Việt ở nước ngoài có cách nhìn định kiến, không ưa thậm chí chống chế độ Cộng sản Việt Nam. Điều này đúng hay sai tùy họ suy xét. Có thể bây giờ họ cho là đúng nhưng biết đâu trong tương lai họ thấy là sai? Còn tôi, xin nói rằng: Ngày nay chế độ Cộng sản Việt Nam đã khác trước kia, cởi mở, thoáng hơn nhiều, đặc biệt về kinh tế: khuyến khích mọi người có vốn, kỹ thuật đầu tư sản xuất kinh doanh, nhiều người giàu có, tài sản hàng trăm triệu Dola Mỹ... Nhiều Tập đoàn kinh tế lớn các nước tư bản đã và đang dồn vốn, kỹ thuật đầu tư làm ăn tại Việt Nam. Người Việt ở nước ngoài về nước làm ăn, thăm viếng thân nhân ngày càng đông. Ai đó còn nuôi hận thù để làm chỉ, đau thêm mà thôi. Truyền lại thù hận cho con cháu càng gây thêm nỗi đau cho chúng chứ ích gì? Con người mà sống vì hận thù thì cuối cuộc đời không thể tìm được sự thanh thản...Nếu cần nói thẳng với những người lúc nào cũng cho rằng Cộng sản Việt Nam là xấu, tôi nói rằng người đó mang nặng định kiến nên không nhìn thấy điều tốt của người khác, nhất là khi cứ cho CS là "kẻ thù". Chỉ khi nào người đó thoát khỏi thù hận lúc đó mới nhìn ra điều tốt của người ta. Bởi khi đã không còn thù hận nữa, bạn sẽ ở vào vị trí như bao người khác đến Việt Nam làm ăn, du lịch, thăm thân nhân...cái nhìn của bạn với người Cộng sản Việt Nam sẽ khác.
         
          Thành phố dân số ngày một đông thêm như cái áo chật dù đã nới ra nhiều lần vẫn còn muốn phải nới thêm cho rộng rãi hơn nữa. Cuộc sống vốn còn nhiều điều trăn trở chưa như mong muốn tất cả, nhưng so với thời dưới chế độ cũ, ngày nay đã khá hơn nhiều. Đó là sự thật rành rành trước mắt bao nhiêu người chứ không phải tôi tự "tô hồng" theo chủ quan của mình. Quy luật xã hội luôn vận động buộc con người ta phải vươn lên theo kịp thời đại, đó là điều tất yếu. Để xã hội phát triển lành mạnh, đòi hỏi mỗi người phải là một công dân tốt - anh tốt, tôi tốt, mọi người tốt - mới tạo nên một cộng đồng tốt. Sao cứ đòi xã hội, người khác phải này nọ nhưng bản thân mình thì không làm điều đó...như vậy là bất công. Ví như mình vứt rác ra đường mà đi phê phán hàng xóm ở dơ không giữ vệ sinh xóm làng. Mỗi người hãy làm điều tốt và vận động chòm xóm cùng làm thì chúng ta có một cuộc sống trong lành, hạnh phúc.   
                                              o0o

          Qua thời gian đứng trong hàng ngũ người kháng chiến, mấy chục bài hát của các nhạc sĩ ở Sài Gòn trước đây tôi thuộc lòng tự nhiên biến mất trong trí nhớ của mình. Bởi tôi có chiếc radio hàng tuần chủ nhật nào cũng mở đài phát thanh chép những bản nhạc Cách mạng, học thuộc cả trăm bài đã hình thành một cách hưởng thụ văn học nghệ thuật mới. Ngay khi bị giam trong tù tôi cũng học được nhiều bài hát Cách mạng như Tiếng đàn Ta Lư, Tiếng hát trên đường quê hương cả điệu lới lơ dân ca Bắc Bộ từ anh em người miền Bắc mới vào sau. Ngày về lại Sài Gòn tháng 6-1975, tôi quên luôn bài hát Biệt Kinh Kỳ của nhạc sĩ Minh Kỳ thay vào đó là những bài hát Cách mạng rộn ràng, đi đầu là bài: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. 
 Google.tienlang kính tặng bác Thép cùng bạn đọc video clip dưới đây:
Các ca sĩ Triều Tiên hát bài Như có Bác trong ngày Đại thắng
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng, Ba mưới năm đất tranh giành trọn vẹn non sống. Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công. Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh...(Tác giả Phạm Tuyên); cũng là báo hiệu con người tôi đã gọt rữa xong những yếu kém của một người mang thành phần Tiểu tư sản học sinh mười mấy năm trước khi từ Thành phố này ra đi theo Cách mạng.                                               
         
          Chú Thích:
           * Lần đầu tiên tổ chức cho giao liên hẹn tôi trên một con đường vắng tại Thủ Dầu Một, đưa tôi vô vùng giải phóng. Những lần sau giao liên xuống tận Sài Gòn gặp tôi khi ở Sở thú, khi ở Tao Đàn...để giao nhận tài liệu. Về sau tôi nhiều lần tự đi vào luôn trong căn cứ không cần giao liên đưa đường nữa. Vì quen đường nên ngày thoát ly tôi tự đi không cần người dẫn đường như một số người khác. 

          GIÀ THÉP                                                 

26 nhận xét:

  1. Tôi không ưa cái trò mẹ hát con khen, nhưng, đọc bài viết của Anh, toan bài toát lên cái dung dị của sự thật. Cấu tứ nhiều nhưng chặt và lô gích. Chúc mừng Anh.
    Anh không đồng ý, nhưng tôi cũng phải nhặt giúp Anh hạt sạn. Cái này nhiều người nhầm và sai. Đích tôn là cháu trưởng của ông nội. Sau"Anh là anh cả trong dòng họ" Anh chỉ cần mở và đóng ngoặc( Tôi là đích tôn)là rõ và đủ. Thêm"cháu" nó thừa, vì "tôn"là cháu rồi. Thêm "của ông nội" nữa thì vừa thừa lại vừa sai về ngữ pháp. Kính Anh!

    Trả lờiXóa
  2. Đất nước mình ngộ quá phải không anh?lúc 19:04 28 tháng 4, 2016

    Đất nước mình ngộ quá phải không anh
    Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
    Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
    Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...

    Đất nước mình lạ quá phải không anh
    Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
    Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
    Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...

    Đất nước mình buồn quá phải không anh
    Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
    Rừng đã hết và biển thì đang chết
    Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...

    Đất nước mình thương quá phải không anh
    Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
    Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
    Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...

    Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
    Anh không biết em làm sao biết được
    Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
    Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...

    Trần Thị Lam
    Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài thơ rất hay và sâu đọng.

      Rất đáng để cho các cấp lãnh đạo suy nghĩ .

      Những suy tư của người dân hôm nay ,sẽ là những bài học định hướng hành động cho con cho cháu chúng ta ngày mai đó.

      Xóa
    2. Đây chỉ là bài thơ cóp nhặt ý của kẻ đểu có gì mà hay

      Xóa
  3. Đất nước mình có lạ quá không anh
    Có những người như Trần Lan nghệ tĩnh
    Cũng là chuyên nhưng chuyên động đực
    Đĩ rạc rài bắt vạ kẻ còn trinh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Co cai thi dua ly le ma noi, con khong thi cam mieng may lai, thang ngu kia,

      Xóa
    2. Đất nước mình có lạ quá không Boong
      Có những thằng đầu Cứt giống như Boong
      Mồm chó cứ tru vần thơ cóc
      Uổng công bố mẹ đã sinh lầm thằng ngu

      Xóa
    3. Thang mat day, tu cach gj ma chui nguoi ta nhu vay. Mat day nhu the ma sao G.T van cho dang. Hay bon bay la ca me mot lua

      Xóa
    4. Dat nuoc minh la qua phai khong bay.
      Du luan vien thi nhu con do do.
      Mat day, kieu binh khac cho cho
      Mang danh la bon cho du luan vien
      Ba cu su hao xien mot dua
      Cho tan doi bon boi but ngu si.

      Xóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Đất nước mình ngộ quá hả anh ?
    Em hỏi anh, anh biết hỏi ai đây nữa
    Hỏi cá, cá lặng thầm; hỏi biển, biển trào dâng
    Mỗi con người không động não giúp dân
    Giải quyết môi trường và chung lưng gánh vác
    Họ ngồi quán cafe tay lướt web
    Chém gió thành thần miệng luôn hỏi tại sao
    Họ nhỏ vào thơ văn vài giọt lệ dư thừa
    Rồi gọt giũa ngôn từ sao cho hót với trào lưu
    Họ kiếm ngàn like và vài trăm chia sẻ
    Mặc ngoài kia mưa gió bão bùng
    Các lực lượng vũ trang căng mình dàn binh bố trận
    Giữ dân yên, với các thế lực đảo điên
    ....
    Đất nước mình vẫn quằn mình sau bão giông
    Hết Tây Tầu lăm le xâm chiếm
    Mới mấy chục năm "giũ bụi sáng loà"
    Hỏi sao mà bằng năm châu bốn bể
    Nếu như mỗi người không chung tay dời non lấp bể
    Thử hỏi bao giờ thôi bú mớm hả em
    Em hỏi anh một dấu hỏi to đùng
    Ngộ không em, anh bí từ rồi đó
    Tác giả: Đào Thu Hương

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đất nước mình ngộ quá hả son
      Sao không hỏi người chức năng ,kẻ trách nhiệm?
      Mà lại hỏi ngược lại người Dân
      Mọi hậu quả người dân đều gánh chịu
      Không bận lòng là kẻ...Vô lương

      Xóa
  6. Nếu ngày mai giặc có đến từ biển Đông
    Thì ai sẽ tòng quân lên đường giữ biển
    Hay sẽ hiện nguyên hình những "anh hùng bàn phím"
    Giong trống, mở cờ sau lá chắn những hàng quân
    Hỡi những ai đang đau đáu cho giang san
    Có ngẫm mình đã làm gì cho đất nước
    Có nghĩ ta lắm khi cũng bê tha, lười nhác
    Cũng khó ở trong lòng khi gà hàng xóm gáy vang
    Cũng nhỏ nhen, cơ hội, luốc lem
    Cũng thấy cái bất bằng, trái ngang mà làm ngơ ngoảnh mặt
    Cũng thờ ơ đi qua một người ăn mày tội nghiệp
    Cũng cười thấy may khi tai ương rơi vào ai mà không rớt xuống đầu mình
    Cũng mê ghế cao, cũng thích đếm tiền
    Cũng muốn có tấm bằng thơm tho để chờ thời cơ được đưa vào cơ cấu
    Cũng năm ngón tay chỉ người này tốt, xấu
    Nếu dám bua xua làm trái ý mình.
    Rồi ta cũng đi vái tứ phương , lạy khắp chùa chiền
    Giẫm đạp lên nhau chỉ để cầu mình may hơn một ngàn lần kẻ khác
    Có lúc nào nghĩ mình chỉ là hạt cát
    Bên đại dương bãi biển của muôn người
    Sao không tung hoành khắp bốn phương trời
    Dám bỏ bút nghiên để đi trồng rau sạch
    Dám thành tỷ phú nhà nông mà không cần bằng cấp
    Miễn xanh ngát cây đời bao thế hệ mai sau
    Hơn 40 năm đất nước chẳng binh đao
    Anh ạ, em chỉ muốn bình yên bên mâm cơm nhỏ
    Sáng đi làm, chiều đón con, tối dạo chơi đầu phố
    Xương máu cha ông đánh đổi quá đủ rồi
    Và anh sẽ cùng em ngắm bình minh lộng lẫy biển khơi
    Sẽ thấy đại dương mãi bao dung và độ lượng
    Sẽ thấy mình nhỏ nhoi hèn kém
    Nếu chẳng làm gì cho đất nước hôm nay...
    ST: Nguyễn Thị Hạnh Loan

    Trả lờiXóa
  7. Lạ nhỉ ! Đã gọi là thuộc lòng thì sao lại quên...

    Trả lờiXóa
  8. Lẽ ra quản trị viên phải xóa hết các nhận xét thơ phú lạc đề trên đây nhưng lại thấy trong đó có ý kiến các bậc đàn anh và nội dung cũng rất hay, đối đáp lại bài thơ "chém gió" của cô giáo Trần Thị Lam- Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh nên không nỡ ... xuống tay.

    Kính mong các bác tập trung thảo luận theo chủ đề của bài viết tại đây.
    Nếu các bác có yêu cầu, chúng ta sẽ mở chủ đề riêng, bình luận về bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam.

    Trả lờiXóa
  9. Bác Thép, em xin kính chào bác.
    Em biết ơn những người như bác và các bạn G Tiên lãng.
    Bác Dương Đức Quảng cũng là một lão nhà báo - chiến sĩ lão thành, cô Tiên nên giới thiệu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kính gửi cụ Lý:
      Về bác Dương Đức Quảng, bọn em vừa mới có bài:

      Đôi điều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/04/oi-ieu-ve-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong.html

      Xóa
  10. ĐẤT NƯỚC MÌNH CHẲNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM.
    (Xin trả lời câu hỏi của cô giáo Trần Thị Lam - Trường chuyên Hà Tĩnh).
    Đất nước mình chẳng ngộ quá đâu em
    Bởi dẫu bốn ngàn tuổi vẫn chưa thoát lòng vị kỉ
    Bốn ngàn tuổi vẫn lòng tham át lí trí
    Hở tí kêu la chẳng chịu động não nghĩ suy.
    Đất nước mình chẳng lạ lẫm đâu em
    Dải đất bên bờ biển Đông cong cong hình chữ S
    Bốn ngàn năm sản sinh ra bao anh thư hào kiệt
    Thế nhưng chẳng thoát ra khỏi hai chữ nhỏ nhen.
    Em đừng kêu đất nước buồn như phủ bóng đêm đen
    Bởi chẳng ai chịu thắp đèn, mà cứ toàn ngồi kêu gào và trách móc
    Biển cạn, rừng tàn, con người khô rộc
    Lượm lặt hết rồi, cạn kiệt tài nguyên.
    Ừ đất nước mình quả thật rất đáng thương
    Chiến chinh, đạn bom, rũ bùn đen đứng dậy
    Cha ông đánh đổi hòa bình bằng xương bằng máu
    Thế mà lũ con chẳng hề biết tiếc thương gì.
    Em đừng hỏi đất nước sẽ về đâu
    Bởi đất nước sẽ về nơi mà trái tim em muốn thế
    Chẳng lẽ em lại nhắn gửi thế hệ sau, trong khi em không làm được
    Phủi bỏ tay mình, trút cho lớp hậu nhân.
    Em đừng hỏi đất nước sẽ về đâu
    Đừng hỏi sẽ ra sao, bữa cơm chiều khi trời tối,
    Chẳng lẽ em không chịu tìm câu trả lời mà chỉ biết đặt ra câu hỏi
    Nếu mọi người cũng như vậy thì đất nước này đúng là chẳng biết về đâu!
    - An Hiền Ngọc -
    P/S : Đất nước này ắt hẳn sẽ rối ren
    Nếu thiếu đi những cái đầu tỉnh táo
    Nếu cứ kêu gào và tụ tập nhốn nháo
    Bị giật dây bởi thế lực tối đen..

    Trả lờiXóa
  11. ĐẤT NƯỚC MÌNH CHẲNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM.
    (Xin trả lời câu hỏi của cô giáo Trần Thị Lam - Trường chuyên Hà Tĩnh).

    Đất nước mình chẳng ngộ quá đâu em
    Bởi dẫu bốn ngàn tuổi vẫn chưa thoát lòng vị kỉ
    Bốn ngàn tuổi vẫn lòng tham át lí trí
    Hở tí kêu la chẳng chịu động não nghĩ suy.

    Đất nước mình chẳng lạ lẫm đâu em
    Dải đất bên bờ biển Đông cong cong hình chữ S
    Bốn ngàn năm sản sinh ra bao anh thư hào kiệt
    Thế nhưng chẳng thoát ra khỏi hai chữ nhỏ nhen.

    Em đừng kêu đất nước buồn như phủ bóng đêm đen
    Bởi chẳng ai chịu thắp đèn, mà cứ toàn ngồi kêu gào và trách móc
    Biển cạn, rừng tàn, con người khô rộc
    Lượm lặt hết rồi, cạn kiệt tài nguyên.

    Ừ đất nước mình quả thật rất đáng thương
    Chiến chinh, đạn bom, rũ bùn đen đứng dậy
    Cha ông đánh đổi hòa bình bằng xương bằng máu
    Thế mà lũ con chẳng hề biết tiếc thương gì.

    Em đừng hỏi đất nước sẽ về đâu
    Bởi đất nước sẽ về nơi mà trái tim em muốn thế
    Chẳng lẽ em lại nhắn gửi thế hệ sau, trong khi em không làm được
    Phủi bỏ tay mình, trút cho lớp hậu nhân.

    Em đừng hỏi đất nước sẽ về đâu
    Đừng hỏi sẽ ra sao, bữa cơm chiều khi trời tối,
    Chẳng lẽ em không chịu tìm câu trả lời mà chỉ biết đặt ra câu hỏi
    Nếu mọi người cũng như vậy thì đất nước này đúng là chẳng biết về đâu!

    - An Hiền Ngọc -

    P/S : Đất nước này ắt hẳn sẽ rối ren
    Nếu thiếu đi những cái đầu tỉnh táo
    Nếu cứ kêu gào và tụ tập nhốn nháo
    Bị giật dây bởi thế lực tối đen..
    _____________________
    Nguồn copy: Hùng Ngô Mạnh

    Trả lờiXóa
  12. 60-61 chưa có Mỹ sao ông Thép bị Mỹ bắt được ta?

    Trả lờiXóa
  13. Về trao trả tù binh 1973, xin xem đoạn cuối, bọn chiêu hồi, bán nước cầu vinh:

    https://www.youtube.com/watch?v=2Ueqkgueqs0

    Trả lờiXóa
  14. Mấy ngày nay tôi bận, nay mới vào G TL.
    Xin cảm ơn bạn Nặc nô nhặt sạn, điều bạn nói rất đúng tôi rút kinh nghiệm. Có bạn hỏi năm 1960 -1961 Mỹ chưa vào sao bị Mỹ bắt? Nếu bạn đọc kỹ thì năm 1965 cô tôi vô chiến khu thăm tôi nói chuyện Mỹ mạnh...thì biết tôi chưa bị bắt. Tôi bị bắt ngày 11-9-1967, tức khi Mỹ đã vào "tìm diệt" VC hai mùa khô rồi đó bạn.

    Trả lờiXóa
  15. Bài viết của bạn hay nội dung hữu ích, cảm ơn bạn đã chia sẻ
    BÌNH SỮA COMOTOMO

    Trả lờiXóa
  16. Nên làm rõ đối tượng hận thù nữa, đối tượng hận thù không phải chỉ có bọn cờ vàng Cali mà có cả bọn lều báo phản bội cha anh, bọn chuyên viết bài tưởng nhớ tưởng niệm ngụy Sài Gòn và cờ vàng 3 que. Các hành vi cào bằng quân bình hóa lịch sử và xuyên tạc quá khứ của bọn này làm khoét sâu hận thù nung nấu lở loét. Bởi vì đó là chúng đã cào bằng xương máu cha ông.

    Bọn chúng kêu gào thống thiết nước mắt cá sấu về ngư dân, nhưng chúng viết bài tưởng niệm bọn thảm sát ngư dân, cùng Bu rải chất độc da cam xuống bao sông ngòi khiến bao nhiêu ngư dân phải bị quái thai dị dạng. Giờ chúng lại mách Bu bảo vệ ngư dân. Trong khi Bu và những kẻ chúng đòi vinh danh, đòi đặt ngang với QĐNDVN chiến dịch Trường Sa CQ-88 và binh phu chúa Nguyễn mở cõi là ai, Mỹ ngụy chính là bọn rải chất độc da cam xuống bao nhiêu con sông cái giếng. Làm bao nhiêu ngư dân và dân làng phải bị quái thai dị dạng. Mỗi khi Mỹ ngụy đi càn là đốt sạch, giết sạch, phá sạch, thảm sát, đốt hết sau khi rải chất độc xuống giếng đầu độc giếng nước để du kích VC không còn đất sống. Thà giết lầm hơn bỏ sót. Mệ kiếp giờ chúng lại mở mồm khóc lóc ngư dân.

    Trả lờiXóa