Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Chương 20. “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?”

“Vietnam, Why Did We Go?” Câu chuyện gây sốc về vai trò của “giáo hội” Công giáo trong buổi khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam - Hồng y Spellman, Chỉ huy Tuyên úy quân đội Mỹ.
Lời dẫn: Nhân sự kiện bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, chúng ta buộc phải bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn Ca-tô Rô-ma giáo.
Cuộc tìm kiếm của chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang đã đưa chúng tôi đến với cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” -Tác giả: Avro Manhattan (1914-1990). Người dịch Trần Thanh Lưu. Tác phẩm tuy chủ yếu viết cho người Mỹ nhưng với bạn đọc người Việt, nhất là người Việt trong nước, xin đọc để biết thêm lý do xuyên suốt nhất, lý do “vì sao người Mỹ đã đi” đến nước ta để khởi động một cuộc chiến 20 năm máu lửa trên quê hương mình. Đối với người Mỹ, cho đến hôm nay, không hẳn ai cũng trả lời rốt ráo được câu hỏi vì sao, ngay từ đầu, Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, một quốc gia “đèo heo hút gió”, xa quê hương của họ trọn nửa trái cầu. Ngay cả trong các môi trường đại học và nghiên cứu, không phải trường phái nào cũng đồng ý với nhau khi lý giải nguyên nhân đầu tiên và đích thực của quyết định, mà trong 8 năm sau đó, đã tiêu tốn 584 tỷ Mỹ kim để đưa 9 triệu 200 ngàn quân nhân luân phiên tham chiến và khiến hơn 58,000 thanh niên Mỹ phải bỏ mạng nơi chiến trường. Đồng thời, cũng dội 15 triệu tấn bom và phun hơn 11 triệu gallons chất độc Agent Orange lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến tranh Việt Nam nầy, sau đó, đã để lại những hội chứng tâm lý tác động mạnh mẽ không phải chỉ trên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà còn xoáy sâu cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Mỹ trong nhiều năm nữa.
Giữa tất cả những nỗ lực và kết quả nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân đầu tiên của chiến tranh Việt Nam đó, Avro Manhattan nổi bật lên với một luận điểm ít ai ngờ. Tuy không ngờ nhưng lại có tính thuyết phục cao. Từ góc độ văn hóa, hay chính xác hơn, từ cách tiếp cận chính trị-tôn giáo đan bện nhau, ông đã sưu khảo và tổng hợp các thông tin của nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó, đi đến một kết luận: Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu là một cuộc chiến tranh tôn giáo dù phần biểu hiện bên ngoài của nó (và các lực lượng tham chiến) có là chính trị, kinh tế hay quân sự.
Nhân việc tìm hiểu về nguồn cơn cuộc bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, và cũng nhân dịp 42 năm Chiến thắng Đế quốc Mỹ xâm lược, hôm nay, Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu từng chương cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” (Bản dịch trên trang Sachhiem) để chúng ta thấy câu trả lời cuối cùng của tác giả là: Chính Giáo Hội Ca-tô, và đối tác ngoại giao của nó là Tòa thánh Vatican mới là kẻ xúi giục chính, leo thang và đeo đuổi cuộc xung đột ở Việt Nam. Ngay từ ban đầu những động cơ tôn giáo đã khai mào cho trận thác lũ gây nên bao đau thương tuyệt vọng khôn cùng ở các lục địa châu Á và châu Mỹ. Sự bi thảm của Việt Nam sẽ đi vào lịch sử như là trong những hành vi độc ác của sự liên minh đương thời giữa chính trị và tôn giáo có tổ chức.
Những yếu tố của một bản chất chính trị, ý thức hệ, kinh tế và quân sự không hề đóng vai trò gian ác trong việc mở rộng chiến tranh, mà lại là tôn giáo của cái Giáo Hội Ca-tô mới chính là kẻ chủ mưu. Từ ban đầu vai trò của nó đã được giảm thiểu nếu không nói là được xóa đi. Nhưng những dữ kiện cụ thể lại không thể bị bị chùi rửa dễ dàng được, và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng dù vắn tắt…
************************

Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?
Trần Thanh Lưu dịch cuốn
“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan
Chương 20
Hai Tổng Thống Ca-tô Và Một Giáo Hòang Cách Mạng
Sự Sụp đổ của Đại Chiến Lược Hoa Kỳ-Vatican tại Việt Nam.

 Một hồng y, hai anh em và Eisenhower  Những lời tiên tri của thánh Malachy  Những kỳ vọng của "Giáo hoàng người Mỹ" đầu tiên  Rạn nứt giữa hai Tổng Thống Ca-tô  Với Kennedy: Chính trị đứng trước tôn giáo  Điều khó xử của Kennedy  Việc bầu cử một giáo hoàng cách mạng và cú sốc tại Bộ Ngoại giao  Sự đổ vỡ của cuộc thập tự chinh chống cộng Hoa kỳ-Vatican  Giáo Hoàng John XXIII quở trách Tổng thống Diệm  Đoàn đại biểu Phật giáo đến Vatican  Tổng thống Diệm bắt đầu gây nguy hiểm cho các hoạt động chiến tranh Mỹ tại Việt Nam  Việc xét lại tại Washington  Từng bước trượt về phía bờ vực Việt Nam  Tổng thống Kennedy và các đại sứ tuyệt vọng của ông  Quyết định cuối cùng  Sự kết thúc của Diệm và em trai.

Không nên đánh giá thấp vai trò của Hồng y Spellman trong việc củng cố quan hệ đối tác Vatican-Hoa Kỳ. Nếu không có sự thủ diễn của ông ta như là đại sứ đặc quyền của các anh em nhà Dulles với Giáo Hoàng, và ngược lại thì mối quan hệ đặc biệt của Hoa Kỳ với Vatican sẽ không bao giờ được phát triển. Nhờ Spellman, Dulles đã có thể tạo nên một liên kết bán bí mật với Vatican và bỏ qua các cảnh giác chính thức của Bộ Ngoại giao bao gồm cả việc phải báo cáo theo luật định cho Tổng thống và các cố vấn của ông ta.
Tướng Eisenhower, về cơ bản là một quân nhân, xem bất kỳ liên minh nào mà không được yểm trợ bởi các đòan đại quân đều không quan trọng. Do đó ông đã tự thuyết phục rằng vai trò của một nhà thờ trong chiến dịch chống Cộng là chuyện nhỏ, cho dù đại diện bởi Vatican hay không. Hai anh em nhà Dulles đã không làm gì nhiều để ngăn cản niềm tin này vì nó đã cho họ sự tự do đeo đuổi các cuộc thập tự chinh riêng về ý thức hệ và các đề án chiến lược mà họ đã khởi động.
Spellman, kẻ đã có một chân ở Capitol Hill và một ở tòa thánh St Peter tại Rome, và với sự dính líu trong hầu hết các vấn đề liên quan đến anh em nhà Dulles và Giáo Hoàng, đã trở thành không thể thiếu cho cả hai trong việc điều hành Liên minh Vatican-Hoa Kỳ.
Bên cạnh giá trị của mình trong việc thúc đẩy lợi ích Ca-tô trong mọi lĩnh vực ở quốc nội, ông là một loại kỳ tài trong hầu hết các lĩnh vực khác như kinh tài cao cấp. Ngòai việc làm cho tổng giáo phận của mình giàu nhất ở Mỹ, ông đã giúp giải quyết những khó khăn tài chính nhất định cho chính Vatican. [1] Nhưng Spellman giỏi nhất trong các vấn đề chính trị, quốc nội, và quốc tế. Những âm mưu ngoại giao của ông ở đấy đã trở thành phương ngôn mà ai cũng biết.
Được phú cho việc che chở bởi cá nhân Giáo Hoàng và của Bộ trưởng Ngoại giao, sức mạnh thuyết phục của ông ta nhân danh các chính sách chung của họ đã trở thành gần như không thể cưỡng lại được trong các giới có ảnh hưởng quyền lực nhất của Hoa Kỳ.  Trong số này bao gồm ngoại giao, tài chính, và chính trị cũng như thông tin đại chúng. Bởi vì ảnh hưởng rộng lớn này, Spellman đã hành động rất giống một Giáo hoàng Mỹ. Thật vậy tổng giáo phận của ông đã được gọi là Vatican nhỏ ở New York.
Để thêm trọng lượng cho sự bảo trợ của ông trong việc can thiệp của Mỹ tại Việt Nam, sau cùng Spellman được đề cử làm Tổng Tuyên Úy của lực lượng vũ trang Mỹ, và trở thành một khách viếng thăm thường xuyên - dùng máy bay phản lực quân sự Mỹ - đến các chiến trường Việt Nam. Khi không duyệt binh lính Mỹ, mà ông gọi là Lính của Chúa, ông tung hòanh trong môi trường chính trị với vai trò của mình là một tu sĩ, nhà ngoại giao, và đại sứ chính thức của Mỹ.
Spellman, như đã nói ở nơi khác, đã là một trong những người đở đầu sớm nhất của nhà lãnh đạo vô danh người Việt lúc đó, Diệm. Từ lúc khởi đầu, khi Diệm đi tìm kiếm sự bảo trợ của người Mỹ ở Hoa Kỳ, Spellman đã thuyết phục nhiều chính trị gia có ảnh hưởng, bao gồm Thượng nghị sĩ Kennedy vị Tổng thống tương lai, để hỗ trợ cho Diệm ưu ái hơn các ứng viên khác. Ông đã ca ngợi tính thật thà, liêm chính, lòng mộ đạo của Diệm, và trên hết sự quyết tâm chống cộng của ông ta. Đặc tính cuối này đã làm cho Spellman quí mến che chở với Bộ Ngọai giao, mà cuối cùng đã quyết định lựa chọn ông ta.
Khi Giáo hoàng Pius XII qua đời vào năm 1958, các hoạt động của Hồng y Spellman đã gia tăng cùng với việc vận động hành lang của mình trên Capitol Hill. Đã có tin đồn là ông sẽ trở thành Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên.
Spellman đã không hề ngăn chận những tin đồn ấy vì ông vẫn ngấm ngầm nuôi một tham vọng lâu dài về ngôi giáo hoàng [2]. Thật vậy, ông tự tin kỳ vọng rằng các hồng y tại Mật Viện Đầu Phiếu sắp tới sẽ chọn ông là kẻ kế thừa của Pius XII qua việc ghi nhận những nỗ lực ngoại giao chống Cộng hiệu quả của ông, mà ông đã rất thành công tiến hành thay mặt cho giáo hoàng quá cố và Bộ Ngoại giao.
Spellman là một người tin tưởng vững chắc vào những lời tiên tri của thánh Malachy, nhà tiên tri Ái-nhĩ-lan ở thế kỷ 12, và đã coi rất trọng lời tiên tri ấy về ngôi giáo hoàng. Thánh Malachy, kể từ thời của mình trở đi, đã gán đặc trưng cho mỗi giáo hoàng, với một thẻ bài Latin cho thấy những tính cách cơ bản của mỗi giáo hoàng. Ông đã phân biệt kẻ kế thừa cho Pius XII là "Pastor et Nauta", Shepherd and Navigator: “Kẻ chăn chiên và Người lái tàu”.
Trong thời Mật Viện Đầu Phiếu vào năm 1958, tham vọng giáo hoàng của Spellman trở thành lời đàm tiếu ở Rome, gói gọn trong một câu chuyện đùa đương thời. Theo câu chuyện tiếu lâm thì Spellman đã thuê một chiếc thuyền cho chạy lên và xuống dòng sông Tiber với niềm tin rằng ông đã giúp thực hiện lời tiên tri.
Kết quả của cuộc bầu cử là điều mà Hồng Y Spellman đã không dự kiến được. Hồng Y Roncalli, Thượng phụ thành Venice đã trở thành Giáo hoàng John XXIII mới ((LND: Giáo dân Việt hay gọi là Gioan 1958-1963). Sự tương phản giữa Giáo hoàng Pius XII và Giáo Hoàng John XXIII  càng sâu sắc. [3] Gần như qua đêm, các quan hệ đối tác giữa Washington và Vatican bị sụp đổ. Hồng y Spellman đã bị xua đuổi khỏi tiền sảnh điện giáo hoàng hầu như cùng một lúc. Ông không còn là sứ giả được hoan nghênh và thường xuyên từ hai anh em nhà Dulles chống cộng điên cuồng nhất.

Giáo hoàng John XXIII (1958-1963) đã đảo ngược các chính sách chống Cộng của người tiền nhiệm, Giáo hoàng Pius XII. Ông bắt đầu đối thoại với những người Cộng sản ở châu Âu và báo hiệu với Nga Xô rằng Vatican sẽ sẵn sàng hợp tác với nước ấy. Ông là cha đẻ của Công Đồng Vatican II và chính sách đại đòan kết tôn giáo. Mặc dù ông đã không phản đối chiến tranh Việt Nam, ông đã quở trách Tổng thống Diệm về việc đàn áp Phật giáo đồ bởi vì nó đe dọa chính sách mới của ông về khoan dung đại đòan kết và hợp tác với các tôn giáo khác. Trong khi không từ bỏ sự liên lụy Việt-Mỹ, ông đã bí mật hợp tác với những người Cộng sản trong việc chuẩn bị một tương lai thống nhất Việt Nam theo chủ nghĩa Marx dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh.
Sự bị hất hủi đột ngột của ông khỏi Vatican là một cú đánh cá nhân vào niềm tự hào nội tâm đến nổi ông không thể phục hồi được từ đó cho hết phần còn lại của đời ông.
Bộ Ngoại giao cũng bị sốc không kém và lo lắng vào những gì có thể bị kéo theo. Vatican dưới triều Giáo hoàng John đã hoàn toàn đảo ngược chính sách trước đây của nó. Chiến lược chống Cộng Vatican-Hoa Kỳ bị tan vở chỉ trong vài ngày. Kết quả của tai họa bất ngờ như vậy đã không hề được tiên đoán và đã buộc Mỹ thay đổi đại chiến lược chống Cộng của mình từ trên xuống dưới.
Trong khi Mỹ đang xem xét sách lược thì hai sự kiện có tầm quan trọng lớn đã diễn ra tại Việt Nam và ở ngay chính nước Mỹ. Tại Việt Nam nhờ vào những kẻ bảo hộ của mình, Diệm đã trở thành tổng thống và đã bắt đầu củng cố chế độ của mình với một sự trộn lẫn khả dụng động lực tôn giáo và các hành vi chính trị bạo tàn. Tại Mỹ, Kennedy, nhà bảo trợ trước đây của Diệm, đã vào Nhà Trắng như là Tổng thống Ca-tô đầu tiên trong lịch sử Mỹ.
Những kỳ vọng của Hồng y Spellman được làm sống lại một phần và một thời gian ngắn … Ứớc mơ của ông là một Tổng thống Ca-tô sẽ giúp củng cố tổng thống chế Ca-tô ở Việt Nam, bỗng biến mất. Trong khi Kennedy đã chơi một trò chơi chờ đợi về việc phải làm gì với đối tác tổng thống Ca-tô ở Việt Nam thì ông này lại giở trò làm bực mình công luận quần chúng Mỹ với các chiến dịch đàn áp Phật giáo của ông ta.
Dù không chống lại nỗi cuộc vận động hành lang quốc hội Hoa Kỳ của Ca-tô giáo và những luận cứ của Spellman, Kennedy đã kháng cự lại áp lực của họ muốn đặt tất cả trọng lượng của Mỹ đằng sau chế độ Ca-tô của Diệm. Ông này đã không những chỉ bị công luận tại Việt Nam căm ghét và tạo ra thù hận với quần chúng Phật giáo, ông lại bị công luận Mỹ xa lánh ở một mức độ chưa hề biết đến. Các cuộc tự thiêu của các nhà sư Phật giáo, đã quá rùng rợn và kinh hoàng đã gây ảnh hưởng bất lợi đến công luận Mỹ chống lại Ca-tô Diệm.
Kennedy là một chính trị gia quá sắc sảo không dại gì hỗ trợ các thiển cận tôn giáo của một tổng thống Ca-tô và sự im lặng của Vatican để gây nguy cơ ảnh hưởng đến sự nghiệp tương lai của mình.
Vốn là chính trị gia tỉnh táo ông đã đặt lên hàng đầu sự nghiệp chính trị của ông tại quốc nội, và thứ yếu các chính sách không phân minh của giáo hội mình, biểu hiện bởi Diệm. Thái độ của Kennedy làm Spellman chán nãn, mặc dù Kennedy đã ra lệnh gởi 16 ngàn lính Mỹ vào Việt Nam như là một sự vuốt ve cho hồng y; bước đầu định mệnh của Hoa Kỳ vào trong vũng lầy quân sự ở Việt Nam. Việc gởi quân đã làm dịu các thành phần ồn ào nhất trong bộ phận vận động hành lang Ca-tô tại Hoa Kỳ, đã cho nó như là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên đến lúc này, mối chính trị của quan hệ đối tác Mỹ-Vatican cũ đã hoàn toàn thay đổi.
Giáo hoàng John XXIII đã nhanh chóng bắt đầu chỉ đạo giáo hội hướng tới một "modus vivendi" (lối sống tương nhượng) với chủ nghĩa cộng sản, với mục tiêu cuối cùng là hòa hỏan với chính Nga Xô. Phương châm của ông, trái ngược với của Pius XII và các anh em nhà Dulles, là không còn thêm một cuộc đối đấu chống cộng nữa, mà là hợp tác; không chiến tranh, mà là cảm thông. Trong khi chính sách của giáo hoàng đã bắt đầu có hiệu lực, Diệm vẫn tiếp tục tăng cường đàn áp chống lại Phật giáo đồ của Việt Nam với kết quả ngày càng khiếp đãm.
Giáo hoàng John trong khi không bao giờ công khai lên án sự ngược đãi như vậy, đã riêng tư khuyến cáo Diệm nên thận trọng và chừng mực. Sự bách hại không chỉ làm xấu hình ảnh của Giáo hội Ca-tô trên thế giới nói chung, và đặc biệt là ở Mỹ, nhưng ngay chính Giáo hoàng John đã thực lòng tin vào sự hòa giải với các tôn giáo phi-Ki-tô và những ý thức hệ cách mạng. Kết quả từ lòng tin của giáo hoàng như thế đã sinh ra một sản phẩm được gọi là chính sách đại đòan kết tôn giáo, một sáng tạo của giáo hội, hơn bất cứ điều gì khác, đặc trưng của triều giáo hoàng của ông, kẻ đã gợi hứng ban đầu cho Công Đồng Vatican II, mà từ đó nó sinh ra.
Được khuyến khích bởi chính sách đại đòan kết tôn giáo của Giáo hoàng John, các Phật tử bị bách hại đã kêu gọi ông nên can thiệp với Diệm. Một phái đoàn Phật giáo đã trực tiếp đến Vatican và đã được Giáo Hoàng tiếp. John đã cho họ lời bảo đảm và nói với họ rằng ông sẽ cố gắng thuyết phục Diệm để trở nên nhân từ và công bằng với tôn giáo của họ. Đoàn đại biểu Phật giáo đã trở về Việt Nam, nhưng chính sách khủng bố, thay vì dịu lại, bạo lực lại gia tăng. Phật tử đã bị bắt giữ, đánh đập và bị bỏ tù. Cả thế giới đều rúng động. Công luận Mỹ cũng thế. Tổng thống Kennedy cũng thế, ông đã đe dọa sẽ cắt đứt mọi viện trợ cho Việt Nam và cho Tổng thống Diệm. Nhưng một lần nữa chẳng đi đến đâu.
Dù chúng tôi đã bàn đến trong các chương trước đó, nó có thể đáng được quan tâm ở đây để mô tả một số chi tiết các chuỗi sự kiện mà những nhân vật chính bị đẩy về phía bờ vực. Nó sẽ cho thấy làm sao mà nhiệt tình tôn giáo và các giáo điều ngoan cố của hai anh em, Diệm và thủ lãnh ngành mật vụ, thúc đẩy họ xem thường dư luận của người Mỹ và thế giới, khueýen cáo của Kennedy, và sự chống đối gia tăng của các Phật giáo đồ. Cái cảm quan làm nhiệm vụ nhân danh Ca-tô giáo gây hứng cho họ bỏ qua những cảnh báo đáng ngại về sự sụp đổ sắp xảy ra, rồi kết thúc bằng họ bị ám sát.
Trong khi đó Tổng thống Kennedy áp lực với Giáo hoàng John thông qua Hồng y Spellman cố gắng kềm chế Diệm. Không có kết quả rõ ràng. Để chứng tõ rằng ông có trách nhiệm phải làm, Kennedy đã bước một bước quyết lịêt và thay đổi Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam. Sau đó, trong tháng bảy năm 1963, ông đã gửi cho Diệm một tin nhắn cá nhân thông qua đại sứ Nolting trong một nỗ lực tuyệt vọng để thuyết phục Diệm và các anh em Ca-tô của mình, thủ lãnh ngành mật vụ, tổng giám mục thay đổi chính sách đàn áp của họ.
Những nỗ lực của Kennedy lại một lần nữa tỏ ra vô hiệu. Ngược lại, thủ lãnh của ngành mật vụ lấy lý do là những phần tử cộng sản đã được khám phá trong hàng ngủ Phật tử, đã biến chiến dịch kỳ thị khắc nghiệt thành đàn áp tôn giáo. Hàng ngàn tăng ni và các nhà lãnh đạo Phật giáo đã bị bắt. Chùa chiền đã bị đóng cửa và bị bao vây. Phật tử đã bị tra tấn bởi cảnh sát. Một ngày một nhà sư khác đã tự thiêu trước công chúng để thu hút sự chú ý của thế giới về chính sách khủng bố của người Ca-tô. Tổng thống Diệm, không nao núng, tiếp tục chính sách của ông. Mật vụ nhồi nhét thêm nhiều sư sãi vào nhà tù. Một nhà sư thứ ba tự thiêu, và tiếp theo là vị khác. Trong một thời gian ngắn, bảy vị đã tự thiêu ở nơi công cộng. Việt Nam đã bị đặt dưới thiết quân luật. Bây giờ quân đội chiếm đóng nhiều chùa chiền và xua đuổi tất cả tăng ni kháng cự. Nhiều tăng ni đã bị bắt và đưa đi trong xe tải, bao gồm một số lượng lớn người bị thương. Nhiều người đã thiệt mạng. Lực lượng đặc biệt của Nhu, bất cứ khi nào có cơ hội, đã ồ ạt tấn công vào các tự viện với súng tiểu liên và lựu đạn để thi hành thiết quân luật.
Mười ngàn Phật tử tham gia một cuộc tuyệt thực tại Sài Gòn bị phong tỏa, trong khi một tiếng chuông ngân dài từ tháp chính của chùa Xá Lợi để phản đối sự đàn áp. Tại Huế, ở phía Bắc (của miền Nam Việt Nam), các tăng ni chống cự mãnh liệt tại chùa tỉnh hội Từ Đàm, hầu như bị phá hủy, trong khi 11học sinh Phật tử tự thiêu bên trong.
Chính quyền Diệm, thay vì cố gắng xoa dịu đối thủ khuấy động của mình với một chính sách thỏa hiệp, đã từ chối xem xét những điềm báo trước. Nó đã dấn thân vào sự trơ tráo tự diệt và tự cho mình chính đáng. Không nhượng bộ, nó kêu gọi cả giáo chức và học sinh giữ bình tĩnh và sáng suốt để có thể “nhìn ra sự thật" liên quan đến "vụ Phật giáo." Tổng thống Diệm lại bồi thêm xúc phạm vào tổn thương bằng cách bảo rằng giải pháp phải là giải pháp của ông ta. "Tôi dứt khóat," ông nói lúc đó, "rằng các chính sách của chính phủ... không thể đảo ngược được." [4]
Nhưng, trong khi thái độ của Tổng thống Diệm đã không linh hoạt với tình hình càng xấu đi nhanh chóng, phản ứng của các cộng sự thân cận lại thản nhiên mù quáng đến khó hiểu. Điều này có lẽ, tốt nhất có thể được tóm tắt bằng một nhận xét của Phó Tổng Thống khi trả lời một cho một phóng viên nêu lên vấn đề tự thiêu của các nhà sư Phật giáo và những nỗ lực của một nữ học sinh trẻ đã cố chặt cánh tay của cô tại chùa Xá Lợi lúc 10:00 tối ngày 12 Tháng 8, l963. Phó Tổng Thống trả lời "Tôi rất buồn khi nhìn thấy rằng các trường hợp tự thiêu và tự hủy diệt chỉ làm phí phạm nhân lực." [5]
Phó tổng thống Thơ còn đi xa hơn. "Hành vi như vậy," ông tuyên bố, "không phải là rất cần thiết tại lúc này." [6] Tiếp sau đó ông lại nói thêm điều dối trá lớn nhất của thế kỷ: "Họ có thể làm cho công chúng tin rằng," ông nói, "Phật tử đang gây áp lực lên chính phủ.” [7] Chẳng bao lâu sau Hoa Kỳ áp lực thậm chí còn mạnh mẽ hơn và đe dọa cắt tất cả các viện trợ cho Tổng thống Diệm. Một lần nữa, lại vô hiệu. Đại sứ của miền Nam Việt Nam tại Washington, một Phật tử, từ chức để phản đối. Em trai và em dâu của Tổng thống Diệm, bà Nhu, chế giễu công khai việc các nhà sư Phật giáo đã tự thiêu, tuyên bố rằng họ đã sử dụng "xăng dầu nhập khẩu" để " nướng thịt " chính mình.
Đến lúc này nhà lãnh đạo Phật giáo, Thích Tri Quang, đã phải thóat thân xin tị nạn trong tòa đại sứ Mỹ. [8] Chính phủ Mỹ đã trở nên công khai thiếu kiên nhẫn. Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố chính thức lên án các hành động đàn áp mà chính quyền Nam Việt Nam chống lại Phật giáo đồ. "Dựa trên các thông tin nhận được từ Sài Gòn rõ ràng là  chính phủ của nước Cộng hòa Việt Nam đã thiết lập các biện pháp đàn áp nghiêm trọng đối với các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam," nó viết rõ. "Hành động này biểu lộ sự vi phạm trực tiếp của chính phủ Việt Nam về việc bảo đảm rằng nó đang theo đuổi một chính sách hòa giải với Phật giáo đồ. Hoa Kỳ lên án hành động đàn áp lọai này." [9]
Việt Nam bị chia rẽ. Quân đội đã trở thành công khai bất kham và tỏ bày đề kháng thụ động, không chống Cộng sản, mà chống lại chính phủ của mình. Kết quả: Cuộc chiến chống lại Cộng sản Bắc Việt đã nhanh chóng bị thua thiệt, vì tòan khối dân chúng mà cuộc chiến đấu dựa vào sự hỗ trợ, cuối cùng đã dừng lại, từ chối hợp tác.
Mãi sau Hoa Kỳ đã ra tay khi nhận ra rằng chiến lược của nó trong phần ấy của châu Á đang bị nguy hiểm nghiêm trọng. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, phối hợp với các thành phần Phật tử Việt, thiết kế thành công một cuộc đảo chính. Các cánh cực hữu người Ca-tô ở Mỹ đã không còn ở trung tâm của sự kiện như họ đã từng có dưới chính quyền Eisenhower, trớ trêu là mặc dù họ đang ở trong một chính quyền của Mỹ được điều hành bởi Tổng thống Ca-tô đầu tiên. Tuy nhiên, họ vẫn còn quan hệ tốt với một số thành phần cao cấp của CIA. Biết được những gì đang tiến hành, họ đã thực hiện một nỗ lực tuyệt vọng cuối để huy động công luận Mỹ ủng hộ Diệm. Họ tài trợ một chiến dịch để chống lại kế họach đã được Bộ Ngoại giao và những người khác đã quyết định số phận của Diệm tiến hành. Bà Nhu, vợ của thủ lãnh mật vụ, được mời qua và "giải thích" tình hình trung thực với người Mỹ.
Bà Nhu đã đến và liền gọi điện thọai cho người bảo trợ chính của chế độ Diệm, Hồng y Spellman. Bộ máy Ca-tô giáo rộng lớn tức thì họat động để làm cho chiến dịch thành công. Báo chí Ca-tô, những cá nhân, tổ chức, tất cả các dây mơ rễ má rộng lớn có thực hay không của Ca-tô liền được chuyển động để gây áp lực lên phương tiện truyền thông đại chúng của Mỹ.
Trong khi lực lượng yểm trợ tàng ẩn Ca-tô giáo làm việc đằng sau hậu trường, các giáo dân Ca-tô có ảnh hưởng đứng hàng đầu để tài trợ, ủng hộ, và đẩy mạnh tuyên truyền cho bà Nhu trong việc vận động cho chế độ Diệm. Clare Booth Luce, người đã cải sang đạo Ca-tô được biết khi làm đại sứ tại Rome, lại còn Ca-tô hơn cả chính Giáo Hoàng, đã nhận làm tùy viên báo chí, nhà quản lý chiến dịch và tài trợ chung cho Bà Nhu.
Việc đón tiếp em dâu của Tổng thống Diệm tõ rõ giới Ca-tô ở Mỹ, đã không hề lên án những sự đàn áp tôn giáo, lại mặc nhiên chấp thuận hoặc công khai hỗ trợ chúng như thế nào. Mặt khác giới Tin Lành và phóng khoáng người Mỹ nói với Bà Nhu một cách cứng rắn rằng những sự đàn áp tiến hành bởi chồng và anh rễ của Bà đều bị người dân Mỹ ghê tỡm. Chẳng hạn trong một chuyến thăm Đại học Columbia
Bà Nhu, vợ của người thủ lãnh ngành mật vụ, đã bôi bác các vụ tự thiêu như sử dụng "xăng dầu nhập khẩu" để tự "nướng thịt" họ. Bà đã quyết liệt thúc đẩy Ca-tô-hóa miền Nam Việt Nam ngay cả sau khi rõ ràng là sự ủng hộ của Mỹ đang bị đe dọa. Bà ta liền thực hiện một vòng vận động ở Mỹ để "giải thích" tình hình đích thực với người Mỹ. Người đầu tiên mà bà ta gọi điện thọai là Hồng y Spellman, nhà bảo trợ chính của chế độ Diệm. Bộ máy rộng lớn của Ca-tô giáo ở Mỹ liền họat động để làm cho chiến dịch của bà thành công. Báo chí Ca-tô liên hợp với các cá nhân và các tổ chức có ảnh hưởng đứng đầu để tài trợ, hỗ trợ và vận động sự biện hộ của bà Nhu đối với chế độ Diệm. Sau vụ thảm sát Tổng thống Diệm và chồng của bà ta, Ngô Đình Nhu, bà đã rút lui về Rome vào năm 1964.
bà Nhu đã bị sinh viên la ó chế nhạo. Tuy nhiên tại Đại học Fordham, bà lại được "nhiệt tình" tiếp đón bởi 5 ngàn sinh viên Ca-tô tại trường dòng Tên. Sự khác biệt nổi bật trong việc tiếp đón bà bởi hai thành phần khác nhau của giới trẻ Mỹ thực đáng kể, đặc biệt trong quan điểm nếu thực tế là 5.000 sinh viên với thầy giáo dòng Tên của họ thường tự hào là luôn tin vào sự tự do tôn giáo. Việc đón tiếp của dòng Tên còn gây sửng sốt hơn nữa bởi vì Vatican, kể từ khi Giáo hoàng John XXIII lên ngôi, đã không hề khuyến khích sự nhiệt thành tôn giáo của anh em Diệm, như chúng tôi đã đề cập, mà lại còn lạnh nhạt với họ nữa. [10] Đã có nhiều  dịp Vatican thậm chí đã yêu cầu ông tổng giám mục ngừng ban "hướng linh" cho tổng thống và người đứng đầu ngành mật vụ. Ông tổng giám mục hoàn toàn bỏ qua những sự khiển trách này, ngoan cố từ chối tin rằng xu thế ý thức hệ không còn được phát huy bởi John Foster Dulles và Giáo hoàng Pius Xll.
Nhưng trong khi đó sự thật là chính sách của Pius XII đã được sửa đổi rất nhiều, sự thật cũng không kém rằng Giáo Hoàng John và Tổng thống Kennedy đã phải rất thận trọng dò dẫm tình hình. Mặc dù mỗi người do lý do đặc biệt riêng của mình đều mong muốn giảm giọng điệu siêu-Ca-tô của triều Diệm, vẫn không thể làm như vậy một cách quá lộ liểu. Điều này chủ yếu là bởi chính sách Á-Mỹ-Vatican quyện vào nhau do chính quyền Mỹ trước đó, qua Hồng Y Spellman và giáo hoàng Pius XII. Sự đảo ngược công khai đại chiến lược của Dulles-Pius có thể gây nên những nghi ngờ thân cộng và vuốt ve chủ nghĩa cộng sản quá khích tại Châu Á – điều nên tránh, nhất là khi những lời buộc tội lọai này được thực hiện bởi bộ phận vận động hành lang châu Á mạnh mẽ ở Washington hoặc bộ phận vận động hành lang người Mỹ tại Vatican, chưa kể đến ngay cả miền Nam Việt Nam.
Một sự kiện lớn bên ngoài miền Nam Việt Nam đã giúp kết thúc các vấn đề. Giáo hoàng John qua đời. Một vài ngày trước khi sự suy sụp của Tổng thống Diệm, nhà sư thứ bảy đã tự thiêu chỉ một trăm mét cách nhà thờ Ca-tô La Mã tại Sài Gòn với một phái đòan Liên Hiệp Quốc tìm kiếm sự kiện ở gần đó.
Tổng thống Diệm và thủ lãnh ngành mật vụ, đến giờ này vẫn hoàn toàn mù lòa bởi tấm che tôn giáo của họ, tự cô lập mình khỏi mọi chuyện ở Nam Việt Nam, cũng như họ đã làm trước đây đối với bên ngoài của nó.
Hơn bao giờ hết Diệm thiếu năng lực thỏa hiệp. Giống như người em của ông ta, ông không có lòng nhân. Đại sứ của ông tại Washington, trước khi từ chức để phản đối sự đàn áp Phật giáo đồ đã gán kết Diệm và người em của ông ta: "Họ rất giống như án quan thời Trung cổ," ông nói, "những kẻ tự cho mình công chính và rằng họ sẽ đốt chết kẻ khác vì lợi ích riêng của họ, và vì lợi ích của nhân loại, để cứu họ khỏi mọi tội lỗi.” [11]
Đó là đúng những gì đã thúc đẩy Tổng thống Ca-tô Diệm suy nghĩ và hành động như ông ta đã từng làm. "Chúng tôi phải tiếp tục tìm kiếm Nước Chúa và công lý", ông viết, vài năm trước khi ông trở thành tổng thống, từ một chủng viện, trong đó ông đã từng sống (trớ trêu là ở Mỹ), "Mọi việc khác sẽ tự nó theo sau." [12]
Nó đã đến. Nhưng với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Kennedy và các cố vấn quân sự của ông đã trở nên ngày càng lo lắng về hiệu quả quân sự mà chính sách đối đầu cuồng tín của Diệm với Phật giáo đồ có thể gây ra trong việc chỉ huy tổng quát các cuộc hành quân của Mỹ và Nam Việt Nam. Trừ phi chấm dứt tức thì, Diệm đã trở thành một trở ngại nghiêm trọng nhất cho việc tiến hành hiệu quả cuộc chiến tranh chống lại Cộng sản miền Bắc. Chiến dịch của ông chống Phật giáo, cộng thêm vào sự đối đầu rộng rãi của giáo dân Ca-tô miền Bắc gây ra sau cuộc thóat chạy của họ từ miền Bắc, bắt đầu cản trở các kế hoạch của Mỹ.
Sau sự đánh giá kéo dài và đau đớn, Kennedy và các cộng sự thân cận cuối cùng đã đi đến kết luận rằng cách duy nhất để lọai chế độ Diệm là lọai bỏ chính Tổng thống Diệm. Đã có báo cáo mâu thuẫn nhau về cách thức quyết định cuối cùng đã đạt được và bởi ai. Mặc dù sách báo đã mô tả các bước của quá trình, cuối cùng nó lộ ra một cuộc ám sát Diệm lạnh lùng đã được lên kế hoạch. [13]
Trong khi đó Diệm và các anh em của ông ta, vẫn tự tin vào tính công chính của hành động của họ như cũ, tiếp tục họat động như không hề có điều gì xảy ra, dù những hành vi đáng ngờ của một số quan chức Mỹ. Chiều ngày 01 Tháng 11 1963, Tổng thống Diệm đã đãi trà với Đô đốc Harry Felt, tổng tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, và với Henry Cabot Lodge, đại sứ Mỹ, người đã đánh điện về Washington mấy giờ trước đó rằng giờ cuối cùng của Tổng thống Diệm đã đến. Không lâu sau đó các người âm mưu lật đổ đã ra tay. Vào lúc bình minh ngày hôm sau quân đội của họ chiếm dinh tổng thống.
Tổng thống và người em trai, thủ lãnh ngành mật vụ đáng sợ, đã trốn mất. Tuy nhiên một vài giờ sau đó, họ dự lễ trong Nhà thờ St Francis Xavier (LND: Nhà thờ Cha Tam) tại Sài Gòn và sốt sắng rước thánh thể. Khi bị phát hiện họ liền bị bắt và bị bắn. Đó là ngày 2 tháng 11, ngày Cầu Hồn (the Feast of All Souls). Cơ thể của họ đã được đặt tại bệnh viện St Joseph, chỉ có vài trăm mét cách chùa Xá Lợi, nơi mà cuộc kháng chiến Phật giáo đã bật tia lửa nổi dậy đầu tiên mà cuối cùng đã tạo ra một kết thúc bi thảm cho chính sách độc tài Ca-tô của Tổng thống Diệm. Từ đó hai đứa con trai mộ đạo nhất của Giáo Hội Mẹ đã chết.
Và với họ cũng chết theo chế độ chính trị mà họ đã cố gắng áp đặt, vì lợi ích của Giáo Hội mình lên trên một kẻ phi-Ca-tô không khứng chịu, thậm chí quốc gia phi-Ca-tô. [14]

Ghi chú cuối chương:
1. Để biết thêm chi tiết xem cuốn “VATICAN Hàng tỷ đô la”, của cùng tác giả, Chick Publications, 1983.
2. Xem thêm cuốn “Liên Minh VATICAN MOSCOW WASHINGTON” của cùng tác giả, Chick Publications, 1983.
3. Chi tiết, xem “VATICAN TRONG NỀN CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI” hoặc “CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VATICAN TRONG THẾ KỶ 20” hoặc “ĐÔ LA VÀ VATICAN” của cùng tác giả.
4. Tổng thống Diệm trong một cuộc phỏng vấn dành cho Marguerite Highness, phóng viên của tờ The New York Herald Tribune, 14 tháng 8 năm 1963. Xem thêm "Vấn Nạn Phật giáo" - Tài liệu Cơ bản, Volume 11, từ 22 tháng tám năm 1963, đến 02 tháng 9 năm 1963. 
5. Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, tại một cuộc họp báo tại Điện Diên Hồng, 13 Tháng Tám năm 1963. Xem tài liệu chính thức của Chính phủ miền Nam Việt Nam, "Vấn Nạn Phật giáo",  "Vị trí của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa." Tài liệu Cơ bản, Tập 1, từ ngày 6 tháng 5 năm 1963, đến ngày 21 Tháng Tám 1962, p. 34.
6. Đã dẫn. p. 35.
7. Như trên.
8. Ngày 2 tháng 9 1963.
9. Ngày 21 tháng tám năm 1963, The New York Times. Ngày 22 tháng chín năm 1963, The Times, London.
10. Mặc dù Tổng giám mục Thục đã có mặt tại Rome để dự Công Đồng Vatican II. Năm 1964 ông đã bị Giáo hoàng Paul VI làm bẽ mặt, đã từ chối tiếp ông ta. Vì thế sau đó Tổng giám mục Thục, đã đến gặp Hồng Y Spellman, tỏ vẽ đòan kết.
11. Trần Văn Chương, Đại sứ của Nam Việt Nam tại Washington và cha của bà Nhu. Xem thêm “Nho gia cuối cùng” The Last Confucian, bởi Dennis Warner.
12. Xem “Nho gia cuối cùng”, bởi Warner Dennis
13. Để biết chi tiết của quyết định, xem báo cáo đặc biệt của US News & World Report, 10 tháng 10 năm 1983. Còn có, Time, Ngày 14 tháng 11 năm 1983.
14. Sau sự sụp đổ của Diệm, vận mệnh của Ca-tô cũng bị tổn thương theo. Nhưng sau đó giáo dân Ca-tô tự tái tập hợp lại, nhờ vào sự bảo trợ của các đồng đạo người Mỹ của họ và do Vatican. Khi cuộc chiến tái tục ở mức độ rộng hơn và Hoa Kỳ đã gửi sang hàng trăm ngàn quân, Vatican và Hoa Kỳ tái tổ chức đạo Ca-tô ở miền Nam Việt Nam như là một vũ khí chính trị.
Sau đây là chuỗi các quá trình:
Ngày 27 tháng 2 năm 1965, Giáo hoàng Phaolô (Paul) kêu gọi hòa bình ở Nam Việt Nam.
Cùng ngày, ông gửi một bức thư gửi cho tất cả các giám mục Ca-tô của Nam Việt Nam.
Giữa tháng Tư giáo dân Ca-tô bắt đầu các cuộc biểu tình chống lại Thủ tướng Phật giáo (LND: Thủ tướng Phan Huy Quát) vì ông có khuynh hướng trung lập.
Ngày 2 tháng 5, Henry Cabot Lodge đã có một chuyến thăm bí mật với Giáo Hoàng Phaolô tại Vatican.
Ngày 10 tháng 5, một Đảng Ca-tô được chính thức thành lập ở Nam Việt Nam. Tháng sau, các Giám mục miền Nam Việt Nam kêu gọi tất cả giáo dân Ca-tô tuân đức vâng lời.
Sau lời kêu gọi, có những cuộc biểu tình Ca-tô lớn chống lại Thủ tướng Phật giáo. Những vụ này phát triển thành các cuộc bạo động cho đến khi Thủ tướng Phật giáo bị buộc phải từ chức (ngày 18 tháng sáu năm 1965).
Các cuộc biểu dương sức mạnh tiếp theo của giáo dân Ca-tô giáo, Vatican và Hoa Kỳ đã được nói đến trong một cuốn sách khác của tác giả.

Tác giả: Avro Manhattan
Người Dịch: Trần Thanh-Lưu
=======================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét