Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

18+ Tin nóng từ "nồi hơi" Debaltseve: Đóng van Logvinovo- Логвиново

Logvinovo- Логвиново là ngôi làng nhỏ thuộc quận Archomovsk (Артёмовском районе) tỉnh Donetsk. Logvinovo- Логвиново chỉ cách Debaltseve- Дебальцево có 4km về phía Đông- Bắc. Ngôi làng chỉ có 57 người (số liệu năm 2001) nhưng có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng vì nó nằm ngay trên Đường cao tốc số M-103 nối liền Archomovsk với "nồi hơi" Debaltseve. Con đường này được quân đội Kiev gọi là "Con đường cuộc sống". 

Cách đây vài giờ, Tự vệ Donbass đã hoàn toàn làm chủ ngôi làng Logvinovo- Логвиново này. Đồng nghĩa với việc nắp van "Nồi hơi" Debaltseve - "Kотел" Дебальцево đã hoàn toàn đóng kín. "Con đường cuộc sống" của 10.000 binh sĩ Kiev trong "Nồi hơi" Debaltseve - "Kотел" Дебальцево đã bị chặt đứt.
Số phận 10.000 binh sĩ Kiev trong "Nồi hơi" Debaltseve - "Kотел" Дебальцево đã được hoàn toàn định đoạt.
Xem video clip trên Kênh Google.tienlang-TV:


Như thường lệ, ngay lập tức, phía quân đội Kiev bác bỏ thông tin rằng Logvinovo- Логвиново bị phía Tự vệ đánh chiếm. Theo Trung tâm Thông tin của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraina, "Đúng là Logvinovo- Логвиново bị tấn công. Nhưng cuộc tấn công của bọn khủng bố đã bị đẩy lùi"!

Dành cho những người biết tiếng Nga:

Зачистка Логвиново, командир Ольхон и окончательное закрытие котла в Дебальцево (ВИДЕО 18+)


Зачистка Логвиново, командир Ольхон и окончательное закрытие котла в Дебальцево (ВИДЕО 18+)  | Русская весна
Михаил Андроник: «Сегодня 9 февраля и мы находимся в селе Логвиново, которое этой ночью в ходе успешной спецоперации ВС ДНР было взято под контроль. Таким образом, был закрыт Дебальцевский котел, полностью».
Командир Ольхон: «Населенный пункт, удерживая который мы полностью блокировали сообщение Дебальцевского котла с основной группировкой ВСУ.
Моей роте была поставлена задача по неожиданному для противника захвату этого села, под прикрытием артиллерийской подготовки. Ночью было осуществлено скрытное выдвижение. По противнику был нанесен неожиданный удар со стороны Дебальцево.
В результате скоротечного огневого контакта, весь противник, находящийся в селе, был уничтожен с помощью стрелкового оружия, гранат и РПГ.
Сложилась такая ситуация, что мы настолько неожиданно и быстро захватили этот населенный пункт, что противник даже не успел доложить о том, что он захвачен.
После того, как я прибыл туда с резервом, лично пришлось принять участие в огневом контакте, поскольку по этой дороге осуществлялось сообщение как в сторону Дебальцево, так и из Дебальцевского котла.
Было уничтожено два полковника ВСУ, с символической надписью „Укроп” на автомобиле марки УАЗ-469. У одного из этих офицеров при себе находилась выписка из приказа, о том, что он назначен первым заместителем начальника АТО».
После взятия Логвиново отрядом специального назначения Ольхона у ВСУ теперь отсутствует возможность подвозить боеприпасы и выводить из котла своих солдат. Потерь среди ополченцев, после блестящего проведения операции, нет.

50 nhận xét:

  1. Ukraine, cuộc chiến tranh Việt Nam trở lại.
    Chuyến thăm chính thức gần đây của tương B. Hodges, tư lệnh lực lượng bộ binh Mỹ ở châu Âu mang một phong cách vô cùng quen thuộc của America.
    Xem ảnh:
    http://www.quocphonganninh.edu.vn/Portals/0/2015/tuongmy.jpg
    Trong chuyến thăm chính thức, phái đoàn quân đội Mỹ đã đến viện quân y trung tâm Ukraine, nơi các thương binh Ukraine chữa trị sau những trận chiến đấu mặt trận phía Đông. Tất nhiên an ủi động viên các binh sĩ bị thương tổn trong chiến tranh là một việc làm nhân đạo, và tướng Ben Hodges đã động viên các thương binh Ukraine bằng tất cả sự chân tình của một sĩ quan cao cấp Mỹ. Ông cảm ơn những phế binh mất chân, tay vì những đóng góp của họ và hứa sẽ đề xuất để Mỹ điều trị thương tật của họ, một thương binh trẻ còn được ông tặng thưởng Kỷ niệm chương Lục quân Mỹ ở châu Âu. Phía sau của Kỷ niệm chương ghi rõ, nó được trao bởi tư lệnh trưởng. Trao tặng “..vì những thành tích trong chiến đấu và sự phục vụ tận tâm. Tôi tự hào về anh và thành tích của anh” – viên tướng nước ngoài ca ngợi thành tích của binh sĩ Ukraine.

    Kịch bản này có thể nói là thông thường nếu như nó diễn ra trong một quân y viện ở Mỹ, nhưng trở thành kệch cỡm khi diễn ra trong quân y của một nước có chủ quyền như Ukraine, đặc biệt trong thời gian đáng sợ này. Đại sứ thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đã liên kết trực tiếp chuyến viếng thăm của tướng Ben Hodges đến Kiev với sự gia tăng cường độ các hoạt động quân sự tiễu phạt của Ukraina tại Donbass. “ Sau mỗi cuộc việc thăm của các quan chức cao cấp Mỹ đến Ukraine, chính quyền Kiev lại gia tăng các hoạt động quân sự. Sự leo thang các hoạt động đánh phá lại trùng hợp thần bí với chuyến viếng tham chính thức của tư lệnh trưởng lực lượng lục quân Mỹ ở châu Âu.” Nhà ngoại giao Nga đáp trả tuyên bố công kích của đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power. Nhưng bản chất thực của các quan chức quân sự Mỹ được phơi bày trong một sự thật khá bất ngờ.

    Trong chương trình truyền hình trực tuyến với Vladimir Solovyov, Phó giám đốc Cục Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Maria Zakharova, đề cập đến sự kiện tướng Mỹ “ với hảo tâm” đã đưa ra câu hỏi: liệu các đối thủ của phái tự do có thể hiểu được nguồn gốc của những dấu hiệu biểu trưng này hay không? Những người theo phái Tự do, bao gồm cả những đại diện nước ngoài đều ngượng ngùng thú nhận là họ không biết, khi đó bà Maria Zakharova đã thông báo: các Kỷ niệm chương này xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, nhân danh các tướng lĩnh cao cấp quân đội Mỹ tặng thưởng cho binh sĩ có những thành tích nhất định, nhưng chưa đạt đến cấp độ huân huy chương nhà nước. Những kỷ niệm chương này cũng được tặng thưởng cho các binh sĩ Việt Nam trong quân đội chính quyền Sài Gòn, được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của nước Mỹ.

    Giai đoạn gần đây, các nhà phân tích, dù không công bố thông tin đã nghiên cứu sự giống và khác nhau giữa cuộc chiến tranh Việt Nam và xung đột Ukraine, những đặc điểm trùng lặp nhiều đến mức họ đã phải thốt lên: đang diễn ra tiến trình Việt Nam hóa chiến tranh ở Ukraine.

    Hoàn toàn có thể hiểu được, trong cuộc nói chuyện với các sinh viên thuộc trường đại học Tài nguyên khoáng sản quốc gia “Gornyi” tổng thống Nga V.Putin khi nói về những xung đột trong nội bộ Ukraine, đã đánh giá lực lượng vũ trang Kiev : “Theo bản chất, đấy không còn là một quân đội, mà là một binh đoàn lê dương, trên thực tế là Binh đoàn Lê dương của NATO, hoàn toàn không có mục đích phục vụ cho lợi ích quốc gia dân tộc Ukraine”. Putin cũng giải thích: “ ở Ukraine hoàn toàn có những mục tiêu khác, liên quan trực tiếp đến những mục địch địa chính trị nhằm kiềm chế nước Nga, tuyệt đối không đồng hành cùng với lợi ích của nhân dân Ukraina.”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cần nhớ, sự bùng phát cuộc chiến tranh Việt Nam có liên quan chủ yếu đến xung đột hệ tư tưởng giữa Mỹ và các nước XHCN đứng đầu là Liên Xô, tham vọng không kiềm chế được của Hoa Kỳ lập vành đai kiểm soát và cô lập khối XHCN theo tuyến Philippines, Nhật Bản, các nước khác trong khu vực. Theo chiến lược này, Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam bắt đầu ngay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954. Sau Điện Biên Phủ với sự giúp đỡ trực tiếp của Mỹ, Hiệp định Geneva 1954 đã chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu và mang lại hòa bình cho bán đảo Đông Dương. Mỹ lập tức tăng tốc những kế hoạch địa chính trị can thiệp vào các nước trong khu vực. Họ gây khó khăn cho việc thực hiện những điều khoản quan trọng của hiệp định, kiềm chế sự công nhận của cộng đồng quốc tế về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, ngăn chặn đối thoại tham vấn giữa miền Bắc và miền Nam, phá hoại cuộc tổng bầu cử chung giữa hai miền, được dự kiến vào năm 1956 nhằm thống nhất đất nước. Miền Nam Việt Nam được đưa vào Liên minh quân sự SEATO do Mỹ thành lập, có tên là Hiệp ước phòng thủ tập thể của khu vực Đông Nam Á, 1955-1977”, Một nghị định thư bổ xung của Hiệp ước này đã có hiệu lực cả với Lào và Camphuchia, bỏ qua sự tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước này.

      Từ tháng 1. 1955, Mỹ đôn đốc chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp đinh Geneva, ra lệnh cấm đưa vào Việt Nam các nhân viên quân sự nước ngoài và vũ khí trang bị, viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn, các cố vấn quân sự và chuyên gia Mỹ bắt đầu có mặt ở Nam Việt Nam, tổ chức lực lượng quân đội hiện đại, xây dựng căn cứ quân sự. Nhằm đàn áp phong trào đấu tranh đòi độc lập tư do ở Miền Nam, người Mỹ đã phát triển các kế hoạch của “chiến tranh đặc biệt” mà điển hình là kế hoạch Staley-Taylor (1961) với mục tiêu “bình định” Miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng (chủ yếu sử dụng lực lượng quân sự của Việt Nam Cộng Hòa).

      Ở Ukraine, tình huống cũng tương tự như vậy, từ mùa hè năm ngoái phó Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Yevgeny Lukyanov đã chứng minh rằng, xu hướng chính trị của Kiev hoàn toàn chịu ảnh hưởng của các cơ quan tình báo và quyền lực của Mỹ.

      Các nhân viên của những cơ quan nước ngoài này đã đưa ra chiến lược hành động của Ukraine trong mọi lĩnh vực. Lukyanov tin rằng, không thể không đồng ý với tư tưởng chiến lược: mục đích của các đại diện euro Maidan, hiện đang có mặt trong chính quyền Kiev là sự mở rộng NATO sang phía đông. Trong khi đó bộ trưởng Bộ quốc phòng Ukraine Valery Geleta khi đối thoại trực tuyến trên đài truyền hình “Kênh 5” đã nói: “Tôi tiếp xúc trong khuôn khổ các cuộc gặp bí mật của cuộc hội thảo với nhiều bộ trưởng bộ Quốc phòng của các nước phát triển, những nước này sẽ giúp đỡ chúng ta, đang diễn ra tiến trình chuyển giao cho chúng ta tài chính và vũ khí trang bị. Cũng theo lời của ông ta, “diễn ra tiến trình” và “đây chính là con đường phải đi”. 5 tháng 9, P. Poroshenko trong buổi phỏng vấn của đài BBC đã khẳng định, một số các nước NATO hứa sẽ chuyển giao vũ khí chính xác cho quân đội Ukraine, tổng thống Ukraine không nói chính xác nước nào chuyển giao, nhưng điều đó cũng không còn là bí mật, Mỹ và tất nhiên, các nước lớn của khối Bắc Đại Tây dương? Trên địa phận nước Cộng hòa Donbass đã tìm và công bố trên toàn thế giới các loại vũ khí, đạn dược của phương Tây được quân đội Ukraine sử dụng.

      Xóa
    2. Mặc dù vậy, tổng thư ký NATO ông J. Stoltenberg không ngừng khẳng định về việc, “nước Nga vẫn duy trì khả năng gây mất ổn định tình hình ở Ukraine” Vì vậy: “ chúng ta tiếp tục duy trì sự ủng hộ một đất nước Ucraine độc lập, tự do và ổn định, chúng ta phải bảo vệ các đòng minh, chính vì vậy, chúng ta cần một NATO hùng mạnh. Hơn thể nữa, trả lời phỏng vấn báo Pháp “Le Figaro”, ông cho rằng nước Nga đã thô bạo vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm vào lãnh thổ các nước láng giềng, nói riêng là Ukraine. Đưa ra tuyên bố tương tự ngay cả trong tình huống Tổng tham mưu trưởng Ukraine tướng Victor Muzhenko tại cuộc họp báo, với sự tham dự của nhiều tùy viên quân sự Đại sứ quán nước ngoài tại Kiev, khẳng định quân đội Nga không có mặt ở Donbass. Tổng thư ký NATO nhận xét: mục đích của việc tiến hành các đòn trừng phạt là làm mất ổn định tình hình kinh tế và chính trị của nước Nga, minh chứng cho việc mọi hành động phá hoại luật pháp quốc tế đều không thoát khỏi sự trừng phạt thích đáng. Mặc dù các cuộc chiến tranh do Mỹ và NATO chủ xướng ở Afganistan, Iraq, Syria, Libya, cuộc không kích Nam Tư đều vi phạm Luật pháp quốc tế. Và đặc biệt nhất là cuộc chiến tranh Việt Nam.

      Những thành viên Maidan cần biết rõ, “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Việt Nam hoàn toàn thất bại. Đội quân hùng hậu của chính thể Sài Gòn, được trang bị vũ khí Mỹ, được huấn luyện bởi các chuyên gia Mỹ và dưới sự chỉ huy trực tiếp của cố vấn Mỹ đã không đủ năng lực tác chiến để đối đầu với Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, chỉ mới được hình thành vào năm 1961. Trong các thành phố và đô thị Miền Nam Việt Nam, các cuộc đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn, chống lực lượng can thiệp Mỹ diễn ra liên tiếp với sự tham gia của công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị và tầng lớp trí thức, tham gia tích cực vào phong trào là tầng lớp tăng ni, phật tử và cả những người tu hành.

      Nỗ lực cứu vãn chính thể Sài Gòn có nguy cơ đổ vớ và duy trì quyền kiểm soát Miền Nam Việt Nam, Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược. Trước hết, để mở rộng các hoạt động chiến tranh, Mỹ cần một lý do. Thực tế cho thấy, đối với một lực lượng hiếu chiến, mọi lý do đều có, nếu không thì dựng lên nó. Tháng 6 năm 1964, Hạm đội Bảy của Mỹ thâm nhập Vịnh Bắc Bộ, tiến sâu vào vùng nước chủ quyền của Việt Nam, dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ngày 02.08.1964, hai khu trục hạm “Maddox” và “Turner Joy” dường như đã bị các lực lượng hải quân Việt Nam tấn công, dù thủy thủ đoàn không công nhận nhưng tình báo Mỹ công bố đoạn băng radio thu được, là bằng chứng xác định lực lượng hải quân Việt Nam đã tấn công tàu khu trục Mỹ. Quốc Hội Mỹ ra nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép tổng thống có quyền đáp trả bằng tất cả các biện pháp và phương tiện cần thiết. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ra lệnh tiến hành không kích vào các căn cứ hải quân Bắc Việt Nam (Chiến dịch Mũi tên xuyên - Operation «Pierce - Arrow»). Bắt đầu chiến tranh.

      Cách đây không lâu, nhà nghiên cứu độc lập Matthew Aide, chuyên sâu lịch sử của cơ quan tình báo điện tử và phản gián Mỹ đã công bố một bản báo cáo cho thấy, những thông tin tình báo về sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 đã bị gian lận, các sĩ quan NSA đã phạm lỗi các bản dịch thông tin đài đối phương và nhanh chóng phát hiện ra nhưng quyết định dấu. Những thông tin này đã được các quan chức cao cấp Mỹ sử dụng trong các bài phát biểu mở đầu cho cuộc chiến tranh.

      Tại Ukraine, cũng có hàng loạt những sự cố thảm họa, kích động leo thanh chiến tranh ở Đông Nam Ukraine, điển hình là sự kiện MH 17 của hãng hàng không Malaisia tại khu vực Donesk (cáo buộc lực lượng dân quân và Nga nhưng cho đến tận hôm nay vẫn chưa tìm thấy thêm một điều gì hơn nữa – bao gồm cả Buk), sự kiện hàng chục người bị giết ở Donesk và Mariupol, khi chiếc minibus bị trúng đạn tên lửa ở khu vực Volnovaha, nhưng thảm kịch ghê rợn nhất phải kể đến sự kiện ở Nhà Công đoàn Odessa, các phần tử phát xít đã ném chất cháy thiêu sống hơn 40 người…trong mọi trường hợp, lập tức Phương Tây không cần bất cứ một tòa án hoặc một cuộc điều tra nào, lập tức khẳng định dân quân của Cộng hòa Lugask và Donhesk (tất nhiên không thể thiếu Nga…) có tội…

      Xóa
    3. Chỉ trong một thời gian không dài của lịch sử, phương Tây đã tạo ra được công nghệ vu cáo khiêu khích và kho công cụ khổng lồ để thực hiện công nghệ đó nhằm duy trì vị thế thống trị toàn cầu. Một tiêu chuẩn kép được đặt ra, có thể cùng một lúc tiến hành các cuộc chiến tranh hủy diệt ở mọi khu vực trên toàn cầu và đồng thời tuyên truyền đẩy mạnh “dân chủ và quyền con người”. Có thể thấy rõ, đột nhiên ở Iraq người ta phát hiện “chất độc hóa học”, đe dọa anh ninh quốc gia Mỹ, tướng Colin Powell (trung úy trong chiến tranh Việt Nam) đưa ra minh chứng trước Liên Hiệp Quốc một chiếc lọ chứa bột màu trắng. Sau đó cuộc chiến tranh hủy diệt Iraq được quyết định. Chiến dịch có tên là “Shock and Awe”, những chất độc hóa học đã không bao giờ được tìm thấy, thay vào đó là các lực lượng Hồi giáo cực đoan đã xé vụn đất nước này.

      Cuộc chiến Nam Tư, một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi không bằng chứng cáo buộc người Secbia đang kỳ thị chủng tộc và thanh lọc người Croatia ( lý do chiến tranh), vì vậy người Serbia phải bị trừng phạt, đó là quyết định của Washington. Tháng 3.1999. vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc, NATO tiến hành chiến dịch “Sức mạnh đồng minh – Allied Force” thực hiện can thiệp nhân đạo chống lại Nam Tư. Chiến dịch có sự tham gia của 927 máy bay chiến đấu và 55 chiến hạm (4 tàu sân bay).

      Lực lượng NATO với ưu thế vượt trội được sự yểm trợ của cụm các phương tiện trinh sát dẫn đường vệ tinh. Các lực lượng không quân NATO tấn công vào 900 mục tiêu của nền kinh tế Nam Tư, sử dụng từ 1200 – 1400 tên lửa hành trình có độ chính xác cao. Các máy bay ném bom NATO đã tấn công vào tất cả các mục tiêu quân sự và kinh tế nhiều lần. Kết quả của Sức mạnh đồng minh là hơn 2000 dân thường bị chết, hơn 7000 người bị thương, tất cả các cây cầu chiến lược bắc qua sông Dunai bị đánh sập, hơn 750 nghìn người dân Nam Tư phải di tản, 2,5 triệu người mất các điều kiện sống tối thiểu, tổn thất kinh tế của Nam Tư vượt hơn 100 tỷ đô la.

      Đến thời điểm này, ở Novorossia hơn 10 nghìn dân thường đã chết vì bom đạn và con số này tăng không phải hàng ngày mà là hàng giờ. Tổn thất chưa thể tính hết được, những các cuộc không kích và pháo kích của Ukraine đã phá hủy 85% hệ thống công nghiệp và hạ tầng cơ sở. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về thất bại của thỏa thuận Minsk và khẳng định với chính quyền Ukraine rằng cả thế giới đang ở bên Kiev, trong khi chính quyền của hai nước cộng hòa Donesk và Lugask yêu cầu phải ngừng bắn mới có đàm phán.
      Các nước “văn minh” cho rằng những yêu cầu như vậy là “không thể chấp nhận” và đề xuất đàm phán chấm dứt chiến tranh trong tiếng gầm của pháo binh Ukraine. Điều đó nhắc thế giới nhớ lại việc ký Hiệp định Paris, người Mỹ muốn nó được diễn ra trong tiếng bom của B- 52.

      Xóa
    4. Nếu chúng ta còn nhớ Miền Nam Việt Nam, có thể nhận thấy: trên một diện tích lãnh thổ không lớn và mật độ dân cư rất đông, quân đội Kiev đã kéo đến cả một quân đoàn xe tăng, pháo binh các cỡ nòng, pháo phản lực có sức hủy diệt lớn như BM – 21, không quân. Cụm hỏa lực khổng lồ này tấn kích không thương tiếc, thường xuyên liên tục, bắn theo các tọa độ định sắn hoặc hỏa lực tự do (giống như khu vực không kích tự do trong chiến tranh Việt Nam) hủy diệt tất cả các sinh vật sống, phá hoại nhà cửa, bệnh viện, nhà trẻ, nhà máy, khu công nghiệp mỏ..thường xuyên đã một năm. Kiev, cáo buộc chính quyền DNR và LNR trong ý đồ kéo dài các cuộc đối thoại, nhưng lại trực tiếp phá hoại các cuộc đàm phán. Cuối cùng, ở Minsk xuất hiện các đại diện của Kiev, không có những thẩm quyền cần thiết và chỉ đưa ra những yêu cầu mang tính thủ tục. Một điều hiển nhiên, phía sau những đại diện của Kiev là những thế lực đầy quyền lực nước ngoài

      Trong chiến tranh Việt Nam. Các thế lực hiếu chiến cũng rất nhiều lần cố gắng phá hoại quá trình thương lượng mà Hà Nội đã nỗ lực đạt tới. Việt Nam đã phải đối mặt với 3 trở ngại đàm phán hòa bình: Hà Nội yêu cầu lập tức và vô điều kiện chấm dứt các cuộc không kích miền Bắc Việt Nam; Washington yêu cầu Miền Bắc Việt Nam phải có những nhân nhượng trong cuộc chiến tranh, đổi lại Mỹ sẽ dừng ném bom; Chính quyền Sài Gòn kiên quyết không tiến hành đàm phán cùng với chính quyền lâm thời Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam. Các bước dẫn đến đàm phán bị kéo dài đến 3 năm. Chỉ đến trước thềm cuộc bầu cử năm 1968 tổng thống Mỹ L. Johnson ngày 01.11 mới ra lệnh chấm dứt không kích Miền Bắc. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn được mời tham gia các cuộc đàm phán tại Paris.

      Cuối tháng 10.1972 . sau các cuộc đàm phán bí mật ở Paris giữa cố vấn đặc biệt về an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Nixon ông Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ, đại diện của VNDCCH đã đạt được thỏa thuận tạm thời 9 điểm. Mỹ lại tiếp tục kéo dài cuộc đàm phán tại Paris do chính quyền Sài Gòn phản đối nhiều điểm trong thỏa thuận tạm thời đã nêu và muốn thay đổi những kết quả đã đạt được. Giữa tháng 12, các cuộc đàm phán bị đóng băng, Mỹ gia tăng các hoạt động quân sự và tiến hành chiến dịch không kích Hà Nội và Hải Phòng bằng máy bay ném bom chiến lược B 52 với cường độ lớn nhất trong mọi cuộc chiến tranh của Mỹ từ trước đến nay. Cũng cần phải nhắc lại, mỗi chiếc máy bay ném bom chiến lược B – 52 sẽ dải một tấm thảm chết chóc có chiều rộng 0,8 km và kéo dài 2,4 km. Bằng chiến dịch này, Washington hy vọng sẽ đẩy Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá, tương tự như chính quyền Kiev đang làm với những người dân Donbass và Lugansk hiện nay.

      Ngoài binh lính Mỹ, tham chiến ở chiến trường Việt Nam còn có lực lượng đồng mình từ Hàn Quốc, Úc, New Zealand, sau đó là Philiphines và Thái Lan. Lực lượng thời điểm cao nhất vào mùa thu năm 1966 đạt đến cực điểm là 410 nghìn binh sĩ Mỹ, 500 nghìn quân chính thể Sài Gòn, 54 nghìn quân đồng minh. Lực lượng không quân yểm trợ hỏa lực chiến trường lên đến 430 chiến đấu cơ và trực thăng quân sự, 2300 pháo binh hạng nặng các cỡ nòng, bao gồm cả pháo tự hành Vua chiến trường 175mm, 3300 xe tăng và thiết giáp, 203 chiến hạm các loại. Lực lượng quân sự khổng lồ này được sử dụng để chống lại 250 nghìn quân Mặt trận dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trong đó chỉ có 90 nghìn quân chính quy, 105 nghìn dân quân du kích và 55 nghìn quân hậu cần, y tế và kỹ thuật. Dù vượt trội về quân số, hỏa lực và phương tiện chiến tranh, cuộc chiến giữa liên minh do Mỹ cầm đầu đã kéo dài cuộc chiến đến 10 năm, từ 1965 đến 1975 cho đến sự kết thúc của chính quyền Sài Gòn. Ai có lợi trong cuộc chiến này? Tất nhiên không phải hòa bình thế giới, không phải nhân dân Mỹ, nhân dân Việt Nam mà chỉ là các tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ với những vũ khí phương tiện chiến tranh liên tục đổi mới và với số lượng và giá thành có thể gây shock bất cứ một người dân Mỹ nào.

      Xóa
    5. Đổi lại, Mỹ đã ném xuống Việt Nam 14 triệu tấn thuốc nổ, lớn hơn gấp nhiều lần sử dụng trong Đại chiến thế giới lần thứ 2 trên tất cả các chiến trường. Những quả bom khổng lồ như bom phát quang (hiện bị cấm sử dụng) san bằng cả các khu dân cư và làng mạc, napal và photpho đốt cháy nhiều nghìn hec ta rừng nhiệt đới. Dioxin trong chất độc diệt cỏ, một thứ hóa học độc hại nhất mà con người có thể phát minh được rải trong 7 triệu tấn chất độc màu da cam lên đên 400 kg. Các nhà hóa học tính rằng, nếu bạn hòa 80 gam chất dioxin vào hệ thống nước uống của thành phố New York, bạn sẽ biến nơi đó thành thành phố chết. Vũ khí hóa học ở Việt Nam đã gây tổn thương nặng nề cho hơn một triệu người trong đó có cả 60 nghìn người Mỹ, những người bị nhiễm dioxin đã cho ra đời 40 nghìn trẻ em khuyết tật và thiểu năng. Chất độc đã bị rải trên 43% diện tích Miền Nam và 44% diện tích rừng nhiệt đới. Thứ vũ khí tàn độc đó tiếp tục gây tổn thương cho người Việt Nam không chỉ một thế hệ. Các cuộc không kích của Mỹ đã đánh phá 48 trong số 64 thành phố và 3275 ngôi làng trong tổng số 5778 của Việt Nam.

      Dù lực lượng vượt trội, Mỹ và đồng minh cuối cùng đã thất bại trong cuộc chiến đẫm máu này. Người dân Mỹ phải trả cho cuộc chiến 352 tỷ đô la, gần 60 nghìn lính Mỹ trở về trong những chiếc hộp kim loại và hơn 300 nghìn binh sĩ Mỹ bị thương. Nhân dân Việt Nam đã chịu đựng những tổn thất vô cung to lớn về người, hàng triệu người dân thường đã chết vì sự dã man tàn bạo của cuộc chiến tranh. Nhưng các tập đoàn vũ khí phương tiện chiến tranh của Mỹ thu được nhiều tỷ đô la. Đấy mới là lợi ích thực sự của cuộc chiến tàn khốc này đối với một nhóm nhỏ người Mỹ.

      Còn ở Ukraine. Cuối năm ngoái, cựu phó thủ tướng Ukraine, phụ tá thân cận của cựu tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko, ông Roman Bessmerthnyi đề xuất tạo ra một khu vực “làm sạch” trên lãnh thổ Donbass, không nằm trong quyền kiểm soát của Kiev. Chính khách này đã so sánh lãnh thổ của hai nước cộng hòa tự xưng Donesk và Lugansk với khu vực…Chernobyl. “ Điều gì ngăn cản khoanh vùng một khu vực như vậy? khu vực đó có thể bị phong tỏa, cắt tất cả mọi nguồn sống. Tình trạng đó sẽ cho khả năng tiến hành các cuộc đàm phán từ vị thế quốc gia, chứ không phải suy nghĩ về vấn đề, người dân sẽ cảm thấy thế nào và v.v…”. Bessmerthnyi đã tuyên bố như vậy trong bài phát biểu trên Kênh 5 thuộc quyền kiểm soát của ông P.Poroshenko. Những lời nói đó rõ ràng là khiêu khích nhằm tìm kiếm sự phản ứng tiêu cực. Cũng cần phải nhắc lại, chính khách Bessmerthnyi trở nên nổi tiếng sau khi gọi những kẻ khủng bố, đánh chiếm trường học của Nga ở Beslan là những chiến sĩ đấu tranh vì ý chí của một dân tộc bị áp bức. Và tất nhiên, rất nhiều diều hâu của phương Tây ủng hộ quan điểm này. Không có một điều gì tốt đẹp sẽ đến với người dân Ukraine trong chuyến viếng thăm Kiev của Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry và cũng không có gì hy vọng đối với nước Nga và châu Âu . Ông Kerry đến với mục đích rõ ràng, để tăng cường “lĩnh vực an ninh quốc gia”.

      …Người lính trẻ trong quân y viện ở Kiev, chưa hoàn toàn hiểu được sự khủng khiếp trong thảm họa của chính mình khi nhận kỷ niệm chương danh dự từ tay tướng Mỹ, anh ta ngắm nghía miếng kim loại và phát biểu: "vật này không giúp gì được cho sự tổn thất…nhưng có thể giới thiệu cho thế hệ sau….." chắc chắn chàng thanh niên không biết đến “Fall of Saigon”.

      Nguồn: Politika.ru
      Trịnh Thái Bằng
      http://www.quocphonganninh.edu.vn/tabid/193/catid/543/item/3061/ukraine-cuoc-chien-tranh-viet-nam-tro-lai.aspx

      Xóa
    6. Có mấy câu hỏi cho nhà báo hoang tưởng Ngân Thương :
      1/- Ngân Thương nói Ucr là nước có chủ quyền, thế bọn nào đang làm mất chủ quyền của Ucr ở miền Đông. Với tư tưởng cuồng Nga của NT thì anh trả lời luôn : bọn phiến quân ky khai.
      2/- TT Pu nói quân đội Ucr là binh đoàn lê dương cho NATO, cái này NT có xạo không? Với một nguyên thủ quốc gia, không ai phát biểu như vậy, nhất là Pu luôn miệng nói rằng tìm giải pháp hòa bình cho miền đông.
      Quân đội Ucr chiến đấu để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ucr, đó là một cuộc chiến chính nghĩa.
      NT nghĩ thế nào nếu có một nguyên thủ quốc gia nói : trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân đội chúng ta là binh đoàn lê dương của LX và TQ. Anh mà nghe thằng nào nói thế thì anh chửi hết dòng họ tổ tông nhà nó đấy.
      Anh vốn rất yêu nước nhá !
      ÔNG NGOẠI CỦA DLV

      Xóa
    7. Quân đội Ucr chiến đấu để bảo vệ ""sự toàn vẹn lãnh thổ "" sao không uýnh mà lấy lại cờ rưm kia kìa,có ngon thì lấy lại thử xem. Chẳng qua thấy bọn miền đông dễ ăn, tưởng ngon cơm ai ngờ nó vả cho xưng mặt.Cái bọn cầm quyền ở kiev hiện nay và bọn miền đông thì khác đ.éo gì nhau?Chui từ cái lỗ nẻ Maidan mà ra, đều là bọn chống CQ cả chứ khác nhau chắc, chẳng qua giờ nắm đc "thanh gươm" trong tay nên hô hào vì "toàn vẹn U".Khi Maidan đang xảy ra, nếu thằng TT thân Nga nó mang quân đội ra dẹp với cớ" toàn vẹn-vì bình yên cho U' thì bọn Maidan đã mất xác hết, lấy đâu ra cửa để giờ đây nói láo nữa. Còn chuyện ở VN thì dù nguyên thủ ngày ấy nói đánh cho ta hay tây cũng chả xi nhê gì hết, vì nếu lời nguyên thủ nói phát là thành thì chí sĩ Diệm đã dâng VN cho đức mẹ mất tiêu nó rồi, còn đâu để đánh cho ai nữa. Còn thực tế hiện nay tại VN là vẫn do người VN quản lý-điều hành.Hiện thực nó sờ sờ ra trước mắt, 3 đời nhà họ Ngụy vẫn rặt là cái bọn chỉ le ve, chửi đổng vòng ngoài,bị LS bỏ rơi đã lâu lắm rồi, đừng lôi mấy cái bài cũ rích ra nữa.Mở mồm thối ra là dlv-dlv- dù chả biết người ta là ai, phản xạ có đ/k thấy rõ...

      Xóa
    8. Ông ngoại DLV dạy hay lắm,đừng nói xạo,đừng chởi bậy ,như thế không đáng ăn lương của dân đâu.

      Chuyên thời sự Ukr là vấn đề không đơn giản với nhiều quốc gia,trong đó có VN.Giới ngoại giao còn nhỏ lời kín tiếng quanh co ,đâu có dễ thẳng thừng giữa chốn chợ trời .

      Xóa
    9. Lại đề nghị chủ nhà đuổi thẳng cổ tên Nặc danh09:21 Ngày 11 tháng 02 năm 2015 mất dạy vô văn hóa này đi!

      Xóa
    10. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    11. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  2. Dự kiến khi nào xảy ra Maidan thứ 3 tại Ukraine?
    1/13/2015 9:58:00 PM

    Trong khi Poroshenko và Iatsenhiuk sùi bọt mép gắng sức bênh vực nền độc lập của Ukraine, thì quốc hội và dân thường nước này đang chờ đợi Maidan thứ ba. Hơn nữa, theo dự báo của các nhà phân tích, Maidan có thứ tự số 3 lần này sẽ dữ dội hơn nhiều, so với tất cả các cuộc cách mạng Ukraine trước đó gộp lại. Sở dĩ như vậy là vì, tại Ukraine hiện nay có quá nhiều lực lượng đối đầu.
    Vào ngày 21/11/2013, phóng viên báo Pravda Mustafa Nayyem đăng tải trên Faebook thông điệp chỉ trích quyết định không ký Thỏa thuận liên kết kinh tế-chính trị với EU của chính phủ Ukraine. Một lúc sau, anh kêu gọi mọi người tập trung ở quảng trường Maidan. Tiếp sau đó, Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych ngày 29/11 chính thức tuyên bố không ký thỏa thuận này. Động thái trên đã khiến người biểu tình tức giận. Họ hô vang các khẩu hiệu ủng hộ EU, chống lại ông Yanukovych.

    Vào hồi tháng 11 tại Ukraine người ta đã tiến hành “lễ kỷ niệm Maidan” một cách khá phô trương. Hơn nữa, trong tháng áp chót của năm 2014, có tới hẳn 2 ngày lễ kỷ niệm như thế – đó là các cuộc bạo động năm 2004 và năm 2013.
    Nhưng rất có thể, một câu hỏi khác đang làm cho cả những người dân thường, cũng như các chính trị gia trăn trở – khi nào sẽ xảy ra Maidan mang số thứ tự 3. Dầu sao thì, rốt cuộc nó cũng sẽ vẫn nổ ra, trên thực tế không một ai nghi ngờ về điều này – các tranh cãi chỉ là về thời điểm mà thôi.

    Chẳng hạn như, cựu đảng viên “Đảng các khu vực”, và hiện nay đang là đại biểu cho khu vực bầu cử đa số Sumshina, trong thời gian đi thăm các cử tri của mình và quan chức địa phương đã nói: “tháng 2 – tháng 3 – đất nước đầy ẩn họa. Không một ai trong quốc hội muốn làm gì – khoảng 90% đại biểu chuẩn bị hành trang và sẵn sàng đào tẩu khi nổ ra các vấn đề trong nước”.

    Có thể hiểu được là, với “tâm trạng sẵn sàng như thế (dù rằng các đại biểu nhân dân đã phải chi cho tư cách đại diện của mình không ít tiền bạc trong thời gian vận động bầu cử) Ukraine, cũng như “Voronhia Slobotka” Ilpha và Petrova “ đơn giản là không thể không bùng cháy”. Và thời hạn cuối cùng (deadline) tháng 2 – tháng 3 cho “cuộc cách mạng lai tạp” này – hãy còn khá xa.

    Trong 10 ngày cuối tháng 12 đã có tới 2 chính khách với những chính kiến khác nhau của Ukraine cùng nói về cuộc đụng độ tương lai. Người thứ nhất – đó là một cựu đại biểu quốc hội, và hiện là đại diện của nghị viện Novorossia thống nhất Oleg Tsarev.

    Theo nhận định của ông, sức mạnh xung kích của cuộc bạo động mới tại Ukraine sẽ là “các tiểu đoàn tiễu phạt”, chủ yếu được tỉnh trưởng Dnhiepropetrovsk và trùm tài phiệt Kolomoisky tài trợ. Việc trả lại tư cách đại biểu của các cựu chỉ huy những phân đội phát xít này sẽ là tín hiệu. Hơn nữa, nhiều kẻ trong số này đã từng sang Mỹ, tại đó chúng đã có những cuộc đàm phán về sự hợp tác dự kiến với “các phần tử diều hâu” Mỹ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và vừa mới đây người đứng đầu trung tâm trao đổi tù binh “Hội sỹ quan” Vladimir Ruban đã nói về Maidan thứ ba. Thượng tướng Tổng cục an ninh Ukraine với sự bộc trực của một nhà quân sự đã nói rằng, Maidan lần này “sẽ diễn ra chớp nhoáng”. Và có thể các cựu sỹ quan của những cơ quan sức mạnh khác nhau cũng sẽ tham gia. Họ không hài lòng vì “dân chủ xuống cấp” và đặc biệt là vì “cuộc tiến công của chính quyền vào những lợi ích của họ”.

      Và quả thật – trong luật thuế mới được chính phủ thông qua với sự hậu thuẫn của người Mỹ trên thực tế đã dự kiến những biện pháp nghiêm khắc nhất đối với những người trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Việc cấm mua sắm bằng tiền mặt thấp hơn so với số tiền không quá lớn – và phải đóng toàn bộ 30% số tiền thuế còn lại, nếu không thể đệ trình những thông tin về nguồn gốc thu nhập và tổng số tiền đã chi tiêu từ đó.

      Nhưng các cựu sỹ quan và binh lính tiễu phạt hoàn toàn không nhất thiết phải có những lợi ích chung. Trái lại, có lẽ nói một cách nhẹ đi, các sỹ quan dưới trướng của Kolomoisky khó mà thoát khỏi tay ông ta. Chỉ một tình tiết này đã cho thấy, tình hình trong việc phân bố lực lượng tại Ukraine rất phức tạp – và không thể phản ánh trong khuôn khổ của phương pháp so sánh thông thường là dựa vào các tỷ số tương quan giữa 2 bên đối đầu theo từng tiêu chí. Cũng giống hệt như trong các Maidan trước đây “chính quyền kém – là các nhà cách mạng tốt”.

      Cả 2 phe đối đầu – đều rất bí ẩn, hiện nay không thể tiếp cận đối với Ukraine. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống chính trị của nước này, được lột tả bằng chính câu thành ngữ bản địa đầy mỉa mai chua chát: “Hai người Ukraine – bằng ba ông cố đạo”.

      Quả thật, thưở hồng hoang, vào giai đoạn sau cái chết của Bogdan Khmelnhitsko và thời điểm khi mà trên lãnh thổ bị tàn phá, cuối cùng nước Nga và Rech Pospolita đã khôi phục được trật tự, thì trên vùng hữu ngạn Ukraine cùng một lúc ghi nhận sự hiện diện của 3 ông cố đạo. Không đơn giản chỉ chiến đấu ác liệt với nhau – mà còn “tiêu diệt nền tảng kinh tế của” kẻ thù. Đã có biết bao ngôi làng bị đốt cháy, cư dân bị bán làm nô lệ, ruộng đất bị bỏ hoang…

      Không có gì đáng ngạc nhiên là, hậu quả của thời đó đã làm cho dân số vùng hữu ngạn trong vòng 30 năm giảm đi 10 lần. Một kỷ lục tuyệt đối, không có được ngay cả trong cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài 30 năm tại nước Đức hồi thế kỷ XVII – mà tại đó một số công quốc mất cả thảy tới 80% dân số.

      Có bao nhiêu “ông cố đạo” trên đất nước Ukraine đang tốc hành gia nhập châu Âu thịnh vượng – lúc này chưa ai biết rõ. Sự thể là, trong cơn mê muội bài Nga hiếu chiến và ý định chiến đấu với kẻ thù đáng nguyền rủa “tới người Ukraine cuối cùng” được ấn định từ bên kia đại dương, Kiev đã vấp phải những sai lầm, có thể đưa đất nước tới tan rã kể cả khi tình hình tốt nhất.

      Vì vậy tại tất cả mọi tỉnh đều thành lập “các tiểu đoàn phòng thủ lãnh thổ” từ những người có gốc gác bản địa. Dù thực tế, các phân đội này về mặt lý thuyết trực thuộc Bộ quốc phòng. Nhưng “các tiểu đoàn phòng thủ dân sự” (nhưng có vũ khí quân dụng xứng tầm) được phiên chế gấp sẽ chịu sự chỉ huy của chính quyền địa phương. Và nghĩa là, chỉ riêng tại Kiev sẽ nổ ra cuộc đấu tranh vũ trang giành quyền lực, mỗi “công hầu” có thể sẽ không chỉ lựa chọn, đi theo ai – mà còn hậu thuẫn người đó bằng sức mạnh vũ trang riêng.

      Xóa
    2. Việc các đơn vị vũ trang trung ương trực thuộc các bộ khác nhau cũng có vai trò của mình. Bởi vì, thậm chí không tính đến đội quân tiễu phạt của Kolomoisky, thì cảnh sát và bộ đội nội vụ đã có quân số nhiều gấp hơn 2 lần quân đội, chịu sự điều hành của Bộ nội vụ và chính phủ, đứng đầu là thủ tướng thân Mỹ và được Mỹ nhào nặn Iatsenhiuk. Còn quân đội chịu sự chỉ huy của tổng thống Poroshenko.

      Tuy nhiên, về chuyện “ai sẽ đi theo ai” còn có nhiều nghi vấn lớn. Tổng cục an ninh thực ra chỉ phục tùng sứ quán Mỹ, còn phần lớn cán binh trong quân đội, ngoại trừ những phần tử cấp tiến – bài Nga đần độn, chỉ mơ được giải ngũ càng sớm càng tốt. Và cận kề cái chết họ đã thấy chiến tranh diễn ra tại Donbass, cũng như mình bị sử dụng như thế nào trong các cuộc phân tranh với mục đích chiếm đoạt và duy trì quyền lực của các chính khách đang ẩn mình.

      Còn bản thân nhân dân thì sao? Theo kết quả một cuộc khảo sát của các nhà xã hội học mới đây, chẳng phải hơn 50% người Ukraine phản đối các hành động bạo lực tại Maidan và những nơi khác đó sao?

      Một năm về trước ý kiến của các công dân Ukraine đã từng thống nhất. Nhưng điều này thậm chí không hề cản trở một nhóm cấp tiến ít ỏi áp đặt ý nguyện của mình cho những người đồng bào có trách nhiệm lớn hơn, có tư tưởng đối lập với Ianukovich. Giờ đây cũng vẫn những kẻ cấp tiến đó sẽ chẳng buồn hỏi bất cứ ai, họ phát biểu đại diện cho ai, tại đó chẳng có gì ngoài “những lá cờ sắc màu và những chiếc áo bông”.

      Điều duy nhất tác giả có thể là an ủi sơ sơ những cư dân Ukraine – bằng một dự báo nào đó đã trở nên rõ ràng, mà một người quen đã nói với ông. Theo đó, sự bùng phát bạo lực mới mặc dù sẽ xảy ra tại Kiev muộn nhất vào tháng giêng – tháng 2, và “10% thành phố sẽ bị tàn phá” – nhưng cuộc xung đột “hầu như không chạm tới” những khu vực ở thủ đô. Và rốt cuộc tại Ukraine một chính phủ thân Nga sẽ ra đời.

      Ai cũng thừa nhận, muốn tin vào luận điểm cuối cùng. Bởi vì trong số 3 lực lượng hữu quan tại Ukraine – là Mỹ, EU và Nga –thì Mỹ muốn tiêu diệt được càng nhiều người Ukraine càng tốt trong cuộc chiến tranh với những người láng giềng, còn người châu Âu không muốn giúp đỡ Kiev thậm chí là theo kiểu nhỏ giọt.

      Và chỉ có Moscow quan tâm tới việc, làm thế nào để hòa bình được vãn hồi trên các lãnh thổ có chung đường biên giới, dù chưa thật sung túc, ấm no. Tất nhiên, những người Ukraine bị lừa dối bởi “lỗ thủng trên chiếc bánh mì tròn” không có được “thu nhập của người châu Âu”, nhưng ít nhất cũng có được sự ổn định “trước chiến tranh”.

      Trong khi đó, chính quyền Kiev hiện nay đơn thuần theo bản chất cấp tiến – thân Mỹ của mình chỉ có khả năng thực thi chính sách bài Nga tự sát. Vì vậy chính quyền này ngày càng có nhiều khả năng bị lật đổ, hoặc có rất ít cơ hội cải thiện tình hình ở một đất nước bất hạnh.

      Đỗ Ngọc Inh biên dịch
      Nguồn: Pravda.Ru

      Xóa
  3. Kiev loạn thật rồi.
    Ngày hôm qua, 9/2, ngay tại cổng Thị trưởng có cuộc biểu tình lớn với khẩu hiệu chống quyết định của chính quyền thành phố tăng gấp đôi giá vé tàu điện ngầm.
    gần giữa trưa, một nhóm người bịt mặt mang lốp ô tô chất đống lên và đốt.
    Bất ngờ từ trong văn phòng Thị trưởng có khoảng 40 người mặc đồng phục xông ra đánh nhau với những người vừa đốt lốp.

    Xem báo Ukr đưa tin:
    http://vesti-ukr.com/kiev/88334-v-kievskoj-mjerii-zaseli-ljudi-v-kamufljazhe-i-balaklavah

    Xem video clip:
    https://www.youtube.com/watch?v=z1Vc4JKt5vg

    Trả lờiXóa
  4. Kênh http://112.ua/ của U vừa đưa tin dựa vào 1 stt trên fb cá nhân của anh cu lắm mồm chém gió Семен Семенченко, đang dưỡng thương trong bệnh viện, rằng quân Kiev "đang pháo kích mạnh mẽ vào vị trí đối phương ở Logvinovo- Логвиново. Chờ tôi thông báo tình hình mới."

    + Báo 112 Ukr:
    http://112.ua/obshchestvo/ukrainskaya-artilleriya-nachala-intensivnyy-obstrel-boevikov-v-rayone-s-logvinovo-semenchenko-187211.html

    + Tranh fb anh cu Семен Семенченко
    https://www.facebook.com/dostali.hvatit/posts/899312953436813

    Trả lờiXóa
  5. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 17:07 10 tháng 2, 2015

    Sau vụ nồi hơi Debaltseve - "Kотел" Дебальцево, mong dân quân tiến thẳng về Kiev giải phóng Thủ đô khỏi bọn tân phát xít, lập lên chính phủ dân chủ nhân dân ở Ukraina!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  6. Một tờ báo lớn của Ukraina là báo society.lb.ua/ đăng bài nêu phản ánh tại chỗ của chị Inna- một tình nguyện viên đang hỗ trợ binh sĩ Kiev rằng thiệt hại của binh sĩ Kiev ở "nồi hơi" Debaltseve - "Kотел" Дебальцево là vô cùng lớn, khác xa những gì công bố của Bộ tổng tham mưu cái gọi là "Chiến dịch chống khủng bố" của quân đội Kiev.
    "Logvinovo- Логвиново đã rơi vào tay dân quân. Lữ đoàn 128 và Tiểu đoàng 25 hàu như không còn bất cứ thứ gì, vũ khí không, lương thực thực phẩm không. Quân ly khai bắn pháo ngày đêm. Mọi người hãy cứu chúng tôi! Mỗi ngày hàng trăm binh sĩ hy sinh. Thi thể của họ từ ngày 31/1 đến nay, các tình nguyện viên không thể tìm kiếm hết"- chị Inna, tình nguyện viên đang hỗ trợ binh sĩ Kiev báo tin!
    Xem tin gốc:
    Террористы захватили Логвиново и вплотную подошли к Дебальцево - волонтер
    Dịch: Bọn khủng bố đã đánh chiếm Logvinovo và đang tiến vàoDebaltseve
    http://society.lb.ua/war/2015/02/09/294946_terroristi_zahvatili_logvinovo.html

    Trả lờiXóa
  7. Thật đáng trách, Bộ Quốc phòng Ukr luôn đưa ra các tuyên bố dối trá, đánh lừa binh sĩ, đặc biệt là binh sĩ đang bị vây hãm ở Debaltseve- Дебальцево, khiến họ cứ thấp thỏm chờ đợi trong sự chết dần chết mòn!
    Lúc 10:16 hôm nay, theo giờ Kiev, tức 15:16 giờ HN, báo chí Ukraina, ví dụ tờ society.lb.ua, đều đăng tin v/v quân đội Kiev đẩy lùi cuộc tấn công của dân quân ở Logvinovo và quân đội Kiev vẫn hoàn toàn làm chủ đường cao tốc số M-103 nối liền Archomovsk với "nồi hơi" Debaltseve.
    -----
    Минобороны заявило о восстановлении контроля над трассой из Дебальцево
    10 февраля 2015, 10:16
    Руководство АТО направило к городу дополнительные силы.


    Министерство обороны заявило, что трасса между Артемовском и Дебальцево, которую вчера перекрыли боевики, окружив украинскую группировку, разблокирована.

    "Ситуация вокруг населенного пункта Дебальцево Донецкой области находится под контролем Вооруженных сил Украины. Сейчас происходит перегруппировка сил и средств для ведения дальнейших боевых действий. Направление дороги между Дебальцево и Артемовском деблокировано силами украинских военных. К месту ведения боевых действий подтягиваются военные резервы и техника. Все штурмовые действия со стороны боевиков успешно отражены силами АТО", - говорится в сообщении МО.

    Силовое ведомство подчеркивает, что ситуация в районе Дебальцево остается сложной, но контролируемой.

    Напомним, что вчера боевики захватили село Логвиново на трассе Артемовск-Дебальцево и вплотную подошли к Дебальцево.
    http://society.lb.ua/war/2015/02/10/295015_minoboroni_zayavilo_vosstanovlenii.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng lần này, anh Tiểu đoàn trưởng nghiện chém gió của Tiểu đoàn Tiễu phạt "Donbass" là Semenchenko lại bác bỏ thông tin của Bộ quốc phòng. Lúc 12:33 ngày hôm nay, tức 17:33 giờ Hà Nội, báo society.lb.ua này đăng tin, trích dẫn một stt trên trang cá nhân của anh ta:
      ========
      Семенченко опроверг разблокирование дороги из Дебальцево
      10 февраля 2015, 12:33
      (Dịch: Semenchenko bác bỏ thông tin đã kiểm soát được tuyến đường cao tốc từ Debaltseve- Дебальцево
      ------
      Семенченко опроверг разблокирование дороги из Дебальцево
      Фото: www.facebook.com/EuroMaydan
      Нардеп и Министерство обороны обменялись обвинениями.

      Бывший комбат "Донбасса", нардеп Семен Семенченко опроверг заявление Минобороны о разблокировании дороги Артемовск-Дебальцево.

      "Трасса Артемовск - Дебальцево блокирована террористами в Логвиново. Параллельная трасса Дебальцево - Луганское блокирована террористами в Нижнелозовое. Дороги заминированы фугасами. Никаких "деблокирований" дороги не происходило", - написал он в фейсбуке, обвинив силовиков в очковтирательстве.

      После этого на странице МО в фейсбуке появился призыв доверять только официальным источникам и не верить сообщениям типа "всепропало".

      Trích báo society.lb.ua
      http://society.lb.ua/war/2015/02/10/295049_semenchenko_oproverg.html

      Và đây là stt của anh thần nổ Semenchenko:
      Tôi quá mệt mỏi với những người chỉ kể chuyện cổ tích từ sau trận thất thủ ở Uglegorsk. Có những người cố tình lừa dối khi họ kể chuyện cổ tích về con bò đực trắng. Nhưng chuyện bịa đó vô cùng nguy hiểm với những binh sĩ đang chà bánh xích xe tăng ngoài mặt trận.

      Sự thật là thế này. Tuyến đường Artemovsk - Debaltseve vẫn bị những kẻ khủng bố chặn lại ở Logvinovo. Tuyến cao tốc song song Debaltseve - Lugano cũng bị chặn bởi những kẻ khủng bố tại Nizhnelozovoe. Các con đường nhỏ khác bị bao phủ bởi bùn đất. Không còn bất cứ con đường đi nào khác. Một phần của tiểu đoàn Donbass đi đang bị kẹt tại khu vực này.
      Điều tôi đã nói- tôi xin chịu trách nhiệm.
      Người kể chuyện cổ tích ở Bộ Tổng tham mưu- đều là những nhà bình luận sofa - FSO.
      Vinh quang Ukraine!
      -------------
      Семен Семенченко
      1 giờ trước ·
      Мне надоели сказочники еще со времен УглегорскНАШ. Среди них есть люди искренне заблуждающиеся, которым кто-то рассказал сказку про белого бычка. Но гораздо опаснее люди, профессионально втирающие баки вышестоящему начальству.
      Так вот. Трасса Артемовск - Дебальцево блокирована террористами в Логвиново. Параллельная трасса Дебальцево - Луганское блокирована террористами в Нижнелозовое. Дороги заминированы фугасами. Никаких "деблокирований" дороги не происходило. Часть батальона Донбасс находиться на передовой в этом районе.
      За свои слова - отвечаю.
      Сказочники в погонах, диванные комментаторы - ПНХ.
      Слава Украине!
      P.S. Когда дорога будет деблокирована - я сообщу.

      https://www.facebook.com/dostali.hvatit/posts/899668760067899

      Xóa
  8. Báo Ukraina liệt kê chi tiết các khoản mà các đơn vị trong nồi hầm Debaltseve đang kêu cứu thảm thiết. Dài quá. Các thứ họ cần khẩn cấp. Chính quyền Kiev làm gì có đâu mà tiếp viện?
    Mà có thì cũng không thể mang đến đó được.

    Vô tình, sự liệt kê chi tiết số hiệu các đơn vị đang nguy khốn làm lộ hết bí mật cho đối phương.
    Военнослужащим в зоне АТО требуется помощь сограждан (обновлено)
    http://society.lb.ua/life/2015/02/10/276630_voennosluzhashchim_zone_ato_trebuetsya.html

    Trả lờiXóa
  9. Trần Thị Thuậnlúc 20:16 10 tháng 2, 2015

    Chính quyền Ukraine choáng váng trong hai ngày điên loạn
    Chính phủ Ukraine trải qua những ngày đau tim nhất từ đầu năm 2015.
    Không chỉ là tình hình bất lợi ở miền đông Ukraine, không phải là vì tiểu đoàn trừng giới bao vây phủ tổng thống hay Bộ quốc phòng mà họ vừa dính một đòn không thể hiểu nổi trong 2 ngày điên loạn.
    Theo Bloomberg, chỉ trong hai ngày giữa tuần, người dân Ukraine đã bốc hơi luôn 1 phần 3 tiền trong ngân hàng do những cú sốc mạnh trên thị trường tiền tệ.
    Cụ thể, hôm thứ Năm đồng Hryvnia (Hr) đã trượt giá từ 16,8 Hr ăn 1 USD thành 1 USD ăn tới 24,4 Hr.
    Nhưng đó chưa phải là tất cả vì đến hôm sau, 1 USD ăn đến 25,3 Hr.
    Như vậy chỉ trong vòng 2 ngày giữa tuần thì đồng tiền Ukraine mất giá đến 50%.
    Rõ ràng việc xảy ra hai ngày điên loạn vừa qua là điều bất thường khi Ukraine vừa được Mỹ cam kết bảo lãnh cho vay 2 tỷ USD từ IMF và châu Âu cũng xem xét cho Kiev vay tiền.
    Có nhiều lý do để giải thích cho sự mất giá trắng trợn của đồng Hy như do lo ngại bị Nga dọa đòi nợ 3 tỷ USD trái phiếu, do những thất bại từ chiến trường, do hòa đàm thất bại…
    Tuy nhiên dù lý do nào, việc mất giá trong 2 ngày điên loạn vừa qua làm chính quyền Ukraine choáng váng.
    Kiev đã tăng lãi suất cơ bản từ 14 lên 19% để cứu lấy đồng tiền của mình.
    Nhưng dường như điều này không ngăn cản được việc người dân Ukraine đổ xô đi mua ngoại tệ và điều này càng làm đồng Hr trượt giá.
    Tình cảnh này sẽ khiến phương Tây càng do dự trong việc cứu Kiev.
    Đây không phải lần đầu Ukraine trải qua ngày điên loạn kiểu như vậy.
    Hồi giữa tháng 11, tướng Mỹ Philip Breedlove, chỉ huy quân sự hàng đầu của NATO tại châu Âu, nói với các phóng viên tại Bulgaria rằng ông đồng ý báo cáo của OSCE về sự xuất hiện của một đoàn xe quân sự lạ (mà ông ám chỉ là của Nga) ở gần khu vực do phe ly khai kiểm soát.
    Một tuyên bố như vậy là đủ để ám chỉ quân đội Nga đang vượt qua biên giới Ukraine và chiến tranh chuẩn bị leo thang.
    Điều này tác động lớn lên tâm lý của người dân Ukraine vốn đang hoài nghi vào sự điều hành của chính phủ Kiev và các chính sách cho nền kinh tế nước này, đặc biệt là giá trị của đồng Hryvnia.
    Tướng Mỹ phát ngôn ẩu đã khiến kinh tế Ukraine lao đao.
    Bloomberg cho biết ngay hôm ông Breedlove phát ngôn về quân Nga thâm nhập Ukraine, đồng Hryvnia đã tụt dốc mạnh.
    Cụ thể khi ấy, 15,99 Hryvnia mới đổi được 1 USD và đó là mức thấp kỷ lục trong lịch sử tiền tệ Ukraine. Nhưng giờ thì cột mốc kỷ lục đó đã bị phá khá xa
    Anh Tú - theo Một thế giới
    http://soha.vn/quoc-te/chinh-quyen-...rong-hai-ngay-dien-loan-20150208140805173.htm

    Trả lờiXóa
  10. Một tờ báo của Ukraina là tờ nahnews.com.ua đưa tin và bình luận:
    Sự tưởng tượng của Trung tâm thông tin Hội đồng AN-QP Ukraina: Lực lượng tiễu phạt Azov chuyển sang tấn công thắng lợi ở mặt trận Mariupol
    Mariupol ngat 10 tháng Hai
    Chính quyền Kiev lại một lần nữa tưởng tượng:
    "Các chiến binh lực lượng Vệ binh quốc gia đã phá vỡ phòng tuyến phòng ngự của đối phương. Tại đây, ông Turchinov - Chủ tịch Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukr đã có mặt để chỉ huy sự phối hợp giữa quân đội và lực lượng Vệ binh quốc gia. Quân đội Kiev đang chuyển sang tấn công truy kích dân quân."- Bản tin của Trung tâm Thông tin Hội đồng QP và AN viết.
    Trước đó, Người phát ngôn của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang của Ukraine Vladislav Seleznev nói rằng trong những ngày gần đây trong khu vực của hoạt động cái gọi là chống khủng bố, có bảy chiến sĩ quân đội hy sinh, 23 người khác bị thương nặng nhẹ khác nhau.
    Hiện nay tình trang của quân đội là bi thảm. Tổng cộng có 550 binh sĩ đang nằm tại các cơ sở y tế quân đội Ukraine, 28 trong số họ đang trong tình trạng nguy kịch.
    -------
    Фантазии СНБО: Нацгвардия победоносно наступает под Мариуполем
    10.02.2015 13:23
    Мариуполь, 10 февраля.
    Киев снова фантазирует: бойцы Нацгвардии прорвали оборону под Мариуполем. Как стало известно, в город для победоносного наступления на ополченцев прибыл секретарь Совета национальной безопасности и обороны Александр Турчинов, который примет командование над действиями военных и представителей силового блока.
    Об этом сообщают в пресс-службе СНБО. Кроме того, в ведомстве уточнили, что сейчас ВСУ ведут активное наступление на ополченцев.
    «Сейчас Александр Турчинов находится под Мариуполем, где подразделения Нацгвардии прорвали оборону противника и перешли в наступление», — говорится в тексте сообщения.
    Ранее спикер Генштаба ВСУ Владислав Селезнев сообщил, что в течение последних суток в зоне так называемой антитеррористической операции погибли семь украинских военных. Еще 23 получили ранения различной степени тяжести.
    Сейчас пострадавшие от боевых действий военные госпитализированы и проходят необходимое лечение. Всего в медучреждениях находятся 550 украинских военных, 28 из них находятся в крайне тяжелом состоянии.

    http://nahnews.com.ua/152373-fantazii-snbo-nacgvardiya-pobedonosno-nastupaet-pod-mariupolem/

    Trả lờiXóa
  11. Trương Khánh Phượnglúc 22:12 10 tháng 2, 2015

    Một suy luận về các hành động ngoại giao gấp gáp của bộ đôi Holland - Merkel vừa qua: trong nồi hầm Debaltsevo có mặt các quân nhân và vũ khí NATO. Nếu bị vây, đánh và bị giết, sẽ lòi ra việc NATO đã thực sự tham chiến ở Ukraina. Mọi người đều hiểu thông tin đó sẽ dẫn tới điều gì. Hai ông bà Holland-Merkel KHÔNG MUỐN chiến tranh lần nữa đốt cháy cả lục địa châu Âu nên tìm cách xóa nguy cơ lò lửa chiến tranh lan rộng, tìm ít thời gian để rút quân nhân NATO khỏi nồi hầm. Và việc rút binh lính NATO được thực hiện bằng nhiều hình thức, lợi dụng cả dòng người dân di tản như thông tin đã được phát hiện rải rác mấy ngày qua. Anh, không nằm trên lục địa châu Âu, từ thế chiến trước chỉ bị thiệt hại ít nhất vì các đợt không kích của nước Đức phát xit, nên vẫn dám theo đuôi Mỹ. Còn mục đích của Mỹ là cốt làm sao cho Nga chảy máu càng lâu càng tốt, chứ cũng chẳng đếm xỉa tới lợi ích của U, nên vẫn xúi Poro phá bĩnh và ảo tưởng nuốt sống ly khai.

    Mong các vị chú ý đến bài viết của một chuyên gia Mỹ khi cho rằng NATO đứng đầu là Mỹ đã tham chiến ở Ukraina. Nếu có thể, xin dịch đăng bài này thành một entry riêng:

    -----
    NATO is Already at War in Ukraine… and it is Losing
    Ukraine… and it is Losing
    Finian CUNNINGHAM | 05.02.2015 | 00:00

    http://www.strategic-culture.org/news/2015/02/05/nato-already-war-ukraine-and-losing.html

    Trả lờiXóa
  12. Ai giết người Ukraina mỗi ngày để làm suy yếu nước Nga?

    Không còn nghi ngờ gì nữa, quân đội Chính phủ Ukraina đã thảm bại trên chiến trường. Trên tất cả các mặt trận, trải dài từ phía bắc Lugansk tới phía nam Donetsk, quân đội Chính phủ không giành nổi một thắng lợi nào. Chảo lửa Debaltsevo đang nung nóng hàng ngày gần 10.000 lính Chính phủ trong sự thiếu đói cả lương thực lẫn đạn dược dưới những cơn mưa đạn pháo. Mỗi ngày có hàng trăm người cả lính chiến lẫn thường dân hai bên thương vong.

    Trong khi đó, Quân đội Novorossia liên tiếp mở rộng phạm vi tấn công và khu vực kiểm soát thực tế của họ tăng lên. Mọi thứ trên chiến trường đang chứng minh rằng Kiev đang vào thế yếu và những người thân Nga ngày càng chiếm được thế thượng phong. Cùng với sự yếu kém ở chiến trường, bộ mặt thật của một chính quyền hiếu chiến ngày càng được phơi bày.

    [​IMG]

    Với chính sách bắt lính của mình, thanh niên Ukraine đã lũ lượt trốn lính, thậm chí là trốn cả quốc gia khi có khoảng 20.000 đàn ông Ukraine trốn sang Nga mỗi tuần và sống trong các trại tị nạn, theo thông báo của Sở Di trú Nga. Tân binh vừa nhập ngũ đã kéo nhau đến cổng Bộ Tư pháp Ukraine để biểu tình. Đồng thời chính sách ép đàn ông ra trận, phụ nữ, người già chịu trách nhiệm hậu cần, trong khi những người nhà giàu có thể nộp tiền thế thân của chính quyền Kiev chỉ khiến nhân dân căm phẫn và chán ghét Chính phủ. Mỗi ngày, Chính phủ Ukraina phải chi gần 10 triệu USD cho chi phí chiến tranh và số tiền này sẽ còn tăng lên từng ngày.

    Tuy nhiên, tiền không phải là vấn đề. Đã có Mỹ và các nước phương Tây làm chủ chi. Nhưng vấn đề là với những thất bại triền miên trên chiến trường, ai sẽ cung cấp cho Chính phủ Ukraina vũ trí, trang bị. Chỉ trong ngày 3-2 vừa qua, quân Chính phủ đã mất 2 máy bay ném bom cùng cả chục xe tăng, xe bọc thép cùng nhiều dàn phóng tên lửa, trọng pháo và các trang bị quân sự khác. Tiền có thể viện trợ dưới nhiều danh nghĩa, nhưng vũ khí thì khác. Cung cấp vũ khí sát thương cho Chính phủ Ukraina là một bước đi vào hỏa ngục. Tất cả mọi người đều hiểu rõ điều ấy, kể cả ông Obama, Tổng thống Mỹ. Nhưng tại sao những kịch bản đó vẫn được đặt ra?

    [​IMG]

    Nhiều quan chức cấp cao ở Mỹ đang hối hả đưa ra các đề xuất về việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có chuyến công du tới Kiev để thảo luận với Chính phủ Ukraine về vấn đề nói trên. Ông Kerry sau đó sẽ tới Brussels để nhóm họp cùng các Bộ trưởng Quốc phòng NATO để thảo luận về vấn đề này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm 2-2 nói rằng việc viện trợ vũ khí sát thương cho Chính phủ Ukraina xuất phát từ việc Mỹ đặc biệt quan ngại về tình trạng bạo lực leo thang trong các vụ đụng độ ở gần biên giới Ukraine-Nga trong những ngày gần đây. Thậm chí, nhóm hacker CyberBerkut đã công bố một tài liệu mật đã lấy được từ Bộ Ngoại giao Mỹ, thông qua thiết bị di động của một thành viên trong phái đoàn của Phó Tổng thống Joe Biden thăm Ukraina tháng 11/2014, cho thấy, Washington sẵn sàng hỗ trợ Ukraina với “400 súng bắn tỉa, 2.000 súng trường tấn công, 720 súng phóng lựu, gần 200 súng cối với hơn 70.000 quả đạn, 150 tên lửa phòng không vác vai Stinger và 420 tên lửa chống tăng”.


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Liệu điều đó có thành sự thật. Vũ khí Mỹ tham chiến dĩ nhiên kéo theo các cố vấn quân sự, các chuyên gia huấn luyện Mỹ. Và tất nhiên, Nga cũng sẽ không ngồi không nhìn những người cùng dân tộc với mình tay không đối diện với vũ khí Mỹ, Nga cũng sẽ công khai cung cấp vũ khí cho quân ly khai miền đông. Một tình thế mới chắc chắn sẽ xảy ra, những người lính Nga và Mỹ sẽ lần đầu tiên đối mặt với nhau trên chiến trường. Bài học của cuộc chiến Việt Nam còn nguyên, đầu tiên là tiền viện trợ Mỹ, rồi đến vũ khí Mỹ và cuối cùng là những người lính Mỹ. Chỉ có một sự khác biệt, lần này đối mặt với lính Mỹ sẽ là những người Nga. Ngay lập tức, các nước châu Âu nhảy dựng lên. Đức, Pháp và hàng loạt các nước châu Âu phản đối việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina. Ngay cả trong chính giới Mỹ, nhiều người đã lên tiếng. Và cuối cùng, ngày 3-2, chính Tổng thống Mỹ Obama cũng phải thốt lên: Tạo ra một cuộc chiến tranh với Nga là thiếu khôn ngoan. Mặc dù Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 3-2 cho biết ông “không nghi ngờ” về việc Mỹ sẽ cung cấp vũ khí cho cuộc giao tranh chống các lực lượng ly khai, tuy nhiên, không bao giờ Mỹ công khai cung cấp vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraina. Chắc chắn như vậy.
      Mục đích thật sự là gì?

      Muốn quân đội Chính phủ Ukraina chiến thắng trên chiến trường, Mỹ và phương Tây không chỉ cung cấp tiền mà còn phải cung cấp vũ khí trang thiết bị. Nhưng tiền thì có nhưng trang thiết bị thì không. Có lý do của nó.

      Mỹ và phương Tây có muốn quân đội Ukraina thất bại hoàn toàn trước quân ly khai miền đông không? Chắc chắn là không muốn. Tổng thống Mỹ đã công khai thừa nhận vai trò Washington trong cuộc đảo chính tại Ukraina tháng 2-2014 và là quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Chính phủ Ukraina cũng như thúc dục, thậm chí gây sức ép bắt buộc các đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới ủng hộ Chính phủ Ukraina và trừng phạt kinh tế Nga.

      Nhưng một câu hỏi khác, Mỹ có muốn Ukraina đè bẹp quân ly khai trên chiến trường ngay lập tức không? Lúc đó Nga bắt buộc phải ngồi vào đàm phán và rất có thể, Nga sẽ phải nhượng bộ để Ukraina làm thành viên EU, thậm chí gia nhập NATO. Nhưng sau đó là gì? Mỹ và phương Tây sẽ phải đổ hàng trăm tỷ USD vào Ukraina để khôi phục kinh tế của Ukraina, mặt khác, không còn lý do để áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga nữa và kinh tế Nga lại có cơ hội phát triển.

      Đây cũng là kết quả mà Mỹ không hề muốn. Quốc gia Đông Âu này là chiến trường, là cái cớ trực tiếp để khởi động hàng loạt các hành động theo chủ ý của Mỹ, nhưng hoàn toàn không phải đích đến cuối cùng. Sự giằng co ở Ukraine càng kéo dài, một vài tháng, thậm chí là một vài năm, đồng nghĩa với việc các lệnh trừng phạt càng được duy trì. Nga sẽ tiếp tục phải lấy lương khô trong quỹ dự trữ quốc gia của mình để cứu vãn đồng ruble, viện trợ cho ly khai đánh nhau với Kiev. Nếu không đủ sức đánh sập nền kinh tế Nga thì chắc chắn sự giằng co đó sẽ kéo Nga chậm lại vài năm tăng trưởng. Ngày 2-2-2015, Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow đã nói thẳng: Phương Tây cần phải sẵn sàng cho tình trạng căng thẳng dài lâu với Nga liên quan đến tình hình Ukraine và không nhanh chóng tái bình thường hóa quan hệ như đã từng làm sau cuộc chiến Gruzia năm 2008.

      Vậy thì người Ukraina cứ tiếp tục chết mỗi ngày, chỉ có điều chết không vì tương lai của đất nước Ukraina mà chết cho mục đích làm suy yếu một nước lân bang.

      http://www.anninhthudo.vn/su-kien/ai-giet-nguoi-ukraina-moi-ngay-de-lam-suy-yeu-nuoc-nga/595175.antd

      Xóa
  13. Cảm ơn chủ nhà và rất nhiều còm sĩ nghiêm túc ở đây đã cho thấy bức tranh toàn cảnh ở cái nồi hơi- Điện Biên Phủ của Ukraina.
    Quân phát xít càng giãy càng đau!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  14. Bà Marine Le Pen: Chính phủ phi pháp ở Kiev phải trả lời về tội ác chiến tranh

    Chỉ có thể giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina bằng cách cấp cho đất nước này qui chế trung lập, - bà Marine Le Pen - thủ lĩnh Mặt trận Quốc gia Pháp tuyên bố.

    Nữ chính khách Pháp nhận định rằng tại Ukraina “đang diễn ra nội chiến". Đồng thời, bà nhấn mạnh, "trên lãnh thổ Ukraina không hề có đội quân nào của Nga”.

    "Ngày hôm nay, tại Ukraina, chúng ta buộc phải tiếp xúc với thứ chính phủ đã lên nắm quyền phi pháp nhờ kết quả của cái gọi là “cuộc cách mạng trên Maidan” và hiện đang ném bom xuống dân thường ở Donetsk và Lugansk. Đó là tội ác chiến tranh, cần khơi lên sự phẫn nộ của tất cả những ai bảo vệ quyền con người, mà hiện nay chúng ta thường xuyên nghe thấy những lời tuyên bố khác nhau trên các phương tiện truyền thông Pháp", - nữ chính khách Le Pen khẳng định.

    http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_09/282770288/

    Trả lờiXóa
  15. 4 lý do khiến Mỹ không dám cung cấp vũ khí cho Ukraine

    Lời kêu gọi viện trợ vũ khí cho Ukraine 3 tỷ/năm đến năm 2017 đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội từ nhiều chính trị gia ở Washington, họ đã đưa ra nhiều lý do để thấy những bất lợi trong hành động này Viện nghiên cứu Brookings Institution, Hội đồng Atlantic và Hội đồng Chicago phụ trách các vấn đề toàn cầu đã cùng nhau kêu gọi Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine. Trong vòng 48 giờ bản báo cáo được công bố, nhiều chuyên gia uy tín về Nga tại các tổ chức Brookings, Carnegie Endowment, Kissinger Associates và Kennan Institute đã dẫn ra nhiều căn cứ xác đáng để phản đối đề xuất đó.
    Trước đó, Thượng Nghị sĩ John McCain và một nhóm nghị sỹ của cả hai đảng gồm hơn 40 nghị sĩ Thượng viện và Hạ viện đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama đưa quân đội đến trợ giúp Kiev.

    Tại cuộc họp báo ngày 5/2, ông McCain đã trách châu Âu không rút ra được bài học đúng đắn từ “Khoảnh khắc Munich” năm 1938: “Tôi thấy rất thất vọng. Những việc họ làm gần đây khiến tôi nhớ lại thời kỳ thập niên 30”.

    Hiệp ước Munnich vốn được ký kết vào cuối tháng 9/1938 giữa Đức, Anh, Pháp và Ý nhằm chuyển giao vùng Sudetenland của Séc cho Đức Quốc xã, bất chấp cảnh báo từ Prague rằng nhượng bộ chỉ khiến Hitler “được voi đòi tiên”. Quả thực, chỉ 1 năm sau, Hitler đã xâm lược Ba Lan và Thế chiến thứ 2 nổ ra. Kể từ đó, “khoảnh khắc Munich” đã trở thành cụm từ để ám chỉ một điều: nhượng bộ ngoại giao sẽ chỉ khiến kẻ kia được đà lấn tới.

    Vậy nên ông McCain đã gạt bỏ lời kêu gọi dùng biện pháp ngoại giao của Thủ tướng Đức Angela Merkel và cho rằng đây chỉ là “một sự ngu ngốc” tại Hội nghị An ninh Munich (Đức) ngày 7/2.

    Theo quan điểm của những người ủng hộ chính sách mà ông McCain đề xuất, Mỹ và NATO có khả năng “san bằng tỉ số” bằng cách cung cấp cho Kiev các thiết bị radar và tên lửa chống tăng.

    Cụ thể, mỗi khi quân đội Kiev sắp chiến thắng, Nga lại nhảy vào, làm tình hình leo thang và hướng cán cân sang phía quân ly khai. Chúng ta có thể thấy tình hình hiện giờ ở mối nối Debaltseve và các vùng lân cận. Và rất có thể ta cũng sẽ bắt gặp điều tương tự ở khu vực Mariupol.

    Còn trên quan điểm của phương Tây, chỉ cần cung cấp vũ khí thì Kiev sẽ lại giành được lợi thế để bảo đảm chiến thắng. Vậy nên, nếu Nga có thể cung cấp cho các “con cưng” của mình thì tại sao Mỹ lại không được làm như vậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có 4 lý do để người Mỹ cần phải nhanh chóng từ bỏ ý định mang đầy nguy cơ "thảm họa" này.

      Thứ nhất, thực tế cho thấy một chương trình viện trợ trên danh nghĩa nhà nước như vậy hiếm khi nào đạt được hiệu quả. Ý nghĩ cho rằng Kiev chỉ chiến thắng nếu được Mỹ cung cấp vũ khí chỉ là một ảo tưởng. Bởi lẽ những gì Mỹ có thể cho Kiev, Nga cũng có thể cho ly khai, và thậm chí còn cho nhiều hơn. Việc này chỉ đơn thuần làm gia tăng vũ khí ở cả hai phe - điều chắc chắn sẽ khiến nhiều dân thường thiệt mạng hơn nữa. Và một thực tế nữa, vị trí địa lý của Nga có lợi hơn hẳn so với NATO trong khu vực này.

      Thứ hai, cho dù cho Tổng thống Obama thuận theo kế hoạch của ông McCain và nước Mỹ thực sự viện trợ quân sự cho Kiev, không một ai dám chắc quân đội Kiev được trang bị chương trình đào tạo đủ thích hợp để biết cách sử dụng các loại vũ khí đó? Và nếu Mỹ cử các cố vấn quân sự đến để đào tạo binh lính Ukraine, điều gì sẽ xảy ra nếu một trong số họ bị giết hại? Có phải ông McCain đang sẵn sàng mạo hiểm trước một trận chiến súng đạn, hoặc tệ hơn là chiến tranh hạt nhân với Nga vì số phận của Donbass?

      Thứ ba, một lý do khác để phản đối việc viện trợ vũ khí cho Kiev là chế độ mà nước Mỹ đang hậu thuẫn. Chính quyền Ukraine vẫn ở trong tình trạng mục nát kinh khủng vì nạn tham nhũng. Hiện ông Petro Poroshenko - một tài phiệt đang lãnh đạo đất nước này - người đã quên mất bản thân mình có liên hệ chặt chẽ thế nào với chế độ cũ: ông đã từng làm Bộ trưởng Bộ Thương mại năm 2012 và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2009-2010.

      Thứ tư, quân đội Ukraine là một sự pha tạp giữa các tiểu đoàn tình nguyện và binh lính thường trực mà không được đào tạo thống nhất, bài bản. Hơn nữa, Kiev đang phải giải quyết vấn đề tuyển thêm binh lính. Có phải Thượng Nghị sĩ McCain đang muốn đem vũ khí cho một lực lượng thậm chí còn chưa có đủ quân số để dùng? Mỹ có dám chắc những thứ mà ông McCain muốn cấp cho Kiev sẽ không lọt vào "nhầm tay" như những lần trước đó ở Iraq, Syria, Libya và Afghanistan?

      Nếu việc Mỹ có thể “san bằng tỉ số” bằng cách bơm hàng tỷ USD trang thiết bị mà Ukraine còn không biết cách sử dụng là một ảo tưởng, thì ý nghĩ dùng những vũ khí đó để ngăn chặn ông Putin cũng ảo tưởng không kém.

      Có thể Tổng thống Nga sẽ tái hiện lại kịch bản mà ông ấy đã thực hiện năm 2008. Tháng 4 năm đó, Biên bản ghi nhớ Bucharest của NATO đã rất thẳng thắn và rõ ràng tuyên bố rằng Gruzia và Ukraine “sẽ trở thành thành viên NATO”. Đến tháng 8, xe tăng của Nga đã “đậu sẵn” ở nơi chỉ cách thủ đô Tbilisi của Gruzia 40 km. Tháng 9, ông Putin đã nói với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) Jose Manuel Barroso rằng: “Nếu muốn, tôi có thể chiếm Kiev trong 2 tuần”. Lời nói này tới giờ vẫn có thể xảy ra.

      Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

      Xóa
  16. Nước Anh quá bạc nhược khi luôn núp lưng Mỹ chống Nga?


    Trong khủng hoảng Ukraine, các nước đầu tàu châu Âu như Đức và Pháp sốt sắng tham gia tìm kiếm hòa bình. Ngược lại, chính quyền nước Anh lại đứng ngoài cuộc và dõi theo hành động Mỹ để hành động. Điều đó khiến một số nhân vật quan trọng nước Anh cũng không thoải mái.

    Tướng Sir Richard Shirreff đồng thời là cựu chỉ huy hàng đầu của NATO, đã chỉ trích chính phủ của Thủ tướng David Cameron vì khoanh tay với tình hình ở Ukraine. Ông cho rằng nước Anh đang thi hành "chính sách ngoại giao không thích hợp ", trong khi Pháp và Đức lại tỏ rõ vai trò mũi nhọn trong nỗ lực hòa bình.

    "Vương quốc Anh là một thành viên quan trọng của NATO, là một thành viên chính yếu của EU, đồng thời là thành viên (thường trực) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Và thật không may là Thủ tướng và Chính phủ Anh chẳng có ký lô nào trong các nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng này (Ukraine)", Shirreff nói trên BBC.

    Ông Shirreff cảnh báo chính sách đối ngoại của ông David Cameron đang là làm suy yếu ảnh hưởng của Anh trên trường quốc tế. Ông cáo buộc Thủ tướng Anh toàn núp lưng đồng minh Mỹ và nói rằng đây không phải là trường hợp đầu tiên.

    Rõ ràng nếu Anh không có tiếng nói độc lập và mọi việc dập khuôn theo Mỹ thì đến một lúc nào đó, người ta không cần phải hỏi ý kiến nước Anh trong các vấn đề trọng đại mà chỉ cần hỏi ý kiến của Mỹ là xong.

    Đáp lại, ông Cameron cho biết Anh đã đi đầu EU trong việc thực hiện các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga - mà ông cho rằng đó là phản ứng thích hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng.

    "Nước Anh đã dẫn dắt châu Âu để xử phạt rất mạnh mẽ, cứng rắn và nhất quán chống lại Nga. Tôi nghĩ rằng nước Anh đã giúp để xây dựng vững chắc liên minh các quốc gia bao gồm các nước Baltic và Ba Lan (được NATO coi là tiền đồn chống Nga) cũng như tất cả các nước trong EU", ông Cameron phát biểu ở Leeds.

    Ông Cameron là một người ủng hộ mạnh mẽ của các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga trong khủng hoảng Ukraine. Ông cũng nhắc lại quan điểm là Anh sẽ không phát động một cuộc chiến tranh châu Âu hay gửi tàu chiến đến Biển Đen mà chỉ dùng áp lực kinh tế để chống Nga.

    Trong khi đó, một phát ngôn viên của phủ thủ tướng Anh đã bác bỏ tuyên bố rằng "Anh đã đóng một vai trò không thích hợp trong (khủng hoàng Ukraine)" vì Anh luôn đi đầu trong việc đòi trừng phạt Nga và nói thêm rằng London cảm thấy hài lòng khi Đức, Pháp đang thúc đẩy quá trình đàm phán tìm kiếm hòa bình.

    http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/nuoc-anh-qua-bac-nhuoc-khi-luon-nup-lung-my-chong-nga-153123.html

    Trả lờiXóa
  17. 5 đội quân đại bại dù đã... “dùng vũ khí Mỹ”

    Trong khi Mỹ đang “rập rình” ý định trang bị vũ khí sát thương cho Ukraine, người ta không thể không “giật mình” khi nhớ về số phận của Afghanistan, Somalia, Georgia, Syria…
    Với mục tiêu là “trang bị cho người dân Ukraine khả năng tự vệ” trong cuộc chiến chống lại những cuộc tấn công của phe ly khai ở miền Đông mà Mỹ và phương Tây cho rằng đó là đội quân được Nga hậu thuẫn, có lẽ một dòng chảy vũ khí Mỹ sắp đổ vào Ukraine.

    Trong suốt lịch sử thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, nước Mỹ đã không ít lần đổ tiền của và vũ khí cho quân đội của các nước mà họ coi là “đồng minh”. Tuy nhiên, chiến lược này có vẻ như không hiệu quả cho lắm bởi trong hầu hết những lần đó, các đội quân chiến đấu bằng súng đạn Mỹ thường phải đón nhận những thất bại khá chóng vánh và tồi tệ hơn nữa, những vũ khí Mỹ đó lại trở thành nguồn hỏa lực khá mạnh nhắm vào chính nước Mỹ.

    Người ta có thể dễ dàng điểm ra 5 ví dụ điển hình nhất và nổi tiếng nhất về số phận của những đội quân này.

    Quân đội miền Nam Việt Nam từ 1955 – 1975

    Chi phí: 8,7 tỷ USD

    Với lý do cho rằng “cần phải hỗ trợ chính quyền Việt Nam Cộng hòa chống lại quân đội Bắc Việt với vũ khí do Nga viện trợ”, kể từ năm 1963, Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là John F. Kennedy đã quyết định nâng mức viện trợ quân sự cho Sài Gòn lên mức 500 triệu USD/năm.

    Sang năm 1965, đội quân viễn chinh đầu tiên của Mỹ đặt chân đến Việt Nam và chỉ 2 năm sau đó, con số lính Mỹ đã lên đến hơn nửa triệu quân. Kết thúc cuộc phiêu lưu này, nước Mỹ đã thiệt mạng khoảng 58.000 quân ở chiến trường miền Nam Việt Nam và đến năm 1975, chính quyền mà Mỹ bảo trợ đã sụp đổ chỉ 6 tuần sau khi Mỹ cắt đứt viện trợ.

    Afghanistan, 1979-1989

    Chi phí: 3 tỷ USD


    Núp dưới danh nghĩa Chiến dịch Lốc xoáy (Operation Cyclone), Mỹ đã cùng với Cơ quan tình báo Pakistan trang bị vũ khí và huấn luyện cho hàng chục nghìn binh sỹ Mujahideen chiến đấu chống lại chính quyền Afghanistan “do Liên Xô bảo trợ”.

    Lý do của hành động này là Mỹ muốn “chặn bước tiến của Liên Xô trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Trung Đông”.

    Nhưng cũng chính những chiến binh Mujahideen này về sau trở thành đội quân Taliban và sử dụng chính những chiếc tên lửa vác vai Stinger do Mỹ trang bị để bắn hạ máy bay Mỹ trong khi quân đội đồng minh do Mỹ cầm đầu mở chiến dịch xâm chiếm Afghanistan kể từ năm 2002.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Somalia, 1982-1987

      Chi phí: 217 triệu USD

      Trong thời gian này, Mỹ đã trang bị cho quân đội của chế độ Siad Barre từ vũ khí nhẹ cho đến các loại khí tài công nghệ cao như radar, đạn dược, pháo hạng nặng hay cả “siêu pháo” M-198 Howitzers.

      Khác với các lần trước, chương trình trang bị vũ khí lần này của Mỹ dành cho quân đội Somali không liên quan đến vấn đề chính trị mà là để đổi lấy quyền được tiếp cận cảng Berbera nằm trong vịnh Aden.

      Năm 1991, khi cuộc nội chiến bùng nổ ở Somali, chiến binh của cả 2 bên đều dùng chính những vũ khí Mỹ này để tàn sát lẫn nhau và để… tấn công vào các lực lượng Mỹ khi họ thực thi chiến dịch cứu trợ nhân đạo “Bắn hạ Diều hâu đen” hồi năm 1993.

      Gruzia (Georgia)
      – từ 2002-2003

      Chi phí: 64 triệu USD


      Xe tăng T-62 của quân đội Nga trong cuộc chiến tranh 5 ngày ở Nam Ossetia (Gruzia) hồi năm 2008
      Khi đó, Mỹ đã đổ tiền bạc huấn luyện và trang bị cho 2.400 binh sỹ Gruzia để phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố ở vùng Gorge của người Pakistan.

      Sau đó, 2.000 binh sỹ này đã tham gia phục vụ trong quân đội liên quân của cuộc chiến trang Iraq. Mỹ còn tiếp tục có nhiều đợt trang bị khác nhằm củng cố quân đội Gruzia với hy vọng sẽ biến quốc gia này thành “hòn đá tảng” chặn đường Nga.

      Tháng 8/2008, Gruzia tuyên chiến với Nga và cuộc chiến tranh này chỉ kéo dài trong 5 ngày với thắng lợi tuyệt đối thuộc về quân đội của Moscow.

      Syria, từ 2013-2015

      Chi phí: Chưa biết

      Sau nhiều năm tranh cãi, năm 2013, Mỹ bắt đầu thử nghiệm việc hậu thuẫn các nhóm phiến quân chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad bằng việc trang bị cho họ vũ khí hạng nhẹ, đạn dược. Tuy nhiên, kết quả vẫn chẳng thu được là bao nên kể từ năm ngoái, các nhóm nổi loạn đã nhận được cả vũ khí chống tăng hiện đại của Mỹ.

      Đến nay, Syria vẫn là một bài toán khó giải đối với Mỹ bởi chính quyền của ông Assad vẫn tồn tại sau hơn 3 năm nội chiến. Quốc hội Mỹ hiện đang gây sức ép lên chính quyền của ông Barack Obama phải “tiến thêm một bước” nữa bằng việc cung cấp cả tên lửa phòng không hay các loại vũ khí hiện đại khác nhằm sớm lật đổ được chế độ Assad.

      Có điều, chương trình này vẫn chưa được chuẩn y bởi lo ngại rằng số vũ khí đó có thể sẽ rơi vào tay của những phần tử Hồi giáo cực đoan hay các nhóm thánh chiến để tấn công lại quân đội Mỹ.

      Trần Phong

      Xóa
  18. Tổng Thống Putin nêu điều kiện tiên quyết trước Thượng đỉnh Minsk

    Pháp và Đức luôn hy vọng họp hai Tổng thống Nga và Ukraina lại với nhau để chấm dứt xung đột đẫm máu đang tàn phá phía Đông Ukraina. Thế nhưng, Nga lại không có ý định hạ nhiệt căng thẳng. Trả lời phỏng vấn báo Ai Cập al-Ahram, nhân chuyến công du xứ sở các pharaon, Tổng thống Nga cho rằng Hoa Kỳ và Châu Âu phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng, vì đã « ủng hộ cuộc đảo chính tại Kiev » hồi năm 2014.

    Theo Tổng thống CHLB Nga - Ngài Vladimir Putin : « Chừng nào người Ukraina chưa đồng thuận được với nhau, thì cuộc chiến vẫn sẽ tiếp tục ». Nhất là, Tổng thống Nga đòi chính quyền Kiev phải đàm phán trực tiếp với các phe ly khai. Lãnh đạo Nga hy vọng có một « giải pháp được hiến pháp công nhận», nghĩa là Kiev phải nhìn nhận các lực lượng ly khai tại Donbass như là một thành phần chính trị riêng rẽ hoàn toàn. Putin tuyên bố : Không có điều này, thì mọi nỗ lực sẽ vô ích.

    Về phần toàn vẹn lãnh thổ Ukraina, Tổng thống Nga khẳng định sẽ không có vấn đề gì, nhưng phải theo quan điểm của Nga, nghĩa là phải công nhận các kết quả bầu cử do phe ly khai tổ chức hồi tháng 11/2014. Điều này cũng đồng nghĩa Kiev phải chấp thuận quyền tự trị của các vùng thân Nga. Một khu vực sau này có lẽ sẽ đi theo những vùng lãnh thổ khác dưới tầm ảnh hưởng rất mạnh của Nga như vùng Transnistria của nước Moldova, hay như vùng Abkhazia của Gruzia.

    Ngoài những điều kiện trên, còn rất nhiều điểm khác cần phải được giải quyết như vị trí và kích cỡ « vùng đệm » được hình thành xung quanh vùng tranh chấp hay như việc kiểm soát vùng biên giới Nga – Ukraina. Những điểm cần giải quyết này đã được Tổng thống Nga trình bày trong một bức thư gửi tới hai nhà lãnh đạo Pháp – Đức. Chi tiết của những yêu cầu đó là gì hiện vẫn là điều bí mật.

    Như vậy, rõ ràng là « Matxcơva đang đặt các điều kiện của mình trước khi đến Thượng đỉnh Minsk »

    (La Phigaro)

    Trả lờiXóa
  19. Với 40 tỉ đô la, Phương Tây sẽ biến Ukraine thành một 'chư hầu'.

    Nhóm G7 và IMF đang cân nhắc một gói viện trợ 'không tưởng' lên tới ít nhất là 40 tỉ đô la để đổ vào Ukraine.

    Điều này gây ngạc nhiên vì hồi tháng giêng, phái đoàn IMF đã tới khảo sát tình hình Ukraine và gói cứu trợ 17 tỉ đến nay vẫn còn bị treo.

    CP Kiev trước đó nói Ukraine cần 17 tỉ để 'chống phá sản' trong lúc lượng ngoại tệ dự trữ của nước này chỉ còn tương đương với '5 tuần nhập khẩu hàng hóa'.

    Các nhà bảo trợ còn chưa quyết có giải ngân 17 tỉ hay không. Và nói rằng '17 tỉ cũng chẳng đủ cứu'.

    Có vẻ, các nhà tài trợ chỉ còn chờ tới lúc Ukraine 'hấp hối' thì mới cứu. Và khi đó, điều dễ hiểu là CP Kiev sẽ chẳng có lựa chọn nào là hoàn toàn chấp nhận các điều kiện của nhà tài trợ. Viễn cảnh Ukraine trở thành 'con tin' của tiền bạc là không quá xa vời.

    Thật mỉa mai. Chính thể Kiev hiện nay lại tự cho mình là 'dân chủ, bảo vệ độc lập, chủ quyền,...'

    http://www.reuters.com/article/2015/02/10/ukraine-crisis-aid-idUSL5N0VK36120150210

    http://russia-insider.com/en/ukraine/2015/02/11/3324?utm_source=dlvr.it&utm_medium=twitter

    Trả lờiXóa
  20. Mỹ có kế hoạch gì cho Ukraina?

    Gần đây, một nhóm chuyên gia có thẩm quyền trong lĩnh vực quân sự và ngoại giao của Mỹ đã công bố bản báo cáo "Bảo vệ độc lập của Ukraina, chống sự xâm lăng của Nga."

    Ý nghĩa tài lieeju7 của Hoa Kỳ là nên khởi động ở Ukraina một cuộc chiến tranh chống Nga bằng bàn tay người khác, và để làm điều đó thì phải viện trợ vũ khí cho Ukraina. Đồng thời dữ liệu của NATO và Ukraina trùng hợp với nhau: hầu hết lực lượng dân quân là người địa phương, tức là người dân Ukraina. Do đó, trong cuộc chiến chống cái gọi là "sự xâm lăng của Nga" được phép để dùng vũ khí Mỹ để tiêu diệt phần lớn người dân Donbass.
    Ngày 6 tháng 2, Nhà Trắng đã đưa ra chiến lược an ninh quốc gia đến năm 2015, trong đó có mục sử dụng vũ lực trên toàn thế giới vì lợi ích của Mỹ, nếu cần thiết có thể sử dụng đơn phương.
    Ngày 7 tháng 2, chỉ huy quân sự NATO Philip Breedlove nói rằng các nước phương Tây không nên loại trừ giải pháp quân sự khi giải quyết xung đột ở Ukraine. Tại thành phố Debaltseve đang bị các nhóm quân Ukraina bao vây có thể nghe đài phát thanh bằng bốn ngôn ngữ nước ngoài. Để xác nhận chiến lược mới của Mỹ tại Donbass, lực lượng dân quân phải giới thiệu với thế giới những tù binh xâm lược nước ngoài hoặc hệ thống chống tên lửa Javelin của Mỹ.
    Nữ nhà báo Mỹ-Anh Anne Applebaum đã viết trên The Washington Post về phong cách cao bồi trong chính sách đối ngoại của Mỹ: "Bây giờ phương Tây không chỉ cần chính sách quân sự và chiến lược toàn diện, dài hạn được thiết kế để củng cố chính quyền Ukraina và từng bước đưa Ukraina hội nhập vào châu Âu. Chúng ta không thể chỉ bắt đầu đào tạo các quân nhân Ukraina, mà cả các nhân viên cơ quan đặc nhiệm, đơn giản là cơ quan này đã bị cựu tổng thống của đất nước phá hủy. Chúng ta có thể chủ động hơn để thúc đẩy cải cách kinh tế, hỗ trợ các cam kết tài chính thực sự của họ. Chúng ta có thể coi đây là một dự án dài hạn... Để làm được điều này, cần phải xây dựng bức tường Berlin xung quanh Donetsk như một khu phi quân sự, và đối xử với phần còn lại của Ukraina như với Tây Đức."
    Anne Applebaum và những người tương tự mơ ước vĩnh viễn cắt đứt mấy triệu người Nga thiểu số đang sống ở Ukraina khỏi Nga. Tuy nhiên, kế hoạch này dựa trên một bức tường thô bạo và nguồn tài trợ không chắc chắn.
    Các sự kiện trong những ngày gần đây, chuyến thăm Kiev và Moskva của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Holanda, quan điểm bất đồng về Ukraina tại Hội nghị An ninh Munich thường niên… cho thấy sự khác biệt cơ bản của quan điểm đa số các nhà lãnh đạo châu Âu và lãnh đạo Mỹ. Các chương trình cũ nhằm giải quyết xung đột ở Ukraina không còn tác dụng, mà chương trình mới thì chưa được nêu ra.
    Những con rối của phương Tây tại Ukraina đang từng bước lặp lại số phận của người tiền nhiệm Gruzia. Châu Âu bị chia cắt và không hiệu quả. Mọi người đang chờ xem ai sẽ trả tiền cho bữa tiệc Ukraina. Như thường thấy, người tốt bụng thì nhiều, nhưng người chi tiền thì ít.
    Trong bối cảnh khó khăn này, Washington khởi tạo một chiến dịch mặt đất mới chống nhà nước Hồi giáo. Hãy để cho châu Âu một lần nữa nhận thức về vai trò hàng đầu của Hoa Kỳ và triển vọng của chính mình.
    Kinh nghiệm chính sách đối ngoại của Mỹ yêu cầu tiếp tục phát triển thị trường thế giới đa trung tâm của các xung đột quân sự. Có một nước Ukraina chống Nga thật thích hợp để tiến hành chiến tranh. Một nước Ukraina không có ai đặt ra một câu hỏi đơn giản: làm thế nào để hướng sự phẫn nộ cách mạng của các nhà tài phiệt quay lưng lại với tiếng Nga và nước Nga? Bởi vì trong câu trả lời có thể được phân biệt đàn cừu bị điều khiển với người chăn cừu ở nước ngoài.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_02_11/282821783/

    Trả lờiXóa
  21. Ở Hà Nội bây giờ đã là 2 giờ ngày 12/2. Nhưng ở bên này bây giờ mới là 9 giờ tối.
    Tại Minsk, cuộc họp thưởng định 4 bên giữa Nga, Pháp, Đức, Ukr mới diến ra được 1 giờ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoa Kỳ đã đe dọa: Tùy thuộc thái độ của anh Tin ở cuộc hội đàm này. Nếu ngoan thì tha. Nếu hội nghị đổ vỡ thì Hoa Kỳ ra tay cấp vũ khí cho U để chiến với Nga.

      Còn anh Tin thì tuyên bố: Không ai có thể nói với Nước Nga bằng giọng điệu tối hậu thư.

      Lãnh quân đạo khởi nghĩa ở miền Đông U cũng tuyên bố: Nói chuyện hòa bình ở U vào thời điểm này e vẫn còn hơi sớm! Hôm qua, ngày 10.2, họ cũng đã đến Minsk nhưng chả phải để đàm phán gì với ông Kuchma- đại diện Kiev mà chỉ để trao cho phía Kiev một văn bản liệt kê các yêu cầu hiện nay của quân miền Đông. "Về vắt tay lên trán mà nghĩ đi!"- họ nói thế rồi ra về!

      Trong bối cảnh như vậy, theo tôi dự đoán, cuộc đàm phán đang diễn ra bây giờ sẽ chẳng mang lại kết quả gì cả.
      Quyết định vẫn phải diễn ra ở chiến trường.

      Xóa
    2. Trên chiến trường, trong ngày hôm nay, 11/2 (theo giờ Kiev), quân Kiev đã 11 lần mở các cuộc tấn công vào làng Logvinovo- Логвиново nhưng đều bị dân quân bẻ gãy.
      Xác xe tăng Kiev cùng xác lính chất đầy đồng.

      Dân quân vẫn chột chặn ở Logvinovo- Логвиново. Mọi nỗ lực của Kiev tiếp viện cho "Nồi hơi" Debaltseve - "Kотел" Дебальцево đều vô vọng.
      Ngoài ra, dân quân đang tiến sâu vào nồi hơi, họ chiếm được những điểm cao trong khu vực này và hạ nòng Grad bắn thẳng vào những nơi có quân Kiev.

      Dmytro Kuleba, cố vấn cấp cao ở Bộ Ngoại giao Ukraine, đã so sánh tầm quan trọng chiến lược của thị trấn này với một trận đánh nổi tiếng của Liên Xô thời chống Đức Quốc xã hồi thế chiến thứ hai.

      “Stalingrad có tính biểu tượng nhiều hơn, nhưng trận đánh bước ngoặt phải là trận Kursk”, Kuleba viết trên Twitter. “Ở đây cũng giống như thế với chúng tôi, sân bay (Donetsk) mang tính biểu tượng. Debaltseve là bước ngoặt”.

      Xóa
  22. Trương Khánh Phượnglúc 03:20 12 tháng 2, 2015

    Các bạn biết tiếng Anh có thể tham khảo bài này:
    Logvinovo, Mariupol, Kramatorsk
    http://cassad-eng.livejournal.com/115474.html

    Cái tít như vậy, có lẽ không cần dịch ra tiếng Việt nữa.
    Nhưng xét về nội dung, theo tôi, nên đặt tit là
    "Bốn thông tin thời sự nên biết trong ngày 11/2"

    1- Trận chiến Logvinovo. Quân đội Kiev luôn đưa tuyên bố rằng đã giải toả được "tuyến đường cuộc sống", đã đánh đuổi dân quân khỏi làng Logvinovo. Nhưng sự thực thì tất cả những trận tấn công của Kiev đều thất bại. Làng này vẫn bị dân quân chiếm đóng. Nhưng cư dân địa phương và chính những binh sĩ Kiev ở mặt trận cũng thừa nhận điều này.

    2- Tình hình Mariupol.
    ( Báo Đất Việt của Việt Nam cũng bình luận về trận chiến ở đây bằng cái kế "Vây Ngụy cứu Triệu" của chính quyền Kiev.)
    Kỳ thực, đây chỉ là tuyên truyền của Kiev hòng cứu vãn tâm lý sụp đổ cho Binh sĩ và dân chúng U. Bộ quốc phòng U công bố rùm beng rằng ông Turchynov đến Mariupol chỉ đạo chiến dịch phản công. Tiểu đoàn Tiễu phạt Azov đã phá tan phòng tuyễn của quân miền Đông để tiến vào hậu phương địch....
    Đáng buồn là thời nay là thời internet, cư dân địa phương và các "chiến sĩ" Azov công khai sự thật lên mạng, rằng quân Kiev chỉ hành quân ra ngoài Mariupol chút đỉnh, tiến vào khu phi quân sự, không có dân quân đóng quân, rồi nổ súng, rồi cắm cờ để quay phim chụp ảnh; Rồi lập tức chui trở lại hầm ở Mariupol!

    3- Kramatorsk.
    Đây là thành phố nằm sâu trong địa phận do Kiev kiểm soát. Bỗng dưng có tiếng súng nổ. Đạn pháo Grad bắn vào dân thường làm 15 người chết.
    Kiev tố cáo dân quân nhưng không thể đưa ra bằng chứng gì.
    Dân quân khẳng định: Kramatorsk nằm cách xa nơi đóng quân của dân quân 120 km. Tầm xa của Grad tối đa là 25km. Vậy làm thế nào dân quân bắn tới Kramatorsk?
    Dân quân cho rằng chính Kiev bắn nhằm đổ lỗi cho dân quân.

    4- Vấn đề động viên thanh niên tòng quân ở miền Đông
    Những video clip cho thấy thanh niên miền Đông hồ hởi lên đường tòng quân đánh giặc. Lãnh đạo dân quân tin tưởng với sự đồng lòng của nhân dân, quân đội hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk sẽ lớn mạnh, đủ sức mở các chiến dịch lớn hơn trong thời gian tới.

    http://cassad-eng.livejournal.com/115474.html

    Trả lờiXóa
  23. Phó Văn phòng Tổng thống Ukraina Valeriy Chaly viết trên trang fb cá nhân của ông ta (bằng tiếng Ukr:
    ----
    Bây giờ là 3:30 (giờ Kiev và Minsk, tức 2:30 giờ Moskva, tức 8:30 giờ Hà Nội). Hội đàm ở Minsk vẫn đang tiếp tục. Họ đã làm việc suốt 7 tiếng liên tục. Hiện tại 4 vị nguyên thủ đang làm việc theo thể thức trực tiếp (mặt đối mặt, không có các chuyên gia).
    Chi tiết về cuộc đàm phán, bây giờ chưa thể biết. Tôi dự đoán, tình hình này, cuộc đàm phán sẽ còn kéo dài thêm 5 hoặc 6 tiếng nữa.
    Tôi cảm tưởng rằng các vị quyết tâm phải có 1 lệnh ngừng bắn. Dường như "Nếu không có một thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn vô điều kiện, tôi nghĩ rằng ở đây bạn không thể đi". Đã diễn ra "cuộc chiến đấu thần kinh."

    -------
    Валерій Чалий
    1 giờ trước ·
    Станом на 3-30 (2-30 за київським часом) переговори у Мінську продовжуються. Годин сім працювали командами. Тепер у форматі чотирьох лідерів (без радників). Про подробиці ще зарано. Думаю, що в нас ще роботи годин на 5-6. Як мінімум. Але без домовленості про безумовне припинення вогню, я вважаю, звідси не можна їхати. Пішла "боротьба нервів".

    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=640688322709717&id=100003056659575

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đính chính đoạn dịch về thời gian: Ông Phó Văn phòng Tổng thống Ukraina Valeriy Chaly viết là tính theo giờ Minsk: "Bây giờ là 3:30 (giờ Kiev là 2:30)"

      Ghi chú của tôi: Giờ Minsk và giờ Moskva như nhau.
      Giờ Kiev chậm hơn giờ Minsk 1 tiếng.
      Giờ Hà Nội sớm giờ Minsk và giờ Moskva 4 tiếng, sớm hơn giờ Kiev 5 tiếng.

      Hiện ở Hà Nội là 9:41, ở Moskva và Minsk là 5:41
      Ở Kiev là 4:41

      Xóa
  24. Kênh 24TV.ua của Ukraina cập nhật băng tiếng Ukrtừng phút diễn biến ở Hội đàm này:

    Онлайн. Зустріч у Мінську. Переговори тривають уже десяту годину
    http://24tv.ua/news/showNews.do?onlayn_zustrich_u_minsku_peregovori_trivayut_uzhe_desyatu_godinu&objectId=542438

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai không biết tiếng Ukraina mà chỉ biết tiếng Nga thì mời xem tường thuật ở bài:

      Переговоры в Минске. Онлайн
      http://www.mk.ru/politics/2015/02/11/peregovory-v-minske-putin-byl-v-khoroshem-nastroenii-poroshenko-nado-bylo-uspokaivat.html

      Xóa
    2. Các nhà báo đang chờ đợi ở cửa phòng họp kín.
      Các bác có thể xem tường thuật tại chỗ bằng hình ảnh của Kênh RT:
      https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ZxrnlfXYo30

      Xóa
    3. Ai không biết tiếng Ukraina mà chỉ biết tiếng Nga thì mời xem tường thuật ở bài:
      Переговоры в Минске. Онлайн
      http://korrespondent.net/ukraine/politics/3478030-perehovory-v-mynske-onlain

      Xóa
    4. 4:10 "Нормандский" саммит в Минске продолжается более восьми часов.
      4:10 Cuộc đàm phán ở Minsk đã kéo dài hơn 8 tiếng đồng hồ

      Xóa