Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Báo Nga đưa tin- GÂY CĂNG THẲNG VỚI VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG KHIẾN TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG BỊ CÔ LẬP

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc
Hành xử ngang ngược, chiến lược ngoại giao của kẻ “chuyên đi bắt nạt”, lấy mạnh hiếp yếu, coi thường luật pháp quốc tế và sự trơ trẽn khiến Trung Quốc ngày càng bị cô lập trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, chuyên gia nhận xét.
******

Căng thẳng trên Biển Đông nhìn từ vụ tàu Hải Dương Địa Chất 8
Việc Trung Quốc liên tục phớt lờ phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế khi hai lần đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 cùng loạt tàu hộ tống quân sự của Lực lượng cảnh sát biển vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khiến tình hình căng thẳng trên Biển Đông ngày một trầm trọng. Nhóm tàu HD-8 xâm phạm vùng biển ngoài khơi gần khu vực bãi Tư Chính từ ngày 4/7 đến ngày 7/8 rồi lần kế tiếp là hôm 13/8 vừa qua.
Bắc Kinh đã phải nhận nhiều chỉ trích từ dư luận quốc tế vì hành vi gây bất ổn đến an ninh toàn khu vực và đe dọa chủ quyền, quyền chủ quyền của các nước láng giềng.
Hôm 29/8, khi đưa ra Tuyên bố chung, các nước Anh, Pháp, Đức cũng đồng loạt lên án lối hành xử, hung hăng của Trung Quốc gây ra những căng thẳng vừa qua trên Biển Đông:
“Chúng tôi (3 nước Anh, Pháp, Đức) đặc biệt quan ngại về tình hình Biển Đông có thể dẫn đến bất ổn an ninh trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia trong khu vực thực hiện các tiến trình hòa bình và biện pháp giảm thiểu căng thẳng, đóng góp duy trì và thúc đẩy an ninh, hòa bình, ổn định chung trong khu vực. Trong đó, có việc đảm bảo quyền, chủ quyền của các nước khu vực hải phận, thềm lục địa của mình, đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông”.
Ngoài ra, bộ ba quốc gia Anh, Pháp, Đức cũng hoan nghênh đàm phán giữa các nước thuộc khối ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), tuân thủ chuẩn mực, nguyên tắc hợp tác hiệu quả, phủ hợp với Công ước UNCLOS 1982 của LHQ về Biển Đông, khuyến khích các nước sớm thực hiện các bước đi cần thiết để hoàn tất Bộ quy tắc này.

Trong một thông cáo đăng tải trên trang điện tử của Cơ quan Đối ngoại châu Âu, phát đi ngày 28/8, bà Maja Kocijancic, người phát ngôn của Cao Ủy phụ trách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định hành động đơn phương ở Biển Đông gây gia tăng các bất ổn, làm suy yếu an ninh và đe dọa đến sự phát triển của khu vực:
“Các hành động đơn phương trong những tuần qua ở Biển Đông đã dẫn đến gia tăng căng thẳng và làm suy yếu môi trường an ninh hàng hải, điều này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế hòa bình của khu vực”, bà Maja Kocijancic nhấn mạnh.
Tuyên bố chỉ ra điều cốt yếu đối với tất cả các quốc gia trong khu vực là phải kiềm chế, tránh quân sự hóa và giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình:
“Điều quan trọng đối với tất cả các bên trong khu vực là phải tự kiềm chế, thực hiện các bước đi cụ thể để đưa mọi thứ trở về nguyên trạng, kiềm chế việc quân sự hóa khu vực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Các bên cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp của bên thứ ba dưới hình thức hòa giải hoặc phân xử để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các khiếu nại tương ứng của họ nếu thấy điều này là hữu ích”, thông cáo nêu rõ.

Ủy ban châu Âu cũng bày tỏ hy vọng ASEAN và Trung Quốc có thể nhanh chóng đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực, thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý thông qua các cuộc đàm phán một cách minh bạch.

Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc ‘bắt nạt’ Việt Nam
“Trung Quốc đang ngang nhiên can thiệp với loạt hành động mang tính chèn ép nhằm vào các hoạt động khai thác dầu khí ở vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông”, Lầu Năm Góc lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc đồng thời cáo buộc Bắc Kinh sử dụng “chiến thuật bắt nạt” nước láng giềng.
Hôm thứ Hai, ngày 26/8 (theo giờ địa phương), Bộ Quốc Phòng Mỹ đã ra tuyên bố lên án hành động đi ngược lại các tuyên bố của Bắc Kinh và luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi liên tục gây áp lực và can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí mà Việt Nam đang tiến hành trên Biển Đông ngoài khơi, vùng biển thuộc chủ quyền của Hà Nội.
Thông cáo được đưa ra có tiêu đề “Trung Quốc không ngừng tăng cường áp bức nhằm vào hoạt động khai thác dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông”.
“Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vô cùng quan ngại trước việc Trung Quốc liên tục vi phạm trật tự, luật pháp quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc còn tăng cường hành động can thiệp mang tính chèn ép nhằm vào các hoạt động khai thác dầu khí lâu đời của Việt Nam trên Biển Đông” - Lầu Năm Góc tuyên bố.
Lầu Năm Góc thẳng thắn chỉ trích hành động của Bắc Kinh hoàn toàn trái ngược với cam kết Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe), đưa ra gần đây trong bài phát biểu tại Singapore hồi tháng 6 vừa qua rằng “Trung Quốc luôn kiên định với con đường phát triển hòa bình”.

“Trung Quốc sẽ không chiếm được lòng tin của các nước láng giềng cũng như sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế nếu cứ duy trì các chiến thuật bắt nạt, o ép của mình”, Lầu Năm Góc tuyên bố.

Phản ứng đưa ra từ hai nước và ý kiến chuyên gia
Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc tổ chức ở Thái Lan, bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tuyên bố tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hoá, gia tăng tập trận quân sự. 
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Đặc biệt, Bộ trưởng cũng nêu đích danh tàu khảo sát HD-8 của Trung Quốc, được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép.



The survey operations of the Haiyang Dizhi 8 (July 3-11, 2019).

Посмотреть изображение в Твиттере
Cũng tại hội nghị trên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại đưa ra thông điệp cảnh báo cáo nước ngoài khu vực không nên tạo ra sự ngờ vực giữa các nước ASEAN và Trung Quốc bằng cách lợi dụng “những khác biệt vốn đã để lại từ quá khứ”. Ông Vương cho biết Bắc Kinh phản đối sự can thiệp của các nước bên ngoài khu vực trong vấn đề Biển Đông; coi ASEAN là một ưu tiên trong khu vực lân cận của mình; đồng thời ca ngợi về những tiến bộ liên quan tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Nguyên Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế (CSSD), TS Nguyễn Ngọc Trường phát biểu:
“Trung Quốc đang bị cô lập trên trường quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Trong thế cô lập ấy, họ sử dụng sức mạnh của ba thứ quân (hải quân, cảnh sát biển, ngư dân quân) hoạt động tại Biển Đông và hiện tại ở khu vực bãi Tư Chính, vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam và trong thềm lục địa phía Nam.”
TS Nguyễn Ngọc Trường 
Theo TS Trường, đây là hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế , trong đó có Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc, Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế ngày 12/7/2016. Hành động của Trung Quốc cũng đi ngược lại các thỏa thuận cấp cao của lãnh đạo hai nước đề ra trong 5 năm qua.
“Những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông chính là minh chứng cho việc lấy mạnh hiếp yếu. Đó cũng chính là chính sách bá đạo của Trung Quốc tại Biển Đông. Đây không phải là hành vi của một quốc gia có trách nhiệm, quan tâm đến vận mệnh chung của cộng đồng quốc tế”, TS. Trường nhấn mạnh.

Theo TS. Trường, chính quyền Bắc Kinh luôn thể hiện “bộ mặt thiện chí” trên bàn đàm phán COC, nhưng tất cả chỉ là “những tuyên bố đánh lừa dư luận”.
“Trung Quốc đưa ra thời hạn 3 năm trong đàm phán COC nghe có vẻ thiện chí muốn giải quyết sớm vấn đề, nhưng thực chất là nhằm lợi dụng lúc chính quyền của Tổng thống Duterte của Philippines điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc (2018-2021), đồng thời tạo áp lực thời gian đối với các nhà đàm phán ngoại giao ASEAN, như đã từng tiến hành với một trong số nước trong các cuộc đàm phán phân định biên giới trên bộ, trên biển cuối những năm 1990”, ông Trường nhận định.
Theo ông, “những hành động gây hấn của Trung Quốc cũng là nhằm gây áp lực lên các nước có lợi ích sát sườn tại Biển Đông trong khối ASEAN trên bàn thương lượng COC, thể hiện rõ ý đồ dùng COC để hiện thực hóa hiện trạng mới trái phép tại Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông”.
Và để đối phó với Trung Quốc, nếu chỉ mềm mỏng nhường nhịn sẽ không thể giải quyết vấn đề.
“Việt Nam muốn có hòa bình, Trung Quốc cũng không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, để đối mặt với một Trung Quốc quen lấy mạnh hiếp yếu, chúng ta cần có những biện pháp kiên quyết, nhưng đồng thời phải hành động lý trí, dựa trên luật pháp quốc tế”, ông Trường nói.
Chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được những yêu sách của mình, cho nên những diễn biến tiếp theo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý chí và quá trình đấu tranh của Việt Nam, bao gồm cả đấu tranh dư luận và đấu tranh pháp lý. “Đấu tranh báo chí, dư luận kịp thời là hết sức cần thiết. Phải tiếp tục phi nhạy cảm hóa vấn đề Biển Đông và các sự cố trên biển”.
“Chúng ta cần đấu tranh dư luận, vận động quốc tế mạnh mẽ hơn nữa, nếu không muốn thấy Trung Quốc đẩy mạnh chiến thuật gây sức ép với Việt Nam, giống như đã từng làm với Ấn Độ tại khu vực giáp ranh biên giới giữa hai nước vào năm 2017. Việt Nam nên học tập bài học kiên định của Ấn Độ” - chuyên gia kết luận.
Giữa tháng 6/2017, căng thẳng Trung - Ấn nổ ra khi công binh quân đội Trung Quốc đưa máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam, giữa Bhutan và Trung Quốc để xây dựng công trình giao thông. Bhutan sau khi phản đối bất thành đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam nhằm ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.
Ấn Độ sau đó triển khai vài trăm binh sĩ tới Doklam. Bắc Kinh yêu cầu New Delhi phải rút quân vô điều kiện và ngay lập tức khỏi Doklam để giải quyết tình trạng đối đầu. Truyền thông “diều hâu” của Trung Quốc thậm chí cảnh báo Ấn Độ sẽ phải đối mặt với thất bại tồi tệ hơn so với cuộc chiến biên giới năm 1962.
Tuy nhiên, mặc cho những uy hiếm liên tục được đưa ra từ phía Trung Quốc, Ấn Độ vẫn kiên quyết đóng quân ở lại. Cuối cùng, hai bên đã phải xuống thang căng thẳng, tiến tới đàm phán và đồng loạt rút quân.
Ấn Độ hôm 29/8 cũng kêu gọi các nước cần giải quyết căng thẳng Biển Đông bằng con đường hòa bình.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Ấn Độ, Raveesh Kumar, khẳng định, Biển Đông là một phần lợi ích chung toàn cầu và quốc gia này cũng được hưởng lợi đối với hòa bình và ổn định trong khu vực. New Delhi ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và tiến hành các hoạt động kinh tế hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền mỗi nước, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước về Luật biển 1982.
Đại diện Bộ ngoại giao Ấn Độ cũng khẳng định, mọi tranh chấp, bất đồng phải được giải quyết bằng hòa bình, trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ pháp lý, tránh sử dụng bạo lực.
Nguồn- Báo Nga Sputnik

12 nhận xét:

  1. Rất hay, Google.tienlang đăng bài này.
    Cả thế giới bên cạnh Việt Nam trong cuộc chiến trên Biển Đông.
    Dù anh bạn Tàu khựa là một cường quốc ngang ngược song chúng cũng phải e ngại dư luận quốc tế.
    Ngay đế quốc đầu sỏ như Đế quốc Mỹ, ngang ngược hàng đầu nhưng khi muốn tấn công ném bom miền Bắc VN, chúng cũng phải e ngại dư luận quốc tế nên chúng phải mạo dựng lên SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ, vu khống VN tấn công tàu chiến Mỹ trên hải phận quốc tế.
    Thằng Tàu giờ cũng vậy.
    Ông TS Nguyễn Ngọc Trường đã vchj rõ thủ đoạn của Tàu khựa. Theo TS. Trường, chính quyền Bắc Kinh luôn thể hiện “bộ mặt thiện chí” trên bàn đàm phán COC, nhưng tất cả chỉ là “những tuyên bố đánh lừa dư luận”.
    Lời khẳng định này của ông Trường đã được đưa lên báo Nga. Và như vậy, cả thế giới đều biết sự bẩn bựa của anh bạn Tàu!

    Tôi đề nghị các bạn chủ trang đăng lại bài cũng của báo Nga "NGƯỜI VIỆT NAM SẼ KHÔNG BAO GIỜ CHẤP NHẬN"
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/nguoi-viet-nam-se-khong-bao-gio-chap.html

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Đức Kiênlúc 18:57 1 tháng 9, 2019

    Nói chung, dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay tôi rất vui.
    1-Vui vì người đứng đầu Đất nước, ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trịnh trọng tuyên bố cho cả thế giới như lời nhận xét của bác Lê Trọng hôm qua như sau.
    ----
    "Lê Trọng15:53 31 tháng 8, 2019
    Như vậy, Bài Diễn văn hôm nay của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng như Bài Diễn văn 50 năm trước của Tổng Bí thư Lê Duẩn mà bác Thép nêu trên kia cho thấy Đảng và Nhà nước VN luôn kiên định với con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

    Trong bài Diễn văn hôm nay,
    - Về Lịch sử, nhiều lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn gọi cuộc chiến 1954- 1975 là cuộc " KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC", không như mấy ông lật sử muốn thay bằng "CHIẾN TRANH VN" theo người Mỹ.

    - Về con đường phía trước, nhiều lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, vẫn là con đường "xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", không như mấy ông lật sử, rận chấy rêu rao..."
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/08/di-chuc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-soi.html?showComment=1567241628046#c1911597471722961769
    ----

    2. Vui vì thấy bọn Tàu khựa định "hổ báo" với VN chút nhưng đã bị cả thế giới lên án. Điều này cho thấy công tác ngoại giao của Đảng và Nhà nước CSVN là cực tốt.

    3. Vui vì dịp Cách mạng tháng Tám- Quốc khánh năm nay, chắc các "nhân xĩ cờ vàng ba que" cùng đám rận quốc nội chắc đã nhận thấy sự ê chề từ những năm trước khi cố tình xuyên tạc bịa đặt về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, tâng công tên Bảo Đại cùng chính phủ ngụy Trần Trọng Kim...
    Hơn nữa, anh Tổng Mẽo D. Trump thẳng thắn công khai không ủng hộ bọn "nhân xĩ cờ vàng ba que" cùng đám rận quốc nội nên chúng không còn chỗ dựa (không còn xèng) để quấy phá Đất nước.
    Năm nay chúng hầu như đã ngọng...

    4. Vui vì cuộc sống của đại bộ phận Nhân dân ta đang ngày càng được nâng lên, cả về vật chất lẫn tinh thần. Dù với những người xưa nay không thích bóng đá thì nay, khắp hang cùng ngõ hẻm, ai ai cũng phấn khởi chia sẻ thông tin Đoàn Văn Hậu sang Hà Lan thi đấu, ai ai cũng ngóng trông tin tức về trận đấu với ĐT Thái Lan ngày 5/9 tới...

    Trả lờiXóa
  3. Bài này đăng từ nguồn báo Nga xì-pút-nhít rằng thì là thằng Tàu bị nhiều nước trên thế giới phản đối trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ấn, Úc.. Mà không thấy thằng Nga nào lên lên tiếng, chắc lại sợ mất lòng thằng Tàu. Putin giờ đang tìm cách thống nhất Belarus vốn là thằng em trung thành xưa nay khiến nó hoảng quá sắp bắt tay với Mỹ. Đúng là đểu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trung Quốc ngày càng mất uy tín trên trường quốc tế, vì coi thường Trung Quốc

      Xóa
  4. Đồng Thị Kim Thanhlúc 09:34 2 tháng 9, 2019

    KÍNH GỬI BÁC NGƯỜI ĐẤT THÉP!
    Đọc bài báo này, tôi nhớ ngay đến một vị còm sĩ quen thuộc, đáng kính của Google.tienlang là bác NGƯỜI ĐẤT THÉP. Bác Thép có còn kỷ vật gì từ Phú Quốc hay không? Mời bác ra Bắc 1 chuyến, đến thăm Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
    ----
    "‘Mỗi 1 hiện vật trong bảo tàng gắn với 1 câu chuyện, 1 nhân chứng lịch sử. Hơn 10 năm hoạt động, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đang trưng bày, lưu giữ và tái hiện hơn 4.000 hiện vật, được chia thành 10 khu khác nhau để giúp cho du khách dễ thăm quan’, ông Bảng cho hay.

    Ngoài ông Bảng, hiện có các cựu chiến binh thường trực đảm nhận mọi công việc, hướng dẫn viên giúp du khách tìm hiểu bảo tàng.

    Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nhưng mỗi bữa cơm, vị cựu binh già vẫn giữ thói quen đặt 2 đôi đũa và 2 chiếc bát, mời đồng đội ăn cùng.
    Ngày 19/8 vừa qua, ông Bảng vinh dự góp mặt tại chương trình Giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.

    Ông xúc động nói: 'Đây là niềm vui của tôi cũng như anh em cựu chiến binh trong bảo tàng. Hi vọng, những câu chuyện, công việc mà chúng tôi đang làm sẽ lan tỏa và truyền lửa đến các thế hệ mai sau, tiếp bước cha ông, bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc'.
    ---
    https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/media/biet-phu-rong-2000m2-cua-ong-lao-76-tuoi-o-ha-thanh-560696.html

    Trả lờiXóa
  5. Chào mừng 74 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, UBND TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật tại ba điểm, trong đó có hai điểm tầm cao và một điểm tầm thấp.

    Điểm thứ nhất bắn pháo hoa nghệ thuật tầm cao ở đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm, quận 2). Thời gian bắn từ 21 giờ đến 21 giờ 15 ngày 2-9. Đây là địa điểm quen thuộc bắn pháo hoa tầm cao trong các dịp lễ.

    Điểm thứ hai bắn pháo hoa nghệ thuật tầm cao là ở tòa nhà Landmark 81 (phường 22, quận Bình Thạnh). Thời gian bắn cùng lúc với điểm thứ nhất. Đây là địa điểm khá mới trong thời gian gần đây, khi tòa nhà cao 81 tầng này được đưa vào sử dụng. Không gian ở đây có rất nhiều địa điểm thuận lợi để cho người dân thưởng thức xem bắn pháo hoa.

    Điểm thứ ba bắn pháo hoa nghệ thuật tầm thấp cùng thời gian ở Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11). Đây cũng là địa điểm quen thuộc hằng năm trong các dịp lễ.

    Trả lờiXóa
  6. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 14:43 2 tháng 9, 2019

    @ Đồng Thị Kim Thanh

    Bài báo Kim Thanh đề cập tôi có đọc lúc trưa nay trên Dân Việt online. Trong bài này người kể là ông Bảng, người viết nghe rồi ghi chép có một vài chi tiết không chính xác, như số tù địch giam ở Phú Quốc khoảng 32.000 người chứ không phải 3000 người, Biệt giam 2 chứ không phải biệt giam B2 (biệt giam 2 địch dựng trong sân banh giữa khu 2 (tức giữa phân khu A2 và B2), v.v...

    Tôi kỹ tính nên rất khó chịu khi đọc phải những việc viết nói không đúng. Hiện nay tôi đang chọn lựa bài của cựu tù Phú Quốc, Côn Đảo, v.v...kể về đấu tranh với địch khi bị bắt, tù đày để in cuốn sách "CHIẾN ĐẤU TRONG NANH VUỐT QUÂN THÙ", cho cựu tù nơi tôi sinh hoạt. Đây là lần đầu tiên tôi làm sách cho tập thể (khác với mấy lần trước tôi tự làm sách cho riêng mình), phải biên tập lại bài người ta viết không đạt, cũng không đơn giản, rồi còn phải thông qua Ban Tuyên giáo nữa, vì chức năng của họ mà.
    Có một bài do một nhà báo viết về nữ chiến sĩ biệt động Thành đoàn TP HCM bị địch bắt trong đợt xuân Mậu Thân 1968, nói chung nữ chiến sĩ này chiến đấu rất dũng cảm, nhưng người viết thì dùng từ ngữ quá mức, đặt tựa bài: "HƠN CẢ HUYỀN THOẠI", tôi phải bàn sửa lại là "NỮ CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG...". Còn một anh làm Bí thư Đảng ủy trong trại giam, anh ấy cùng lứa cán bộ như tôi ở địa phương, nhưng tuổi đời, tuổi Đảng hơn tôi, tôi rất kính trọng anh ấy, bài anh viết lại dùng lối văn nói, tôi phải hỏi ý kiến anh rồi mới sửa câu cú cho gọn, chưa nói đến một số chi tiết trong bài viết không chính xác - như thời gian học Trường Nguyễn Ái Quốc, ngày tháng về Nam...phải lục hồ sơ, lý lịch kiểm tra lại để đảm bảo độ chính xác cao.

    Tóm lại, với người trong cuộc như chúng tôi, vẫn có trường hợp nhớ không chính xác. Do vậy, người làm công tác sưu tập tư liệu phải am hiểu vấn đề và cẩn trọng tránh việc đưa tư liệu sai vào những sự việc mang tính lịch sử.

    Trả lờiXóa
  7. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 15:27 2 tháng 9, 2019

    @ Đồng Thị Kim Thanh

    Hôm trước tôi kể chuyện anh Phan Văn Nhẫn (Chín Nhẫn) là Thường trực Đảng ủy trong tù, người trực tiếp phụ trách tôi lo công tác tổ chức dạy bổ túc văn hóa cho anh em tù; sau 30-4-1975, làm Phó Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Long An. Anh Chín Nhẫn quen với báo Long An nên tôi gửi bài nhờ anh chuyển cho báo này đăng. Có một lần, tôi viết bài báo xuân nêu bài thơ Bác Hồ chúc tết 1969:

    "Năm qua thắng lợi vẻ vang,
    Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
    Vì độc lập, vì tự do,
    Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
    Tiến lên!
    Chiến sĩ, đồng bào.
    Bắc - Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

    Tôi cẩn thận lấy sách có in bài thơ này kiểm tra lại kỹ tránh sai sót.
    Nhận bài viết, anh Chín Nhẫn chữa chữ "chắc" thành chữa "ắt", rồi mới gửi đến tòa báo. Sau đó, anh Chín viết thư cho tôi nói anh sửa chữ "ắt" thay chữ "chắc". Tôi xuýt xoa, kêu trời, nhưng phải chịu "oan" với tòa soạn...

    Chuyện ở nhà tù Phú Quốc với tôi những điều tôi viết ít gặp sai là nhờ: Khi kiểm điểm đảng viên để Ban Bí thư xét duyệt đảng tịch, tôi viết rất kỹ, chi tiết và lưu lại cho mình riêng một bản. Bản ấy không sai sót vì khi viết ra vào năm 1973, mới ra tù mấy tháng thôi. Nhờ vậy, khi tôi viết cuốn hồi ký cho riêng mình có tư liệu khá dồi dào để dùng. Cuốn hồi ký đó, tôi nhờ anh Chín Nhẫn viết lời giới thiệu. Anh Chín nhận xét là tôi có trí nhớ khá tốt.

    Nói luôn, ông thầy dạy tôi ở Trường sư phạm R đọc hồi ký cũng khen và bảo tôi sửa lại in phát hành cho độc giả đọc, tôi không làm vì tôi viết hồi ký cho người thân, nội dung không công khai ra ngoài được.

    Trả lờiXóa
  8. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 17:57 2 tháng 9, 2019

    Tháng trước, tôi có đọc tin một cựu tù Côn Đảo lén học Di chúc của Bác Hồ trong tù. Có thể đây là trường hợp đặc biệt? Ở Côn Đảo địch đưa tù đất liền ra vào ở chung với tù cũ nên anh em mới học qua anh em mới vào. Ở Phú Quốc, địch không đưa tù mới vào ở chung với tù cũ nên khó có chuyện anh em mới truyền dạy lại cho tù cũ những tài liệu quan trọng, như Di chúc Bác Hồ...Còn nói lấy tài liệu qua binh vận càng khó, vì lính quân cảnh giữ tù là loại lính địch chọn lựa rất kỹ, khó quan hệ khai thác, nắm tin tức chứ nói chi nắm được tài liệu vô cùng quan trọng như Di chúc của Bác.

    Lịch sử phải luôn luôn giữ cho đúng, không được thêm thắt, không được thổi phồng, vo tròn, bóp méo...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Thép nói đúng, lịch sử thì không được thổi phồng, bóp méo

      Xóa