Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Báo động: SỐ NGƯỜI TỰ TỬ Ở MỸ ĐÃ ĐẠT ĐỈNH CAO NHẤT TRONG 30 NĂM QUA





This new suicide data underpins recent studies that showed a decline in life expectancy among middle-aged, white Americans – especially women. Photograph: Alamy


Rate among women and girls increases more quickly than among men, yet males continued to account for the majority of deaths, according to a new report
US suicides have reached their highest peak in 30 years, with middle-aged Americans making up the largest part of the growing epidemic, according to new federal data. A report published on Friday by the National Center for Health Statistics found that between 1999 and 2014, the largest increases in suicide were seen among middle-aged men and women 45 to 64 years old, and girls 10 to 14 years old. Older Americans, aged 75 and over, were the only group to see a decline in suicides during the same period. 

Lược dịch:
Báo động: SỐ NGƯỜI TỰ TỬ Ở MỸ ĐÃ ĐẠT ĐỈNH CAO NHẤT TRONG 30 NĂM QUA
Tỷ lệ tự tử ở Mỹ đã tăng vọt từ năm 1999 đến 2014 và là nguyên nhân gây tử vong thứ 10 ở quốc gia này, theo báo cáo số liệu thống kê dân số hôm 22-4.

Bản báo cáo của Trung tâm thống kê y tế Quốc gia Hoa Kỳ (Report published on Friday by the National Center for Health Statistics NCHS), một nhánh của Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh (CDC) chỉ ra rằng trong suốt thời gian nghiên cứu, tỷ lệ tự tử theo độ tuổi tại Mỹ tăng 24%, từ 10.5 tăng lên 13 người tự tử trong 100.000 người, và từ sau năm 2006 tốc độ lại càng nhanh hơn.  

Sự gia tăng tự tử xuất hiện ở cả nam và nữ, từ 10-74 tuổi. Ở nữ, độ tuổi dễ tự tử nhất là khoảng 10-14 tuổi, ở nam là 45-64 tuổi.

Cách tự tử phổ biến nhất đối với nam là sử dụng vũ khí, chiếm 55.4% các trường hợp. Còn đối với nữ là uống thuốc độc, chiếm 34.1% các trường hợp, theo số liệu của báo cáo năm 2014.

Trang web CommonDreams cho rằng nguyên nhân khiến tỷ lệ tự tử ở Mỹ tăng vọt là do bất bình đẳng thu nhập, tình trạng trì trệ của nền kinh tế khiến nhiều người gặp khó khăn, và ngoài ra còn do thiếu thốn những dịch vụ y tế cơ bản.


Nguyễn Thúy Hoa

11 nhận xét:

  1. Cuối tháng 4 đầu tháng 5, hàng năm số người tự tử ở Mĩ còn cao hơn nữa vì: "Quốc hận" và "hận Quốc"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bé Tũn đái dầmlúc 10:59 25 tháng 4, 2016

      Bác Boong nhận định chính xác, đặc biệt là từ dịp 30.4 năm ngoái khi Chính quyền Obama vì sợ Cộng sản Hà Nội nên đã tước đi cái quyền TỰ SƯỚNG của các cụ cờ vàng Cali...
      Tội nghiệp các cụ quá!

      Khổ thân các cụ cờ vàng Cali: MỸ CẤM TREO CỜ VÀNG, HÁT CUỐC CA VNCH...
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/kho-than-cac-cu-co-vang-cali-my-cam.html

      Xóa
  2. California ra nghị quyết kỷ niệm Tháng Tư Đen năm 2016

    VRNs (30.03.2016) – California, USA – “Thượng Viện California, và sau đó là Hạ Viện California, để nhắc nhở mọi người nhớ đến bi kịch làm thiệt mạng nhiều người, quyết định công nhận Tháng Tư năm 2016 là Tháng Tư Đen, một thời điểm đặc biệt cho người dân California tưởng nhớ đến những người thiệt mạng trong suốt Cuộc Chiến Việt Nam, và hy vọng một cuộc sống công bằng và nhân bản hơn cho người dân Việt Nam”.

    Đây là kết luận của Nghị Quyết SCR 29, do Nghị Sĩ Janet Nguyễn giới thiệu đã được Thượng Viện California thông qua hôm thứ năm, ngày 26.03 vừa qua.

    SCR-29- Black April Memorial Month (Tưởng niệm tháng Tư Đen Tối)

    XÉT RẰNG, 30 Tháng Tư năm 2016 đánh dấu 41 năm kể từ ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản; và

    XÉT RẰNG, đối với nhiều người Việt Nam và cựu chi ến binh thời kỳ chiến tranh Việt Nam, những người trực tiếp chiến đấu trong cuộc chiến, và người Mỹ gốc Việt định cư tại Hoa Kỳ, Cuộc Chiến Việt Nam là một mất mát rất lớn đối với người Mỹ, người Việt Nam, và người ở Đông Nam Á; và

    XÉT RẰNG, sau khi miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản, hàng triệu người Việt cùng với gia đình họ đã phải ra đi, đến các quốc gia xung quanh, và sau cùng đến Hoa Kỳ, bao gồm các binh sĩ, giới chức chính phủ, và cả những người từng làm việc cho Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến; và

    XÉT RẰNG, trong cuối thập niên 1970 và giữa thập niên 1980, hàng ngàn người Việt Nam đã liều mình đi tìm tự do trên các con thuyền gỗ nhỏ trôi dạt trên Biển Đông. Những người này sau đó tạm cư trong các trại tị nạn ở Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương, Phi Luật Tân, và Hồng Kông, trong khi có khoảng một nửa số người ra đi bị thiệt mạng trên biển trong lúc đi tìm tự do và dân chủ; và

    XÉT RẰNG, theo thống kê dân số của Hoa Kỳ, có hơn 580,000 người Việt Nam đang sống ở California, đông nhất ở hải ngoại, và đa số cư ngụ ở Quận Cam; và
    .......

    XÉT RẰNG, cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp Tiểu Bang California sẽ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư như là một ngày để tưởng nhớ và giữ vững nguyên tắc về nhân quy ền. Vì vậy,

    Thượng Viện California, và sau đó là Hạ Viện California, để nhắc nhở mọi người nhớ đến bi kịch làm thiệt mạng nhiều người, quyết định công nhận Tháng Tư năm 2016 là Tháng Tư Đen, một thời điểm đặc biệt cho người dân California tưởng nhớ đến những người thiệt mạng trong suốt Cuộc Chiến Việt Nam, và hy vọng một cuộc sống công bằng và nhân bản hơn cho người dân Việt Nam; và như vậy,
    Bộ trưởng Thường Vụ California chuyển bản sao của nghị quyết này đến tất cả các cơ quan có liên quan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 17:45 25 tháng 4, 2016

      Anh Nặc 11:52 Ngày 25 tháng 04 năm 2016 xuyên tạc bịa đặt.
      Cái Nghị quyết vớ vẩn này được nhiều trang mạng nhắc đến từ năm 2011 chứ không phải bây giờ mới có:
      ----
      Nghị Quyết Số 40 Của Quốc Hội Tiểu Bang California: Kỷ Niệm “THÁNG TƯ ĐEN”
      Tháng Tư 8, 2011 VietnamDaily.News 1 Bình luận

      · Nghị Quyết 40 của Quốc Hội tiểu bang California- Assembly Concurrent Resolution No.40- gọi tắt là ACR 40, do Dân Biểu Solorio đệ trình liên quan đến một giai đoạn Lịch Sử của Người Mỹ gốc Việt.

      · Nghị Quyết này công nhận tuần lễ từ ngày 21 tháng Tư năm 2011 đến ngày 30 tháng Tư năm 2011 là Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, và Tháng Tư là tháng dành để Vinh Danh Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt.

      * * *

      XÉT RẰNG: ngày 30 tháng Tư 2011 đánh dấu 36 năm kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh Việt nam, và cũng là ngày khởi đầu việc bỏ nước ra đi của hàng triệu người Việt sau khi thủ đô Sàigon, miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản trong ngày 30 tháng Tư năm 1975.

      XÉT RẰNG: Đối với nhiều nguời Việt Nam, nhất là những cựu quân nhân thời chiến tranh Việt nam đang định cư tại Hoa Kỳ, Chiến Tranh Việt Nam là một thảm kịch đầy đau khổ, thiệt hại về sinh mạng của nhiều người Mỹ, người Việt, và người Đông Nam Á khác.

      XÉT RẰNG: Trong số 2 triệu 590 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam, có 58,169 người bị giết, và hơn 304,000 người bị thương. Như vậy, cứ mười người Mỹ phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam có một người trở thành nạn nhân chiến cuộc.

      Đọc toàn bài:
      http://baotoquoc.com/2011/04/08/ngh%E1%BB%8B-quy%E1%BA%BFt-s%E1%BB%91-40-c%E1%BB%A7a-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-ti%E1%BB%83u-bang-california-k%E1%BB%B7-ni%E1%BB%87m-%E2%80%9Cthang-t%C6%B0-den%E2%80%9D/

      Xóa
    2. - Thực ra, cái nghị quyết SCR 29 gì đó là việc riêng của nước Mỹ hay bang Cali liên quan đến công dân Mỹ gốc Việt của họ,..ít ai quan tâm hay biết đến làm gì. Đó là việc riêng của nước Mỹ.
      - Cái gọi là nghị quyết SCR 29 của bang Cali thường có quy định và giới hạn về thời gian, thường là 1 tuần trước 30/4 hàng năm. Hiện chỉ thấy có tư liệu năm 2010 và 2015 và có lẽ phần nhiều những năm khác không được thượng viện ( và hạ viện ) bang này thông qua.
      * Năm 2010 tại đây :
      http://vietdaikynguyen.com/v2/china/712-quc-hi-california-ok-ngh-quyt-scr-29-tun-l-tng-nim-thang-4-en-tun-l-tng-nim-thang-4-en-
      * Năm 2015 tại đây :
      https://vietbao.com/a235579/nghi-quyet-scr-29-tuong-niem-thang-tu-den
      - Nặc danh 11:52 nói chay, nếu không có dẫn chứng gì về SCR 29, năm 2016 ( mà nhiều khả năng là không có) thì càng khẳng định , tô đậm thêm bản chất bịp bợm , nói láo của nhúm cờ vàng cực đoan gốc Việt này. Một văn bản không khó để tra cứu mà dám xào chẻ thêm thắt chữ nghĩa, xuyên tạc, dựng đứng, thì...họ còn dám nói láo tới cái gì ?

      Xóa
  3. Ai chả có những lúc muốn sống và muốn chết và có rất nhiều nguyên nhân , điều quan trọng là có dám làm hay không thôi, nếu cuộc sống không thấy có ý nghĩa thì ra đi cũng không sao , vẫn đề là ta phải đủ dũng cảm, dù chết một làn còn hơn là sống vật vờ vô nghĩa ,

    Trả lờiXóa
  4. Phóng viên Tự dolúc 17:33 25 tháng 4, 2016

    Có phải “Giấc mơ Mỹ” đã lụi tàn?
    Giấc mơ Mỹ đã tồn tại ở đất nước này trong hơn 50 năm qua, nhưng hiện nó đang hấp hối. Đối với một số người Mỹ, thì Giấc mơ ấy có thể đã tàn lụi.

    Trong khi các cuộc khảo sát về niềm tin người tiêu dùng gần đây cho thấy người Mỹ có phần nào đó lạc quan về nền kinh tế tổng thể, thì hầu hết các cuộc thăm dò và nghiên cứu cho thấy rằng họ đều đang lo lắng về tương lai kinh tế.

    Nhiều người Mỹ dường như tin rằng họ sẽ không bao giờ an toàn hay ổn định về tài chính, dù nguyên lý cốt lõi trong Giấc mơ Mỹ chính là ở niềm tin rằng bạn có thể thành công về tài chính, chỉ cần chăm chỉ và quyết tâm. Thì giờ đây hơn 3/4 người Mỹ lại tin rằng chiều hướng đi xuống có nhiều khả năng xảy ra hơn là phát triển hướng lên.

    Liệu những yếu tố nền tảng cho giấc mơ chung và cách sống của tầng lớp trung lưu – như sở hữu một ngôi nhà, có việc làm ổn định, nghỉ hưu không mắc nợ và có tài chính an toàn – giờ đây đã trở nên ngoài tầm với của hầu hết mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ? Và có phải vấn đề của tầng lớp trung lưu giờ cũng đang lan tới nhóm người Mỹ da trắng ở ngoại thành vốn có nền tảng khá vững chắc?

    Tác giả Mechele Dickerson đang nghiên cứu về những khía cạnh này và đang viết cuốn sách về nó. Một phần bà cũng đang cố gắng hiểu những xu hướng đáng lo ngại bao gồm việc trì trệ tăng lương và trốn nợ, việc này có tác động gì đối với Giấc mơ Mỹ. Đây là thuật ngữ đầu tiên được biết đến từ nhà văn James Truslow Adams 85 năm về trước:

    “giấc mơ về một vùng đất nơi cuộc sống trở nên tốt hơn, dồi dào hơn và đầy đủ hơn cho tất cả mọi người, mang tới cơ hội cho mỗi người dựa trên năng lực hoặc thành tích.”


    Cùng điểm qua ba yếu tố trên và xem liệu chúng có còn ủng hộ khái niệm Giấc mơ Mỹ hay không.

    Nhà ở quá đắt

    Kể từ thời kỳ Đại suy thoái, Giấc mơ Mỹ gắn liền với việc sở hữu nhà. Nhưng gần 10 năm sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất xảy ra từ những năm 30 thì nước Mỹ đang trên đường trở thành một quốc gia của những người đi thuê nhà.

    Trong khi chi phí mua những thứ cơ bản cho cuộc sống (như thực phẩm và quần áo) phần lớn vẫn giữ nguyên hoặc giảm trong 30 năm qua, thì giá nhà đất đã tăng mạnh, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ nhà ở đầu những năm 2000. (Giá nhà đã giảm trong thời gian suy thoái kinh tế 2007-2009, nhưng chúng đã và đang tăng trở lại ở nhiều vùng trong nước.)

    Khi giá nhà tăng, tỷ lệ sở hữu nhà sẽ đi theo hướng ngược lại. Sau khi đạt đến đỉnh điểm ở mức gần 70% vào năm 2004, thì tỷ lệ sở hữu nhà đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 50 năm, xuống dưới 64% trong năm 2015.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 17:34 25 tháng 4, 2016

      Tỉ lệ sở hữu nhà giảm, số hộ gia đình thuê nhà tăng. Trên thực tế, số hộ gia đình thuê nhà hiện nay chiếm tỉ lệ chủ yếu trong 9 trên 11 khu đô thị lớn nhất của Hoa Kỳ. Thuê nhà không còn giới hạn trong những học sinh vừa tốt nghiệp trung học hoặc sinh viên đại học, mà phần lớn những người thuê nhà tại Mỹ có độ tuổi 40 trở lên, tăng từ 43% trong năm 1995.

      Tuy không có bang, hạt, thành phố lớn nào ở Hoa Kỳ có đủ nhà ở giá vừa tầm cho những người nghèo nhất, không chỉ những gia đình này mới buộc phải đi thuê nhà. Ngay cả những người Mỹ làm việc toàn thời gian hiện nay cũng phải chật vật để tìm nhà ở cho thuê giá phải chăng, một phần là vì cầu vượt quá cung, khiến giá cho thuê tăng lên.

      Chỉ một thập kỷ trước đây, các gia đình với thu nhập trung bình cũng có thể sở hữu nhà, nhưng bây giờ họ đang gây thêm áp lực của thị trường cho thuê vì họ không đủ tiền mua. Điều này khiến lượng nhà cho thuê giá rẻ giảm đi đối với tất cả mọi người.

      Một trong những lý do chính khiến các gia đình không đủ khả năng mua hoặc tìm nhà cho thuê có giá phải chăng là vì giá nhà tăng nhanh hơn mức tăng thu nhập của hộ gia đình.

      Kinh tế suy giảm, khó vươn lên

      Thực tế, đối với tất cả mọi người (ngoại trừ những người lao động được trả lương cao nhất), tiền lương ách tắc trong gần 30 năm qua. Ngoài ra, người lao động Mỹ hiện nay còn phải đấu tranh với một thị trường lao động không vững chắc và bất ổn định.

      Tuy tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là dưới 5%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ kỷ lục trong thời kỳ Đại suy thoái, nhưng tất cả dân Mỹ, ngoại trừ những người lao động được trả lương cao nhất, thường phải trải qua những thời kỳ thất nghiệp kéo dài. Tương tự như vậy, công nhân bây giờ có nhiều khả năng thiếu việc làm và phải chịu làm những công việc mang tính phổ thông hơn so với khả năng của họ. Ngoài ra, người lao động còn phải làm nhiều công việc cùng lúc và gom góp “các khoản lương chắp vá” để sống.

      Tỷ lệ tăng thu nhập của top 1% những người giàu nhất trong 3 thập kỉ qua (màu vàng). Đa số người lao động còn lại không tăng bao nhiêu (màu xanh)
      Tỷ lệ tăng thu nhập của top 1% những người giàu nhất trong 3 thập kỉ qua (màu vàng). Đa số người lao động còn lại không tăng bao nhiêu (màu xanh)

      Mức lương trì trệ cộng với việc làm không ổn định đã tạo ra khoảng cách trong thu nhập và bất bình đẳng giàu nghèo, đang dần đạt mức độ mà quốc gia này chưa từng trải qua trong gần một thế kỷ. Bởi vì những người Mỹ giàu nhất đang nhận được phần thu nhập và tài sản quá lớn ở trong nước, Giấc mơ Mỹ của tầng lớp thấp muốn vươn lên thành tầng lớp trung lưu đã tan thành mây khói.

      Và thậm chí một số người còn cho rằng biến động giai tầng hiện nay có nhiều khả năng diễn ra ở một số nước châu Âu hơn là tại Hoa Kỳ.

      Bởi vì tiền lương không theo kịp với sự tăng vọt giá nhà đất ở nhiều nơi trên đất nước này, nên người Mỹ bây giờ phải cân bằng nhiều yếu tố và hy sinh.

      1/5 trong số tất cả những người Mỹ có việc làm phải tìm cách bổ sung thu nhập của họ chỉ để thanh toán hóa đơn và mua thực phẩm. 14% dân số đang dùng thẻ tín dụng nhiều hơn để chi trả cho các chi phí sinh hoạt hàng tháng, và 17% công nhân bị buộc phải hy sinh nguồn an sinh hưu trí của mình.

      Xóa
    2. Phóng viên Tự dolúc 17:35 25 tháng 4, 2016

      Chế độ hưu trí bất ổn và không an toàn

      Viễn cảnh trông ảm đạm đối với những người Mỹ sắp nghỉ hưu. Đối với thanh niên, an toàn tài chính khi cập tuổi xế chiều gần như là vô vọng.

      Dữ liệu lưu trữ Liên bang cho thấy 31% những người chưa về hưu và 19% những người 55-64 tuổi sắp đến tuổi về hưu không có khoản tiết kiệm sau những tháng ngày làm việc hoặc không có lương hưu cá nhân.

      Độ tuổi nghỉ hưu đang dịch chuyển về phía các nhóm 66-69, hơn 70, và "không nghỉ hưu"
      Độ tuổi nghỉ hưu đang dịch chuyển về phía các nhóm 66-69 (màu nâu), hơn 70 (xám), và “không nghỉ hưu” (trắng)

      Dân số lớn tuổi bùng nổ, những người đã nghỉ hưu hoặc gần đến tuổi về hưu thường nhận thấy họ có tiền tiết kiệm không đủ, mặc dù nhiều người trong số họ làm việc cho những công ty trả lương hưu truyền thống hơn là kế hoạch tiết kiệm quỹ hưu 401(k) cho người lao động.

      Những người Mỹ sắp về hưu cũng gặp gánh nặng nhà ở, ôtô và thậm chí cả các khoản nợ vay khi đi học nhiều hơn những người ở độ tuổi của họ một thập niên trước đây.

      Kết quả là, nhiều người sinh sau năm 1945 (thế hệ baby boomer) đã quyết định đẩy lùi thời điểm nghỉ hưu của họ.

      Những người Mỹ trẻ tuổi cũng đang chật vật để tiết kiệm cho hưu trí. Thanh niên thiếu tiền tiết kiệm hưu trí vì nhiều người trong số họ làm việc bán thời gian và không có kế hoạch để dành tiền, vì phải chi trả các khoản vay khi đi học và các khoản nợ khác.

      Xóa
    3. Phóng viên Tự dolúc 17:36 25 tháng 4, 2016

      Giấc mơ Mỹ đã tàn

      Những người Mỹ đã làm việc chăm chỉ và tuân theo luật chơi, giờ lo sợ rằng họ sẽ không bao giờ thành công về tài chính.

      Họ đã mất niềm tin vào Giấc mơ Mỹ, vỡ mộng, và đang có dấu hiệu tuyệt vọng.

      Cả những người lao động Mỹ bảo thủ không có bằng đại học lẫn những người thế hệ Y (tốt nghiệp đại học khoảng những năm 2000) có tư tưởng tự do đều biểu lộ sự tức giận của họ trong kỳ bầu cử tổng thống này.

      Nhiều cử tri đã mất niềm tin vào Giấc mơ Mỹ đang nắm lấy các ứng cử viên theo chủ nghĩa dân túy phi truyền thống như Bernie Sanders và Donald Trump. Những cử tri thất vọng và bất mãn dường như sẵn sàng hỗ trợ quan điểm và các đề nghị cực đoan bởi họ không còn tin rằng các ứng cử viên chính trị truyền thống sẽ tìm cách để tạo ra công ăn việc làm an toàn chi trả lương tốt và giúp cho việc dịch chuyển tầng lớp lao động sang tầng lớp trung lưu.

      Đặc biệt nhóm người da trắng ở độ tuổi 45 đến 54 không có bằng đại học dường như đã từ bỏ Giấc mơ Mỹ. Người Mỹ da trắng không tốt nghiệp đại học, đặc biệt là nam giới, dường như không còn tin rằng làm việc chăm chỉ và quyết tâm là đủ để đạt được thành công về tài chính.

      Họ đổ lỗi cho các chính trị gia, đặc biệt là Tổng thống Obama, đã thúc đẩy các chính sách kinh tế gây tổn thất cho tầng lớp trung lưu. Họ lo lắng, tức giận và nghi ngờ rằng bằng tốt nghiệp trung học hoặc kỹ năng trong công việc cũng không đủ cho họ thành công trong thị trường.

      Những dấu hiệu cho thấy sự lo lắng về kinh tế như lượng người da trắng lần đầu sử dụng heroin gia tăng, đặc biệt là nam thanh niên, tuổi thọ trung bình giảm và tỷ lệ tự tử tăng lên.

      Trong khi Giấc mơ Mỹ về một tài chính bình ổn và phát triển là có thật cho tầng lớp thượng lưu, những người Mỹ với thu nhập thấp và trung bình chưa bao giờ cảm thấy lo âu về tài chính như lúc này.

      Hầu hết người Mỹ đang tiếp nhận suy thoái như là một “lẽ thường mới” (new normal). Xu hướng phát triển đi lên giờ chỉ là một giấc mơ ngoài tầm với.

      Tác giả: Mechele Dickerson, The conversationist.

      Minh Tuệ biên dịch

      (Đại Kỷ Nguyên VN)

      Xóa
  5. Mỹ hết thời làm bá chủ thế giớilúc 20:59 6 tháng 9, 2021

    Tỷ lệ tự tử trong quân đội Mỹ tăng đột biến trong dịch COVID-19
    13:26 28/09/2020

    Tỷ lệ tự tử trong quân đội Mỹ đã tăng ít nhất 20% trong năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, các quan chức quốc phòng Mỹ cảnh báo, đồng thời nhấn mạnh đại dịch COVID-19 là nhân tố tiềm tàng chính.

    Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như việc triển khai quân đến các vùng chiến sự, thảm họa tự nhiên và bất ổn dân sự diễn ra tại nước Mỹ từ ngày 25/5 sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.

    Dù không đổ lỗi trực tiếp cho đại dịch, tuy nhiên, các quan chức quân sự Mỹ cho rằng căn bệnh này đã gây thêm căng thẳng “cho một lực lượng vốn dĩ đã đối mặt với nhiều căng thẳng”.

    Theo AP trích dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Mỹ, tỷ lệ tự sát trong quân đội Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, tỷ lệ tự sát trong binh sĩ Lục quân tăng đến 30%, từ 88 trường hợp lên 114 trường hợp, tỷ lệ trong lực lượng Cảnh vệ tăng 10%.

    Hồi đầu năm 2020, trước khi COVID-19 được công bố đại dịch, tỷ lệ tự tử ít hơn so với cùng kỳ năm 2019.

    Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, năm 2018, có 325 vụ tự tử được ghi nhận trong hàng ngũ các binh sĩ hoạt động của Mỹ, tỷ lệ này tương đương 24,8 vụ trên 100.000 dân, không quá khác biệt với tỷ lệ tự tử ở người trưởng thành tại Mỹ vào năm 2017. Năm 2018 cũng là năm có tỷ lệ tự tử cao nhất trong quân đội Mỹ kể từ khi số liệu được thu thập năm 2001.

    Tính đến ngày 28/9, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ đã vượt qua mốc 7,1 triệu và số ca tử vong là hơn 204.740 ca.

    https://cand.com.vn/The-gioi-24h/Ty-le-tu-tu-trong-quan-doi-My-tang-dot-bien-trong-dich-COVID-19-i582215/

    Trả lờiXóa