Thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta tự hào là con cháu Bác Hồ- Một con người Vĩ đại mà cả thế giới ngưỡng mộ. Trong Lời Chúc Tết Canh Tý hôm qua, Tổng Bí thư- Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ bằng câu nói giản dị:
"Mừng Xuân mới, thắng lợi mới, học theo thơ Bác Hồ,
tôi lại xin nôm na có mấy vần:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay cả nước chắc càng thắng to
Hòa bình, hạnh phúc, ấm no
Rạng danh Tổ quốc, cơ đồ Việt Nam!"
Hôm nay, Mùng Hai Tết.
Khai bút đầu năm hôm nay, Google.tienlang xin cùng bạn đọc nghe bài hát về Bác Hồ của Nhạc sĩ người Anh- Ewan MacColl, bài “The Ballad of Ho Chi Minh” – dịch “Bài ca Hồ Chí Minh”.
Khai bút đầu năm hôm nay, Google.tienlang xin cùng bạn đọc nghe bài hát về Bác Hồ của Nhạc sĩ người Anh- Ewan MacColl, bài “The Ballad of Ho Chi Minh” – dịch “Bài ca Hồ Chí Minh”.
Mời bạn đọc thưởng thức ca khúc “The Ballad of Ho Chi Minh” – dịch “Bài ca Hồ Chí Minh”- Phiên bản tiếng Anh
Vào đêm nghe tin Pháp đã để mất quyền kiểm soát Điện
Biên Phủ (7/5/1954), Ewan MacColl đã nói với những người bạn của mình: “Tại sao
chiến thắng đặc biệt có ý nghĩa này lại xảy ra ở Việt Nam mà không phải ở một mảnh
đất thuộc địa nào khác? Gần đây, tôi đã được đọc một cuốn sách quý, gồm nhiều
bài viết của một số giáo sư sử học phương Đông và Pháp, Italia... ca ngợi một
nhân vật vĩ đại của thế kỷ XX. Đó là Cụ Hồ Chí Minh, nhà lãnh tụ vừa dẫn dắt
nhân dân Việt Nam làm nên chiến thắng kiệt xuất Điện Biên Phủ..."
Những cảm hứng nghệ thuật viết 1 tác phẩm về Hồ Chí
Minh đã đến với ông sau khi đọc xong quyển sách trên. Và Bài hát “The Ballad of
Ho Chi Minh” – dịch “Bài ca Hồ Chí Minh” ra đời. Lý giải về nhịp điệu bài hát chính là làn điệu
dân ca cổ Saxon, ông đã dùng để nói lên đây là tình cảm của người dân nước Anh
dành cho vị chủ tịch này.
Bài hát sau này đã nhanh chóng được lưu truyền khắp
nước Việt Nam, ở Pháp và các tầng lớp phản chiến khác. Bài ca càng ngày càng được
dịch ra nhiều thứ tiếng và lan truyền khắp thế giới.
Mời bạn đọc thưởng thức ca khúc “The Ballad of Ho Chi Minh” – dịch “Bài ca Hồ Chí Minh”- Phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt do Ewan MacColl cùng ca sĩ Quang Hưng thể hiện
Trong đêm khai mạc Đại hội liên hoan quốc tế ca hát
phản kháng chiến tranh tại La Habana, Cuba năm 1967, Ewan MacColl đã biểu diễn
bài hát này cùng nữ nghệ sĩ Peggy Seeger, người bạn đời của ông và đã nhận được
hàng tràng vỗ tay đề nghị biểu diễn lại.
Khi Đại hội liên hoan quốc tế ca hát phản kháng
(1967) kết thúc vợ chồng Ewan Maccoll đã trao tặng bản nhạc Bài ca Hồ Chí Minh
và ngoài bìa có ghi mấy câu thơ:
“Trên đời có
những vật không thể thay đổi
Có những con
chim không khuất phục bao giờ
Có những tên
người sống mãi với thời gian
Hồ Chí Minh.”
Ca sĩ Quang Hưng là người đầu tiên dịch và mang Bài
ca Hồ Chí Minh với điệp khúc "Hồ... Hố... Hồ Chí Minh" nổi tiếng về
biểu diễn tại Việt Nam sau khi được chính Ewan MacColl dạy hát tiếng Anh. Quang
Hưng nói: Tôi xúc động đến trào nước mắt khi nghe bài hát ca ngợi Bác Hồ của một
nhạc sĩ nước ngoài sống cách xa ta nửa vòng trái đất. Hàng ngàn thính giả đã lặng
đi khi nghe MacColl hát đến đoạn..."Hồ
Chí Minh - mùa xuân, chứa chan muôn niềm tin, người từ chân lý sinh ra, vì thế
giới hòa bình, người hiến dâng đời mình. Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh". Hồ Chí
Minh là một cái tên Việt Nam khắc sâu trong lòng bạn bè thế giới. Những người
yêu hòa bình trên khắp các vùng đất tôi đi qua đều dành cho Việt Nam một tình cảm
nồng hậu, một trái tim cảm thông và sự sẻ chia tận cùng. Ngay lúc ấy, tôi nghĩ
về Tổ quốc, về Bác Hồ kính yêu, về đồng bào mình đang ngày đêm chiến đấu giành
lấy độc lập, tự do. MacColl hát Tiến về Sài Gòn, tôi hát bài hát ca ngợi Bác Hồ
do anh sáng tác, chúng tôi như hòa làm một.
Mời bạn đọc thưởng thức ca khúc “The Ballad of Ho Chi Minh” – dịch “Bài ca Hồ Chí Minh”- Phiên bản tiếng Pháp
Mời bạn đọc thưởng thức ca khúc “The Ballad of Ho Chi Minh” – dịch “Bài ca Hồ Chí Minh”- Phiên bản tiếng Tây Ban Nha
The Ballad Of Ho Chi Minh- Bài Ca Hồ Chí Minh
Lời tiếng Anh:
Far away across the ocean,
Far beyond the sea's eastern rim,
Lives a man who is father of the Indo-Chinese people,
And his name it is Ho Chi Minh.
From VietBac to the SaiGon Delta
From the mountains and plains below
Young and old workers, peasants and the toiling tenant farmers
Fight for freedom with Uncle Ho.
Ho, Ho, Ho Chi Minh, etc.
Now Ho Chi Minh was a deep sea sailor
He served his time out on the seven seas
Work and hardship were part of his early education
Exploitation his ABC.
Now Ho Chi Minh came home from sailing
And he looked out on his native land
Saw the want and the hunger of the Indo-Chinese people
Foreign soldiers on every hand.
Now Ho Chi Minh went to the mountains
And he trained a determined band
Heroes all, sworn to liberate the Indo-Chinese people
Drive invaders from the land.
Fourteen men became a hundred
A hundred thousand and Ho Chi Minh
Forged and tempered the army of the Indo-Chinese people
Freedom's Army of Viet Minh.
Every soldier is a farmer
Comes the evening and he grabs his hoe
Comes the morning he swings his rifle on his shoulder
This the army of Uncle Ho.
From the mountains and the jungles
From the ricelands and the Plain of Reeds
March the men and the women of the Indo-Chinese Army
Planting freedom with vict'ry seeds.
From VietBac to the SaiGon Delta
Marched the armies of Viet Minh
And the wind stirs the banners of the Indo-Chinese people
Peace and freedom and Ho Chi Minh.
Mời bạn đọc thưởng thức ca khúc “The Ballad of Ho Chi Minh” – dịch “Bài ca Hồ Chí Minh”- Phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh do các ca sĩ Hồ Quỳnh Hương- Ngọc Anh- Kate Cameron- Emma Bowles thể hiện
Miền biển đông xa tít nơi chân trời người dân ở đó lầm
than đói nghèo!
Từ đau thương Người đi khắp năm châu lòng tin mặt
trời chân lý sáng soi rọi chiếu tới dân lành.
Hồ Hồ Hồ Chí Minh Hồ Hồ Hồ Chí Minh.
Rừng rực cháy lửa cách mạng lan tràn từ rừng Việt Bắc
vào đến Tháp Mười.
Hồ Chí Minh niềm tin đấu tranh cho tự do điệp trùng
đội ngũ lớn lên một ý chí quyết đoàn.
Hồ Hồ Hồ Chí Minh Hồ Hồ Hồ Chí Minh.
Lòng thành kính toàn dân gọi Cha già.
Vì Người đã sống để cho muôn người.
Hồ Chí Minh mùa xuân chứa chan bao niềm tin người từ
chân lý sinh ra vì thế giới hoà bình.
Hồ Hồ Hồ Chí Minh Hồ Hồ Hồ Chí Minh.
Lời 2:
Hồ Hồ Hồ Chí Minh Hồ Hồ Hồ Chí Minh
Hồ Hồ Hồ Chí Minh Hồ Hồ Hồ Chí Minh.
Miền biển đông xa tít nơi chân trời
Người dân ở đó lầm than đói nghèo!
Từ đau thương Người đi khắp năm châu
Lòng tin mặt trời chân lý sáng soi rọi chiếu tới
dân lành.
Hồ Hồ Hồ Chí Minh Hồ Hồ Hồ Chí Minh
Hồ Hồ Hồ Chí Minh.
Vượt trùng sóng người di khắp phương trời
Luyện tôi ý chí lòng nuôi căm thù
Hồ Chí Minh ngày đêm xót thương dân tộc nô lệ
Vì đế quốc dã man dày xéo đất nước mình
Tàn sát bao con người rực cháy mối hận thù
Hồ Hồ Hồ Chí Minh Hồ Hồ Hồ Chí Minh.
Rừng rực cháy lửa cách mạng lan tràn
Từ rừng Việt Bắc vào đến Tháp Mười.
Hồ Chí Minh mùa xuân chứa chan muôn niềm tin
Người từ chân lý sinh ra vì tự do hoà bình.
Người hiến dâng đời mình vì thế giới hòa bình
Hồ Hồ Hồ Chí Minh Hồ Hồ Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hoàng Thư Lê Giới thiệu
Tôi thích phiên bản Hồ Quỳnh Hương, trẻ trung sôi động. Thế giới hát về người, VN hát về người. Mấy tháng trước ở Chile có vụ gì đó người ta hát bài gì cũng giống bài này về chủ tịch Hồ Chí Minh. Thấy nhiều share trên FB. Thế giới có nhiều bài hát về chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng, và cả tiếng dân tộc thiểu số Vn.
Trả lờiXóaTiếng Ấn, tiếng Thái, tiếng Triều Tiên nữa pác. Mềnh xem đâu đó trên Youtube, Youku rồi.
XóaBạn Thành Dương nói rất đúng, tôi cũng rất thích bài này
XóaTôi thì lại thích tất cả những phiên bản trong các video clip trên, nhưng thích nhất là phiên bản tiếng Tây Ban Nha.
Trả lờiXóaDịu dàng, đằm thắm, thiết tha...
Cụ Hồ là 1 trong những lãnh tụ cách mạng đầu tiên của thuộc địa Á Đông, không chỉ được người Á Đông tôn kính mà còn được toàn thế giới tôn trọng, cụ thể là UNESCO của LHQ đã vinh danh Bác là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa quốc tế. Bác là biểu tượng của lòng thương con người, đạo đức cách mạng, tình yêu bao la, tài trí bao trùm, là người đã kết hợp nhuần nhuyễn nhiệm vụ giành độc lập giải phóng dân tộc và giải phóng người lao động lại làm 1 để thống nhất lòng người đi đến thắng lợi đến thắng lợi khác, để lại một cơ đồ, một di sản thiên thu vạn đại.
Trả lờiXóahttps://v.youku.com/v_show/id_XNTU5MjQ5NzQw.html
Nhiều khi chán thằng Youtube đầy video phản động ba que chạy sang Youku lánh nạn thì lại toàn là tiếng Trung không có tiếng Nhật hay tiếng gì khác. Không biết tiếng Trung thì thua thì không gõ tra video được và số lượng video chữ Latinh trên youku ít hơn youtube rất nhiều. Với lại Youku quảng cáo nhiều hơn Youtube quá nhiều.
Xóa1. Bài này đúng như Nguyễn Hoàng Thư Lê viết, do ca sĩ Quang Hưng đưa về VN năm 1967 từ đất nước Cuba anh hùng. Bài hát rất sôi động, ai nghe cũng thấy tinh thần chiến đấu được kích thích mãnh liệt. Tôi đã nghe nhiều lần, nay nghe lại vẫn thấy mới mẽ.
Trả lờiXóaCảm ơn G TL đăng bài hát này đón chào ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
2. Xin nói một chút ngoài đề:
Tôi đọc báo mạng, blog, ... nhận thấy: Blog gần như không mắc lỗi chính tả. Họ kiểm tra kỹ sau khi đánh máy. Còn báo mạng thì có quá nhiều tờ chữ nghĩa sai tùm lum. Có lẽ họ đánh máy xong không kiểm tra hay sao á? Có lần tôi gửi thư góp ý cho một tờ báo, họ cảm ơn, sửa lại chỗ sai. Nhưng rồi nhiều lỗi vẫn xuất hiện. Thật không thể tin nổi.
Tôi vừa đọc bài: "Đầu năm, Mỹ Tâm đăng ảnh tình tứ đón Tết bên ba mẹ" (báo Tinmới.vn). Tôi không khỏi bật cười khi đọc câu: "Nhiều người không khỏi suýt xoa với nhan sắc ngày càng trẻ trung của giọng ca Người hãy quên em đi dù đã bước sang tuổi 340" (Nhấn mạnh: họ phong cho Mỹ Tâm sống thọ như bành ông tổ cổ tích xưa, nay đã 340 tuổi!)
Người già như tôi mắt kém có nhiều lúc không phát hiện lỗi đánh sai, sau khi gửi đi mới thấy, còn chịu không được. Người trẻ mà để lỗi nhiều như thế thật đáng buồn, vì họ thiếu tôn trọng độc giả!
Họ mà mà tôn trọng độc giả thì độc giả đã không ưu ái phong họ là "lều báo" bác ơi.
XóaCụ Thép tuổi cao mà mắt vẫn tinh tường!
XóaĐúng là báo có câu:
"Nhiều người không khỏi suýt xoa với nhan sắc ngày càng trẻ trung của giọng ca Người hãy quên em đi dù đã bước sang tuổi 340."
https://www.tinmoi.vn/dau-nam-my-tam-dang-anh-tinh-tu-don-tet-ben-ba-me-011538802.html
Bác sống như trời đất của ta
Trả lờiXóaYêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
- Tố Hữu
Bác Hồ của chúng ta là như vậy đó, Bác có lo cho Bác đâu, mà chỉ lo cho đất nước, lo cho mọi người dân Việt Nam
XóaGửi các bạn kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trả lờiXóaTôi cũng như nhiều người Việt Nam luôn kính yêu Bác Hồ, vì Người đã hy sinh cả cuộc đời vì dân vì nước. Tôi đã dành nhiều thời gian, tìm hiểu, nghiên cứu, viết gần 100 bài báo có nội dung về Hồ Chí Minh. Từ một bài báo có nhan đề: "Bác Hồ với gia đình", đăng trên một tờ báo ở TP HCM cách nay mấy năm, trước Tết tôi về tòa soạn nhận báo biếu, nhuận bút thì nhận được tin có độc giả muốn gặp tôi. Từ số điện thoại người này gửi lại, tôi được anh cho biết muốn gặp tôi để cung cấp cho tôi tư liệu mà anh có về đời tư, gia đình, cuộc gặp giữa Bác Hồ với chị, anh ruột của Bác ở Bắc Bộ phủ năm 1946.
Trước Tết, tôi đã gặp người bạn này. Anh tên Hồ Quang Chính, người quê Bác Hồ, hiện sống ở TP HCM, anh sinh năm 1930, cán bộ Cách mạng lão thành. Anh tặng tôi cuốn hồi ký nhan đề "BÁC HỒ gặp chị và anh ruột", tập thơ Hoa tâm cũng của anh và một số bài viết riêng lẻ của anh và ông Nguyễn Sinh Thọ, cùng quê Nghệ An, đang sinh sống tại TP HCM, cũng là cán bộ lão thành cách mạng. Ông Nguyễn Sinh Thọ là thân phụ của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, kêu Nguyễn Tất Thành bằng chú họ gần. Anh Hồ Quang Chính là con nuôi của nhà cách mạng tiền bối Hồ Tùng Mâu.
Trong số tài liệu anh Hồ Quang Chính tặng cho tôi có bài viết của anh Chính nhan đề GÀ HÓA VỊT, KHÔNG THÀNH CÓ, TỪ SỰ THẬT... và bài của ông Thọ xác nhận tư liệu trong hồi ký của anh Chính (BÁC HỒ gặp chị và anh ruột) là đúng.
Tư liệu của anh Chính phê phán cuốn sách "Mẹ về" của nhà văn Sơn Tùng viết sai nhiều điều, gây mất uy tín cho bà Thanh trong lần ra Hà Nội thăm Bác năm 1946.
Từ tư liệu của anh Chính tôi đã viết một bài báo định gửi cho tờ báo tôi cộng tác đăng sau Tết. Nhưng qua trao đổi với anh Chính, ý anh ấy muốn trực tiếp viết bài gửi cho báo. Tôi thấy anh quyết như vậy là đúng nên bỏ ý định đăng bài của tôi. Theo mong muốn của anh Chính, ngày mồng Bốn Tết này tôi có cuộc họp mặt đầu năm tại HộI trường Thành ủy đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, sẽ tranh thủ gặp anh ấy trao đổi về tư liệu anh viết về Bác Hồ gặp bà Thanh và ông Tất Đạt.
Qua đây, cho thấy có những tư liệu của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ không đúng. Nhưng ông Sơn Tùng đã qua đời rồi, không thể đối chứng. Nhưng ai là người nghiên cứu về Bác, khi phát hiện những vấn đề phải xem xét thì phải tìm cho ra điều đúng, chỗ sai để đưa vào bài nghiên cứu của mình cho chính xác.
Trước đây, tôi cũng có bài viết nhan đề: Trần Dân Tiên là ai?
Tôi đưa ra những dẫn chứng, phân tích và đứng về phía cho rằng Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh.
Những tư liệu của anh Chính kích thích cho người ta tìm kiếm sự thật về cuộc gặp giữa Bác với người chị và anh ruột, một chi tiết trong đời Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Theo tôi là rất cần thiết.
Trần Dân Tiên hình như là 1 bút danh dùng chung thì phải.
XóaTổng thống Putin học được tấm gương tế nhị, thu phục lòng người của Cụ Hồ:
https://vi.sott.net/article/4959-Hanh-dong-nho-gay-bao-mang-Putin-nhat-chiec-mu-roi-cho-si-quan-canh-ve-Palestine
Bạn Putin 21:27 26 tháng 1,2020:
Xóa"Trần Dân Tiên hình như là 1 bút danh dùng chung thì phải"
Quan sát của bạn gống như quan sát của tôi.
Đúng như bác Thép nói, nhân dân Việt Nam và nhân dân trên toàn thế giới đều kính yêu Bác Hồ của chúng ta
XóaNgười dân ChiLe hát vang về NGƯỜI nhân dịp biểu tình chống chủ nghĩa đế quốc của họ trùng khớp với ngày quốc khánh VN. Bài hát Quyền được sống trong hòa bình (El derecho de vivir en paz).
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=02LCt0hFd50
1. The Ballad of Ho Chi Minh - Ewan MacColl
2. Quyền sống trong hòa bình - Víctor Jara
3. Giá như Người còn sống - Angel Parra
4. Người thầy lớn - Juan Francisco Guiterref:
https://www.youtube.com/watch?v=7RXSF7WH6i0
Bác Hồ Chí Minh trong trái tim Cuba:
https://www.youtube.com/watch?v=ka-L4Bjibqk
VN - Cuba, tình hữu nghị vô song. Những dấu ấn và hình ảnh đáng kinh ngạc về Cụ Hồ và VN trên hòn đảo anh hùng:
Xóahttps://www.youtube.com/watch?v=N1PLRF1MS-Q
Anh Hồ Quang Chính kê ra tới 8 điểm nhà văn Sơn Tùng viết sai về Bà Nguyễn Thị Thanh ra Hà Nội gặp Bác Hồ năm 1946 (trong cuốn sách "Mẹ về").
Trả lờiXóaAnh Hồ Quang Chính và Nguyễn Sinh Thọ được Bà Thanh cho đi theo vào gặp Bác Hồ tại Bắc Bộ phủ. Anh Hồ Quang Chính về sau còn được gặp Bác nhiều lần nữa và được Bác sửa thơ, tặng ảnh cho nữa.
Xin trích vài đoạn bài GÀ HÓA VỊT, KHÔNG THÀNH CÓ, TỪ SỰ THẬT...
Nội dung nêu trong cuốn "Mẹ về" sai trái với trình độ bản chất, đức tính của Bà Thanh và cũng sai với cách đối xử của Bác Hồ và bối cảnh lịch sử lúc đó. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một số sai trái đó; không đúng sự thật (những câu, đoạn trong dấu ngoặc "..." là trích trong "Mẹ về" của Sơn Tùng.
1/ "O xuống chợ mua 2 con vịt bầu" (trang 13) đem ra Hà Nội tặng Bác Hồ. Sự thật Bà Thanh mang 2 con gà do bà nuôi. Những người đan bu (lồng gà) và bắt gà cho bà, đến năm 1997 vẫn còn sống ở làng Sen (Nam Đàn, Nghệ An). Nhiều người ở Nghệ An cũng biết bà mang tương và gà ra Hà Nội biếu Bác Hồ. Theo phong tục ở Nghệ Tĩnh không ai mang vịt đi biếu người mình quý trọng cả. Từ chỗ cho Bà Thanh "mang 2 con vịt" dẫn đến chuyện trên tàu "hai con vịt kêu toán lên" (trang 18) cho đến việc Bác Hồ đến thăm "ăn cháo vịt", chân vịt ở nhà bà giáo Đặng đều do tác giả bịa ra.
2/ Hôm ra Hà Nội, bà mặc "cái váy nâu nhuộm bùn, cái áo vá vai" (trang 13) "mặc đồ xuềnh xoàng quê mùa" (trang 14) "cái nón lá cụ đội quá tồi tàn..." (trang 15) "dép da bã mỏng dé" (trang 13). Sự thật Bà Thanh ăn mặc chỉnh tề: quần lĩnh đen, áo dài the đen, áo cánh trắng bên trong, đội nón mới, đi guốc mộc. Sở dĩ tác giả tả Bà Thanh mặc như trên, "để thử người em trai mình" "nay Chủ tịch Nước lại khinh người mặc rách rưới" (trang 16) chứ không phải "O không đến nổi thiếu bộ quần áo tươm tất, cái nón lành lặn để đi ra ngoài thiên hạ..." (trang 16) để "xem cậu Thành còn giữ được nếp nhà không, còn giữ được cốt cách người Việt Nam hay không? O còn lo cậu ấy còn quên nhiều tiếng mẹ đẻ, nói như một chính khách nói tiếng Việt thì đáng buồn..." (trang 16).
Làm gì Bà Thanh là một cán bộ hoạt động cách mạng, trong một gia đình khoa bảng lại ngô nghê về người em trai mình là Nguyễn Ái Quốc, là Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như vậy!
3/ ...
4/ Theo tác giả, khi ông Vũ Đình Huỳnh - Bí thư của Bác cho bà biết "Bác còn dở dang một công việc hệ trọng" (trang 20), chưa gặp bà Thanh ở Bắc Bộ phủ được, thì không chờ ông Huỳnh nói xong, cụ Thanh đứng phắt dậy sãi bước đến góc phòng, xách lồng vịt lên, nghiêm giọng: ông lên nói ông Hồ, tôi không ngờ đứa em trai Nguyễn Tất Thành của tôi bốn chục năm trước, hiếu với cha mẹ, hiền thảo với anh chị...vậy mà ... bây giờ ông là Chủ tịch Nước. Cụ đay nghiến: Chủ tịch nước là vua chứ còn gì? em tôi đã thay đổi, đã "quan dân lễ cách" ngay cả với bà chị gái của mình...sợ gặp chị rách rưới ở nơi quyền cao chức trọng này xấu hổ cho em chăng" (trang 20)
Tác giả tự nhận mình quen biết với Bà Thanh nhiều, nhưng những suy nghĩ, lời lẽ và hành động mà tác giả gán cho bà Thanh quả thật thô thiển, thiếu khiêm tốn, lễ độ, nên nhớ rằng bà Thanh xuất thân từ một gia đình trí thức cách mạng, biết nói những điều cần nói.
5/ Việc Bác Hồ đến nhà ông bà giáo Đặng "vào buổi non trưa" (trang 22) để gặp Bà Thanh và ở lại ăn "cháo vịt, chân vịt" ...
Trả lờiXóaSự thật làm gì có vịt mà ăn! Hơn nữa, những ngày cuối tháng 10 năm 1946 tình hình giữa ta và Pháp rất căng...Trong tình hình nước sôi lửa bỏng, vận nước như ngàn cân treo sợi tóc, Bác bận trăm công ngàn việc, làm sao Bác Hồ có dư thời giờ (nhất là ban ngày) để đến nhà bà giáo Đặng, gặp Bà Thanh, hàn huyên và ăn "cháo vịt, chân vịt" (trang 23)...
6/ Tác giả tả về Bác Hồ trong câu chuyện gặp Bà Thanh:
- Theo tác giả, ông Vũ Đình Huỳnh là "Bí thư, tức là người giúp việc của Bác Hồ" (tramg 18) ra gặp Bà Thanh ở cổng gác và mời bà vào phòng khách" và "ông đi báo cáo với Cụ Hồ", "Khi tôi (ông Huỳnh) đến bên bàn thưa với Bác: "Cô Thanh ở Nghệ An ra thăm Bác..." thì "Bác đặt cây bút đỏ xuống bàn, hai tay Bác níu chặt lấy bàn, nhìn tôi..." (trang 19). Cách phản ứng như thế, thật xa lạ với Bác Hồ, nhà hoạt động cách mạng lão luyện, đã từng vào sinh ra tử, vẫn giữ phong thái ung dung.
- Theo tác giả, khi Bác đến nhà bà giáo Đặng để gặp Bà Thanh, bà đã biết Bác đến, nhưng bà còn "giận dỗi" nên không ra đón Bác mà ngồi ở giường để Bác vào chỗ Bà Thanh và "Cậu Thành ngồi khẻ khàng xuống bên mép giường, sát người O..." và nói "...chị ơi, chị nỡ lòng nào dỗi với em!" (trang 22) "O khóc òa lên..." và "câu Thành cũng khóc và nói những gì không ai nghe rõ" (trang 22)
Cũng theo tác giả, khi Bác Hồ đang ăn món thịt vịt của Bà Thanh tại nhà ông bà giáo Đặng "Câu Thành đặt đôi đũa xuống mâm đứng dậy, hai cánh tay khép vào phía trước ngực mình, nói với O..." (trang 22).
Người đọc có cảm tưởng đang chứng kiến cảnh hai đứa trẻ giận dỗi nhau! Và làm điệu bộ của một cậu thiếu niên! Năm 1946 Bà Thanh đã ngoài 60 tuổi và Bác Hồ, vị lãnh tụ của chúng ta đã 56 tuổi.
7/ ...
Trả lờiXóa8/ Cuối cùng, một chi tiết cho thấy tác giả "Mẹ về" đã hư cấu thái quá. Nhân dịp Tết, đầu năm 1957 tôi đến nhà ông Vũ Đình Huỳnh ở số 5 đường Hai Bà Trưng (Hà Nội). Sau khi nghe tôi nhắc lại chuyện Bà Thanh ra gặp Bác Hồ cuối năm 1946 tại Bắc Bộ phủ, ông nói: "Hôm Bà Thanh ra gặp Bác ở Bắc Bộ phủ, tôi có biết, nhưng hôm đó tôi đi vắng". Như vậy, câu chuyện "Một người trạc 40 tuổi, mặt chữ điền, trán chữ nhật, lông mày chữ nhất, mắt long nhãn, mũi chữ cổn, miệng chữ tứ, dáng oai vệ đi tới gặp O" (trang 18) là hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra, chứ Bà Thanh không biết ông Vũ Đình Huỳnh. Thực ra ông Vũ Đình Huỳnh cũng không phải như tác giả miêu tả.
Theo tác giả, Bà Thanh tiếp tác giả trong "đêm mưa trời khuya", "uống rượu"...Chúng tôi những người cháu ở gần Bà, đều khẳng định Bà Thanh không uống rượu, và không bao giờ tiếp đàn ông vào buổi tối đêm khuya trong nhà mình, kể cả con cháu thân trong họ. Có một người cháu của Bà Thanh, khi đọc xong đoạn này, nói thẳng ra rằng: "không khéo thì ông Sơn Tùng chưa bao giờ được gặp Bà Thanh", xin nhớ rằng Bà Thanh mất năm 1954.
Cuối bài có hai phần:
KẾT LUẬN:
...Chẳng những sự việc không có, mà ngay tả các nhân vật trong câu chuyện cũng sai về bản chất. Hơn nữa câu chuyện Bà Thanh gặp Bác Hồ cuối năm 1946 được báo Nhân Dân đăng số 10915 ngày 18-5-1984, trước cuốn "Mẹ về" của Sơn Tùng (1990). Do đó chúng tôi (anh Nguyễn Sinh Thọ và tôi) là những người được xách gà, mang chai tương và được Bả Thanh cho đi đến gặp Bác Hồ, là những người chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa chị em Bác vui vẻ, thân mật, đầy cảm động, chúng tôi phản bác toàn bộ câu chuyện Bà Thanh gặp Bác Hồ trong cuốn "Mẹ về" từ trang 11 đến trang 28 của Sơn Tùng do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành năm 1990.
Chúng tôi đề nghị:
...Nếu chúng ta không làm rõ thì nghe đâu nhà văn Sơn Tùng có lần nói: "Bây giờ các anh không làm rõ, thì sau này các anh nhắm mắt, hậu thế sẽ không tha thứ các anh..."
...Chúng tôi tiếp tục đề nghị cơ quan có trách nhiệm cần có ý kiến việc này để tránh lan truyền những truyện thất thiệt về Bác Hồ với người thân gia đình.
Hồ Quang Chính.
Thưa bạn đọc thân mến,
Tôi (Người Đất Thép) trích đưa bài của anh Hồ Quang Chính lên đây là để báo tin cho các bạn những người kính yêu Bác Hồ biết được sự việc (tuy đã lâu, nhưng không phải có nhiều người đã biết), đặng hiểu chính xác về câu chuyện Bác Hồ gặp người chị thân yêu của mình năm 1946 tại Hà Nội, hiểu như thế nào là đúng.
Chúng ta đồng cảm với anh Hồ Quang Chính và chờ đợi cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết để sự việc được sánh tỏ.
Hôm nay mùng 3 Tết Canh Tý 2020, rỗi rãi, tôi đã đọc hết 203 ý kiến tranh cãi của bạn đọc ở trên và tôi rất tâm đắc với ý kiến của ông Lê Trọng Thắng.
Trả lờiXóaCảm ơn ông Thắng!
Ý kiến của ông giúp tôi sáng tỏ nhiều điều, đặc biệt là về mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Liên Xô giai đoạn từ 1952 trở về trước.
====
Lê trọng Thắng14:23 16 tháng 10, 2017
Tiếp phần 1,
2, Hòa ước San Francisco (năm 1951) do các nước thắng trận nhóm họp để phân định lại rạch ròi các vùng lãnh thổ bị phát xít Nhật chiếm đóng bằng 1 hiệp ước quốc tế, trong đó có vùng đảo Hoàng sa và Trường sa của VN.
Thời điểm 1951 này,cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp (với sự giúp sức của Mỹ) và bọn tay sai người bản xứ, của VNDCCH đang bước vào giai đoạn khốc liệt.
- Quan hệ VN và Liên xô lúc này khá dè dặt, LX chính thức công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được 2 bên nâng lên cấp đại sứ năm 1952. Dĩ nhiên sự ủng hộ vật chất khá nhỏ. Đây còn là thời kỳ bước vào cuộc chiến tranh lạnh giữa 2 khối LX- TQ ,..và Mỹ - phương Tây, việc ông bộ trưởng ngoại giao LX lúc đó là Gromyko có tuyên bố nào đó, dù bất lợi cho VN , nhưng hoàn toàn không có chuyện "phản bội" ở đây. Quan hệ trước sau như 1, nhất quán , dù có lúc thăng trầm, VN- LX khẳng định điều này.
Đây là điều các "sử gia" mồ ma cờ vàng , thí dụ Vũ Ngự Chiêu,...hay khai thác để chống đối. Một mặt để chia rẽ, kích bác, mặt khác quan trọng hơn là cố gắng tô son trát phấn lên bộ mặt nhơ nhuốc và thân phận bù nhìn tay sai ngoại bang của cái gọi là "chính phủ quốc gia Bảo Đại" và các "chính phủ VNCH " kế tiếp nó. Đây là góc nhìn của những kẻ tay sai bản xứ, giúp tây đánh ta, ví quyền lợi của mẫu quốc, ta thường gọi nôm na là góc nhìn nô lệ.
- Bù nhìn , tay sai có góc nhìn hay chính kiến gì không ? - Có chứ, góc nhìn của kẻ nô lệ, tay sai ngoại bang. "Sử gia " Vũ Ngự Chiêu chẳng hạn, hay ở mức rất thấp, ăn theo nói có là tay lính ngụy Tư lầy lội nào đó.
3, Đã là sự khẳng định : không có Mỹ thì không có Ngô Định Diệm và cái gọi là "chính phủ VNCH". Điều này không phải lăn tăn gì.
Với 1 kẻ như họ Ngô, 3 đời việt gian tay sai ngoại bang, lấy đâu ra "tinh thần dân tộc" ? để bật lại chính người chủ "đẻ" ra mình, là Mỹ ? - Đây là 1 luận điệu khôi hài.
Thân phận tay sai, chính quyền thì thối nát, đôi lúc lại khó bảo, không làm được việc thì chủ Mỹ phải thay thế. Lẽ đương nhiên. Đó là trường hợp NĐD và Ngô Đình Nhu. Trong cuốn No More Vietnams , TT Mỹ Nixon nói : "...Chúng ta đã phạm lỗi lầm nguy kịch lần thứ 3 tại Việt Nam khi mà chính quyền Kennedy càng ngày càng thất vọng Tổng Thống Diệm nên đã khuyến khích và ủng hộ cuộc đảo chánh lật đổ ông ta..." và cơ quan CIA tại Sài gòn là người thực hiện. Tổ chức lật đổ NĐD , có thể việc giết NĐD ngoài ý muốm của Mỹ, nhưng việc ông ta phải chết hay không không có nhiều ý nghĩa, có chăng chỉ trình diễn sự mọi rợ của chính đám tướng lĩnh VNCH thực hiện đảo chính, giết thảm cả nhà anh em "tổng thống" của chính mình.Có nhiều giai thoại, đại ý tay đại úy Nhung nào đó đã ra tay, sau khi nhận được ám hiệu " 2 ngón ta giơ lên" (ý là giết cả 2 Diệm và Nhu) và chính tay Nhung này ngay sau đó được phát hiện tự treo cổ chết. Vậy là chẳng có chủ mưu : không phải Dương Văn Minh và lại càng không phải Mỹ.!!!???
http://googletienlang2014.blogspot.com/2017/10/nguyen-van-phat-bieu-cua-ho-chu-tich.html?showComment=1508138511240#c6680846676785753900
Gia đình tên Diệm này quá rõ ràng là 1 gia đình bán nước rồi. Không chỉ thời Mỹ mới bán nước mà thời Pháp đã bán nước từ thời cụ Phan Đình Phùng rồi với cuộc đàn áp khởi nghĩa Hương Khê mà Ngô Đình Khả là tùy tướng đi theo đại Việt gian Nguyễn Thân đàn áp nghĩa quân Phan Đình Phùng - Cao Thắng.
XóaLúc đầu Pháp vào thì còn bảo Pháp nó mị dân nên ngộ nhận chính trị chứ lúc này Pháp nó đã thiết lập đô hộ thuộc địa chia cắt Bắc Trung Nam và nô dịch hóa dân ta gần trăn năm và triều đình Huế thì bị Pháp thích ai làm vua thì cho làm vui, thích phế ai thì phế, thì rõ ràng đến thời điểm này thì không còn bảo là vì khác biệt chính trị hay ý thức hệ gì nữa mà hoàn toàn là cố tình bán nước. Vì vậy gia đình họ Ngô này được liệt vào danh sách những tên Việt gian đầu sỏ nhiều nợ máu với nhân dân thời đó.
Cha con nhà Diệm thì chả cần suy đoán gì về lòng yêu nước cả, vì sao, là vì người Việt Nam có tý tinh thần dân tộc yêu nước thì đâu cả mấy đời theo đạo thiên chúa, mà đạo thiên chúa khi vào nước ta nó có mục đích gì thì các vị hãy đọc cuốn : Tây dương Gia tô bí lục sẽ rõ, tôi đồng tình với ông Khóa nói về gia đình Diệm.
XóaDo vụ này có tính thời sự quá nóng trên mạng nên tôi xin phép "lạc đề thiện ý" một tí.
Trả lờiXóaVụ virút Corona đang xảy ra hiện đang có hiện tượng "ruồi bu vào phân" với những luận điệu bôi nhọ Cộng Sản, đòi thay đổi hệ thống, cấu trúc chính trị, thay đổi hoặc thay màu chế độ, tuyên truyền tin giả, gây hoang mang dư luận và cộng đồng, với mưu đồ gây hoảng sợ để tạo rạn nứt kẽ hở và khoét sâu thành cơ hội để tạo hỗn loạn, kích động ra đường biểu tình.
Tận dụng cơ hội hiếm có, những luận điệu quen thuộc 1 lần nữa hớn hở mọc lên như nấm sau mưa và thường thấy trên mạng xã hội ở các tài khoản phản động.
Thế bác không biết cơn đại dịch này sẽ chấm dứt "triều đại Tập Cận Bình" và sự trỗi dậy Trung Quốc à. "Sấm" đã nói rồi cấm có sai nhé. Sách xưa cũng đã "tiên tri" rồi. Ông bạn Pháp Luân Công của tớ dẫn lời trên Đại Kỷ Nguyên trích lại từ một facebooker theo lời kể của một ông bạn của người anh em cột chèo của 1 nạn nhân ở Vũ Hán bảo thế. Họ biết rất nhiều về các thâm cung bí sử Trung Quốc, không tin vào Youtube sẽ thấy nhiều video clip bóc trần, bóc mẽ, vạch mặt Trung Quốc đấy.
XóaTất cả đều biết là hiện nay phải rập khuôn mô hình chính trị xã hội của Mỹ và ngoan ngoãn đi vào quỹ đạo chính trị, màu sắc chính trị của Mỹ như Ấn, Phi, Đài, Columbia, Mexico, Indo, Ả Rập Xê út, Ukraina, hay các quốc gia mà Mỹ đã giải phóng như Iraq, Libi, Afghanistan thì mới thăng cấp thành cường quốc giàu mạnh được và không còn tham nhũng tiêu cực nữa, không còn bệnh dịch nữa.
Phải tự do lều báo. Báo chí như nồi cám lợn thì sẽ hết dịch. Càng nhiều tin đồn, tin giả càng nhiều thì bệch dịch càng ít, sức khỏe cộng đồng càng tốt, tuổi thọ công chúng càng cao. Dân trí cũng sẽ được cao hơn.
XóaKhông chỉ cần tự do lều báo mà cần tự do nghị trường nữa, không thể bịt miệng ông Dương Trung Quốc vị đại biểu yêu dân như con này được, như thế là không có dân chủ. Phải được tự do mở miệng.
XóaSuy cho cùng nếu không nhờ báo chí đưa tin cho dân thì làm sao người dân biết được tin động trời là đảo Phú Quốc được cho Trung Quốc thuê đến 99 năm.
Nếu không nhờ ông Dương Trung Quốc và những ông nghị yêu dân như con yêu đất như vàng và báo chí yêu tự do dân chủ đưa tin lại cho dân biết thì đã không có hàng trăm bài phân tích thấu tình đạt lý trên blog, mạng xã hội, những chuyên gia hải ngoại về vấn đề tại sao cho Trung Quốc thuê đất 99 năm là sai và có hại cho đất nước.
Không có những tờ báo yêu dân như con hiện nay thì người dân đã không biết được TQ đã lén lút cho người dân Vũ Hán bay vào VN dù sân bay đã bị đóng cửa từ đời nào.
Tất cả 100% những tin đồn sai sự thật lúc này đều do bọn phản động phao lên. Mục đích của chúng là kích động cho dư luận sợ hãi, và áp lực Chính phủ phải làm những chuyện mà ngoài Triều tiên ra thì chưa nước nào làm.
XóaXin lưu ý Triều tiên không có giao thương nhân dân với TQ, người dân 2 nước không hề làm ăn hợp tác với nhau. 2 nước này chỉ hợp tác kinh tế nhà nước. Vì vậy họ đóng cửa biên giới cũng chẳng ảnh hưởng đến ai cả, vì từ lâu họ cũng đã đóng cửa bế quan tỏa cảng với thế giới bên ngoài.
Nên tin tưởng và ủng hộ Chính phủ vì họ có những thông tin đúng đắn và cũng đang quan sát xem quốc tế đang phản ứng ra sao, nhất là những quốc gia và vùng lãnh thổ quanh TQ, có cùng đường biên với TQ. Mọi quyết định đều dựa trên nhiều thông tin tổng hợp về khoa học, y tế, kinh tế, chính trị.
Nên nghe theo những thông tin chính thống từ các cơ quan ngôn luận đủ tư cách thay mặt cho các cơ quan hữu quan Trung ương và địa phương, tỉnh thành. Không nên nghe theo đám đông bát nháo trên thế giới ảo. Những tin đồn cắt xén, những hình ảnh cắt ghép photoshop, những video chỉnh sửa đầy ác ý, với những ý đồ bất thiện.
Đâu, có nhiều nước đóng cửa với TQ lắm, sau đây là danh sách:
Xóa1. Triều Tiên
2. CHDCND Triều Tiên
3. Bắc Triều Tiên
4. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
5. Корейская Народно-Демократическая Республика
6. 朝鲜民主主义人民共和国
7. North Korea
8. Democratic People's Republic of Korea
9. DPRK
10. DPR Korea
11. 조선민주주의인민공화국
12. Corée du Nord
13. Corea del Norte
14. Corea del Nord
TT là thằng cùi không sợ lở. Du lịch TT không có nhiều chỗ đi tới lui cũng nhiêu đó nên ngày càng vắng vẻ người TQ đến TQ, mỗi năm lèo tèo tầm 50 - 100 người. Đóng cửa biên giới cũng chả khác gì, chả ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới. TQ với biên giới các nước khác tính cả VN là hàng triệu lượt người qua lại hàng ngày. Bao giờ CP người ta đánh giá là mức độ nguy hiểm cao đến mức phải đóng cửa thì đóng cửa thôi. Còn bây giờ thì chưa. Còn mức độ nguy hiểm ntn thì do cơ quan chức năng đánh giá dựa theo các thông tin chuẩn mực quốc tế chứ không phải theo FB và đội quân CĐM thiên tài chém gió và la hoảng.
XóaNhờ ơn lều báo dẫn lời đám nghị dân túy mà tôi mới biết luật đặc khu là bán đất cho TQ, là thuộc địa, là khu tự trị. Nhờ ơn nghị Quốc nên tôi mới biết không ủng hộ mua bán dâm là "đạo đức giả".
XóaNhiều người không hiểu dân túy là gì, chui vào ổ phản động Wikipedia đọc rồi bảo chủ nghĩa dân túy là "tốt". Wikipedia tiếng Việt định nghĩa dân túy là hoàn toàn bậy bạ, dịch máy từ Wiki tiếng Anh sang.
Túy = say, mê man, không tỉnh táo.
Thành ngữ: Say túy lúy, "Nhất túy giải thiên sầu" (Một cơn say hóa giải vạn nỗi buồn)
Muốn cảm nhận được dân túy là gì thì chúng ta chỉ cần thay chữ "ma" vào chữ "dân". Ma túy! Nó là 1 loại ma túy chính trị, dùng để đầu độc, mị dân, ngu dân hóa, lừa dân, lừa đảo chính trị, ru ngủ nhân dân, chủ nghĩa cơ hội chính trị, thực dụng trục lợi, chủ nghĩa nhiệm kỳ, bệnh thành tích, bỏ quên nhiệm vụ lâu dài, lợi ích dân tộc và giai cấp, lợi ích lâu dài của đất nước.
Vụ corona đưa tin thế nào cũng khó, đưa tin về nỗ lực của VN và TQ trong việc chống virút thì họ bảo phải nghiêm trọng lắm rồi thì mới làm lớn như vậy, ôi sợ quá sợ quá.
XóaCòn không đưa tin về các nỗ lực của chính quyền thì họ lại bảo Cộng Sản bình chân như vại, không quan tâm đến dân. Kiểu nào cũng không được với họ. Những người không bao giờ hài lòng.
Dù sao thì vụ này đánh mạnh vào kinh tế TQ trong thời điểm nhạy cảm của cuộc đàm phán hiệp 2 của chiến tranh thương mại với Mỹ. Sau vụ này chắc TQ phải mở một cuộc điều tra rộng lớn. Tình báo TQ chắc đang hoạt động như điên.
Người Mỹ trong lịch sử cho thấy không từ thủ đoạn nào để giành thắng. Từ chiến tranh thương mại đến chiến tranh sinh học, nhằm mục đích bảo vệ cho bằng được mình là #1. Ném đá giấu tay, thí quân thí tướng thí tốt thí dân trong ngọn lửa hung tàn, cường bạo.
XóaTrên FB có mấy người Việt ở TQ post nói về tình hình thật sự bên TQ, nói cầu nguyện cho dân TQ, lập tức bị 1 bầy chó dại xông vào cắn xé đầy thù hận, report các thứ. Một bên bày tỏ tình thương, một bên sặc mùi thù hận, hằn học, cay cú. Bọn nó còn bảo những người này là lừa đảo vì bên TQ cấm FB thì làm sao vào FB được, mà không biết là bên TQ có phần mềm trèo tường thông dụng.
XóaDU HỌC SINH ĂN TẾT Ở TRUNG QUỐC GIỮA ĐẠI DỊCH CORONA
Xóahttps://www.youtube.com/watch?v=F-T6i0i7xSs
Mẽo là thằng thù địch với TQ nhất mà còn không đóng cửa với TQ, đang chiến tranh thương mại nữa kìa.
XóaBài quá hay ở Google.tienlang
Trả lờiXóa===
Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015
Nhân chiến thắng Điện Biên Phủ nghĩ về tầm vóc Việt Nam
Khi còn bé mỗi khi ngước nhìn các bằng Liệt sĩ treo cao trên tường tôi cứ thấy dấu quốc huy với các lá cờ cắm xung quanh sao giống ....quả cà chua. Nhà bạn nào còn mẫu bằng liệt sĩ thời chủ tịch nước Lê Đức Anh thì chắc biết. Lớn xí , biết đọc , tôi đọc được dòng chữ to nhất trên bằng liệt sĩ " Tổ Quốc Ghi Công". Tôi hỏi ba tôi "Tổ Quốc ghi công" là gì. Ba tôi tận tụy giải thích cho tôi.
Ông ngoại tôi là liệt sĩ thời "9 năm" ( cách người dân quê tôi gọi kháng chiến chống Pháp), ông hy sinh lúc mẹ tôi còn bé tí, không có di ảnh . Ký ức về ông ngoại của mẹ tôi rất ít và tôi nghe đến thuộc lòng. Mỗi khi cùng mẹ đi viếng mộ ông ngoại vào mùng hai Tết , mẹ lại kể những kỷ niệm ít ỏi về ông ngoại , là những đêm ông từ chiến khu vê ẵm đứa con gái bé bỏng ra sau chuồng gà hôn hit nựng nịu , thủ thỉ trò chuyện. Trong bóng đêm cô con gái sờ soạn gương mặt cha và ghi nhớ suốt đời
Ông ngoại tôi được an táng ở nghĩa trang liệt sĩ huyện sau một phen phản đối quyết liệt của bà ngoại. Ở nghĩa trang này , các liệt sĩ cùng xã thôn được xếp nằm cạnh nhau. Có một số mộ liệt sĩ ghi sinh quán ở tận Tuyên Quang, Phú Thọ ....Lúc còn bé , tôi tò hỏi mẹ , mẹ nói có lẽ người thân ở quê không biết hoặc không còn ai nên chưa đưa họ về quê. Mẹ bảo họ là đồng chí cùng chiến đấu với ông ngoại và hy sinh cùng nơi. Khi bày bánh trái , trà nước cúng ông ngoại , mẹ sai tôi thắp hương ở các mộ liệt sĩ xung quanh. Mẹ tôi sau khi khấn vái ông ngoại bao giờ mẹ cũng khấn chung " con là ....con ông ...nay ngay đầu năm con đến viếng cha , con mời chư vị bằng hữu của cha con cùng ăn bánh , uống nước với cha con..". Các thân nhân liệt sĩ khác cũng làm như mẹ con tôi nên trong những ngày Tết mộ "liệt sĩ xa nhà" luôn ấm áp nghi ngút khói hương. Tưởng nhớ , hương khói "liệt sĩ xa nhà" dường như là bản năng vì không ai phải bảo ai. Hai năm trước ban quản lý nghĩa trang quy tập hài cốt 15 liệt sĩ hy sinh trong trận công đồn giặc vào một ngôi mộ tập thể , trên bia mộ tôi nhìn thấy toàn các liệt sĩ xa nhà. Sáng mông hai tết , bát hương rất to ở ngôi mộ này chật cứng không còn chỗ cắm,để dâng hương và đốt thuốc lá cúng các cụ , tôi phải nhổ bớt đi.
"Liệt sĩ xa nhà" , ấy là chúng ta nói theo địa lý một cách trần trụi tầm thường chứ với những người con ưu tú của dân tộc này "nhà" của họ chính là Tổ Quốc , dẫu họ nằm ở đâu thì tấm lòng của hậu bối dành cho họ vần vậy.
"Tổ Quốc Ghi Công" không chỉ là cụm từ Nhà nước truy tặng kèm quốc huy , chữ ký nguyên thủ quốc gia mà còn là lòng người nữa các bạn à .
XóaMột dân tộc biết trân trọng lịch sử ,thấu hiểu cái giá của "độc lập tự do " , biết gìn giữ đạo lý "ăn quả nhớ người trồng cây" thì dân tộc ấy sẽ trường tồn.
Một dân tộc từ bùn lầy thực dân đứng lên phá tan xiềng xích thực dân mà mốc son chói lọi là trận Điện Biên Phủ lẫy lừng , có đáng tự hào không ?
Điện Biên Phủ tên địa danh heo hút xa xôi ở một nước nhỏ bé lại trở thành động lực , cảm hứng cho các dân tộc nô lệ ở châu Phi đứng lên giành lấy độc lập đến nỗi năm 60 được gọi là "năm Châu Phi".
Đóng góp cho văn minh nhân loại như vậy có phải là nhỏ không ? Tôi ngạc nhiên vì nhiều bạn dựa vào cái bẳng xếp hạng gì đấy của Tây lông để chê bai nước nhà "không đóng góp gì cho nhân loại".
Tôi tự hỏi các bạn là giống gì ? Nếu các bạn nói các bạn cùng dòng giống với tôi thì tôi nghĩa các bạn nở ra từ một cái trứng ung trong trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
Tôi tự hào vì dân tộc tôi đóng góp cho nhân loại giá trị tinh thần vô giá: quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc của các dân tộc trên hành tinh này
Tôi yêu quý nến độc lập tự do được xây đắp bằng xương máu của bao thế hệ.
Tái khẩu : hôm này là ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ , tôi tưởng nhớ đến các vị anh hùng liệt sĩ. Hết sức nghiêm túc nên tôi không xưng "dượng Durex" như mọi khi và không văng tục. Thế nhưng kon hợm xáp vào tổ lái linh tinh thì tôi "chào thân ái và dí dái " vào mặt không khoan nhượng.
http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/05/nhan-chien-thang-ien-bien-phu-nghi-ve.html
Bọn Ba que hay phản động lộ mặt mà xuyên tạc lịch sử thì là chuyện hiểu được. Nhưng làm quan mà lật sử thì là chuyện lớn và gây khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng. Bọn lật sử và đám tay sai chửi thuê ở LX ngày xưa sau này đều không có kết quả tốt, nhất những quan chức chế độ phản động giấu mặt. Nhiều báo chí đã lật sử và mất hết uy tín cho đến bây giờ. Giờ có đăng tin đúng người ta cũng không nghe, không tin. Một sự bất tín, vạn sự bất tín.
Xóa@ Bạn Bảo Trung
XóaBạn có tài liệu viết hay chỉ nghe nói chuyện "Stalin chỉ Bác hai cái ghế, một cái ghế là chủ nghĩa dân tộc, một cái ghế là chủ nghĩa quốc tế, rồi mời đồng chí Hồ Chí Minh ngồi xuống một tronbg hai cái ghế!
Cụ Hồ không chần chờ do dự gì, cười tủm tỉm liền ngay lập tức khé hai chiếc ghế lại sát bên nhau về tỉnh bơ ngồi vào khoảng giữa. Sau đó mới nói "ngồi thế này là hài hòa và chuẩn nhất". Stalin phải khâm phục, vội ân cần mời trà"?
Tôi có tài liệu in có nguồn xuất xứ rõ ràng, kể chuyện Bác Hồ trở lại Liên Xô mùa xuân 1950, chi tiết Stalin hỏi Bác Hồ về hai cái ghế khác chi tiết bạn kể.
Xin trích một đoạn của bài này:
..."Cuối năm 1990, trên tạp chí Quan hệ quốc tế, Mai Hương trong bài báo cực ngắn (khoảng 200 chữ) với cái tên Hồ Chí Minh và Stalin đưa ra vài chi tiết rất hấp dẫn, dù nó không hề có xuất xứ. Tác giả viết: "Ngày 16-2-1950, để chào mừng "Hiệp ước hữu nghị, tương trợ đồng minh Xô-Trung" vừa được ký kết. Stalin tổ chức một bữa tiệc tại điện Kremlin. Chủ khách khoảng ba bốn chục người, trong đó có Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai. Hồ Chủ tịch đang có mặt ở Mátxcơva cũng được mời dự. Trong bữa tiệc, Bác nói với Stalin: "Thưa đồng chí Stalin, tôi xin thỉnh thị đồng chí". Stalin cười, nói: "Sao đồng chí lại thỉnh thị tôi? Tôi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, còn đồng chí là Chủ tịch nước, chức vụ cao hơn tôi, tôi phải thỉnh thị đồng chí mới đúng". Bác nói nửa đùa nửa thật: "Các đồng chí vừa ký Hiệp ước với đồng chí Trung Quốc. Nhân tôi đang ở đây, chúng ta cùng ký với nhau một bản Hiệp ước chứ?". Stalin đáp: "Đồng chí sang đây là sang bí mật, làm sao có thể ký Hiệp ước với các đồng chí được". Bác trả lời một cách hài hước: "Rất đơn giản, đồng chí cử cho một chiếc máy bay chở tôi lượn một vòng, rồi cử người ra sân đón tôi, rồi đưa tin lên báo công khai. Thế rồi sau đó chúng ta sẽ ký Hiệp ước với nhau". Stalin nghe vậy không còn biết nói thế nào nữa, chỉ cười: "Sức tưởng tượng của người phương Đông các đồng chí thật phong phú".
...Thiên hồi ký Chiến đấu trong vòng vây trong đó có một trang dành cho sự kiện đáng quan tâm này. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể: "Qua Liên Xô, Bác gặp đồng chí Stalin ...Trước đây Liên Xô không hiểu rõ tình hình cách mạng Việt Nam. Sau khi nghe Bác trình bày tình hình, Stalin đồng ý với đường lối chiến lược, sách lược của Đảng ta trong những năm qua. Về quân sự, Stalin khuyên ta nên chú trọng toàn bộ vùng rừng núi phía Tây, nắm được vùng này thì sẽ nắm được quyền làm chủ cả nước.
Buổi tối, khi xung quanh đã yên tĩnh, Bác trầm ngâm rồi nói với chúng tôi: "Liên Xô phê bình ta chậm cải cách thổ địa. Đồng chí Stalin trỏ hai chiếc ghế rồi hỏi mình: "Ghế này là ghế của nông dân, ghế này là của địa chủ, người cách mạng Việt Nam ngồi ghế nào?" Tới đây chúng ta phải làm cách mạng ruộng đất, Trung Quốc hứa sẽ giúp ta kinh nghiệm về phát động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất".
....
Bài còn dài, nhiều chi tiết trong đó có Khơrútsốp kể chuyện Bác Hồ xin Stalin thuốc điều trị sốt rét, Stalin ra lênh cho VN nửa tấn. Chuyện Liên Xô viện trợ vũ khí cho VN trang bị 6 sư đoàn đang có mặt trên chiến trường miền Bắc, v.v...
Ông Hoàng Chí Bảo đến chỗ tôi nói chuyện cũng nói về câu chuyện "2 chiếc ghế" là "chủ nghĩa dân tộc" và "chủ nghĩa quốc tế". Trước đó tôi đọc báo cũng là như thế.
XóaNhư thế có 2 khả năng, 1 là tam sao thất bản, 2 là có hai sự kiện "2 chiếc ghế" khác nhau do Xtalin làm để thử lòng Bác Hồ.
Về ông Hoàng Chí Bảo thì tôi không tin lắm, ông này thời X được tôn lên làm "người kể chuyện về Bác Hồ hay nhất Việt Nam" nhưng ông ta có rất nhiều quan điểm gây tranh cãi trong những lần được mời đi kể chuyện về Bác Hồ trong khuôn khổ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Ví dụ:
- Gadafi là một tên độc tài và Mỹ tiến hành chính biến và nội loạn ở Libi là đúng.
- Trong các cuộc kể chuyện của ông này, người nghe thường có cảm giác như quan hệ Việt - Xô và Việt - Trung luôn xấu và có gì đó luôn luôn đề phòng cảnh giác lẫn nhau, thậm chí chơi đểu lẫn nhau. Về mặt chính trị, rất không có lợi.
- Công khai chỉ trích ông Stalin là khệnh khạng, gia trưởng.
- Cho rằng triết học và chính trị phải độc lập với nhau. Chính trị không được can thiệp vào triết học. Vì vụ này mà ông ta bị nhà báo QĐND Nguyễn Văn Minh phê phán gay gắt trong blog của anh.
- Cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình bỏ niên hạn cầm quyền ra khỏi HP TQ là để thực hiện giấc mộng Trung Hoa. Rồi ông Bảo tự ý định nghĩa luôn "giấc mộng Trung Hoa" là "thôn tính Việt Nam". Cái này là hoàn toàn bó tay với ông, vì ai cũng biết khái niệm "Chinese Dream" là ăn theo "American Dream", có ý nghĩa về cạnh tranh sức mạnh mềm và hoàn toàn khác với những gì mà ông Bảo nói.
Vì vậy, trong câu chuyện 2 chiếc ghế này thì tôi cũng như bác, tin vào lời kể trong hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn lời Cụ Hồ hơn là lời kể của ông Hoàng Chí Bảo. Trừ phi đây là 2 sự kiện "hai chiếc ghế" khác nhau.
GS. Hoàng Chí Bảo sau "thời đại X" thì đã bị thất sủng thoái trào. Ông này hay kể chuyện về Bác Hồ rất cảm động nhưng hay khéo lồng ghép vào những quan điểm cá nhân nhạy cảm. Lại hay kể những chuyện khá tế nhị về đời tư, vợ con, và quan hệ tình nghĩa anh em giữa Việt - Trung - Xô thời kháng chiến. Tôi nói thật nghe ông này kể chuyện VN với Trung - Nga tôi chẳng thấy đây là gia đình anh em hay bạn bè gì sấc mà là 1 câu chuyện về những thằng đểu lợi dụng nhau.
XóaNguy hiểm nhất là ông ấy bảo chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa cộng sản là "chõi nhau" trong bài kể chuyện về Bác ở Nga với Stalin. Thử hỏi, VN xưa nay đều kiên định ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà ông ấy bảo "chõi nhau" thì tôi cũng chịu thua với ông này. Lại toàn đi kể chuyện cho công an, quân đội, cán bộ đảng viên và nhà báo giáo viên nghe, nguy hại khôn lường.
Tôi tin vào Đại Tướng hơn gấp nghìn lần tin lều báo và ông Hoàng chí Bảo này.
"Đặc sản" của Gs. Hoàng Chí Bảo là kể chuyện về Bác nghe rất cảm động và thương Bác, nhưng lồng ghép vào quan điểm riêng và tư tưởng cá nhân bậy bạ, tranh cãi, nhạy cảm. Và cách mà ông ta kể chuyện miêu tả những gì liên quan đến Liên Xô và Trung Quốc thì hầu như đều là tiêu cực, như là họ "bắt nạt" Bác, "làm khó" Bác. Nói thật nghe ông ta nói chuyện mà có cảm tưởng như Liên Xô Trung Quốc đều là bọn mất dạy.
XóaNhiều tình tiết về Bác cũng không rõ ông ta lấy nguồn lấy tin từ đâu, ông ta không bao giờ nói mình lấy nguồn từ đâu, hóng trên mạng hay ở đâu, đọc báo hay ở đâu.
@ Lê Hoàn 18:53 28 tháng 1,2020
XóaTôi cũng nghĩ như Lê Hoàn, tin vào lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vì Đại tướng từng nghe chính Bác Hồ kể lại ở Việt Bắc. Mặt khác, các câu đối đáp của Bác Hồ với Stalin theo bạn Bảo Trung kể lại, tôi nghĩ Bác Hồ không nói với Stalin như vậy đâu. Còn chuyện 2 sự kiện, "2 chiếc ghế" khác nhau thì hiếm gặp, vì Bác Hồ gặp Stalin không lâu, không nhiều lần, mà Stalin đã nói rất rõ cái ghế nông dân, cái ghế địa chủ để nhắc Bác Hồ làm cách mạng thổ địa để thực hiện theo chủ trương của Quốc tế Cộng sản.
Trong bài tôi trích ở trên kia có một chi tiết cũng đáng quan tâm (tôi chưa kể) là Bác Hồ hỏi xin Stalin chữ ký vào cuốn họa báo, Stalin ký ngay tại chỗ. Nhưng sau đó cuốn họa báo không còn trong phòng, nghi Stalin cho người lấy đi, vì không biết Hồ Chí Minh xin chữ ký làm gì?
Tiện thể tôi nói việc này với các bạn kính yêu Bác Hồ.
Sáng nay, tôi đi họp mặt cựu tù chính trị và tù binh đầu năm kỷ niệm ngày thành lập Đảng, gồm ở TP HCM và các tỉnh Nam Bộ, tranh thủ gặp anh Hồ Quang Chính trao đổi về thông tin anh ấy cung cấp cho tôi câu chuyện Bà Nguyễn Thị Thanh ra Hà Nội gặp Bác Hồ cuối năm 1946, mà ông Sơn Tùng viết trong cuốn "Mẹ về" (tôi có đưa trên kia) thì thấy ông Sơn Tùng bịa nhiều chuyện về Bác Hồ lắm, như chuyện cô Huệ (Ông Sơn Tùng nói là người yêu của Bác Hồ, còn anh Hồ Quang Chính thì nói ông Sơn Tùng viết theo loạt bài của báo phát hành ở Sài Gòn trước giải phóng. Anh Chính cho tôi biết đó là báo Thần Chung, loạt bài nhan đề "Chưa dứt hương thề", báo này còn lưu ở Thư viện Tổng hợp của Thành phố để tôi tìm đọc.
Qua quá trình tìm tư liệu, nghiên cứu viết về Bác Hồ, tôi thấy phải hết sức cẩn trọng, phải đối chiếu kỹ tránh tối đa sai sót khi dùng tư liệu của người khác, họ là người đi trước nên mình dễ theo họ rồi họ sai mình cũng sai theo.
Tam sao thất bản biết được nào mà lần. Các nguồn đáng tin nhất về Cụ Hồ là chính những gì cụ Hồ nói và viết, may mắn là các bài viết của cụ Hồ đều đã được lưu lại trong Hồ Chí Minh toàn tập. Khiến cho những kẻ muốn xuyên tạc tư tưởng, quan điểm của cụ hoặc lợi dụng núp bóng bình phong để làm chuyện xằng bậy, hoặc vì các động cơ mục đích cá nhân, như Dương Trung Quốc nói về Bác Hồ hay Hoàng Chí Bảo kể về Bác Hồ thì đều chỉ lừa gạt được những người chưa đọc các bài viết của Bác hay các trả lời phỏng vấn của Bác mà thôi.
XóaNgoài ra tư liệu đáng tin khác là các hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về Bác, kể về Bác. Không chỉ vì đạo đức, uy tín, danh tiếng của Đại tướng mà còn vì Đại tướng là một trong những người lãnh đạo thuộc thế hệ "lập quốc" của VNDCCH gần gũi tiếp xúc và nói chuyện nhiều nhất với Bác Hồ.
Tôi cũng đồng ý với các bác ở trên về ông Hoàng Chí Bảo này, ông này không hiểu sao được một đội quân Youtuber tràn ngập Youtube các bài nói chuyện của ông ta trên Youtube. Có cả 1 kênh Youtube Hoàng Chí Bảo sai chính tả tiếng Anh không rõ thực hư phải của ông ta thật không, tài khoản không có "tích xanh" xác định từ Youtube. Nhưng từ lâu rồi không thấy bao nhiều người mặn mà up lên nữa. Như 1 phong trào bị xẹp. Chẳng hiểu đầu cua tai nheo thế nào. 1 hiện tượng khá là kỳ khôi.
XóaKhái niệm "Giấc mơ Trung Quốc" Đại hội Đảng 19 Đảng Cộng Sản TQ đề ra là nhái theo khái niệm "Giấc mơ Mỹ" (American dream), theo đó ý nghĩa là "Mỹ là giấc mơ của nhiều người trên thế giới thì Trung Quốc cũng sẽ đạt được như vậy". Trung Quốc muốn lấn sân Mỹ ở vai trò trung tâm trên thế giới, biến giấc mơ Mỹ trở thành giấc mơ Trung Quốc, có nghĩa là Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành giấc mơ cho nhiều người hướng tới để được đổi đời.
XóaÔng Hoàng Chí Bảo bịa thành "giấc mơ Trung Hoa là thôn tính Việt Nam" thì là tầm bậy tầm bạ. Ngày nay không phải thời phong kiến hay thời thực dân đế quốc ngày xưa. Nếu ngày nay xâm lược thôn tính dễ vậy thì Mỹ đã không phải nhả ra Iraq năm 2011.
Còn về ông Sơn Tùng và các tác phẩm về cụ Hồ thì tôi xin ý kiến như sau. Ngay khi ở Cà Mau thì tôi đã nghe những mẩu chuyện khác nhau về cụ Hồ rồi, từ ông xích lô đến bác xe ôm, đến bác tài taxi, đến doanh nhân đối tác, một nơi ở xa đến vậy. Xa đến Trung quốc cũng đã có những mẩu chuyện khác nhau về cụ Hồ rồi. Huống hồ gì ở Nghệ An làng Sen quê Bác, tôi đoán chừng khu vực huyện Nam Đàn xã Kim Liên chắc không hàng ngàn thì cũng hàng trăm câu chuyện khác nhau, giai thoại khác nhau về Bác. Hình tượng Bác Hồ đã có tính dân gian rồi, có tính tâm linh rồi, vì vậy yếu tố dân gian rất mạnh và có nhiều giai thoại dân gian, tùy theo địa phương vùng miền, quốc gia, dân tộc. Ông Sơn Tùng có thể cũng chỉ như một nhà sưu tầm khảo cứu, sưu tập lại những câu chuyện về Bác rồi chọn lựa gạn lọc đưa vào thành sách để tôn vinh Cụ Hồ.
Vì vậy khi đọc thì tôi thường tự lượng giá thông tin và nghĩ rằng mình đọc để biết, đọc để tham khảo tương đối với những nguồn thứ ba như của ông Sơn Tùng. Còn để tin tưởng thì phải từ nguồn gốc trực tiếp từ Cụ Hồ hoặc những người gần gũi cụ.
Khi định lượng, thẩm định các thông tin về cụ Hồ thì tôi được tổ chức gợi ý dựa trên các yếu tố sau đây:
Xóa+ Quan điểm, lập trường chính trị của thông tin, của nguồn gốc thông tin và của người đưa ra thông tin đó.
+ Độ hợp tình hợp lý, yếu tố lôgíc, suy luận, suy lý.
+ Trực giác chính trị và tính chất "dễ tin" hay "khó tin". Ví dụ như một thông tin mà nghe qua thấy "nghe có vẻ đúng là cụ Hồ, rất giống với tác phong, quan điểm của cụ Hồ, các hành động của cụ Hồ mà đã nhiều người biết", hoặc những thông tin có tính nhạy cảm, riêng tư, động chạm.
Về nguồn gốc thông tin:
Nguồn cao nhất để đánh giá thông tin về ông A ông B là nguồn từ chính ông A ông B đó, bản thân họ nói ra điều gì đó. Trong trường hợp cụ Hồ thì đúng là những ấn phẩm như Hồ Chí Minh toàn tập hay Hồ Chí Minh tuyển tập là những nguồn tham khảo có giá trị cao nhất, không thể có nguồn nào khác cao hơn được nữa.
Nguồn từ những người Cộng Sản Việt Nam, vì cụ Hồ chính là người cộng sản VN. Theo đó, người cộng sản VN nào có uy tín cao và từng ăn chung sống chung, sống gần với Người thì độ đáng tin lại càng cao. Ví dụ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Rồi mới đến những nguồn tham khảo khác, những người yêu nước VN và những người ủng hộ VN ở nước ngoài. Còn những tuyên truyền "chống Cộng, chống Hồ" của bọn phản động thì đương nhiên không dùng được.
Tôi từng được gặp anh Mạch Quang Thắng, là 1 trong những người tiên phong trong ngành Hồ Chí Minh Học ở VN, được cử đi giao lưu với những trí thức ngoài nước về bộ môn Hồ Chí Minh Học ở nhiều trường đại học danh giá quốc tế.
XóaAnh Thắng đánh giá khách quan thế này: Những trí thức nước ngoài ủng hộ VN trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ viết về cụ Hồ vẫn không thoát khỏi thiên kiến Cộng Sản, định kiến về XHCN, do bị ảnh hưởng bởi truyền thông Mỹ và phương Tây.
Vì vậy họ ngưỡng mộ cụ Hồ chủ yếu sau sự kiện Điện Biên Phủ và sự ngưỡng mộ này của họ chủ yếu dựa trên chủ nghĩa dân tộc và họ rất dị ứng và kiêng kỵ tránh đi vấn đề Cộng Sản, XHCN khi nói về cụ Hồ. Nhiều người còn cho rằng cụ Hồ chỉ muốn độc lập xong là hết, không còn muốn gì khác, không còn mục tiêu xây dựng CNXH nữa. Đến mức có những người còn bảo rằng cụ Hồ chỉ "lợi dụng", "mượn tay" CNCS, CNXH để được trợ giúp giành độc lập.
Họ ủng hộ cụ Hồ chỉ duy nhất vì vấn đề độc lập dân tộc, và cho rằng với cụ Hồ thì chỉ có độc lập dân tộc là thật, còn CNXH là giả, CNCS là giả, cụ Hồ chỉ là "mượn tay" và "lợi dụng" nó mà thôi.
Luận điểm này được ông Dương Trung Quốc phụ họa nhiều lần trên báo chí vào khoảng tầm 2005 - 2010. Còn sau đó là ông Hoàng Chí Bảo, trong các cuộc "kể chuyện Bác Hồ" của ông ta thì rất dễ thấy rằng ông ta có rất nhiều lời tốt đẹp về cụ Hồ nhưng tuyệt không bao giờ nói gì tốt đẹp về CNXH, CNCS cả, thậm chí còn nói rất nhiều về Liên Xô và Trung Quốc ở những khía cạnh rất tiêu cực. Trong khi đó thì với ông ta thì Mỹ gây ra cuộc chiến nào thì đều đúng hết, đều là vì lãnh đạo ở nơi bị đánh là độc tài và không lo cho dân.
Trong các cuộc nói chuyện đó, ông HCB tránh ít khi nói về Mỹ, nhưng thỉnh thoảng có những biểu hiện kiểu đó bộc lộ thoáng qua. Một người có những tư tưởng như vậy mà được cử đi nói chuyện ở hết chi bộ này đến Đảng bộ khác thì thật là khó hiểu.
Còn về anh Mạch Quang Thắng thì mặc dù về sau này anh ấy có một số quan điểm cũng gây tranh cãi nhưng phê bình của anh ta đối với một số sách báo nói về cụ Hồ của những trí thức tiến bộ nước ngoài ủng hộ VN là rất khách quan và cần thiết. Tôi đọc vài cuốn và thấy đúng là họ sa đà vào vấn đề "dân tộc", thậm chí có vài cuốn sách thấy đâu đó của sự đề cao chủ nghĩa dân tộc với mục đích bài bác chủ nghĩa xã hội.
Tài ứng biến nhanh và ứng xử tinh diệu của Cụ Hồ :
Trả lờiXóaKhi Cụ Hồ sang Liên Xô gặp Nguyên soái Stalin, ông này trước đó nghe tàn dư Trotsky nói xấu cách mạng VN, cáo buộc Cụ Hồ theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Khi gặp Cụ Hồ, Stalin đưa ra 2 chiếc ghế, nói 1 chiếc ghế là chủ nghĩa dân tộc, 1 chiếc ghế là chủ nghĩa quốc tế, rồi mời đồng chí Hồ Chí Minh ngồi xuống 1 trong 2 chiếc ghế!
Cụ Hồ không chần chờ do dự gì, cười tủm tỉm liền ngay lập tức kéo 2 chiếc ghế lại sát bên nhau về tỉnh bơ ngồi vào khoảng giữa. Sau đó mới nói "Ngồi thế này là hài hòa và chuẩn nhất, cách mạng nhất". Stalin phải khâm phục, vội ân cần mời trà.
Lời bình: Trong câu chuyện này, Cụ Hồ gần như là một người đàn anh huấn luyện cách mạng cho Stalin khi đã chỉ ra cái sai của Stalin. Cái sai của Stalin là đem chủ nghĩa dân tộc và nghĩa vụ quốc tế đối chọi với nhau. Cụ Hồ đã chỉ ra cho Stalin hiểu được là CN dân tộc và CN quốc tế không những không đối chọi và còn hỗ trợ cho nhau.
Cũng vậy, theo đó có thể hiểu được là nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc với nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và xây dựng CNXH là không đối chọi mà còn hỗ trợ bồi đắp cho nhau. Độc lập tự do đi kèm với hạnh phúc.
Tài ứng biến nhanh và ứng xử tinh diệu của Cụ Hồ :
XóaThời "Cách Mạng Văn Hóa", Cụ Hồ sang thăm Trung Quốc và gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ông Mao Trạch Đông hỏi "Bao giờ đồng chí Hồ Chí Minh mới làm cách mạng văn hóa ở Việt Nam"?
Cụ Hồ vuốt râu cười nói "Việt Nam chúng tôi còn đang đánh Mỹ, miền Nam chưa được hoàn toàn giải phóng. Chúng tôi đang cố gắng làm Cách Mạng 'Võ' Hóa nên không dám nghĩ đến điều gì khác".
Ông Mao Trạch Đông gật gù khen phải, không bao giờ nhắc lại đề tài này nữa.
Lời bình : Thời đó là giai đoạn đầu của "Cách Mạng Văn Hóa" nên chưa chết mấy triệu người như về sau đã thấy. Bọn thanh niên thuộc thành phần "vô sản lưu manh" từ nhà quê lên tận dụng "1 ngày làm hoàng đế" nên tha hồ quậy, trong khi quân đội và công an bị Mao Trạch Đông và bè lũ bốn tên vô hiệu hóa, cuộc đại phá hoại được bật đèn xanh, phá hủy chùa chiền, tôn miếu, văn hóa, di tích lịch sử, viện Khổng Tử, tượng Quan Công. Nhiều công trình văn hóa được cứu ở phút cuối cùng nhờ ông Chu Ân Lai đích thân cho lực lượng vũ trang ra ngăn chặn mới bảo vệ được những di sản văn hóa truyền thống lớn như Tử Cấm Thành, Di Hòa Viên. Thời đó có câu "Không sợ ai, chỉ sợ ngài Chu Ân Lai". Vì bọn Hồng vệ binh có thể đấu tố bất cứ ai, trừ Chu Ân Lai. Bà Tống Khánh Linh cũng được ông Chu Ân Lai điều quân tới cứu trước khi bị đám Hồng vệ binh bắt trói lại vì tội "trồng nhiều hoa" quanh nhà. Suýt nữa đất nước Trung Quốc biến thành một Campuchia thứ 2. Rõ ràng, cách mạng văn hóa mà để chết mấy triệu người thì phải gọi là Cách Mạng Vô Văn Hóa mới đúng.
Cụ Hồ và ông Mao Trạch Đông đàm đạo với nhau trong thời điểm mà Cách Mạng Văn Hóa chưa bộc lộ ra bộ mặt thật của nó. Thế nhưng Cụ Hồ đã sớm nhìn ra bộ mặt thật của cái gọi là "Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản" và những triệu chứng, hệ lụy của nó. Đồng thời lựa lời khéo nói để không mích lòng nhau.
Phép tùy cơ ứng biến, ứng đối tài tình linh hoạt tế nhị, lịch thiệp để giải quyết tình huống khó xử với một tốc độ tích tắt nhanh như chớp như thế thì ngày nay e rằng không có một nguyên thủ quốc tế nào có được ở trình độ đó. Vì vậy Cụ Hồ sẽ mãi luôn là một tấm gương sáng cho hậu thế học theo với muôn ngàn bài học quý báu.
Tài đoán trước thế cuộc của Cụ Hồ :
XóaTrong cuộc đời cách mạng của mình, Cụ Hồ nhiều lần bộc lộ ra tài năng tiên đoán thế cuộc. Như câu truyện ở trên, Cụ Hồ đã nhìn thấy trước được viễn cảnh của "Cách Mạng Văn Hóa", tiếng là cách mạng văn hóa nhưng đốt sạch, phá sạch di sản văn hóa.
Nhiều đồng chí đi TQ về bảo các phá hoại của CMVH trong tài liệu là không chuẩn vì ở TQ công trình văn hóa vẫn còn rất nhiều, xin thưa với các đồng chí đấy là họ đã tu bổ hoặc xây mới lại. Sau CMVH hầu như không còn gì cả, ngoài một ít di sản văn hóa được ông Chu Ân Lai cứu, hoặc một ít di sản không ai dám phá, ví dụ Vạn Lý Trường Thành.
Cụ Hồ còn có những câu như "Giặc Mỹ chắc chắn phải cút khỏi đất nước ta." hay "Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng bằng mười ngày nay". Đều là những câu nói về sau cho thấy đúng là đã trở thành sự thật.
Tuy nhiên những điều trên có lẽ chưa được thuyết phục được nhiều người về khả năng, năng lực tiên liệu thế cuộc của Bác. 2 tiên đoán này thì khác, nó quá lạ lùng và gần như là một phép tiên tri quá khứ vị lai trong truyện cổ.
Trong bài thơ Lịch Sử Nước Ta của Cụ Hồ năm , ở cuối trong phần chú thích "Những năm quan trọng" có chú thích "1945: Việt Nam độc lập". Bài thơ được xuất bản đầu năm 1942.
Tài đoán trước thế cuộc của Cụ Hồ :
XóaNhư đã nói, trong bài thơ Lịch Sử Nước Ta của Cụ Hồ đầu năm 1942 thì ở phần "Những năm quan trọng" đã chú thích "1945: Việt Nam độc lập". Nghĩa là Cụ Hồ đã đoán trước một kỳ tích mà vài năm sau mới diễn ra.
Cũng thế, Cụ Hồ đã từng nói "Ở Việt Nam, Mỹ chắc chắn sẽ thua, nhưng nó chỉ thua sau khi đã thua trên bầu trời Hà Nội".
Sau này diễn ra đúng theo kịch bản ấy. Sau khi vũ khí chiến lược của Mỹ thua trên bầu trời thủ đô, Mỹ đành rút quân đội về nước, thay đổi chiến lược chiến tranh, "thay màu da trên xác chết", thay màu da xác chết từ da trắng sang da vàng, đưa đến sự kiện giải phóng năm 1975 khi đứa con bị mẫu quốc "dứt sữa" vào tháng 2 thì lập tức sụp đổ từng phần, tháo chạy tán loạn nhưng gọi là "di tản chiến thuật" cho oai. Những người Mỹ còn lại cũng bỏ chạy tán loạn trong chiến dịch Gió Lốc của Thủy binh lục chiến Mỹ. Một sự thua trận, thất bại ê chề nhục nhã. Một lần nữa, Cụ Hồ lại nói đúng. "Nói" đã đúng mà "đoán" lại càng trúng.
Những mẫu chuyện về Bác Hồ rất hay và ý nghĩa. Thanks bác
XóaMỹ đã chịu thất bại ê chề, đúng ra là thất bại nhục nhã năm 1975 với những hình ảnh và thước phim video cả thế giới đều thấy là bỏ chạy như ong vỡ tổ. Trong đó có 1 tấm ảnh trở thành nổi tiếng thế giới là tấm ảnh mà 1 tên Mỹ đấm vào mặt 1 người Việt chạy loạn đang hối hả tìm cách trèo lên thuyền để giành chỗ trốn chạy.
XóaNhững ngày đó các quan viên lớn của Mỹ và bọn "cố vấn", "tùy viên" ở VN dù với sự hộ tống hùng hậu của bọn lính thủy đánh bộ và đặc nhiệm biệt kích Mỹ trong chiến dịch Frequent Wind, đã không hoàn thành được mục tiêu "Người Mỹ Đàng Hoàng Ra Đi Trong Danh Dự", mà tháo chạy tán loạn khỏi Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của quân xâm lược và bè lũ tay sai. Để lại 1 vết nhơ, 1 vết đen trong lịch sử chiến tranh Hoa Kỳ.
Ở Triều Tiên, Mỹ với sự trợ giúp của hơn 30 lực lượng LHQ bị TQ đã kiểm soát 95% lãnh thổ TT sau bị TQ đánh bật lại vĩ tuyến 38, trong cuộc chiến này Mỹ tuy thua nhưng không thua đau như ở VN.
Từ kiểm soát 95% lãnh thổ bị đánh ngược quay lại vt 38, sau đó chiến tranh Triều Tiên trở thành "cuộc chiến bị lãng quên" tại Mỹ. Ở chiến tranh Việt Nam, Mỹ muốn "quên" nhưng không cách nào "quên" và không ai cho "quên" vì âm vang quá lớn, di sản quá lớn. Ở chiến tranh VN Mỹ đã thua đau và thua một cách triệt để nhất. VN là dân tộc duy nhất trên thế giới đánh bại Mỹ một cách triệt để nhất chứ không như TQ thắng nửa vời như ở TT với quân số gấp đôi (1 triệu).
Ông cụ nhà tôi có tham gia giải phóng SG trong những ngày tháng 4 lịch sử. Ông hay cười nói ngày xưa thời phong kiến Thoát Hoan chui ống đồng tháo chạy thì ngày ấy Mỹ chui trực thăng tháo chạy.
Nếu như chiến tranh VN có sự thống nhất cao trên thế giới là Mỹ đã thua, thì chiến tranh TT có sự không đồng nhất về quan điểm ai thắng ai thua hay hòa. Dư luận công chúng nói chung là tin theo quan điểm Mỹ là đây là hòa cuộc sau khi Mỹ Trung đàm phán và ký với nhau hiệp định đình chiến rồi phủ cờ TT và cờ LHQ lên trên. Hai bên đàm và ký với nhau nhân danh TT ủy nhiệm và LHQ.
XóaVới Trung quốc, chính phủ há miệng mắc quai, vì họ vào cuộc chiến tuyên bố là sẽ giúp nhân dân TT chiếm lại toàn bộ bán đảo TT, nhưng ý định thật sự của họ chỉ là đẩy Mỹ lui về phía bên kia vĩ tuyến để bớt đi được áp lực của Mỹ.
Tuy nhiên dư luận chung ở TQ thì họ đã thắng trong chiến tranh kháng Mỹ viện Triều vì họ đã đẩy quân Mỹ rời khỏi được thủ đô Bình Nhưỡng bị Mỹ chiếm và đánh lui quân Mỹ ra khỏi lãnh thổ CHDCND Triều Tiên trở về phía bên kia vĩ tuyến. Tuy nhiên "chiến thắng" này không trọn vẹn cho dù nghĩ theo cách nào, vì một phần lãnh thổ trước cuộc chiến trước kia thuộc CHDCND Triều Tiên thì TQ không giúp TT lấy lại được.
TQ và Mỹ giao tranh ở TT đều là đánh nhau trên sân khách, nên TQ không đủ độ thông thuộc địa hình và lòng dân để dùng chiến tranh du kích. Phải được người dân khu vực ủng hộ thì mới đánh du kích được, họ chỉ vẽ địa hình và giúp bảo mật che giấu. Dân không ủng hộ thì sẽ khai hết cho địch.
Tuy vậy TQ quân đông hơn quân Mỹ gần gấp đôi và nếu đo lường theo kiểu Mỹ thắng bại tính theo "đếm xác" thì TQ đã không thể nói là thắng, vì quân TQ đã tổn thất quá nhiều trong cuộc chiến này.
Tưởng Giới Thạch gọi Bành Đức Hoài là "nướng quân nguyên soái" nhưng quan điểm TQ thì tự hào là "MacArthur thắng khắp nơi, chỉ thua mỗi nguyên soái Bành". Dù hơi AQ nhưng cũng đúng, vì MacArthur là danh tướng đánh đâu thắng đó trong Thế chiến 2.
Như rứa thì ai thắng ai thua trong cuộc chiến đó thì tùy cảm nhận và nhận định của mỗi người vậy. Chỉ biết là chiến tranh kháng Mỹ viện Triều được nhiều người biết ở TQ hơn nhiều so với chiến tranh biên giới VN 1979.
CP Mỹ nói mình thắng là dựa vào cơ sở khi Mỹ vào thì hầu hết bán đảo TT đã dưới quyền kiểm soát của tướng Kim Nhật Thành rồi.
XóaTuy nhiên nhìn vào chiến trận thì thấy Mỹ giao chiến khá chật vật với các đội quân "liều mạng như phát xít Nhật" như của Bắc Triều Tiên. McArthur phải dùng kế chia quân đánh lén bất ngờ cắt đuôi, cắt đôi quân TT mới chuyển bại thành thắng, đánh một lèo tới biên giới TQ.
Như vậy vấn đề là Mỹ thắng TT nhưng lại để thua TQ. Vấn đề là lịch sử Hoa Kỳ đều bịp bợm coi TQ và TT là 1 và đều là phe "khối phía Đông của CN Cộng Sản" nên Mỹ lấy cớ đó bảo là mình không thua trong cuộc chiến. Thậm chí Mỹ còn chối bỏ trách nhiệm chính trong cuộc chiến mà quy cho "Liên Hiệp Quốc", lịch sử Mỹ gọi quân họ là "các LL liên quân Liên hiệp quốc". Theo đó ai thắng hay thua trong cuộc chiến này là Hàn quốc và Liên Hiệp quốc chứ chả liên quan gì đến tớ.
Cảm ơn bạn Bảo Trung đã cung cấp tư liệu rất quý về Bác Hồ; tư liệu này nhiều người không được biết
XóaNếu nói về trí tuệ Cụ Hồ thì kể cả ngày không hết, nhưng tôi để ý mấy việc sau đây để thấy rõ nhân cách, trí tuệ bao la của Cụ : (1). Năm 1941 khi từ Trung quốc về nước Cụ đã viết Việt Nam quốc sử diễn ca để dạy nhân dân và cán bộ về gốc tích lịch sử Việt Nam, đoạn kết có câu "Năm 1945 sẽ là năm khởi nghĩa, năm thành công" và sau đúng là như vậy (Cụ viết thành sách trước 5 năm và khi đó Phát-xít Đức đang gây chiến tranh thế giới lần thứ 2 và đang tổng tấn công Liên-xô) ; (2). Cụ dạy : "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", năm 1975 xảy ra đúng như vậy, Đảng , Nhân dân ta đã thực hiện đúng như thế: 23/1/1973 Mỹ cút bởi hiệp định Pa- ri, tháng 4/1975 Ngụy nhào và nước nhà thống nhất; cả Thầy và Tớ Mỹ đều thua nhưng không xảy ra tắm máu như những cuộc chiến tranh khác và đất nước còn nguyên vẹn, thật là cút và nhào chứ không có tiêu và diệt. (3). Mấy năm nay Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Xu Đăng, các chiến sỹ QĐND Việt Nam chỉ cần mặc áo, biển có tên Việt Nam,mang cớ đỏ sao vàng, gắn Quốc Huy trên áo thì mọi người dân, mọi lực lượng đang đánh nhau vì nội chiến đều sẵng sàng mời các chiến sỹ chúng ta đi qua cửa kiểm soát của từng phe mà không gây khó dễ gì, đây là sự tôn trọng của Nhân dân các nước Châu Phi đối với cách mạng và con người Việt Nam (trường hợp này là ngoại lệ đối với lực lượng giữ gìn hòa bình tại đất nước đang nội chiến này), với mấy ví dụ trên thì đã thấy rõ trí tuệ của lãnh tụ và tầm ảnh hưởng mà cuộc cách mạng Việt Nam đối với thế giới (trừ bọn giặc luôn luôn muốn nô dịch dân ta)
Trả lờiXóaSáng ra bờ suối, tối vào hang,
Trả lờiXóaCháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Một trong những bài thơ hay nhất của Người, chỉ với 4 câu thơ giản dị. 4 vầng thơ này được nhiều thế hệ người VN chúng ta thuộc nằm lòng.
Non xa xa, nước xa xa,
Trả lờiXóaNào phải thênh thang mới gọi là.
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác,
Hai tay xây dựng một sơn hà.
Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Trả lờiXóaNăm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc - Nam xum họp, xuân nào vui hơn.
Tất cả những bài hát, những vần thơ về Bác Hồ đều rất hay, gần gũi và đầy cảm xúc
XóaHơi lạc đề nhưng......
Trả lờiXóahttps://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-de-nghi-chau-au-cam-viec-xuyen-tac-lich-su-3395907/
Chủ nghĩa dân túy (民粹主義, Populism), chuốc say, mê hoặc, tiêm ma túy vào nhân dân.
Trả lờiXóaDân (民) túy (粹) chủ nghĩa, "dân" (民) là nhân dân, "túy" (粹) là say rượu, say thuốc, mê đắm, say mê.
Bộ phận phản động trong Wikipedia đã xuyên tạc chủ nghĩa dân túy ở cả trang tiếng Anh, tiếng Trung lẫn tiếng Việt khi miêu tả chủ nghĩa này như 1 thứ tiến bộ, tốt đẹp, đấu tranh vì quần chúng nhân dân, vì người nghèo, vì người thấp cổ bé họng trong xã hội.
Khi đọc các trang Wikipedia về CN dân túy thì thậm chí tưởng chừng như nó chính là chủ nghĩa Mác Lênin, CNXH, CNCS, hoặc là những chủ nghĩa chính trị tương đồng với nhau. Trong khi trên thực tế nó là đối lập với nhau và chính bản thân Lênin cũng đã có nhiều bài viết lên án CNDT, nhận định rõ ràng nó là kẻ thù của CNXH và giai cấp công nông lao động.
Bản chất của chủ nghĩa dân túy chính là chủ nghĩa cơ hội, mị dân, cải lương, lợi dụng và nhân danh lợi ích của một bộ phận nào đó trong xã hội để mưu cầu quyền lực, lợi dụng được bộ phận nào là lợi dụng bộ phận đó.
Chủ nghĩa dân túy đang tràn lan trên thế giới, từ phương Tây truyền vào Nga, TQ, VN, và đang được khuyến cáo và cảnh giác cao độ.
Chủ nghĩa dân túy ở Nga biểu hiện ra nhiều ở các bệnh phân biệt chủng tộc, bọn đầu trọc cực đoan, bọn chính khách phản động cầu phiếu.
Chủ nghĩa dân túy ở TQ biểu hiện ra nhiều ở bệnh "Đại Hán", "dĩ Hoa vi Trung" ở một bộ phận trong xã hội, chủ nghĩa sô-vanh cực đoan và phản động.
Chủ nghĩa dân túy ở VN thì chưa phát triển thành một chủ nghĩa, mà chỉ đang ở phạm vi "biểu hiện dân túy", cụ thể là một số báo chí, nghị sĩ "mồm mép" thích nói cho hài lòng mát dạ một bộ phận nào đó trong xã hội, mà chủ yếu là bộ phận "dân oan" và bộ phận "Việt kiều cơ hội chính trị", bộ phận chính trị cực đoan, bộ phận "rận chí", dân chủ rởm (rân chủ), "biểu tình yêu nước", No-U, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bài Trung Quốc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nhất là đối với Việt gốc Hoa trong xã hội.
Chủ nghĩa dân túy ở Campuchia thì biểu hiện gần như VN, chỉ khác là thay vì đối tượng ở VN là TQ thì đối tượng ở Campuchia lại là VN. CN dân túy ở Campuchia dữ dội hơn vì có yếu tố tranh quyền và chống Hun Sen.
Chủ nghĩa dân túy ở Thái Lan được bắt đầu từ Thaksin, ông ta là người đầu tiên ở châu Á sử dụng thuần thục chủ nghĩa dân túy tả khuynh (thay vì ở Mỹ và châu Âu chủ yếu là CN dân túy hữu khuynh) để giành lấy quyền lực. Những chính sách trợ giá và mua rẻ gạo nông dân để lấy lòng của ông ta đã để lại hậu quả kinh tế khá nặng cho Thái Lan.
Chủ nghĩa dân túy hữu khuynh ở Mỹ hiện đang được vận hành bởi TT Trump, ông ta kích phát vấn đề bài ngoại, phân biệt chủng tộc, siết chặt nhập cư, tuyên bố để bảo vệ công ăn việc làm cho dân. Đưa ra những câu nói thể hiện tinh thần da trắng thượng đẳng và bị chỉ trích nhiều, nhưng bù lại ông được sự ủng hộ của các đại cử tri da trắng.
Về chính trị, "dân túy" cũng không khác gì một cơn đại dịch đang hoành hành toàn cầu không thua kém gì dịch Corona đang hoành hành ở Trung Quốc về y tế.
https://www.youtube.com/watch?v=KTDqfpCkfPs
https://www.youtube.com/watch?v=sfFuGnomIAY
Tiếp theo ý của bạn Nặc danh23:56 28 tháng 1, 2020 tôi xin so sánh CN Mác-Lênin và CN DT một chút để tránh nhiều bạn trẻ bị ngộ độc Wiki. Đọc Wiki nhiều người bật ngửa ra cứ tưởng CN DT với CN Mác là giống nhau hay cùng 1 mẹ gì đó, thật ra nó chẳng liên quan gì thậm chí còn đối lập gay gắt với nhau. Nó có những biểu hiện giống nhau ở mặt ngoài về đối tượng tranh thủ và đối tượng chống đối.
XóaKhông phải ngẫu nhiên mà thời đó người ta nói đùa "Lênin thù dân túy hơn cả thù tư bản thực dân đế quốc".
Bản chất của CNTB là sản sinh ra những phú ông tỷ phú ngồi mát ăn bát vàng, ngủ 1 đêm dậy tài khoản sinh tiền tỷ lên trên mồ hôi lao động của người khác. Cụ Hồ hay gọi là "ngồi mát ăn bát vàng" để chỉ hiện tượng đó. Đỉnh cao của nó là CNTD, rồi TD trá hình (CNĐQ nói chung) để tự do đi cướp. Sau khi bị cộng sản thế giới phản kháng và đánh cho thoái trào thì nó buộc phải lùi bước, xuống nước và thỏa hiệp với nhân dân, công nhân để bảo vệ địa vị thống trị, thậm chí nó còn bắt chước những cách làm của kinh tế bao cấp thời chiến khi cần, mà ngày nay gọi là chủ nghĩa bảo hộ, ông Trump rành nhất trò này.
Hành vi của CN DT cũng không khác gì với CNTB về bản chất. Trong thời kỳ chống Sa Hoàng ở Nga, trong khi người Cộng Sản, người Bolshevik đổ máu làm cách mạng, hy sinh đấu tranh thì bọn dân túy chỉ HÔ HÀO VÀ LA Ó là giỏi, hô hào cốt để người nghe được khoái chí SƯỚNG TAI. Còn ngoài ra nó không làm gì cả, chỉ hô mồm để dụ người khác đi hy sinh cho quyền lợi của nó.
Giả dụ như đang xây dựng gì đó, 1 thằng đổ mồ hôi làm quần quật cả ngày còn 1 thằng đứng ngoài hô hào "cổ vũ" với những lời lẽ đường mật êm tai mà không làm gì thực chất thật sự, không đóng góp công sức gì ngoài cái mồm.
Đó là cái khác biệt thứ nhất, người Cộng Sản chủ đạo là LÀM, còn đám dân túy lưu manh thì chủ đạo là NÓI.
Người Cộng Sản chủ trương đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc để làm cách mạng triệt để nhằm thay đổi xã hội, xây dựng một xã hội mới mà mọi người được sống trong công bằng và hạnh phúc. Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ cho thấy người CS đúng là đã đấu tranh THẬT và hy sinh THẬT, đổ máu thật, làm cách mạng tới nơi tới chốn, hy sinh chính bản thân họ vì một lý tưởng cao cả đem lại hạnh phúc cho muôn người.
Còn đám dân túy mất dạy là đám lợi dụng người khác, lợi dụng phong trào để nhằm mục đích nhỏ hơn nhiều, vụ lợi vặt vãnh, nhằm mục đích chiếm được quyền thế không nhiều thì ít, không to thì nhỏ, trong một mô hình quyền lực có sẵn, trong một xã hội cũ, hoặc nương theo phong trào quần chúng của CNCS để ăn theo trong một xã hội mới. Nhưng chủ yếu của nó vẫn là nhằm mục đích hưởng lợi, kiếm chác trong xã hội cũ. Họ cải lương, tham lam nhưng nhút nhát, không dám làm cách mạng, không dám thay đổi gì lớn lao, chỉ muốn vụ lợi và chấm mút đươc chút nào hay chút nấy.
Đối tượng tranh thủ của Cộng sản không ai khác chính là những người cùng giai cấp lao động với mình. Ví dụ: Cụ Hồ là người lao động ở đủ mọi ngành nghề lĩnh vực. Cụ Giáp là người lao động (giáo viên). Tranh thủ kết hợp lẫn nhau để đấu tranh cho chính bản thân mình và những người cùng giai cấp với mình, cùng chung lợi ích giai cấp như mình.
XóaCòn đối tượng tranh thủ của phe dân túy là bất kỳ nhóm nào trong xã hội miễn sao đó là phe "dân" mà không phải là phe "chính quyền". Thông thường là số đông hoặc một nhóm nào đó có những mối bức xúc chung, bất mãn chính trị xã hội, các nhóm đối kháng trong xã hội.
Mấy tên dân túy có thể cao cao tại thượng ở 1 giai cấp, địa vị, lĩnh vực hoàn toàn chẳng liên quan cm gì đến những nhóm "dân" kia, nhưng lại tranh thủ lôi kéo, nịnh dân và lợi dụng dân để trục lợi chính trị.
Cộng Sản có một hệ thống lý thuyết quy củ và nhất quán, trong khi đó dân túy là bọn thực dụng cơ hội nên ai nó lợi dụng được là lợi dụng không cần biết nhóm dân nào đó là thuộc tầng lớp nào, giai cấp gì.
Đối tượng mà người Cộng sản chống thì chính là đám phong kiến thực dân đế quốc và chiến tranh xâm lược. Người CS không có "chống" TBCN, mà là phấn đấu để xây dựng một xã hội mới tốt hơn xã hội tư bản vốn có nhiều bất công áp bức.
Đối tượng mà quân dân túy chống là nhà cầm quyền, phe chính quyền, giới tinh hoa, giới đang nắm quyền lãnh đạo, tầng lớp trên trong xã hội, những người có địa vị cao trong xã hội, bất chấp vấn đề giai cấp hay vấn đề thiện ác. Nịnh nọt một bộ phận ồn ào nào đó của dân, đánh bóng tên tuổi và ngoi lên trong hệ thống chính trị.
Chốt lại bản chất của DT là mị dân, trục lợi, cơ hội chính trị, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân, chính trị đàng điếm, lưu manh chính trị, chính trị sa-lông, xôi thịt, chủ nghĩa cải lương.
Tại sao lật sử? Là để làm hài lòng Mỹ và tranh thủ Việt kiều ba que. Tại sao bài Trung phò Mỹ? Cũng như trên, và còn để thu phục những người ghét Trung quốc hoặc cuồng Mỹ, thần tượng Mỹ, nhất là một bộ phận lớn những người thường được người nhà bên Mỹ gửi tiền về giúp đỡ, hoặc giới phản động được các quỹ dân chủ nhân quyền tiếp tế, bộ phận lười lao động thích hưởng thụ trong xh.
Ông Lênin dường như chưa bao giờ giải thích vì sao mình ghét Dân túy tới vậy. Nhưng các thuộc tính của thứ "chủ nghĩa" này đã cho thấy câu trả lời rồi.
Chủ nghĩa dân túy tiếng Anh là Populism, nhưng đúng nghĩa đen của Populism lại là "chủ nghĩa số đông". Như thế thật ra các nhà ngôn ngữ học gọi dân túy là "Populism" e rằng chưa thật sự chính xác về chính trị học. Bởi vì giặc dân túy dụ được lực lượng xã hội nào đủ sức gây ồn ào, gây tiếng vang trong xã hội là họ dụ ngay chứ không cần biết lực lượng đó có phải là số đông hay số ít trong xã hội hay không. Lôi kéo dụ hoặc được ai là nó dụ thôi.
XóaCách đặt tên theo tiếng Trung "chủ nghĩa dân túy" là đúng bản chất hơn nhiều vì nó là những thủ đoạn để "chuốc rượu say", say xưa hóa nhân dân. Thay vì đấu tranh cho dân thì nó biến dân thành công cụ cho tham vọng chính trị và quyền hành. Nói theo phim thì đấy là 1 chủ nghĩa "tà đạo", một tà thuyết tà ma ngoại đạo dị hợm trong lịch sử chính trị.
TQ thì có ông Hoàn Cầu thời báo là biểu hiện rõ nhất của chủ nghĩa dân túy hữu khuynh lấy tâm lý não trạng bài ngoại và tinh thần AQ Đại Hán, chủ nghĩa dân tộc diều hâu làm trọng điểm câu khách câu view câu like. Bên ta có lều báo thì bên xứ Trung cũng có. Nhưng 2 năm nay Hoàn Cầu đỡ nhiều rồi chứ trước kia vào đọc nhiều khi tưởng nó bị điên, sặc mùi diều hâu, giọng điệu dân túy, đăng lên các bài viết gửi vào kêu gọi chiến tranh với nước này nước nọ. 2 năm nay Hoàn Cầu cũng vẫn còn một vài bài viết nói về Võ Thống Đài Loan nhưng bớt đi phần hiếu chiến và khoa trương. Muốn xây dựng CNXH thành công ở TQ thì cần triệt tiêu đi tinh thần AQ này đi và xây dựng một thế hệ con người mới với một nền văn hóa cách mạng tiên tiến.
Văn Cách (CMVH) phần nào cũng có vì mục tiêu này, nhưng bản chất là một chiến dịch có mùi toan tính chính trị cá nhân trong đó nên biến chất ngay từ đầu và không còn ý nghĩa như nó đề ra. Kết quả là đám thanh niên nhà quê lên tỉnh biến thành một bọn đập phá như kiểu Hong Kong và lợi dụng cơ hội để đi đấu tố và cướp và trả thù cá nhân.
Trong quá trình làm cách mạng thay đổi thế giới, thay đổi nhân loại và xây dựng CNXH, đúng là người Cộng Sản đã hi sinh đổ máu nhiều, sai lầm nhiều, trả giá đắt, bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, bị đàn áp, bị phản bội, bị dìm trong biển máu, bị xâm lược, bị cấm vận, bị đủ các kiểu. Nhưng quan trọng là họ vẫn kiên cường bất khuất đứng dậy đi tiếp, thế hệ này nối tiếp thế hệ sau tiếp tục chiến đấu. Bây giờ vẫn đang chiến đấu.
Còn quý ngài Dân Túy thì sẽ chẳng bao giờ dám làm thật. Sở dĩ dân Dân Túy đòi đa đảng đối lập đa nguyên chính trị vì chỉ có thế thì họ mới tiến vào chính trường qua con đường dụ dân bỏ phiếu và mua chuộc truyền thông được, do tính chất "thỏ đế" không dám đấu tranh cách mạng, sợ đổ máu, sợ hi sinh của họ.
Ông trùm ma túy à không trùm dân túy bên TQ là Bạc Hy Lai đấy. Mồm trơn như mỡ, gặp ai là nói theo lề người đó để người ta vui. Giống kiểu Dương Trung Quốc bên ta đấy.
XóaĐiển hình là lúc mà báo chí TQ nổi lên cuộc tranh luận về nhà giàu TQ xây tượng vàng Chủ tịch Mao Trạch Đông thì có nên ủng hộ hay phản đối. Ngài Bạc đến địa phương nào hay trả lời tờ báo nào nghiêng về xu hướng nào thì trả lời theo xu hướng đó, không có chủ kiến gì cả. Nên lúc thì bảo là không nên vì xa hoa lãng phí, cần tiết kiệm để làm gương. Nhưng bẵng đi mấy tháng sau nói chuyện với 1 nhà báo khác thì bảo nếu nhà người ta đủ điều kiện tài chính thì có xây tượng vàng cũng chả sao vì CT Mao Trạch Đông là ân nhân vĩ đại của TQ chúng ta. Dân túy như thằng tra này tài tình ở chỗ kiểu nào cũng nói được cả và có quay ngoắt 180 thì nói gì nghe cũng thấy có lý, thế mới hay, họ là những người hùng biện rất giỏi nhưng tâm địa u ám không trong sáng.
Không phải phim TQ nào cũng hay nhưng mình xem phim Yên Chi và 1 vài phim cách mạng TQ thì thấy rung động thật sự. Trước đây mình chưa bao giờ có cảm nghĩ hay nhìn nhận về người Cộng Sản ở 1 góc độ như vậy cả, góc độ quốc tế. Các dv làm toát lên được cái hồn, cái khí chất của người CS, những người yêu chính nghĩa và chấp nhận hy sinh. Cảm nhận được thật sự chí khí, chí hướng của những người CS mong muốn thấy một thế giới tốt đẹp hơn.
XóaCuộc cách mạng XHCN trên thế giới ở đâu cũng chưa thành công nhưng chỉ thành công ở TQ và VN sau bao nhiêu giông bão thời cuộc. Ở VN và TQ hoàn cảnh chính trị khác nhau nhiều và thậm chí đến điểm xuất phát của 2 Đảng cũng khác nhau.
Đảng ta ra đời chủ yếu là để phản đế phản phong, chống Pháp - Nhật giành độc lập và giải phóng dân tộc. Một đảng nghiêng về chủ nghĩa yêu nước. Những đồng chí tham gia Đảng chủ yếu nhằm mục đích đánh đuổi Pháp Nhật để giành độc lập.
Đảng TQ ra đời chủ yếu vì mục tiêu đấu tranh giai cấp và xây dựng xã hội hạnh phúc, vì lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc đang do Quốc Dân Đảng của ông Tôn Trung Sơn đảm nhiệm.
Cả 2 đảng đều muốn đuổi Nhật ra khỏi TQ, nhưng khác nhau ở chỗ Quốc Dân Đảng chỉ muốn đuổi Nhật xong rồi thôi, còn Đảng Cộng Sản thì không dừng ở đó mà mục tiêu của họ là xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
Quốc Dân Đảng chống Nhật là để bảo vệ từng khối gia sản kết xù của họ, những tài khoản ngân hàng khổng lồ của họ. Còn Cộng Sản Đảng chống Nhật là để có điều kiện cơ hội xây dựng một xã hội tốt đẹp cho toàn thể nhân dân.
Nhờ lý tưởng cao đẹp đó, Cộng Sản chiếm được cảm tình của nhiều đảng viên Quốc Dân, từ đó trong Quốc Dân Đảng có nhiều người Cộng Sản. Ông Tôn Trung Sơn hoan nghênh điều này và thỏa thuận với Diên An và Liên Xô là sau ngày chiến thắng sẽ hiệp thương trưng cầu dân ý, trưng cầu đảng ý với Đảng Cộng Sản theo nguyên tắc "đa số thắng thiểu số" để hợp nhất 2 đảng, trong trường hợp xấu nhất không ai chịu nhượng bộ thì sẽ theo chế độ lưỡng đảng đại nghị theo mô hình Hoa Kỳ.
Ông Tôn Trung Sơn qua đời thì Tưởng Giới Thạch kế nhiệm và phản bội, hành quyết hết những người Cộng Sản của Quốc Dân Đảng trong cuộc thảm sát Thượng Hải chấn động thế giới, từ đó mới sinh ra cớ sự. Ban đầu ĐCSTQ chỉ có nhiệm vụ giải phóng giai cấp, sau trường huyết án này thì nhiệm vụ giải phóng dân tộc cũng về tay ĐCS nốt, vì không ai tin QDĐ nữa.
Cách mạng thành công ở TQ và VN, về phía TQ theo mình nghĩ là do văn hóa yêu chính nghĩa, đặc tính yêu chính nghĩa và hy sinh vì chính nghĩa trong văn hóa TQ từ ngàn xưa, thể hiện qua nhiều tác phẩm văn hóa, văn học đến nay, ăn sâu vào truyền thống dân gian. Nhờ vậy nên tín ngưỡng chính trị của họ rất mạnh, đàn áp thế nào cũng không xong, chặt đầu này mọc đầu khác.
Còn về phía VN thì đó là lòng yêu nước của dân ta, và lòng khao khát độc lập dân tộc trong lịch sử. Cách mạng ở VN là bắt nguồn từ việc giải phóng thuộc địa giành nền độc lập và chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Còn vấn đề giai cấp và ý thức hệ cộng sản XHCN là nương theo đó mà thành.
Chung quy nguyên nhân sâu xa theo mình chính là yếu tố tình cảm của 2 dân tộc, tình cảm yêu chính nghĩa của văn hóa Trung Hoa và tình cảm yêu nước yêu dân tộc và nỗ lực giành độc lập của dân tộc VN. Còn nguyên nhân trực tiếp thì chính là tài năng lãnh đạo cách mạng của 2 Đảng trong việc chèo lái con thuyền cách mạng ở 2 nước.
Mình nhớ đọc 1 cuốn sách về chiến tranh đông dương có dẫn lời 1 ông Tây "Ý chí, tình cảm, niềm tin chiến thắng của người Cộng Sản quá mạnh mẽ, không chỉ chúng ta mà ngay cả người Mỹ cũng sẽ thua trên đất nước nhỏ bé này. Tôi không hiểu những người CS này họ yêu cái gì, vì cái gì mà đấu tranh với một tình cảm to lớn đến thế".
XóaChung quy về nguyên nhân sâu xa sự thành công của cách mạng VN, cách mạng TQ, là ở yếu tố tình cảm, ở tình yêu bất chấp tất cả của người Cộng Sản.
VN thành công nhờ tình yêu nước và văn hóa chống ngoại xâm mạnh mẽ.
Xóa"Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". (Bác Hồ)
"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". (Bác Hồ)
"Thà chặt đầu tôi trước đi, rồi hãy đầu hàng giặc". (Trần Hưng Đạo)
"Ngày nào làm hết cỏ nước này thì người Nam mới hết chống quân Tây." (Nguyễn Trung Trực)
"Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập". (Bác Hồ)
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước." (Bác Hồ)
"Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam." (Bác Hồ)
"Dân ta phải giữ nước ta,
Dân là con nước, nước là mẹ chung." (Bác Hồ)
Cách mạng Trung Quốc thành công thì nếu nói về nguyên nhân sâu xa nhất, đó là nhờ văn hóa của họ và họ quá mạnh về đạo đức cách mạng và đạo đức cá nhân trong thời chiến. Kỷ luật và gương mẫu. Ở Trung Quốc họ không "yêu nước" theo cách hiểu như người VN mà ở TQ lòng yêu nước luôn gắn liền với "yêu cái chân thiện mỹ trong thiên hạ", chính vì vậy mà chủ nghĩa Mác Lênin và CNXH có thể bám rễ và phát triển lan rộng ở nơi đây được.
XóaQua nghiên cứu tôi thấy tình cảm dân tộc ở TQ không bằng VN ở yếu tố truyền thống, bởi vì ở TQ có quá nhiều dân tộc, gia tộc, ngôn ngữ khác nhau. Tinh thần vùng miền và gia tộc của họ rất mạnh. Ví dụ như người Thượng Hải thường có xu hướng không ưa người ở tỉnh thành khác. Tiếng phổ thông là tiếng bắt buộc, nhưng mỗi địa phương đều có đến hơn 30% là nói tiếng thổ ngữ, ví dụ tiếng Thượng Hải, tiếng Quảng (Quảng đông), tiếng Tiều (Triều châu), tiếng Phúc Kiến, tiếng Đài Loan (ở ĐL, tiếng Quan Thoại là tiếng phổ thông bắt buộc, tiếng Đài Loan là tiếng mẹ đẻ), chữ viết và tiếng nói đều khác với Quan Thoại. Như vậy ở TQ tiếng Quan Thoại là tiếng phổ thông áp đặt còn tiếng địa phương là tiếng mẹ đẻ. Khác với ở ta, tiếng Việt vừa là tiếng quốc gia vừa là tiếng mẹ đẻ, yếu tố dân tộc gắn liền với yếu tố đất nước, và tình yêu dân tộc cũng là tình yêu đất nước. Ở Trung Quốc thì rất khác. Do vậy 1 Đảng dân tộc chủ nghĩa như Quốc Dân Đảng lại không thành công, nhưng 1 Đảng chủ trương đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa quốc tế thì lại được dân hưởng ứng và thành công.
Tình cảm yêu nước ở Trung Quốc không phải là lòng yêu nước thuần túy, mà là gắn liền với "yêu cuộc đời", "yêu xã hội", "yêu cả thiên hạ", tình yêu giữa con người với con người. Vấn đề này không chỉ nằm trong những văn hóa phẩm thời xưa truyền lại mà còn rất rõ nếu ta nghiên cứu về Lão giáo và Khổng giáo truyền thống trong thời điểm nó chưa bị nhiều chính trị hóa thành đạo Nho.
Tứ đức của người đàn ông: "Hiếu, trung, nhân, nghĩa"
Ngũ đức của con người nói chung: "Nhân, nghĩa, lễ, chí, tín".
Tuy nhiên đó vẫn là những đạo lý có tính chất ràng buộc, trong khi Lão giáo thì là một tình yêu bao la tung bay tự do với lòng yêu thiên nhiên vạn vật, yêu con người.
Chính văn hóa truyền thống Trung Quốc đã hòa quyện với tinh thần của chủ nghĩa Mác Lênin, CNCS đưa đến sự thành công của nước này về cách mạng, từ chiến tranh cách mạng đến công cuộc xây dựng đất nước XHCN.
Tinh thần này của người TQ cũng dễ thấy được trong các tác phẩm kiếm hiệp, gọi là "văn hóa kiếm hiệp", hay thậm chí những phim xã hội đen như Bến Thượng Hải, cho thấy ngay trong giới giang hồ hắc đạo cũng tràn đầy tình cảm yêu thương lẫn nhau và lòng trung thành vô bờ bến. Một tên cướp như Hứa Văn Cường cũng biết chống lại quân Nhật vì đó là kẻ ác, bảo vệ những kẻ yếu trong xã hội.
Ở Việt nam, thời xưa văn hóa nước ngoài truyền vào VN là Khổng Nho, Lão giáo (sau biến thể thành Đạo giáo), Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc, Phật giáo tiểu thừa từ Ấn Độ qua ngã Champa, Chân Lạp. Gọi là "Tam giáo đồng nguyên", kết hợp với văn hóa truyền thống trước đó của VN, tạo thành một động lực lớn cho cách mạng. Tuy nhiên, ở VN chủ đạo thì vẫn là tinh thần yêu nước, yêu hòa bình là chính. Tinh thần muốn cho đất nước và dân tộc mình được độc lập, nhân dân mình được an bình, xã hội mình được yên vui.
XóaTuy nhiên dù là "động lực cách mạng chính" của 2 nước, 2 dân tộc là khác nhau nhưng đường nào thì cũng về La Mã.
Nhớ sau giải phóng tôi lúc đó chỉ là 1 cậu bé con lẽo đẽo đi theo ba đi thăm nhà của 1 số người dân Sài Gòn Gia Định Chợ Lớn đã giúp đỡ nuôi giấu cách mạng. Ba tôi học ở TQ thời chiến nên biết tiếng Trung, nên tổ chức phái đi vận động người Hoa, gồm Hoa kiều, người Minh Hương, người Việt gốc Hoa, lúc đó mới ngẩn người ra vì người thì không biết tiếng Quan Thoại, người thì nói tiếng QT lõm bõm. Họ toàn nói tiếng Tiều tiếng Quảng là chính. Thế là "đành phải"..... nói tiếng Việt. Ba tôi bảo hình như hồi đó cả đám đều bị thần kinh.
XóaCó 1 nhà người Hoa trong nhà có ảnh Bác Hồ nhưng bàn thờ thì lại thờ Quan Công. Ba tôi hỏi vì sao không thờ Khổng Tử hay Lưu Huyền Đức, Gia Cát Lượng mà lại thờ Quan Công. Cụ ấy giải thích Quan Công là tượng trưng cho lòng trung thành tuyệt đối, lòng thủy chung như nhứt, cho nên nhiều nhà người TQ, các tổ chức người TQ thậm chí bao gồm cả những tổ chức tội phạm thì cũng đều đề cao Quan Công để làm gương cho con cháu và người trong tổ chức noi theo.
Cụ ấy nói 1 câu mà tôi nhớ tới giờ, "Ở bên này thì CS thắng là nhờ Cụ Hồ, còn ở bên Tàu CS thắng là nhờ Quan Công đấy, nhờ những cái văn hóa này đấy, nhờ vào lòng trung thành, chung thủy của mọi người."
Tôi nghì Quan Công còn là ý nghĩa của sự lương thiện, tình huynh đệ, lòng trung nghĩa, nghĩa khí giang hồ, tình bằng hữu, lòng tín nhiệm, tấm lòng trung quân, tinh thần dũng cảm vì nghĩa quên mình, cứu giúp kẻ yếu thế và nhiều đức tính tốt khác.
XóaTôi đồng ý với một số nhận định ở đây. Văn hóa Trung Quốc chú trọng vào tính chính nghĩa và đề cao việc trọng tình trọng nghĩa, nghĩa khí, đạo nghĩa, chính đạo. Điều này cũng thể hiện trong chiến tranh kháng Nhật, nội chiến cách mạng, kháng Mỹ viện Triều và chiến tranh xâm lược ở biên giới Việt Trung năm 79.
XóaTrong chiến tranh kháng Nhật, Hồng quân TQ chiến đấu vô cùng dũng cảm và không sợ chết. Đánh nhau với quân Quốc Dân đảng trong chiến tranh kháng Nhật và trong chiến tranh giải phóng thì cũng khá là quyết tâm.
Trong chiến tranh Kháng Mỹ Viện Triều ở Triều Tiên, sau khi tướng Bành Đức Hoài có một cuộc nói chuyện nổi tiếng với binh sĩ về "bọn da trắng đã vào cướp phá Bắc Kinh, chở hết vàng về nước, dùng ma túy đầu độc dân ta, chia cắt đất nước ta thành hàng vạn tô giới, biến nước ta thành Đông Á Bệnh Phu hàng trăm năm không ngóc lên nổi, đã đến lúc đòi lại công đạo" ...... thì hồng quân Trung Quốc đã lăn xả vào quân Mỹ mà đánh với khí thế quyết liệt, sĩ khí tăng cao. Nhờ thế họ đã đẩy lui được quân Mỹ ra khỏi biên giới Trung Triều bên kia sông Áp Lục và sau đó đẩy lui quân Mỹ ra khỏi thủ đô Bình Nhưỡng, giúp TT chiếm lại được thủ đô.
Trong khi đó, năm 1979 ở Việt Nam, cũng quân đội đó lại cho thấy một "phong độ chiến tranh tồi tệ đáng kinh ngạc" theo tài liệu của Tây. Đó là do trong thâm tâm của người lính thì họ cũng đã biết đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nghĩa. Họ không có mục đích chiến đấu, không còn lý tưởng chiến đấu, không biết mình chiến đấu vì cái gì. Họ xưa nay chỉ chống xâm lược và nội chiến ở sân nhà, giúp bạn giành lại nửa nước ở TT, giờ lại giúp bọn diệt chủng Khmer Đỏ và tiến hành chiến tranh xâm lược.
Do đó, trái ngược với những cuộc chiến tranh chính nghĩa trước đó ở TQ và TT, binh lính họ đã không sợ chết, ở VN thì binh lính họ lại rất sợ chết. Nhiều câu chuyện cho biết nhiều nơi chỉ cần vài chục du kích Việt Nam là đã có thể chặn đứng cả một đơn vị rất đông quân của TQ nhiều giờ, nhiều ngày.
Thế giới hát về NGƯỜI
Trả lờiXóaViệt Nam hát về NGƯỜI
Bác là ông tiên, ông bụt, là trời đất của ta.
XóaNgười dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới đều kính trọng và khâm phục Bác Hồ
XóaChương trình thời sự Đài truyền hình VN ngày 18 vừa rồi có 1 bản tin nói về 90 năm Đảng Cộng Sản Việt Nam và 70 năm quan hệ Việt Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung Quốc. Xem những thước phim trắng đen cũ rất cảm động.
Trả lờiXóaNhiều lắm bác, mấy ngày nay nhiều bản tin thời sự nói về 70 năm quan hệ Việt Trung.
XóaTruyền hình báo Nhân Dân:
https://www.youtube.com/watch?v=wOYZnff2Dzg
https://www.youtube.com/watch?v=cGN5u2xhO5A
Đài tiếng nói Việt Nam:
https://www.youtube.com/watch?v=q7hrJR9JRNM
Thông điệp xuyên suốt trong các bản tin này là: 70 năm lịch sử quan hệ Việt Trung dù lúc thăng lúc trầm, nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chính.
Theo tôi thì không chỉ 70 năm quan hệ Việt Trung là như thế mà 4000 năm quan hệ Việt Trung cũng là như thế. Chẳng qua lịch sử thường chỉ ghi nhận các cuộc chiến tranh, nhưng lịch sử thì đâu chỉ có chiến tranh, 4000 năm dài này thì hòa bình hữu nghị vẫn chiếm áp đảo.
Cho bác nào tò mò thành phố Vũ Hán "hang ổ" của vi khuẩn Vũ Hán hiện giờ ra sao , có phải xác người la liệt, chìm trong hoảng loạn sợ hãi, giao thông bị cấm, xăng bị ngưng cung cấp như Đại Kỷ Nguyên và các trang Pháp Luân công, mxh, CĐM, báo đài phản động loan tin hay không.
XóaTôi xin chia sẻ 2 video clip này đang được chia sẽ chóng mặt trên Youtube và mxh. Một lưu học sinh Việt Nam ở ngay Vũ Hán livestream vòng quanh đường phố Vũ Hán trong những ngày này.
2 triệu lượt xem trong 2 ngày:
https://www.youtube.com/watch?v=5Nm5QnGoVvs
https://www.youtube.com/watch?v=jBA_0y3bbsI
Kênh của anh chàng này trước đây cũng khá nổi trên Youtube nhưng là kênh chuyên bình phẩm đặc sản độc lạ , không liên quan gì đến TQ nên không ai biết. Lúc này mọi người mới biết anh là lưu học sinh ở Vũ Hán.
Nhìn chung thì đường phố Vũ Hán ngoài việc vắng vẻ hơn cả BTT ra thì nhìn chung cũng khá ổn định.
Phóng sự "Cuộc bức phá ngoạn mục" trên Truyền hình Nhân Dân nói về những thành công ngoạn mục VN trong thời kỳ chuyển đổi từ mô hình bao cấp thời chiến sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có nhiều giải thích hay về ý nghĩa của sự định hướng XHCN và nhấn mạnh công cuộc xây dựng CNXH.
Xóahttps://www.youtube.com/watch?v=EndruASMFO0
Với những thành công ngoạn mục của TQ và VN những năm gần đây thì cụm từ "Xã Hội Chủ Nghĩa" ngày càng được nghe thấy nhiều hơn. Nhiều người không còn kiêng hay tránh từ này như những năm tháng nghèo khó.
Sự thành công vượt bực của VN và TQ cũng ngày càng cho thấy rõ hơn là CNXH cũng không phải là cái gì "hoang tưởng", "không tưởng" như các thế lực phản động hay rêu rao 100 năm nay.
Ôi 1 thành phố zombie virút mà trông sạch đẹp hơn tp ở Mỹ và Âu Tây. Chủ nghĩa cộng sản kết hợp với văn hóa Trung Hoa thành 1 sức mạnh khủng khiếp thật.
XóaLâu nay có rất nhiều phim tài liệu nói về quan hệ truyền thống Việt Trung thời kỳ cách mạng và tiền cách mạng, tiền khởi nghĩa 1945. Nhưng trên Youtube chỉ có 1 số phim như "Bác Hồ xây dựng tình hữu nghị với Trung Quốc", "Nguyễn Ái Quốc ở Vân Nam", "Bác Hồ trong trái tim nhân dân Trung Quốc" vv. nhưng trong đó tôi nghĩ ptl "Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu" là hay nhất, theo quan điểm cá nhân. Vì vậy xin chia sẻ với mọi người ở đây.
Xóahttps://www.youtube.com/watch?v=Yk4UQy0uY_Y
Phim tài liệu này kể về quá trình hoạt động cách mạng của Người ở Quảng Châu, TQ cho đến khi Tưởng Giới Thạch trở mặt phản bội cuộc cách mạng thì Cụ Hồ lập tức thu xếp cho các đồng chí rồi trở về Thượng Hải, rồi tìm đường sang nước Nga.
Phim này có đề cập đến những nhà cách mạng và anh hùng liệt sĩ của VN có liên quan mật thiết với TQ như Phùng Chí Kiên, lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn, vị tướng nước ngoài duy nhất trong quân đội TQ, liệt sĩ Lý Tự Trọng người đã chiến đấu chống quân Pháp đến viên đạn cuối cùng, liệt sĩ Phạm Hồng Thái người đã gieo mình xuống sông Châu Giang tuẫn tiết trong sự kiện "tiếng bom Sa Điện" gây chấn động khắp thế giới thời kỳ đó.
XóaPhim quay cận cảnh lớp học chính trị do chính Cụ Hồ giảng dạy để chọn ra các đồng chí ưu tú kết nạp vào tổ chức Tâm Tâm Xã và sau này là Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Lớp học nay vẫn được bảo tồn cho đến nay để học sinh và quần chúng tham quan, nghiên cứu lịch sử.
Tôi đọc bài gì đấy trên báo có 1 ông "trí ngủ" bảo tin giả là ok, lại còn đem so sánh tin giả với mưu kế thời kỳ chiến tranh như tổng tấn công Mậu Thân. Thế thì bó tay rồi.
XóaLại đọc tít "Tin giả - vấn đề lớn của xã hội, hậu quả của thiếu sự công khai, minh bạch?" Tôi không vào đọc luôn. Xin thưa với lều báo, bọn tung tin giả mục đích của nó chính là để vu khống ông "không công khai minh bạch". Giờ nếu tôi bịa ra cái tin là mẹ ông ngủ với thằng nào đó rồi bảo ông không công khai ra clip nóng kia thì ông nghĩ sao? Hay tôi bảo ông tham nhũng, rửa tiền, buôn lậu, gian lận tài chính, rồi tôi bảo ông là không công khai minh bạch thì ông nghĩ sao?
Lều báo ơi là lều báo. Vụ corona này người ta đã quá ngán ngẩm với tin giả rồi mà còn thêm dầu vào lửa, tiếp tay cho giặc, vẽ đường cho hưu chạy, biện hộ cho bọn gian tà.
Tôi nghĩ ngày nay công tác truyền thông báo chí đang phản ánh không đầy đủ quan hệ Việt Trung từ lịch sử đến hiện đại.
XóaVề lịch sử, các độc giả trẻ ngày nay có ai biết đến những bậc tiền bối cách mạng đã hoạt động ở TQ cùng với các đồng chí tiền bối TQ trong công cuộc chống thực dân đế quốc? Có bao nhiêu người đã bị bỏ quên. Có còn ai biết đến quá trình hoạt động cách mạng của Cụ Hồ, cụ Giáp ở Trung Quốc, là nơi từng là căn cứ địa là hậu phương vững chắc cho kháng chiến Việt Nam chống Pháp thuộc kể từ thời Hàm Nghi. Là hậu phương an toàn hoạt động cho bao nhiêu anh hùng chiến sĩ thời Pháp thuộc, bao nhiêu nhà cách mạng đã hoạt động ở TQ như Tôn Thất Thuyết, Phan Bội Châu.
Ngày nay giới già thì nhớ, giới trẻ thì chẳng biết gì, truyền thông báo chí thì làm ngơ, muốn biết lịch sử thì phải tìm đọc những hồi ký của các nhân vật tiền bối cách mạng, một trong những cuốn hồi ký kể rõ ràng sinh động nhất về cuộc đời cách mạng của Cụ Hồ và bản thân về những hoạt động ở Trung quốc chính là những quyển hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Còn thời hiện đại ngày nay thì quan hệ Việt Trung được chọn lọc để thể hiện qua duy nhất ở khía cạnh "xấu xí" và tiêu cực. Đất nước TQ là xấu, xã hội TQ là xấu, con người TQ là xấu, tất cả đều là tiêu cực. TQ lúc nào cũng rình rập mưu hại VN, phá hoại VN, đầu độc môi trường VN, âm mưu thôn tính VN, xóa tên VN.
XóaĐưa tin nên đưa tin trung thực, khách quan, nhất là vấn đề nhạy cảm như đối ngoại, một nước láng giềng có quan hệ truyền thống từ hàng nghìn năm nay và 70 năm nay, một quốc gia đang có quan hệ đối tác chiến lược cao nhất với ta. Đưa tin nên công tâm, biết suy luận lôgíc. Không thể đưa tin kiểu dân túy để "câu" này "câu" kia được. Chưa nói đến vấn đề có liên quan đến phản động hay không. Như vụ Hồng Kông, một tái diễn kịch bản đập phá của biểu tình chống "cho đất 99 năm" bên ta. Đều là biểu tình đập phá nhân danh chống 1 dự luật nào đấy. Thế mà có 1 bộ phận báo chí đưa tin về vụ này rất chi là vô học, như là các tòa soạn báo này là những đại lý của báo Mỹ vậy.
Ngoài ra nên phản ánh đầy đủ và toàn diện quan hệ Việt Trung giữa 2 Đảng, 2 chính phủ, 2 nhà nước và người dân, tư nhân 2 nước. Quan hệ Việt Trung ngày nay có rất nhiều khía cạnh, có quá nhiều hợp tác, không chỉ có biển Đông, cũng như quan hệ Việt Trung ngày xưa không chỉ có chiến tranh 1979.
Trung Quốc ngày nay có quá nhiều điều tốt đẹp, quá nhiều mặt tích cực. Báo Mỹ và PT đã truy tìm bới móc mặt tiêu cực của TQ ra chửi, thì báo Việt lại chọn lọc trong đống rác đó tha về dịch lại gây ô nhiễm văn hóa, gây hại dân trí. Trong khi thời buổi thông tin toàn cầu này thì không khó để nhận ra thực tế TQ ngày nay ra sao. Cần gì phải thù hận cực đoan như vậy.
Tớ đồng ý với bạn Sơn bọn nó dựa vào đâu để bảo người ta không công khai minh bạch? Dựa vào TIN GIẢ chứ dựa vào gì nữa. Thời Mĩ là thời đánh giặc làm sao so vụ nghi binh Khe Sanh Mậu Thân được nhỉ. Vả lại nói cho ngay thì làm thế quái gì mà cái gì cũng công khai được. Có giỏi thì đòi công an công khai hồ sơ mật đi, an ninh quốc phòng đi, quân đội đi. Như đòi công khai "HIỆP ĐỊNH THÀNH ĐÔ" phải không thế? Về mà bảo thằng Trump công khai quĩ tranh cử đi! Bao giờ mấy bạn đòi được thằng Trump công khai quĩ tranh cử hay mấy vụ đi lại với Nga, công khai ra quỹ tranh cử có bao nhiêu tiền Nga trong đó thì tôi ủng hộ mí bạn đòi công khai hết toàn bộ VN này ok?
XóaĐúng thế L. báo hay mau đòi CP phải "công khai" ra hiệp định Thành Đô đi nhóa. Tin giả là cần thiết, là nhu cầu cuộc sống, vì có "bưng bít thông tin" nên mới có tin giả mà. L. báo bảo thế!
XóaThế giới cũng phải kính phục người, không phải tự nhiên Bác là danh nhân văn hóa thế giới. tôi tự hào là người VN, tự hào là con cháu của người.
Trả lờiXóaBọn tà ma ngoại đạo hết bôi bác Bao Công, một hình tượng đáng kính trong văn hóa Á Đông, giờ lại bôi bác Đức Phật, sau có khi chúng nó đem cả Hồ chủ tịch ra mà diễn hài, bôi bẩn, lợi dụng trẻ thơ để kiếm tiền bẩn Youtube. Với kịch bản mới nhất bôi bác Đức Phật, chúng đã tuyên chiến với cộng đồng Phật giáo trên thế giới và những quốc gia có đông đảo tín đồ đạo Phật trên thế giới, như VN, TQ, Ấn Độ, Hàn Quốc.
XóaSở dĩ CĐM chân chính bất xúc với đám tà đạo này không chỉ vì chúng nó giả sư lười lao động, không vì bất kỳ 1 cái gì, mà là nhiều tội, nhiều nghi án cộng lại.
Danh sách nghi án cần điều tra làm rõ:
Có hay không việc hiếp dâm trẻ em xưa và nay như nhân chứng đã chỉ ra.
Có hay không việc "sư" Tùng Vân lang chạ với nhiều phụ nữ và nhiều bà có biểu hiện không tỉnh táo, chấp nhận quần hôn như nhiều nhân chứng đã chỉ ra.
Có hay không việc ấu dâm và loạn luân ở "chùa" Bồng Lai về sau đổi tên thành Tịnh thất Bồng Bế Bồng Con rồi Thiền am bên bờ phá sản.
Có hay không việc "hủy thi diệt tích" với những nạn nhân bị hiếp, bị đánh, bị hành hạ tra tấn, và những nhân chứng trong chùa năm xưa. Những người đó bây giờ ở đâu?
Những nghi vấn tội ác, những tội ác tồn nghi này kinh khủng hơn nhiều so với những gì đã thể hiện rõ ràng rồi, như sư dỏm lợi dụng sự ngây ngô dễ thương và tài diễn xuất của các bé đáng thương này để trục lợi, kiếm tiền bẩn, lừa tình gạt tiền, xin tiền chúng sinh, bóc lột lao động trẻ em, lợi dụng tình thương của con người, lợi dụng lòng tin, chà đạp lên lòng tin của người khác.
Bạn TiTi nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn
XóaThêm 1 người VN định cư tại TQ leo tường vào Youtube nói về dịch Corona. Anh này tên là Đạt, là Việt kiều 15 năm ở TQ, làm việc và lấy vợ ở TQ, một trong những người đầu tiên livestream về cuộc sống đời thường ở TQ, livestream cả đám cưới của họ.
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=7J_Lhp-zstI
Thông điệp chung của kiều bào và du sinh VN ở TQ nói về dịch bệnh này là: Không chủ quan, không hoảng loạn.
Đây chỉ là những người VN ở quanh khu dịch thôi. Muốn xem clip của anh lưu học sinh đang ở ngay tại Vũ Hán mà cộng đồng đang dõi theo thì các bác đọc comment của em ở trên.
Thêm 1 bác Việt kiều TQ nói về Corona, để biết ở bên trong TQ ra sao và có ai hoảng loạn không.
Xóahttps://www.youtube.com/watch?v=vL56cty9kNE
Cô nàng này là du học sinh Hồ Nam may mắn về ăn Tết ở Hà Nội trước khi dịch corona bùng phát. Hồ Nam ở ngay sát bên Hồ Bắc. Cô gọi cho bạn ở TQ hỏi tình hình bên ấy.
https://www.youtube.com/watch?v=qlhAXvkp3rE
Mình rất trân trọng công sức của các bác VN ở TQ đã khó nhọc up lên Youtube vì trèo tường thì tốc độ đường truyền chậm thế nào thì mọi người biết rồi. Nhiều khi chờ cả ngày mới up xong 1 em.
Vì những động cơ chính trị tham lam hèn hạ mà người ta bọn chúng bán rẻ lương tâm, thay vì cạnh tranh thị trường thì lại vô nhân đạo, gây ra chiến tranh, bạo loạn, màu đổ thây phơi. Bọn chúng không ngần ngại sử dụng mọi thủ đoạn, bom hạt nhân, vũ khí hóa học như chất độc da cam, vũ khí virút ở TQ, CT Triều Tiên, vu cho Iraq Saddam Hussein, vu cho Syria dùng vk hóa học. Bọn chúng sa vào chính trị cực đoan đến phát cuồng và quá tham lam đến vô nhân tính khi chọn những thời điểm đông người tiếp xúc như này để ra tay, không kể đến bao nhiêu người bao nhiêu nước sẽ bị liên lụy trong đó có chính công dân của chúng ít nhiều cũng bị liên lụy.
XóaChính quyền ăn hại ở Vũ Hán bị toàn dân chửi mắng và bị vô hiệu hóa rồi, Chính phủ TrungƯơng vào cuộc tiếp quản toàn thành. Sau vụ này đám quan Vũ Hán cũng te tua, cách chức khai trừ không nói gì, có khi còn bị hình sự. Nếu vụ này mà có yếu tố nước ngoài thì trách nhiệm càng nặng. Dù yếu tố tự phát hay yếu tố từ ngoài vào thì đều phản ứng quá chậm, quá quan liêu, kiểu bệnh thành tích không muốn Tết quá phiền, muốn ăn Tết, qua Tết mới tính.
XóaChúng ta thật tự hào vì được là công dân của nước Việt Nam, được là con cháu Bác Hồ; tất cả công trạng của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam và trên toàn thế giới có thể nói ngàn năm không hết được
Trả lờiXóa