Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

MỸ ĐỪNG MƠ ĐẶT CĂN CỨ QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Trang Breaking Defense cùng truyền thông thế giới dẫn lời Tướng Dennis Via, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân trang Mỹ cho biết, Washington dự tính thiết lập 8 kho hậu cần trên toàn cầu.  
 Xem bản gốc trên Breaking Defense:
Army photo

HUNTSVILLE, ALA: The Army plans to stockpile equipment in Vietnam, Cambodia, and other Pacific countries yet unnamed that will allow US forces to deploy there more rapidly, because key supplies and gear will already be in place. The new caches will be well inside what China considers its sphere of influence.

Army Materiel Command chief Gen. Dennis Via emphasized they will contain equipment for Humanitarian and Disaster Relief operations (HADR), not heavy armored vehicles that fill the rapidly growing European Activity Set. Still, the presence of an American Army cache in Vietnam would be dramatic. Americans best remember our defeat there 42 years ago, but Vietnam has fought a land war and multiple naval clashes with China. Beijing will not be pleased.
----------------

Tướng Dennis Via, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân trang Mỹ cho biết: Các cơ sở tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ chứa các thiết bị "nhẹ" hơn so với những kho ở châu Âu. Ông cũng cho biết thêm, Mỹ mong muốn có căn cứ hậu cần với các thiết bị quân sự đặt tại Campuchia và Việt Nam cũng như toàn khu vực vành đai Thái Bình Dương. Việc lưu trữ các thiết bị quân sự Mỹ tại Campuchia và Việt Nam có thể xem là sự hiện diện thường trực quy mô nhỏ của quân đội Mỹ trong khu vực. 
Tuy nhiên, ông Lê Việt Trường - Phó chủ nhiệm Ủy ban An ninh quốc phòng của Quốc hội Việt Nam cho biết, đó mới chỉ là ý kiến cá nhân từ phía quan chức Mỹ. Thái độ ứng xử sẽ tùy thuộc vào Hiến pháp và pháp luật của mỗi nước.
"Về phía Việt Nam, vấn đề trên đã thể hiện rất rõ trong các quy định tại Hiến pháp và Chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam luôn khẳng định chính sách nhất quán là không liên minh quân sự, không cho phép nước thứ ba sử dụng lãnh thổ Việt Nam để đặt một cơ sở quân sự.

Trong trường hợp Mỹ có tính toán đặt cơ sở hậu cần quân sự tại Việt Nam, về phía Việt Nam mà nói, việc này không thể xảy ra", ông Trường khẳng định.

Phó chủ nhiệm Ủy ban ANQP cũng cho biết thêm, chủ trương trên không nhằm hạn chế việc Việt Nam cung cấp các dịch vụ hàng hải tại một số cảng như cảng Cam Ranh. Hoạt động trên nằm trong chủ trương mở cửa của Việt Nam với tất cả các nước, trong đó có cả Nga, Mỹ và Trung Quốc. Bất cứ nước nào có nhu cầu tới đây sửa chữa, tiếp nạp nhiên liệu đều có thể thực hiện... Việt Nam chỉ là nước cung cấp dịch vụ và đứng ra  thu phí dịch vụ.  

Nhận định về mục đích của Mỹ khi dự tính thiết lập 8 kho hậu cần trên toàn cầu, ông Trường cho hay, việc này nằm trong chiến lược xoay trục của Mỹ sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Để thực hiện chiến lược đó, Mỹ cũng mong muốn tìm kiếm những điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho lực lượng vũ trang của họ. Cụ thể là xây dựng các căn cứ hậu cần. Ông Trường cho biết, bất cứ lực lượng vũ trang nào hoạt động trên biển cũng cần tới những căn cứ hậu cần ở bờ. Không thể có phương tiện nào đủ chỗ chữa các phương tiện phục vụ tàu chiến hoặc sân bay của Mỹ. Vì thế, nếu Mỹ thỏa thuận được với một nước bất kỳ nào đó trong khu vực thì sẽ hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động vũ trang của họ, như đảm bảo cung cấp các trang thiết bị, nhu yếu phẩm trong thời gian ngắn nhất; tiết kiệm thời gian di chuyển, rút ngắn khoảng cách giữa các căn cứ hậu cần; theo dõi từng động thái của đối phương, sẵn sàng phản ứng khi cần thiết...

20 nhận xét:

  1. Bọn Mỹ đểu. Ngay cái tít bài báo đã thể hiện trò khiêu khích:
    US Army Plans Stockpiles in Vietnam, Cambodia:Hello China
    Dịch:
    Quân đội Mỹ có kế hoạch đặt căn cứ hậu cần tại Việt Nam, Campuchia: XIN CHÀO TRUNG QUỐC

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bài học về lòng nhẹ dạ cả tin của mấy ngàn năm trước vẫn còn đó ! Mỵ Châu Trọng Thuỷ đấy thôi , mong những người nắm vận mệnh quốc gia giữ gìn cho khéo

      Xóa
    2. Cần chi phải dẫn chứng chuyện Mỵ Châu Trọng Thuỷ cho xa xôi . Chỉ cách đây 41 năm Mỹ sanh ra VNCH rồi bỏ rơi không thương xót , chỉ vì bắt tay được với Tàu khựa Mao Trạch Đông có lợi ích hơn . Bài học lịch sử VN cần suy gẩm , đắng đo , suy nghĩ trước khi quyết định .

      Khi nào Tàu khựa cứ lấn áp và cương quyết xâm chiếm lảnh thổ VN thì chúng ta đành chấp nhận rủi ro để theo Mỹ .

      Xóa
  2. Rận xĩ Nặc nô không thích bài này!
    Ông ấy thích bài gốc tiếng Anh hơn, rằng thì là Mỹ sẽ xây dựng căn cứ quân sự ở VN, Mỹ xòe đôi cánh che chở cho VN trước con diều hâu Trung Quắc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Nô rận đang ngóng TT Obama sang thăm VN đấy. Những kẻ có tư tưởng thờ Mẽo phản Trung thì chỉ là đồ hại dân hại nước thoai.

      Xóa
    2. Hí hí "phản Trung"! Tức là phản Trung là hổng iệc, mà phải tiệc đối trung thành với Trung hí hí.

      Xóa
    3. Cái đó kêu là "giấu đầu hở đuôi" đấy ông "hí hí".

      Xóa
    4. trung quốc trả tiền tuyên huấn cho G.t?

      Xóa
  3. Tình hình Biển Đông

    AFP ngày 16/3/2016: “Theo thông báo của Hải Quân Nhật Bản, lần đầu tiên trong vòng 15 năm, một tàu ngầm của Nhật sẽ ghé Phi Luật Tân, trong khi đó các tàu hộ tống lần đầu tiên sẽ ghé Vịnh Cam Ranh.”

    Có lẽ đây là bước đầu của chiến lược “Ba Không Một Có” của Việt Nam, hợp tác chặt chẽ về quân sự với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc Châu.” Chiến hạm của Tân Gia Ba cũng ghé thăm Quân Cảng Cam Ranh từ 17-21/3/2016

    - Tuổi Trẻ ngày 18/3/2016: “Theo tin tức từ tòa đại sứ Mỹ, Đô Đốc Scott H. Swift - tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương và Trung Tướng John A. Toolan - tư lệnh thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, đã có cuộc gặp với Chuẩn Đô Đốc Phạm Hoài Nam - tư lệnh Hải Quân Việt Nam ngày 18-3. Đây là một trong những cuộc họp với viên chức cao cấp ở Hà Nội và Hải Phòng của tư lệnh Swift và tư lệnh Toolan trong chuyến thăm Việt Nam ba ngày từ 17 -19/3/2016. Thông cáo của tòa đại sứ Mỹ trích dẫn lời Đô Đốc Swift cho biết đây là chuyến thăm chung đầu tiên giữa hai vị tư lệnh hải quân và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương trong nhiều thập niên.”

    - AP (Hoa Thịnh Đốn) ngày 18/3/2016: “Hoa Kỳ và Phi Luật Tân vừa loan báo năm địa điểm mà lực lượng của Mỹ có thể ra vào theo một thỏa hiệp quốc phòng, bao gồm cả nơi đối diện với những hòn đảo đang tranh chấp tại Biển Đông (Palawan). Công bố được đưa ra trong những cuộc họp chiến lược tại Hoa Thịnh Đốn nơi mà hai đồng minh nhấn mạnh sự chống đối việc quân sự hóa các hòn đảo tân tạo tại vùng mà sáu quốc gia đều tuyên bố chủ quyền. Bộ Trưởng Carter sẽ tới Phi Luật Tân để sớm xúc tiến việc thi hành thỏa hiệp. Năm địa điểm gồm có: Căn cứ không quân Antonio Bautista ở bắc Palawan, căn cứ không quân Lumbia ở Mindanao, căn cứ không quân Basa và Fort Magsaysay tại bắc thủ đô Manila và căn cứ không quân Mactan-Benito Ebuen ở Cebu.”

    Trước diễn biến quan trọng này, Sputnik News nhận định rằng “Có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến một sự gia tăng nhất định nào đó của lực lượng tên lửa của Trung Quốc qua việc triển khai các lữ đoàn tên lửa mới DF-21C hoặc DF-26. Tiếp diễn quá trình quân sự hóa khu vực, có thể là Mỹ sẽ triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tại Philippines để bảo vệ các lực lượng Mỹ trên đảo.” Theo tôi, nếu nổ ra cuộc chiến giữa Mỹ- Trung Quốc tại Biển Đông thì Phi Luật Tân sẽ là chiến trường chính chứ không phải Việt Nam vì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Phi Luật Tân đe dọa Hoa Lục. Việc Tướng Thường Vạn Toàn - Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc thăm Việt Nam ngày 27/3/2016 vừa qua cho thấy có thể Trung Quốc muốn hòa dịu với Việt Nam để mở mặt trận đối phó với Mỹ tại Phi Luật Tân. Chúng ta chờ xem.

    Đào Văn Bình

    Trả lờiXóa
  4. Tham vọng của Mỹ về Cam Ranh
    Các chuyên gia quân sự Mỹ đang thể hiện sự quan tâm to lớn đối với cảng Cam Ranh của Việt Nam.

    Họ lưu ý đến sự thuận lợi của nó vì vị trí địa lý gần quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và khả năng tàu thuyền có thể ra vào vịnh nước sâu, kể cả tàu ​​sân bay và tàu ngầm.

    Bình luận viên của chúng tôi Aleksei Syunnerberg cho rằng đánh giá của người Mỹ là đúng. Trong những năm xâm chiếm Việt Nam, Mỹ đã từng xây căn cứ quân sự tại Cam Ranh. Tuy nhiên, quốc gia đầu tiên nhận ra vị trí chiến lược quân sự của Cam Ranh không phải là Mỹ,mà là Nga. Điều đó diễn ra vào năm 1905, khi đội tàu chiến hơn một trăm chiếc ​​thuộc Hải đội Thái Bình Dương của Đế quốc Nga hướng tới vùng Viễn Đông tham gia chiến tranh Nga-Nhật. Đội tàu Nga đã vào bến Cam Ranh trong 12 ngày để nạp nhiên liệu, bổ sung thực phẩm mà những chiếc tàu vận tải chở ra. Trên bờ khi đó chỉ có một làng nhỏ với những ngôi nhà tường đất thô sơ, nhưng đã có trạm bưu điện, trên biển có những chiếc thuyền nan. Đôi khi có thể nghe tiếng voi gầm khi xô cột điện, và buổi tôi vọng tới tiếng gầm của hổ.

    Sau 60 năm, Mỹ vào Cam Ranh và bắt đầu xây căn cứ quân sự, cảng và sân bay. Khi thua trận tại Nam Việt Nam, phải chạy trốn khỏi vịnh, người Mỹ đã mang theo tất cả mọi thiết bị sân bay và cảng, kể cả hệ thống ống nước và thiết bị điện. Năm 1979, Liên Xô và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc sử dụng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ tạm thời cho tàu và máy bay của Hải quân Liên Xô. Khi đó, các chuyên gia Liên Xô đã xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng từ đầu. Ví dụ, chỉ trong năm 1987 Liên Xô đã bàn giao 440 tòa nhà cho phía Việt Nam. Và tất cả các cơ sở xây dựng đó do Việt Nam sở hữu, không phải là tài sản của Liên Xô. Năm 2002, Nga đã tặng tất cả các cơ sở đó cho Việt Nam và Cam Ranh trở thành một trong những căn cứ quan trọng của lực lượng hải quân nước nhà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khả năng Nga trở lại Cam Ranh được đề cập trong cuộc gặp năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ hai nước. Một năm sau đó Nga và Việt Nam ký thỏa thuận về việc thành lập tại đó trạm liên doanh bảo dưỡng và sửa chữa tàu ngầm. Trong năm 2014, phía Việt Nam đơn giản hóa thủ tục cho tàu Nga cập cảng Cam Ranh. Sân bay Cam Ranh đã được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom chiến lược tên lửa của Nga. Cảng Cam Ranh cũng là nơi tiếp nhận bốn chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số sáu tàu do Việt Nam đặt mua của Nga để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông.

      Tất cả điều này đã gặp phản ứng tiêu cực từ phía Hoa Kỳ, vốn đang gia tăng hoạt động chính trị-quân sự ở Đông Nam Á và tìm cách tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực xung đột Biển Đông. Đặc biệt là trở lại Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà chuyên gia quân sự Mỹ nhấn mạnh khả năng tàu sân bay Mỹ cập cảng Cam Ranh, tàu chiến Hải quân Mỹ dẫn đầu thế giới.
      Chính quyền Mỹ đề nghị Việt Nam cấm Nga sử dụng sân bay Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay Nga. Họ yêu cầu việt Nam đảm bảo rằng Nga sẽ không thể sử dụng Cam Ranh cho những "hoạt động có thể gia tăng căng thẳng trong khu vực."
      Bộ Ngoại giao Nga coi quan điểm như vậy của Mỹ là "lạ lùng." Thật đáng ngạc nhiên trước yêu sách như vậy từ đại diện của một quốc gia có lực lượng vũ trang triển khai tại một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, và đang tiếp tục gia tăng mức độ hoạt động quân sự của mình trong khu vực. Hoạt động không quân Nga cũng như sự hợp tác của Liên bang Nga với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng được thực hiện trong sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế và các hiệp định song phương, không nhằm chống lại bất cứ ai khá, không đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

      Xóa
    2. Trả lời phỏng vấn của đài "Sputnik",chuyên gia quân sự Việt Nam Đại tá Lê Thế Mẫu cho biết rằng yêu sách của Mỹ về Cam Ranh là hoàn toàn không có căn cứ:

      "Việt Nam tiến hành hợp tác quân sự-kỹ thuật với nhiều quốc gia. Nhưng chiếm vị trí đầu tiên trong hợp tác là Liên bang Xô viết như trước, bây giờ Nga. Đây là đối tác đáng tin cậy nhất của chúng tôi, cung cấp các loại vũ khí và thiết bị quân sự hiệu quả nhất cho Việt Nam, đặc biệt là tàu ngầm.

      Chúng tôi hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của Cam Ranh cho đất nước. Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba. Nói về khả năng Cam Ranh trong việc giám sát hoạt động quân sự trên biển Đông, Hải quân Việt Nam đủ khả năng để xử lý nhiệm vụ đó."

      Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20150723/514905.html#ixzz44xguTNvc

      Xóa
  5. cho mĩ thuê một ài cái đảo của việt nam ở trường sa ấy ,đẩy cuộc đối đầu mĩ trung ra biển để dân việt nam được an toàn.

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ đọc cái tít thôi cũng thấy là muốn lắm đấy thế mà không được , vậy mà từ trước tới nay chủ nhà và các cộng sự chửi thằng Mỹ chả ra cái gì!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái tit thể hiện nội dung bài viết và thể hiện đúng ý đồ của Mỹ: Mỹ mong muốn, mơ ước có Cam Ranh, Mỹ mong muốn Việt Nam ngả hẳn vào vòng tay Mỹ, Mỹ muốn VN làm tay sai, làm lính đánh thuê cho Mỹ như hồi VNCH, làm tiền đồn đánh Tàu cho Mỹ!

      Cái tít trên báo Mỹ mới là tit đểu:
      US Army Plans Stockpiles in Vietnam, Cambodia:Hello China .
      Bác Lê Trọng trên kia đã dịch chính xác:
      Quân đội Mỹ có kế hoạch đặt căn cứ hậu cần tại Việt Nam, Campuchia: XIN CHÀO TRUNG QUỐC
      Thằng Mỹ nó muốn khiêu khích Tàu, muốn VN thành bãi chiến trường như ở Ukraina chứ nó chả tốt đẹp gì với VN cả.

      Xóa
  7. Nguyễn Thành Phúclúc 05:58 7 tháng 4, 2016

    BÀI HỌC NÀO CHO VIỆT NAM TỪ MỐI QUAN HỆ MỸ- CUBA?
    Theo giới phân tích, sở dĩ quan hệ Mỹ - Cu-ba “tan băng”, bởi những nguyên nhân chủ yếu sau. Thứ nhất, đã đến lúc chính quyền Mỹ nhận ra rằng, chính sách bao vây, cấm vận kết hợp với phá hoại, lật đổ nhà nước Cu-ba trong suốt 54 năm qua đã không mang lại kết quả như mong đợi và cần được thay thế bằng phương thức mới phù hợp. Thứ hai, chính sách thù địch của Oa-sinh-tơn chống Cu-ba không chỉ gây thiệt hại đối với La-ha-ba-na, mà còn làm tổn hại cho cả nền kinh tế Mỹ, khiến sự bất mãn của dân chúng nước này, nhất là giới doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Mặt khác, việc Mỹ tiếp tục phong tỏa đối với Cu-ba đã, đang bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, nhất là các nước Mỹ La-tinh. Năm 2014, trong số 193 nước thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tham gia bỏ phiếu thì có 188 nước phản đối chính sách này, khiến Mỹ ngày càng bị cô lập. Thứ ba, đối với cá nhân Tổng thống B. Ô-ba-ma, trong gần hai nhiệm kỳ cầm quyền, kết quả về đối nội đã không mấy nổi trội, về đối ngoại còn kém sáng sủa hơn. Từ Trung Đông đến U-crai-na, từ chống khủng bố đến quan hệ Mỹ - Nga,… và các điểm bố trí chiến lược toàn cầu của Mỹ đều không giữ được. Do đó, việc Tổng thống B. Ô-ba-ma lựa chọn Cu-ba là bước đột phá ngoại giao cũng là vì không có sự lựa chọn nào khác. Thứ tư, về phía Cu-ba, trong hơn nửa thế kỷ bị Mỹ bao vây, cấm vận đã kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia; đồng thời, kiên trì chính sách đối ngoại hòa bình với Mỹ. Trên thực tế, La-ha-ba-na luôn mong muốn làm dịu quan hệ với Oa-sinh-tơn để giải quyết khó khăn về kinh tế, phá vỡ trạng thái bị bao vây, cô lập để phát triển đất nước. Vì vậy, việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cu-ba là phù hợp với yêu cầu ngoại giao của hai bên và cũng đáp ứng với lợi ích cốt lõi của hai nước.

    Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cu-ba, ngoài mặt tích cực, sẽ có những toan tính về các phương diện, như: địa - chính trị, kinh tế thương mại và tranh giành ảnh hưởng đối với khu vực và quốc tế; trong đó, vấn đề địa - chính trị luôn là mục tiêu hàng đầu và được thể hiện trên một số nội dung sau:
    Thông qua bình thường hóa quan hệ, Oa-sinh-tơn muốn khống chế, lôi kéo Cu-ba đi theo quỹ đạo của Mỹ

    Kể từ tuyên bố lịch sử của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Cu-ba ngày 17-12-2014, nhiều nhà phân tích đã nhận định rằng, chiến lược mới của Oa-sinh-tơn đối với La-ha-ba-na dù hòa dịu hơn, song vẫn bao hàm ý đồ “thay đổi chế độ” ở quốc đảo vùng Ca-ri-bê này. Điều này được thể hiện khá rõ trong tuyên bố của Tổng thống B. Ô-ba-ma (ngày 17-12-2014) khi hàm ý nói rằng, Mỹ “sẽ thay đổi căn bản định hướng chính sách của Oa-sinh-tơn đối với Cu-ba”, bởi theo ông, chính sách trước đây “đã không mang lại kết quả”. Thậm chí, trong đàm phán mở lại đại sứ quán giữa hai bên, phía Mỹ còn yêu cầu Cu-ba bảo đảm rằng, các nhà ngoại giao của sứ quán Mỹ có thể tự do đi lại trên đất nước Cu-ba và tùy ý trò chuyện với người dân bản địa, bao gồm cả người của phe đối lập, v.v.

    Như vậy, xét ở góc độ nào đó, chủ trương của Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cu-ba có thể là một biến thể của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, được thực hiện trong một thời kỳ phát triển rất nhạy cảm ở hòn đảo tự do này. Theo chiến lược này, sau khi bình thường hóa quan hệ, Mỹ sẽ đẩy mạnh thực hiện chính sách can dự thông qua các vấn đề quen thuộc, như: “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do ngôn luận”, “tự do công đoàn” cũng như “tự do biểu tình” và hội họp, v.v. Mục đích mà Mỹ muốn đạt được là hình thành nhiều đảng đối lập tại Cu-ba và tạo điều kiện để các đảng này được tham gia ứng cử trong các cuộc bầu cử, từng bước thâm nhập vào hệ thống nhà nước, nhằm thúc đẩy thay đổi các nguyên tắc mà Đảng Cộng sản Cu-ba đã đề ra trong hơn 50 năm qua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thành Phúclúc 05:59 7 tháng 4, 2016

      Để thực hiện chiến lược này, Mỹ tiến hành hàng loạt điều chỉnh trong chính sách đối ngoại với Cu-ba, như: không gây hấn về quân sự; đưa quốc đảo này ra khỏi danh sách “các quốc gia tài trợ khủng bố”; thông qua các tổ chức phi chính phủ để tăng “viện trợ nhân đạo”, cung cấp học bổng du học cho lớp trẻ và mở rộng dòng kiều hối cùng các chuyến hồi hương của kiều dân Cu-ba ở nước ngoài,… nhằm thể hiện thiện chí “vì lợi ích của nhân dân Cu-ba”, v.v. Tiếp đó, Oa-sinh-tơn sẽ thúc đẩy đàm phán về việc bồi thường cho các công ty Mỹ có tài sản bị tịch thu trong cuộc Cách mạng năm 1959; thúc ép Liên hợp quốc điều tra về “nhân quyền” tại Cu-ba; đòi thả các tù nhân chính trị; can thiệp vào các cuộc bầu cử dưới vỏ bọc giám sát của các ủy ban hỗn hợp quốc tế, v.v. Theo dự tính của Oa-sinh-tơn, dưới tác động của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, nhiều khả năng sau thế hệ của Phi-đen và Ra-un Ca-xtơ-rô, ở Cu-ba sẽ xuất hiện một chính thể tuy vẫn mang danh “xã hội chủ nghĩa” nhưng thực chất sẽ hướng theo các giá trị của chủ nghĩa tư bản.

      Lấy lại ảnh hưởng và uy tín đã bị suy giảm đáng kể ở khu vực

      Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, những năm gần đây, môi trường địa - chính trị khu vực Mỹ La-tinh (vốn là “sân sau” của Mỹ) đã có thay đổi căn bản. Theo đó, các nước Mỹ la-tinh đều đi theo hướng cánh tả, nhất là cánh tả ôn hòa ở các nước, như: Bra-xin, Ác-hen-ti-na hay chính phủ cánh tả cấp tiến ở Vê-nê-xu-ê-la, làm cho vai trò chủ đạo của Oa-sinh-tơn đối với khu vực này bị suy giảm đáng kể. Trong khi đó, Cu-ba không chỉ là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu, mà còn là một trong những ngọn cờ đầu của phong trào cánh tả Mỹ La-tinh, nên có uy tín và quan hệ mật thiết với các nước trong khu vực. Hằng năm, vào thời điểm định kỳ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ, các nước Mỹ La-tinh thường mời Cu-ba tham gia, bất chấp sự phản đối của Mỹ. Thậm chí gần đây, Pa-na-ma đã không tổ chức hoặc không tham gia Hội nghị để yêu cầu Mỹ chấp thuận Cu-ba trở lại cơ cấu của khu vực, v.v. Chính vì thế, bình thường hóa quan hệ với Cu-ba là vấn đề có tính chiến lược, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực Mỹ La-tinh. Đồng thời, từng bước thiết lập thế đứng chân chiến lược tại hòn đảo này trước sự gia tăng ảnh hưởng của các cường quốc khác. Đây cũng là cách tốt nhất, vừa tránh cho Mỹ khỏi bị cô lập, suy giảm vị thế, vừa có tác dụng để “sân sau” của họ an toàn hơn.

      Tranh giành ảnh hưởng với các nước, nhất là với Nga và Trung Quốc

      Sau khi cuộc Cách mạng (năm 1959) thành công, Cu-ba trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và duy nhất ở Mỹ La-tinh. Từ đó đến nay, mặc dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Cu-ba vẫn kiên trì thể chế chính trị - xã hội theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Vì thế, việc Cu-ba có quan hệ mật thiết với Nga và Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu.

      Xóa
    2. Nguyễn Thành Phúclúc 06:00 7 tháng 4, 2016

      Đặc biệt, trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Nga ngày càng xấu đi (do liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị ở U-crai-na) thì không gì có thể bảo đảm rằng, Mát-xcơ-va lại không khôi phục hợp tác quân sự với La-ha-ba-na nhằm cân bằng với Mỹ. Điều đó phần nào được biểu hiện trong chuyến thăm Cu-ba gần đây, Tổng thống Nga V. Pu-tin tuyên bố sẽ xóa khoảng 90% khoản nợ của Cu-ba đối với Liên Xô (trước đây). Do đó, bình thường hóa quan hệ với Cu-ba, Mỹ có cơ hội và điều kiện giành lại ảnh hưởng địa - chính trị với Cu-ba; đồng thời, tạo cơ hội để phát triển đầu tư ở nhiều nước Mỹ La-tinh khác - nơi mà Trung Quốc và Nga đang tăng cường ảnh hưởng. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với Mỹ, nếu “chậm chân”, Oa-sinh-tơn sẽ vĩnh viễn bị gạt ra bên lề các tiến trình chính trị, kinh tế và an ninh ngay ở khu vực được coi là “sân sau” của họ. Các nhà quan sát cho rằng, với động thái thiết lập Đại sứ quán của mình ở La-ha-ba-na, Mỹ đang quyết tâm không để quốc đảo này trong quỹ đạo ảnh hưởng của Nga như thời Chiến tranh lạnh.

      Làm dịu mối bất hòa với các đồng minh

      Những năm qua, chính sách phong tỏa, trừng phạt Cu-ba của Mỹ không chỉ khiến hai bên và các nước Mỹ La-tinh chịu ảnh hưởng, mà còn làm tổn hại đến lợi ích các đồng minh của Mỹ. Các đạo luật “Tô-ri-xe-li” và “Hem-xơ Bu-tơn” của Hoa Kỳ đã quy định các biện pháp trừng phạt đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nước ngoài nào tiến hành trao đổi thương mại với Cu-ba hoặc đầu tư vào hòn đảo này. Điều này đã gây nên sự bất bình của nhiều nước phương Tây khác muốn quan hệ hợp tác với Cu-ba. Thậm chí, Ca-na-đa - quốc gia láng giềng của Oa-sinh-tơn - đã buộc phải áp dụng các biện pháp chống kiềm chế và trừng phạt những công ty và cá nhân nào của nước này không tuân theo các đạo luật của Mỹ. Không những thế, nhiều nước châu Âu cũng chỉ trích chính sách lỗi thời của Mỹ đối với Cu-ba, khiến quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh bị sứt mẻ. Chính vì thế, thông qua bình thường hóa quan hệ với Cu-ba, Mỹ kỳ vọng sẽ khôi phục vị thế ảnh hưởng địa - chính trị đối với toàn khu vực, trong đó có các đồng minh chủ chốt. Phát biểu trước các cố vấn thân cận của Nhà Trắng, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã bày tỏ tham vọng: “Thay đổi chính sách đối với Cu-ba sẽ tiếp thêm sức mạnh để chúng ta gây dựng lại vai trò lãnh đạo ở châu Mỹ”.

      Như vậy, trước tình hình thế giới và khu vực Mỹ La-tinh có nhiều biến chuyển, việc toan tính địa - chính trị của Mỹ trong bình thường hóa quan hệ với Cu-ba là điều không bất ngờ đối với dư luận. Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, các nước có quan hệ ngoại giao bình thường nhưng giữa họ vẫn tồn tại mâu thuẫn mang tính kết cấu, thậm chí xung đột không phải là ít. Các nhà quan sát cho rằng, mặc dù phải đối mặt với nhiều chông gai phía trước, song bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cu-ba về toàn cục là có lợi cho cả hai bên, khu vực và thế giới, đòi hỏi hai nước không chỉ dũng cảm xóa bỏ oán thù trong quá khứ, mà còn phải mở rộng tấm lòng trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi để tích lũy niềm tin và hướng tới tương lai tốt đẹp.

      Đại tá LÊ THẾ MẪU

      Xóa
    3. Một bài phân tích sâu và chuẩn xác vê mưu đồ chiến lược của Mỹ trong động thái bình thường hóa quan hệ với Cu Ba.
      Ngoài những lợi ích của cả 2 bên thì điều đáng ngại nhất là chính sách "diễn biến hòa bình" mà Mỹ sẽ áp dụng đối với Cu Ba như họ đang tiến hành với VN.
      Trong điều kiện Cu Ba nằm sát Mỹ lại xa các nước là đối thủ của Mỹ thì việc trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa quan hệ với LB Nga, trong đó đặc biệt là tăng cường hợp tác quân sự, là việc Cu Ba cần làm.

      Xóa
  8. Mỹ đểu nhỉ,thế mà mấy ổng lãnh đạo hàng đầu của VN sang thăm nó mần chi cho bẩn chân hẩy?

    Trả lờiXóa