Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Phát biểu tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Aquino: KIÊN QUYẾT PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC


Hôm qua, 21/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Thủ đô Manila bắt đầu chuyến thăm Philippines và dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á 2014. Ngay buổi chiều qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có buổi hội đàm với Tổng thống Philipines Aquino. Sau buổi hội dàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dùng cùng Tổng thống Aquino có buổi họp báo chung. Dưới đây là toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp báo chung này.
 *******
MỜI XEM VIDEO CLIP:


*********

Thưa các bạn!
Tôi và Ngài Tổng thống Aquino vừa có buổi hội đàm rất thực chất và đạt nhiều kết quả quan trọng trên tinh thần hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. 
Chúng tôi đã kiểm điểm tình hình hợp tác giữa hai nước và cùng nhất trí cho rằng quan hệ hai nước đang phát triển hết sức tốt đẹp. Hai Bên đều coi trọng tăng cường quan hệ hợp tác với nhau và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác theo tinh thần “Khuôn khổ hợp tác song phương trong 25 năm đầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp theo”, cũng như các thỏa thuận cấp cao đã có giữa hai nước.

Trước hết, chúng tôi nhất trí triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao đã đạt được; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu trong chương trình Hành động Việt Nam - Philippines giai đoạn 2011-2016 đúng thời hạn; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thông qua các cơ chế Ủy ban hợp tác song phương; tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; hợp tác ở các kênh Đảng, Quốc hội và giao lưu nhân dân nhằm thắt chặt hơn nữa sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, trong đó có việc xúc tiến lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Philippines và Hội Hữu nghị Philippines - Việt Nam.
Tôi và Ngài Tổng thống Philippines cũng đã nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác và tích cực triển khai các thỏa thuận đã đạt được về quốc phòng, an ninh; đẩy nhanh tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định Dẫn độ; nghiên cứu thiết lập cơ chế Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm hậu cần, công nghiệp quốc phòng; tích cực tham vấn, ủng hộ nhau tại các cơ chế hợp tác khu vực về quốc phòng an ninh như ADMM, ADMM+, ARF... Chúng tôi cũng tái khẳng định hợp tác biển đại dương là một trụ cột trong quan hệ hai nước; nhất trí tiếp tục thường xuyên trao đổi, phối hợp lập trường, hợp tác có hiệu quả tại các cơ chế song phương như Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác biển và đại dương, Nhóm Chuyên gia pháp lý về các vấn đề hợp tác trên biển; thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu khoa học biển, khí tượng thủy văn và bảo vệ môi trường biển.

Về hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư và các lĩnh vực khác, chúng tôi nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3 tỷ USD vào năm 2016; tạo thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư; tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực và mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dịch vụ… đồng thời khuyến khích tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác như văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ và du lịch…

Trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp hiện có, chúng tôi nhất trí cần đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam- Philippines, đưa quan hệ hai nước phát triển toàn diện lên tầm cao mới theo đó, chúng tôi nhất trí lập Ủy ban công tác chung do hai Bộ Ngoại giao đứng đầu để xây dựng lộ trình tiến tới quan hệ Đối tác chiến lược, vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung của khu vực để sớm trình Lãnh đạo Cấp cao hai nước quyết định. 

Bên cạnh hợp tác song phương, chúng tôi cũng đã trao đổi sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế.

Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ với nhau và với các nước ASEAN khác, phấn đấu xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh vào năm 2015; tiếp tục phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Về tình hình Biển Đông, tôi và Ngài Tổng thống cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở Biển Đông trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, nhất là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ xâm phạm sâu vào trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.

Hai bên kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm nêu trên, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Cuộc hội đàm giữa tôi và Ngài Tổng thống Philippines đã thành công tốt đẹp, chúng tôi đã đạt được những nhận thức chung quan trọng về phương hướng phát triển quan hệ song phương cũng như hợp tác ở khu vực trong thời gian tới.

Xin cảm ơn.

7 nhận xét:

  1. Hiện tại Mỹ, Nhật, EU, Asean, Ấn Độ... đều ủng hộ chúng ta. Việc tăng cường lien kết và tạo tiếng nói chung trong khu vực là rất cần thiết. Việc kiện TQ cũng là điều nên làm lúc này, đừng sợ phản ứng của TQ.

    Trả lờiXóa
  2. Михаил Веллерlúc 11:13 22 tháng 5, 2014

    Власти Вьетнама и Филиппин осуждают Пекин: китайская буровая платформа создает угрозу безопасности в регионе
    http://www.newsru.com/world/21may2014/platforma.html

    Мобильная буровая платформа, отправленная Китаем в спорные воды Южно-Китайского моря, и которая уже спровоцировала антикитайские погромы на юге Вьетнама и массовое бегство из Вьетнама китайского населения
    Об этом заявил премьер-министр Вьетнама Нгуен Тан Зунг по итогам двусторонних переговоров с президентом Филиппин Бенигно Акино. Об этом сообщает агентство Reuters
    Морское противостояние вылилось в стихийные митинги на юге Вьетнама, которые закончились кровавыми антикитайскими погромами

    Мобильная буровая платформа, отправленная Китаем в спорные воды Южно-Китайского моря и уже спровоцировавшая антикитайские погромы на юге Вьетнама и массовое бегство из Вьетнама китайского населения, создает угрозу безопасности в регионе, заявил премьер-министр Вьетнама Нгуен Тан Зунг по итогам двусторонних переговоров с президентом Филиппин Бенигно Акино. Об этом сообщает агентство Reuters.

    "Нелегальное расположение Китаем буровой платформы серьезно угрожает миру, стабильности, морской безопасности и свободе навигации в Южно-Китайском море", - сообщил вьетнамский премьер. Нгуен Тан Зунг также добавил, что "обе стороны полны решимости противостоять китайским нарушениям, а также призывают мировое сообщество осудить действия Китая".

    Это уже не первая попытка Вьетнама при помощи мирового сообщества оказать давление на Китай в спорах о водах в районе Парасельских островов. Ранее, сообщает ИТАР-ТАСС, генеральный секретарь АСЕАН Ле Лыонг Минь заявлял, что КНР нарушает территориальный суверенитет Вьетнама и Кодекс поведения стран в Южно-Китайском море.

    Также азербайджанские СМИ сообщали со ссылкой на вьетнамских коллег, что во время недавнего официального визита президента Азербайджана Ильхама Алиева президент Вьетнама Чыонг Тан Шанг призывал страны СНГ уделить внимание безопасности судоходства в Южно-Китайском море.

    Однако официальный Пекин демонстрирует безразличие к заявлениям соседей о незаконности геологоразведочных работ в спорных территориях. Так, официальный представитель МИД КНР Хун Лэй заявил о недопустимости вмешательства со стороны АСЕАН, призвав генерального секретаря организации Ле Лыонг Миня сохранять нейтралитет и соблюдать принцип невмешательства в вопросы двусторонних разногласий. "Мы считаем, что генеральный секретарь организации должен воздерживаться от подобных высказываний", - цитирует дипломата ИТАР-ТАСС.

    Отправленная Китаем 2 мая буровая платформа в сопровождении боевого корабля в спорную акваторию Южно-Китайского моря спровоцировала не только официальное негодование Ханоя. Морское противостояние вылилось в стихийные митинги на юге Вьетнама, которые закончились кровавыми антикитайскими погромами. В результате нападений на китайские компании погибло более 20 человек.

    По данным вьетнамкой полиции, пострадало более 100 человек, арестовано около 600 мародеров. По данным полиции Камбоджи, из Вьетнама в их страну сбежало уже более 600 китайцев, а МИД КНР сообщил об эвакуации из страны более 4000 человек.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Михаил Веллерlúc 11:14 22 tháng 5, 2014

      Таким образом, в условиях сильнейшего с 1979 года кризиса вьетнамско-китайских отношений, появляются сообщения о возможном закрытии китайских компаний на территории Вьетнама, а это угрожает стране серьезными экономическими последствиями, ведь Китай - важнейший торговый партнер и один из основных инвесторов во вьетнамской экономике.

      При всей напряженности сложившейся ситуации, с пессимистичными прогнозами относительно разрастающегося конфликта согласны не все эксперты. Канадский экофилософ, один из ведущих в мире специалистов по природоохранной эстетике, доцент Корнуэльского университета Аллен Карлсон на страницах американского издания The National Interest предполагает, что антикитайские волнения во Вьетнаме приведут к деэскалации конфликта в регионе.

      Карлсон называет конфликт в Южно-Китайском море "ахиллесовой пятой Китая", и, по его словам, эти восстания свидетельствуют не столько о мощи Китая в Юго-Восточной Азии, сколько о скрытой слабости в этом регионе. Эксперт аргументирует свою позицию тем, что, когда китайцы, живущие за рубежом, массово подвергаются давлению в других странах, Пекин не может ничего с этим поделать, так как не обладает соответствующими инструментами.

      Автор считает, что Китай продолжит настаивать на своей позиции по поводу границ в Южно-Китайском море, однако будет воздерживаться от прямых военных столкновений. Таким образом, прежний статус-кво в ближайшее время будет восстановлен.

      http://www.newsru.com/world/21may2014/platforma.html

      Xóa
    2. Михаил Веллерlúc 11:16 22 tháng 5, 2014

      Chính quyền Việt Nam và Philippines lên án Bắc Kinh : giàn khoan của Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh trong khu vực
      http://www.newsru.com/world/21may2014/platforma.html

      Giàn khoan di động, Trung Quốc đã gửi trong vùng biển tranh chấp của Biển Đông, và đã gây bạo loạn chống Trung Quốc ở phía nam của Việt Nam và sự di cư từ Trung Quốc dân số Việt Nam
      Đây là tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm song phương với Tổng thống Philippines Benigno Aquino . Điều này đã được báo cáo của Reuters
      Đối đầu hàng hải dẫn đến các cuộc biểu tình tự phát ở Nam Việt Nam , kết thúc các cuộc bạo loạn đẫm máu chống Trung Quốc

      Giàn khoan di động, Trung Quốc đã gửi ở các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và đã gây bạo loạn chống Trung Quốc ở phía nam của Việt Nam và sự di cư từ dân số Trung Quốc Việt Nam , đặt ra một mối đe dọa đối với an ninh trong khu vực , cho biết Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hội đàm song phương với Tổng thống Philippines Benigno Aquino . Điều này đã được báo cáo của Reuters .

      " Bất hợp pháp vị trí giàn khoan Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng hòa bình , ổn định, an ninh hàng hải và tự do hàng hải ở Biển Đông, " - cho biết Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Nguyễn Tấn Dũng cũng nói thêm rằng " cả hai bên được xác định để chống lại các hành vi vi phạm của Trung Quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án hành động của Trung Quốc . "

      Đây không phải là nỗ lực đầu tiên để Việt Nam sử dụng cộng đồng quốc tế gây áp lực lên Trung Quốc trong các tranh chấp trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa . Trước đó, Hãng thông tấn ITAR -TASS , Tổng Bí thư Lê Lương Minh ASEAN nói rằng Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và các quy tắc ứng xử của Biển Đông.

      Phương tiện truyền thông cũng Azerbaijan báo cáo trích dẫn đồng nghiệp Việt Nam rằng trong chuyến thăm chính thức gần đây của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev gặp với Tổng thống Việt Trương Tấn Sang kêu gọi các nước CIS chú ý đến an toàn hàng hải ở Biển Đông.

      Tuy nhiên , các quan chức Bắc Kinh cho thấy sự thờ ơ với những lời cáo buộc của các nước láng giềng bất hợp pháp thăm dò ở các vùng lãnh thổ tranh chấp. Do đó , phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hong Lei nói trên không thể nhận được can thiệp của Tổng thư ký ASEAN của tổ chức gọi là Lê Lương Minh vẫn trung lập và tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào vấn đề tranh chấp song phương. " Chúng tôi tin rằng Tổng thư ký nên hạn chế báo cáo như vậy " - dẫn lời ITAR-TASS ngoại giao .

      Trung Quốc đã gửi 02 Tháng Năm giàn khoan đi kèm với một tàu chiến ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã gây phẫn nộ không chỉ có Hà Nội chính thức . Đối đầu hàng hải dẫn đến các cuộc biểu tình tự phát ở Nam Việt Nam , kết thúc các cuộc bạo loạn đẫm máu chống Trung Quốc . Kết quả là, các cuộc tấn công vào các công ty Trung Quốc đã giết chết hơn 20 người .

      Theo cảnh sát Việt Nam, làm bị thương hơn 100 người bị bắt giữ khoảng 600 kẻ cướp . Theo cảnh sát ở Campuchia, Việt Nam trốn khỏi đất nước của họ trong hơn 600 Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cuộc di tản của đất nước hơn 4.000 người .

      Xóa
    3. Михаил Веллерlúc 11:18 22 tháng 5, 2014

      Như vậy, trong các điều khoản mạnh nhất cho cuộc khủng hoảng năm 1979, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc , có những báo cáo của việc đóng cửa có thể có của các công ty Trung Quốc tại Việt Nam , vì nó đe dọa hậu quả kinh tế nghiêm trọng của đất nước , bởi vì Trung Quốc - một đối tác thương mại quan trọng và là một trong những nhà đầu tư chính trong nền kinh tế Việt Nam.

      Với tất cả sự căng thẳng của tình hình, với kỳ vọng bi quan cho cuộc xung đột đang phát triển , không phải tất cả các chuyên gia đồng ý . Ecophilosophy Canada , một trong những chuyên gia hàng đầu của thế giới về thẩm mỹ môi trường, Đại học Cornell Phó giáo sư Allen Carlson trong các trang của các ấn bản Mỹ của The National Interest cho rằng tình trạng bất ổn chống Trung Quốc tại Việt Nam sẽ dẫn đến một de- leo thang của cuộc xung đột trong khu vực.

      Carlson gọi cuộc xung đột ở Biển Đông, " gót chân Achilles của Trung Quốc , " và , theo ông, những cuộc nổi dậy cho thấy không quá nhiều về sức mạnh của Trung Quốc ở Đông Nam Á , rất nhiều các điểm yếu tiềm ẩn trong khu vực. Chuyên gia lập luận rằng vị trí của mình khi người Trung Quốc sống ở nước ngoài , ồ ạt tiếp xúc với áp lực nước khác, Bắc Kinh không thể làm bất cứ điều gì về nó bởi vì họ không có các công cụ thích hợp.

      Tác giả tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào vị trí của nó trên biên giới trong khu vực Biển Đông , nhưng sẽ tránh các cuộc đụng độ quân sự trực tiếp . Như vậy, hiện trạng cũ sẽ sớm được phục hồi.

      http://www.newsru.com/world/21may2014/platforma.html

      Xóa
    4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  3. Thế giới thì có chỗ này, chỗ kia,... ... Sao chưa thấy ý kiến của nhân dân Việt nam ?

    Trả lờiXóa