Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Phạt VTV 30 triệu đồng vì phát sóng 'xúc phạm các nhà giáo'

Hình ảnh cắt ra từ clip “Nhặt xương cho thầy”

Bộ TT&TT vừa ra quyết định xử phạt VTV 30 triệu đồng vì đã phát sóng câu chuyện "Nhặt xương cho thầy" gây phản cảm, xúc phạm các thầy cô giáo.




Mức phạt này áp dụng Điểm b Khoản 4 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, Bộ TT&TT quyết định xử phạt hành chính 30 triệu đồng đối với VTV và buộc phải xin lỗi theo quy định.

22 giờ 20 phút ngày 19/11/2014, Chương trình Quà tặng cuộc sống trên kênh VTV đã phát sóng câu chuyện "Nhặt xương cho thầy", gây phản cảm, bức xúc cho khán giả, xúc phạm danh dự các thầy cô giáo.
Sáng ngày 21/11, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho báo chí biết, Bộ TT&TT sẽ xem xét xử lý trách nhiệm của VTV khi phát sóng phim họat hình “Nhặt xương cho thầy” trong chương trình “Quà tặng cuộc sống” ngày 19/11.
Ngày 19/11, trong chương trình “Quà tặng cuộc sống” VTV3 đã phát phim hoạt hình “Nhặt xương cho thầy”. Bộ phim phát đúng dịp cả nước tổ chức tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã bị dư luận phản đối mạnh mẽ. Trước vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho báo chí biết, trong lúc cả nước đang tri ân thầy cô nhân ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì VTV3 lại phát phim đó làm xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của cả xã hội.
Cũng theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, chuyện “Nhặt xương” là câu chuyện dân gian nằm trong cuốn “Truyện cười dân gian – Tập 1”, do tác giả Đặng Hoành sưu tầm. Phim hoạt hình được phát trong chương trình “Quà tặng cuộc sống” tối 19/11 dựa theo truyện này, nhưng thêm tiêu đề hai chữ “cho thầy” nữa.
Kho tàng truyện dân gian phản ánh nhiều mặt trong cuộc sống của xã hội, cả mặt tốt lẫn thói hư tật xấu. Nhưng hiện tượng “nhặt xương cho thầy” là hiện tượng không phổ biến. Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo là do tinh thần hiếu học. Nhà nước ta ngày nay cũng khuyến khích xã hội học tập.
Trước câu hỏi, đây có phải là lỗi do VTV cố ý hay không, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nói: “Tôi không nghĩ những người làm chương trình của VTV3 lại “cố ý tri ân” thầy cô giáo bằng cái phim đó. Tôi và chắc rất nhiều khán giả khi xem xong thấy nó giống một câu chuyện ngụ ngôn, ám chỉ gì đó hơn là cố ý. Nhưng dù với bất cứ động cơ nào thì cái phim “Nhặt xương cho thầy” phát ngay trong dịp 20/11 cũng gây phản cảm, xúc phạm tình cảm nhiều người”.
Thứ trưởng Tuấn cũng cho biết, vừa qua Bộ TT&TT rất mạnh tay xử lý “rác mạng”, sai phạm của báo giấy, VTV là truyền hình quốc gia thì cũng không nằm trong "vùng cấm". Bộ TT&TT xử lý sai phạm ngay cả những cơ quan báo chí thuộc Bộ như Báo điện tử Infonet vừa qua. Tờ báo này cũng đã chủ động đăng quyết định xử phạt trên trang của mình, đính chính, xin lỗi theo quy định của Luật Báo chí. Ngoài việc tuân thủ pháp luật báo chí, đó là thái độ sòng phẳng với độc giả, là hành vi văn hóa của cơ quan báo chí và người làm báo.
Theo ICTnews
***********
 Bộ TT&TT phạt 5 báo điện tử vì đăng tin không chính xác
Trong 2 ngày 19 và 20/11/2014, Bộ TT&TT vừa ban hành quyết định xử phạt 5 báo điện tử gồm Thanh Niên, Tiền Phong, Một Thế Giới, Infonet và Tri Thức trực tuyến vì đăng bài có chi tiết không chính xác.
Cụ thể, ngày 19/11/2014, Bộ TT&TT ra quyết định xử phạt báo điện tử Thanh Niên 15 triệu đồng vì đã đăng bài "Hà Nội đứng vào top 10 thế giới về ... nạn móc túi" vào ngày 30/10/2014 có thông tin không chính xác, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh và việc phát triển kinh tế, du lịch của Thủ đô. Mức phạt được áp dụng theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
 5 báo điện tử bị phạt vì đăng tin bài
 5 báo điện tử bị phạt vì đăng tin bài "Hà Nội đứng thứ 9 thế giới về nạn móc túi" có thông tin không chính xác.
Ngày 20/11/2014, Bộ TT&TT tiếp tục ban hành 4 quyết định xử phạt 4 báo điện tử khác. Trong đó, báo điện tử Tiền Phong bị phạt 10 triệu đồng cũng vì đã đăng bài "Hà Nội vào top 10 thế giới về... nạn móc túi" ngày 30/10/2014, tuy nhiên, có tình tiết giảm nhẹ là báo này dẫn lại nguyên văn tin bài từ báo khác và tự gỡ bỏ tin bài ngay khi phát hiện ra sai sót; Ban Biên tập của báo đã thành thật kiểm điểm, rút kinh nghiệm, tích cực giúp đỡ các cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính.
Báo điện tử Một Thế Giới bị phạt 6 triệu đồng vì đăng bài "Khi Hà Nội vào top 10 điểm đen về nạn móc túi trên thế giới" ngày 4/11/2014 có chi tiết không chính xác.
Báo điện tử Infonet bị phạt 10 triệu đồng vì đăng bài "Hà Nội đứng thứ 9 thế giới về... nạn móc túi" ngày 28/10/2014 có thông tin không chính xác, nhưng có tình tiết giảm nhẹ là đã kịp thời gỡ bỏ ngay tin bài khi phát hiện ra sai sót và thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy định; Ban Biên tập Báo thành thật kiểm điểm, rút kinh nghiệm, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính.
Báo điện tử Tri Thức trực tuyến bị phạt 10 triệu đồng cũng vì đã đăng bài "Hà Nội đứng thứ 9 thế giới về... nạn móc túi" ngày 28/10/2014, nhưng có tình tiết giảm nhẹ là đã dẫn lại nguyên văn tin bài từ báo khác và tự gỡ bỏ tin bài ngay khi phát hiện ra sai sót; Ban Biên tập báo đã thành thật kiểm điểm, rút kinh nghiệm, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính.
=======

15 nhận xét:

  1. Bài viết của bạn Quốc Anh - Góc nhìn thời đại:

    Tôi còn nhớ lúc đám tang vị Tổng Tư Lệnh kính yêu của quân đội Việt Nam về với đất mẹ mọi ánh mắt đều đổ dồn vào đám tang, người dân cả nước hướng về Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những người không thể ra đường xếp hàng để được nhìn thấy linh xa chở linh cữu Đại tướng đã rất chờ đợi. Tuy nhiên, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) không đưa đến khán giả những hình ảnh dọc theo hành trình đưa linh cửu. Đại tướng từ Hà Nội về quê hương Quảng Bình, đã làm dấy lên những thắc mắc, thậm chí là bức xúc của nhân dân và cộng đồng mạng. Những người mong ngóng theo dõi hình ảnh được truyền hình trực tiếp như trước đó VTV đã hứa nhưng trong sáng ngày 12/10, thay vì truyền hình trực tiếp lễ viếng Đại tướng ở Nhà tang lễ Quốc gia, VTV lại chèn các chương trình lên sóng rất vô duyên, liên tiếp các tin thời sự chẳng ăn nhập đâu vào đâu.

    Trong khi đó, kênh truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV Giao thông) được đông đảo người xem đánh giá cao vì đưa những hình ảnh đưa tiễn Đại tướng. Từ đó nói lên một điều, liệu một kênh Truyền hình quốc gia nó có làm đủ bổn phận của nó hay chưa? Và trong lúc đó nhiều người đã tự hỏi rằng nếu không có VOV Online thì tôi và hàng triệu người trên đất nước cũng như ớ hải ngoại mất hẳn cơ hội nhìn thấy linh cửu người con ưu tú dân tộc về với đất mẹ.

    Tiếp tới sự việc Gian khoan Trung Quốc Hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền KTVN. Mọi cảm xúc phẫn nộ tột độ của con dân nước Việt lại được dịp bung trào, nắm bắt thời cơ đó VTV cho ra mắt bộ phim "Biển đông dậy sóng". Nhưng vì cách làm ăn xối nên họ bê tuôn cả hình của "ngụy quyền" gán ghép vào là ngụy quyền chào đón quân giải phóng.

    Chưa dừng lại ớ đó VTV còn định cho phép phát sóng bộ phim "Hải chiến Hoàng sa". Thực chất đây là bộ phim tâm lý chiến của ngụy quyền Sài Gòn nhằm tuyên truyền láo công lao trong trận Hải chiến Hoàng Sa, nhưng may mắn nhờ có sự tỉnh táo của cộng đồng mạng nên bộ phim đó đã không được phát trên sóng Truyền hình quốc gia.

    Đây mới chỉ là những điểm sơ qua chứ chưa nói tới những hạt sạn như "giai điệu tự hào", những sai lệch về hình ảnh Lịch sử mà chúng tôi bây lâu nay đã phán ánh.

    Mới đây VTV cho ra mắt chương trình CĐ 24H với tính chất đó là "nhạt, nhảm, sệt" bị cộng đồng mạng phán ứng dữ dội. Nhưng thay vì tiếp thu ý kiến của độc giả thì vẫn mặc nhiên để nhưng ý kiến phán ảnh của độc giả ngoài tai (có lẽ họ nghĩ họ là nhà đài Truyền hình Quốc gia nên không cần xem ai ra gì).

    Quay trở lại chuyện Công Phượng gian lận tuổi. Nhìn cách hành xứ của nhà đài đối với một chàng trai 19 tuổi và cái cách Chuyển động 24 giờ "hăm dọa" Công Phượng khi yêu cầu em phải lên tiếng và "hứa" rằng "em sẽ vẫn được đá bóng".

    Đó là kiểu hăm dọa cực kỳ côn đồ! Tôi tự hỏi đây là một nhà đài quốc gia hay bọn xã hội đen ngoài chợ?.

    Trả lờiXóa
  2. Nhà đài quốc gia hay hãng thông tấn của Việt Tân ?
    Chí ít cũng thấy nó toát lên hơi hướm của phe nhóm sử dụng sóng truyền hình quốc gia làm công cụ tuyên truyền, chiến tranh giữa các phe nhóm !
    Cần phải thay đổi !

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Tấn Xuânlúc 17:51 21 tháng 11, 2014

    Chuyện nào ra chuyện đó, các ông ơi. Họ cũng làm được nhiều việc. Đừng đổ cho họ là Việt Tân. Cái nào họ sai, chúng ta có quyền phê phán.

    Ở đây hôm nay Bộ TT& Truyền thông xử VTV vì cái tội phát clip Quà Tặng Cuộc Sống - Nhặt Xương Cho Thầy. Tôi đồng tình.

    + Chuyện VTV không truyền hình hôm đưa tiễn Cụ Giáp về quê, tôi nhớ ở blog cũ Google.tienlang có hàng loạt bài cả trên blog lẫn fb phê phán VTV.Blog cũ bị hack rồi. Hơi tiếc.
    Hôm đó tôi nhớ là VTV chèn cuộc bình luận giữa BTV Quang Vinh với Giáo sư Phan Huy Lê về chiến dịch Điện Biên Phủ, thỉnh thoảng mới đưa những hình ảnh đoàn xe đi trên đường chứ không đưa liên tục như VOV giao thông.

    + Vụ Biển đông dậy sóng thì chủ blog cũng có bình luận trên Google.tienlang-TV
    1- VTV- Biển đông dậy sóng- tập 1- VTV ăn theo VNCH tố cáo CS Bắc Việt tiếp tay TQ chiếm Hoàng Sa?
    - https://www.youtube.com/watch?v=bZ5McWktbVk&list=UUak8I_PZs7_hMovC2w0f_QQ
    2- VTV. Biển Đông dậy sóng- Tập 2.VTV chia vui cùng lính Ngụy
    https://www.youtube.com/watch?v=eEPyUYoPPaI&list=UUak8I_PZs7_hMovC2w0f_QQ

    + Vụ định chiếu phim Hải chiến Hoàng Sa của tâm lý chiến VNCH thì mời các bạn xem ở đây:
    HOAN NGHÊNH VTV
    Lời dẫn: Trên fb, VTV đang lấy ý kiến bạn đọc v/v có nên phát sóng phim tài liệu về trận chiến Hoàng Sa và về những người lính Việt Nam Cộng hòa trong trận chiến ấy. Dưới đây là ý kiến của Google.tienlang cùng một số ý kiến thảo luận của mọi người trong một stt trên fb.
    ----

    Lê Hương Lan đã chia sẻ một liên kết qua VTV - Đài Truyền hình Việt Nam.
    3 giờ trước ·
    -----
    Theo bạn VTV có nên phát sóng phim tài liệu về trận chiến Hoàng Sa và về những người lính Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến ấy?


    Bạn hãy lựa chọn 1 trong 3 phương án trả lời

    Nên phát
    Không nên phát
    Không quan tâm

    Không bao giờ gửi mật khẩu thông qua Google Biểu mẫu.

    100%: Bạn đã hoàn tất.

    Được hỗ trợ bởi
    Google Biểu mẫu
    --------
    Thưa các bạn ở VTV.

    Tôi đánh giá cao việc các bạn đưa vấn đề này ra thảo luận.
    Tôi chỉ quan tâm đến sự thật. Nếu đúng là những người lính VNCH thực sự chiến đấu anh dũng đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Hoàng Sa thì chúng ta cũng nên rộng lòng.
    Nhưng sự thật thế nào?

    Về Hải chiến Hoàng Sa hiện có nhiều thông tin. Chúng ta, kể cả những quan chức, cựu quan chức Nhà nước CHXHCN VN như ông Trần Công Trục chẳng hạn, đều không có mặt trực tiếp chứng kiến sự kiện. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu tư liệu do những người trong cuộc kể lại.
    Đó là những ai?
    Chúng ta không thể tin tưởng những tuyên truyền của bộ máy tâm lý chiến VNCH, càng không thể tin mấy ông cờ vàng Cali hiện nay ba hoa, mà hãy nghe người thực sự trong cuộc kể lại.

    Chúng ta biết, trực tiếp tham chiến phía Việt Nam có 4 tàu chiến, đó là:
    1- Tàu HQ5 do ông Trung tá Nguyễn Ngọc Quỳnh làm hạm trưởng;
    2- Tàu HQ04 do Trung tá Vũ Hữu San làm hạm trưởng;
    3- Tàu HQ 16 do Trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng;
    4- Tàu HQ 10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng.

    Ông Ngụy Văn Thà đã tử trận nên không thể kể lại. Vậy chỉ còn 3 người là đủ tư cách kể về Hải chiến Hoàng Sa mà ta có thể tin cậy.
    Vậy thì ta hãy nghe
    + Ông Lê Văn Thự kể lại ở đây:
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/hai-chien-hoang-sa-su-bat-tai-va-hen_4.html
    + ÔNg Vũ Hữu San kể ở đây:
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/hai-chien-hoang-sa-them-mot-y-kien.html
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/hoan-nghenh-vtv.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Tấn Xuânlúc 17:56 21 tháng 11, 2014

      Riêng vụ Chuyển động 24h của VTV đi tìm sự thật về tuổi của Công Phượng thì tôi đồng tình.

      Xóa
    2. Không ai phủ nhận công sức đóng góp của VTV cho xã hội xuyên suốt từ đó đến giờ. Nhưng thi thoảng cũng có “hạt cát” “hòn sỏi” làm “mẻ răng” khán, thính giả.
      Nghe “thiên hạ đồn rằng”: Sắp tới đây, LỆ RƠI sẽ được lên sóng những 2 chương trình bên VTV2. Rất mong VTV “cẩn trọng”.
      Riêng cái cách…"ra tận gò mả, để bằng mọi giá chưng minh cho được Công Phượng 21 tuổi". cùa ê kíp CĐ 24h Là không thể chấp nhận được.Nó vừa Phát-xít, vừa bẩn bẩn.TÔI PHẢN ĐỐI!

      Xóa
  4. Tôi rất buồn vì đọc tin này. Buồn là Bộ TTTT theo đuôi dư luận. Việc VTV đưa phim hoạt hình trào phúng, hài hước về thầy trò có gì là sai, là phản cảm...nhân ngày 20/11? Chẳng lẽ hiện tại không có hiện tượng cô thầy nhận phong bì...dạy lấy tiền... sao? Đúng là có tật giật mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mất dạy cả lũ ... dù thật sự nghề giáo hiện tại có tồn tại những chuyện phong bì, dạy thêm hay gì đi nữa nhưng chúng ta không thể quên câu " nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Khi mà cả xã hội quay cuồng hội nhập thì người giáo viên cũng phải chăn trở với vấn đề cơm, áo, gạo, tiền... Ai cũng vậy, không thể trách họ xen kẽ đam mê nghề nghiệp với cuộc sống tiền bạc hiện thực. Trong khi bao người dâm đầu đi làm giàu chẳng lẽ bắt những nhà giáo đứng trên bục giảng nghèo hoài, nghèo mãi sao ? Đạo đức và giáo dục xuống cấp một phần là do đây.

      Xóa
  5. Huỳnh Trọng Đôlúc 18:20 21 tháng 11, 2014

    Nhân các bác nói về Hải chiến Hoàng Sa.
    Vụ này tội không chỉ riêng của VTV mà chủ yếu là của các quan chức: đương chức cũng như đã nghỉ hưu. Họ tuyên truyền cái tư tưởng rửa mặt cho chế độ VNCH trên khắp các cơ quan báo chí.

    Chủ blog Google.tielang có hàng loạt bài chỉ ra ở đây, trong đó có phát hiện của bác Nguyễn Tấn Xuân, bác Lý:
    1. KHẨN: QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT TÂN ĐÃ CÔNG KHAI TRÊN VIETNAMNET...
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/khan-quan-iem-cua-viet-tan-cong-khai.html

    2.LUẬN ĐIỆU CỦA BÁO VIETNAMNET: NHƯỢC TIỂU, NGU DỐT
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/luan-ieu-cua-bao-vietnamnet-nhuoc-tieu.html

    3. Gửi VietNamNet: ĐỐC BÌNH BỐC THUỐC
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/gui-vietnamnet-oc-binh-boc-thuoc.html

    4- TOÀN VĂN HIỆP ĐỊNH GENÈVE
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/toan-van-hiep-inh-geneve.html

    5-Vài lời với Lê Quang Bình
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/vai-loi-voi-le-quang-binh.html

    6- Về Công hàm Phạm Văn Đồng: ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC, ÔNG TRẦN DUY HẢI XUYÊN TẠC HIỆP ĐỊNH GENÈVE...
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/ve-cong-ham-pham-van-ong-ong-tran-cong.html

    7-VỀ CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG: KHÔNG CHO PHÉP XÉT LẠI LỊCH SỬ, VINH DANH CỜ VÀNG...
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/ve-cong-ham-pham-van-ong-khong-cho-phep.html

    8-HOAN NGHÊNH VTV
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/hoan-nghenh-vtv.html

    9-Nghị sĩ Hoàng Hữu Phước nói về “Hội Chứng Hải Chiến Hoàng Sa”
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/08/nghi-si-hoang-huu-phuoc-noi-ve-hoi.html

    10- KHÔNG THỂ NHÂN DANH HOÀ HỢP ĐỂ XUYÊN TẠC SỰ THẬT
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/08/khong-nhan-danh-hoa-hop-e-xuyen-tac-su.html

    Trả lờiXóa
  6. Viết bài sai sự thật, báo Giáo dục Việt Nam bị phạt 50 triệu đồng

    21/11/2014 17:48

    (VTC News) - Đăng bài 'Ghế cao' cộng 'Văn hóa lùn' có nội dung sai sự thật, báo Giáo dục Việt Nam bị xử phạt 50 triệu đồng.

    » Chiếu phim gây phản cảm, VTV bị phạt 30 triệu đồng
    » Phát phim 'Nhặt xương cho thầy', VTV bị xử phạt
    » Phạt 5 báo điện tử đưa tin sai về nạn móc túi ở Hà Nội

    Chiều nay, 21/11/2014, Thanh tra Bộ TT&TT có quyết định số 1057/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Báo Giáo dục Việt Nam vì đã có hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi đăng bài " 'Ghế cao' cộng 'Văn hóa lùn' = ?" ngày 17/10.

    Thanh tra Bộ TT&TT quyết định xử phạtBáo Giáo dục Việt Nam 50 triệu đồng; buộc Báo Giáo dục Việt Nam thựchiện gỡ bỏ bài báo nêu trên.

    Viết bài sai sự thật, báo Giáo dục Việt Nam bị phạt 50 triệu đồng
    Giao diện báo Giáo dục Việt Nam (Ảnh Infonet)

    Mức phạt này áp dụng quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 8, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

    Báo Giáo dục Việt Nam được cho là bị xử phạt vi phạm hành chính mức cao nhất.

    Cùng ngày, Bộ TT&TT ra quyết định xử phạt hành chính 30 triệu đồng đối với VTV. Đồng thời, Đài Truyền hình Việt Nam phải xin lỗi vì đã phát sóng phim hoạt hình "Nhặt xương cho thầy", gây phản cảm, bức xúc cho khán giả, xúc phạm danh dự các thày cô giáo.
    http://vtc.vn/viet-bai-sai-su-that-bao-giao-duc-viet-nam-bi-phat-50-trieu-dong.2.517094.htm

    Trả lờiXóa
  7. >Ghế cao' cộng 'Văn hóa lùn
    Xuân Dương

    Cổ nhân có câu “ba anh thợ da hợp lại bằng một ông Gia cát”, mới điểm qua sơ sơ đã có hơn ba ông “thợ da đầu tỉnh” vậy thì đất nước sẽ có bao nhiêu “Ra cát”?

    Vụ Chủ tịch tỉnh Nghệ An huy động toàn bộ hệ thống chính trị trong tỉnh vận động người dân tiêu thụ bia do các nhà máy trong tỉnh sản xuất và vụ chín vị lãnh đạo tỉnh này động thổ xây ngôi nhà ba gian cấp 4 có thể chưa làm dư luận đủ sốc. Ngày 14/5/2014 thêm một vị Phó Chủ tịch thường trực tỉnh (Quảng nam) ký văn bản không đúng và “Bộ Tư pháp đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam tiến hành tự kiểm tra, hủy bỏ nội dung chưa phù hợp tại Công văn số 1747/UBND-KTN; thông báo kết quả xử lý sau 30 ngày”. [1] Có điều dù sốc thì người ta vẫn có thể “tạm tha” vì người dân chưa thực sự biết hết năng lực lãnh đạo của các bác ấy.

    Chuyện ông Lê Thanh Cung, Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (BD), Bí thư Ban cán sự Đảng trả lời phỏng vấn mà VTC News đăng tải ngày 29/10/2013 [2] thì mới thực sự khiến dư luận phải đặt câu hỏi về trình độ cấp Chủ tịch tỉnh của nước nhà.

    Không biết có phải vì không được “đào tạo bài bản” hay vì nguyên nhân nào khác mà vị Chủ tịch tỉnh này ngang nhiên khẳng định với báo chí rằng “tôi là người điều hành Nhà nước”?

    Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ông Cung trình độ văn hóa 12/12, không thấy nói ông có bằng lý luận chính trị cao cấp như thông lệ?

    Những người học đại học đều được học khá kỹ một số môn thuộc lĩnh vực chính trị và đều hiểu bộ máy Nhà nước được cấu thành bởi ba hệ thống:

    Hệ thống các cơ quan lập pháp (các cơ quan quyền lực Nhà nước) bao gồmQuốc hội(hoặc Nghị viện) và các hội đồng địa phương.
    Hệ thống các cơ quan hành pháp (các cơ quan hành chính Nhà nước) bao gồmChính phủ(hay Nội các), các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương.
    Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử (tòa án) và cơ quan kiểm sát (viện Kiểm sát).

    Chủ tịch một tỉnh nghĩa là đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh, cũng nghĩa là thuộc hệ thống hành pháp. Khi ông Cung tự cho mình quyền “điều hành Nhà nước”, nghĩa là ông nắm tất cả lập pháp, hành pháp và tư pháp không phải chỉ ở Bình Dương mà là toàn bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thế thì chắc ông phải là “con giời” chứ không phải là con người.

    Nói ông điều hành “toàn bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” không phải là vu vạ (như ông Cung nói về ông Dũng “lò vôi”) mà là dựa trên các “đặc trưng cơ bản của Nhà nước”.

    Khái niệm Nhà nước theo thông lệ quốc tế bao gồm bốn đặc trưng cơ bản: nhân dân (people), lãnh thổ (territory), chủ quyền (sovereignty) và chính phủ (government).

    Nhà nước là chủ thể gắn luôn gắn với chủ quyền và quyền lực, quyền lực của Nhà nước là tuyệt đối và không có giới hạn về thời gian, chỉ Nhà nước mới có quyền ban hành luật. Trong khi đó Chính phủ không có chủ quyền: quyền lực của Chính phủ là do Hiến pháp quy định, giới hạn trong từng nhiệm kỳ.

    Vậy khi ông Cung tuyên bố ông “là người điều hành Nhà nước” thì có nghĩa là ông điều hành cả nhân dân, lãnh thổ, chủ quyền và Chính phủ, vậy chắc ông phải cao hơn cả Quốc hội lẫn Thủ tướng, vậy thì nhân dân phải gọi ông là “Bệ hạ” mới phải phép?

    Trả lờiXóa
  8. May mắn là ông mới học lớp 12, nếu ông mua thêm được cái bằng tiến sĩ thì có lẽ ông phải sẽ đòi điều hành cả thiên đình!

    Phóng viên VTC hỏi ông Cung: “Thưa ông, việc ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông lên Thủ tướng Chính phủ đang gây xôn xao dư luận. Ông có thể cho biết quan điểm của mình về vụ việc này”, câu trả lời là: “Cái việc Dũng tố cáo tôi là chuyện của riêng doanh nghiệp”.

    Một Chủ tịch tỉnh trả lời báo chí mà gọi người khác chỉ có tên “Cái việc Dũng tố cáo…” cho thấy nếu không phải là trả lời VTC, nếu ông đi trên đường Bình Dương thì tất cả người dân đều sẽ là “con”, là “thằng”, ông là “con giời” thì còn sợ ai nữa, chỉ có điều những người không học hành như ông thì lại rất muốn bỏ chữ “ơ” trong từ “giời” mà thay bằng chữ “o”.

    Đến những câu trả lời sau thì mới thấy được “văn hóa Chủ tịch tỉnh BD” là như thế nào:

    VTC News: Nhưng ông Dũng trước đây từng là Đại biểu Quốc hội?

    Ông Cung: Đại biểu Quốc hội nhưng bị người ta gạt ra mất rồi, chỉ có hơn 1 nhiệm kỳ là người ta cho ra rồi, không còn nữa. Người ta thấy không đủ tiêu chuẩn nên không đưa ra ứng cử nữa thôi.

    VTC News: Ông Dũng cũng có công trạng, đầu tư nhiều cho tỉnh Bình Dương?

    Ông Cung: Ông Dũng sống được cũng nhờ “xương”, “máu” của tỉnh Bình Dương chứ. Nhờ Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương, ông Dũng mới có tài sản như hiện nay chứ ông Dũng tài ba gì, cũng từ đất đai Bình Dương thôi.

    Xin gác lại không nói thêm về “văn hóa” của người trả lời VTC News, bởi nói thêm lại sợ phải dùng các từ thiếu văn hóa. Ở đây chỉ muốn nói đến khía cạnh “chính trị”. Ông Cung nói: “Người ta thấy không đủ tiêu chuẩn nên không đưa ra ứng cử nữa thôi”.

    Tại sao “Người ta” lại có quyền không cho người khác ứng cử đại biểu quốc hội”? “Người ta” ở đây là ai? Chắc chắn không phải là nhân dân, chắc chắn là phải có thực quyền mới làm được cái việc vượt qua cả Hiến pháp.

    Xin nhắc lại điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.

    Toàn bộ 5 khoản trong điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nói về “Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội” không hề có quy định nào nói rằng một công dân (không bị tước quyền công dân) lại không được phép ứng cử đại biểu quốc hội chỉ vì “Người ta không đưa ra ứng cử”.

    Bằng câu nói của mình, ông Cung đã bôi nhọ nghiêm trọng luật pháp và chủ trương của Đảng về sự tự do, bình đẳng của công dân trong xã hội dân sự.

    Vấn đề không phải chỉ dừng ở chuyện giữa ông Cung và ông Dũng, vấn đề còn liên quan đến chủ trương của tỉnh Bình Dương về công ty Becamex Bình Dương mà ông Cung hết lòng bảo vệ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2

      Ngày 1/7/2011 Tuanvietnam.net có bài: “Phố người Hoa ở Việt Nam, chính sách hay tầm nhìn?”, tòa soạn đã đưa vào bài báo một bức ảnh minh họa về “khu phố xây dựng riêng cho người Hoa” mà lãnh đạo Bình Dương cho phép Becamex thực hiện. [3]

      Khi Tuầnviệtnam/Vietnamnets đưa tin về sự kiện này, lập tức bị Becamex Bình Dương phản pháo: “Công ty Becamex IJC “phản đối việc suy diễn những thông tin về định hướng phát triển dự án theo các hướng khác ngoài hướng thương mại và dịch vụ vừa kể trên”.

      Cực chẳng đã Tuầnviệtnam buộc phải truy cập vào trang web của chủ đầu tư và nhận được thông tin: “…Đông Đô Đại Phố là dự án khu đô thị thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại thành phố mới Bình Dương, được xây dựng trên tổng diện tích rộng 26ha, với tổng vốn đầu tư hơn 6,5 nghìn tỉ đồng chia thành nhiều phân khu chức năng như nhà phố, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại”. [4]

      Chủ tịch tỉnh như thế hèn gì một công ty nhà nước trong tỉnh lại dám khinh nhờn công luận, kể cả khi Vietnamnet là tờ báo thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông!

      Cũng trên VCT News ngày 07/07/2010 còn có bài “Chủ tịch tỉnh Hà Giang thừa nhận 4 ảnh khỏa thân”. Những ảnh này là do một phụ nữ qua đêm với ông Nguyễn Trường Tô tại một khách sạn ở Hà Nội chụp bằng điện thoại di động.

      Ủy ban Kiểm tra TƯ đã “đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Bí thư Tỉnh ủy và giám đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm trước Tỉnh ủy về việc này một cách nghiêm khắc”. [5]

      Cổ nhân có câu “ba anh thợ da hợp lại bằng một ông Gia cát”, mới điểm qua sơ sơ đã có hơn ba ông “thợ da đầu tỉnh” kiểu như ông Tô, ông Cung, vậy thì đất nước sẽ có bao nhiêu “Ra cát”? Phải chăng vì thế mà Tuoitre.vn cho rằng “Ba Gia cát lượng ngồi với nhau thành một thợ giầy”?

      Một đất nước với những “thợ giầy chủ tịch” như vậy người dân không khổ, không oan mới là chuyện lạ. Những câu nói của ông Cung xứng đáng được đưa vào sách kỷ lục guinness bởi sau ông Cung, khi mà người ta đã “nghiêm túc rút kinh nghiệm” thì khó mà tìm được người thứ hai. Đến đây thì chắc bạn đọc sẽ tìm được từ thật chuẩn để thay cho dấu “?” trong tít bài, người viết tin là như vậy./.

      X.D

      Nguồn:http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Ghe-cao-cong-van-hoa-lun-post151126.gd

      Xóa
    2. Tài liệu tham khảo:

      [1]http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Bo-Tu-phap-tuyt-coi-van-ban-cua-Chu-tich-tinh-Nghe-An-post151080.gd

      [2]http://vtc.vn/chu-tich-tinh-binh-duong-bi-to-cao-ong-dung-bia-dat-lua-dao.2.458141.htm

      [3] http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-29-pho-nguoi-hoa-o-viet-nam-chinh-sach-hay-tam-nhin-

      [4] http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-30-pho-nguoi-hoa-va-ly-luan-cua-chu-dau-tu

      [5] http://vtc.vn/chu-tich-tinh-ha-giang-thua-nhan-4-anh-khoa-than.2.253297.htm

      Xóa
  9. Khi báo đài thi nhau dính… phạt
    TP - Hôm qua, lại vừa có thêm báo Năng Lượng Mới, báo điện tử VOV và báo An ninh Thủ đô bị thanh tra Bộ TT&TT phạt hành chính tổng cộng 70 triệu đồng vì đưa tin bài không chính xác trong vụ “chặt vứt xác” ở TPHCM.
    Cùng ngày, VTV bị phạt 30 triệu với phim hoạt hình “Nhặt xương cho thầy” xúc phạm nhà giáo. Cùng lúc, báo điện tử GDVN cũng bị phạt 50 triệu đồng do đăng bài viết “Ghế cao cộng văn hóa lùn =?” có nội dung “sai sự thật”…

    Trước đó, trong hai ngày 19 và 20/11, có tới 5 báo điện tử “dính chùm” án phạt liên quan đến việc đăng tải thông tin “Hà Nội đứng thứ 9 thế giới về…nạn móc túi”, gồm các báo điện tử Thanh Niên, Một Thế Giới, Tri Thức trực tuyến và Tiền Phong Online (Tiền Phong điện tử bị phạt do đăng lại một bản tin sau mới xác định là không chính xác của báo bạn). Thêm 1 báo nữa, không ai khác chính là…con đẻ của Bộ TT&TT, là Infonet ! Ngày 18/11, thanh tra Bộ này cũng xử phạt và tịch thu tên miền đối với 3 trang thông tin điện tử, mạng xã hội vì “vi phạm thuần phong mỹ tục”, phạt tổng cộng trên 142 triệu đồng. Ngày 7/11, cùng lúc 3 báo là Phụ nữ Thủ đô, Nông thôn ngày nay và Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC bị phạt về việc đưa tin sai vụ “nhập khẩu táo Úc và New Zealand”…
    Trong tháng 10/2014, đáng nhớ là vụ xử phạt 205 triệu đồng và thu hồi giấy phép trang mạng xã hội haivl.com. VietNamNet “dính phạt” vụ “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học tro”. Còn VTV thì “ê ẩm” với vụ biến khăn (piêu) thành khố! Kỷ lục bị phạt mức 207 triệu đồng với vụ “Gái miền Tây và 3 chữ N. nổi danh thiên hạ” của báo điện tử Trí thức trẻ (thuộc VCCorp) vừa được “nhường” cho NXB Lao động – Xã hội với mức phạt 252 triệu đồng sau vụ bìa sách “thần Công Lý”…

    Chưa kể những vụ nêu trên, theo Bộ TT&TT, chỉ trong 9 tháng đầu năm, có 33 trường hợp thuộc 26 cơ quan báo chí bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 1,85 tỷ đồng. Đến nỗi Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phải kêu lên “phải xử phạt liên tiếp vì nhiều sai phạm dồn dập không làm không được. Cũng chưa bao giờ có mức phạt đến 207 triệu đồng, rồi 205 triệu đồng như vừa qua”.
    Nhớ chừng mươi năm về trước, việc một tờ báo bị phạt lập tức trở thành sự kiện chấn động. Nhưng nay báo chí bị phạt như cơm bữa. Có thể do báo chí ngày càng được cởi mở, thị trường hơn, mà ranh giới giữa “thoáng” với “ẩu” chỉ bằng sợi tóc? Việc báo đài thi nhau nộp…phạt cũng cho thấy hai mặt của vấn đề. Đó là sự mạnh tay cần thiết của ngành chủ quản. Nhưng mặt khác cũng đáng lo, vì nhịp độ vi phạm có vẻ chưa dừng lại.

    Quy hoạch báo chí toàn quốc đến 2020 đang được xây dựng, theo đó tạm dừng cấp phép mới, rà soát giảm bớt những tờ báo hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích, hướng tới số lượng báo chí hợp lý, nâng cao chất lượng, theo hướng báo điện tử sẽ “lên ngôi”.
    Nhưng thực tế, “cuộc chiến” sẽ không hề đơn giản. Khi những triệu đô giá trị chuyển nhượng của những trang điện tử “siêu nhảm” như haivl.com vẫn luôn là sức hút khó cưỡng.
    http://www.tienphong.vn/xa-hoi-chuyen-hom-nay/khi-bao-dai-thi-nhau-dinh-phat-786644.tpo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bộ 4 Tờ bội thu
      Tin Không Lề
      18 giờ ·
      Bộ 4 Tờ bội thu: Từ đầu năm tới nay đã thu được tiền phạt các tờ báo là 3 tỷ 309,5 triệu đồng
      Đây là thống kê (chưa đầy đủ) các thông tin xử phạt các tờ báo đã được đăng trên mặt báo. Tính từ đầu năm tới nay, bộ 4 Tờ đã thu được tiền phạt hơn 3,3 tỷ đồng. Thông tin chi tiết dưới đây, nhờ bà con cộng lại vì có thể mình đã cộng sai.
      ------
      10 tờ báo bị phạt 201 triệu trong vòng 3 ngày
      Ngày 19/11, VTV bị phạt 30 triệu đồng câu chuyện "Nhặt xương cho thầy".
      Ngày 20/11, có 5 tờ báo bị phạt, gồm: báo Thanh Niên (15 triệu), Tiền Phong (10 triệu), Một Thế Giới (6 triệu), Infonet (10 triệu) và Tri Thức trực tuyến (10 triệu), khi đăng bài "Hà Nội đứng vào top 10 thế giới về... nạn móc túi".

      Ngày 21/10, có 4 tờ báo bị phạt, gồm: VOV bị phạt 15 triệu khi đăng bài “Rúng động vụ thi thể bị chặt làm 3 khúc vứt ven đường ở TPHCM”. Báo An ninh Thủ đô bị phạt 15 triệu khi đăng bài “Kinh hãi phát hiện thi thể bị chặt khúc vứt phi tang trước cổng khu CN”. Báo Năng lượng mới bị phạt 40 triệu khi đăng bài “Liên tiếp các vụ giết người chặt xác, điều man rợ gì đang diễn ra”. Báo GDVN bị phạt 50 triệu khi đăng bài "Ghế cao + văn hóa lùn= ?"
      Nguồn:
      http://giaoduc.net.vn/…/Bao-Giao-duc-Viet-Nam-dinh-chinh-ba…
      http://tuoitre.vn/…/phat-5-bao-dien-tu-dang-tin…/674307.html
      -----
      "9 tháng đầu năm, có 33 trường hợp thuộc 26 cơ quan báo chí bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 1,85 tỷ đồng".
      "Trong tháng 10/2014, đáng nhớ là vụ xử phạt 205 triệu đồng và thu hồi giấy phép trang mạng xã hội haivl.com. VietNamNet “dính phạt” vụ “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học tro”. Còn VTV thì “ê ẩm” với vụ biến khăn (piêu) thành khố! Kỷ lục bị phạt mức 207 triệu đồng với vụ “Gái miền Tây và 3 chữ N. nổi danh thiên hạ” của báo điện tử Trí thức trẻ (thuộc VCCorp) vừa được “nhường” cho NXB Lao động – Xã hội với mức phạt 252 triệu đồng sau vụ bìa sách “thần Công Lý”…
      Nguồn: http://www.tienphong.vn/…/khi-bao-dai-thi-nhau-dinh-phat-78…
      3 tờ báo bị phạt 22 triệu - Phạt 3 báo vì đưa tin sai về nhập khẩu táo Úc và New Zealand: http://xalo.vn/…/Phat-3-bao-vi-…/1456151-10-1-20-1389409.htm
      VTV bị phạt 15 triệu đồng vì để xảy ra sự cố “biến” khăn Piêu thành khố:
      http://laodong.com.vn/…/vtv-bi-phat-15-trieu-dong-vi-de-xay…
      VietNamNet bị phạt 55 triệu - "Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" khiến 2sao.vn bị tước giấy phép:
      http://www.doisongphapluat.com/…/nhat-quy-nhi-ma-thu-ba-hoc…
      17 website thương mại điện tử bị phạt 345,5 triệu đồng trong 1 tháng
      http://www.thongtincongnghe.com/article/65777
      Báo điện tử Dân Việt bị phạt 15 triệu: http://tuoitre.vn/…/xu-phat-bao-dien-tu-dan-vie…/671708.html
      "Ngày 18/11, thanh tra Bộ này cũng xử phạt và tịch thu tên miền đối với 3 trang thông tin điện tử, mạng xã hội vì “vi phạm thuần phong mỹ tục”, phạt tổng cộng trên 142 triệu đồng": http://www.tienphong.vn/…/khi-bao-dai-thi-nhau-dinh-phat-78…
      http://nguoidongbang.blogspot.com/2014/11/bo-4-to-boi-thu.html

      Xóa