Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG ALEXANDRE DE RHODES Ở TP HỒ CHÍ MINH- ÔNG VÕ VĂN KIỆT ĐÃ “LÀM TRỘM” TRONG ĐÊM RA SAO?

Lời dẫn,
Google.tienlang cảm ơn vì bài viết dưới đây của bạn đọc Nguyễn Thị Thu Trang, (tức bạn có nick Trang- Saigon đã hoạt động nhiều năm nay trên Google.tienlang). Chúng tôi xin chép về đây một comment của Trang ở bài trước để thay cho lời dẫn.
"Trang- Saigon11:55 29 tháng 11, 2019

Từ lâu tôi đã kiến nghị các chị chủ trang và bác Người Đất Thép viết bài về tấm biển tên Alexandre de Rhodes ở tp Hồ Chí Minh nhưng bác Thép bận, không viết được.
Vậy nên tôi đã mạo muội viết bài này và gửi cho các chị chủ trang từ hôm qua.
Tôi biết, tôi không quen việc viết lách nên viết không hay.
Nếu vì lý do đó mà các chị chủ trang không cho đăng thì cũng nên cho tôi biết ý kiến!"
http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/11/ban-kien-nghi-cua-12-nha-nghien-cuu-van.html?showComment=1575003314052#c9071814457933002805
Chúng tôi xin nhấn mạnh, quan điểm của tác giả bài này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Ban Biên tập Google.tienlang!
Thay mặt Ban Biên tập Google.tienlang
Lê Hương Lan
********
Trước việc Đà Nẵng đã chính thức không đặt tên đường, vinh danh tên tội đồ Alexandre de Rhodes, Báo Tuổi trẻ Tp Hồ Chí Minh tiếc rẻ đăng bài “TP.HCM đặt tên đường Alexandre de Rhodes từ lâu, Đà Nẵng chưa đặt vì tranh cãi”!

Đường Alexandre de Rhodes nằm trên phường Bến Nghé, quận 1, kéo dài từ đường Phạm Ngọc Thạch đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đường dài gần 300 m, nằm sát bên công viên 30/4.
Đường Alexandre de Rhodes hiện nay
Theo Sổ tay tên đường ở TP HCM, tháng 6/1871 đường này có tên là Paracels, đến tháng 10 cùng năm được đổi thành Colombert. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi sang tên Alexandre de Rhodes.
Năm 1985, Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đổi tên con đường Alexandre de Rhodes này là Thái Văn Lung.
Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung
Luật sư Thái Văn Lung là một nhà Cách mạng nổi tiếng. Ông sinh năm 1916 tại huyện Thủ Đức, Gia Định.
Thái Văn Lung thi đỗ Cử nhân Khoa Luật tại Đại học Paris (Pháp), đồng thời học thêm ở Trường Khoa học Chính trị và Trường Thuộc địa (École Coloniale). 
Tháng 3 năm 1945, ông trở về nước làm việc tại Tòa thượng thẩm Sài Gòn. Tháng 6, ông cùng với Nguyễn Văn Thủ, Phạm Ngọc Thạch, Lưu Hữu Phước... tham gia sáng lập lực lượng Thanh niên Tiền phong, trong đó ông phụ trách làm huấn luyện quân sự của tổ chức.
Sau Cách mạng tháng 8, ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông bị quân Pháp bắt nhưng trốn thoát được. Ông trở ra ngoại thành, tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ. Ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến huyện Thủ Đức, xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang của huyện (được nhân dân quen gọi là bộ đội Thái Văn Lung). Sau tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông trở thành một trong những đại biểu Quốc hội khóa I thuộc tỉnh Gia Định.
Năm 1946, khi đang tham gia Ban chỉ huy quân sự huyện và chỉ huy lực lượng bộ đội Thái Văn Lung chống Pháp, ông đã bị bắt trong một trận đánh. Sau khi bị tra tấn khốc liệt, ông hy sinh vào ngày 2 tháng 7 năm 1946, khi chưa tròn 30 tuổi.
Con đường đẹp ở trung tâm thành phố Bác Hồ từ 1985 được mang tên Thái Văn Lung là hoàn toàn phù hợp.
Thật đáng tiếc, năm 1995, người dân thành phố ngỡ ngàng khi thấy biển tên đường Thái Văn Lung bất ngờ bị hạ xuống, thay vào đó là biển tên Alexandre de Rhodes như thời chính quyền Sài Gòn!
Mọi người nháo nhác hỏi nhau ai thay biển tên?
Hóa ra, đó là việc làm vô cùng tùy tiện của ông Võ Văn Kiệt.
Theo lời ông Phạm Văn Hạng thì việc ông Võ Văn Kiệt chỉ đạo hạ biển tên nhà cách mạng Thái Văn Lung để thay biển tên tên giáo sĩ Alexandre de Rhodes như thời chính quyền cũ là cách LÀM TRỘM, LÀM BAN ĐÊM!
Tượng tên giáo sĩ phản động Alexandre de Rhodes nặng 43 tấn bị Hà Nội từ chối từ năm 2009. Tác giả bức tượng là ông Phạm Văn Hạng, người ngồi bên phải
Ông Phạm Văn Hạng (là người ngoài cùng bên phải) cùng ông Võ Văn Kiệt và Dương Trung Quốc.
Bàn về tấm hình trên, từ năm 2010 Báo Công an Nhân dân từng viết công khai như sau.

“Trên một số phương tiện truyền thông, người ta còn in cả bức ảnh một nhà lãnh đạo, một nhà sử học và một nhà điêu khắc ngồi với nhau mà bàn về việc tạc tượng ông cố đạo kia nữa. Chẳng khôi hài ư? Không quái đản à? Thậm chí có người còn muốn tôn vinh ông ta trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì thật không còn biết phải trái là gì nữa. A. de Rhodes mà lại đủ tư cách để ăn theo Lý Thái Tổ ư? Xin chớ để cho bóng dáng ông cố đạo kia len lỏi vào mà làm giảm mất cái không khí long trọng của cuộc đại lễ ngàn năm có một này.”
Dưới đây là lời kể của ông Phạm Văn Hạng còn được lưu trên nhiều trang mạng.
“Ông Kiệt hỏi: “Bây giờ muốn đổi tên đường này trở lại thành đường Alexandre de Rhodes có được không”? Họ nói: “Việc đặt tên đường phải lập hồ sơ để hội đồng đặt tên đường của thành phố xét duyệt, rồi phải trình HĐND TPHCM thông qua, rất mất thời gian và nhiêu khê, trong khi Alexandre de Rhodes là một giáo sĩ người Pháp nên sẽ khó khăn hơn trong việc xét duyệt và thông qua.
Ông Kiệt hỏi tiếp: “Vậy làm một cái bảng tên đường ghi tên Alexandre de Rhodes giống như các bảng tên đường khác mất bao lâu?” Họ nói: “Chỉ 1 buổi là xong”. Ông hỏi tiếp: “Vậy tháo cái bảng tên đường cũ ra, lắp bảng tên đường mới vào thì mất bao lâu?” Họ nói: “Chừng mươi phút”.
Ông Kiệt bảo: “Vậy hãy cho làm bảng tên đường mang tên Alexandre de Rhodes và chuẩn bị ốc vít đầy đủ”. Sau đó, ông lệnh cho những người thừa hành đang đêm cho tháo biển tên đường Thái Văn Lung, lắp bảng tên đường Alexandre de Rhodes vào con đường trước đây đã mang tên vị giáo sĩ này.
Đến sáng hôm sau, khi người dân thành phố thấy tên đường Alexandre de Rhodes đã được thay thế cho đường Thái Văn Lung thì mọi sự đã rồi. Anh Hạng kể là ông Kiệt nói với anh rằng: “Đó là con đường duy nhất ở Sài Gòn được đổi tên mà không có sự xét duyệt của hội đồng đặt tên đường và chưa được HĐND Thành phố Hồ Chí Minh thông qua”.
Thật đau xót! Con đường mang tên nhà cách mạng nổi tiếng Thái Văn Lung bị hạ xuống để thay vào đó là tên vị giáo sĩ gián điệp Alexandre de Rhodes bởi một việc làm vi phạm pháp luật của một cá nhân.
QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 91/NĐ-CP của Chính phủ) có quy định rõ, chỉ có Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền thông qua nghị quyết đặt tên, đổi tên đường, phố cùng các công trình công cộng có quy mô lớn. Điểm 5 Điều 10 còn có quy định như sau.
"5. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng."
Gần đây, trên địa bàn Hà Nội và một số địa phương xuất hiện biển tên đường do người dân tự ý đặt.
Một số biển tên đường phố người dân tự ý đặt
Nhưng khi phát hiện, chính quyền sở tại ngay lập tức đã phải hạ xuống. 
Thế mà ở giữa trung tâm TP Bác Hồ, tấm biển tên Alexandre de Rhodes- tên giáo sĩ gián điệp, tội đồ của dân tộc Việt Nam, tấm biển là kết quả của một việc làm trộm trong đêm của một cá nhân vi phạm pháp luật thì cho đến nay, chính quyền Tp Hồ Chí Minh chưa sửa!
Thiết nghĩ, thành phố Hồ Chí Minh không nên kéo dài việc sửa sai này nữa!

Nguyễn Thị Thu Trang- Thành phố Hồ Chí Minh.
=======

MỜI XEM BÀI LIÊN QUAN

43 nhận xét:

  1. Bài này Thu Trang viết như vậy là đủ ý, tốt rồi như cô Hương Lan đã trả lời ở comment bài trước.

    Còn kết quả thế nào? Ta phải chờ.
    Theo tôi, muốn chính quyền TP HCM tiếp thu sửa chữa (tức hạ tên đường ông cố đạo Đắc Lộ xuống) thì phải có kiến nghị của nhiều người gửi trực tiếp cho TU, HĐND, UBND TP. thì mới có tác dụng thôi thúc.
    Chỉ một bài trên G TL này, tôi e không xi nhê...

    Nói chừng đó vừa đủ, nói thêm nữa không hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiệm vụ này thuộc về các vị Đại biểu HĐNDc Tp. Hồ Chí Minh. Nếu có đại biểu nào chất vấn yêu cầu cung cấp văn bản, quyết định đổi tên đường Thái Văn Lung thành Alexandre de Rhodes được thông qua trong kỳ họp nào của HĐND thành phố, ai là người ký quyết định. Nếu việc đổi tên là sai thì phải sửa ngay và khôi phục lại, trả lại tên Thái Văn Lung

      Xóa
    2. Bác Thép ạ,
      Tôi nhất trí như bạn Người dân nói ở trên.
      Google.tienlang là một trang web uy tín trên mạng xã hội, lượng bạn đọc rất đông.
      Tôi tin là câu chuyện bạn Thùy Trang viết hôm nay ở đây sẽ đến tai các Đại biểu HĐND thành phố.
      Nói chung, báo chí chính thống có thói quen đáng trách là không dám công khai gọi thẳng tên các vị nguyên lãnh đạo cấp cao, dù thấy họ sai mười mươi.
      Ví dụ, ngay báo Công an Nhân dân, dù đã dùng những từ ngữ gay gắt như "khôi hài", "quái đản" nhưng vẫn không dám gọi thẳng tên ông Võ Văn Kiệt mà chỉ nói xa xa "một nhà lãnh đạo, một nhà sử học và một nhà điêu khắc ngồi với nhau mà bàn về việc tạc tượng ông cố đạo kia nữa..."
      http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Alexandre-de-Rhodes-khong-phai-la-nguoi-sang-tao-ra-chu-Viet-298577/

      Chỉ có ở Google.tienlang là nói thẳng, nói thật.
      Cái này đã làm nên bản sắc riêng, đáng quý của trang Google.tienlang với tiêu chí MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG.

      Xóa
    3. @ Bạn Trẩn Long.

      Xin nói ngắn gọn, đó là lực lượng.
      Muốn làm bất cứ việc để đạt kết quả phải có ĐỦ LỰC LƯỢNG.

      Xóa
    4. Đây là việc làm hết sức tuỳ tiện và cần phải sửa chữa ngay

      Xóa
  2. Báo Công an Nhân dân viết hay!
    Tôi thích những từ "khôi hài", "quái đản" khi bình luận chuyện ông Phạm Văn Hạng, Dương Trung Quốc kéo cụ Võ Văn Kiệt vào chuyện vinh danh tên giáo sĩ Đắc Lộ!
    ----
    Bàn về tấm hình trên, từ năm 2010 Báo Công an Nhân dân từng viết công khai như sau.

    “Trên một số phương tiện truyền thông, người ta còn in cả bức ảnh một nhà lãnh đạo, một nhà sử học và một nhà điêu khắc ngồi với nhau mà bàn về việc tạc tượng ông cố đạo kia nữa. Chẳng khôi hài ư? Không quái đản à? Thậm chí có người còn muốn tôn vinh ông ta trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì thật không còn biết phải trái là gì nữa. A. de Rhodes mà lại đủ tư cách để ăn theo Lý Thái Tổ ư? Xin chớ để cho bóng dáng ông cố đạo kia len lỏi vào mà làm giảm mất cái không khí long trọng của cuộc đại lễ ngàn năm có một này.”
    http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Alexandre-de-Rhodes-khong-phai-la-nguoi-sang-tao-ra-chu-Viet-298577/

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết của bạn Thu Trang rất hay, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
    Qua bài này, tôi cũng rất mong bạn Thu Trang chấp nhận Lời mời của Ban Biên tập Google.tienlang để làm thành viên chính thức của Google.tienlang như chị Lê Hương Lan đã mời trong một comment công khai ở bài trước.
    -----
    "Lê Hương Lan13:34 29 tháng 11, 2019
    Cảm ơn bạn Trang- Saigon11:55 29 tháng 11, 2019!
    Sáng nay mình đã đọc bài của bạn gửi.
    Bạn cũng biết rồi đó, Ban Biên tập Google.tienlang hiện giờ rất "neo" người.
    Sau khi bạn Hoàng Ngân Thương chuyển công tác thì Google.tienlang Không còn ai chuyên trách.
    Tất cả các thành viên Ban Biên tập bây giờ chỉ còn biết tranh thủ về với Google.tienlang khi đã xong công việc ở cơ quan của mình.

    Bài của bạn gửi, nhận xét chung của chị em BBT là TUYỆT VỜI!
    Chắc chắn sẽ đăng sớm!

    Này, thay mặt Ban Biên tập Google.tienlang, mình chính thức mời bạn Trang tham gia Ban Biên tập.
    Mình biết, bạn hoàn toàn đủ những điều kiện mà bọn mình đề ra từ khi thành lập Google.tienlang. Là bạn gái nè, đã tốt nghiệp Đại học Luật TP Hồ Chí Minh nè, ham tìm hiểu lịch sử nè.... Những comments của bạn Trang ở Google.tienlang nhiều năm qua cho thấy bạn cũng có kiến thức khá rộng, cũng biết nhiều ngoại ngữ, lập luận chặt chẽ, tư tưởng vững vàng!

    Nếu được Trang tham gia BBT Google.tienlang thì chắc chắn Google.tienlang sẽ mạnh thêm. Và nếu được bạn đồng ý chuyển hẳn về công tác chuyên trách, làm đại diện cho Google.tienlang trên face để thay cho Hoàng Ngân Thương thì càng tốt!
    Tất nhiên, khi đó, bạn sẽ được hưởng lương thỏa đáng, không kém so với lương của nhiều nhà báo ở nhiều cơ quan báo chí đâu!

    Có gì ta bàn bạc thêm qua điện thoại hoặc khi gặp nhau nhé!
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/11/ban-kien-nghi-cua-12-nha-nghien-cuu-van.html?showComment=1575009281270#c1046014696224357883

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Trang nên chấp nhận lời mời này; bạn có thể làm việc ngoài giờ thôi mà

      Xóa
  4. ĐỔI MỚI SỬ HỌC KHÔNG CÓ NGHĨA TÔ ĐEN THÀNH TRẮNG


    Nhân kỷ niệm lần thứ 92 ngày sinh của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2014), tạp chí Sử học Xưa và Nay số 453 (tháng 11/2014) có bài của tác giả Nguyễn San Hà viết ca ngợi ông là “Người luôn ủng hộ sự thật và đổi mới trong sử học”. Vị cố Thủ tướng cho rằng: “Đánh giá, sử dụng những sự kiện lịch sử như thế nào là thuộc trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị nhưng đối với các nhà sử học thì tính chân thực của lịch sử là quan trọng”. Liệu người dẫn có truyền đạt đúng tinh thần của người đã khuất bởi ngài đồng thời cũng là một trong những nhà lãnh đạo tối cao thì nhận xét của ngài có mang tính chân thực lịch sử hay không?

    Tác giả viết vị cố Thủ tướng ủng hộ tạp chí Xưa và Nay chủ trương dựng tượng các nhân vật lịch sử vừa thể hiện tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc và giáo dục đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Ông còn đề nghị đặt tượng cả những người nước ngoài có công với đất nước ta như linh mục Alexandre de Rhode chẳng hạn! Ông chưa cần nói ra thì từ lâu người ta đã làm rồi. Chẳng là sau khi bình định xong xứ Đông Dương, nhà cầm quyền thực dân đã dựng tại thủ đô Hà Nội nhiều tượng đủ loại từ nhà cai trị thực dân Paul Bert, nhà khoa học Pasteur, tên lái buôn gián điệp Jean Dupue, phiên bản nữ thần tự do mà bà con ta quen gọi là “Mụ đầm xòe”… Duy có ông linh mục nọ là họ chỉ đặt một đài tưởng niệm với một tấm bia đá khổ vừa bên đền Bà Kiệu, trước cổng đền Ngọc sơn nhìn qua, ghi tên tuổi và vài dòng công tích. Trong lễ khánh thành vào cuối thập niên 1930, học giả nổi danh kiêm Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ Bắc kỳ Nguyễn Văn Tố đã bất chấp áp lực của chính quyền thực dân lúc đó, đọc bài phát biểu vạch rõ âm mưu của nhà nước bảo hộ kết hợp với giáo hội Kitô nhận vơ công tích! Bởi Alexandre de Rhodes không phải là người khai sáng ra chữ Quốc ngữ. Công chính là của ba giáo sỹ thừa sai người Bồ đào nha đến xứ này trước ông. Khởi đầu từ linh mục Francisco de Pina, tiếp đó là linh mục Gaspa de Amaral rồi linh mục Antonio Barbosa - Người biên soạn cuốn từ điển An nam - Bồ đào và người biên soạn cuốn từ điển Bồ đào–An nam. Chính Rhodes đã nói: “Tôi sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là sử dụng công khó của hai Cha Amaral và Cha Barbosa, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh Hồng y rất đáng tôn” - Đó là cuốn Từ điển Việt-Bồ-La ra đời vào năm 1651. Jacques Roland, GS đại học Saint Paul, Ottawa, Canada nhận định: “Nhân vật Alexandre de Rhodes trở thành truyền thuyết, hầu như thần thoại đối với lịch sử của công cuộc truyền đạo Kito tại Việt Nam cũng như đối với lịch sử tiếng Việt. Chúng tôi thấy đây là một sự sai lầm về lịch sử”. Quả thực là nhà nước thực dân Pháp không thiếu tiền đúc thêm một bức tượng đồng mà vì họ biết cách ứng sử văn minh với người đồng minh của họ. Điều cần biết nữa là chính ông linh mục này từng qua La Mã xin Đức Giáo hoàng hủy bỏ đặc ân Chúa cho Bồ đào nha đất Á Châu. Không được chấp nhận, ông về nước vận động giới thương nhân, giáo sỹ, thậm chí cúi mình luồn cửa sau “vận động hành lang” Hoàng hậu Pháp hoàng Louis IV xin cung cấp những chiến sỹ đi chinh phục toàn cõi Đông phương giàu có. Ông ta lộ rõ ý đồ: “Tôi nghĩ nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới. Nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều binh lính (plusieurs soldats) để chinh phục tòan cõi phương Đông”. Vào thời điểm ấy, do nhiều hạn chế lịch sử, ý đồ của ông tu sỹ nhẹ việc đạo nặng việc đời này chưa nhận được sự hưởng ứng của giới cầm quyền nhưng đã tạo tiền đề cho 206 năm sau, ngày 1/9/1858 lính Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Buồn thay ta hô hào đổi mới tư duy mà sao không ít người vẫn cứ u mê giữa thế giới công nghệ thông tin hiện đại?!

    http://www.dokiencuong.com/doi-moi-su-hoc-khong-co-nghia-to-den-thanh-trang-265.html

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Đức Kiênlúc 09:34 30 tháng 11, 2019

    Hôm qua tôi bận nên giờ mới đọc bài rất hay này của của bạn Thu Trang!
    Những lập luận không thể phản bác!
    Theo lời kể của ông Phạm Văn Hạng thì Rõ ràng là ông Võ Văn Kiệt đã biết rõ là ông vi phạm pháp luật mà ông vẫn cố tình làm trộm trong đêm! Đòi vinh danh tên Alexandre de Rhodes khi ông cũng biết rõ như lời kể của ông Phạm Văn Hạng- "trong khi Alexandre de Rhodes là một giáo sĩ người Pháp nên sẽ khó khăn hơn trong việc xét duyệt và thông qua".
    Như vậy, nếu việc trình ra Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Kiệt cũng đã biết trước rằng sẽ chả có ai nghe ông khi ông muốn vinh danh tên gián điệp này.
    Vậy là ông quyết chí LÀM TRỘM TRONG ĐÊM!

    Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung, đúng như Thu Trang viết, những người lớn tuổi ở TP Hồ Chí Minh thì ai ai cũng biết là một nhà cách mạng nổi tiếng.
    Tất nhiên, bọn ba que cờ vàng thì không thích ông Thái Văn Lung.
    Ông Võ Văn Kiệt muốn chiều lòng bọn ba que khi xóa bảng tên Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung?

    Đề nghị chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sớm sửa sai cho ông Võ Văn Kiệt, đặt lại biển tên đường Thái Văn Lung!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Ông Võ Văn Kiệt muốn chiều lòng bọn ba que khi xóa bảng tên Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung?’
      Một câu hỏi của Nguyễn Trung Kiên vừa NGU vừa ÁC.
      1 Ngu : Đặt câu hỏi với ngườii đã khuất thì làm sao nhận được câu trả lời. Nên nhớ chỉ câu trả lời của cụ VVK mới có giá trị chân thực, mọi suy diễn của kẻ khác chỉ là rác.
      2. Ác : khi chụp mũ “chiều lòng bọn ba que” cho cụ VVK

      Xóa
    2. Ông Nguyễn Đức Kiên nói là có cơ sở đấy, thưa rận xĩ mạnh huỳnh ạ!
      Tất cả những người có đầu óc bình thường, thực tâm yêu nước thì đều biết tôn kính ông Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung.
      Mọi người đều phải thấy tự hào khi đi trên con phố được mang tên vị tiền bối của cách mạng miền Nam như ông Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung.

      Chỉ có bọn tay sai mỹ ngụy mới thù ghét ông Thái Văn Lung.

      Ông Võ Văn Kiệt đương nhiên phải hiểu lý lẽ bình thường như trên.

      Vậy hà cớ chi ông Võ Văn Kiệt phải xóa tên ông Thái Văn Lung?

      Xóa
    3. Đề nghị của bạn Kiên rất đúng, tôi cũng thấy phải sửa sai ngay

      Xóa
  6. Cũng đề tài đang "nóng hổi" trên cộng đống mạng này. Sáng nay, trên Tuổi Trẻ Online lại xuất hiện bài viết của một "chấy thức". Đọc xong, ta thấy rõ bọn chúng đang cố công ra sức bảo vệ tên giáo sĩ gián điệp này với sự tiếp tay tinh vi của đám truyền thông bẩn, mà điển hình là báo TN và TT. Mong GGTienlang cố gắng xông xáo hơn nữa để vạch mặt bọn chúng.

    Trả lờiXóa
  7. Link nó đây:https://tuoitre.vn/pgs-ts-hoang-dung-khong-the-tuy-tien-len-an-nguoi-xua-nhu-the-20191129233736099.htm

    Trả lờiXóa
  8. Bác TVH thông tin thật hay, nóng hổi.
    ----
    PGS.TS Hoàng Dũng: Không thể tùy tiện lên án người xưa như thế
    30/11/2019 07:46 GMT+7

    TTO - PGS.TS Hoàng Dũng đã thể hiện quan điểm riêng của mình như thế, quanh bản kiến nghị loại bỏ tên hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes ra khỏi danh sách đặt tên đường, trường học ở Đà Nẵng.
    Nhiều trí thức thỉnh nguyện đặt tên đường Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina
    TP.HCM đặt tên đường Alexandre de Rhodes từ lâu, Đà Nẵng chưa đặt vì tranh cãi
    Đường Alexandre De Rhodes thành đường âm nhạc từ 28-4?
    PGS.TS Hoàng Dũng: Không thể tùy tiện lên án người xưa như thế - Ảnh 1.
    Đường Alexandre De Rhodes tại quận Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

    PGS.TS Hoàng Dũng có bài viết gửi cho Tuổi Trẻ.

    Công lao đã được khẳng định

    Bản kiến nghị mà 11 người gửi có nêu ba lý do: Alexandre De Rhodes không phải là người chế tác chữ quốc ngữ; Alexandre De Rhodes công kích Nho, Lão, Phật và Alexandre De Rhodes "âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta". Tôi sẽ lần lượt bàn về cả ba lý do đó.

    Với lý do thứ nhất, ngày nay giới nghiên cứu dễ dàng đồng ý với nhau rằng chữ quốc ngữ không phải là sản phẩm của Alexandre De Rhodes và Từ điển Việt Bồ La của ông đã thừa hưởng công lao của những giáo sĩ đi trước. Nhưng không có nhà nghiên cứu hiểu biết nào lại sổ toẹt công lao của Alexandre De Rhodes đối với chữ quốc ngữ. Từ điển Việt Bồ La đã ghi một cái mốc quan trọng trong lịch sử chữ quốc ngữ, nhất là trong điều kiện hai cuốn từ điển Việt Bồ của Gaspar De Amaral và Bồ Việt của Antonio Barbosa đã thất truyền. Đó là sự thực mà chỉ những ai cố tình nhắm mắt trước lịch sử mới có thể phủ nhận.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn về lý do thứ hai mà các vị trên viện dẫn, tôi đồng ý rằng quả nhiên Alexandre De Rhodes có chê bai nặng lời các tôn giáo khác. Nhưng đó là hạn chế khó tránh không phải chỉ riêng Alexandre De Rhodes. Cần nhớ ông sống cách đây 400 năm và đừng đứng trên quan điểm của thế kỷ 21 để gò người xưa vào khuôn khổ tư tưởng ngày nay. Có lẽ nào chúng ta không cần biết ơn một người do họ có hạn chế về tư tưởng?

      Dịch sai, hiểu sai!

      Về lý do thứ ba, các tác giả bản kiến nghị dẫn một đoạn viết của Alexandre De Rhodes trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653 với lời dịch của giáo sư Hoàng Tuệ: "Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ", từ đó khẳng định: "Alexandre De Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông" là sai.

      Với câu trích đề cập trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Ðình Ðầu từng dịch: "Tôi tin rằng nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn phương Ðông và đặt dưới quyền trị vì của Ðức Giêsu Kitô, và đặc biệt tại Pháp, tôi sẽ tìm cách có được giám mục, các ngài sẽ là cha và là thầy chúng tôi tại các giáo hội này" (tức là Ðàng Ngoài và Ðàng Trong). Ông Nguyễn Ðình Ðầu nói thêm: "Nếu đọc nguyên đoạn trích trên đây, ta mới hiểu chữ chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai (đối với giám mục là cha và thầy họ). Còn "chinh phục toàn phương Ðông" là để cho "nước Cha trị đến", chứ không phải để cho Pháp đến thống trị. "Chinh phục" hiểu theo nghĩa tôn giáo, chứ không phải chính trị.

      Còn theo Hồng Nhuệ (trong cuốn Hành trình và truyền giáo do Ủy ban Ðoàn kết Công giáo TP.HCM xuất bản năm 1994, ở trang 263, 289) thì đoạn trích phải được dịch: "Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương đưa về quy phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn". Và Hồng Nhuệ chú thích từ chiến sĩ ở đây: "Nói chiến sĩ Phúc Âm tức là các nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xâm lăng".

      Do đó, tôi cho rằng 11 người ký tên không thể tùy tiện dựa vào cách hiểu của mình lên án người xưa như thế.

      Tóm lại, tất nhiên các vị giáo sĩ chế tác ra chữ quốc ngữ chỉ để truyền giáo, nhưng lẽ nào người Việt được hưởng ích lợi của chữ quốc ngữ lại tỏ ra vô ơn sao?

      PGS.TS HOÀNG DŨNG (ĐH Sư phạm TP.HCM)
      https://tuoitre.vn/pgs-ts-hoang-dung-khong-the-tuy-tien-len-an-nguoi-xua-nhu-the-20191129233736099.htm

      Xóa
    2. Tôi có thể gửi bình luận trên báo Tuổi trẻ nhưng tôi biết rằng báo này xưa nay là tờ báo hàng đầu cổ vũ cho việc lật sử. Họ không cho hiển thị những ý kiến của bạn đọc mà trái chiều với báo đâu.

      Tôi chép đầy đủ bài của ông HOÀNG DŨNG về đây để chúng ta bình luận.

      Theo tôi, ông HOÀNG DŨNG cũng đã viết "Bản kiến nghị mà 11 người gửi có nêu ba lý do: Alexandre De Rhodes không phải là người chế tác chữ quốc ngữ; Alexandre De Rhodes công kích Nho, Lão, Phật và Alexandre De Rhodes "âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta".

      Và phần dưới, ông cũng đã thừa nhận 2 lý do đầu mà tác giả bản kiến nghị đã nêu là đúng.
      Còn lý do thứ ba, về dịch thuật thì còn tranh cãi.

      Tóm lại, theo cảm nhận của người đọc như tôi thì ông Hoàng Dũng cũng đã thừa nhận đến 80% nội dung tác giả bản kiến nghị đã nêu là đúng.

      Xóa
  9. LKhông thể tùy tiện cưỡng từ đoạt lý.
    Nghĩa đúng là “binh lính”thì lại cho nó cái nghĩa bóng là “thừa sai”,là “nhà truyền giáo”
    “toàn Đông Phương” thì lại tưởng tượng là “nước Cha trị đến”
    Một điểm rõ nhất là :chỉ có vua Louis XIV mới cung cấp binh lính (soldats) cho chúng chinh phục xâm lược toàn Đông Phương mà thôi,còn muốn xin các thừa sai,các nhà truyền giáo thì nơi cung cấp những người này thì là tại dòng Tên(Jésuit).
    Ngoài ra,Alexadre de Rhodes còn bị chúa Trịnh,chúa Nguyễn trục xuất nhiều lần ra khỏi VN vì nhận thấy Rhodes có nhiều hoạt động xâm hại cho VN.
    Chỉ có bọn có quan điểm lệch lạc về tính dân tộc hoặc tay sai ngoại bang mới vinh danh tên tội đồ Alexandre de Rhodes này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái từ "soldats" không có cái nghĩa bóng nào là "thừa sai" cả, các bạn vào trang sachhiem.net tìm đọc bài của các nhà nghiên cứu Bùi Kha, Trần Chung Ngọc sẽ rõ.

      Xóa
  10. Phê bình chủ trang có sơ suất.
    Tại sao bài này đang nói về cái sai sót của ông Võ Văn Kiệt mà phần Bài liên quan không chép ra đây loạt bài liên quan đến ông Võ Văn Kiệt?

    Mời xem bài liên quan
    1. VỀ PHÁT BIỂU CỦA CỐ TT VÕ VĂN KIỆT "30/4 CÓ TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN"
    2. BA LÝ DO THƯƠNG SẼ ĐẤU TRANH TỚI CÙNG VỚI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI LÚC CUỐI ĐỜI CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT!
    3. ĐẠI TÁ NGÔ HỒNG VINH PHÂN TÍCH 3 ĐIỂM HỚ HÊNH CỦA CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT ĐỂ NHÓM LẬT SỬ LỢI DỤNG
    4. NỖI ĐAU VÕ VĂN KIỆT
    5. ĐẠI TÁ NGUYỄN KIM KHANH: QUAN ĐIỂM “DĨ HÒA VI QUÝ’ CỦA CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN!
    6. CHÂN LÝ BÁC HỒ- "Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH"
    7. THƯƠNG LIKE VÀ CHIA SẺ STT NÀY ĐỂ MỌI NGƯỜI THẤY RÕ NHỮNG HẬU QUẢ TỪ PHÁT NGÔN SƠ HỞ CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT MÀ THƯƠNG ĐÃ CẢNH BÁO.
    8. KẺ NÀO XÉT LẠI LỰA CHỌN XHCN CỦA BÁC HỒ THÌ KẺ ĐÓ CHÍNH LÀ KẺ PHẢN BỘI QUYỀN LỢI DÂN TỘC VIỆT NAM...
    9. TRAO ĐỔI VỚI BÁC NHÀ BÁO LÃO THÀNH, ĐÁNG KÍNH DƯƠNG ĐỨC QUẢNG VỀ CỤ LÊ DUẨN...
    10. CẢM ĐỘNG- MỘT DŨNG SỸ QUẢNG TRỊ TỰ VIẾT "GIẤY BÁO TỬ”...
    11. Chuyện zui, TRAO ĐỔI VỚI BÁC DƯƠNG VƯƠNG KINH VỀ TÊN TỘI ĐỒ PHAN THANH GIẢN...
    12. Hội chứng nguy hiểm- "TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN”...
    13. VỀ PHÁT NGÔN CUỐI ĐỜI CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT- NHỮNG Ý KIẾN THẤU TÌNH ĐẠT LÝ ...
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/08/ve-phat-ngon-cuoi-oi-cua-cu-vo-van-kiet.html

    Trả lờiXóa
  11. Nhóm người gửi kiến nghị không đặt tên đường hai giáo sĩ: 'Chúng tôi bị khủng bố'
    https://tuoitre.vn/nhom-nguoi-gui-kien-nghi-khong-dat-ten-duong-hai-giao-si-chung-toi-bi-khung-bo-20191130101436605.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đề nghị Chủ trang Google.tienlang có bài lên án mạnh mẽ bọn khủng bố các nhà khoa học!
      ---
      Nhóm người gửi kiến nghị không đặt tên đường hai giáo sĩ: 'Chúng tôi bị khủng bố'
      30/11/2019 11:31 GMT+7
      71
      43
      Lưu
      TTO - 'Từ ngày báo chí, dư luận công bố bản kiến nghị tạm dừng đặt tên đường hai vị giáo sĩ do chúng tôi đứng tên gửi TP Đà Nẵng, tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại lạ gọi đến chửi bới, dọa dẫm, thậm chí là khủng bố'.
      Đặt tên đường 2 giáo sĩ: chờ tranh luận ngã ngũ
      Không phản đối đặt tên đường 2 giáo sĩ nhưng vẫn có tên trong bản kiến nghị
      Nhiều trí thức thỉnh nguyện đặt tên đường Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina
      Nhóm người gửi kiến nghị không đặt tên đường hai giáo sĩ: Chúng tôi bị khủng bố - Ảnh 1.
      Nhóm nghiên cứu đề nghị TP Đà Nẵng dừng lấy tên hai vị giáo sĩ làm tên đường đã bị nhiều số điện thoại lạ "khủng bố" - Ảnh: Chụp màn hình

      TS Nguyễn Thị Thanh Huyền - giảng viên khoa lý luận chính trị Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, một trong nhóm 11 người gửi đơn đề nghị TP Đà Nẵng hoãn việc đặt tên đường với hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes - chia sẻ với Tuổi Trẻ Online như vậy.

      Cô Huyền nói "Chưa bao giờ thấy việc nghiên cứu khoa học lại mệt mỏi và nguy hiểm đến thế".

      Cô Huyền cho biết đã là nghiên cứu khoa học bản thân sẵn sàng lắng nghe, phản biện, nếu các nhà khoa học khác có dẫn chứng xác đáng về vấn đề này thì cô sẵn sàng thay đổi quan điểm.

      Chỉ đơn giản là khoa học

      Cô kể khi nhận được lời đề nghị tham gia việc gửi kiến nghị từ PGS.TS Lê Cung, cô đã bảo với thầy nếu bản kiến nghị đó với nội dung phản ánh đúng lịch sử, khách quan, có dẫn chứng đúng đắn, khoa học và không vì mục đích tôn giáo hay chính trị, trên tinh thần xây dựng thì cô đồng ý tham gia.

      Bản thân cô cũng thấy TP Đà Nẵng đang trưng cầu ý dân. Vì vậy, với tư cách là một nhà khoa học, cô Huyền đồng ý tham gia bởi cô thấy việc đặt tên đặt tên đường hai vị giáo sĩ còn nhiều việc phải làm rõ.

      "Đã là nghiên cứu khoa học thì có đúng có sai, có quan điểm này đối lập với quan điểm kia. Phải có sự đối lập, tranh luận mới có sự phát triển. Tôi xin nhấn mạnh việc này với chúng tôi là nghiên cứu khoa học và không có mưu đồ chính trị, văn hóa hay gì khác ngoài khoa học" - cô Huyền nói.

      Bị chửi bới, khủng bố

      Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, cô Huyền nói rất buồn và cảm thấy bị áp lực sau khi báo chí, mạng xã hội công bố bản kiến nghị kèm danh sách nhóm của cô gửi TP Đà Nẵng.

      Ngay sau đó, số điện thoại cá nhân của cô bị "khủng bố" bởi nhiều cuộc gọi lạ. "Đa phần những cuộc gọi này gọi đến tôi để chửi bới với những lời lẽ tục tĩu nhiều hơn là để hỏi về vấn đề đặt tên đường. Không chỉ tôi mà các thành viên trong nhóm ai cũng bị vậy" - cô Huyền nói.

      "Khi TP Đà Nẵng có ý muốn đặt tên đường, với tư cách là một người dân chứ chưa nói đến nhà nghiên cứu khoa học, tôi nghĩ việc có ý kiến về vấn đề này là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, dư luận chỉ vì việc này mà chửi bới chúng tôi dữ dội như vậy, thử hỏi sau này ai dám có ý kiến về những vấn đề xã hội như thế nữa" - cô Huyền tâm tư.

      Cũng liên quan đến việc này, Tuổi Trẻ Online đã tìm đến nhà riêng của PGS.TS Lê Cung - người đứng thứ nhất trong danh sách kiến nghị TP Đà Nẵng tạm dừng đặt tên đường hai vị giáo sĩ. Tại đây, ông Cung chỉ nói rằng tất cả mọi tâm huyết, ý kiến của mình đã nêu rõ trong bản kiến nghị và xin không thông tin gì thêm nữa.

      Tuổi Trẻ Online cũng đã liên lạc với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về việc này. Ông Xuân cũng nói rằng mục đích của việc gửi bản kiến nghị lên TP Đà Nẵng là tạm dừng việc đặt tên đường để tiếp tục nghiên cứu thêm. Trước mắt mục đích này đã thành công, TP Đà Nẵng cũng đã lắng nghe các nhà nghiên cứu nên ông Xuân nói rằng cũng không thông tin gì thêm.
      https://tuoitre.vn/nhom-nguoi-gui-kien-nghi-khong-dat-ten-duong-hai-giao-si-chung-toi-bi-khung-bo-20191130101436605.htm

      Xóa
    2. Đấy, ai và hạng người nào cố tình bênh vực cho việc vinh danh AdR, ngoại trừ một số con chiên mê muội, còn lại là đám phản động, côn đồ khủng bố và một nhúm gọi là "nhân sĩ trí thức...lật sử" mà thôi! GS TS Trần Chung Ngọc cũng bị đe dọa như thế, và ngay cả trên mạng cá nhân trao đổi thư tín, ai đụng chạm đến sự thật về đạo Chúa thì cũng bị một vài tên côn đồ đe dọa.

      Xóa
  12. LUẬT SƯ, LIỆT SĨ THÁI VĂN LUNG (14/7/1916 - 2/7/1946) ❣����❣

    Thái Văn Lung thuộc gia đình trí thức công giáo nổi tiếng ở Thủ Đức. Ông là con cụ Thái Văn Lân, một nhân sĩ giao du rộng trong giới văn nghệ sĩ. Chị Thái Thị Liên là chị anh Thái Văn Lung và là mẹ nhạc sĩ tài danh Đặng Thái Sơn đã đoạt giải nhất cuộc thi dương cầm quốc tế về Moza tại Ba Lan mười mấy năm trước đây.

    Thái Văn Lung sinh năm 1916. Ngày sinh của anh lại đúng vào ngày cách mạng tư sản dân quyền Pháp - 14 tháng 7 (Tây gọi là Quatorze Juillet) tại Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Anh Lung sang Pháp học, đậu cử nhân Luật, lại còn học trường chính trị là Trường đào tạo các chính khách (École des Sciences Politiques). Là dân Pháp, có bằng cử nhân, anh Lung phải nhập ngũ, ra trường với hàm chuẩn úy, tham gia thế chiến 2 (1939-1945). Hết chiến tranh, anh mang lon trung úy và về nước.

    Ông vốn con nhà giàu, theo đạo Gia Tô, được sang Pháp học trường Luật và trường khoa học chính trị. Ông đỗ cử nhân Luật hạng ưu và học trường võ bị Saint Cyr của Pháp.

    Thực dân Pháp ra sức mua trung úy có quốc tịch Pháp, đạo Thiên chúa, nhưng Thái Văn Lung lại là một người yêu nước. Vừa về Sài Gòn, anh Lung ráp lại nhóm sinh viên tiến bộ Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng và các trí thức đàn anh như hai bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ. Anh tham gia lãnh đạo Thanh niên Tiền Phong, được phân công huấn luyện viên quân sự. Trong mấy tháng đầu anh Lung đem hết hiểu biết về quân sự truyền lại cho các đoàn viên thanh niên và chỉ huy bộ đội Thủ Đức chống Pháp.

    Ngày 23/9/1945, anh Lung bị địch bắt trong một cuộc bố ráp nhưng anh cố chịu đòn đau chứ không khai. Do chúng bắt nhiều, không đủ người trông coi, anh trốn thoát. Lập tức anh thoát ly, tham gia kháng chiến ở xã thuộc quận Thủ Đức.

    Sau tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, anh trở thành một trong những đại biểu Quốc hội khóa I thuộc tỉnh Gia Định.

    Với khả năng và bản lĩnh, anh được đề bạt Chủ tịch quận Thủ Đức. Bấy giờ, Thủ Đức có nhiều đơn vị bộ đội lấy phiên hiệu là Bộ đội 44, 45, 46. Một bộ phận của bộ đội Tân Bình của Nguyễn Thế Truyền chỉ huy rút qua Thủ Đức gọi là bộ đội 43. Cả bốn đơn vị bộ đội này do anh Thái Văn Lung chỉ huy. Bọn Tây ở Thủ Đức rất ngán bộ đội Thái Văn Lung khi biết anh Lung là trung úy từng tham gia chống quân phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp trong Đệ nhị thế chiến. Khẩu hiệu của chúng là mua chuộc, nếu không được thì bố trí ám hại vị chỉ huy lợi hại này. Thủ Đức là địa bàn quận quan trọng nối liền Sài Gòn với Biên Hòa nên địch bố trí lực lượng phòng thủ hùng hậu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1946, chúng bao vây được đơn vị của anh Lung. Bắt được anh, tên chỉ huy trưởng Tiểu khu Thủ Đức dụ hàng ngay:

      - Ông trung úy chỉ có một con đường sống mà thôi: đầu hàng và khai những gì ông biết. Nếu không, bản tử hình chờ ông.

      Anh Lung khẳng khái nói:

      - Tôi nguyên là sĩ quan trong quân đội Pháp. Tôi nhớ rõ trong điều lệ danh dự người lính Pháp không có điều khoản tiết lộ bí mật quân sự khi bị bắt. Kỷ luật bộ đội Việt Nam cũng vậy. Các ông có thể xử bắn tôi. Còn tôi thì không thể khai gì với các ông.

      Địch tra tấn anh chết đi sống lại. Chừng tỉnh lại, anh yêu cầu chúng cho gặp gia đình. Địch mừng rỡ, hy vọng gia đình sẽ thuyết phục anh cộng tác với nhà binh Pháp. Nhưng chúng lầm to. Gặp được vợ, anh Lung nói:

      - Tôi chết không có gì ân hận. Tôi sung sướng đã làm tròn nghĩa vụ. Nếu em còn sống và được tha, em nhắn lại các chiến hữu của chúng ta lời nói sau cùng của tôi "Hãy cố gắng đạt tới mục đích chung sau ngày thắng lợi”.

      Ngày 2/7/1946, Sau khi bị tra tấn khốc liệt, ông mất khi chưa tròn 30 tuổi.

      Cái chết anh hùng của Thái Văn Lung mãi mãi là đề tài cho nhà văn, nhà báo ca ngợi. Trong tờ báo La Voix du Maquis, ở mục Variétés du Maquis (Bưng biền phong phú) luật sư Phạm Ngọc Thuần, bạn chí thân của Thái Văn Lung đã viết: "Không một bí mật quân sự. Không một tiết lộ. Không một tin tức nào vượt khỏi đôi mắt đã khép chặt một cách anh dũng phi thường và khép chất mãi mãi. Cái chết kéo dài một cách thảm khốc, luật sư Thái Văn Lung còn minh họa bằng một hình tích đẫm máu của chính anh để nói thêm với ta rằng: Vết nhơ của nô lệ chỉ có thể rửa được bằng máu".

      CAO TRUNG HIẾU
      https://www.facebook.com/ngoisaorungdua/photos/a.110741522908143/425740608074898/?type=3&__xts__%5B0%5D=68.ARCX89uEVpEc3Q-PXQ3LYkotezjNnjIS8tYo_6AeweazDFfOuVxk9O5daY6zApszncUpxuYhvtqsLwrQsciII641unyfdWhkH5UQ4Er2hS3cJ_5VwpobvzCpj4rWB9dbokzjBRN_s8QG38-GTF9d3cNWU1zM2YcteAH_P8cNGTTeeh_sRezl6VC_dd9YfmpRXneN9k1JDc_ZDKkyuVwRZ5r1YjXpGB2mwdVLkCOIyJTW9MLpR_BVaMtQPeIS_sgYJhdSn6wB8WWcXrReCyE9XWZZv46tYZ8ysVoTIRjx9EtCqhFITF0jSzAdEDg_Lwnj_YdsKq6VBfkKqqWmbC0JZ0s&__tn__=-R

      Xóa
    2. Với người anh hùng như Thái Văn Lung mà ông Võ Văn Kiệt tuỳ tiện như vậy được; thật không hiểu nổi

      Xóa
  13. Tiểu sử luật sư liệt sĩ Thái Văn Lung
    Thái Văn Lung (14 tháng 7 năm 1916 - 2 tháng 7 năm 1946) là luật sư, đại biểu Quốc hội khóa I.Ông sinh năm 1916 tại huyện Thủ Đức, Gia Định, trong một gia đình trí thức thuộc "làng Tây" theoThiên Chúa giáo, cha là kỹ sư Thái Văn Lân. Ông đỗ vào Cử nhân Khoa Luật tại Đại học Paris (Pháp), đồng thời học thêm ở Trường Khoa học Chính trị và Trường Thuộc địa (Ecole Coloniale). Do có quốc tịch Pháp nên Thái Văn Lung tham gia học Trường Sĩ quan Pháo binh, trở thành sĩ quan pháo binh tham gia quân đội trong 4 năm và xuất ngũ với quân hàm trung úy. Trong thời gian quân dịch, ông đã tham gia cuộc chiến tranh giữa Pháp – Xiêm và Thế chiến II.Tháng 3 năm 1945, ông trở về nước làm việc tại Tòa thượng thẩm Sài Gòn. Tháng 6, ông cùng vớiNguyễn Văn Thủ, Phạm Ngọc Thạch, Lưu Hữu Phước... tham gia sáng lập lực lượng Thanh niên Tiền phong, trong đó ông phụ trách làm huấn luyện quân sự của tổ chức.

    Sau Cách mạng tháng 8, ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông bị quân Pháp bắt nhưng trốn thoát được. Ông trở ra ngoại thành, tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỷ. Ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến huyện Thủ Đức, xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang của huyện (được nhân dân quen gọi là bộ đội Thái Văn Lung). Sau tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông trở thành một trong nhữngđại biểu Quốc hội khóa I thuộc tỉnh Gia Định.Năm 1946, khi đang tham gia Ban chỉ huy quân sự huyện và chỉ huy lực lượng bộ đội Thái Văn Lung chống Pháp, ông đã bị bắt trong một trận đánh. Sau khi bị tra tấn khốc liệt, ông mất vào ngày 2 tháng 7 năm 1946, khi chưa tròn 30 tuổi. Trong tờ báo La Voix du Maquis, ở mục Variétés du Maquis, luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần, người bạn thân của ông đã viết:"Không một bí mật quân sự. Không một tiết lộ. Không một tin tức nào vượt ra khỏi đôi mắt đã khép chặt một cách anh dũng phi thường và khép chặt mãi mãi. Cái chết kéo dài một cách thảm khốc, luật sư Thái Văn Lung còn minh họa bằng một hình tích đẫm máu của chính anh để nói thêm với ta rằng: Vết nhơ của nô lệ chỉ có thể rửa được bằng máu"

    Tên Thái Văn Lung được đặt cho một số con đường, trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Cà Mau. Ông là anh trai của nghệ sĩ piano Thái Thị Liên và là bác của nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn, Trần Bạch Thu Hà.

    http://thcsthaivanlung.edu.vn/index.php/vi/about/Tieu-su-luat-su-liet-si-Thai-Van-Lung/

    Trả lờiXóa
  14. Trần Thị Thuậnlúc 13:07 1 tháng 12, 2019

    Lịch sử tên đường Thái Văn Lung ở Tp Hồ Chí Minh dù có 1 khúc quanh do việc làm tùy tiện của một cá nhân là ông Võ Văn Kiệt, nhưng người dân Việt Nam vẫn tin rồi một ngày nào đó, danh dự của ông Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung sẽ được trả lại.

    Tôi nghĩ, lỗi ban đầu không phải do ông Võ Văn Kiệt.
    Ai cũng biết, ông Võ Văn Kiệt là con người bộc trực ngay thẳng nhưng vì chiến tranh, ông không được học hành, trình độ học vấn mới ở mức tương đương tiểu học bây giờ. Ông là người cộng sản nhưng trưởng thành qua trận chiến thực tế chứ cũng không được học hành, rèn giũa lý luận.
    Những người như vậy thường dễ xiêu lòng khi có đám "nhân sĩ trí thức" suốt ngày vây quanh, xu nịnh, tâng bốc.
    Những kẻ đó, trước hết phải kể đến Dương Trung Quốc, Nguyễn Phước Tương (Tương Lai), Trương Huy San (San vẩu)....
    Ông Phạm Văn Hạng mà bài của bạn Thu Trang nhắc tới chỉ là một thợ tạc tượng. Hẳn ông ấy cũng không đáng bị lên án. Ông Hạng cũng chỉ bị dụ dỗ, "ăn theo" cái đám trên kia mà thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không đúng, vvk đã có âm mưu phục hồi tên bán nước Phan Thanh Giảng và có nhiều hành vì mờ ám chứ không phải vô tư. VVK còn nói "người Cuốc Đã cũng yêu nước theo cách của họ"

      Xóa
    2. Chúng ta không thể kết luận khi không có đủ cơ sở thực tế

      Xóa
  15. Nếu sự thật đúng như vậy thì Võ Văn Kiệt đã làm trái ý nguyện của Nhân dân TP.Hồ Chí Minh và ông ta đã cho mình có cái quyền ngồi trên đầu Nhân dân. Đề nghị TP. Hồ Chí Minh xóa bỏ tên đường A.D.Rhodes đặt lại tên của Anh hùng Thái Văn Lưng. .và Hội đồng nhận dân rs nghị quyết bác bỏ việc làm sai trái của Võ Văn Kiệt!

    Trả lờiXóa
  16. Trần Thị Thuậnlúc 13:36 1 tháng 12, 2019

    Theo dõi Google.tienlang nhiều nên tôi cũng bị "lây" cái quan điểm của các bạn chủ trang là rất yêu kính "Lão đ/c Du kích Quảng Ngãi" Chế Trung Hiếu!
    Bác rất đúng khi nói ông Võ Văn Kiệt có lỗi trong việc "phục hồi tên bán nước Phan Thanh Giản" và cả "người Cuốc Đã cũng yêu nước theo cách của họ"

    Nhưng tôi vẫn kính mong Bác Chế cứ bình tĩnh kiểm tra xem nhận định của tôi trên kia là đúng hay sai.

    Chuyện "phục hồi tên bán nước Phan Thanh Giản" cùng một loạt những tên bán nước khác, thậm chí cả Nguyễn Ánh cũng được đúc tượng đồng để thờ ngang hành với Nguyễn Huệ chắc chăn không phải ông Võ Văn Kiệt tự nghĩ ra mà là bởi nhóm thầy dùi mà tôi đã nói.

    À, nhân đây xin hỏi bác chút.
    Ở chỗ bác đã được phổ biến thông tin mà các bạn chủ trang đã đăng thành một bài riêng này chưa?
    ----
    TIN VUI- BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CHỈ ĐẠO PHỔ BIẾN ĐẾN CÁC ĐẢNG VIÊN V/V LÊN ÁN NHÓM LẬT SỬ
    Thưa các bạn trẻ chủ trang và các bác, các bạn!
    Theo dõi Google.tienlang và đặc biệt là theo dõi hoạt động kiên cường của bạn Hoàng Ngân Thương trên facebook thời gian qua, tôi thấy có một vài bác, ví dụ bác CCB Chế Trung Hiếu rất nóng ruột trước câu hỏi VÌ SAO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG KHÔNG LÊN TIẾNG TRẢ LỜI DƯ LUẬN VỀ BỘ QUỐC SỬ, VỀ NHÓM LẬT SỬ, VỀ LÊ MÃ LƯƠNG VÀ CUỐN GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ???

    Tôi đồng cảm với sự nóng ruột của các bác.
    Vì thế, hôm nay tôi xin báo tin vui- BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CHỈ ĐẠO PHỔ BIẾN ĐẾN CÁC ĐẢNG VIÊN V/V LÊN ÁN NHÓM LẬT SỬ!

    Chiều nay, 31/10/2019, tôi vừa dự cuộc sinh hoạt nghe thời sự tại Đảng bộ phường. Diễn giả là một chuyên viên của Ban Tuyên giáo thành phố.
    Tại buổi sinh hoạt này, đ/c chuyên viên Ban tuyên giáo phổ biến Chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương đồng tình với những trang mạng nghiêm túc
    1. Lên án nhóm lật sử Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Trần Đức Cường... đòi bỏ chữ ngụy trong bộ Quốc sử.
    2. Lên án Lê Mã Lương trong việc xuyên tạc bịa đặt, vu khống ông Lê Đức Anh, rằng ông LĐA là người ra lệnh cấm nổ súng trong trận Gạc Ma năm 1988.
    3. Lên án Lê Mã Lương trong phát ngôn ở buổi Tọa đàm về bãi Tư Chính.
    Theo đ/c chuyên viên Ban Tuyên giáo thành phố thì Chỉ đạo trên của Ban Tuyên giáo Trung ương được công khai phổ biến tới tất cả đảng viên, các Cựu chiến binh trong toàn quốc.
    Do vậy, tôi tin, nay mai bác CCB Chế Trung Hiếu- Đảng viên 50 tuổi đảng chắc chắn sẽ được nghe phổ biến Chỉ đạo này của Ban Tuyên giáo Trung ương.
    Tôi nghĩ rằng Ban Tuyên giáo Trung ương chưa lên tiếng công khai trên công luận là bởi họ muốn chuẩn bị kỹ càng hơn cho Báo cáo Chính trị phần về đấu tranh chống suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa sẽ trình Đại hội 13 của Đảng, họ muốn bình tĩnh thận trọng thu thập chứng lý để xử lý nhóm lật sử một cách thật tâm phục, khẩu phục!

    Dẫu vì lý do gì chăng nữa thì việc giao nhiệm vụ cho cơ quan tuyên giáo các tỉnh thành phổ biến Chỉ đạo này tới các đảng viên, các CCB trong toàn quốc cho thấy Quan điểm của Ban Tuyên giáo Trung ương về nhóm lật sử là rõ ràng!
    Google.tienlang- một trang mạng sạch, nghiêm tức nhất hiện nay trên mạng xã hội có quyền tự hào về cuộc trường kỳ đấu tranh không mệt mỏi trong suốt nhiều năm qua, đến nay đã có thành quả!

    Chúc mừng các bạn!
    Trần Thị Thuận
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/11/tin-vui-ban-tuyen-giao-trung-uong-chi.html

    Trả lờiXóa
  17. Nguyễn Đức Kiênlúc 00:03 2 tháng 12, 2019

    KHÔNG CÃI ĐƯỢC GOOGLE.TIELANG, CÁC VỊ "YÊU" ĐẮC LỘ CHUYỂN SANG ĐÒI SỬA LUẬT!

    Trước khi Google.tienlang lên tiếng thì hầu hết các vị "YÊU" ĐẮC LỘ hết lời ca ngợi ông Võ Văn Kiệt, xé rào, đổi mới.
    Không ngờ các bạn trẻ chủ trang thông minh, "dùng vũ khí địch đánh địch", tức dùng ngay lời kể của ông Phạm Văn Hạng mà các vị xưa nay khoái chí chuyền tay nhau, chia sẻ trên nhiều diễn đàn.
    Qua phân tích của Google.tienlang mọi người mới thấy rằng việc "LÀM TRỘM TRONG ĐÊM"của ông Võ Văn Kiệt là sự tùy tiện, vi phạm pháp luật.

    CHẲNG AI CÃI ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ!

    Vì vậy, các vị bây giờ xoay sang đòi SỬA LUẬT!

    Đây là bài trên báo Thanh niên mới đăng.
    "Lý lẽ và luật lệ đặt tên đường"
    https://thanhnien.vn/van-hoa/ly-le-va-luat-le-dat-ten-duong-1154262.html
    Các vị "cho rằng đã đến lúc cần thay đổi Nghị định 91 của Chính phủ về việc đặt tên đường phố. “Nó cũ rồi. Nghị định bây giờ cũng phải mở rộng ra..."

    Xin thưa các vị, nếu các vị thích thì các vị có quyền đề nghị Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 91. Trong khi Chính phủ chưa thèm nghe các vị thì Nghị định 91 vẫn có hiệu lực. Các vị luôn đòi VN phải thượng tôn pháp luật.
    Các vị cũng luôn đòi Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật?

    Thế thì đánh giá hành vi của ông Võ Văn Kiệt như thế nào cho thỏa đáng ngoài nhận định của Google.tienlang, rằng ông Võ Văn Kiệt đã vi phạm pháp luật???

    Sai thì bây giờ phải sửa thôi, chứ biết sao?

    Trả lờiXóa
  18. Trên báo Tuổi trẻ của mấy vị "Yêu Đắc Lộ" viết trong bài
    Tự gắn biển 'Đường Park Hang Seo' có bị phạt không?
    https://tuoitre.vn/tu-gan-bien-duong-park-hang-seo-co-bi-phat-khong-20191124094513664.htm
    ---
    "Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 điều 15 nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, việc tự ý tháo dỡ, di chuyển, treo, đặt, làm sai mục đích sử dụng hoặc làm sai lệch biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, rào chắn, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường, tường bảo vệ, mốc chỉ giới; cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ sẽ bị xử phạt từ 3-5 triệu đồng đối với cá nhân, từ 6-10 triệu đồng đối với tổ chức.

    Đối chiếu với vụ việc gắn bảng tên đầu hẻm 70 (quận 9) nêu trên thì cũng chưa có quy chế rõ ràng để xử lý cá nhân có hành vi tự tiện lắp đặt mà chỉ có thể xử lý theo hướng cho tháo dỡ và nhắc nhở nếu phát hiện chủ thể đã thực hiện hành vi. Bởi lẽ, biển tự gắn mang tên "Đường Park Hang Seo" không phải biển tên đường, vị trí gắn không phải vị trí gắn tên đường, biển cũng không đúng theo quy cách của biển tên đường.

    Sau khi tiếp nhận thông tin trên địa bàn phường Phước Long B người dân tự ý gắn biển giống với biển tên đường ghi "Đường Park Hang Seo", lãnh đạo UBND phường đã chỉ đạo tháo dỡ.

    "Tôi đã chỉ đạo cán bộ phường, công an khu vực đến tháo dỡ biển này và rà soát các khu vực xung quanh, đồng thời đã cử lực lượng phường xuống làm việc với khu phố", một lãnh đạo UBND phường Phước Long B nói."
    https://tuoitre.vn/tu-gan-bien-duong-park-hang-seo-co-bi-phat-khong-20191124094513664.htm

    Bây giờ, chắc chả ai đòi phạt ông Võ Văn Kiệt.
    Nhưng cái sai của ông Kiệt thì nay phải sửa bằng cách hạ biển tên Đắc Lộ xuống, đưa biển Thái Văn Lung lên chỗ cũ.

    Trả lờiXóa
  19. Chào các bác,
    Hữu duyên đọc được bài này, cháu muốn chia sẻ một nội dung về ông VVk
    http://dongduongthoibao.net/view.php?storyid=131
    …Tôi không ngờ, Ngài Thủ tướng Võ Văn Kiệt dám làm qua mặt Đảng và nhất là Ngài vi phạm nguyên tắc sơ đẳng hành chánh, mà Ngài đứng đầu ngành Hành Chánh Nhà Nước. Tôi (NQT), chỉ ngờ thôi, có lẻ Ngài đã cấu kết ngoại bang, không thể nào tin được. Vào năm 1993?, sau nhiều lần Ngài công du Âu châu về. Hôm đó bốn anh em chúng tôi trong uỷ ban đặt tên đường thành phố Hồ Chí Minh đang làm việc, thì có anh Công Văn của Ngài Thủ tướng đưa vào mãnh giấy lộn nhỏ, và nói rằng “ Thủ tướng yêu cầu các đồng chí phải đổi tên đường liệt sĩ cách mạng Thái Văn Lung thành đường tên Alexandre De Rhodes (cố đạo gián điệp) gấp …Chúng tôi hỏi, như thế đồng chí có Văn thư hay Công văn của Thủ tướng không? để chúng tôi dễ dàng hơn…, xin lỗi các đồng chí, không có ạ! chỉ có mãnh giấy này thôi, mong các đồng chí thi hành….Chúng tôi quá ngao ngán “Ông nội chúng tôi có sống lại không dám phản đối Ngài Võ Văn Kiệt và thi hành”


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu đúng như Lan Phương nói thì ông Võ Văn Kiệt đã cố ý đổi tên đường này rồi

      Xóa
  20. Ngày xưa Đảng LX cũng để cho Gorbachev và Esin nhiều lần lén lút làm trộm ban đêm các vấn đề nhạy cảm có tính chất lật sử đốt đền mà không thông qua dân chủ trong Đảng và các tiến trình, quy chế cụ thể, không tuân thủ kỷ luật Đảng, 1 vài lãnh đạo phản động tự ý quyết định, lén lút thông qua, nên họ mới sụp đổ.

    Xem ảnh cũng hơi ngạc nhiên nhưng lại không quá ngạc nhiên khi thấy mặt thằng Dương Trung Quốc. Tại sao bất kỳ vấn đề nhạy cảm gây tranh cãi nào có tính cách đốt đền lật sử thì đều có thằng này? Tại sao chỗ nào cũng có nó?

    Thằng này làm tôi nhớ tới nhân vật "Gã Đầu Bạc" trong phim Ván Bài Lật Ngửa, đi đâu cũng gặp nó, nơi nào cũng có mặt nó, ở đâu cũng thấy nó, chỗ nào cũng có bàn tay lông lá của nó.

    Trả lờiXóa
  21. K'Hù Dzăng K'Hoằm
    30 Tháng 11, 2019 ·
    Lịch sử một con đường
    https://www.facebook.com/khuvankhoam/photos/a.1115457325238746/2536875419763589/?__tn__=%2CO*F

    Con đường này thuộc địa bàn P. Bến Thành, Q.I, Tp. Hồ Chí Minh, từ điểm giao cắt với đường Phạm Ngọc Thạch đến điểm giao cắt với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dài 281m lộ giới 20m chệch phía trước Dinh Độc Lập qua ngã tư Pasteur, lưu thông 2 chiều. Đây là một trong các đường xưa nhất của khu vực Sài Gòn cũ. Thời Pháp thuộc, từ ngày 2/6/1871 có tên là đường Paracels (Hoàng Sa), đến ngày 16/10/1871 đổi lại là đường Colombert (tên cũ của quần đảo Hoàng Sa). Từ ngày 22/3/1955 ngụy quyền Sài Gòn đổi là Alexandre de Rhodes.

    Ngày 4/4/1985 chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đổi là đường Thái Văn Lung. Albert Thái Văn Lung sinh năm 1916 tại huyện Thủ Đức, Gia Định, con kỹ sư Thái Văn Lân. Ông thi đỗ Cử nhân Khoa Luật tại Đại học Paris (Pháp), đồng thời học thêm ở Trường Khoa học Chính trị và Trường Thuộc địa (École Coloniale). Do có quốc tịch Pháp nên Thái Văn Lung tham gia học Trường Sĩ quan Pháo binh, trở thành sĩ quan pháo binh tham gia quân đội trong 4 năm, ông đã tham gia cuộc chiến tranh giữa Pháp – Xiêm và Chiến tranh thế giới thứ Hai và xuất ngũ với quân hàm Trung úy. Tháng 3 năm 1945, ông trở về nước làm việc tại Tòa thượng thẩm Sài Gòn. Tháng 6, ông cùng với Nguyễn Văn Thủ, Phạm Ngọc Thạch, Lưu Hữu Phước... tham gia sáng lập lực lượng Thanh niên Tiền phong, trong đó ông phụ trách làm huấn luyện quân sự của tổ chức. Sau Cách mạng tháng 8, ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông bị quân Pháp bắt nhưng trốn thoát được. Ông trở ra ngoại thành, tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ. Ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến huyện Thủ Đức, xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang của huyện, được nhân dân quen gọi là bộ đội Thái Văn Lung. Sau tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông trở thành một trong những đại biểu Quốc hội khóa I thuộc tỉnh Gia Định. Cũng trong năm 1946, khi đang tham gia Ban chỉ huy quân sự huyện và chỉ huy lực lượng bộ đội Thái Văn Lung chống Pháp, ông đã bị bắt trong một trận đánh. Sau khi bị tra tấn khốc liệt, ông mất vào ngày 2 tháng 7 năm 1946, khi chưa tròn 30 tuổi.

    Em gái ông Thái Văn Lung, Thái Thị Liên là một trong số nữ danh cầm đầu tiên của Việt Nam tiên phong đồng sáng lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Sau khi Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, bà qua Pháp học tập, gia nhập vào Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ thế giới. Từ đó gặp gỡ và kết hôn với Trưởng phái đoàn đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Trần Ngọc Danh, em trai cố Tổng bí thư Trần Phú. Năm 1948, bà và chồng chuyển đến sống tại Praha (Tiệp Khắc). Bà theo học và trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên có bằng đại học tại Nhạc viện Praha. Ông bà sính hai con là Trần Bạch Thu Hà và Trần Thanh Bình.Sau khi ông Trần Ngọc Danh qua đời tại chiến khu Việt Bắc, bà tái hôn với nhà thơ Đặng Đình Hưng, sinh Đặng Thái Sơn. Năm 1958, nhà thơ Đặng Đình Hưng do liên quan đến Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm trong lúc bà mang thai con thứ ba, Đặng Thái Sơn. Ga đình bà đã rơi vào hoàn cảnh rất cực khổ. Bà đã phải vất vả một mình nuôi dạy 3 người con và người con riêng của chồng - Đặng Hồng Quang. Sau này cả Trần Thu Hà, Đặng Thái Sơn và Đặng Hồng Quang đều trở thành nghệ sĩ piano. Trần Thu Hà là Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Nhân dân, nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội. Trần Thanh Bình là một kiến trúc sư và là Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học của Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam. Đặng Thái Sơn đạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin và trở thành nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng ở cả trong lẫn ngoài nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến năm 1993, nhân 400 năm sinh của Alexandre de Rhode, ông Võ Văn Kiệt (tên thật là Phan Văn Hòa, khi ấy đang là Thủ tướng) đổi lại tên đường Thái Văn Lung là Alexandre de Rhodes. Về việc đổi tên đường này, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, người từng có quãng thời gian dài kề cận và gặp gỡ ông Võ Văn Kiệt nhiều lần, kể lại với nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn câu chuyện gặp ông Võ Văn Kiệt và được ông Võ Văn Kiệt cho biết:

      Hồi ông Võ Văn Kiệt còn đương chức, ông có chuyến thăm nước Pháp (1993) theo lời mời của phía Pháp. Ngoài các chương trình làm việc với phía Pháp, ông có đến thăm và gặp gỡ với phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Paris. Tai đây, ông được thông báo là Đại sứ quán có sắp xếp một cuộc gặp mặt giữa ông Kiệt với ông Hoàng Xuân Hãn - một học giả người Việt sinh sống ở Pháp đã mấy chục năm - tại trụ sở Đại sứ quán. Ông Kiệt đã hỏi những người tổ chức cuộc gặp: "Hoàng Xuân Hãn là ai?". Sau khi được giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của học giả Hoàng Xuân Hãn, ông Kiệt nói: "Vậy thì tôi sẽ đến thăm học giả Hoàng Xuân Hãn tại tư gia của ông ấy, chứ không phải là chúng ta mời ông ấy đến đây gặp tôi". Sau đó thì ông Kiệt hủy lịch hẹn gặp học giả Hoàng Xuân Hãn tại Đại sứ quán và kêu bố trí xe để ông đi thăm ông Hoàng Xuân Hãn. Khi đến nơi, ông Kiệt nói với ông Hoàng Xuân Hãn là ông đến thăm gia đình học giả và chỉ để nghe ông Hoàng Xuân Hãn nói, bất kỳ chuyện gì.

      Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng nói rằng: "Khi kể đến đoạn này, ông Kiệt cười và nói: "Tôi biết nói với ông Hãn chuyện gì đây, nên tốt nhất là lắng nghe ông ấy nói". Và ông Hãn đã nói với ông Kiệt rất nhiều chuyện, với tư cách là một học giả Việt kiều góp ý với một vị lãnh đạo của Việt Nam về đất nước, học thuật và thời cuộc. Sau cùng, học giả Hoàng Xuân Hãn đề nghị Việt Nam nên đặt tên đường Alexandre de Rhodes để ghi nhận công lao của vị giáo sĩ người Pháp này trong việc phát triển và hoàn thiện chữ quốc ngữ. Ông Võ Văn Kiệt nhận lời.

      Khi về nước, ông Võ Văn Kiệt hỏi những người có trách nhiệm trong chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes. Họ trả lời là thời ngụy quyền Sài Gòn đã có con đường đó, nằm gần Dinh Độc Lập, sau năm 1975, đường Alexandre de Rhodes được đổi tên thành đường Thái Văn Lung. Ông Kiệt hỏi: "Bây giờ muốn đổi tên đường này trở lại thành đường Alexandre de Rhodes có được không"? Họ nói: "Việc đặt tên đường phải lập hồ sơ để hội đồng đặt tên đường của thành phố xét duyệt, rồi phải trình HĐND Thành phố thông qua, rất mất thời gian và nhiêu khê, trong khi Alexandre de Rhodes là một giáo sĩ người Pháp nên sẽ khó khăn hơn trong việc xét duyệt và thông qua.

      Ông Kiệt hỏi tiếp: "Vậy làm một cái bảng tên đường ghi tên Alexandre de Rhodes giống như các bảng tên đường khác mất bao lâu?" Họ nói: "Chỉ 1 buổi là xong". Ông hỏi tiếp: "Vậy tháo cái bảng tên đường cũ ra, lắp bảng tên đường mới vào thì mất bao lâu?" Họ nói: "Chừng mươi phút". Ông Kiệt bảo: "Vậy hãy cho làm bảng tên đường mang tên Alexandre de Rhodes và chuẩn bị ốc vít đầy đủ". Sau đó, ông lệnh cho những người thừa hành đang đêm cho tháo biển tên đường Thái Văn Lung, lắp bảng tên đường Alexandre de Rhodes vào. Đến sáng hôm sau, khi người dân thành phố thấy tên đường Alexandre de Rhodes đã được thay thế cho tên đường Thái Văn Lung thì mọi sự đã rồi.

      Xóa
    2. Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng kể là ông Kiệt nói với ông rằng: "Đó là con đường duy nhất ở Sài Gòn được đổi tên mà không có sự xét duyệt của hội đồng đặt tên đường và chưa được HĐND Thành phố Hồ Chí Minh thông qua. Tôi làm vậy là muốn thực hiện lời hứa với ông Hoàng Xuân Hãn càng sớm càng tốt".

      Đó là câu chuyện nhặt trên mạng năm 2018, để biết thêm một mẫu chuyện "xé rào" khác mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã làm lúc sinh thời, chả biết có đúng không. Chỉ biết từ ngày đó bắt đầu có trào lưu rửa mặt rửa tiếng cho những nhân vật Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Hoàng Cao Khải .v.v. Về sau cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có thêm câu "triệu người vui, triệu người buồn" https://www.facebook.com/.../a.167915406.../381964081990698/ thì trào lưu rửa mặt rửa tiếng lan đến cả cờ vàng, nhiều kẻ đòi "vinh danh" những tên tay sai Mỹ - từng tìm diệt những đoàn tàu không số chở vũ khí, cán bộ chi viện Miền Nam - diễn trò bắn lẫn nhau ở Hoàng Sa, thay từ "ngụy" bằng "chính quyền VNCH" trong sách lịch sử.

      Nhà điêu khắc Phạm Văn Hang cũng cho biết ý tưởng về việc dựng tượng đài "tri ân" Alexandre de Rhodes ngay tại Thủ đô của nước Việt Nam cũng được chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trăn trở nhiều năm sau khi ông rời chính trường nghỉ hưu, rồi chính ông khởi xướng, đôn đốc thực hiện. Tượng Alexandre de Rhodes đã được tạc với sự tham gia của Bạch mi lão nghị Dương Trung Quốc, rồi âm mưu tặng cho Thủ đô Hà Nội hồi kỷ niệm "Ngìn năm Thăng Long" xong không thành vì Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần ngày 11/6/2008, việc tặng tượng phải gác lại. Nay lại có vận động đặt tên đường ở Đà Nẵng bằng tên mấy tên gián điệp phương Tây ngày xưa.

      Quay lại việc lén lút đổi tên đường, sau khi việc đã rồi, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vội vàng chỉ đạo các đơn vị, ban ngành liên quan tổ chức một hội thảo lớn, có sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học lịch sử. Tại hội thảo này, mọi người đã đi đến sự đồng thuận chung công nhận việc làm của ông Kiệt.

      Cũng năm 1993, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Sử học đã tổ chức cuộc toạ đàm về Alexandre de Rhode. Có Giáo sư nhắc đến nhà bia "tri ân" Alexandre de Rhode bên Hồ Gươm "đã bị phá bỏ do tư tưởng hẹp hòi không phù hợp với đạo đức của dân ta, một dân tộc nặng tình trọng nghĩa, uống nước nhớ nguồn" và đề nghị dựng tượng bán thân Alexandre de Rhodes đặt ở vườn hoa Tao Đàn trước cửa trường Đại học Dược khoa Hà Nội.

      Năm 1995, nhân 335 ngày mất của Alexandre de Rhodes, Trung tâm KHXH và NV lại tổ chức hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Alexandre de Rhodes. Trong bài phát biểu "Về những đóng góp của Alexandre de Rhodes" GS.TS Nguyễn Duy Quý đã kết luận: "Trước mắt, đối với Alexandre de Rhodes- như chúng ta đa có kiến nghị với chính phủ - để thiết thực ghi nhận những đóng góp của ông, chúng ta sẽ tiến hành đưa tấm bia ghi công ông trong việc điển chế hóa chữ Quốc ngữ vào khuôn viên Thư viện Quốc gia và sẽ khôi phục lại tên phố Alexandre de Rhodes ở Thành phố Hồ Chí Minh" và thế là tên đường Alexandre De Rhodes ở Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận như hiện nay.

      Còn bảng tên đường Thái Văn Lung sau khi bị tháo trộm lúc đêm khuya về sau được đặt cho đường Đồn Đất cũng thuộc Quận I.

      Xóa
  22. TPHCM lý giải về tên đường Alexandre De Rhodes, Trương Vĩnh Ký
    11/12/2023 | 12:10
    https://tienphong.vn/tphcm-ly-giai-ve-ten-duong-alexandre-de-rhodes-truong-vinh-ky-post1594645.tpo#:~:text=Ng%C3%A0y%2022%2F3%2F1955%2C,De%20Rhodes%20nh%C6%B0%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20%C4%91%C3%A2y.

    Trước thắc mắc của người dân, Sở VH-TT cho biết, Alexandre De Rhodes là người có công trong việc phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ Latin, hình thành chữ Quốc ngữ của Việt Nam.
    Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) TPHCM vừa giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri trên địa bàn về một số vấn đề được quan tâm. Trong đó, cơ quan này đã lý giải về việc đặt tên một số tuyến đường mà người dân còn thắc mắc thời gian qua.

    Cụ thể, người dân trên địa bàn đã nêu thắc mắc về việc đặt tên một số nhân vật còn có ý kiến chưa thống nhất như Alexandre De Rhodes, Trương Vĩnh Ký.

    TPHCM lý giải về tên đường Alexandre De Rhodes, Trương Vĩnh Ký ảnh 1
    Đường Alexandre De Rhodes thuộc phường Bến Nghé (quận 1, TPHCM) (Ảnh: Hương Lan).
    Sở VH-TT TPHCM lý giải, đường Trương Vĩnh Ký hiện nay nằm tại phường Tân Thành (quận Tân Phú), đoạn từ đường Lũy Bán Bích đến đường Tân Sơn Nhì. Tuyến đường này có chiều dài khoảng 956m, lộ giới 21m, tồn tại từ năm 1967 khi thành lập khu dân cư Tân Phú.

    Đường Alexandre De Rhodes thuộc phường Bến Nghé (quận 1), đoạn từ đường Phạm Ngọc Thạch đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tuyến đường này có chiều dài 281m, lộ giới 20m.

    Đây là một trong những con đường xưa nhất của Sài Gòn cũ. Ngày 2/6/1871, đường được đặt tên là Paracels (Hoàng Sa). Đến ngày 16/10/1871, đường được đổi tên lại thành Colombert.

    Ngày 22/3/1955, chính quyền Sài Gòn cũ đổi lại tên đường là Alexandre De Rhodes. Đến ngày 4/4/1985, TPHCM đổi lại tên đường này thành Thái Văn Lung.

    Đến ngày 16/9/1995, UBND TPHCM ra quyết định đổi tên đường Thái Văn Lung thành tên đường Alexandre De Rhodes như trước đây.

    Sở VH-TT TPHCM thông tin thêm, ông Alexandre De Rhodes (1593-1660) là giáo sĩ, học giả, sinh tại Avignon trong một gia đình gốc Do Thái, quốc tịch Tòa thánh La Mã, gia nhập dòng Tên La Mã ngày 14/4/1612.

    Năm 1618, ông được Giáo hội La Mã cho phép sang Đông Á truyền giáo. Năm 1624, ông đến Đàng Trong rồi ra Đàng Ngoài truyền đạo. Năm 1630, ông bị Trịnh Tráng trục xuất.

    Năm 1640, ông lại đến Đàng Trong một lần nữa. Những năm 1636-1640, ông cùng một số linh mục người Bồ Đào Nha và các thầy giảng Việt Nam phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ La Tinh, soạn thảo một số sách trong đó có bộ Từ điển Việt-Bồ-La (1651).

    Có thể nói, ông là người góp công lớn trong việc hình thành chữ Quốc ngữ của Việt Nam từ thế kỷ XVII.

    Sở VH-TT cho biết, danh nhân Alexandre De Rhodes là người có công trong việc phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ Latin. Ngoài ra, việc đổi tên đường sẽ làm ảnh hưởng đến các giấy tờ của người dân, nên việc đổi tên đường sẽ phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng và chỉ đổi khi thật sự cần thiết.

    Link bài gốc:https://dantri.com.vn/xa-hoi/tphcm-ly-giai-ve-ten-duong-alexandre-de-rhodes-truong-vinh-ky-20231211103844689.htm

    Theo Dân Trí

    Trả lờiXóa
  23. Theo tôi, lý giải trên của Sở VH-TT Tp HCM chưa ổn vì các lý do:
    1. Sở chưa làm rõ công tội của ALEXANDRE DE RHODES. Sở chưa trả lời những câu hỏi do các nhà nghiên cứu nêu ra tại các bài:

    - Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019
    BẢN KIẾN NGHỊ CỦA 12 NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA- LỊCH SỬ PHẢN ĐỐI ĐÀ NẴNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, VINH DANH GIÁO SĨ ĐẮC LỘ, TỨC ALEXANDRE DE RHODES

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/11/ban-kien-nghi-cua-12-nha-nghien-cuu-van.html

    - Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019
    Vụ Alexandre de Rhodes- NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN ĐẮC XUÂN TRẢ LỜI THƯ NGUYỄN ĐĂNG HƯNG

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/12/vu-alexandre-de-rhodes-nha-nghien-cuu.html

    2. Sở VH-TT Tp HCM chưa trả lời thẳng vào câu hỏi của bài này: CÓ ĐÚNG HAY SAI CHUYỆN ÔNG VÕ VĂN KIỆT ĐÃ TUỲ TIỆN, CÁ NHÂN KHI ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, VI PHẠM QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC?
    3. Nếu đã xác định rõ 2 câu hỏi trên thì việc SỬA SAI là BẮT BUỘC, chứ không thể lấy việc "việc đổi tên đường sẽ làm ảnh hưởng đến các giấy tờ của người dân" để thoái thác.

    Trả lờiXóa