Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

GỬI ĐÀO TUẤN, MAI THANH HẢI: VIỆT NAM BẤT NGỜ?


Trên báo Một thế giới mới đây đăng loạt bài Biên giới, Hồi ức 35 năm của nhà báo “cấp tiến” Đào Tuấn với những lời khẳng định khi Trung Quốc nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới vào ngày 17/2/1979 thì Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ; trên biên giới không có quân; chỉ có dân quân du kích nhưng có người nhưng không vũ khí...! Loạt bài này sau đó bị gỡ. BBC khoái chí hể hả tung ra bài bình luận dường như bị gỡ theo “lệnh trên” để rồi họ hùng hồn kết luận: “Cho tới giờ, cuộc chiến biên giới 1979 vẫn không được ghi nhận trong sách giáo khoa lịch sử và gần như không được nhắc tới trong báo chí chính thống”.

Trên fb của mình, một nhà báo “cấp tiến” khác của Báo Thanh niên là anh Mai Thanh Hải cũng đăng bài Biên giới phía Bắc 2/1979: Chết chóc, đổ nát trong bất ngờ... Tại đó có đoạn: “Một Đại tá Biên phòng-Cựu binh 1979 kể: Không thể ngờ là nó đánh mình, cả Đồn Công an Vũ trang chỉ có 2 khẩu AK và 5 khẩu K50 cũ, bắn xa... 25 mét. Anh em thay nhau bắn, cầm cự 30 phút thì hết nhẵn đạn. Phải cõng thương binh-tử sĩ rút trong uất ức...”

Sắp đến ngày 17/2, một dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử dân tộc và ký ức biết bao người về truyền thống và quá khứ hào hùng đầy bi tráng.

Nếu ai để ý trên mạng thì sẽ thấy: Cứ mỗi dịp này, các thế lực phản động lại có dịp rộn ràng, tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt và vu khống quyết liệt. Nào là "công tác tình báo kém cỏi,..... hoàn toàn bất ngờ khi chiến tranh xảy ra, .... không có sự chuẩn bị tác chiến,..... để mặc cho quân Trung Quốc tàn phá đất nước....." - vân vân và vân vân.

Google.tienlang xin gửi nhà báo Đào Tuấn và nhà báo Mai Thanh Hải tài liệu dưới đây hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia. Đó là tờ báo giấy Quân đội Nhân dân số ra ngày 15/2/1979.
 


Mời xem thêm video clip:
 Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Văn Tiến Dũng nói về Chiến tranh Biên giới Phía Bắc 1979

 ********
Khuyến mại thêm cho các anh bài Tổng hợp chi tiết của bạn Linh Nguyễn từ các tài liệu trên Diễn đàn của các Cựu chiến binh Dựng nước và Giữ nước

********




A. Lực lượng CAVT/ Công an vũ trang (Biên phòng hiện nay) tại thời điểm trước và gần 17/2/1979:


Em nhận định chém hoặc đơn vị của bác đại tá trong bài của Mai Thanh Hải Biên giới phía Bắc 2/1979: Chết chóc, đổ nát trong bất ngờ... thời điểm đó có thể là phân đội hoặc đội công tác CAVT/ BP xuống địa bàn thôi. Cả đồn có ngần đấy súng với mấy chục con người thì có mà điên (trích nguồn thông tin: "Một Đại tá Biên phòng-Cựu binh 1979 kể: Không thể ngờ là nó đánh mình, cả Đồn Công an Vũ trang chỉ có 2 khẩu AK và 5 khẩu K50 cũ, bắn xa... 25 mét. Anh em thay nhau bắn, cầm cự 30 phút thì hết nhẵn đạn. Phải cõng thương binh-tử sĩ rút trong uất ức...") Đến ngay cả các lâm, nông trường đều được phát súng để chuẩn bị rồi cơ mà. Kinh nghiệm này cũng là thực tế từ chiến tranh BGTN đấy anh Hải ạ. Khi Pốt tràn sang, dân không nói, biết bao nhiêu TNXP, tự vệ các nông lâm trường tay không tấc sắt. Thế mới có giai thoại bác Tư quyết phá kho phát súng. Còn về chuyện chuẩn bị cho BGPB em xin nêu cụ thể một số điểm chính dưới đâu để có thể đánh bật câu nói "chơi" của vị đại tá nọ.


1. Qua tổng kết, chỉ riêng trong hai năm 1977-1978 đã có tổng cộng 1500 vụ lấn chiếm biên giới, khiêu khích vũ trang, làm ta bị thương 307 người, 14 người bị phía Trung Quốc bắt cóc. Nếu số vụ lấn chiếm lãnh thổ, khiêu khích vũ trang do phía TQ gây ra năm 1975 là 234 vụ thì đến hết năm 1978 tăng lên 2175 vụ, gấp 10 lần.


2. Về lực lượng: Tháng 4/1978, trung đoàn 12 CAVT – một trong số ít các trung đoàn biên phòng cơ động của Bộ được điều động lên tuyến biên giới phía bắc để tăng cường công tác phòng thủ. Trung đoàn này được chính thức thành lập tháng 2/1978 trên cơ sở tiểu đoàn 12 CAVT. Tháng 8/1978, Trung đoàn 16 CAVT được thành lập và tháng 9/1978 Bộ điều lên tăng cường cho tuyến biên giới Tây Bắc.


3. Về công tác chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu:

Tháng 1/1978, Bộ ra mệnh lệnh chiến đấu số 05 cho toàn bộ các đơn vị trên tuyến biên giới Việt Trung, yêu cầu chủ động đối phó với mọi tình huống, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, chủ động phòng ngừa đánh địch bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,…. Ngày 31/1/1978, Cục tham mưu phổ biến kế hoạch bố phòng chiến đấu…. Quý 1/1978, BTL mở hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ, sẵn sàng chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.


Ngày 5/7/1978, thi hành Nghị quyết 33 của của Hội nghị công an, BTL ra chỉ thị 35 và chỉ rõ dự kiến có hai khả năng xảy ra:

- Một là, đối phương liều lĩnh gây chiến

- Hai là, đối phương tiếp tay cho bọn phản động Pôn Pốt, bằng cách gây bạo loạn, tạo phỉ ở nhiều nơi trên toàn tuyến biên giới.

Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của CAVT là “khi chiến tranh xảy ra, CAVT là lực lượng đầu tiên nổ sung, trực tiếp chiến đấu ngăn chặn, kiềm chế địch triển khai, báo động cho nhân dân sơ tán và phối hợp cùng quân đội tác chiến. Kiên cường phòng thủ giữ vững đồn, tác chiến trên tuyến biên phòng cơ động, linh hoạt nhằm diệt gián điệp, thám báo, trấn áp bọn phản động và phỉ”.

Ngoài ra, tháng 6/1978, BCT ra quyết định số 21 thành lập BCH QS thống nhất trên các địa bàn thuộc tuyến biên giới phía Bắc nhằm đảm bảo tính thống nhất, sẵn sàng và chủ động trong mọi tình huống, đảm bảo tất cả các LLVT đều có sự chỉ huy chung.


4. Báo động chiến đấu:

Ngày 27/12/1978, BTL ra mệnh lệnh báo động chiến đấu cấp 2. Hì hì, báo động chiến đấu cấp 2 thì các bác biết rồi, đâu phải chuyện chơi nhể. Một số mệnh lệnh cụ thể như sau:


- “1. Tất cả các đơn vị thuộc lực lượng CAVT phải nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 2, theo đúng quy định số 46 ngày 20/8/1978 của Bộ.

2. BCH các tỉnh phải ra lệnh cho các Đồn biên phòng, các trung đoàn, đơn vị cơ động khẩn trương triển khai sẵn sàng chiến đấu theo phương án tác chiến bảo vệ biên giới. Các cơ quan chỉ huy phải thường trực chặt chẽ.

3. Trung đoàn 12 và 16 phải chuẩn bị sẵn sàng cơ động theo lệnh của Bộ.

4. Tạm đình chỉ phép năm, phép tranh thủ cho đến khi có mệnh lệnh mới,…..”
Nếu bác nào còn nhớ thì sẽ thấy, ngày 10/2/1979, phía Trung Quốc đánh trước điểm cao 400 thuộc phần đất của ta trên hướng Lạng Sơn. Đây là đòn đánh, phép thử cần thiết thăm dò phản ứng của phía Việt Nam – đồng thời chuẩn bị bàn đạp trước trên những hướng quan trọng, ngoài ra đây còn là điểm cao chiến lược tại khu vực gần cửa khẩu biên giới. Thế cho nên, ngày 13/2/1979, ta đã vào cấp 1 sẵn sàng chiến đấu. Bốn ngày sau, ngày 17/2/1979, chiến tranh biên giới phía bắc mới bắt đầu ạ.

Tất cả những điều em ghi trên cho thấy, ta không hề bị động, có kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng về phương thức, huấn luyện và chỉ đạo thống nhất trong chiến tranh BGPB. Bác nào kinh qua đánh nhau sẽ hiểu cần chuẩn bị những gì cho chiến tranh, nhể, Wink



B. Về phía Quân đội:

Có lẽ, trong đầu nhiều người, không chỉ những người trẻ tuổi, đều cho rằng, sau 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, Yên Bình lắm nhỉ, Grin. Có lẽ có rất rất nhiều người nghĩ, Tổ quốc sạch bóng thù, còn gì nữa mà làm, đánh đấm chi cho mệt, giải tán quân đội cho nhanh. Grin. Xin nêu một vài điểm đáng chú ý nhất trong giai đoạn từ 4/1975 đến trước khi xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.



1. Quân lực:

- Ta ưu tiên giảm bớt số quân thường trực, đặc biệt là đối với những quân nhân đã phục vụ lâu năm và có nguyện vọng về quê cũng như lính sinh viên được giải quyết chế độ về đi học lại. Giải tán một số đoàn tương đương cấp quân đoàn hoặc sư đoàn như Đoàn 232; một loạt tổ chức đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình được giải thể như: Bộ Tư lệnh Miền, B1, B2, B3, B4, B5, tổ chức hai bên và bốn bên về thi hành Hiệp định Pa-ri. Thôi dự nhiệm 9 trung đoàn, 6 tiểu đoàn cao xạ và một số đơn vị bộ binh, công binh của các quân khu phía Bắc. Toàn bộ lực lượng giao liên của Đoàn 559 được điều về Cục Vận tải để tổ chức tuyến giao liên mới, tổ chức hệ thống kiểm soát quân sự trên các tuyến giao thông Bắc - Nam. Bộ phận Hành quân từ Cục Tác chiến được chuyên sang Cục Quân lực để trực tiếp chỉ đạo bảo đảm chuyển thương, đưa đón cán bộ, chiến sĩ đi lại tuyến Bắc - Nam. Các quân khu ở phía Nam bước đầu được chấn chỉnh; trong đó có một số bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, ban chỉ huy quân sự huyện được thành lập và hợp nhất cho phù hợp với đơn vị hành chính mới. Chuyển một loạt các đoàn, đơn vị cấp F sang làm kinh tế, bố trí phân bổ trên cả nước, vừa làm khung thường trực sẵn sàng cơ động chiến đấu vừa lao động sản xuất nhằm làm giảm bớt chi phí quốc phòng. Qua việc chấn chỉnh tổ chức xây dựng lực lượng: ta giảm từ 1 triệu 23 vạn quân thời chiến (5,2% dân số miền Bắc) giảm xuống còn 2,7% so với dân số cả nước trong thời bình. Từ năm 1976 đến năm 1980 chỉ giữ 80-83 vạn quân, trong đó có 50-53 vạn quân chiến đấu, 10 vạn quân xây dựng kinh tế (nghị quyết của Quân ủy Trung ương đưa lên hơn 25 vạn). Sau đó tuỳ tình hình, sẽ xác định tổng quân số thích hợp.


Đối với khối quân khu, tiếp tục được chấn chỉnh. Từ 11 quân khu và 2 bộ tư lệnh thành phố trực thuộc Bộ trong chiến tranh, nay rút gọn lại thành 6 quân khu (1, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ Tư lệnh Thủ đô. Quân khu 1 thành lập tháng 5 năm 1976 trên cơ sở sáp nhập Quân khu Việt Bắc và Quân khu Tây Bắc; hơn hai năm sau (tháng 6 năm 1978) lại được tách ra thành quân khu 1 và Quân khu 2. Quân khu 3 tái lập (tháng 5 năm 1976) trên cơ sở hợp nhất Quân khu Tả ngạn và Quân khu Hữu Ngạn. Quân khu 4 và quân khu Trị Thiên hợp nhất thành Quân khu 4 (tháng 2 năm 1976). Tháng 7 năm 1976, Quân khu 5 được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập Quân khu 5 cũ với Quân khu 6 và Mặt trận Tây Nguyên. Quân khu 7 gồm Thành phố Hồ Chí Minh và Đông nam Bộ. Quân khu 9 gồm Quân khu 8 và Quân khu 9 cũ hợp nhất. Các binh đoàn chủ lực, các binh chung được kiện toàn tổ chức gọn mạnh, hiện đại phù hợp với tình hình mới và điều chỉnh lại vị trí đóng quân. Quân chủng Hải quân được củng cố, phát triển nhằm đủ sức bảo vệ biển đảo và thềm lục địa. Quân chủng Phòng không - Không quân được tách ra thành hai quân chủng và có bước phát triển mới. Lực lượng xây dựng kinh tế trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm có 1 tổng cục, các binh đoàn được kiện toàn nhưng mới đạt 40% quân số so với dự kiến.


Về bố trí lại binh lực, ta dần dần điều chỉnh công tác bố phòng trên cả nước, các đơn vị các cấp từ Quân đoàn trở xuống rút dần từ Nam ra Bắc, đặc biệt là việc Bộ quyết định đưa ngay lập tức sư đoàn 3 Sao Vàng/ F3 ra hướng Lạng Sơn và F316/ sư đoàn 316 về Tây Bắc (sẽ nói kỹ về việc tại sao ở phần dưới) trong đầu năm 1976.


2. Những điểm nhấn đáng chú ý:


- Về công tác quân quản: được giao cho Quân đoàn 4 và Quân khu 7, 9 là chủ yếu.

Một bộ phận khá lớn ngụy quân, ngụy quyền (đặc biệt là lực lượng đầu sỏ) lẩn tránh, không chịu trình diện và đi cải tạo, không nộp vũ khí. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 1975, đã có khoảng 938.650 sĩ quan binh lính ngụy ra trình diện chính quyền, chiếm 92% tổng số quân ngụy (tính đến ngày 29-4-1975). Như vậy, còn khoảng 7,8 vạn quân ngụy chưa chịu ra đăng ký, trình diện; trong đó có những tên sĩ quan cao cấp. Tỷ lệ cảnh sát đặc biệt ngụy ra trình diện còn thấp hơn; trong tổng số 120.376 tên, mới đăng ký được 60.229. Phần lớn bọn cảnh sát đặc vụ bỏ trốn. Các phần tử phản động, thù địch đã tiến hành những hoạt động chống đối vũ trang: ám hại, bắn lén, gài mìn, ném lựu đạn; hoặc tổ chức những lực lượng nhất định tập kích, đánh phá các trụ sở, cơ quan. Có bọn đang tập hợp lực lượng, hình thành "mật khu" để chống lại ta. Từ ngày 30 tháng 4 đến này 1 tháng 7, chúng đã gây ra 537 vụ, làm thương vong trên 1.000 người. Quý 3 năm 1975, trong tổng số 2.720 vụ gây rối trật tự chống đối cách mạng, có 30% là chống đối vũ trang. Riêng với lực lượng vũ trang, địch đã gây ra 153 vụ ám hại. Kẻ địch ráo riết tiến hành chiến tranh tâm lý, phản tuyên truyền, tung tin xuyên tạc nhằm kích động tàn quân ngụy nổi dậy chống lại cách mạng; gây hoài nghi dao động trong quần chúng, chia rẽ nội bộ cách mạng bằng nhiều hình thức: rải truyền đơn, viết khẩu hiệu phản động, treo cờ ngụy; cho tay chân đi tung tin, rỉ tai. Đặc biệt nguy hiểm là một số những phần tử gián điệp, mật vụ, bọn cốt cán phản động trong ngụy quân, ngụy quyền, trong các đảng phái phản động đang tìm cách trà trộn vào các tổ chức cách mạng, tìm vị trí hợp pháp trong các ngành công tác để ẩn thân, chờ thời. Hoạt động móc nối với các cơ sở cũ, cài cắm tay chân mới, đang được gián điệp Mỹ và tay sai tiếp tục tiến hành. Đặc biệt là đập tan âm mưu bạo loạn của bọn phản động ngầm trong dịp Tết Mậu Ngọ (1978).


- Truy quét FULRO, tàn quân ngụy và các bọn phản cách mạng khác có vũ trang, là một nhiệm vụ cấp bách khẩn trương. Riêng đối với FULRO, ta chỉ đạo các lực lượng vũ trang kịp thời cùng với địa phương, giải quyết một cách kiên trì, cơ bản, toàn diện (bằng mọi biện pháp, trong đó đặc biệt coi trọng công tác dân vận phát động quần chúng), xây dựng cơ sở, phối hợp với các lực lượng quân - dân - chính - Đảng theo một kế hoạch thống nhất, có sự chỉ đạo tập trung của các cấp ủy địa phương, gắn liền với chính sách dân tộc và xây dựng miền núi Tây Nguyên. Việc điều động lực lượng truy quét FULRO đã làm tan rã và bắt 2/3 lực lượng của chúng (6 trung đoàn, 18 tiểu đoàn với tổng số 11.000 tên).


- Giúp bạn Lào:

Đầu tháng 3- 1976, ta rút hết quân tình nguyện Việt Nam về nước. Song cuối năm 1976, trước tình hình an ninh chính trị nước bạn chưa được ổn định, nhất là ở Sa Va Na Khét/Xavanekhet và Viên Chăn, bạn lại yêu cầu ta đưa quân tình nguyện trở lại Lào. Sau khi hai Bộ Tổng Tham mưu gặp nhau tại Viên Chăn (1-1977 và 4-1977), ta triển khai thực hiện, làm kế hoạch bố trí lực lượng cụ thể trên một số địa bàn trọng yếu như Viên Chăn, đường 9, Khổng Xê Đôn, đương 7, đường 13, ....hỗ trợ bạn ổn định tình hình. Quân khu 4 và Quân đoàn 2 là nòng cốt, phải tổ chức lực lượng, đoàn công tác sang Lào chi viện.


- Tình hình biên giới Tây Nam:


Tập đoàn Pôn Pốt - Yêng Xa-ry có âm mưu chống ta từ lâu, chúng chỉ hữu nghị ngoài mặt nhằm lợi dụng sự giúp đỡ của ta. Ngay sau thắng lợi chống Mỹ và Lon-non, ngày 17-4-1975, tại Hội nghị trung ương Khơ Me (ngày 20-5-1975), chúng xác định: "Việt Nam là kẻ thù số 1, kẻ thù truyền kiếp". Trong nước, chúng đấu tố hành hạ tàn bạo giới trí thức, bắt dân lao động khổ sai, đói rách, thanh trừng đán áp khốc liệt những người phản kháng, thủ tiêu các cán bộ Khơ Me được đào tạo ở Việt Nam, kể cả những người thân thiện với Việt Nam. Trong mấy năm cầm quyền, chúng đã giết hại gần 3 triệu người, gây tâm lý sợ hãi khủng khiếp trong nhân dân Cam-pu-chia. Cùng với thực hiện chế độ diệt chủng trong nước do sự kích động, xúi dục của nước ngoài, ngay ngày 3-5-1975 chúng đổ bộ lên Phú Quốc, ngày 10-5-1975 đánh chiếm đảo Thổ Châu của ta. Khó khăn lớn của ta là vẫn coi họ là các nước bạn xã hội chủ nghĩa nên chưa xác định rõ kẻ thù, thiếu chuẩn bị, nên sau ngày 30-4-1977 quân Pôn Pôt chủ động mở 3 cuộc tiến công lớn sang Việt Nam (Ngày 30-4-1977 địch dùng nhiều lực lượng cỡ sư đoàn, đánh 13/15 xã toàn tuyến tỉnh An Giang. Ta thương vong 700. Riêng ngày 25-7-1977, địch dùng 4 sư đoàn đánh sâu vào Việt Nam 19km, tàn sát 9.000 dân 3 xã huyện Tân Biên. Ngày 23-10-1977, địch lại đánh sang Việt Nam, để tự vệ ta dùng Quân đoàn 4 (thiếu) và Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 đánh sang đường số 1 - Khu vực Sa Mát, địch đánh giá ta yếu. Trong gần 2 năm 1977 - 1978 chúng tàn sát các xã biên giới của ta hơn 3 vạn người chết và mất tích, 40 vạn dân mất nhà cửa, hàng chục nghìn nhà thờ, trường học, chùa chiền bị đốt phá, hơn 1.000 trâu bò bị cướp, trên 3.000 nhà bị bỏ hoang, có vụ chúng giết 1.000 dân, mổ bụng, moi gan đốt phá rất dã man).

Lúc đầu, ta còn lúng túng nhưng để bảo vệ lãnh thổ và tính mạng của nhân dân, thi hành lệnh của Bộ, ta điều gấp các sư đoàn của Quân khu 9, Quân khu 7 ra phòng thủ biên giới. Điều hai quân đoàn 3, 4 lên bảo vệ vùng biên giới trọng điểm của tinh Tây Ninh (Quân đoàn 4 ở Bến Cầu, Quân đoàn 3 ở Sa Mát). Ra lệnh cho Quân đoàn 2 vào trạng thái sẵn sàng cơ động trong khi đang diễn tập phòng thủ ở ngoài Bắc.


Để thoát khỏi thế bị động, từ 5-12-1977 đến 5-1-1978, theo chi thị của Bộ, ta lên kế hoạch dùng 8 sư đoàn phản công sang các đường số 7, số 1, số 2, truy kích sâu vào đất Cam-pu-chia 30km, đánh thiệt hại 5 sư đoàn địch, làm thất bại kế hoạch chiếm thị xã Tây Ninh của chúng. Ngày 30-4-1978, sợ ta đánh sâu, địch đưa chiến tranh ra công khai. Trong nội địa, ta đập tan âm mưu bạo loạn của bọn phản động ngầm trong dịp Tết Mậu Ngọ (1978). Sau khi ta rút quân về biên giới, địch lại tiếp tục lấn chiếm nhiều nơi. Chúng tập trung 13-17 sư đoàn ra biên giới với Việt Nam, lấy Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang làm mục tiêu phải chiếm để làm bàn đạp tiến công vào Sài Gòn. Trong 2 tháng (1 và 2-1978 có 903) vụ bắn pháo 130mm (do nước ngoài cung cấp) sang Việt Nam kết hợp gây chiến tranh du kích trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Như vậy, sau một thời gian dài (1975-1977) ta buộc phải đánh trả địch ở biên giới với mức độ kìm chế. Nhưng tình hình ngày càng xấu đi, nhiều đề nghị thương lượng do ta chủ động đưa ra đều không có kết quả, kể cả cuộc gặp cấp cao ở Phnôm Pênh cho đến cuộc gặp cấp cao ở Bắc Kinh. Pôn Pốt đơn phương cắt đứt ngoại giao, tình hình đã rơi vào chỗ bế tắc. Dã tâm của kẻ thù đã lộ rõ. Đầu năm 1978, ta đã kết luận: "Chừng nào tập đoàn phản động Cam-pu-chia hiện nay chưa bị nhân dân Cam-pu-chia đánh đổ, thì vấn đề biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia chưa được giải quyết..."Tháng 6-1978, Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định rõ kẻ thù trong thời kỳ mới và quyết định: “Bảo đảm giành thắng lợi ở hướng Tây Nam càng sớm càng tốt, vững chắc ở hướng Bắc và trên các hướng khác; chú trọng xây dựng tốt tuyến phòng thủ biên giới Tây Nam và đồng thời phía Bắc, tăng cường củng cố lực lượng chiến đấu tại chỗ" (Số 23 VP/QU-A: Kết luận Của Thường vụ Quân ủy Trung ương tại Hội nghị quân chính, 27-6-1978).


Tổng quan về bối cảnh lịch sử giai đoạn này ta có thể thấy, Hòa Bình nhưng đất nước luôn trong trạng thái thù trong giặc ngoài, chi phí quốc phòng sau nhiều năm chiến tranh ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tự cung tự cấp ở Miền Bắc và hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ và đồng minh ở Miền Nam. Ta liên tục phải điều động binh lực giúp bạn, xây dựng các đoàn/ tổ công tác vùng biên nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Thế trận quốc phòng liên tục bị đảo lộn do các nguyên nhân khách quan.


3. Thế trận biên giới phía Bắc:

Tổng hợp các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội và tình hình thế giới không cho phép ta có thể cù dây cù dưa hoặc chỉ trấn áp với Pôn Pốt như trong giai đoạn 1977 - 1978. Cần kiên quyết đập nát bè lũ phản động, nhanh chóng xốc tới dùng đòn hủy diệt để phá hủy ách áp bức bóc lột - đưa nhân dân Campuchia thoát khỏi kiếp nô lệ. Ta tập trung 18 sư đoàn của 3 quân đoàn 2, 3, 4 và 3 quân khu (9, 7, 5); 600 xe tăng thiết giáp; 137 máy bay các loại; 160 tàu thuyền chiến đấu - vận tải; 7.000 ô tô với tổng số 25 vạn quân với chủ trương Sử dụng hết sức mạnh, tiến công bất ngờ, thần tốc mãnh liệt kết hợp với ngọn cờ cách mạng Cam-pu-chia, bao vây tiêu diệt khối chủ lực địch, nhanh chóng thọc sâu tiêu diệt cơ quan đầu não địch ở Phnôm Pênh, chiếm cảng Kông Pông Som, các sân bay lớn, ngăn chặn sự can thiệp của quân đội nước ngoài bằng đường biển, đường không, thực hiện đánh nhanh, giải quyết êm, diệt gọn.." để đập nát 19/ 23 sư đoàn (kể cả các sư đoàn bị đánh tan trong các chiến dịch trước được củng cố lại) dọc biên giới, sử dụng lực lượng đột phá mạnh khi toàn bộ phía sau lưng địch trống rỗng.


Trong khi đó, công tác trấn áp Fullro, tàn quân VNCH, giúp bạn Lào, đối phó với sự quấy nhiễu ở cấp độ nhỏ tại biên giới phía Bắc vẫn diễn ra song song.
Tuy vậy, từ cục diện này mở ra một điểm tối: "ta rỗng tại hậu phương khi tăng cường tối đa binh lực cho các hướng, đặc biệt là tại Miền Bắc khi Quân đoàn 2 vào Nam. Tại biên giới phía Bắc, ta chỉ có 2 sư đoàn mạnh ở hai hướng quan trọng và Quân đoàn 1 là lực lượng mạnh là thê đội 2, dự bị chiến lược".


Nguồn: Linh Nguyễn
====
Lúc 9:24 ngày 16/2/14, Google.tienlang bổ sung 2 tấm hình trang 4 Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 15/2/1979 cho rõ ràng hơn:

Trích: Theo tin AFP từ Bắc Kinh ngày 21/1/1979 thì "đã có các cuộc chuyển quân quan trọng tại các khu vực biên giới mà theo các nguồn tin quân sự phương Tây ở Bắc Kinh, có từ 15 đến 17 sư đoàn, tức 150.000 người"

Đài BBC ngày 3/2/1979 đưa tin: "Trung Quốc đang tăng cường quân đội ở biên giới Trung - Việt mà theo nguồn tình báo Mỹ thì Trung Quốc hiện có ở đó khoảng 20 sư đoàn."

Tạp chí Kinh tế Viễn đông ngày 9/2/1979....

Tờ Ngôi sao Oa-Sinh-Tơn nhận xét: Tướng Dương Đắc Chí được cử làm Tư lệnh các lực lượng Trung Quốc dọc biên giới với Việt Nam vốn là một viên tướng có kinh nghiệm nhất...

========= 

Xem các bài liên quan về Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979:
1- CHIẾN ĐẤU VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO











120 nhận xét:

  1. Sau khi bên TQ người ta kêu gọi những người Hoa về nước năm 1976 thị tai thị trấn Móng Cái Huyện Hải Ninh( nay là TP Móng Cái) đã chuẩn bị trước có 1 tiểu đoàn bộ đội chính quy (TĐ8 thuộc Trung đoàn 43) và 1 huyện đội(bộ đôi địa phương) Móng Cái lúc đó cũng thực hiện chính sách vườn không nhà trống toàn bộ dân Móng Cái đi sơ tán hết vào các huyện Cái Rồng(Vân Đồn) hoặc Mạo khê(Đông Triều), cả thị trấn móng cái và dọc bờ sông Ka Long lúc đó đã là 1 bãi mìn và chông tre, chông sắt, cây cầu bắc luân Duy nhất nối liền 2 nước cũng bị đánh sập. Những người dân còn lại lúc đó đều là dân quân hết, súng và lựu đạn lúc đó không thiếu nhưng toàn CKC, Lựu đạn nhiều đến mức thừa để đem đi ném cá ở sông, Nhưng năm đó TQ hoàn toàn không đánh sang Móng Cái mà sau nau 2 bên chỉ bắn pháo qua lại để phá những cái loa mà 2 bên chĩa sang nhau mà thôi. nếu các nhà báo trên nói bộ đôi và dân quân mình bị thu lại súng và không chuẩn bị trước năm 17/2/1979 lhoàn toàn là những lời nói láo và không biết gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, lúc đó cả tỉnh QN, nhà nào có đàn ông ít nhất cũng có 1 khẩu CKC và 1 số cơ số đạn. Sau khi bình thường hóa, quân đội thu lại hết súng và đạn. Đêm đêm, xe tăng đc chở trên xe qs ra biên rất nhiều. Những năm đó, mới trên 10 tuổi, nhưng chúng tôi đã đc học quân sự hàng ngày, (tập bằng súng gỗ), hào đào khắp nơi, chông vót nhiều không kể xiết. Không khí chiến tranh tràn ngập. Quả thực, khi đó tàu đánh vào càng sâu, thiệt hại sẽ càng nặng. TQ nó rút là sáng suốt.

      Xóa
  2. Chúng ta đánh dấu các mốc này. Diễn biến các chiến tranh thì mình còn bàn sau, nhưng đánh dấu các mốc này để vả vào mõm đám chó dại sủa chúng ta tình báo không tốt bị bất ngờ trước chiến tranh.
    Ngày 8-12-1978 Trung Quốc quyết định tiến công biên giới phía bắc nước ta để cứu Polpot
    Ngày 25-12-1978 quân ta phát động chiến tranh đánh chiếm Campuchia, sau nhiều năm Campuchia dùng toàn lực đánh ta.
    Ngày 7-1-1979 chúng ta chiếm phía đông sông Mê Công, chiếm thủ đô Campuchia. Đây là miền chủ yếu của Campuchia, dồn quân địch về bờ Tây thưa dân, sau chiến tranh biên giới chúng ta tiếp tục dồn quân địch về vùng hoang vu biên giới Thái Lan.
    Ngày 8-1-1979, một số đơn vị Trung Quốc vào được vị trí-tình trạng sẵn sàng.
    Ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc tiến công.

    Như vậy: chúng ta bắt đầu tiến công sau Trung Quốc, nhưng giành thắng trước, làm Trung Quốc lỡn trận. Đó là bước đầu của chiến lược: bỏ không miền Bắc, thắng hai giặc mạnh.

    Trả lờiXóa
  3. Công Nông đối thoạilúc 03:25 16 tháng 2, 2014

    Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979
    18/02/2013 08:06 (GMT + 7)
    TT - Quân và dân VN ngày 17-2-1979 buộc phải cầm súng một lần nữa, chiến đấu kiên cường trước quân Trung Quốc đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km.

    TS NGUYỄN MẠNH HÀ, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 anh hùng, nhiều năm là viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng). Những ngày tháng 2 này, ông chia sẻ với Tuổi Trẻ về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2 đến 5-3-1979.


    TS NGUYỄN MẠNH HÀ

    * Thưa ông, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra đến nay đã được 34 năm. Ông nói về sự kiện này như thế nào?

    - Cuộc chiến tranh biên giới không chỉ bắt đầu từ ngày 17-2-1979, không chỉ bắt đầu sau câu chuyện “nạn kiều” 1978, cũng không chỉ bắt đầu từ những rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một chiến thắng mà một số nhà sử học trên thế giới đã cho rằng Trung Quốc không mong muốn. Cũng không phải hoàn toàn như vậy mà nó có gốc rễ sâu xa từ những tính toán trong lợi ích chiến lược của cả Liên Xô và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ với một nước nhỏ như VN.

    Lịch sử dân tộc ta có tới 17 cuộc chiến tranh chống xâm lược thì chúng ta đã chiến thắng 14, còn ba cuộc kháng chiến dai dẳng, hàng chục, thậm chí hàng trăm năm chúng ta bị nước ngoài đô hộ nhưng rồi dân tộc ta vẫn chiến thắng.

    Có thể trong lịch sử hiện đại, khái niệm biên giới quốc gia không còn được tính bằng các cột mốc nữa mà bằng “biên giới mềm”, “sức mạnh mềm”, bằng sự xuất hiện của hàng hóa, hình ảnh, văn hóa của quốc gia nào đó trên đất nước mình, nhưng tôi vẫn tin là chúng ta sẽ bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, một khi cả dân tộc kết thành một khối, dưới sự lãnh đạo của Đảng dày dạn kinh nghiệm cả trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

    Sai sót lớn là chúng ta đã nhận ra quá muộn bản chất của chế độ Pol Pot. Năm 1977, đồng chí Lê Trọng Tấn được Quân ủy Trung ương cử vào biên giới Tây Nam nghiên cứu tình hình xung đột biên giới với Campuchia trở về, khi trở ra Hà Nội đã bức xúc khẳng định: “Đây không còn là xung đột nữa. Đây là một cuộc chiến tranh biên giới thật sự”. Lúc đó, chúng ta mới tìm hiểu đằng sau Pol Pot là ai. Là rất nhiều cố vấn nước ngoài từng giúp chúng ta trong cuộc kháng chiến trước đó.

    Khi chúng ta tổ chức phản kích, tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7-1-1979, giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh thì đúng 40 ngày sau, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới, với chiêu bài “dạy cho VN một bài học”. Quân chủ lực VN lúc đó đã tăng cường cho chiến trường Campuchia, Trung Quốc hi vọng VN sẽ gục ngã vì bất ngờ.

    Quân và dân VN bị buộc phải cầm súng một lần nữa, đã chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km, và đã đánh bật được quân Trung Quốc về bên kia biên giới sau khi làm tổn thất đáng kể sinh lực đối phương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Nông đối thoạilúc 03:26 16 tháng 2, 2014

      * Liệu việc bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh có làm chúng ta chịu những thiệt thòi nhất định như những điều kiện đi kèm thường thấy trong các hiệp định mà nước lớn thường áp đặt cho nước nhỏ?

      - Cuộc chiến tranh biên giới chính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17-2 đến 5-3-1979. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt chín năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. Có thể nói VN đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiến biên giới đó. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, VN càng ngày càng bất lợi. Chính vì vậy, năm 1988, khi VN chủ động rút quân chủ lực lùi xa biên giới 40km, tình hình biên giới lắng dịu ngay, và đến năm 1991 thì VN và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc.

      Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.

      Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau.

      Chúng ta cần có những sự vinh danh và tri ân các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi mà đằng đẵng đó. Chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm xương máu từ thực tế lịch sử của dân tộc mình khi hoạch định đường lối đối ngoại trong một thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, lợi ích các bên đan xen nhau cực kỳ phức tạp. Cần hiểu rõ bạn - thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.
      Thu Hà thực hiện

      Xóa
  4. Mấy anh nhà báo này chắc lầm lẫn hoàn cảnh địa phương với toàn cục. Các đơn vị bị tấn công trong giai đoạn đầu của tất cả các cuộc chiến đều tả như bị bất ngờ. Pháp phòng thủ Điện Biên Phủ tả hoàn toàn vào thế bị động khi lực lượng Việt Nam tấn công, dù đã đoán trước Việt Minh sẽ tấn công gần một tháng trước. Lính Israel trụ trì các pháo đài đề phòng Ai Cập tấn công vẫn rối trí lúc Ai Cập "bất ngờ" tấn công sau khi đã biết phe kia huy động quân đội bao nhiêu tháng trước trong chiến tranh lễ Yom Kippur. Việt Nam lúc bấy đang tập trung quân đội chủ lực ở chiến trường Campuchia. Hệ thống phòng thủ phía bắc là dựa vào quân địa phương với trang bị không thể nào bằng quân chính quy. Tôi thì không biết gì về ý nghĩ các lãnh đạo thời đó, nhưng nghĩ là các địa hình miền núi rất hiểm trở, giữ hết tấc đất thì rất khó, nhưng gây trở ngại cho quân TQ bằng lực lương du kích thì dễ hơn nhiều. Mục đích chính phải là không cho TQ tiến nhanh vào đe dọa trung tâm. Đó là cái mà Việt Nam đã sẵn sàng vì TQ chỉ tiến vào khoảng 50km thì không vào sâu được nữa và chịu tổn thất nặng nề.

    Trả lờiXóa
  5. Như vậy, về chiến lược và thế trận bố phòng ta gặp nhiều khó khăn khi quyết định tập trung binh lực giải quyết dứt điểm chiến trường biên giới Tây Nam. Trong khi đó, tình hình tại Lào vẫn vô cùng căng thẳng, sức ép không hề kém cạnh. Từ biên giới Thái Lan, phỉ Lào và các thế lực phản động tỏa khắp nước Lào, luôn trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" đối với chính quyền non trẻ. Chúng ta hẳn không thể quên những vụ bạo loạn/ nổi loạn trong năm 1976 - 1978 nhất là vào dịp Tết cổ truyền của lực lượng "Phù Cạt Phên Cang" hoặc những kế hoạch phong tỏa, vây chính quyền, chặt đứt và phục kích các giao lộ quan trọng. Ngày 7 tháng 12 năm 1978, chúng thành lập ban chỉ huy ở Trung Lào; ngày 20 tháng 12 thành lập ban chỉ huy ở Hạ Lào. Chúng ra sức khôi phục cơ sở đã bị tan vỡ, dụ dỗ lôi kéo thanh niên nhẹ dạ cả tin sang Thái Lan để lập các đơn vị tập trung, đưa các toán biệt kích thám báo từ Thái Lan về tiếp tục hoạt động khủng bố, đẩy mạnh hoạt động chiến tranh tâm lý, gián điệp, chia rẽ nội bộ, chia rẽ tình đoàn kết giữa Lào và Việt Nam. Ta và bạn Lào đã phối hợp bắt, diệt một số tên đầu sỏ phản động người Việt như: Lê Quốc Tuý, Võ Đại Tôn, Nguyễn Văn Hạnh... Để chỉ huy thống nhất các lực lượng tại Lào, ta thống nhất đầu mối về Binh đoàn 678 (gồm F324/ sư đoàn 324, F968/ sư đoàn 968, Lữ đoàn 176 , F337, F338, trung đoàn pháo binh,....- có đơn vị đóng quân trực tiếp trên đất bạn, có đơn vị ở sát biên giới hoặc trên địa bàn QK 4, tùy từng thời điểm/ giai đoạn mà sang bạn ). - Hì hì, chỗ này em viết rồi sẽ có bác thắc mắc cho coi, Grin

    Vậy mà, tình thế ngày càng cuộn trào dâng sóng, tháng 3/1979, ta phải mở/ thành lập thêm BTL mặt trận 379 tại Bắc Lào. Đ/c Nguyễn Ân, TMT Binh đoàn 678 kiêm Tư lệnh mặt trận - đ/c Bùi Huy Bổng, trưởng đoàn chuyên gia QS tại Bắc Lào làm Phó Tư lệnh về chính trị,.... Có bác nào biết tại sao ta phải mở mặt trận này không ạ?

    Đến đây, lại nhớ đến câu nói kinh điển của Lê Nin: "giành được chính quyền... dễ - giữ được chính quyền... khó", Grin. Đất nước thống nhất, non sông thu về một mối có được vài năm lẻ, vậy mà lại trập trùng sóng dữ.

    Vậy, ta đã chuẩn bị những gì cho biên giới phía bắc trong hoàn cảnh và diễn biến phức tạp như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày đó, trong khi ta cùng bạn đang bàn, đang lên kế hoạch phòng thủ tại nước Lào thì phía Trung Quốc đang giúp bạn làm con đường từ Bô Ten/ Botene thuộc tỉnh U-đôm-say (sát biên giới Lào - TQ), qua các tỉnh Bắc Lào xuống Mường Hiềm/ Muang Hiem, Bản Sẻ/ Ban Se thuộc Phong Sa Lỳ/ Phong Saly và Hủa Phăn/ Houa Phan cách biên giới Lào - Việt Nam vài chục km.

      Xóa
    2. ...Vậy, ta đã chuẩn bị những gì cho biên giới phía bắc trong hoàn cảnh và diễn biến phức tạp như vậy.

      Kháng chiến chống Pháp rồi đánh Mỹ, ta hiểu quá rõ về cái giá phải trả cho chiến tranh, hao người tốn của, cái giá của Hòa Bình rất rất đắt. Làm thế nào để đất nước tránh được chiến tranh, để phục hồi kinh tế, để..... là câu hỏi hóc búa cho biết bao con người giai đoạn đó. Thế mà, "Kẻ thù buộc ta ôm cây súng" - không còn cách nào khác, cuộc chiến tranh bắt buộc sẽ sớm bắt đầu.

      Suốt trong giai đoạn 1977 - 1978, Trung Quốc liên tục quấy nhiễu biên cương phía bắc, gây ra hàng loạt các vụ xung đột vũ trang nhỏ lẻ, gây nguy cơ thổi bùng cuộc chiến sớm. Âm mưu và ý đồ nham hiểm khi lôi kéo, xúi giục các dân tộc thiểu số phía bắc đứng lên thành lập các Khu tự trị, Vùng tự do riêng.

      Để tránh "lưỡng đầu thọ địch" và nguy cơ mũi vu hồi từ Lào, bằng mọi cách ta phải tránh xung đột sớm, giải quyết từng thằng một. Khi ta tung các sư đoàn thiện chiến đánh sâu vào đất Cambodia trong năm 1978 nhằm chuyển chiến tranh sang đất địch, phá hủy hàng loạt các kho tàng/ khí tài quân sự, đập nát của sư đoàn chủ lực của Pôn Pốt, dằn mặt và bẻ gẫy tham vọng của kẻ thù thì cũng là lúc hoạt động phá hoại biên giới tăng lên đáng kể. Đây cũng là phép thử tốt cho chiến dịch đầu năm 1979.

      Để tránh những luận điệu và tuyên bố, phía Việt Nam tăng cường các hoạt động quân sự gần biên giới, "tiểu bá" gây chiến trước, ta chủ trương đưa các đơn vị mạnh ở tuyến hai, tập trung củng cố lực lượng địa phương và CAVT/ biên phòng trên tuyến một.

      Để tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, ngày 3 tháng 11 năm 1978, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xế hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được ký kết. Theo đó, bạn sẽ viện trợ cho ta về vũ khí, trang bị kỹ thuật, cử các đoàn chuyên gia quân sự sang giúp ta huấn luyện và xây dựng quân đội.

      Để tăng cường khả năng phòng thủ, ta tiến hành hàng loạt các biện pháp chính:
      - một là, tổ chức cho Quân đoàn 1 diễn tập (mật danh ĐK-78) vào ngày 9 tháng 8 năm 1978 với nội dung: “Quân đoàn tiến công địch đổ bộ đường không, bảo vệ các địa bàn trọng yếu được phân công ở vùng trung du và đồng bằng phía tây Hà Nội". Lực lượng tham gia diễn tập gồm: Các sư đoàn bộ binh 308, 312, 320B; Lữ đoàn công binh 299, Lữ đoàn tăng - thiết giáp 202, Lữ đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn phòng không 241 và Trung đoàn thông tin 140. Từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 7 tháng 10 năm 1978, tổ chức diễn tập (mật danh ĐK-4) cơ quan chỉ huy 1 bên 2 cấp có một phần thực binh với đề mục: “Quân đoàn tiến công địch đổ bộ đường không, tổ chức chiến đấu bảo vệ các địa bàn trọng yếu”, nhằm kiểm tra và hoàn chỉnh phương án tác chiến đánh địch đổ bộ đường không theo phương án tác chiến thực tế của các cấp từ Quân đoàn trở xuống ở địa bàn thủ đô Hà Nội và các khu vực phụ cận.

      Xóa
    3. Riêng trong tháng 6 năm 1978, Quân đoàn 1 đã cử hơn 100 cán bộ từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn, sư đoàn để tăng cường cán bộ cho các quân đoàn vừa thành lập và các đơn vị đang làm nhiệm vụ phòng thủ trên biên giới phía Bắc; thêm 6.500 chiến sĩ đã trải qua huấn luyện được lệnh lên đường bổ sung cho các Quân khu 5, 7, 9, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4. Đặc biệt là ngay từ đợt tháng 1/1979, Quân đoàn 1 đã bước vào cấp 1, sẵn sàng cơ động chiến đấu, trực chiến 24/24; một số phân đội trinh sát của D701 trinh sát Quân đoàn và trinh sát các sư đoàn trực thuộc đã lên cắm chốt tại biên giới phía bắc (Trinh sát F308 ở Đình Lập, Lạng Sơn; F320B tại thị xã Lào Cai và ga Tam Lung).

      - hai là, hiệp đồng kế hoạch chi viện từ hậu phương chiến lược: các tỉnh phía sau chi viện lên phía trước. Ta đưa 8 vạn lao động ở đồng bằng sông Hồng lên các tỉnh biên giới, xây dựng dân quân tự vệ làm nòng cốt, tổ chức các khu vực sản xuất tại chỗ trên những địa bàn xung yếu kết hợp kinh tế với quốc phòng. Rút kinh nghiệm từ biên giới Tây Nam, ta đã tổ chức huấn luyện và trang bị vũ khí ngay từ đầu. Ta chỉ đạo khẩn trương xây dựng các công trình phòng ngự (công sự, hầm hào, vật cản, hệ thống đài quan sát - trinh sát... chủ yếu bằng gỗ đất) hình thành các điểm tựa trung đội, đại đội, cụm điểm tựa tiểu đoàn; khu vực phòng ngự trung đoàn và sư đoàn kết hợp với các chốt, các cụm bản - căn cứ liên hoàn của bộ đội địa phương và dân quân trên tuyến 1 và tuyến 2 (Về vật cản: Quân khu 1 rào được 217km/679km, có 27km kẽm gai, 5,6 triệu chông sắt/ 47.8 triệu chông, 3.468 mìn chống bộ binh, 433 mìn chống tăng. Quân khu 2 rào 180km/780km có 19km kẽm gai, 3.000 mìn chống bộ binh, 433 mìn chống tăng).

      - ba là, hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức và biên chế lực lượng.
      * Từ ngày 1/7/1978, Thiết lập sở chỉ huy các cấp của Quân khu 1, Quân khu 2 sau khi tách riêng (cũ là 1 quân khu) và bắt đầu chỉ huy các lực lượng thuộc quyền. Cơ quan chỉ huy cấp quân khu được tăng cường. Tổ chức bộ chỉ huy quân sự thống nhất ở từng tỉnh và ban chỉ huy thống nhất ở cấp huyện, trong đó có bí thư Huyện ủy và chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện. Tăng cường ngay các học viên sỹ quan các trường chuẩn bị ra trường lên thẳng biên giới phía bắc để thực hành công tác chỉ huy, tham mưu hỗ trợ khi cần. Việc này đã phát huy hết sức hiệu quả khi xảy ra chiến tranh.

      * Từ tháng 10/1978, sáu sư đoàn của Tổng cục Xây dựng kinh tế được điều lên làm đường số 6 và các tuyến đường ngang, bảo đảm cơ động về chiến lược và chiến dịch.

      * Sau khi cân nhắc, BTTM quyết định điều động F3/ sư đoàn 3 Sao Vàng và F316/ sư đoàn 316 ra Bắc ngay trong năm 1976, đặt ở hai hướng quan trọng nhất. F3 về Hà Bắc, F316 về Yên Bái. Tháng 7/1978, F3 được lệnh về Quân khu 1 làm nhiệm vụ phòng thủ ở đông-nam tỉnh Cao Lạng, một địa bàn trọng yếu của quân khu và của Bộ. F316 cũng dâng lên Lào Cai. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Bộ, F3 và F316 điều động hàng trăm sỹ quan các cấp về BCH QS các tỉnh, huyện để làm nòng cốt huấn luyện và xây dựng LLVT địa phương; bố trí các LLVT này vào ngay đội hình tác chiến cấp trung đoàn và tiểu đoàn. Bắt tay ngay vào việc xây dựng dải trận địa phòng ngự thê đội 1/ tuyến 1 (F3 xây dựng với chiều dài 60km) và thê đội 2/ tuyến 2.

      Xóa
    4. Tại sao Bộ lại chọn F3 và F316?

      Đây đều là những sư đoàn mạnh và rất có truyền thống trong lịch sử KCCM. Nhưng điều đó vẫn là chưa đủ và cũng "bình thường" như bao sư đoàn khác trong lịch sử QDND VN mà thôi. Hẳn Bộ cũng có cái lý của mình và ta sẽ xem nó được thể hiện ra sao?

      1. F316/ sư đoàn 316/ Đoàn Bông Lau/ Sư đoàn Thổ: là F có truyền thống từ thời KCCP, được hiểu nôm na là tuyển quân phần lớn ở các tỉnh Tây Bắc là chính, ưu điểm tác chiến tuyệt đối tại chiến trường rừng núi; quen thuộc địa bàn Thượng Lào và Tây Bắc. Dân gian có khi quen gọi là "lính sơn cước". Đánh rất lỳ và dũng cảm. Tuyệt đối trung thành. Hơn nữa, từ trong năm 1974, khi từ Lào về Nghệ An, F316 đã có hơn 1 năm bổ sung, củng cố và huấn luyện chiến thuật. Nhuần nhuyễn nhiều cách đánh, sở trưởng mạnh, sư đoàn được tin tưởng tung vào chiến dịch Buôn Ma Thuột, đi suốt chiều dài chiến dịch Hồ Chí Minh (công phá Đồng Dù, Trảng Bàng) => tác chiến địa bàn nào cũng được (rừng núi, đô thị, đồng bằng), chiến trường nào cũng xong, chiến thuật nào cũng tốt, khá toàn diện phải không ạ!

      Đưa F316 về Quân khu 1, về với Tây Bắc khác nào cá về với nước; dùng chính những người lính là con em các dân tộc Tây Bắc trưởng thành trong chiến đấu, trong gian khổ làm nòng cốt xây dựng và bảo vệ chính quê hương, tấc đất biên cương thì không gì hơn thế.

      Có thể kể đến chiến công của D2 E174/ trung đoàn Cao Bắc Lạng trong tháng 2/1979 tại khu vực nhà thờ thị xã Sa Pa và Cầu Đôi thuộc Lào Cai. Đây chính là bài học thực tiễn trong những ngày tháng quần thảo với lính VNCH tại Bầu Nâu, Trà Võ.

      Hoặc C10 D6 E148 trong nửa ngày đã cấu trúc xong trận địa phòng ngự tại cao điểm S08, một điểm cao chiến thuật có giá trị phòng ngự tích cực, có giá trị chiến lược tạo thế cho toàn trung đoàn và sư đoàn vào trận. Đây chính là bài học vận dụng kinh nghiệm phòng thủ dãy điểm cao án ngữ xung quanh Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Lào.

      Xóa
    5. 2. F3 Sao Vàng là đơn vị ra đời tại chiến trường khu 5 trong KCCM. Các trung đoàn đều có sở trưởng khác nhau, E12/ đoàn Tây Sơn nổi tiếng với đánh cắt giao thông, luồn sâu tạo thế chiến dịch, có kinh nghiệm tác chiến tại các huyện miền núi phía tây tỉnh Bình Định. E141/ đoàn Hoài Ân có kinh nghiệm phòng thủ tác chiến bên dòng sông Kim Sơn trong năm 1972. E2/ đoàn An Lão: trung đoàn chủ công, tác chiến giỏi trong mọi địa hình, nổi tiếng kiên cường trong tiến công. Đặc biệt là trong KCCM, BCH F3 được đánh giá cao bởi sự linh hoạt, nhận định đánh giá tình hình sớm và chủ động ra quyết sách kịp thời trong thời gian ngắn nhằm thay đổi hình thức tác chiến hoặc chiến thuật cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế; không ỷ lại và trông chờ vào chỉ đạo của trên. Có thể kể đến việc thay đổi ngay thế trận và hướng tiến công như vũ bão khi Cầu Bông (Vũng Tàu) bị đánh sập tháng 4/1975 hoặc dừng ngay mũi tiến công đột kích từ bắc Bình Định ra nam Quảng Ngãi trong năm 1972, sau khi tiêu diệt căn cứ Đệ Đức để chuyển về phòng thủ giữ vững phòng tuyến Hoài Ân, Bình Định. Hay là tổ chức tiến công khi giải phóng Ninh Thuận, BCH F cùng lúc sử dụng nhiều phương án chiến thuật: mũi chính diện, thọc sâu của trung đoàn 2; mũi đánh ngang sườn của trung đoàn 25, 12 và mũi vu hồi của trung đoàn 141 ở hướng đông đã khiến cho bọn địch bị bao vây ở cả bốn phía, không còn đường để rút chạy.

      Từ những kinh nghiệm quý báu đó đã được vận dụng trong thế trận biên giới phía bắc một cách nhuần nhuyễn:
      - Quân bành trướng Trung Quốc chọn đêm ngày 16, rạng sáng ngày 17/2/1979, trong hoàn cảnh sương mù che khuất tiến hành áp sát biên giới; phong tỏa/ cắt đứt thông tin; bất ngờ tiến công với đòn hủy diệt pháo binh và các mũi thọc sâu, vu hồi có xe tăng yểm trợ hòng phá nát thế trận phòng ngự của ta; nhanh chóng hình thành xé lẻ hoặc cất vó các sư đoàn chủ lực và tiến nhanh xuống vùng trung du - đồng bằng. Tưởng vậy mà đâu có dễ, Wink. Tất cả các trận địa phòng ngự tuyến 1 của ta đều kiên cường phòng ngự. Các đại đội/ tiểu đoàn không có sự chỉ huy thống nhất, không liên lạc được với nhau để phối hợp tác chiến, không còn đài quan sát nhưng đều chủ động chặn địch (ví dụ cả E12 thì chỉ có trận địa C41 là im tiếng súng). Thế trận phòng ngự tại Đồi 9, Đồi 10, Quy Thuận trong chiến dịch phòng thủ Hoài Ân 1972 đã diễn ra ở dãy điểm cao 339, 423, đồi Thâm Mô/ đồi Phạm Ngọc Yểng (vòng tròn xanh) khi chốt giữ con đường độc đạo từ biên giới xuống tạo thành ngã ba chiến lược đường 1A và 1B.

      Hay trong hoàn cảnh như vậy, F3 nhanh chóng tổng hợp, nắm bắt tình hình; chủ động nhận định: "đâu là hướng tiến công vu hồi thọc sâu hết sức nguy hiểm, đâu là hướng tiến công chính diện của địch và ngay trong đêm 17/2 đã đề ra quyết sách hợp lý, xây dựng/ điều chỉnh lại thế trận phòng ngự thích hợp. Đặc biệt là ngay trong sáng ngày 18 tháng 2, sư đoàn mở trận phản kích đầu tiên với quy mô trung đoàn thiếu vào cánh quân vu hồi của địch ở Tam Lung. Một trong những mục tiêu chủ yếu của trận tiến công là phải chiếm lại các điểm cao Chậu Cảnh, đồi Địa Chất, Bản Phân, Phai Môn, cao điểm 611, 409 (vòng tròn nâu) những vị trí quan trọng tại Tam Lung vừa bị địch chiếm. Hoặc quyết định đêm 22/2 trước cửa ngõ Lạng Sơn có khác gì "đêm trắng" quyết định kéo quân tiến ra nam quảng ngãi về phòng ngự Hoài Ân.

      Xóa
    6. Vấn đề trung tâm được đưa ra thảo luận là nên đưa trung đoàn 12 lập trận địa mới hay tiếp tục tổ chức đánh chiếm lại các trận địa vừa bị mất trên hướng chủ yếu ở Đồng Đăng? Có ý kiến cần tập trung toàn bộ lực lượng khôi phục lại các điểm cao Thâm Mô, Pháo Đài, 339 bởi giá trị chiến dịch của nó có tính chất quyết định đối với việc bảo vệ Lạng Sơn. Mất khu vực cửa ngõ này, mũi vu hồi của địch ở Tam Lung có điều kiện tiến về Lạng Sơn nhanh hơn vì nó sẽ không còn bị đe dọa từ phía sau lưng nữa. Có ý kiến nếu tập trung sức của sư đoàn để phản kích thì sẽ khôi phục lại được trận địa vì ở Thâm Mô và điểm cao 339 ta vẫn còn giữ được một phần đất để làm bàn đạp, nhưng sự tiêu hao sinh lực sẽ lớn. Thêm nữa, địch vẫn liên tiếp tăng quân và đang dồn lực lượng vào hướng chủ yếu. Diệt hết lớp này lớp khác lại tràn đến thay thế. Trong khi ấy lực lượng ta có hạn, nhất là trung đoàn 12 phải tính đến từng người. Do đó, không thể đánh theo lối “đá bóng” như vậy mãi được....

      Các vị trí địa danh có liên quan, bác nào muốn hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử thì có thể đọc ở đây.
      http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/langson15_zpsaa6cb42f.jpg~original
      - vòng tròn xanh lơ: các điểm cao, vị trí hành lang là nơi tranh chấp phía sau : Song Áng, Pá Biêng, Con Khoang, Pá Chai, Khôn Làng, Đồng Uất, Chọc Võ, điểm cao 607, 303

      - vòng tròn đen: cao điểm 800, vị trí đặt đài quan sát của F3 bị địch chiếm lúc 14h ngày 27/2 khi luồn qua sau lưng vị trí phòng thủ của tiểu đoàn 1.

      - vòng tròn đỏ: Hữu Nghị Quan, thị xã Đồng Đăng, cao điểm 386, Thâm Kéo, cột mốc biên giới M16



      Phải nói rằng còn rất nhiều điểm hay chưa kể hết, phân tích hết được. Nhưng những ví dụ trên đã chỉ rõ, quyết định sáng suốt của Bộ trong chiến lược quân sự tại thời điểm, theo thế và lực của ta tại thời điểm đó. F3 và F316 đã hoàn thành sứ mạng lịch sử, cùng quân dân địa phương chặn đứng thế tiến công như thác lũ của địch. Trước đòn tấn công bất ngờ, áp đảo hủy diệt và số lượng gấp hàng chục lần mà F3, F316 và các sư đoàn khác đã đứng vững; tạo điều kiện về thời gian và không gian cho Bộ điều chỉnh lực lượng - nhất là phá vỡ âm mưu tiến xuống vùng đồng bằng theo hướng Lạng Sơn (nhanh và ngắn nhất).

      Ta hiểu rằng, mọi sự so sánh đều khập khiễng và tại từng thời điểm lịch sử thì cục diện và thế lực của mỗi bên đều khác nhau. Thế nhưng hãy thử đặt một giả thiết trong trường hợp F3 không cản nổi thế địch, thị xã Lạng Sơn nhanh chóng vỡ và quân Trung Quốc nhanh chóng càn lướt theo đường 1. Lúc này, liệu QUTW còn cương quyết: "không được tung Quân đoàn 1, lực lượng dự bị chiến lược, thê đội 2 vào ngay trận chiến để giải quyết một số khó khăn tại các hướng trọng điểm". Hoặc địch chiếm được một tỉnh BGPB, kêu gọi và tổ chức xây dựng Khu tự trị/ Vùng tự do. Hiệu ứng đô mi nô kéo theo sẽ làm tan vỡ chiến lược phòng thủ tại Quân khu 3 và thế cục trên cả bán đảo Đông Dương khi ta đang cùng các LLVT nước bạn Lào, Cambodia truy quét tàn quân, phỉ và các thế lực phản động. Nhất là khi ta đã nhận định: "3 tình huống chiến lược mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch có thể tiến hành đối với nước ta, đó là: kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt, kiểu chiến tranh có giới hạn và chiến tranh xâm lược quy mô lớn."

      Xóa
  6. Huỳnh Trọng Đôlúc 07:14 16 tháng 2, 2014

    http://www.trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=4642&catid=11
    06.02.2010
    Vũ Công Hoan
    Người Trung Quốc thú nhận yếu kém của quân đội trong chiến tranh xâm lược Việt Nam

    I. HAI NGÀY ĐẦU THƯƠNG VONG HƠN 4000 NGƯỜI

    Sáu giờ hai mươi lăm phút ngày 17 tháng 2, trận địa bộ đội biên phòng dài 772 dặm Anh từ Quảng Tây đến Vân Nam bắt đầu bắn phá trận địa quân đội Việt Nam bằng trận bắn

    pháo mãnh liệt dầy đặc, kéo dài gần một tiếng đồng hồ, về cơ bản đã phá hủý sinh lực trận địa của quân đội Việt Nam. Bộ đội xe tăng của quân ta phối hợp bộ binh bắt đầu tiến sâu vào trận địa quân đội Việt Nam. Quân ta nã pháo mãnh liệt cấp tập, nhưng không đánh một đòn chí mạng và tiêu diệt được chủ lực của quân đội Việt nam được tôi luyện dầy dạn kinh nghiệm chiến đấu. Bộ binh của quân ta bị quân Việt chống đỡ ngoan cường. Bởi quân ta chịu ảnh hưởng nặng nề của đội quân bị rối loạn trong cách mạng văn hoá, tố chất người lính kém xa quân đội Việt Nam, cộng thêm bộ đội chủ lực của ta trên đường hành quân tác chiến thương vong cực lớn. Ngày 17, bộ đội mặt trận phiá đông, sau khi pháo binh quân ta pháo kích mãnh liệt, bắt đầu đột phá Hữu Nghị quan, nhưng mặc dù sĩ quan chỉ huy cơ sở hay chiến sĩ đều thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế, khi chiến sĩ xông lên, đội

    hình quá ư dầy đặc, đạn pháo của quân Việt đương nhiên sẽ găm vào cơ thể của chiến sĩ quân ta, thương vong nặng nề. Ngày 17, ngày 18, từ chiến trường Vân Nam và Quảng Tây của bộ đội giải phóng quân nhân dân ta báo tin về thương vong hai ngày là hơn 4000 người, hơn nữa trên chiến trường có hàng loạt người chết và bị thương càng làm cho ngành hậu cần của quân ta lúng túng trở tay không kịp, không có lực lượng cứu chữa được hết , thương binh bị chết rất nhiều.

    Bài học sâu sắc

    Cơ quan chỉ huy tuyến trước của quân ta và Quân uỷ Trung ương đã choáng váng, kinh hoàng. Quân uỷ Trung ương, Hứa Thế Hữu chỉ huy mặt trận phía đông và Dương Đắc Chí chỉ huy mặt trận phía Tây ra lệnh cho ngành hậu cần quân ta tăng cường bộ đội đẩy mạnh chiến đấu khẩn trương chuyển ngay thương binh trên chiến trường về hậu phương cứu chữa. Quân ta bước vào giai đoạn đầu chiến đấu thực tế, tỉ lệ tử vong quả thật tương đối cao, thậm chí cá biệt có đại đội thương vong tới 90%. Nói chung bộ đội đã là đại đội mũi nhọn thì cuối cùng về nước một đại đội thường chỉ còn mười mấy người, một tiểu đội chỉ còn không đến một hai người. Cơ quan chỉ huy tiền tuyến của quân ta đứng trước hiện thực chiến trường, tướng Hứa Thế Hữu giỏi đánh du kích đã lập tức thay đổi phương án tác chiến, cho đến sau cuối tháng hai, thương vong của quân ta mới giảm dần. Tra tìm hồ sơ về cuộc phản kích tự vệ đối với Việt Nam năm 1983, từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3 năm 1979, quân ta tiêu diệt quân chính qui của Việt Nam gần 6 vạn tên, trong đó bắn chết quân địch hơn 42000 tên, bắn bị thương hơn 10000 tên, bắt sống hơn 2000 tù binh. Quân ta thương vong 27.000 người, trong đó tướng sĩ chết trận là hơn 6000 người, chiến sĩ bị thương là hơn 21.000 người. Nhưng từ một tài liệu khác cho thấy: Tổng số thương vong của Trung Việt gần bằng nhau. Phía Trung Quốc khoảng hơn 6 vạn, phía Việt Nam không đến tám vạn. Nhưng trong số thương vong của phía Trung Quốc, thương binh chiếm đại đa số, tử vong chỉ hơn 6000 người. Phía Việt Nam thì tử vong chiếm tỉ lệ rất cao, số chết trận khoảng gần năm vạn tên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Trọng Đôlúc 07:15 16 tháng 2, 2014

      2. HƠN 500 NGƯỜI KHÔNG PHẢI TỬ VONG TRƯỚC HỌNG SÚNG KẺ THÙ

      Trong hơn 6000 tướng sĩ Quân giải phóng chết trận trong cuộc chiến đấu phản kích tự vệ đối với Việt Nam năm 1979, có hơn 500 người không phải chết dưới làn đạn pháo của địch, mà chết vì vũ khí chất lượng yếu kém của bản thân quân giải phóng thời bấy giờ. Thời kỳ đại cách mạng văn hoá, bộ đội bị tấn công, Binh công xưởng chất lượng sản xuất kém, vũ khí xấu, kết quả đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đại đội mũi nhọn trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, lựu đạn trong tay binh sĩ quân ta ném đi không nổ, súng tiểu liên AK vừa bắn hai phát đã bị kẹt vỏ đạn, thậm chí đạn pháo nổ ngay trong nòng pháo là chuyện vô cùng nhiều, do đó nhiều chiến sĩ đã hi sinh. Trong số chiến sĩ bị thương, số chiến sĩ bị thương vì vấn đề chất lượng vũ khí cũng chiếm một tỉ lệ tương đối.

      3. TẠI SAO KHÔNG ĐÁNH ĐẾN HÀ NỘI?

      Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc huy động hai mươi vạn binh lực phát động tiến công quân đội Việt Nam trên trận tuyến dài 772 dặm Anh. Trong hai tuần lễ chiến đấu, quân đội Trung Quốc đã tiến sâu vào phía Việt Nam khoảng 40km bằng cái giá thương vong nặng nề thê thảm. Ngày 20 tháng 2, đại quân mặt trận

      phía tây đánh chiếm Lào Cai, Kinh Lãng Đa và Phong Thượng (Phong Thổ? ND), ngày 4 tháng 3 đánh chiếm Sapa. Đại quân mặt trận phía đông cùng ngày đánh chiếm Lạng Sơn,

      các thị trấn thị xã quan trọng của miền bắc Việt Nam đều nằm trong tay quân giải phóng, còn phía nam Lạng Sơn đều là vùng đồng bằng, thích hợp cho tác chiến của bộ đội xe tăng bọc thépTrung Quốc. Quân đội Việt Nam không còn chỗ nào hiểm trở để phòng thủ. Nhưng quân ta vừa đi ra khỏi cuộc tàn phá của đại cách mạng văn hoá, tố chất từng người lính kém, năng lực chỉ huybộ đội hợp thành của sĩ quan chỉ huy thấp, trang bị vũ khí lạc hậu, năng lực tác chiến tổng hợpkhông mạnh. Chất lượng xe tăng của quân ta rất tồi, rất dễ bị quân đội Việt Nam phá huỷ, đạn pháo bắn đi không nổ, có đơn vị pháo binh số lượng đạn pháo bắn ra trong ngày đầu của chiến tranh còn nhiều hơn số đạn pháo bắn ra của hai mươi năm trước, mà chiến tranh Việt Mỹ vừa kết thúc, quân địch giầu kinh nghiệm tác chiến, họ sử dụng trang bị thu được của quân Mỹ, họ có hàng loạt vũ khí của Liên Xô viện trợ, có cả vũ khí trang bị Trung Quốc chi viện trước kia. Binh sĩ quân đội Việt Nam được trang bị súng tiểu liên AK là phổ biến, còn binh sĩ Trung Quốc vẫn sử dụng súng trường nửa tự động CKC, chiến sĩ cả đến mũ sắt cũng không có. Một trận địa hoả tiễn 40 của quân ta bị quân Việt Nam pháo kích mảnh đạn văng vào trên tai phải của tiểu đội trưởng Lý Kiến Quốc hớt đi nửa cái cái đầu, óc não bắn tung toé ra đất, hy sinh tại chỗ.

      Pháo binh Việt Nam ghê gớm vô cùng, chưa kể bắn chính xác đến lạ lùng, mà đường kính của từng nòng pháo họ sử dụng cũng to hơn của Trung Quốc, hơn nữa tầm bắn xa, uy lực lớn. Năm 1979, quân đội ta bị thiệt lớn vì pháo hoả tầm xa của quân đội Việt Nam. Hệ thống chỉ huy thông tin của quân ta cực kỳ lạc hậu, vẫn còn dừng lại ở trình độ những năm năm mươi, sáu mươi.

      Xóa
    2. Huỳnh Trọng Đôlúc 07:16 16 tháng 2, 2014

      Tư lệnh Hứa Thế Hữu chỉ huy mặt trận phía đông ra mệnh lệnh "Tiêu diệt nó!", khi truyền đạt xuống dưới lại bíến thành "Tổ chức phòng ngự tại chỗ", dẫn tới làm cho mục tiêu tiêu diệt là trung đoàn 852 của Việt Nam đi qua đường cái phía nam Khâu Đồn chuồn ra khỏi vòng vây, dẫn đến ý đồ chiến thuật đánh thọc sâu vu hồi đằng sau phía tây của quân địch ở Cao Bằng cuối cùng bị thất bại, chính là một trò cười lớn. Về mặt không quân, máy bay tiêm kích Míc 21 và 23 Liên Xô viện trợ đã là trang bị nằm trong biên chế của quân đội Việt Nam, trong khi Trung quốc vẫn còn đang sử dụng tiêm kích 6, tức là míc 19. Do đó khi đánh chiếm Lạng Sơn, Lào Cai và các thành phố biên giới khác của Việt Nam, quân ta phải trả giá rất lớn. Cho nên bước hành động tiếp theo sau khi chiếm được Lạng Sơn sẽ rất không có lợi đối với quân giải phóng. Xem xét từ những vấn đề bộc lộ của Quân đội Trung Quốc, phương pháp tác chiến của quân đội ta hồi năm 1979 vẫn gần giống như những năm năm mươi. Phía trung Quốc không huy động không quân, bởi vì máy bay chiến đâú thời đó, đặc biệt là máy bay tiêm kích không có năng lực chiến đấu cả ngày lẫn đêm, ban ngày có thể tác chiến, những lúc khác năng lực chiến đấu không mạnh. Chiến tranh hiện đại hoá không thể như thế được. Cho nên không quân không thể có hành động gì ở Việt Nam. Mức độ khốc liệt của chiến tranh Trung Việt năm 1979 ngang với chiến tranh Triều Tiên. Khi tổng kết cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, Quân khu Côn Minh nhắc đến: "từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3 năm 1979, quân ta hy sinh hơn 6900 người, bị thương hơn 14800 người. Trong hai ngày 17 và 18 tháng 2, thương vong tới hơn 4000 người, ngành hậu cần trở tay không kịp, không có sức cứu chữa toàn bộ, thương binh bị chết rất nhiều."Có lẽ người Trung Quốc đến nay đều còn nhớ bộ phim "Vòng hoa dưới chân núi cao" (Chính người dịch tài liệu này đã cùng dịch nội dung cuốn phim đó và đích thân đọc thuyết minh khi chiếu ở hội trường thủ trưởng Tổng cục chính trị Bộ Quốc Phòng), trong phim đã miêu tả những pha đẫm máu và tinh thần của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đằng sau nó là sự trả giá bằng sinh mệnh của biết bao nhiêu binh sĩ. Trong chiến dịch Lão Sơn năm 1984, quân đội Trung Quốc hy sinh 939 người, dân công chi viện tiền tuyến 64 người, đỉnh núi bị pháo hoả san bằng mấy mét, trận địa mặt đất cháy sém đen sì hẳn một vùng rộng lớn.

      Xóa
    3. Huỳnh Trọng Đôlúc 07:17 16 tháng 2, 2014

      Đưa tin bài về chiến tranh Trung Việt, cơ quan truyền thông phương Tây đã nêu, Quân giải phóng Trung Quốc vẫn ỉ lại, vẫn dựa vào bộ binh với đội hình dầy đặc, dùng "chiến thuật biển người" xông lên đánh chiếm trận địa của quân địch đã phải trả giá to lớn ở Việt Nam. Nhân viên tham mưu cao cấp của quân ta, tuy ai ai cũng kiêu dũng thiện chiến, nhưng tuổi đã già không muốn vứt bỏ kiểu đánh phòng ngự truyền thống, không hề có chuẩn bị tiến hành một cuộc chiến tranh hiện đại. Về mặt lý luận dùng binh và trang bị vũ khí hạng nặng đều kém hơn nhiều người Việt Nam. Binh sĩ quân ta trên chiến trường chỉ biết sĩ quan chỉ huy của mình, trong tác chiến một khi người chỉ huy bị chết trận, quân phục lại không có quân hàm phân biệt phù hiệu, binh sĩ không chấp nhận người lạ mới đến là thủ trưởng của họ, thế là đơn vị tác chiến cũng giải thể theo, lâm vào trạng thái hỗn loạn, khiến quân ta bị thương vong. Cuộc đánh trả tự vệ Trung Việt Năm 1979, trang bị của quân ta đúng là không bằng Việt Nam, hơn nữa quân ta đi sâu vào nước địch, bổ sung không thuận tiện. Quân đội Việt Nam thì "canh cây chờ thỏ" không hề lo ở về sau. Cộng thêm máy bay trinh sát không quân của Liên Xô liên tục trinh sát trên bầu trời trận địa quân ta. Biên giới Trung Xô phía bắc diễn biến căng thẳng, dư luận xã hội quốc tế lên ánTung Quốc xâm lược Việt Nam, cho nên quân đội Trung Quốc sau khi chiếm được Lạng Sơn không tiến công Hà Nội nữa, lập tức rút quân khỏi Việt Nam là cử chỉ thông minh sáng suốt (minh trí).

      Cổ Hải Phi Long (3/7/2009). http/blog.sina.com.sn/s/blog_4072badfo100e3z6.html).

      Vũ Công Hoan dịch và gửi Triệu Xuân

      Tài liệu chỉ để tham khảo, bản quyền thuộc về người dịch.
      http://www.trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=4642&catid=11

      Xóa
  7. Đào Tuấn đã chia sẻ liên kết.
    13 Tháng 2 · Đã chỉnh sửa
    Một ngày đầy cảm xúc. Buổi sáng, như thằng mất hồn khi nhận được cái tin nhắn “Not OK”. Thôi. Thế là bao nhiêu thời gian, tâm huyết đổ cả xuống sông xuống biển. Buồn. Chán. Thất vọng. Buồn bực. Đến độ rằng quên khuấy mình đã ăn gì. Đứng dậy quên trả tiền. Bực đến độ lôi ngay em Tưng ra chém gió cho báo nhà. (Lạ thế, cứ mông với zú thì giờ chả bố con thằng nào bảo sao)
    Buổi chiều thấp tha thấp thỏm, hồi hộp như anh trai tơ thấy lấp ló…
    Và buổi tối thì gọi điện cho ông Thầy, alo cho các đại ca, các ông anh, các thằng bạn, nhắn tin cho mấy đứa em và cười ha hả khi nghe những cuộc điện thoại giữa chừng đầy màu sắc GATO của thằng bẹn cũng mò mẫm, cũng lọ mọ cả tháng đi biên giới cùng mình. Tội nghiệp, hóa ra y chỉ là lên biên giới đái bãi rồi về.
    Còn đêm. Cười như ma làm khi nhìn thấy cái lỗi 404. Sao thấy yêu cái số 404 mà một thằng bẹn Một Đồng Chí Tuyen gọi là "Tứ bất tử" thế cơ chứ.
    Ầy za, lâu lắm rồi mới lại thấp thỏm với một bài báo, dù đó chỉ là 50% sự thật, dù đó chỉ là 40% những gì mình muốn viết.
    Giờ thì bắt đầu lo lo là.
    https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/691314330891152?stream_ref=10

    Trả lờiXóa
  8. Phải gắn vào tình hình " lúc bấy giờ " chứ không phải chỉ nhõn ngày 18/2/79 !
    Trước đó là " con bài người Hoa " + biên giới Tây nam với các "tồng chí " Polpot .....
    Ai cũng " rục rịch " quân tướng nhưng rõ ràng là BẤT NGỜ vì LÀM GÌ CÓ CHUYỆN RĂNG CẮN MÔI ! Nghĩ là chỉ hù dọa cho vui ...ai dè !
    Lúc ấy các quân tướng mới từ Nam ra Bắc ( vì thế mà bè lũ PolPot mới có cơ hội sống ? ) trên tuyến đường sắt chật kín lính !
    Nhưng chính việc tiến sâu vào lãnh thổ dễ dàng cũng là điều BẤT NGỜ với địch. Cũng chẳng phải địch rút do thua mà đơn giản chỉ là TÁT MỘT CÁI ( cho VN một bài học ) rồi thôi ! ( Cũng phải kể đến chằng chịt quan hệ thế giới nữa ..

    Trả lờiXóa
  9. Trong mọi Cuộc Chiến tranh, Yếu tố bất ngờ bao giờ cũng được đưa lên hàng đầu. Bí mật, bất ngờ quyết định thắng lợi.

    Nếu lấy cái BẤT NGỜ để xét, Việt nam chỉ Bất ngờ ngày giờ phát động cuộc chiến, chứ HOÀN TOÀN KHÔNG BẤT NGỜ việc cuộc chiến sẽ xảy ra.

    Đào Tuấn và các vị na ná lấy điểm đó để luận và nói SAI , lấy VÍ DỤ nhỏ để kết luận thành TOÀN CỤC lớn.
    Thực là NGỤY BIỆN !

    Trả lờiXóa
  10. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  11. Hình này rõ hơn:
    Trích: Theo tin AFP từ Bắc Kinh ngày 21/1/1979 thì "đã có các cuộc chuyển quân quan trọng tại các khu vực biên giới mà theo các nguồn tin quân sự phương Tây ở Bắc Kinh, có từ 15 đến 17 sư đoàn, tức 150.000 người"

    Đài BBC ngày 3/2/1979 đưa tin: "Trung Quốc đang tăng cường quân đội ở biên giới Trung - Việt mà theo nguồn tình báo Mỹ thì Trung Quốc hiện có ở đó khoảng 20 sư đoàn."

    Tạp chí Kinh tế Viễn đông ngày 9/2/1979....

    Tờ Ngôi sao Oa-Sinh-Tơn nhận xét: Tướng Dương Đắc Chí được cử làm Tư lệnh các lực lượng Trung Quốc dọc biên giới với Việt Nam vốn là một viên tướng có kinh nghiệm nhất...
    https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/v/t1/p173x172/1922121_1400364710223353_2123237346_n.jpg?oh=a3f4c24323371847ac80c143323df7e3&oe=537C2B73&__gda__=1400377225_3ecd440fb7ff31aa8792f718145ba679

    Trả lờiXóa
  12. Đọc hai bài của Đào Tuấn và Mai Thanh Hải, tôi chỉ tin vào những gì hai anh này mô tả những đau thương mất mát mà nhân dân biên giới phía Bắc đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, vì chính tôi từng chứng kiến rất nhiều sự việc đau thương và hành động duy nhất của tôi khi ấy là bóp cò súng. Còn những bình luận, đánh giá của hai vị thì tôi chẳng tin. Nhãn quan hạn hẹp lại thích chém gió mà bàn về chiến sự làm sao có cái nhìn toàn cảnh để bình luận, chỉ gặp gỡ vài ba người, soi mói vài ba sự kiện rồi viết như bố con chó bông, ông con chó xồm thì ai chẳng viết được. Riêng về chuyện bất ngờ hay không, có chuẩn bị hay không, tôi xin nhắn đến hai nhà báo cấp tiến rằng: Đang trong biên chế Tổng cục xây dựng kinh tế, tháng 8-1978 Sư đoàn 338 của tôi nhận lệnh hành quân lên Lạng Sơn. Các đơn vị đang xây dựng ở đâu thì tách khỏi Sư đoàn, nên toàn bộ quân số khi hành quân lên Lạng Sơn chỉ có bộ khung khoảng 1000 người. Lên đến Lạng Sơn, sau một tháng bổ sung quân là thành Sư đoàn hoàn chỉnh. Toàn sư đoàn đào giao thông hào, xây dựng xây dựng trận địa phòng ngự theo cả chiều ngang biên giới và chiều sâu. Ai là quân của Sư đoàn 338 hồi đó đều biết về cuộc tập kích vào Ninh Minh của Sư đoàn, Đại tá Đào Dũng - người ra quyết định tấn công, là thần tượng của anh em chúng tôi. Nay ông đã mất, qua comment này, xin được tỏ lòng kính nhớ về ông.

    Trả lờiXóa
  13. Khách quen (an ti- dân chủ)lúc 09:34 16 tháng 2, 2014

    Các bạn đã nhầm giữa chuyện có thông tin về cuộc tập trung quân và nhận định, phỏng đoán về kế hoạch tấn công VN của TQ với việc cuộc tấn công THẬT SỰ xảy ra. Thời đó báo chí, đài đều dùng từ "TQ bất ngờ tấn công...".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo chí nói thế là để lên án bản chất lừa thầy, phản bạn của bọn cầm quyền Bắc Kinh khi ấy cho thế giới biết, chứ điều đó hoàn toàn không thể chứng minh rằng VN đã bị bất ngờ đến mức không chuẩn bị, phòng thủ bạn ạ.

      Xóa
  14. Viết thêm đôi dòng
    Người ta bàn nhiều về chuyện Trung Quốc chuẩn bị hậu cần như thế nào trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979. Chỉ có mặt trên một hướng của cuộc chiến nên tôi không thể nói tới các hướng khác, nhưng sau những lần đơn vị phản công chiếm lại chốt, quân Trung Quốc bỏ chạy, tôi tận mắt thấy những chiếc nồi quân dụng nấu sắn khô còn đang bốc khói, có cả những củ sắn tươi còn vùi trong than nóng mà quân Trung Quốc bỏ lại. Đi đánh trận mà như thế thì không biết họ chuẩn bị như thế nào.

    Trả lờiXóa
  15. Khách quen (an ti- dân chủ)lúc 09:37 16 tháng 2, 2014

    Tôn trọng sự thật là điều cần thiết.
    Nếu không bất ngờ thì tại sao ta không sơ tán dân chúng đi để đến mức họ tàn sát kinh khủng như vậy. Tôi biết rất nhiều người bạn của mình thời học đại học có gia đình, người thân bị giết hại.

    Trả lờiXóa
  16. Bất ngờ về thời điểm Trung Quốc tấn công khác với việc bị Trung Quốc tấn công bất ngờ mà không có chuẩn bị, đó là hai việc khác nhau. Đài báo hồi đó cho rằng "TQ bất ngờ tấn công" là đúng, vì bất ngờ về thời điểm. Nhưng nếu không có chuẩn bị từ trước thì làm sao có thể lập tức triển khai lực lượng phòng ngự - phản công. Tầm nhìn không qua sống mũi mới nghĩ rằng "TQ bất ngờ tấn công" tức là chúng ta không chuẩn bị trước nên bị bất ngờ.

    Trả lờiXóa
  17. Gửi bạn Khách quen (anti - dân chủ)
    Tôi không cần biết bạn "anti - dân chủ" hay không, vì entry này không bàn đến chuyện đó. Nhưng câu hỏi của bạn làm tôi ngứa tay, viết thêm đoạn nữa. Sau 35 năm, đừng cố ngồi nghĩ ra các câu hỏi để chất vấn, gây nghi ngờ. Đặt câu hỏi như bạn là hoàn toàn không biết gì về đặc điểm dân cư phía Bắc và tình hình lúc đó. Mấy trăm năm bà con Tày, Nùng sinh sống an lành, chẳng có chiến tranh nên động viên bà con rời bỏ bản làng đi sơ tán là cực kỳ khó khăn. Đơn vị của tôi cử rất nhiều nhóm nhỏ đến từng bản đề nghị bà con đi sơ tán, mà bà con vẫn bình chân như vại. Đến khi Trung Quốc tấn công, bà con mới chịu bìu ríu rời bản. Từ trên chốt nhìn xuống, thấy hàng đoàn người gồng gánh, bonj tôi sốt ruột lắm mà chẳng biết làm thế nào.

    Trả lờiXóa
  18. Cảm ơn bác con bao!
    Các cựu chiến binh vất vả quá!
    Ngày xưa các bác vất vả trên chiến trường ngoài thực địa với quân bành trướng Bắc Kinh!
    Ngày nay các bác vẫn phải vất vả trên chiến trường internet để chống bọn phản động!

    Trả lờiXóa
  19. Thế éo nầu 1 đại tá biên phòng mà lại ko biết về vũ khí nhể?
    -----
    "Một Đại tá Biên phòng-Cựu binh 1979 kể: Không thể ngờ là nó đánh mình, cả Đồn Công an Vũ trang chỉ có 2 khẩu AK và 5 khẩu K50 cũ, bắn xa... 25 mét. Anh em thay nhau bắn, cầm cự 30 phút thì hết nhẵn đạn. Phải cõng thương binh-tử sĩ rút trong uất ức..."
    ------

    K-50M
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    K-50M
    K-50M.jpg
    K-50M
    Loại Súng tiểu liên
    Nguồn gốc Việt Nam
    Lược sử hoạt động
    Quốc gia sử dụng Việt Nam
    Lược sử chế tạo
    Các biến thể Mini-SAF
    Thông số kỹ chiến thuật
    Khối lượng 4,4 kg
    Chiều dài 571 mm báng gấp / 756 mm báng mở
    Cỡ nòng 7,62 mm
    Đạn 7.62x25mm Tokarev
    Cơ cấu hoạt động Nạp đạn bằng phản lực bắn
    Tốc độ bắn 700 viên/phút
    Tầm bắn hiệu quả 200 m
    Cơ cấu nạp Hộp đạn rời 35 viên
    Ngắm bắn Điểm ruồi

    K-50M là loại súng tiểu liên do Việt Nam sản xuất dựa theo mẫu súng kiểu 50 (Type 50/PPSh-41) do Trung Quốc sản xuất. Vào thập niên 60, Trung Quốc đã vận chuyển nhiều loại vũ khí cho miền bắc Việt Nam, trong đó có súng Type 50. Sau này Việt Nam được Trung Quốc cấp phép sản xuất với cái tên mới là K-50M. Việc cải tiến súng bao gồm việc rút ngắn nòng súng, thay vỏ súng, bỏ báng súng bằng gỗ và thay thế bằng báng súng cơ động bằng kim loại) làm cho súng cơ động hơn rất nhiều.

    K-50M được lên đạn bằng bulong với hai cách bắn là bắn từng viên với bắn nhiều viên cùng một lúc. K-50 dùng chung đạn với súng ngắn K-54.
    Các thông số kỹ thuật

    Chiều dài nòng: 269 mm
    Đường kính nòng: 7,62 mm
    Cân nặng: 4,4 kg
    Chiều dài súng: 571/756 mm
    Chiều dài nòng súng: 269 mm
    Tốc độ bắn nhanh nhất: 700 phát/phút
    Loại đạn sử dụng: Tokarev 7,62x25 mm
    Số lượng đạn/hộp: 35 viên
    Tầm bắn tốt nhất: 200 mét

    Trả lờiXóa
  20. Cảm ơn bạn Trang - Saigon
    Hơn 35 năm nay, cứ tới đầu tháng 2 là tôi lại nhớ về các đồng đội của tôi hy sinh. Ngày mai, những thằng lính trẻ ngày đó nay có thằng đã ba thứ tóc (vì nhuộm) lại tụ tập ngồi uống với nhau cốc bia để nhớ về một thời vất vả nhưng không thấy phải xấu hổ, vì chúng tôi đã sống và hành động như mọi người Việt Nam khi đất nước bị ngoại xâm.
    Tôi commnet ở đây cũng là việc đặng chẳng đừng, mà cũng không nghĩ ai là phản động hay không phản động. Già rồi có võ vẽ về internet thì phải lên tiếng vì lẽ phải. Cần tiếp tục bàn luận về cuộc chiến tranh 35 năm trước để con cháu chúng ta hiểu, tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, sẵn sàng cầm súng nếu kẻ thù đến xâm lược. Nhưng bàn gì thì bàn không được phép động chạm đến vong linh của người đã ngã xuống để bảo vệ biên cương, không được bày trò "nếu thế này, nếu thế kia" để trách cứ. Mà tôi cũng muốn nói thêm là trên biên giới phía Bắc, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số có quan hệ họ hàng với người bên kia biên giới. Có đám cưới xin vẫn sang dự, có đám ma vẫn sang chia buồn. Nên vào năm 1979 đến động viên tản cư nhiều gia đình không đi vì bà con không tin họ hàng bên kia lại sang đánh mình. Đó cũng là một lý do để bà con ở lại và bị Trung Quốc giết hại đấy bạn ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "...Nên vào năm 1979 đến động viên tản cư nhiều gia đình không đi vì bà con không tin họ hàng bên kia lại sang đánh mình. Đó cũng là một lý do để bà con ở lại và bị Trung Quốc giết hại đấy bạn ạ. ...."
      Bất ngờ ở chính chỗ này !

      Xóa
    2. Gửi Xích lô
      Vâng, đó là bất ngờ, nhưng đó là bất ngờ với nhân dân biên giới, những người dân chất phác, xưa nay sống hiền lành, hữu hảo, không biết nhiều về sự thâm độc, xảo quyệt của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên không thể lấy sự bất ngờ đó để đổ lỗi cho chính quyền. Bạn à, lúc đến Chi Ma, tôi vào một gia đình một gia đình người Nùng "cháo" (vì bà con có tập quán chỉ ăn cháo chứ không ăn cơm). Gia đình này bị quân Trung Quốc đốt cháy mất mấy tấn thóc. Chỉ cho tôi xem chỗ thóc bị cháy nham nhở, bác chủ nhà bảo: Sao nó lại đốt cả thóc thế này! Nghĩa là bác ấy không thể tin quân Trung Quốc có thể đốt thóc của gia đình bác. Hôm nay vẫn vậy, bạn thử đến các bản làng gần biên giới xem thế nào, nhiều gia đình hai bên biên giới vẫn quan hệ hữu hảo đấy bạn ạ.
      Bài học cảnh giác với Trung Quốc không bao giờ thừa. Vấn đề là phải đồng tâm hiệp lực sẵn sàng đối phó, chứ không phải là soi mói để trách cứ. Đừng có nghĩ mình là hậu sinh mình sẽ sáng láng hơn, chẳng có gì đảm bảo những người trách cứ kia sẽ sáng suốt, có bản lĩnh để đương đầu với khó khăn. Chém gió thì không khó, làm thế nào để giữ được chủ quyền đất nước mới khó.

      Xóa
  21. Cảm ơn Cựu chiến binh vì những thông tin chân thực về cuộc Chiến tranh Bảo vệ Biên giới. Nếu không có những thông tin đó chúng tôi thực sự là những Chém gió bàn phím. hô xung phong trong phòng lạnh mà thôi. Lịch sử không thể đổi trắng thay đen được.

    Trả lờiXóa
  22. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 11:38 16 tháng 2, 2014

    Đọc commente của bạn con bao nói về tình cảm của người dân hai bên biên giới phía Bắc thân thiết nhau. Bên kia có việc vui, buồn, bên này sang viếng thăm, chia xẻ, vì họ có họ hàng hay bạn bè thân hữu với nhau từ nhiều thế hệ. Tôi bỗng nhớ bài hát VIỆT NAM TRUNG HOA HữU NGHỊ :
    Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông mối tình hữu nghị sớm như rạng đông. Bên sông tắm cùng một dòng. tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đấy, sớm hôm nghe tiếng gà gáy cùng...Rồi lại nhớ bài thơ của nhà thơ Tố Hữu :
    Tình bạn ngày nay có khác xưa/ E rằng sớm nắng với chiều mưa. Cuộc đời giả thật đâu chân lý/ Hàng hóa lương tâm lúc thiếu thừa. Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu/ Trái tim lầm lẫn để trên đầu./ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
    Ta có bài học xưa và nay, chắc không để mất cảnh giác đâu các bạn ạ !

    Trả lờiXóa
  23. Thật ra tôi không thích chúng ta kỷ niệm chiến thắng quân Trung Quốc ở biên giới phía Bắc vào ngày 17.2, vì đó là ngày chúng ta bị tấn công, ai lại kỷ niệm ngày bị tấn công bao giờ, mà phải kỷ niệm ngày chiến thắng, tức là ngày Trung Quốc phải rút về nước. Nhưng thôi, đó là chuyện còn phải tiếp tục bàn, nhân ngày 17.2, tôi xin kể với các bạn chuyện nhỏ về một người bạn của tôi, nay anh ấy đã mất:
    Trước khi hành quân lên biên giới, bạn tôi mới cưới vợ. Vợ anh là một y tá làm việc tại Viện 27.7 ở Thậm Thình - Phú Thọ. Đây là bệnh viện phụng dưỡng các anh chị thương binh nặng trong cả hai cuộc kháng chiến. Hai đơn vị đóng quân gần nhau, hai bạn tôi gặp gỡ, yêu nhau rồi xây dựng gia đình vì lúc đó cả hai người nằm trong kế hoạch được ra quân. Nhưng tới tháng 8.1978 tôi lên Lạng Sơn, thì bạn tôi cũng đi cùng. Khoảng cuối tháng 12.1978, tôi đi oto từ Lạng Sơn trở lại Thậm Thình để giải quyết một số việc trước khi đơn vị bàn giao nơi đóng quân cho đơn vị mới. Sẩm tối hôm đó, tôi tranh thủ sang Viện 27.7. Sang đến nơi mới biết Viện đã sơ tán các anh chị thương binh về Hà Bắc, một số bác sĩ, y tá ở lại chuẩn bị ra mặt trận. Vợ của bạn tôi cũng nằm trong số này. Tối hôm đó doanh trại không có điện, trong ánh đèn dầu lờ mờ, vợ của bạn tôi và mấy người bạn đang chuẩn bị balo để sáng hôm sau đi Điện Biên. Nhìn bạn rất lo lắng, vì Điện Biên rất xa (về sau tôi nghĩ trong chiến tranh biên giới năm 1979, hai bạn của tôi là vợ chồng bộ đội duy nhất ở xa nhau ngang chiều rộng của đất nước, từ Lạng Sơn đến Điện Biên). Vừa nhìn thấy tôi, vợ bạn tôi đã sụt sùi, rồi mấy anh em an ủi lẫn nhau. Ngồi được một lát thì tôi phải về, vì 1 giờ sáng tôi cũng phải lên xe đi Lạng Sơn. Khi tôi ra cửa, vợ bạn tôi đưa tôi cái gói nhỏ, trong đó có một tuýp thuốc đánh răng, nửa cân đường trắng gửi cho chồng. Ngồi trên thùng xe tải đi Lạng Sơn, nghĩ đến bạn, nghĩ đến gói quà của vợ bạn, tôi ngân ngấn nước mắt vì thương họ. Những ngày sau đó, bạn tôi là một người lính dũng cảm trên chốt, rồi cuộc chiến tranh qua đi, hai bạn tôi phục viên, xây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng. Tới khi cuộc sống tạm ổn, các cháu trưởng thành, thì bạn tôi mắc bạo bệnh rồi qua đời. Tôi kể lại chuyện của bạn tôi, để các bạn thấy trong cuộc chiến đó, có những hy sinh thầm lặng mà không ai biết, vì thế đừng nói gì, đừng làm gì để xúc phạm đến họ.

    Trả lờiXóa
  24. Đính chính: "Nhìn bạn tôi rất lo lắng, vì Điện Biên rất xa"

    Trả lờiXóa
  25. Cả người trong cuộc lẫn hậu thế cãi nhau xem ta có bị BẤT NGỜ không? Hài...
    Bị tấn công bất ngờ hay bị bất ngờ tấn công khác nhau là mấy mà cứ cãi.
    Toàn bộ báo chí trong cuộc chiến đều nhắc đến chữ "bất ngờ". Nếu bị bất ngờ thì cứ nhận để hậu thế cảnh giác, nếu yếu cứ nhận để hậu thế cố gắng.
    TQ nhận thấy họ kém trong chiến tranh với VN, họ đã cố gắng xây dựng quân đội hiện đại! Còn chúng ta lúc nào cũng AQ, tự sướng bách chiến bách thắng. Ngay cả đám ô hợp Polpot mà còn không tiêu diệt được hết và bị tổn thất quá nhiều. Nếu có chiến tranh quy ước, ta có thể chống được ai lúc này?
    Các cụ CCB cứ nhìn thẳng vào sự thật, đừng vì cái tôi hay sự sỹ diện. Cứ nhận ta yếu, ta bất ngờ, quân đội ta còn lạc hậu so với khu vực chứ chưa nói trên thế giới. Ta chưa làm nổi súng cá nhân của chính chúng ta chứ chưa nói đến máy bay, tàu chiến.
    Ta nghèo, ta yếu... đó là thực tế chứ không phải húng mạnh như trong sách. Muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh.. phụ thuộc vào sự cố gắng của các thế hệ kế tiếp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một điều dễ thấy là từ khi "thế lực thù địch" yêu cầu không được lãng quên cuộc chiến 1979 với TQ thì báo chí chính thống cũng có 1 vài báo dám nói rồi. Trước đó thì hầu như bị lãng quên mà chỉ nhắc đến thắng Mỹ, Pháp thôi. Chắc là độ man rợ mà quân tàu gây ra ít hơn Pháp, Mỹ..?

      Xóa
    2. Chuẩn CMNR!

      Xóa
    3. Ông Nặc nói gì thế?
      "Trước đó thì hầu như bị lãng quên mà chỉ nhắc đến thắng Mỹ, Pháp thôi."
      ====
      Ít hiểu biết thì im đi!
      Báo chí năm nào chả nói?

      Xóa
    4. Kết câu này:"Các cụ CCB cứ nhìn thẳng vào sự thật, đừng vì cái tôi hay sự sỹ diện. Cứ nhận ta yếu, ta bất ngờ, quân đội ta còn lạc hậu so với khu vực chứ chưa nói trên thế giới. Ta chưa làm nổi súng cá nhân của chính chúng ta chứ chưa nói đến máy bay, tàu chiến.
      Ta nghèo, ta yếu... đó là thực tế chứ không phải húng mạnh như trong sách. Muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh.. phụ thuộc vào sự cố gắng của các thế hệ kế tiếp!"

      Xóa
    5. Đố anh Nặc danh13:51 Ngày 16 tháng 02 năm 2014 tìm được dẫn chứng của anh nói! Lấy nguồn từ ND hay QĐND cho nó chính thống nhé! (không tính trước 1990). Hiểu thì nói, không hiểu thì im không ai cười chê đâu!

      Xóa
    6. Minh Vtel
      Tôi không thể thay mặt cho các cựu chiến binh khác để trao đổi với bạn, nhưng bạn đọc lại xem tôi có phủ nhận "bị bất ngờ" đâu nhỉ, tôi chỉ nói bị bất ngờ về thời điểm chứ không bất ngờ khi biết chắc chắn chiến tranh sẽ xảy ra và đã có chuẩn bị. Ý kiến đó có gì sai mà phải thừa nhận, cần gì phải sỹ diện, để bạn phải nổi khùng lên như vậy. Đó là hai tình thế hoàn toàn khác nhau, hậu thế như bạn mà không biết sự khác nhau đó, lỡ có chiến tranh xảy ra thì cái bàn phím Vtel của bạn cũng chẳng làm được gì đâu.
      Xem ra tầm mắt của bạn vẫn chưa vượt qua cái mũi, nên rốt cuộc cũng lại quay về xỉ vả bách chiến bách thắng, với lạc hậu, chưa làm nổi khẩu súng... bla bla! Trên internet này, những chữ như thế cũ rích rồi, không mới đâu. Bạn nghĩ được cái gì kha khá, có tý trí tuệ thì hãy bàn soạn. Còn với cái lý sự cùn của bạn thì đất nước này còn lâu mới khá lên được. Những cựu chiến binh năm 1979 như tôi, có thể yếu kém như bạn nghĩ, nhưng xin hỏi bạn, chúng tôi đã làm gì để quân Trung Quốc không thể tiến xa hơn, chúng tôi đã làm gì để Đặng Tiểu Bình không đạt được 4 mục tiêu hắn đề ra khi xua quân xâm lược Việt Nam? Hay bạn bảo vì quân Trung Quốc không muốn tiến xa vì chúng tôi yếu kém, quân Trung Quốc không thèm đánh tiếp tự rút về, chứ không phải bị chặn đánh trên khắp tuyến biên giới và phải chịu tổn thất nặng nề?
      Thành tích không phải là thứ để khoe khoang, thành tích cũng không phải là thứ để dè bỉu. Những ngày này, trước khi viết những dòng như ở trên, bạn hãy suy nghĩ kỹ hơn. Vì viết như bạn là xúc phạm vong linh của những người đã ngã xuống để cho tôi, để cho bạn được ngồi đây gõ lên máy vi tính.

      Xóa
    7. Minh vtel là tkằng óc chó chết mẹ mày di

      Xóa
  26. Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?

    TP - Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó. Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.

    Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý kiến ấy… “Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi” Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều. Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực… Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”. Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau: “1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”. 2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được. 3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh. 4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta. 5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình. 6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.
    còn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc” Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”. Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949… Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi… Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh… Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo…. Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt. Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam. Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

      Xóa
    2. Một cựu binh viết trên báo điện tử thiết huyết Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam. Những lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó. “Một cuộc chiến thảm bại” Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12. Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn. Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến. Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu. Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người. Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc

      Xóa
    3. Họ đã rút ra bài học và tự hoàn thiện và xây dựng quân đội của họ hiện đại và thiện chiến. Còn chúng ta vẫn đang tự sướng kiểu AQ.

      Xóa
    4. Bạn Nặc danh
      Theo bạn thì sau cuộc chiến trang đó chúng ta không rút ra những bài học cần thiết để xây dựng quân đội hiện đại và thiện chiến à? Mà quân đội Trung Quốc hiện đại thì có thể, nhưng thiện chiến thì chưa biết có đúng không, vì lâu nay nó có đánh nhau với ai đâu mà biết nó thiện chiến. Bạn thử chứng minh giúp xem hiện nay quân đội ta vẫn lạc hậu, không thiện chiến?

      Xóa
    5. Tôi biết khi trao đổi như thế này, sẽ có những kẻ nhảy xổ vào để xỉ vả, nhiếc móc, bới bèo ra bọ rồi chĩa mũi dùi vào Nhà nước. Mục đích của họ là vậy chứ có phải vì căm thù Trung Quốc, tưởng nhớ những người đã hy sinh đâu. Họ làm anh hùng bàn phím, hô hào rầm rĩ thế thôi chứ trong các đợt nhập ngũ sẽ không bao giờ có tên họ. Nếu họ thực sự là người yêu nước, thử hỏi họ đã làm gì giúp các chiến sĩ ở Trường Sa thêm vững tay súng?

      Xóa
  27. Chào bạn con bao,
    Tư tui không muốn nói nhiều về chiến tranh, càng không muốn chiến tranh xảy ra trên Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bởi chiến tranh tàn khốc đáng sợ như thế nào, hơn ai hết những người lính chiến như tôi và bạn (giả sử cả 2 chúng ta đều nói thật về mình trên mạng ảo) đã quá rõ. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn là không ai được quyền xúc phạm tới những người đã vĩnh viễn ra đi hoặc vĩnh viễn mất đi một phần thân thể cha sinh mẹ đẻ vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

    Tuy nhiên, Tư tui thấy cần trao đổi lại với bạn một vài quan điểm. Cách bạn giải thích về bất ngờ là không thuyết phục, bởi bất cứ quốc gia nào cũng phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước trong mọi thời điểm, với mọi kẻ thù, đó gọi là công tác quốc phòng, chỉ có công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu không tốt mới dẫn tới bị bất ngờ về thời điểm, chứ có kẻ thù nào tấn công ta lại đi báo trước thời điểm để ta đừng bất ngờ về thời điểm.

    Cách bạn giải thích về việc người dân bị tàn sát nhiều do họ không chịu đi sơ tán nghe cũng không ổn. Quyền lực Nhà nước khi đất nước có chiến tranh lại không đủ mạnh để sơ tán người dân ra khỏi vùng chiến sự sao bạn ? Lịch sử có ghi chép, khi lệnh "tiêu thổ kháng chiến" được ban ra lúc Pháp quay lại chiếm Hà Nội, nhân dân đã nhanh chóng sơ tán, bỏ lại vườn không nhà trống kia mà. Đồng bào dân tộc thiểu số dù khác tập tục nhưng thực tế lạc hậu hơn người Kinh nên không có chuyện quyền lực Nhà nước chịu bó tay khi họ không chịu đi sơ tán.

    Bởi các lẽ vừa nêu, Tư tui cho rằng bạn nhận định "Tầm nhìn không qua sống mũi mới nghĩ rằng "TQ bất ngờ tấn công" tức là chúng ta không chuẩn bị trước nên bị bất ngờ" là rất cần điều chỉnh lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ có ai từng là lính thì mới hiểu ý "bất ngờ" mà bác ý nói. chớ như bạn, đã trải qua 1 ngày nào làm lính hay đã khi nào "vểnh" tai lên nghe giảng về "chiến thuật" hay chưa?

      nói "bất ngờ" như bác CCB nói thì bạn chưa hiểu vậy nói nói thế này chắc bạn hiểu.
      khi bạn đi qua 1 chiếc cầu gỗ, đang đi thì cầu gãy sụp và bạn rơi tõm xuống nước. Vậy tại thời điểm cầu gãy bạn có bị bất ngỡ ko?hay bạn đã biết trước là cầu sẽ gẫy đoạn X,Y,Z...nếu bạn biết dc cầu sẽ gãy đoạn X thì bạn là "THẦN" tôi không bàn ở đây. Những khi bước qua cầu, bạn đã chuẩn bị "tâm thế" nghĩa là chủ động về mặt tâm lý để không hoảng hốt khi tõm xuống nước mà chìm nghỉm.Bạn chuẩn bị phao cứu sinh thì khả năng sống sót của bạn sẽ cao hơn phải ko?

      Tôi quay lại vấn đề TQ tấn công Vn, thời điểm nổ súng hay trong QĐ người ta gọi là giờ "G" đây là vấn đề tuyệt mật, mà chỉ có người chỉ huy và sĩ quan tham mưu mới biết, là trong 1 đêm tối ko biết địch nó nổ súng h nào, ko biết "G" đó là giờ nào. vậy khi giờ "G" đó nổ súng thì có bất ngờ ko?hay bạn "thần' nên biết giơ "G" đó là mấy giờ nên đã chuẩn bị sắn rồi?

      Nói đến đó chắc tôi ko cần giải thích thêm quân ta đã ko bất ngờ trên toàn cuộc chiến chứ?chúng ta đã chuẩn bị tâm lý từ những năm 76, đã cơ động lực lượng, bố trí công sự trận địa từ những năm 77,78 thì Vn ta bất ngờ trước cuộc hiến hả?

      Tôi không muốn comment nhưng thấy bạn lập luận ngây thơ quá khi phản biện lại bác CCB, nên tôi có đôi lời!Mong bạn học bò cho vững rồi hãy chạy cho teo chân!

      Xóa
  28. Khổ thân cho các bác cựu chiến binh, đã vất vả đổ xương máu chống Tàu ở biên giới, bây giờ lại phải múa bút chống bọn rân chủ mượn oai Tầu để phá đất nước.

    Đừng phí công với bọn rận, bác ạ. Bác cứ tin rằng có rất nhiều thanh niên, trung niên thế hệ hiện nay, coi khinh bọn rận, nhưng không buồn lên tiếng - như em chẳng hạn. Bọn rận không lừa được ai đâu.

    Bọn rận càng ngu, càng to mồm, càng ít được phản biện, càng tưởng mình đúng... thì bọn nó càng thất bại. Dậy dỗ bọn nó mà làm gì.

    Chính như em thấy cứ im lặng, cho bọn nó chứng tỏ cái ngu của mình, cũng là cách chống rận tốt.

    Thực ra em AQ thế, chứ lý do chính là em bận quá, và không dám bỏ phí thời gian của mình để chống rận. Có những người ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng như bác Con Bao thật đáng quý.

    Dù sao đi nữa, cũng xin ngả mũ khâm phục những người lính như bác - xứng danh Bộ đội cụ Hồ, cả khi chống Tàu, cũng như khi chống sự ngu dốt hiện nay.

    Trả lờiXóa
  29. Càng yêu nước, càng căm thù Tầu xâm lược, thì càng căm ghét bọn rận.

    Bọn rận lợi dùng lòng yêu nước, giả danh lòng yêu nước, giả danh sự thương phục những người lính hy sinh vì nước.... để mưu cầu mục tiêu cá nhân của bọn nó là chống phá nhà nước.

    Bọn nó chống phá nhà nước thì đã có nhà nước xử lý, nhưng bọn nó chống phá nhà nước theo kiểu kích động chiến tranh giữa Việt Nam với Trung quốc (rồi khi có biến thì bố bảo bọn nó cũng không đăng lính), theo kiểu gây rối, theo kiểu chống Việt Nam gia nhập WTO hay TPP ... thì bọn nó đã gây hại đến những dân thường như em.

    Bọn rận đó xứng đáng bị nguyền rủa.

    Trả lờiXóa
  30. Cách nay chưa lâu, đài truyền hình TP Hồ Chí Minh trình chiếu hàng chục tập phim tư liệu nói về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, trong đó các nhân vật là người trong cuộc (các vị chỉ huy) đã công khai thừa nhận Việt Nam bị bất ngờ vì không thể nào tin được người anh em Khơ me đỏ từng quan hệ khắng khít "môi hở răng lạnh", từng chung vai đấu cật chống Pháp, chống Mỹ lại có thể quay lại đánh ta bằng quân sự dù hai bên đã có hục hặc từ lâu. Chính vì sự không ngờ này dẫn tới công tác chuẩn bị chiến đấu ở các vùng biên giới không tốt nên bọn Pốt đã tràn qua biên giới của ta, giết hại rất nhiều người dân vô tội, có thể gọi là thảm sát (Ba chúc - An giang).

    Cái chuyện bị bất ngờ trong chiến tranh thiết nghĩ không phải chuyện hiếm gặp. Ngay cả quốc gia có nền an ninh quốc phòng hiện đại như Mỹ mà còn bất ngờ bị bọn khủng bố tấn công tòa tháp đôi, gây rúng động toàn thế giới mà chúng ta đều biết. Vấn đề là ở Việt Nam ta bệnh khoái thần thánh hóa con người đã trở thành mãn tính, cái gì cũng nói tốt, nói hay, sự thật về cái xấu, cái dở có hiển hiện ngay trước mắt cũng chỉ làm thinh chứ hiếm khi thừa nhận.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào chú TƯ TRỜI BIỂN:
      Cháu rất biết ơn chú về đóng góp của người lính với chiến tranh biên giới. Còn với những người chưa tham gia thì có lẽ họ không biết trực tiếp cuộc chiến.
      Nhưng cháu chưa rõ quan điểm của chú:
      1. Chủ đề là VIỆT NAM BỊ BẤT NGỜ? (trong cuộc chiến biên giới Trung Quốc) chứ không phải biên giới Tây Nam, cũng không thể lấy ví dụ về vụ khủng bố với một cuộc chiến.
      2. Chú viết: "bởi bất cứ quốc gia nào cũng phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước trong mọi thời điểm, với mọi kẻ thù, đó gọi là công tác quốc phòng, chỉ có công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu không tốt mới dẫn tới bị bất ngờ về thời điểm, chứ có kẻ thù nào tấn công ta lại đi báo trước thời điểm để ta đừng bất ngờ về thời điểm"
      Cháu chưa bàn tới tính lô gic, nhưng cháu tạm hiểu không có chuyện bất ngờ về toàn cục, và bất ngờ về thời điểm là một điều tất yếu. Như vậy chú con bao phải đính chính điều gì?
      3. Cháu không hiểu ý chú là công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu không tốt, nên bị bất ngờ về thời điểm (?) Cháu nghĩ như vậy phải phân biệt một loại bất ngờ nữa, kiểu "trở tay không kịp" (tức là biết rồi mà họ nhanh hơn mình).
      4. Việc dùng Quyền lực Nhà nước di tản đồng bào thiểu số như chú nghĩ không đơn giản chút nào đâu chú ạ. Đồng bào thiểu số họ không có dân trí như mình, họ chỉ tin vào tổ tiên, dân tộc họ là chính thôi. Trong đầu họ cũng ít người biết tới chiến tranh là gì nữa.
      5. "Vấn đề là ở Việt Nam ta bệnh khoái thần thánh hóa con người đã trở thành mãn tính, cái gì cũng nói tốt, nói hay, sự thật về cái xấu, cái dở có hiển hiện ngay trước mắt cũng chỉ làm thinh chứ hiếm khi thừa nhận". Cháu đồng ý với chú quan điểm này, Bệnh này ở VN là nguyên nhân gây ra nghèo nàn lạc hậu.

      Xóa
  31. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 16:44 16 tháng 2, 2014

    Với Bạn con bao,
    Tôi thấy bạn nhìn nhận sự việc rất đúng. Bạn phải nhấn mạnh lần nữa ở comment 14:02 ngày 16.2, "về bị bất ngờ" này. Tôi thống nhất với bạn ta bị bất ngờ ở thời điểm TQ tấn công tức sáng nghày 17.2.1979, chứ không bất ngờ việc họ chuẩn bị đánh ta. Và như tôi nhận định: Ta có bất ngờ về quy mô cuộc tấn công này. Có thể lúc đó lãnh đạo ta không nghĩ họ đánh ta trên toàn biên giới như vậy.
    Ai đó nói ta bị bất ngờ kiểu không biết, không chuẩn bị chuyện TQ sẽ đánh ta, là họ không có con mắt. Vì cô Tiên không chỉ đưa bài viết tổng hợp trên đây mà còn đưa cả ảnh báo Nhân dân ngày thứ năm 15 tháng 2 năm1979, đăng Bị vong lục...đang sờ sờ trên đây. Mời ai đó hãy chịu khó xem cuối trang báo sẽ thấy. Chả lẽ ngày 15.2, ra Bị vong lục mà trước đó và ngày sau đó Bộ Quốc phòng ta không làm gì, không có sự chuẩn bị cho chiến tranh ?
    Nói có chúng cứ thế mà người ta vẫn không nghe, cố tình nói là ta bất ngờ như không chuẩn bị gì hết là chỉ những người không còn trí sáng suốt mới nói tùy thích như vậy, chứ ai có trí não cũng dễ thấy vì rõ ràng quá chứ đâu có khuất tất gì cho cam.

    Trả lờiXóa
  32. Tới bạn Tư Trời Biển
    Vì bạn “trời biển” nên tôi chẳng biết bạn có phải từng là lính chiến thực thụ hay không, riêng tôi từng là lính chiến thực thụ nên tôi trung thực, chẳng phải lăn tăn suy nghĩ để trả lời bạn.
    Bạn ạ, trong lịch sử chiến tranh, hiện tượng bị tấn công bất ngờ không vốn không phải là hy hữu. Năm 1939, năm 1941, khi bị Đức tấn công, Ba Lan và Liên Xô (cũ) đều bị bất ngờ dù hai nước này đã chuẩn bị sẵn sàng trước cuộc tấn công. Năm 1954, khi quân ta tấn công Điện Biên Phủ, De Castries cũng bị bất ngờ dù ông này cũng đã sẵn sàng, thậm chí còn thả truyền đơn thách tướng Giáp tấn công. Chắc chưa bao giờ trong mấy tháng liền bạn chỉ có hàng ngày thay nhau ôm súng ra đứng trong chiến hào sẵn sàng chiến đấu, nên bạn không biết căng thẳng như thế nào đâu. Căng thẳng lắm bạn ạ, căng thẳng rồi có khi trễ ải, thế nên khi pháo địch bắt đầu rót vào trận địa, vẫn có người bị bất ngờ đó. Vấn đề là sau khi bị tấn công bất ngờ, bên bị tấn công sẽ đương đầu như thế nào, sẽ tổ chức phòng ngự, phản công ra sao. Diễn biến chiến cuộc năm 1979 đã cho thấy quân ta tổ chức tốt và đánh thắng, tôi không nhắc lại chắc bạn cũng biết, vậy có nên sa vào tranh cãi bất ngờ hay không bất ngờ? Hơn nữa, đanh bàn về chuyện bất ngờ trong chiến tranh biên giới phía Bắc, bạn lại ngoặc vào chuyện bất ngờ trong chiến tranh biên giới Tây Nam, như thế là thiếu lương thiện bạn ạ.
    Để bác bỏ ý kiến của tôi về tổn thất của nhân dân, bạn dẫn ra ví dụ về chuyện tản cư ở Hà Nội cuối năm 1946 để cho thấy sự kiên quyết của chính quyền. Tôi rất buồn cười về viện dẫn của bạn, vì chứng tỏ bạn rất cảm tính, không suy nghĩ cẩn thận. Dẫn ra ví dụ ấy bạn ngỡ là đắc lý chăng, xin thưa với bạn, Hà Nội là các khu phố, chính quyền có thể tới tận từng gia đình thúc ép tản cư, không đi không được, và trên thực tế nhiều gia đình chỉ tới đi Hà Đông, tới Phùng là ở lại. Ngày 18-12-1972 Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội, oto đến đầu phố đón để đưa đi sơ tán mà vẫn có nhiều gia đình ở lại, nên tới ngày 25-12-1972 Mỹ ném bom phố Khâm Thiên, vẫn có hơn 500 đồng bào ta chết và bị thương. Việc không đi sơ tán là do còn chủ quan, ngại đi xa,… đó là tâm lý có thật đấy bạn ạ. Ở Lạng Sơn, Lào Cao, Lai Châu, Cao Bằng,… nhiều bản làng giáp biên giới chủ yếu ở trên núi cao, rừng rậm, có làng bản đi từ trung tâm xã phải sau 2 - 3 ngày mới đến nơi, chính quyền có kiên quyết thì vẫn khó có thể triệt để. Bạn không ở biên giới trong những tháng trước tháng 2-1979 nên bạn không biết việc tuyên truyền, vận động, có nơi gần như cưỡng bức đi sơ tán vất vả như thế nào, vì thế sau 35 năm đừng ngồi trước bàn phím để vặn vẹo. Chiến tranh có những điều nằm ngoài suy nghĩ của con người, muốn đưa ra ý kiến về nó, cần tìm hiểu kỹ, đừng suy nghĩ một cách cảm tính rồi tưởng là mình sáng suốt.
    Còn chuyện khoái thần thánh hóa con người, tôi không bao giờ vướng bận về điều đó cả, vì trên không gian ảo này, có ai biết tôi là ai đâu. Trong cuộc chiến tranh cách đây 35 năm, chẳng có ai thần thánh hóa cả, chỉ có những con người cụ thể với hành động dũng cảm quên mình vì Tổ quốc là rất thật thôi. Tôi biết là cuối cùng thế nào thì sau khi lập luận, Tư Trời Biển cũng sẽ chĩa mũi dùi vào Nhà nước với “Nhà nước quên dân, Nhà nước bỏ mặc dân, Nhà nước hèn nhát”, nhưng tôi vẫn gửi bạn mấy dòng, để nói rằng đất nước này không hy vọng gì ở một người như bạn. Đừng nói là tôi công thần, vì tôi chỉ là một trong hàng triệu người Việt Nam yêu nước thật lòng, không giả dối, không mượn yêu nước để làm hại đất nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tư tui nghĩ con bao sẽ có khác ở Blog này nhưng đã có chút thất vọng vì bạn cũng khoái qui chụp, tư tui chưa hề nói đã bị bạn qui chụp rằng Tư tui sẽ chỉa mũi dùi vào Nhà nước với "Nhà nước quên dân, Nhà nước bỏ mặc dân, Nhà nước hèn nhát", bạn đã biết Tư tui ngoài đời thật như thế nào chưa mà dám khẳng định đất nước này không hy vọng gì ở một người như Tư tui ? Và, đất nước không hy vọng vào Tư tui để đặt hết hy vọng vào người như bạn ? Tư tui phải phì cười khi ở trên bạn nói "trên không gian ảo này, có ai biết tôi là ai đâu." chắc vì vậy mà ở dưới bạn mới quảng cáo "....tôi chỉ là một trong hàng triệu người Việt Nam yêu nước thật lòng, không giả dối, không mượn yêu nước để làm hại đất nước.".

      Tư tui thừa hiểu không thể có 100% người dân chấp hành lệnh tản cư được, nhưng nếu có lệnh tản cư thì đa số người dân đã di tản, chỉ một thiểu số trốn ở lại nên có bị giặc giết hại cũng chỉ là một số ít chứ không nhiều như thực tế đã diễn ra ở biên giới Tây Nam năm 1978, để rồi lập lại ở biên giới phía Bắc năm 1979. Lấy chính cái ví dụ của bạn, nếu không có lệnh tản cư thì người dân ở phố Khâm Thiên chắc chắn không chỉ thiệt mạng có 500 người dưới trận mưa bom của Mỹ.

      Về chuyện bất ngờ, nếu bạn diễn giải như hôm nay (Đức bất ngờ tấn công Ba Lan, Liên xô....ta bất ngờ tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ) chứ đừng diễn giải nào là không bất ngờ khâu chuẩn bị, nào là bất ngờ về thời điểm thì Tư tui đã không có ý kiến gì. Chuyện tôi viện dẫn chiến tranh biên giới Tây Nam cũng không có gì là không lương thiện bởi đó là 1 bài độc lập, Tư tui viết nhằm mục đích cho thấy ta cũng bị bất ngờ trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, bài này không nằm trong bài tôi gởi cho bạn nên chẳng có chuyện rẽ hay ngoặc gì với bạn cả, chỉ là do bạn "nhạy cảm" quá thôi.

      Xóa
    2. Nói thêm với bạn con bao : từ hồi chưa có entry này Tư tui đã có nói Tư tui là lính chiến ở K. Dĩ nhiên tên thật của Tư tui không phải Tư Trời Biển, cũng như con bao làm gì tên thật là con bao phải không ? Là lính chiến chung thời nhưng nghe bạn nói, Tư tui thấy lúc ấy Tư tui và đồng đội trong này chậm tiến hơn bạn ngoài đó rồi. Tư tui do "bị" ông già lo xa, trước 1975 ổng chạy giảm tuổi cho thằng con trai 1 khỏi bị quân dịch, ai dè sau 1975 bị dính nghĩa vụ quân sự, vô ngay thời điểm xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam. Kể vậy để bạn thấy Tư tui lớn hơn đồng đội nhập ngũ chung đợt tới mấy tuổi. Ôi ! Tụi nó ! Những gã trai 18, 19 tuổi đặc sệt nông dân, ngày chia tay ở huyện đội còn ôm chặt lấy Má khóc tu tu như con trẻ không muốn rời, Tư tui dám chắc trong 100 thằng thì có 80 thằng ngoài thửa ruộng, cây lúa, cây cải, con trâu.... ra còn chẳng biết gì khác, loa truyền thanh phát ong ỏng về Đảng, Tổ quốc, lòng yêu nước, sự dũng cảm....nhưng chúng như vịt nghe sấm, chúng chỉ biết không đi nghĩa vụ thì ba, má bị bắt lên Xã "lao động XHCN", chị bị đuổi dạy học, em bị không chứng hồ sơ xin đi học... là cả nhà điêu đứng nên phải đi. Hai chục thằng còn lại thì khôn hơn nhờ được đi học, trong đó có khoản chừng 5 thằng là đặc biệt xông xáo, tích cực vì là Đoàn viên thanh niên CS, mấy thằng này phát biểu cực hay, nào lý tưởng CSCN, nào lý tưởng thanh niên thế hệ HCM, nào quyết tử cho tổ quốc quyết sinh...v..v... chúng gào thét tới khản cả cổ.

      Sau non 3 tháng quân trường (non là gì tình hình chiến trường quá cấp bách, phải rút ngắn thời gian huấn luyện) chúng tôi được đưa lên những chiếc xe khách liên tỉnh để hành quân qua đất K. Sau khi yên vị, điểm danh đầy đủ thì những tấm sáo cửa xe được lệnh kéo hết xuống cột chặt lại, từ đó sẽ áp dụng kỷ luật chiến trường, ai có ý định trốn chạy về tuyến sau (tức có ý định nhảy khỏi xe để trốn) sẽ bị bắn bỏ. Thằng này nhìn thằng kia mặt mày ngơ ngác, sợ hãi. Tới cửa khẩu thì đã chiều muộn, từ bên kia biên giới một đoàn xe nhà binh chạy ngược về Việt Nam, khi 2 xe chầm chậm bò ngang qua nhau, tụi tui ghé mắt vô mấy cái lổ thủng của tấm sáo nhìn qua, thằng này hỏi thằng kia ủa xe đó chở gì mà chất đống từng khúc, từng khúc trong bọc ni lông cột lại giống đòn bánh tét quê mình quá vậy ? Tới chừng cái mùi hôi theo gió luồn qua và không biết ai đó nói xì xầm, tụi tui mới biết đó là đoàn xe chở xác người (lúc này còn chưa biết tên gọi là tử sĩ) từ bên K về quê mẹ chôn cất. Trời ơi, thằng nào thằng nấy ngồi im như phỗng, thẫn thờ, có thằng không kềm được bật khóc, tụi tui nhìn trâng trối qua bên kia biên giới, nơi đoàn xe chở đầy xác chạy về, cũng là nơi tụi tui đang tới đó trong đêm nay hoặc sáng mai thôi....

      Đó ! Lính chiến tụi tui trong đây ngày đầu tiên ra mặt trận là vậy đó, chứ hiếm có thằng nào suy nghĩ cao siêu được như bạn : "Trong cuộc chiến tranh cách đây 35 năm, chẳng có ai thần thánh hóa cả, chỉ có những con người cụ thể với hành động dũng cảm quên mình vì Tổ quốc là rất thật thôi."!

      Xóa
    3. Đính chính : "non là gì.." sửa lại thành "non là vì..."

      Xóa
    4. Hay quá bác, tiếp đi nào, bác cứ kể đúng tâm trạng thật của lính đi, đừng nho nhe thành thánh thành thần như cựu chiến binh giả - dư luận viên thật, cựu chiến binh giả mà gặp cựu chiến binh thật là lủi mất tăm ngay, như sáng nay ở bờ Hồ đấy.

      Xóa
  33. @ CON BAO:
    Tôi và ông cúng thống nhất quan điểm: Ta bị bất ngờ! Mức độ bất ngờ thế nào thì phải nhìn vào thiệt hại! OK?
    Tôi chưa bao giờ quên hay phỉ báng sự hy sinh của những người cầm súng bảo vệ tổ quốc! Nếu biết chữ xin hãy đọc và chỉ ra nếu tôi có như vậy! OK?
    Tầm nhìn của tôi tuy chưa vượt qua cái mũi nhưng cũng đã nếm trải mưa nắng ở châu Mỹ Latin, châu Phi... để mong muốn kiếm ngoại tệ về cho tổ quốc.
    Tất cả những điều tôi viết lúc 13:26 nếu có gì làm ông giận thì tôi xin lỗi, tôi không cố ý. Quan trọng là tôi muốn nhìn thật vào vấn đề để rút ra bài học:
    - Chúng ta bị bất ngờ.
    - Chúng ta để thất thủ Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn..
    - Quân địa phương VN giáng trả mạnh mẽ và gây thiệt hại nặng cho TQ.
    - TQ rút quân khi chúng ta còn chưa kịp đưa quân chính quy tới.
    - TQ chỉ sử dụng lục quân, không dùng hải quân, không quân, tên lửa chiến thuật... và không kéo thẳng quân xuống HN cách Lạng Sơn hơn 100km.
    ....
    Sau bài học với VN về chiến tranh, quân đội TQ đã cải cách mạnh mẽ, họ đã trở thành cường quốc quân sự rồi. Đừng tự sướng và ảo tưởng kiểu AQ nữa các ông ạ!
    Thôi thì cứ nhận ta yếu, ta bất ngờ, quân đội ta còn lạc hậu so với khu vực chứ chưa nói trên thế giới. Ta chưa làm nổi súng cá nhân của chính chúng ta chứ chưa nói đến máy bay, tàu chiến.
    Ta nghèo, ta yếu... đó là thực tế chứ không phải hùng mạnh như trong SGK. Muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh.. thì phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, cải cách chính trị, và vào sự cố gắng của các thế hệ kế tiếp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ CON BAO:
      Các ông luôn chụp mũ những người khác quan điểm là chống phá nhà nước. Nhưng các ông bưng bô thái quá thì cũng chính là phá hoại nhanh hơn đấy. Những ý kiến thẳng thắn mới là sự giúp đỡ. Quân đội bây giờ chắc chắn không giống thời các ông, ngay cả các tân binh vừa nhập ngũ cũng biết hối lộ sỹ quan chỉ huy để được hưởng ưu đãi này nọ. Các cơ quan trong quân đội gần như có luật riêng không bị ảnh hưởng bởi hệ thông luật pháp dân sự, nên sự thao túng, cài cắm con ông cháu cha, hối lộ xin việc... là có thật và phổ biến.
      Ông nói về sự giúp đỡ gì đối với Trường Sa? Xin lỗi, cả đất nước này đều làm, mỗi người 1 cách chứ không chỉ các ông. Ông có biết chương trình "Góp đá cho Trường Sa" bắt đầu từ đâu không? Ông có biết tổng đài 1407, 1408 để làm gì không? Ông có biết các diễn đàn như Otofun, NoU,... mới chính là những nơi hưởng ứng nhiều nhất không?
      Cái bọn xu nịnh, suốt ngày tung hô, tự sướng mới chính là những kẻ đẩy đất nước xuống bờ vực. Tin hay không thì tùy ông!

      Xóa
    2. Phải sản xuất được vũ khí, chứ cứ đi nhập của Nga thế này thì chỉ có thằng Nga sướng thôi. Nó vừa bán cho V.N và vừa bán cho T.Q nữa. Nhỡ về sau Putin không là tổng thống mà 1 người khác lên thay, lúc đó ta bấu víu ai? Trang thiết bị đều của Nga-ngố nhưng nhỡ họ bắt tay với TQ thì sao? Theo em có lẽ nên làm giống người Nhật, người Hàn Quốc...(Tiếc là hệ thống chính trị của mình khác họ...)

      Xóa
    3. Mày bị điên hay sao nhỉ?

      Mày đọc lại lịch sử đi, chiến tranh biên giới 79 mà không có quân chính quy thì làm sao ngăn được Trung Quốc.

      Sư 3, Sư 316, sư 327.... không là quân chính quy thì là cái gì.

      Ngu như bò. Mày bị tẩy não bởi bọn rận rồi, không bao giờ biết dùng đầu của mình để suy nghĩ độc lập nữa.

      Vấn đề là phải nhìn đúng sự thật, chứ cứ kiểu bị tẩy não như bọn rận bọn mày thì không thuyết phục được ai đâu, con chó ạ.

      Tao thấy mày vỗ ngực Tây, Tầu, không hiểu kiến thức đến đâu, đi được bao nhiêu nước, bằng cấp thế nào... mày thử trưng ra xem tao với mày ai hơn mà mày giở cái giọng vỗ ngực đấy ra để tranh luận.

      Vì hương hồn các liệt sĩ mà hôm nay phải chửi bới bọn rận.

      Vinh quang thuộc về những chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc.

      Xóa
    4. Minh Vtel
      Rốt cuộc thì qua cái chữ "bưng bô" là bạn đã lộ rõ nguyên hình bạn là ai rồi. Ở trên bạn có xin lỗi tôi, tôi ngỡ bạn là người đàng hoàng, hóa ra cũng rứa cả. Bạn kể bạn đã mần việc tận châu Phi, châu Mỹ Latin gì đó để kiếm ngoại tệ cho Tổ quốc, tôi rất cảm phục, nhưng chắc chắn là trước khi sang châu Phi, châu Mỹ Latin bạn đã phải hỏi cơ quan xem lương của bạn bao nhiêu, phụ cấp xa nhà thế nào, trợ cấp khu vực khó khăn ra sao,... Tức là Tổ quốc chỉ đứng thứ hai thôi, nên đừng mang Tổ quốc ra làm bình phong. Thật tiếc là đã phí lời để trao đổi với bạn.

      Xóa
    5. Gửi Nặc danh đã viết "Phải sản xuất được vũ khí..."
      Cuộc chơi trong thế giới toàn cầu hóa là vậy. Đến Mỹ còn phải cho nhập linh kiện Trung Quốc để lắp ráp cho máy bay F35 hiện đại cơ mà. Chế tạo vũ khí đã khó, lập và duy trì dây truyền sản xuất còn khó khăn hơn, vì thế mua sắm vũ khí từ nước ngoài là chuyện bình thường của các nước trên thế giới. Mà mua cũng có điều kiện, chứ có phải như mua quần áo may sẵn đâu, nên không phải nước nào cùng mua một vũ khí cũng sẽ có tính năng như nhau, mà thường được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu. Nhưng mà thôi, tôi không bàn về chuyện này nữa, vì mấy ngày này tôi dành cho đồng đội của tôi đã hy sinh. Vả lại, rốt cuộc thì bạn cũng lại truy nguyên về "hệ thống chính trị" thì có nói gì cũng bằng thừa.

      Xóa
    6. Ha ha, cái chính không bắt bẻ, bắt bẻ câu chữ. Đúng là có mấy sư đoàn tại chỗ nhưng gần như làm kinh tế hoặc tân binh, coi như quân địa phương dù họ là chính quy. Các quân đoàn chủ lực đã kịp tham chiến đâu. Có ngon tìm cái sai trong bình luận của tôi đi! Còn việc chắc chắn rằng là tôi hỏi lương, phụ cấp thế nào thì ông quả là trẻ con và vụn vặt.

      Xóa
    7. @con bao17:54 Ngày 16 tháng 02 năm 2014
      Họ nhập của TQ không có nghĩa là họ không sản xuất được..

      Xóa
    8. Ah thằng Minh VTel có phải làm ở Vietel Global không mày? Là bộ đội mà mày nói như rận thế hả? HÓa ra mày đi nước ngoài cũng theo diện Vietel cử đi thôi.

      Tao cứ tưởng mày giòi giang ăn học ở nước ngoài (giống tao, hê hê) mà thành rận thì thật khó hiểu.

      Hóa ra mày ngu còn thích vỗ ngực.

      Chủ lực QK1/2 chiến suốt từ ngày đầu tiên đấy thôi (f3, 316, 345, 346...).

      Còn các quân đoàn chủ lực thì di động liên tục, là lực lượng dự trữ.

      Mày không hiểu gì về chiến tranh nhân dân ở Việt Nam à? Thế trận phòng thủ là gì không? Tuyến phòng ngự là gì không? Lúc éo nào cũng phải phòng ngự ai ngay sát biên giới à? Mày biết bọn Tàu đã vượt được qua biên giới bao nhiêu km không? TSB mày ngu quá.

      Bình thường tao rất hiền, nhưng vào tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, chửi mày cũng như là một nghĩa vụ của tao thôi. Cũng tốt cho mày thôi.

      Bảo anh Xuân, anh Hùng rèn lại lính đi.

      Mày có dám nói tên mày không, tao gửi thẳng cho anh Xuân.

      Xóa
    9. @ Việt:
      Riêng cậu tôi không thèm chấp, cậu với Nặc danh17:53 Ngày 16 tháng 02 năm 2014 là một. Văn hóa, văn phong thì thấp mà khoe khoang. Cậu đừng lôi cái sự học ra kẻo người ta cười thối mũi. Riêng tôi, tôi không chấp những kẻ ăn nói như cậu. Còn QK1/2 chưa thể xem là bộ đội chủ lực theo cách định nghĩa mới nhất!

      Xóa
    10. Tao chẳng bao giờ văn hoá với những thằng rận. 6 sư đoàn chủ lực đóng dọc biên giới và đã tahm chiến năm 79 đấy. Mày chắc nhãi ranh mới ra trường vài năm hả. Qua những gì mày nói là tao có thể truy ra mày là ai ở Vietel đấy.

      Mày cãi cùn vừa thôi. Kinh tởm bọn rận.

      Xóa
    11. @ Việt
      Cậu là gì mà truy ra tôi? Cậu đừng làm tôi sợ. Đừng dọa tôi như dọa trẻ con thế. Bây giờ là thế kỷ 21 rồi, có giống Bắc Triều Tiên đâu mà tôi lại sợ? Nơi tôi làm việc không giống các đơn vị quân đội khác đâu, không có chuyện hối lộ, mua chức, bòn rút ngân sách, gửi gắm con ông cháu cha.... Ở đây chỉ có năng lực và trí tuệ mới tồn tại được thôi.

      Xóa
    12. Tôi là bạn của Nguyễn Mạnh Hùng Bắc Giang đấy. Ông ở Viettel thật à....có cần tôi đọc tên họ thật ra không !?

      Xóa
    13. Cãi nhau làm gì, ông Minh đổi câu :"TQ rút quân khi chúng ta còn chưa kịp đưa quân chính quy tới". thành: => TQ rút quân khi chúng ta còn chưa kịp đưa 1 quân đoàn chủ lực nào tới. Vậy thôi mà cũng móc nhau. Cách nghĩ của Minh cũng đáng suy nghẫm thật đó.

      Xóa
    14. @Nặc danh17:49 Ngày 16 tháng 02 năm 2014: Chuyện đó thì ai không biết. Nghiên cứu chế tạo vũ khí rất tốn kém, và cần rất nhiều chuyên gia làm việc nhiều năm đòi hỏi đầu tư, nhiều khi tạo ra cơ hội cho người phê bình chẳng hạn như vụ thử máy bay tự động cũng có người dân chủ chê trách là làm cái nước khác đã làm. Mà nhiều khi làm xong còn đắt đỏ hơn đi mua của nước khác, chẳng hạn như nước Úc bỏ tiền bạc làm tàu ngầm mà đợt đầu sản xuất quá đắt và dở không thể so sánh với tàu mua của Mỹ hoặc Nga. Việt Nam bây giờ đang nỗ lực đóng tàu theo mẫu mua của Nga hoặc điều chế sản phẩm địa phương dùng trong máy bay và tàu chiến. Đó là bước đầu cần thiết và có thể dẫn tới sản xuất vũ khí riêng, nếu nhân tài và ngân sách khoa học và quân sự cho phép.

      Xóa
    15. Ông Việt có cái giọng của kiêu binh. Chắc là lái xe của sếp nào đấy trong quân đội? Bọn này lái xe biển đỏ không coi ai ra gì, coi thường luật giao thông, coi thường an toàn của người khác!

      Xóa
  34. Tôi, sinh ra ở Hà Nội, nhập ngũ 1979...nói luân cho mấy đứa cố cãi nhăng cuội như thế này : Chúng ta không muốn chiến tranh....nhưng nếu cần Bảo vệ Tổ Quốc thiêng liêng của ngàn đời Ông, Cha....chúng ta sẵn sàng ôm cây súng.... dù chúng tôi thích cầm bút hơn.
    Bây giờ mà ngồi bới lông tìm vết...toàn hủ nho.....câm đi !

    Trả lờiXóa
  35. Cảm ơn chị chủ nhà, cảm ơn các bác Cựu Chiến binh, bác bsthang và đặc biệt là bác con bao đã thông tin chi tiết và sự thật về cuộc chiến này!
    Độc bài, đọc báo Quân đội ngày 15/2/79 và ý kiến các bác, người bình thường hẳn phải hiểu đâu là sự thật.

    Chứ như mấy ông nhà báo "cấp tiến" thì chỉ thích chạy theo mấy ông cờ vàng để phê phán chính quyền, gây nhiễu loạn xã hội để các ông ấy nhay về cắm cờ vàng trên Ba Đình thôi!

    Trả lờiXóa
  36. Phường Điện Biênlúc 18:16 16 tháng 2, 2014

    Có hay không hai chữ: Bất ngờ!
    Nghìn năm Bắc thuộc có mơ, có màng?
    Hãy sờ lịch sử, sang trang.
    Để rồi mới biết mình sang hay hèn.
    Để rồi một dân tộc "quèn".
    Nước non vẫn giữ: Vững bền Việt Nam.
    Như vầy, nước nhỏ phải làm.
    Giữ nguyên bờ cõi, Bắc Nam phòng chờ.
    Các chú tranh luận ưỡm ờ.
    Hãy nghe cho rõ anh hờ mấy câu:
    "An nam chớ vội làm giàu.
    Thằng tây nó cút, thằng tàu nó sang"
    Câu này các chú mơ màng,
    Anh nói thật nhé: Trước trang ngụy nhào.
    Kẻ thù Trung Quốc đã sao.
    Bất ngờ! Có lẽ tào phào "rận chu".
    Vài thằng giả điếc, mắt mù.
    Nhân danh chí sỹ mà ngu tối ngày.
    ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Copy câu này ở trên tặng lão PĐB này:
      'Cái bọn xu nịnh, suốt ngày tung hô, tự sướng mới chính là những kẻ đẩy đất nước xuống bờ vực.
      Ta nghèo, ta yếu... đó là thực tế chứ không phải hùng mạnh như trong SGK. Muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh.. thì phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, cải cách chính trị, và vào sự cố gắng của các thế hệ kế tiếp!"

      Xóa
    2. Ai nói ta hùng mạnh hay ai tung hô ai ở đây hả cu tèo?
      Ở entry này mọi người đang nói ra cái sự thật ngày 17/2/79.
      Có sao nói vậy thôi.
      Mấy em rận cứ thích theo bọn cờ vàng bóp méo lịch sử là sao thế, cu tèo?

      Xóa
    3. Chẳng mấy khi tôi commnet vào các tranh như thế này. Hôm nay thấy ngứa mắt ngứa tay thì comment vài cái chơi, chỉ cần vài cái thôi là tôi đã rút ra được kinh nghiệm: Cứ thấy vị nào thoang thoảng bốc mùi thì cứ chọc chọc vài cái là các vị nhảy dựng lên ngay và lộ rõ nguyên hình!

      Xóa
    4. Em của anh ơi, anh trích dẫn mà, thấy chột dạ à? Sao cứ phải quy chụp cờ vàng cờ đỏ méo mó lịch sử gì ở đây? Mà cờ vàng còn do người Việt nghĩ ra tờ thời vua Thành Thái và không đụng hàng với ai hết, còn cờ đỏ mô phỏng lá cờ Phúc Kiến bên TQ năm 1933 kìa.

      Xóa
    5. Mà anh tặng lão PĐB và khen lão chứ có nói gì lão đâu mà em hốt hoảng giống đĩa gặp vôi như thế?

      Xóa
    6. Hoc sinh mẫu giáo vùng caolúc 19:46 16 tháng 2, 2014

      Thấp lắm ớ dạng cu tèo!
      Ổng Phường ổng chửi bố tèo nghe chưa?
      "Bất ngờ" Tư bón rằng thưa.
      Thôi đi bón tứ, liệu chưa thấy mùi?

      Xóa
    7. Phường Điện Biênlúc 19:54 16 tháng 2, 2014

      Trò hay! Xẽ diễn chủ: Diện,A?
      Thay vì tập tạ, rông ruổi già.
      Để xem chúng nó dân "tập sự".
      "Đổi màu" ngay giữa quê hương nhà.

      Xưa nay truyền miệng chuyện con ma.
      Nó dài , nó ngắn, khóc cười là.
      Xuân sáng đích thân mục sở thị.
      E hèm! Vài đứa có phải ma?

      Đứng đầu "dài" nhất "chú "Quang A.
      Hai tay chắp vái xin cụ nhà.
      Mong cho Trung, Việt đánh nhau mạnh.
      Để cho "dâm chủ" chính chuyên mà.

      Tiếp theo trên dưới đúng hơn hàng.
      Đạo diễn: Tập rồi vẫn chó hoang.
      Đứa thì đội mũ, gái ôm bạn.
      Trai già giữ chặt: sợ chim hoang.

      Khăn đỏ, chữ vàng trên trán mang.
      Ghi công Liệt Sỹ xếp thành hàng.
      Chắp tay vái lạy, nơi không lạy.
      Có đáng buồn không, một nén nhang?

      Mục têu "Dâm rận" thật bẽ bàng.
      Yêu gì Đất nước đám lang thang.
      Hôm nay tận mắt xem ma diễn.
      Mới thấy dân làng đúng: Ma điên.

      Xóa
    8. Hoc sinh mẫu giáo vùng caolúc 19:56 16 tháng 2, 2014

      Con nơi xa! Kính gửi Phường.
      Chắc là quá mệt, chẳng đảm đương.
      "Thâm nho" họ biết đâu cần chửi.
      Vốn dĩ: Ăn tàn cuối đời nương.

      Xóa
    9. Phường Điện Biênlúc 19:57 16 tháng 2, 2014

      iên sư" thằng này! Mày bảo phường?
      Chị huê, Chu hảo, Diện ẩm ương.
      Quang a rỗ mặt cùng phường bố?
      Xuân Nguyên tóc bạc nịnh Chi rồ.

      Xóa
    10. Hoc sinh mẫu giáo vùng caolúc 20:13 16 tháng 2, 2014

      Như vậy chẳng xem ông bảo rồ.
      Giáo Rư, thiến sỹ bày đặt "cô"?
      Không ăn đạp đổ cho bằng được.
      Ngu đần, dốt nát tỉnh thấy: Mồ.

      Xóa
    11. Ô, lão PĐB suốt ngày thơ tha thơ thẩn. Lão và con cháu lão đã cống hiến gì cho đất nước như Quang A, Chu Hảo, Huệ Chi... hay chỉ là phường bòn rút tiền thuế xương máu của nhân dân? Lão có bao giờ dám đương đầu chống lại cái sai của chính quyền chưa hay chỉ biết gật gù và xu nịnh thôi?

      Xóa
    12. Phường Điện Biênlúc 20:32 16 tháng 2, 2014

      "Không ăn đạp đổ cho bằng được.
      Ngu đần, dốt nát tỉnh thấy: Mồ."
      Thằng ăn: Nó đứng chỗ không ngờ.
      Quyết toán, ngân rải nó đang chờ.
      Nó mong thiến sỷ, ráo sư rận.
      Bán cả nước non, miễn không hờ.

      Xóa
    13. Ke ke! Cu Tèo "trích dẫn" cài gì mà em anh tèo phải "chột dạ" ấy nhẻ?
      Trình như ku thì trích dc cái gì kia chứ?
      Muốn bít Quang A, Chu Hảo Huệ Chi làm gì mà dân chúng mắng cho sáng nay ko?

      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/02/video-cac-cuu-chien-binh-vach-mat-lu.html

      Xóa
    14. Phường Điện Biênlúc 21:08 16 tháng 2, 2014

      Phân tích:
      Cứ bảo quang A với Diện rồ.
      Phó viện I, ASDS liệu có to.
      Chỉ sau Thủ tướng, quyền đang mạnh.
      "Tản dái" đi rồi nó mới "ho"?
      (còn Diện..)

      Xóa
    15. Phường Điện Biênlúc 21:24 16 tháng 2, 2014

      Thằng Diện tiến sỹ: bởi "câu hò".
      Ca trù bảo vệ nghĩ là to.
      Biết gì Hán Nôm nên nước dạy.
      Văn bài lẫn lộn cuốc với cò.

      Hãy về Tiên Lãng với mặt mo.
      Tiền chặn dân cò liệu có no.
      Văn Giang vẫn đợi, quần đùi thánh.
      Xương người, xương vật hỏi lão "đồ".

      Xóa
    16. Phường Điện Biênlúc 21:47 16 tháng 2, 2014

      Câu đối đầu xuân Cụ Chánh rằng:
      Chiểu theo ý nguyện Thằng Diện hăng.
      Chánh tỏ: Có phải mày tên Diện?
      Mày đến với ông được chữ hèn.

      Cả đời con nhé trước sau điên.
      Hãy xem bói quả dữ hay hiền.
      Quẻ rằng: dốt nát, âu lo, hận.
      Nên tính lai đi, Hố xí thiền.

      Bố thí: "Xuân Diện, xuân sang, xuân tóc đỏ.
      Lợn sề, lợn nái, lợn tai xanh"

      Xóa
    17. Hoc sinh mẫu giáo vùng caolúc 22:01 16 tháng 2, 2014

      "Xuân Diện, xuân sang, xuân tóc đỏ.
      Lợn sề, lợn nái, lợn tai xanh"

      Xuân xanh cụ ạ, chẳng phải sang.
      Rượu nhiều, rượu ít cứ mơ màng.
      Hôm nay phởn chí đi xem rận.
      Cụ bà sốt vó thuốc với thang.

      Xóa
    18. Phường Điện Biênlúc 22:17 16 tháng 2, 2014

      Khà, Khà!

      Xóa
    19. Blog có 2 bố con nhà dở hơi à ?

      Xóa
  37. Cảm ơn bác Cựu Chiến binh, bác con bao!
    Kệ mấy ông kia lảm nhảm!
    Quan trọng là mọi người vào đây đọc, như bạn trẻ Ngân Thương đã nói trên kia, là người bình thường thì phải hiểu đâu là sự thật thôi.
    Mấy ông kia đâu có bình thường?

    Trả lờiXóa
  38. Có mấy số liệu này xin chép lại để các bạn xem đối chiếu :
    Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc,Trung Quốc đã sử dụng lực lượng như sau :
    - 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập, tổng cộng 32 sư đoàn.
    - 6 trung đoàn xe tăng
    - 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không.
    Tổng số quân họ huy động vào cuộc chiến tranh xâm lược này khoảng gần 600.000 tên.
    Khí tài hạng nặng gồm có :
    - 550 xe tăng
    - 480 khẩu pháo lớn các loại
    - 1260 súng cối và dàn hỏa tiển
    Chưa kể 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1700 máy bay sẵn sàng trợ chiến phía sau.

    ( Bài : "Thái độ của nhân dân trước lịch sử là rất công bằng và minh bạch" do Nhật Tuấn phỏng vấn nhà văn Hoàng Quốc Hải, trên trang Quechoa ).

    Trả lờiXóa
  39. Tôi yêu Tổ Quốc tôilúc 21:11 16 tháng 2, 2014

    Cảm ơn bác Con bao & bác Cựu chiến binh, nhờ các bác mà thế hệ chúng tôi hiểu được nhiều hơn những hy sinh, mất mát của thế hệ các bác. Tháng 01/79, anh trai thứ 3 của tôi lúc đó đang học lớp 9 đã bỏ học trốn bố mẹ tôi đăng ký đi bộ đội, tôi vẫn còn nhớ lúc đó tôi gần 8 tuổi được chị dâu vợ của anh trai thứ 2 đèo xe đạp đi 6 cay số xuống thị trấn tiễn chân anh tôi, ở chỗ đưa chân bộ đội tôi thấy mọi người ai cũng khóc chị dâu tôi cũng khóc, tôi khi đó chưa hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh nhưng thấy mọi người khóc thì cũng khóc theo, trên đường về chị dâu tôi mua cho mấy khúc mía và dỗ mãi mới nín, mấy năm sau khi lớn lên một chút đi chơi với bọn trẻ con trong làng tôi lúc nào cũng rất hãnh diện vì có 3 anh trai đang ở trong quân ngũ cùng một lúc, một anh ở hải quân vùng 5, một anh ở Tây nguyên, còn anh trai thứ 3 lúc đó làm quân tình nguyện bên Lào. Chúng tôi luôn ghi nhớ và biết ơn thế hệ các bác, các anh đã anh dũng chiến đấu giải phóng đất nước rồi lại vất vã ngăn bước kẻ thù ở biên giới phía Nam, phía Bắc cho Tổ Quốc được bình yên, cho lớp trẻ chúng tôi lúc đó được yên tâm học hành

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu cú ngữ pháp na ná nhau... hi hi...nhưng tên khác nhau...! Hèn thật!

      Xóa
  40. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 05:29 17 tháng 2, 2014

    Xin hỏi bạn Cựu chiến binh & con bao :

    Hôm qua, sau khi gửi comment xong một lúc, trí nhớ tôi báo cho tôi tin cũ :
    Hồi chiến tranh biên giới phía Bác năm 1979, sau khi TQ đánh ta, tôi có nghe thông tin thế này : Trước khi chiến sự nổ ra, bên kia biên giới người TQ làm đường, rồi tập trung quân, nhưng VN không biết. Liên Xô phát hiện được nhờ vệ tinh, đã báo cho VN...Tôi không nhớ được lúc đó nghe ai nói ( ở các buổi báo cáo thời sự, thông tin chính thống hay do cá nhân truyền khẩu ). Nhưng tôi có nghe tin này là nhớ chính xác.
    Hồi đó Liên Xô có vệ tinh do thám, Việt Nam và LX đã ký hiệp định tương trợ nhau về quân sự thì họ cho vệ tinh quan sát biên giới giúp ta là chuyện dễ hiểu, tin được.
    Nếu lúc đầu ta không biết nhưng LX phát hiện báo cho ta, thì ta đã biết trước khi họ tiến đánh ta thời gian cũng sớm chứ không phải sát tới khi chiến sự nổ ra ta mới biết.
    Còn trên thực địa, rõ ràng ta với họ đã có đụng độ nhau với cường độ tăng cao, và họ đã đánh thăm dò trước khi nổ ra đánh lớn. Vậy mà có người cố tình "nhìn nhận", cho rằng ta không biết trước ?

    Trả lờiXóa
  41. Cường Vĩnh Phúclúc 08:39 17 tháng 2, 2014

    Ủa, nhà bác Thép xưng là cựu tù Phú Quốc, chắc là Đảng viên mà lúc ấy chi bộ không họp phổ biến tình hình sao ? Nhà iem khi ấy còn chưa đủ tuổi thành niên, nhưng thấy bố iem họp chi bộ suốt về tình hình cấp bách, đã có "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất" xuất hiện kia mà.

    Câu hỏi của nhà bác, cựu chiến binh thật không giả nhời được đâu, nhà bác Tư đã nói rồi ý, rặt đám thanh niên 18, 19 bị chiến tranh buộc phải ra mặt trận, còn cả khóc lóc chia tay mẹ thì làm gì biết vệ tinh, vệ tiếc, chỉ có cựu chiến binh bàn phím như nhà iem đây mới giả nhời bác được thôi. Theo nhà iem tìm hiểu trên mạng thì tháng 3/1978 VN ký được hiệp ước an ninh với LX nên tự tin lắm, từ đó mới dám cuối năm 1978 xua quân sang "giải phóng" Campuchia và đầu năm 1979 nghênh chiến luôn với TQ. Từ khi VN ký hiệp ước an ninh với LX, TQ tức điên người, đích thân lão lùn Đặng Tiểu Bình đã làm 1 chuyến công du khắp các nước từ Đông, sang Tây để vận động chống VN, kết quả ở Châu Á, ngoại trừ Singapore, còn lại tất cả khối ASEAN và cả Nhật Bản, đặc biệt "đồng chí Bắc Triều Tiên" cũng lên án VN xâm lược CPC. Ở bên kia bờ Thái Bình Dương, tuy lão lùn không thuyết phục được Mỹ công khai ủng hộ chuyện lão sẽ "dạy cho VN một bài học" nhưng được Tổng thống Jimmy Carter cam kết chia sẻ thông tin tình báo, dọ thám tình hình hoạt động của các Sư đoàn quân LX ở biên giới phía Bắc của TQ và sẽ can thiệp nếu LX động thủ quá đà. Đạt kết quả ngoại giao như thế, sau khi kết thúc chuyến công du chưa tới nửa tháng lão lùn đã hạ lệnh tấn công VN.

    Hẳn nhiên với tình hình như thế thì vệ tinh của LX, của Mỹ và của những nước khác đã phải tập trung vào cuộc chiến. Để bảo vệ đàn em VN, LX đã cấp tốc viện trợ một khối lượng vũ khí khổng lồ, trong đó có cả 400 tổ hợp hỏa tiễn tên lửa Grad, loại vũ khí đã hủy diệt quân TQ khi họ tiến vào vùng Viễn đông của LX cách 10 năm trước cũng đã được không vận đến VN. Chưa hết, LX còn răn đe TQ bằng những cuộc tập trận qui mô lớn chưa từng có, với sự tham gia của đầy đủ hải, lục, không quân, tại biển Đông, các chiến hạm của LX cũng ra vào như mắc cữi tại Cam Ranh, một quân cảng do Mỹ để lại.

    Rất may là TQ lúc đấy cũng biết sợ uy của LX, về phần mình LX cũng biết sợ lời đe dọa của Mỹ rằng nếu LX tấn công TQ thì Mỹ sẽ tấn công 120 thành phố trọng điểm của LX để trả đũa vì Mỹ không muốn có sự mất cân bằng an ninh quá lớn trên thế giới cho nên TQ vội vã tự rút quân, Tàu khựa thì thâm từ xưa tới nay, chúng biết nếu lần khân không rút sớm, để được hưởng lại sức hủy diệt của 400 quả tên lửa Grad thì nhục mặt tận đáy.

    Đấy, còn chuyện có bất ngờ hay không cứ xem tình hình sẽ rõ. Khi TQ tấn công khắp các tỉnh biên giới phía Bắc thì Thủ tướng và Đại tướng Tổng tham mưu trưởng của VN ta vẫn còn đang bận túi bụi với việc chỉ huy thành lập Chính phủ Campuchia thân Việt bên Phnom Pênh, ái chà ! Hay là các vị bảo thừa biết TQ tấn công nhưng chả thèm chấp nên Thủ tướng và Đại tướng tổng tham mưu trưởng chả thèm có mặt tại Tổng hành dinh?

    Trả lờiXóa
  42. Tôi không định commnet vào đây nữa, nhưng hôm nay là ngày 17-2, tôi comment tiếp để những người lương thiện cùng tôi nhớ về ngày 17-2-1979, nhớ về các đồng đội của tôi đã hy sinh, nhớ về những đồng bào của chúng ta đã ngã xuống dưới họng súng bẩn thỉu của quân xâm lược. Tôi cũng như các bạn, chúng ta ghi xương khắc cốt những tội ác của kẻ thù đã gây ra trên Tổ quốc của chúng ta, nhưng chúng ta cũng cần tỉnh táo làm thế nào để giữ vững chủ quyền của Tổ quốc, để đất nước không bị xâm lược, để con cháu của tôi và của các bạn được sống trong hòa bình. Và cao hơn tất cả, là cần tiếp tục nuôi dưỡng cho chúng ta và hậu thế lòng tự trọng dân tộc, để xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, song cũng sẵn sàng đi lên tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh nếu Tổ quốc bị xâm lược.
    Riêng với những kẻ đang to mồm bới móc, soi mói để chửi bới chế độ, xỉ vả đồng loại, tự cho mình yêu nước hơn người khác, thì tôi xin được bày tỏ sự khinh bỉ, vì chúng không đại diện cho ai cả, chúng chỉ đại diện cho cái xấu, đại diện cho tham vọng đê tiện của chúng mà thôi.
    Vào ngày 18-3, ngày quân Trung Quốc nhục nhã rút khỏi Việt Nam, tôi sẽ trở lại với các bạn, để nhớ về ngày chiến thắng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cường Vĩnh Phúclúc 13:57 17 tháng 2, 2014

      Nhà bác con bao mới là kẻ tự cho mình yêu nước hơn người khác đấy thôi, trên kia nhà bác từng bảo Nhà nước chả hy vọng gì vào những người như bác Tư trời biển đấy, để dành hy vọng cho nhà bác và những người như nhà bác đấy, nhà bác tự mà khinh bỉ bản thân mình nhá. Trên mạng ảo mà cũng có "tham vọng đê tiện" à? Sao từ ngữ của nhà bác nghe quen thế nhỉ? Giống giọng tuyên truyền viên vẫn nghe suốt ý mà.

      Vâng! Rước bác vào trong để gỏ phím soạn bài "diễn văn" ca ngợi sự lãnh đạo "tài tình, sáng suốt" đã đưa tới chiến thắng 18/3 đi nhá. Rước bác....

      Xóa
  43. Tổng hợp trên nhiều phương diện sau cuộc chiến tranh chống Trung Quốc 2/1979, chúng ta có thể tự hào vè ý chí quật cường của QUÂN ĐỘI và NHÂN DÂN ta. Kẻ thù đã phải trả giá quá đắt. May mà có Quân đội, Công an vũ trang và Nhân dân anh hùng và thiện chiến. Còn CHÍNH PHỦ ta, ĐẢNG TA ở thời điểm ấy rõ ràng là chưa đánh giá hết cục diện chiến tranh, tình hình trong nước và trên thế giới. Xin nhắc lại, may mà có Quân đội và Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đánh giá đúng bản chất và trung thực với bản thân là bản chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ!

      Xóa
  44. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 15:46 17 tháng 2, 2014

    Bạn nào quan tâm vấn đề quan hệ giữa VN với TQ sau 30/4/1975 và chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, hảy gõ đọc bài của Nguyễn Thị Mai Hoa ( Theo Văn hóa Nghệ an ) : " Mâu thuẩn, xung đột trong quan hệ Việt-Trung và chiến tranh biên giới tháng hai năm 1979" sẽ rõ.

    Trả lờiXóa
  45. Chỉ có điều hổi 1979 truyền thông quá lạc hậu nên thông tin không đến được tới người dân. thôi...

    Trả lờiXóa
  46. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 20:15 17 tháng 2, 2014

    Riêng với bạn Cường Vĩnh Phúc :
    Bạn nói trong comment sau tôi hỏi bạn CCB và con bao, bạn nói năm 1979 bạn chưa đủ tuổi thành niên. Vậy bạn nhỏ hơn tôi cỡ hơn 20 tuổi, tôi nay 74 rồi đây.
    Với tuổi trẻ sống trong hòa bình, bạn có điều kiện học hành một lèo cho tới đích rồi mới đi làm ? ( Tôi trước đây học hành chưa tới nơi tới đích vì phải đi kháng chiến. Sau giải phóng về học thêm hơi chắp vá, nhưng cũng tạm đủ để làm việc). Tuổi trẻ đầu óc còn minh mẫn sáng suốt, mắt tinh hơn người già, bạn cố đọc cho kỹ những ý kiến người ta rồi hãy nói nhé. Tôi viết thế này : " ( ở các buổi báo cáo thời sự...".Tôi không nói rõ là cho nội bộ vì đâu cần nói rõ ở đây). Nhưng nếu là người hiểu biết bạn sẽ nhận ra ý còn chưa nói của tôi. Lúc đó, và ngay bây giờ báo cáo thời sự vẫn là cho nội bộ, tùy đối tượng nghe mà có nội dung truyền đạt mức độ có khác. Đọc chứ không nên xem. Đọc là xem có phân tích cân nhắc, suy luận, phản biện nếu cần. Xem là lướt qua không đi sâu nghiên cứu kỹ...
    Vậy nhé, trẻ nên tập làm việc có chất lượng, bạn ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cường Vĩnh Phúclúc 22:37 17 tháng 2, 2014

      Vâng, nhà iem thì lại cứ phải minh bạch mới hiểu ạ, chứ thò thụt, lấp ló nhà iem không quen, chậm hiểu lắm, mới lại nhà iem không phải Đảng viên để biết những chuyện bí mật với mật bí gì đấy, quan bác thông cảm ạ.

      Nhưng có 1 điều là nhà iem sẽ không bao giờ thèm theo lời răn dạy của quan bác, bởi nhẽ quan bác chả có trung thực gì, vụ hung thần 7 Nhu quan bác nói láo trắng trợn ra đấy, trời biết quan bác 74 hay 47 tuổi, bác ợ.

      Xóa
  47. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 07:38 18 tháng 2, 2014

    Thì ra giọng điệu Cướng Vĩnh Phúc là của cái người mà tôi không muốn tranh cãi. Hai người này là một.Vậy nay cũng bái bai luôn. Vì bạn chả lắng nghe ai cả. Chấm dứt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cường Vĩnh Phúclúc 16:06 18 tháng 2, 2014

      Đến là hay! Nay cả trốn chạy cũng rặn ra được lý do, lý trấu, đúng là tuyên truyền viên có khác, mà sao cụ Thép chia tay, chia chân gì lâu thế nhễ? Thơ thẩn chia tay với giã từ đã vài lượt rồi mà còn luyến tiếc mấy "cô tiên" hay sao vẫn còn lởn vỡn thế?

      Xóa
  48. Các dư luận viên cho tớ hỏi về cuộc chiến biên giới năm 1979 dư luận trách chính quyền "công tác tình báo kém cỏi, .... không có sự chuẩn bị tác chiến,..... để mặc cho quân Trung Quốc tàn phá đất nước....." ở chỗ nào? Hay là tự tưởng tượng ra rồi chửi nhau với không khí?

    Trả lờiXóa