Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

NỘI CHIẾN?


Một cựu binh Mỹ bên bức tường tưởng niệm hơn 58 ngàn lính Mỹ tử trận tại VN
 Nếu là Nội chiến thì hơn 58 ngàn lính Mỹ chết ở VN cũng đều là con Lạc cháu Hồng cả hay sao?
Lời dẫn: Cứ mỗi dịp 30/4 là các cụ Cờ vàng Cali và các anh chị dzận chấy trong nước lại rên rỉ điệp khúc "Cuốc hận", "Nội chiến", "Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam".....
Vậy hãy xem người Mỹ nói gì về cuộc chiến tranh này.
********************************


Đây là ý kiến của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, cựu sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và  trong cuốn "Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers"- "Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam, Viking, 2002, p.255:
“Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ… Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ đểduy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc - một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình - thì không phải là một cuộc nội chiến.

Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

“Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ”.

Cuốn sách “Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ” do John Carlos Rowe and Rick Berg viết, có đoạn:

“Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70.000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ. Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.” Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương”.

Tác giả Cuốn sách viết tiếp:

“Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiên và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh VN. Chừng như chưa đủ, Mỹ còn lôi kéo năm nước phụ thuộc Mỹ bao gồm Úc, New Zealand (châu Đại Dương), Hàn Quốc (Đông Bắc Á) và Thái Lan, Philippines (Đông Nam Á) với số quân lúc cao nhất hơn 70.000 cùng tham chiến với 550.000 quân viễn chinh Mỹ, làm nòng cốt cho hơn 1 triệu quân ngụy Sài Gòn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh VN tới 676 tỉ USD, so với 341 tỉ USD trong chiến tranh thếgiới thứ hai và 54 tỉ trong chiến tranh Triều Tiên, và nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ USD (VN, con số và sự kiện (1945-1989), 1990-Sức mạnh VN, 1976). Những chi phí khổng lồ này tính theo thời giá hiện nay đủ sức vực cả các nước thế giới thứ ba vượt qua đói nghèo, lạc hậu để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước thuộc “câu lạc bộ nhà giàu” như các nhóm G7, OECD... (!)”
“Để thực hiện mục đích “hủy diệt và nô dịch”dân tộc VN, Mỹ đã giội xuống hai miền Nam, Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà Mỹ đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó. Trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam của Mỹ, bình quân một người dân phải chịu 45,5 kg bom đạn, 1km2 chịu 6 tấn bom đạn. Chỉ trong mười năm (1961-1971), quân đội Mỹ đã phun hơn 20 triệu gallon (1gallon = 3,78 lít) chất độc da cam cũng như nhiều thuốc “diệt cỏ” chứa hóa chất chết người dioxin đã làm cho hàng triệu người VN mắc bệnh, vô số thai nhi biến dạng và di chứng kéo dài cho đến tận ngày nay.”
“Vào đầu năm 1988, lần đầu tiên Chính phủ Mỹ buộc phải chính thức thừa nhận rằng 15% cựu chiến binh Mỹ từ chiến tranh VN trở về, nghĩa là khoảng 50.000 người vẫn còn bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà nguyên nhân của căn bệnh này là do họ đã tham chiến ở VN và tất nhiên đã từng gây tội ác dù là trực tiếp hay gián tiếp.”
Mời xem thêm một vài hình ảnh tội ác lính Mỹ ở VN:


















31 nhận xét:

  1. Quan điểm của chính quyền Mỹ

    Tài liệu được giải mật của Lầu Năm Góc vào năm 2010 cũng viết: "Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vững được ở miền Nam... Nam Việt Nam về bản chất là một sáng tạo của Hoa Kỳ"[40]

    Robert S. McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, một trong những người góp phần hoạch định chính sách Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã thừa nhận rằng: "Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi đã mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy". Và, Mc.Namara cho nguyên nhân sai lầm đó là vì Mỹ "đã hiểu sai thậm tệ những mục tiêu của Trung Quốc và lầm lẫn cho rằng những ngôn từ hiếu chiến của nó hàm ẩn động cơ giành bá quyền khu vực. Chúng tôi cũng hoàn toàn đánh giá thấp khía cạnh dân tộc chủ nghĩa trong phong trào Hồ Chí Minh."[41]

    Trung tướng Bernard Trainor, từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ, so sánh cuộc chiến ở Việt Nam với cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ: "Nhiều người nói rằng chúng ta phải ném bom để đưa miền Bắc về lại thời kỳ đồ đá. Ở mức độ nhất định, chúng ta đã đạt được hiệu quả này, nhưng họ vẫn tiếp tục chiến đấu. Có ném bom nữa cũng không ăn thua gì. Tôi thấy cuộc kháng chiến của Việt Nam có nét tương đồng với cuộc Cách mạng của Mỹ. Cũng như các nhà cách mạng Mỹ thời đó, người Việt quyết chiến đến cùng. Những người dân Mỹ hồi đó đã đi tới một quyết định rằng độc lập là thiết yếu. Họ đặt cược tính mạng và của cải của mình vào sự nghiệp giành độc lập... Hy vọng ban đầu là thu phục trái tim khối óc của người dân, nhưng hy vọng này đã bị tan tành bởi thất bại của chính quyền Sài Gòn trong việc giành tín nhiệm của dân và chiến lược Tìm và diệt của Westmoreland…".[42]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan điểm của một số học giả Mỹ

      https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e3/Proud_of_what_8.png/255px-Proud_of_what_8.png
      Tranh châm biếm cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam: "Chúng tôi đem tới dân chủ. Nhắc lại theo tôi nào: D-Â-N-C-H-Ủ"

      Năm 1972, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Mỹ quyết định tổ chức một cuộc báo cáo điều trần về cuộc chiến tranh Việt Nam suốt ba ngày liền, (9, 10, 11-5-1972) xoay quanh chủ đề nguồn gốc, nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam và những bài học rút ra từ đó. Bốn học giả có tên tuổi đại diện cho phong trào phản chiến Leslie Gelb, James Thomson, Arthur Schlesinger và Noam Chomsky được coi là những người am hiểu tình hình đã từng nghiên cứu nhiều về Việt Nam, được Quốc hội Mỹ mời đến báo cáo góp ý kiến cho Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam.

      Đánh giá chế độ Việt Nam Cộng hòa, giáo sư ngôn ngữ học Noam Chomsky của học viện MIT đã nói trước Uỷ ban đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ rằng: "Chính phủ Nam Việt Nam đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ. Chính phủ Nam Việt Nam không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp" [43]

      Các giáo sư đánh giá: Ở Việt Nam, Mỹ đã gặp phải một đối phương không chịu chấp nhận chế độ thực dân mới, không chịu quỳ gối trước sức mạnh quân sự Mỹ. Ngoài ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá, người Việt Nam còn sáng tạo ra một đường lối, chiến lược và biện pháp đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh để phát huy sức mạnh đánh thắng kẻ thù. Giáo sư Noam Chomsky nhận định: Đối phương đã tìm ra "một chiến lược khôn khéo đến mức nguy hiểm để đánh bại Mỹ", giám đốc Phân tích Hệ thống đã cảnh báo "Trừ khi chúng ta nhận ra và chống lại nó ngay bây giờ nếu không chiến lược đó sẽ trở thành phổ biến trong tương lai. Chiến lược đó là tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dựa trên nguyện vọng của nông dân Việt Nam muốn độc lập và công bằng xã hội. Nước ngoài không bao giờ có thể địch nổi chiến lược đó" (trang 91) [43]

      Nói về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam, các học giả trên đã bác bỏ lý do của chính quyền Mỹ dựng lên là "chống miền Bắc Việt Nam xâm lược", Arthur Schlesinger khẳng định: "Thật là sai lầm khủng khiếp, nếu coi Hà Nội và Việt cộng là mũi lao xâm lược". Noam Chomsky kết luận: "Chính Mỹ đã đẩy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào vòng chiến". [43]

      https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8f/Vietnam_War_protesters._1967._Wichita%2C_Kans_-_NARA_-_283627.jpg/180px-Vietnam_War_protesters._1967._Wichita%2C_Kans_-_NARA_-_283627.jpg
      Người biểu tình phản chiến Mỹ với sự châm biếm "Con rối Sài Gòn"

      Leslie Gelb nhấn mạnh dứt khoát rằng "lời giải thích thoả đáng duy nhất là đối phương vẫn tiêu biểu cho chủ nghĩa dân tộc và nền độc lập của họ, Mỹ phải chịu trách nhiệm đặc biệt về cuộc chiến tranh này và về việc kéo dài chiến tranh". Arthur Schlesinger lập luận, "sở dĩ có cuộc chiến tranh này là vì chính sách áp đặt những sở thích của chúng ta cho người khác". Do đó, "nếu người Việt Nam không coi trọng sự khôn ngoan của chúng ta, thế là chúng ta quyết định dùng sức mạnh ưu thế của mình để bắt họ phải làm theo ý muốn của chúng ta". Trước Quốc hội, các học giả Mỹ kết luận: nguyên nhân cuộc chiến tranh Việt Nam là bắt nguồn từ chiến lược và chính sách xâm lược của Mỹ. Điều đó coi như đã được xác nhận từ phía những nhà nghiên cứu Mỹ.

      Xóa
    2. Nhà sử học Frances FitzGerald viết: "Chiến thắng của họ (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) là chiến thắng của dân tộc Việt Nam - người Bắc cũng như người Nam. Khác xa với một cuộc nội chiến, cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một sự khẳng định nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố ủng hộ rồi phản bội"[44]

      Theo một góc nhìn khác, tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách "Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam" đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ"[45] Theo ông nguyên nhân sâu xa của việc Mỹ áp đặt sự chiếm đóng lên miền Nam Việt Nam là để điều khiển và kiểm soát thị trường kinh tế, nhân lực, sức lao động và tài nguyên ở vùng Đông Nam Á[46]

      Sử gia Jonathan Neale cũng đồng ý lập luận này và cho rằng chính sách chống Cộng của chính phủ Mỹ chỉ là để phục vụ cho quyền lợi của những tập đoàn tư bản Mỹ.[47]

      Neil Sheehan - nhà báo Mỹ, một trong những người phanh phui Tài liệu mật Lầu Năm Góc ra trước công luận đã nhận định rằng: "Sau những năm dài tìm cách khuất phục những dân tộc nghèo khổ bằng sự tàn bạo của sức mạnh kỹ thuật của mình, nước Mỹ, một nước giàu mạnh nhất trên quả đất này, cuối cùng có thể bị những người cộng sản Việt Nam đuổi ra khỏi bán đảo Đông Dương. Nếu đúng như vậy, thì thắng lợi của người Việt Nam sẽ là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc" [48]

      Xóa
    3. Quan điểm của giới chức Việt Nam Cộng hòa

      Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu cũng đã từng phát biểu: "Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!".[49] Trong bài viết "30/4/1975, Dương Văn Minh và tôi", Nguyễn Hữu Thái thuật lại lời Tổng thống Dương Văn Minh đã nói với ký giả Francois Vanuxem: "Hết Tây (Pháp) rồi đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!".[50]

      Năm 2005, khi về Việt Nam và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã nhận định rằng: "Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.".[51] Đại tướng Cao Văn Viên thì viết: "Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ làm theo họ mà thôi!". Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh thì nói: "Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay... Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao Mỹ đều nắm hết."[52]

      Nguyễn Tiến Hưng, bộ trưởng kinh tế Việt Nam Cộng hoà nhận xét:
      “ Tôi cũng đồng ý với câu phương châm "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" của người xưa. Trước những thất bại, ta phải tự trách mình trước. Về chính trị, các bình luận gia thường nêu lên những yếu kém, khuyết điểm của lãnh đạo và nhân dân Miền Nam. Lãnh đạo thì độc tài, thiếu khả năng, quá tin vào Mỹ, tham nhũng, có khi còn xa hoa quá mức. Nhân dân thì chia rẽ, một phần thì thờ ơ, chống đối, chán chường một cuộc chiến dài lê thê.
      Tất cả những nhận xét trên, không ít thì nhiều đều có phần xác đáng. Tuy nhiên, sau khi theo rõi cuộc chiến nhiều năm, trước hết là từ ngay trên đất Mỹ (vào những năm 1958-1972), cũng như đã được chứng kiến những sự việc ở hậu trường trong ba năm cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà (1973-1975), rồi nghiên cứu thêm từ đó, tôi vẫn khẳng định rằng sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ gần như hoàn toàn, cả về vật chất lẫn tâm lý đã là yếu tố quyết định (cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà).

      Xóa
    4. Về mặt kinh tế, khi chiến tranh leo thang, sản xuất trong nước không phát triển được, lại còn tụt hậu, cung ứng cho nhu cầu của nhân dân phải dựa vào đôla của Mỹ để nhập cảng. Những sản phẩm cho nhu cầu từ ăn, ở, mặc, tới vận chuyển, một tỷ lệ rất quan trọng được đáp ứng từ viện trợ Mỹ... về vật chất, sự lệ thuộc đã hầu như là toàn diện. Tình trạng này lại còn dẫn tới sự lệ thuộc về tinh thần và tâm lý. Nếu Mỹ còn giúp, thì các nhà lãnh đạo và quân đội Việt Nam Cộng hoà còn chịu đựng, chiến đấu. Nếu có dấu hiệu là Mỹ bắt đầu bỏ, thì tinh thần bắt đầu sa sút. Tới lúc bỏ thật là sụp đổ
      ...Về chính trị, phía Mỹ luôn chủ động như vậy, còn về quân sự? Ngay từ lúc Mỹ mới nhúng tay vào Miền Nam cũng đã có sự bất đồng về chiến thuật giữa Cố vấn Mỹ và Tướng lãnh Miền Nam. Trong một buổi họp, viên tư lệnh Mỹ ở Miền Nam, Tướng O'Daniel đã nói toạc ra là "Ai chi tiền thì người đó chỉ huy" (who pays, commands)...[53] ”

      Nguyễn Văn Ngân, nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, đã nhận xét: "Người Mỹ đã thay thế Pháp với chính sách thực dân mới. Vào thế kỷ 19, người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt trong việc thiết lập một "tiền đồn chống Cộng" tại Đông Nam Á. Người Mỹ đến Việt Nam không vì quyền lợi người Việt Nam mà vì quyền lợi người Mỹ. Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn… để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ. Chính sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ đã được sử dụng như lưỡi gươm Damoclès... chỉ nhằm mục đích làm tê liệt ý chí đề kháng và nô lệ hóa…".[54]

      https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A1_tr%C3%ACnh_can_thi%E1%BB%87p_c%E1%BB%A7a_M%E1%BB%B9_v%C3%A0o_Vi%E1%BB%87t_Nam_%281948-1975%29

      Xóa
  2. Có thể nói không sợ quá lời : các comment ngay ở đây của bạn đọc @ Cựu chiến binh tiêu biểu cho sự thật, tri thức và văn hóa,..cũng tức là chính nghĩa và ánh sáng.
    - Đối diện là đại diện của bóng tối. Với những lời vô học, mất dạy , rất đặc trưng và tiêu biểu của nhúm cờ vàng CCCĐ và đám ăn theo trong nước.

    -Có thể khác quan điểm nhưng đó là cách thể hiện của hạng người cặn bã, rác rưởi.
    Tôi nghĩ, nếu được, trang G.TL nên tạo cơ chế xóa ngay lập tức thứ rác rưởi này và kèm theo là dòng cảnh báo đến chủ nhân của số IP này. Ta không nên để thứ cặn bã này trong 1 môi trường với sự trong sạch vốn có .
    ( kể cả để lại 1 lúc với ý tạo ' so sánh phản diện ')

    Trả lờiXóa
  3. Ông rận Nô đọc được bài này như bắt được vàng. Ông rận sướng nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc không thấy sướng à? thế nặc là cờ vàng đấy à?

      Xóa
  4. "Nếu là Nội chiến thì hơn 58 ngàn lính Mỹ chết ở VN cũng đều là con Lạc cháu Hồng cả hay sao?"

    --------------

    Nếu là chống ngoại xâm thì hơn 600K lính và dân miền Nam chết đều là con cháu chú SAM cả hay sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. rận Nặc danh15:14 Ngày 27 tháng 04 năm 2016 nói gì ấy nhẻ?

      Xóa
    2. Hí hí trả lời anh í đi chứ hỏi lại làm gì.

      Xóa
    3. Không phải con cháu, mà là đánh mướn cho chú SAM.Nặc có biết bộ binh lương tháng nhiêu không? TQLC, BĐQ, lính dù.v.v....lương tháng nhiêu không? Chưa tới tuổi quân dịch, đăng lính được lĩnh nhiêu không? Lương lính nuôi cả nhà vợ con sống phè đắy nhé!...

      Xóa
    4. Lính và quan VNCH không phải là con cháu chú SAM, mà là 1 phần "con chó" của chú SAM. Hẳn bạn nặc dân chủ nhớ lời dặn dò cúa chú SAM là không để "đuôi chó" cắn "đầu chó" khi nói về VNCH chứ nhỉ

      Xóa
    5. Dân chết là hệ quả của chiến tranh, rất đau lòng!. Còn lính ngụy chết là do các ông phục vụ trong cổ máy mà người Mĩ tạo ra để chia cắt sự thống nhất cuả đất nước VN.Thắng của nd VN là đạt được ý chí thống nhất đất nước,thua của người Mĩ là o chia cắt được VN.Điều này cũng giãi thích luôn, vì sao năm 73 Mĩ đã rút nhưng vẩn o xem là nội chiến.Vì từ 73 về sau chỉ là tiếp tục cuộc chiến trứớc đó, dù người Mĩ o hịện diện nhưng cổ máy và ý đồ của người Mĩ vẫn còn đó.

      Xóa
    6. Hehe VNCH nhận viện trợ Mĩ đánh CS bảo vệ MN thì các ông gọi là "chó". Còn các ông nhận súng đạn Nga-Tàu cướp MN thì nên gọi là gì.

      Ông Vold cũng thôi cái bài thống nhất cũ mèm và rẻ tiền đi. Các ông cần thống nhất, chứ người MN cần quái gì thứ đó.

      Ông có cần tôi chứng minh không?

      Xóa
    7. Bé Tũn đái dầmlúc 08:45 28 tháng 4, 2016

      Rận nặc ơi!
      Các ông nào vậy ta?
      Toàn các ông Mẽo- quan thầy của rận nói chớ chủ nhà có nói đâu?

      Xóa
    8. Ông nặc 8:30, tôi o xài từ "chó" trong văn hóa tranh luận. Nhận viện trợ vũ khí mang tính chất khác.Cổ máy vnch do người Mĩ tạo ra,chỉnh sửa như thế nào cũng do họ,vận hành như thế nào cũng do họ,chi phí mọi thứ cũng do họ.Nên khi họ o xài nửa thì cổ máy đó nhanh chóng thành đồ phế liệu.Ông nói "miền nam" nào? Là thân nhân của cổ máy hay những người có quyền lợi gắn liền với hoạt động của cố máy? Nếu chỉ có bộ đội miền bắc, o có sự ũng hộ cuả quân dân mn từ nông thôn đến thành thị, thì có ngày 30-4 ? Ông muốn dùng số người vựơt biên để chứng minh nd mn o muốn thống nhất phải o?Đa số họ là thành phần nói trên, và một số ngừơi vì kinh tế mà ra đi thôi.

      Xóa
    9. Ông nặc 8:30, tôi o xài từ "chó" trong văn hóa tranh luận. Nhận viện trợ vũ khí mang tính chất khác.Cổ máy vnch do người Mĩ tạo ra,chỉnh sửa như thế nào cũng do họ,vận hành như thế nào cũng do họ,chi phí mọi thứ cũng do họ.Nên khi họ o xài nửa thì cổ máy đó nhanh chóng thành đồ phế liệu.Ông nói "miền nam" nào? Là thân nhân của cổ máy hay những người có quyền lợi gắn liền với hoạt động của cố máy? Nếu chỉ có bộ đội miền bắc, o có sự ũng hộ cuả quân dân mn từ nông thôn đến thành thị, thì có ngày 30-4 ? Ông muốn dùng số người vựơt biên để chứng minh nd mn o muốn thống nhất phải o?Đa số họ là thành phần nói trên, và một số ngừơi vì kinh tế mà ra đi thôi.

      Xóa
    10. Mỹ bỏ tiền, và Mỹ muốn tiền đó được dùng theo cách của Mỹ, có gì bất thường ở đây không ông?

      Xóa
    11. Ông Lê duẩn đã phán "Ta đánh Mỹ là đánh cho TQ, đánh cho LX" rồi mà. CS miền Bắc là con cờ của TQ, VNCH được Mỹ hết sức giúp đỡ để chống sự xâm lược của CS miền Bắc. Mỹ theo thuyết Domino cho rằng nếu CS miền Bắc xâm lăng được miền Nam thì CS và TQ sẽ chiềm cả Đông Dương gồm Cam, Thái và cả Indo, Mã lai, Miến,vv.... luôn. Nhưng sau đấy do phong trào phản chiến và do Mỹ cũng đã thỏa thuận được với TQ là Mỹ bàn giao VN cho TQ để Mỹ rảnh tay phá khối LX nên tại HỘi nghị Pari 1973 chỉ là hội nghị giữa Mỹ và TQ chứ không có một mống CS miền Bắc nào được có tiếng nói mà chỉ được có mặt để ký kết Hiệp định theo chỉ đạo của TQ. Trong hội nghị này, TQ ép buộc CS miền Bắc phải ký với những điều khoản bất lợi như phải tổ chức bầu cử làm các lãnh đạo CS của ta tức ói máu. Do đấy chỉ có thể nói Mỹ đã hạ cánh an toàn chứ hoàn toàn chẳng phải thua như miền Bắc vẫn tự sướng. VNCH cũng chẳng phải thua vì Mỹ rút lui thì đánh để làm gì, anh em một nhà thì chẳng cần tranh giành cứ để cho miền Bắc mang tiếng chiến thắng cho họ thỏa mãn tính hiếu thắng và chém gió thắng Mỹ cho bỏ ghét. Bởi thế năm 1975 khi miền Bắc tràn vào Sài gòn hòn ngọc Viễn Đông thì quân đội VNCH hầu như không thèm đánh. Tướng Dương văn Minh lên đài kêu gọi binh sĩ buông súng để tránh gây tổn thất nặng nề cho các anh em binh lính miền Bắc. Cửa dinh Độc Lập cũng mở sẵn để bàn giao miền Nam nhằm thống nhất đất nước nhưng sau đấy CS miền Bắc cho đóng phim lại cảnh xe tăng tông cổng dinh Dộc Lập để làm tư liệu chứ thật ra có đánh đấm gì đâu. Tóm lại là VNCH có lòng tốt nhường cho miền Bắc mang tiếng chiến thắng không tiếng súng trong tình anh em một nhà nhưng không ngờ một bộ phận nhỏ miền Bắc còn nhiều thù hận do các tổn thẩt nặng nề, nhất là trận đòn B52 suốt 12 ngày đêm sống dở chết dở của Mỹ nên đã dại dột giận cá chém thớt, thù Mỹ mà Mỹ đi mất rồi nên quay sang kỳ thị áp bức nhân dân miền Nam khiến họ sợ hãi bỏ nước ra đi tạo thành một làn sóng tỵ nạn trốn chạy CS làm rúng động lương tâm thế giới. Nhưng cũng nhờ thế mà ngày nay cộng đồng người Việt hải ngoại quá giàu có, phồn thịnh và lại được Đảng và CP thân thương, trìu mến gọi cộng đồng Cờ vàng VNCH là " KHÚC Ruột Ngàn Dặm" vì có công gởi hàng tỷ đô la mỗi năm về VN xây dựng đất nước. Chỉ khổ cho các anh rận già cổ hủ như anh rận Lê chien Nô thấy Đảng và CP quý trọng bà con Việt kiều thì rất tức tối, xuyên tạc nhưng chó cứ sủa đoàn người cứ đi. Hòa giải dân tộc rồi, anh em Bắc Nam, đồng bào trong và ngoài nước đều là một nhà cả, đều là con Lạc cháu Hồng. Chỉ riêng những kẻ nuôi thù hận như anh rận Nô ngày càng trở thành kẻ lạc loài, vất vơ vất vưởng trong lòng dân tộc.

      Xóa
  5. Nhắc lại ngắn gọn chuyện cũ, nhưng..cần thiết :
    - Thực dân Pháp với chế độ thực dân kiểu cũ, trực tiếp cai trị thuộc địa Việt Nam với quan Tây và đám tay sai bản xứ người Việt. Nhưng cùng với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do cụ Hồ và ĐCS VN lãnh đạo, cùng với thời gian, chế độ thực dân kiểu cũ này lỗi thời, đánh dấu sự cáo chung với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của dân tộc VN.
    - Từ đây , Mỹ trực tiếp nhảy vào, thay thế Pháp với hình thức thực dân kiểu mới, khác về hình thức nhưng về bản chất thì không thay đổi. Sử dụng Ngô Đình Diệm làm tay sai, với nguyên dàn tướng tá trong quân đội thuộc địa cũ do Pháp đào tạo, với hàng chục ngàn cố vấn Mỹ, được viện trợ hậu hĩnh về quân sự và kinh tế , nên dù mang danh chế độ VNCH nhưng thực chất là chế độ tay sai, phục vụ trước hết cho quyền lợi của Mỹ. Như đã nói, hình thức thực dân kiểu mới của Mỹ tại Nam VN là khá tinh vi , nên dễ tạo ra sự ngộ nhận trong nhận thức của người dân. Ngay cả bây giờ vẫn có sự ngộ nhận.
    - Từ 1954 - 1975, tại miền Nam có 3 hình thức chiến tranh chủ yếu :
    1, Chiến tranh đặc biệt : do quân ngụy SG đảm nhận với sự chỉ huy của cố vấn Mỹ với quốc sách ' ấp chiến lược ', thủ đoạn hành động là ' đốt sạch , phá sạch và giết sách' những người VN kháng chiến và người thân của họ.
    Nhưng cuộc chiến tranh này thất bại, chế độ VNCH có nguy cơ bị tiêu diệt ngay, nên Mỹ phải trực tiếp nhảy vào, dẫn đến kiểu cuộc chiến thứ 2.
    2, Chiến tranh cục bộ : ngày 8/3/1965, những tốp lính Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng, khởi đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược trực tiếp, đẫm máu và kéo dài của Mỹ tại Việt Nam.
    Đã có quá nhiều sách báo nói về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại VN, ở đây xin nhắc lại và nhấn mạnh vào khía cạnh : do nhiều nguyên nhân, nhưng sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh cục bộ này là sự thật hiển nhiên, không thể chối cãi được. Chính vì thất bại, nên Mỹ bắt buộc phải chuyển qua kiểu chiến tranh thứ 3.
    3, Cuộc chiến với chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh", phương Tây gọi mỉa mai là cuộc chiến " Thay đổi màu da cuả xác chết ".
    Và rồi cuộc chiến " Việt Nam hóa chiến tranh " của Mỹ này cũng kết thúc thất bại vào ngày 30/4/1975 như mọi người đã biết.
    - Như vậy nói nôm na ngắn gọn :
    * Việt Nam đã đánh bại đế quốc Pháp xâm lược và đám tay sai bản xứ người Việt, xóa bỏ chế độ thực dân kiểu cũ.
    * Và sau đó Việt Nam tiếp tục đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, với chế độ bù nhìn tay sai VNCH, thống nhất đất nước.

    Dù là cách nói thẳng, huỵch tẹt, hay tế nhị, vòng vo thì bản chất cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ vẫn không thay đổi được.
    Vậy : cuộc chiến đó gọi là " nội chiến " ở chỗ nào ?

    Trả lờiXóa
  6. Chủ nghĩa thực dân (kiểu cũ) :
    - Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác[1]. Mẫu quốc là nước tuyên bố chủ quyền đối với những thuộc địa này. Cấu trúc xã hội, chính quyền và kinh tế của lãnh thổ bị quốc gia thực dân áp đặt thay đổi.
    - Mục đích :
    Thu lợi về kinh tế.
    Mở rộng uy quyền của mẫu quốc.
    Trốn thoát sự ngược đãi tại mẫu quốc.
    Cải đạo cho người dân bản xứ sang tín ngưỡng của những người thực dân
    - Các hình thức thực dân :
    Chủ nghĩa thực dân định cư với đội ngũ thực dân đông đảo, chủ yếu tìm những mảnh mất màu mỡ để lập trại.
    Chủ nghĩa thực dân bóc lột có số thực dân ít hơn, thường chú trọng đến việc bòn rút nguồn tài nguyên để xuất khẩu sang mẫu quốc. Loại thực dân này bao gồm các trạm thông thương nhưng cũng gồm cả những thuộc địa lớn hơn, tại đó những người xâm chiếm sẽ nắm quyền điều hành nhiều hơn, sở hữu nhiều đất đai và tư bản hơn nhưng dựa vào nguồn lao động là những người dân bản xứ.
    (Theo Wiki)
    Hoặc : " Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì Thu lợi về kinh tế. Mở rộng Thuộc địa cho mẫu quốc..
    Áp đặt đạo công giáo cho người dân bản xứ bắt sang đạo của những người thực dân dùng chiêu bài khai hóa cho họ bằng Giáo lý Cơ đốc và nền văn minh. Nhưng sự thật sự nô dịch, chiếm đất hoặc bị tiêu diệt ( Nam Mỹ - Inca ).
    Chủ nghĩa thực dân diễn ra từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20 khi những người châu Âu tiến hành xây dựng các thuộc địa của mình tại các lục địa khác. một giai đoạn lịch sử nhân loại gắn liền sự nô dịch con người cả về tinh thần ( áp đặt đạo công giáo ) và thể xác ( nô lệ, mất chủ quyền, diệt vong )

    Trả lờiXóa
  7. Chủ nghĩa thực dân mới là thuật ngữ chỉ việc sử dụng chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa và các công cụ văn hóa để kiểm soát một quốc gia (thường là cựu thuộc địa của các cường quốc châu Âu ở châu Phi hoặc châu Á) thay vì kiểm soát trực tiếp quân sự hoặc chính trị. Việc kiểm soát có thể thông qua kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ; bằng cách thúc đẩy nền văn hóa riêng của một nhóm người, ngôn ngữ hoặc các phương tiện truyền thông ở thuộc địa, làm lan tràn các giá trị văn hóa kiểu phương Tây vốn xa lạ (thậm chí độc hại) vào các nước này. Các Tập đoàn tư bản đa quốc gia thông qua những tác động này sẽ tạo sức ép mở cửa thị trường và thực thi các chính sách có lợi cho họ ở những quốc gia này. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa thực dân mới cũng tương tự như chủ nghĩa tư bản, chính là lợi nhuận.
    (Wiki)
    - Nguồn khác :
    Chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ (chẳng hạn) là kiểu thực dân nham hiểm và dễ mị dân thuộc địa nhất.
    Đây là hình thức nô lệ cả về tinh thần (văn hóa) lẫn vật chất (phụ thuộc hoàn toàn vào tư bản thực dân). Đôi khi chính bản thân ta cũng bị mắc lừa bởi chúng.
    Dùng mọi thủ đoạn để kiểm soát gián tiếp các nước này về kinh tế và chính trị; thông qua kiểm soát về kinh tế mà kiểm soát về chính trị. Cơ sở vật chất của Chủ nghĩa thực dân kiểu mới là sở hữu của các công ti nước ngoài về tư liệu sản xuất, còn chỗ dựa xã hội của nó là các giai cấp, tầng lớp bóc lột ở các nước đang phát triển. Thủ đoạn chủ yếu là viện trợ kinh tế kèm theo điều kiện chính trị có lợi cho nước (đế quốc) đó.

    Trả lờiXóa
  8. Chỉ cần dẩn nguồn đựơc rồi, he he...!

    Trả lờiXóa
  9. Ông Lê duẩn đã phán "Ta đánh Mỹ là đánh cho TQ, đánh cho LX" rồi mà. CS miền Bắc là con cờ của TQ, VNCH được Mỹ hết sức giúp đỡ để chống sự xâm lược của CS miền Bắc. Mỹ theo thuyết Domino cho rằng nếu CS miền Bắc xâm lăng được miền Nam thì CS và TQ sẽ chiềm cả Đông Dương gồm Cam, Thái và cả Indo, Mã lai, Miến,vv.... luôn. Nhưng sau đấy do phong trào phản chiến và do Mỹ cũng đã thỏa thuận được với TQ là Mỹ bàn giao VN cho TQ để Mỹ rảnh tay phá khối LX nên tại HỘi nghị Pari 1973 chỉ là hội nghị giữa Mỹ và TQ chứ không có một mống CS miền Bắc nào được có tiếng nói mà chỉ được có mặt để ký kết Hiệp định theo chỉ đạo của TQ. Trong hội nghị này, TQ ép buộc CS miền Bắc phải ký với những điều khoản bất lợi như phải tổ chức bầu cử làm các lãnh đạo CS của ta tức ói máu. Do đấy chỉ có thể nói Mỹ đã hạ cánh an toàn chứ hoàn toàn chẳng phải thua như miền Bắc vẫn tự sướng. VNCH cũng chẳng phải thua vì Mỹ rút lui thì đánh để làm gì, anh em một nhà thì chẳng cần tranh giành cứ để cho miền Bắc mang tiếng chiến thắng cho họ thỏa mãn tính hiếu thắng và chém gió thắng Mỹ cho bỏ ghét. Bởi thế năm 1975 khi miền Bắc tràn vào Sài gòn hòn ngọc Viễn Đông thì quân đội VNCH hầu như không thèm đánh. Tướng Dương văn Minh lên đài kêu gọi binh sĩ buông súng để tránh gây tổn thất nặng nề cho các anh em binh lính miền Bắc. Cửa dinh Độc Lập cũng mở sẵn để bàn giao miền Nam nhằm thống nhất đất nước nhưng sau đấy CS miền Bắc cho đóng phim lại cảnh xe tăng tông cổng dinh Dộc Lập để làm tư liệu chứ thật ra có đánh đấm gì đâu. Tóm lại là VNCH có lòng tốt nhường cho miền Bắc mang tiếng chiến thắng không tiếng súng trong tình anh em một nhà nhưng không ngờ một bộ phận nhỏ miền Bắc còn nhiều thù hận do các tổn thẩt nặng nề, nhất là trận đòn B52 suốt 12 ngày đêm sống dở chết dở của Mỹ nên đã dại dột giận cá chém thớt, thù Mỹ mà Mỹ đi mất rồi nên quay sang kỳ thị áp bức nhân dân miền Nam khiến họ sợ hãi bỏ nước ra đi tạo thành một làn sóng tỵ nạn trốn chạy CS làm rúng động lương tâm thế giới. Nhưng cũng nhờ thế mà ngày nay cộng đồng người Việt hải ngoại quá giàu có, phồn thịnh và lại được Đảng và CP thân thương, trìu mến gọi cộng đồng Cờ vàng VNCH là " KHÚC Ruột Ngàn Dặm" vì có công gởi hàng tỷ đô la mỗi năm về VN xây dựng đất nước. Chỉ khổ cho các anh rận già cổ hủ như anh rận Lê chien Nô thấy Đảng và CP quý trọng bà con Việt kiều thì rất tức tối, xuyên tạc nhưng chó cứ sủa đoàn người cứ đi. Hòa giải dân tộc rồi, anh em Bắc Nam, đồng bào trong và ngoài nước đều là một nhà cả, đều là con Lạc cháu Hồng. Chỉ riêng những kẻ nuôi thù hận như anh rận Nô ngày càng trở thành kẻ lạc loài, vất vơ vất vưởng trong lòng dân tộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bé Tũn đái dầmlúc 12:51 28 tháng 4, 2016

      Nhắc lại cho rận xĩ Nặc danh12:44 Ngày 28 tháng 04 năm 2016 rằng ở bài này chỉ là quan điểm của mấy ông Mẽo chứ không phải của csvn.
      Muốn bật thì rận thử bật lại mấy anh chủ Mẽo của rận xem sao.

      Xóa
    2. Bác này chắc có họ hàng với danh hài Hoài Linh

      Xóa
  10. diệt giặc dốtlúc 10:18 3 tháng 5, 2016

    Chẳng qua họ vừa ngu & dốt vừa sợ hãi tránh né sự thật, không dám tin sự thật. Họ mặc cảm tội bán nước phản bội tổ quốc nên cố tin những gì muốn tin trong đầu. Trao đổi niềm tin bệnh hoạn với những kẻ cùng hội cùng thuyền con cháu lũ bán nước năm xưa.

    Thế giới này chẳng ai đầu óc bình thường mà gọi Chiến tranh Việt Nam là nội chiến cả. (Civil War)

    Cũng chẳng ai trí não ok mà gọi Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Iraq, Chiến tranh Aghanisstan là nội chiến cả.

    Nội chiến là như 'Nội chiến Mỹ' (American Civil War) hay 'Nội chiến Trung Quốc'. (Chinese Civil War)

    Chính bọn chóp bu đầu não Mỹ là thủ phạm gây chiến đánh VN với các trò tuyên truyền lừa bịp, các chiêu bài chính trị 'chống cộng' này nọ để làm danh nghĩa chiến tranh mà còn không trơ đến mức gọi Chiến tranh VN là nội chiến.

    Quan điểm Mỹ từ sau Thế chiến 2 luôn thống trị thế giới với nhan nhản kênh truyền thông báo chí lớn đều thân Mỹ lâu nay mà cũng không gọi Chiến tranh VN là nội chiến.

    Chỉ còn những con bò trì trệ nhận thức, kém khả năng suy lý, hoặc và tuyệt vọng tránh né sợ hãi sự thật vì mặc cảm tội phản quốc là còn 'nội chiến' thế này thế kia. Song thật ra trong thâm tâm đáy lòng của họ biết cuộc chiến với Mỹ đó chẳng có gì là nội chiến.

    Trả lờiXóa