Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Chiến tranh Việt- Trung 1979 qua ống kính nhà làm phim Đức


 Peter Scholl-Latour

Mời Xem phim: 



Đây là bộ phim tài liệu đầu tiên về Chiến tranh Biên giới Việt- Trung 1979 do một nhà làm phim nước ngoài thực hiện ngay sau cuộc chiến. Tác giả cuốn phim là nhà làm phim tài liệu nổi tiếng người Đức Peter Scholl-Latour- người đã từng làm nhiều phim tài liệu về chiến tranh tại Việt Nam và các nước Đông Dương. Chính vì vậy, ông được gặp gỡ, phỏng vấn với Thủ tướng Phạm Văn Đồng; được đi lại tự do cả trên đất Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia và Lào, tiếp cận với nhiều địa điểm nhạy cảm, kể cả nhà tù tại Trung Quốc- nơi giam giữ những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo nhận xét của chúng tôi, cuốn phim tài liệu này phản ánh khá khách quan trung thực về cuộc chiến. Điều khiến chúng tôi cảm thấy thích thú là trong cuốn phim này có đoạn tác giả gặp những tù binh- chiến sỹ QĐND Việt Nam- những người lính Cụ Hồ khi họ vẫn đang bị giam giữ với sự canh phòng cẩn mật của phía Trung Quốc nhưng những người lính Cụ Hồ này vẫn vỗ tay rất to và hát vang bài hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui Đại thắng"!

Đôi nét về tác giả
Peter Scholl-Latour (sinh ngày 9 tháng 3 năm 1924, tại Bochum, Đức). Ông là một nhà báo quốc tịch Pháp - Đức.
Trong năm 1945 và 1946 Scholl-Latour tình nguyện ra nhập lính Lê Dương của Pháp một thành viên trong Commando Parachutiste Ponchardier (đơn vị lính nhảy dù Pháp), ông nằm trong số những người lính nhảy dù xuống Hải Phòng năm 1946.
Sau khi lấy bằng thạc sĩ tại Institut d'Etudes Politiques de Paris và hoàn thành nghiên cứu tiến sĩ của mình tại trường đại học Sorbonne, ông trở thành bậc thầy trong nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo tại Đại học Saint Joseph của Beirut. Kể từ năm 1950, ông chuyển sang nghề báo, ông giành nhiều thời gian làm phóng viên ở Châu Phi và Đông Dương, là một người quản lý phòng thu tại Paris, là giám đốc truyền hình của WDR, và biên tập chính của Stern.

Năm 1973, ông và nhóm của ông đã bị phía quân Giải phóng bắt làm tù binh nhưng vẫn được phép làm phim. Sau đó, bộ phim tài liệu "Tám ngày sống cùng Việt Cộng" ra đời.

Scholl-Latour đã được bổ nhiệm làm giáo sư danh dự của Đại học Ruhr Bochum vào năm 1999.

Các cuốn sách thành công nhất là bán chạy nhất của ông:

Der Tod im Reisfeld [Cái chết trong các lĩnh vực lúa gạo] (1980),
Allah ist mit den Standhaften [Allah là sự kiên định] (1983),
Mord am grossen Fluss [Vụ giết người trên dòng sông vĩ đại] (1986),
Mit Frankreich leben [Sống cùng Pháp] (1988),
Der Wahn vom Himmlischen Frieden [Ảo tưởng Thiên An] (1990),
 Das Schwert des Islam [Thanh kiếm của Hồi giáo] (1990),
Den Gottlosen die Hölle [Địa ngục vô thần] (1991),
Unter Kreuz und Knute [Theo chéo và nút] (1992),
Eine Welt in Auflösung [Một thế giới trong giải thể] (1993),
Im Fadenkreuz der Mächte [chữ thập và các cường quốc] (1994),
Schlaglichter der Weltpolitik [điểm nổi bật của chính trị thế giới] (1995),
Das Schlachtfeld der Zukunft [Các cuộc chiến trong tương lai] (1996),
Lügen im Heiligen Land [Nằm tại đất thánh] (1998),
 Allahs Schatten über Atatürk [ Allah bóng trên Atatürk] (1999).

Trong năm 2001, Afrikanische Totenklage [Châu phi chết], nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất 2001 - 2004

Mặc dù đã cao tuổi, nhưng ông tiếp tục viết và đi khắp thế giới. Trong năm 2008, ông đến thăm Đông Timor, là quốc gia duy nhất mà trước đây ông chưa hề đặt chân đến. Sau sự kiện 11/9, ông cho xuất bản hàng năm ít nhất một cuốn sách, và là những cuốn sách bán chạy nhất. Peter Scholl-Latour  là tác giả có các cuốn sách bán chạy nhất nước Đức trong 5 năm qua.

Năm 2006, ông là tác giả của bộ phim tài liệu truyền hình mang tên "Russia Surrounded: Putin's Empire faces NATO, China and Islam" tạm dịch "Xung quanh nước Nga: Đế chế của Putin phải đối mặt với sự bao vây của Nato, Trung Quốc và Hồi giáo" . Ông cũng hỗ trợ các tờ báo bảo thủ Junge Freiheit, mà ông thường xuyên cung cấp cho các cuộc phỏng vấn.

Scholl-Latour có cả hai quốc tịch Pháp và Đức, và tự mô tả mình như là Gaullist.

Kênh truyền thông Phönix tạm dịch là "Phượng hoàng" là kênh truyền thông của Tây Đức cũ, thuộc truyền hình nhà nước ARD/ZDF
Nguồn:
http://en.wikipedia.org/wiki/Peter_Scholl-Latour

28 nhận xét:

  1. Đấy mới là tự do báo chí, người Đức, người Pháp...được phép viết sự thật khách quan bất chấp quan điểm chính phủ họ ra sao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đơn giản là ở Việt Nam rận viết bậy cũng có thằng tung hê, người ta kiểm duyệt là kiểm cái bậy bạ do rận viết, thử hỏi ai đưa ra được bằng chứng những người như ông Peter Scholl-Latour viết bậy, họ viết bằng trí thức, lương tâm và công bằng, đó là điều khác biệt đấy em nặc ạ

      Xóa
  2. Trích : "" Chiến tranh Việt- Trung 1979 qua ống kính nhà làm phim Đức
    Đây là bộ phim tài liệu đầu tiên về Chiến tranh Biên giới Việt- Trung 1979 do một nhà làm phim nước ngoài thực hiện ngay sau cuộc chiến ..... "" ( hết trích )
    Bao giờ chúng ta được xem một bộ phim mang tên : " Chiến tranh Việt- Trung 1979 qua ống kính nhà làm phim Việt " Với chú thích : Đây là bộ phim tài liệu đầu tiên về Chiến tranh Biên giới Việt- Trung 1979 do một nhà làm phim Việt nan thực hiện ngay sau cuộc chiến....

    Trả lờiXóa
  3. Cũng như ông nói Xích lô "tồ".
    Vớ được líp này nó xẽ hô.
    Xem kỹ mà xem thằng: Rồ dại.
    Nước còn, nước mất chẳng lẽ hô!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phường Điện Biênlúc 11:30 15 tháng 2, 2014

      Ông nói cho con: Tổng kết rồ.
      Dâm chủ trong nước "tiền" phải hô.
      Thấy tiền hải ngoại: Thanh khoản chậm.
      Mặc mẹ nó đi, chúng nó rồ.

      Xóa
    2. Ý ông bảo chúng nó Rồ?
      Xin ông phân tích nó rồ chỗ nao?

      Xóa
  4. Anh Xích ngố quá đi!
    Trên mạng có đầy rẫy những bộ phim về Chiến tranh Việt- Trung 1979 do người Việt Nam thực hiện ngay sau cuộc chiến, thậm chí ngay cả khi cuộc chiến đang diễn ra. Phía Trung Quốc cũng vậy, người Trung Quốc cũng làm phim về cuộc chiến này.

    Người Mỹ cũng làm phim về Chiến tranh I Rắc do Quân đội Mỹ tiến hành khi cuộc chiến đang diễn ra. Nhưng bao giờ chả vậy? Nhà làm phim người Mỹ có được phép nói những điều bất lợi cho quân đội Mỹ và Chính phủ Mỹ hay không?

    Trước nữa, khi tiến hành chiến tranh ở VN, nhà làm phim Mỹ có được phép công bố những cảnh tàn bạo của quân Mỹ vớ dân thường Mỹ Lai hay không?

    Tất cả những hình ảnh thảm sát Mỹ Lai, nhà tù Aba Ghraib đến được với công chúng đều là do sự tình cờ chứ có phải do chủ trương của Chính phủ Mỹ không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói vừa đúng vừa không đúng. Người Mỹ có quyền làm phim và viết sách bất lợi cho chính phủ Mỹ, nhưng khi phát ra công chúng bị kiện bị chửi trên báo chí thì ráng chịu, giống như trường hợp của ông Noam Chomsky. Có một thời kỳ trong lịch sử Mỹ có thể bị hành đến mất việc làm và cơ sở sinh sống nếu bị tố là tay sai cộng sản quốc tế (có vài người lên ghế điện như vợ chồng Rosenberg), nhưng thời đó đã qua rồi. Ngày nay tuy người Mỹ vẫn tránh bị gọi là "anti-American", nhưng không thấm gì với chuyện cách đây 50 năm. Chỉ có chính trị gia là thấy cơ đồ ra mây khói thôi, nhưng nước Mỹ rộng mênh mông, người thường chỉ cần dọn đến những đô thị lớn, thì không ai để ý đến họ mấy trừ mấy ông FBI thì có thể cho họ vào sổ đen, chỉ phiền hà nếu đi máy bay hoặc muốn làm việc những nơi mà chính phủ Mỹ không muốn người bị nghi chống Mỹ làm viêc.

      Vụ Mỹ Lai tuy bị quân đội Mỹ tìm cách chìm xuồng, lúc đầu báo cáo cho cấp trên là chiến dịch thành công lớn, các hình chụp bị kiểm duyệt không cho xuất bản, nhưng vì có vài người lính Mỹ có lương tâm tố cáo lên đến quốc hội Mỹ nên không ém được nữa. Vài người trong quốc hội Mỹ trong đó có ông Goldwater (người đã dọa ném bom nguyên tử ở miền bắc để chấm dứt chiến tranh năm 1964) đòi quân đội phải điều tra. Tuy nhiên khi ra tòa án quân sự thì hầu như tất mọi người lính tham dự thảm sát Mỹ Lai đều được tha bổng. Một số người khác vì không còn phục vụ trong quân đội nên không bị ra tòa án quân sự. Có lẽ vì quân đội Mỹ hiểu gốc rễ vụ thảm sát là vấn đề của cả một hệ thống chiến tranh Mỹ nên họ không thể sạt ván với những người lính này.

      Xóa
  5. Tại sao các anh Đu đủ. Xích lô.. lại quan tâm nhiều đến mối quan hệ TQ - VN đến thế chắc có ý đồ gì thâm độc đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông hỏi khó , nhưng trả lời dễ : Ông có quan tâm đến hàng xóm quanh nhà ông không ?

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  6. Chú mày có tên anh nhưng tầm suy nghĩ hiểu biết chẳng anh tý nào cả.
    Thế này nhé
    Hiện nay bầy chó " Dân chủ" (Đu đủ. Xích lô........) đang tìm cách phá hoại Tổ quốc, phá hoại nhà nước VN nấp dưới chiêu bài Nhân quyên, tôn giáo một số thiếu sót trong đường lối của Đảng, nhà nước, to mồm kích động bóp méo sự thật để chống phá một cách đê tiện
    Đặc biệt chúng biết nhân dân hai nước có mối đoàn kết từ lâu, chúng tìm cách phá hoại, hô hét gây chiến để VN ngả sang Mỹ,( nhưng đây chỉ là mơ thôi) chúng đang ve vãn chủ Mỹ vực lại chế độ VNCH cái thây ma mà nhân dân ta đã chôn vùi gần 40 năm về trước. Nhận rõ đây là ý đồ thâm độc của chúng nhưng chẳng làm gì đc đâu. luận điệu này, cha ông chúng bị nhân dân đánh cho tan tành suốt gần 40 năm qua. Giống chó chết đến nơi nhưng bao giờ cũng có tiến kêu ăng ẳng
    Cố gắng tìm hiểu học hỏi thêm bạn Anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " ........... Đặc biệt chúng biết nhân dân hai nước có mối đoàn kết từ lâu, chúng tìm cách phá hoại, ............ "
      Tình đoàn kết từ lâu được cụ thể hóa bằng "Chiến tranh Việt- Trung 1979 qua ống kính nhà làm phim Đức "
      Bạn Anh bỏ chút thì giờ vàng ngọc để tìm hiểu thêm bạn Anh nhé !

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  7. Công an, mật thám, chỉ điểm gì đi nữa cũng có bảng tên sắc phục riêng để người tử tế nhận biết mà nói chuyện, còn tên Nặc danh12:42 Ngày 15 tháng 02 năm 2014 cởi truồng tồng ngồng, mặt thì đeo cái mặt nạ mo cau, chả ai biết nó là ai, nói chuyện với nó làm gì???
    À, sao không thấy hai cụ già làng "rất lịch sự" NGƯỜI ĐẤT THÉP mí lợi XYZ vào "làm việc" nhỉ!!??
    Cụ NGƯỜI ĐẤT THÉP được tiêu chuẩn khám chữa bệnh miễn phí hằng tháng sướng quá nhỉ?? Khám xong thì đi làm việc trả nợ cho dân chứ nằm khềnh ra đấy mà tán láo à??? Vào mà "khuyên nhủ" lũ lợn Nặc Danh nói bậy nói bạ mất "uy" hai lão làng này!

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Mấy ông phởn động cu đờ (Đ...) xích Đ... giả dạng Nặc danh chửi nhau thúi quá

    Trả lờiXóa
  10. Thúi là do hơi thở của lũ chó Đu đủ, xích lô, Cu đơ

    Trả lờiXóa
  11. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 16:59 15 tháng 2, 2014

    CU ĐƠ lại nhớ đến người già nầy rồi à ?
    Nhà báo Đức này đã thuyết minh, bình luận như thế đúng, khách quan rồi, tôi khen ông ấy nói không thiên lệch bên nào. Nếu cần chỉ xin nhắc câu ông ấy trích rất gọn mà đầy đủ của một sĩ quan ta bị bắt làm tù binh, bị bó bột chân : Mỹ súng đạn nhiều, Quân Trng Quốc đông hơn, chiến đấu Mỹ nhác hơn Trung Quốc. Thế là đủ.
    Cuộc chiến tranh nào cũng gây ra cảnh tang thương, mất người, mất nhà cửa, hư hại ruộng vườn, người dân đau khổ...Những ai có dã tâm muốn Việt Nam-Trung Quốc đánh nhau nữa, họ không phải con người, các bạn ạ !!!
    Ngày 30/4/1975, tôi ở bên Trung Quốc, trị bệnh tại Quế Lâm, bệnh viện dành cho cán bộ Trung Cao của Việt Nam sang trị bệnh, an dưỡng.( Tôi lúc đó không phải cán bộ như thế, nhưng được ưu tiên ). Trong ba tháng ở đây, tôi nhận được rất nhiều điều, có thể viết thành thiên phóng sự dài. Nhưng cò những chuyện không thể viết ra cho mọi người đọc. Chỉ nói vài ý ngắn này : Trước khi đi Bộ ngoại giao dặn dò rất kỹ lưỡng về tiếp xúc giữ bí mật quốc gia, giữ mối quan hệ với "Bạn" cho khéo. Vì từ năm 1972 đã có những bất đồng giữa hai nước, căng thẳng trong quan hệ rồi. Khi qua tới nơi, họ đóng tiếp lễ nghi dữ lắm. Ban cán sự Đảng của ta tại bệnh viện dặn dò thêm nhiều việc...như cuối tuần bạn chiếu phim, diễn kịch phục vụ bệnh nhân. Nếu không thích thì đừng đi xem. Bạn hỏi thì nói mệt, còn đã đi thì phải xem cho hết, đừng bỏ về giữa chừng, người ta không bằng lòng. Ngày 30/4/1975, bạn chiêu đãi bệnh nhân Việt Nam linh đình. Nhưng BCS Đảng luôn nhắc anh em : phải tiết kiệm, những cái gì không cần đừng có xin, họ tính tiền cả sợi dây vào viện trợ cho ta. Bệnh nhân chỉ mua đồ dùng ở căng tin trong bệnh viện, họ phát toàn tiền mới có ghi seri số, ai đem nhân dân tệ từ VN sang mua là bi phát hiện ngay.Chuẩn bị ra viện họ cho đi tham quan thắng cảnh, ra phố mua những gì thích, có người theo gọi là làm thông dịch. Nhưng sâu kín theo dõi ta có xài tiền khác loại họ phát cho không ?
    Nói chung là họ rất thâm nho như ai cũng biết.
    Còn nhiều chuyện, có chuyện giật gân, nhưng không viết ra được.
    Các bạn thông cảm nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính sự thâm nho, ăn cướp thô bỉ của TQ là miếng mồi béo bở cho lũ súc sinh Đu đủ, Xích lô, Cu Đơ ,,,chống phá chính quyền VN hiện nay

      Xóa
    2. Bác NGƯỜI ĐẤT THÉP mấy chuyện giật gân không thể nói ra sao ? Chán vậy.
      Anh Tàu thâm nho thì từ thời An Dương Vương chúng ta đã biết rồi.Chúng ta bị dính mấy chưởng của anh Tàu thâm này hơi bị đau đấy. Nhưng nay ta đã trả được gần hết rồi.
      Anh Tàu thâm rất là khó chịu khi cứ phải ru rú ở Bắc biển Đông không ra tung hoành khắp đại dương được. Anh ý mà ra được thì tương lai gần thế siêu cường của Mỹ bị đe dọa nghiêm trọng.Bây giờ Mỹ đang bị đe dọa rồi.

      Xóa
  12. Mấy ông như Xích lô,Cu Đơ thật khó chiều.Một người Đức của thế giới tư bản làm về cuộc chiến biên giới Việt - Trung bằng góc nhìn thứ ba khách quan vậy mà cũng chưa chịu, cứ phải xỉa xói,nói mỉa mai mới được.Và dĩ nhiên phải đá xoáy Đảng một phát.Chắc chỉ có phim của phe rận trủ làm mấy ông này mới hài lòng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Chôm Chôm nói đúng quá!
      Bác Mạnh Hùng 12:03 Ngày 15 tháng 02 năm 2014 trên kia đã trả lời ông Xích, thiết nghĩ đã là quá rõ rùi! Thế mờ các anh í còn mè nheo!
      Chắc chỉ có tài liệu của mấy ông Rận thì họ mới ưng!
      He he!!!!

      Xóa
  13. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 21:45 15 tháng 2, 2014

    Mãi xem TV, mới vào Tienlang trở lại rồi đi ngủ. Thấy bạn Chôm Chôm "khiếu nại"...Thôi cứ "nhắm mắt" viết đại câu chuyện "ấy" ra đây vậy.
    Ở BV này, Y tá toàn là nữ, BS có nam có nữ. Các cô gái người ta má hồng cô nào cũng đẹp cả. Thường ngày, sáng cô BS vào khám bệnh chỗ phòng tôi, họ luôn vui vẻ lắm lắm. Một sáng nọ, cô BS ấy vào khám bệnh, nhưng mặt hằm hằm, hỏi cũng không trả lời. Chúng tôi không hiểu sao cô có thái độ khác thường như vậy ?
    Bạn thử đoán xem ? và viết nhận xét nhé.
    Hẹn sáng mai lúc 8 giờ, mình trả lời. Bây giờ tới giờ đi ngủ rồi. Thông cảm cho người già nhé bạn Chôm Chôm ?

    Trả lờiXóa
  14. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 08:09 16 tháng 2, 2014

    Trước khi trở lại tiếp nối câu chuyện đêm qua, mòi bạn Chôm Chôm và các bạn cùng tôi "nhớ"
    lại vài chuyện cũng nằm trong lần đầu tôi được ra nước ngoài trị bệnh đó.
    Khi họp đoàn chuẩn bị trước khi đi, Ban Tổ chức TW có hướng dẫn, dặn dò anh em một số việc. Nay tôi còn nhớ có được dặn là khi sang tàu của bạn, họ phát tiền liền cho anh em mua thức ăn trên tàu. Các anh em lấy tiền đó dùng, đừng mang cơm vắt theo ăn bị người ta cười,
    Tôi là người miền Nam bị tù,duy nhất đi trong đoàn. Đoàn gồm nhiều người ở các tỉnh miền Bắc được sang nước bạn trị bệnh, an dưỡng. Tàu lửa xuất phát từ Hà Nội, đưa chúng tôi về phía Bắc, qua những cánh đồng, làng mạc, nuốt dần đoạn đường hành trình sang nước bạn, thật yên bình. Tàu lên càng gần biên giới càng thấy lâng lâng một tình yêu đất nước. Đây rồi con sông nhỏ, rồi đến ga Đồng Đăng, ga biên giới cực Bắc nước ta. Tàu dừng lại chốc lát, rồi chạy tiếp. Khi tàu dừng, những cán bộ của bạn lên tàu của ta, làm các thủ tục,phát giấy kê khai những thứ mang theo, đặc biệt là tiền nước bạn. Chuyện này, ở nhà đã có phổ biến, không được mang nhân dân tệ theo vì bạn phát cho bệnh nhân mỗi người 30 NDT/tháng.Tàu của ta qua đến ga Bằng Tường, ga đầu biên giới phía Nam thì chúng tôi được mời vào phòng khách nhà ga uống nước, ăn trái cây, chờ khoảng nửa tiếng thì lên tàu bạn, tiếp tục cuộc hành trình. Nhà ga Bằng Tường của bạn lớn, đẹp lắm, ga Đồng Đăng của ta nhỏ và không đẹp như của bạn. Anh em nói, họ muốn phô trương nên xây dựng to như vậy...Trong phòng khách của ga Bằng Tường có một bức tranh thủy mặc rất to, thật hoành tráng. Đúng là họ có ý tuyên truyền, muốn phô trương họ " giàu" ( ? ), dù lúc đó họ chưa giàu như bây giờ. Tàu lửa của họ vừa sạch vừa tiện nghi, sang lắm, có giường nệm, mền len khăn lông...cho hành khách đắp ấm, có nước nóng trong bình thủy pha trà, trái cây, bánh ngọt cho khách dùng dù chỉ ít thôi. Chỗ vệ sinh cũng rất sạch sẽ. Hành lang đi lại lót thảm, có người quét liên tục...
    Loa trong tàu mời hành khách đến toa phục vụ ăn tối, hoặc gọi người ta đem đến tận chỗ. Lúc đó tôi mới hiểu mình trên bảo sao làm vậy, không đem theo thức ăn, còn các bạn người ngoài Bắc họ có kinh nghiệm, ai cũng mang theo cơm nếp, thịt gà tự lấy ra ăn. Vì anh em này muốn để dành tiền mua những thứ cần khi trở về. Hôm họp đoàn anh em cũng phổ biến chuyện thư từ gửi về nước. Để bớt tốn kém, ta mua tem của mình, mang cả giấy bút theo để viết thư. Mỗi tháng có hai chuyến tàu đón và trả bệnh về nước. Ta viết thư dán tem, nhờ anh em về Hà Nội bỏ vào thùng thư sẽ tiện lợi...

    Trả lờiXóa
  15. Khoảng 4 giờ sáng tàu ngừng lại ta xuống ga, đã có ô tô và cán bộ của bạn đem áo ấm ra đón bệnh nhân. Tất cả lên xe về bệnh viện, vào ngồi ở hội trường. Bây giờ hai bên bắt đầu "lễ nghi"
    ngoại giao rất là long trọng. Bạn đọc diễn văn chào đón...Trường đoàn ta đáp từ toàn những từ hữu hảo, thân thiện. Họp xong trời đã hửng sáng. Từng nhóm người được bạn bó trí vào các phòng. Khi tôi đến trước phòng thì vali hành lý đã nằm ở đó rồi. Thời gian họp ở hội trường người ta đã chở hành lý của bệnh nhân có tên đến nơi rồi.
    Họ tiến hành ngay chuyện : bắt người bệnh đi cầu lấy phân, nước tiểu, lấy máu để xét nghiệm, cân trọng lượng cơ thể làm hồ hơ bổ túc thêm hồ sơ của ta gửi sang... Sau đó mới cho ăn sáng. Cả đêm trên tàu khó ngủ, sáng bụng đói, còn gì trong người tống ra hết rồi mới cân, nên nửa tháng sau ai cũng tăng cân cả, vì nhờ ăn uống bồi dưỡng phần lớn nhưng cũng có phần do lúc cân ai cũng trong tình trạng trọng lượng rỗng. ( Việt Nam cử Bếp trưởng sang lo việc nấu ăn, theo khẩu vị của ta. Mỗi bữa có năm món, trong đó có hai món mỗi người tự ghi và được phục vụ theo ý theo thực đơn có sẵn ).Sự chênh lệch trọng lượng khá lớn, có người tăng hơn 5 ký và hơn nữa...
    Mỗi chủ nhật có đoàn sinh viên học tiếng Việt đến tiếp xúc với bệnh nhân để "thực tập". Biết tôi người miền Nam, từng ở Sài Gòn, có hai bạn cứ chiều chủ nhật nào cũng đến tiếp xúc, cùng đi quanh trong khu bệnh viện nói chuyện. Họ hỏi đủ thứ...Tôi nhớ lại lời dặn khi họp đoàn trước khi đi : phải giữ bí mật quốc gia...nên tự nhắc nhỡ phải thận trọng...

    Trả lờiXóa
  16. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 08:41 16 tháng 2, 2014

    Bệnh viện xây theo cách bố trí hai bên là dãy phòng, ở giữa lối đi, hai đầu có cửa, tối đóng lại không ra vào được. Phòng vệ sinh bố trí riêng, gần phòng Y tá trực. Mỗi phòng cho bệnh khá rộng chỉ có 4 cái giường cho 4 bệnh nhân nằm. bên đầu giường có tủ nhỏ có hộc tủ đựng đồ cá nhân,để nước uống, trái cây. Cứ hai ba ngày họ đem trái cây phát cho mỗi người gồm bom, táo, lê, nho, cả bánh kẹo nữa, anh em ta ăn không hết, chờ có đoàn ra viện gửi đem về, nhưng phải kín đáo. Nói chung, người ta phục vụ rất chu đáo, vì không chỉ trị bệnh mà còn làm công tác ngoại giao nữa. Cứ đầu tháng họ phát tiền cho bệnh nhân đồng đều như nhau là 30 nhân dân tệ. Đây là tiền tiên vặt, hút thuốc...chứ ăn uống đều đầy đủ sáng, trưa, chiều, tối ngày 4 bữa. ( tối thường là chè hoặc món nhẹ để cho ai muốn ăn thì tự thích không vào phòng ăn như ba bữa chính ). Ai không hút thuốc hoặc đã chuẩn bị mang theo thì tiền để dành như còn nghuyên. Bên ta thiếu thốn, anh em ở lâu tiết kiệm khá,để mua cái sườn xe đạp phượng hoàng. Ai ít tiền thì mua đồ sứ vải vóc...
    Họ quản lý chuyện tiền rất chặt như tôi nêu ở trên, nhưng vẫn có người mang nhân dân tệ sang dùng được. Các bạn thử đoán xem, làm sao họ qua mắt được sự kiểm tra quá chặt của bệnh viện ?
    Đó là, người có kinh nghiệm, họ không đem tiền giấy mà đem tiền xu không có số seri. Họ lại khôn khéo không tự mình mua nhiều lần ở căng tin mà nhờ bạn bè cùng phòng, cùng đi mua hộ bớt, nhằm phân tán ra, bạn khó chú ý, mà giả sử họ có nghi ngờ cũng không làm sao bắt bẻ được. Các bạn thấy người Việt chúng ta "khôn" không ? khôn quá đi chứ phải không các bạn.
    Bây giời tôi có việc ra ngoài, xin hẹn đến trưa, chiều sẽ viết nốt đoạn cuối...giật gân hầu các bạn sau.

    Trả lờiXóa
  17. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 15:26 16 tháng 2, 2014

    Tiếp nối câu chuyện viết lúc 21;45 ngày 15/2/1014 :

    Có chuyện gì xãy ra mà tất cả Y Bác sĩ, Y tá đều có thái độ không tiếp xúc thân thiện với bệnh nhân như mọi ngày ? Họ khám xong là đi không hỏi, không vui vẻ nữa. Chúng tôi nhìn nhau thắc mắc, nhưng chưa tự trả lời được.
    Khoảng 10 giờ sáng, tức hơn 2 giờ sau khi các BS khám bệnh, BCS Đảng của ta ở bệnh viện thông báo tin làm "chấn động" mọi người chúng tôi. Có một bệnh nhân ở ngay khoa tôi, ông cũng đã lớn, chắc cỡ 45, 47 tuổi ( lúc đó tôi mới 34 tuổi ), đã quan hệ với một cô y tá phục vụ bệnh tại phòng cô này trực trong khoa. ( gần phòng vệ sinh ). Anh này thường đi vào phòng vệ sinh cầm theo cái thau, anh em gặp hói thì nói đi ngâm trĩ. Anh bệnh nhân này đến bệnh viện đã nhiều tháng, nhưng không biết làm thế nào mà gây được cảm tình với cô y tá đó ? Vì hai người bất đồng ngôn ngữ, họ trao đổi nhau bằng ánh mắt thay cho lời nói chăng ?
    Chuyện bị phát giác là do cô y tá khác sáng ra đến thay ca trực, phát hiện vết máu trên tấm ra ở giường ngủ của họ. Trước đó cô y tá kia không la, không phản ứng, báo động gì hết. Làm việc với BCS Đảng VN tại bệnh viện, bạn lên án gay gắt người bệnh này. Họ buộc tội anh hiếp dâm, đòi Chính phủ VN phải xử tử hình người này !
    Buổi chiều toàn thể bệnh nhân được triệu tập họp để nghe BCS Đảng thông báo trực tiếp,. BCS Đ không đồng tình ý kiến của bạn buộc tội hiếp dâm mà chỉ xem là tội thông dâm, vì cô y tá đồng tình, không phản ứng. Không biết sự tranh cãi ấy sau thế nào, nhưng từ đó họ rất giữ khoảng cách trong quan hệ với anh em ta.
    Mỗi tháng có hai lần đưa trả bệnh về nước. Nhưng với người bệnh này họ cho trả về nước ngay ngày hôm sau, không chờ tới chuyến. Còn cô Y tá họ cũng đuổi đưa về nông thôn, không để làm việc tại bệnh viện nữa.
    Thật tai hại. Chỉ vì một phút sai lầm của anh bệnh nhân này mà gây ra chuyện không tốt trong quan hệ giữa bệnh nhân với bệnh viện và không chỉ có thế, còn ảnh hưởng cao hơn. Làm khổ cho cô gái y tá, chắc về nông thôn không dễ có cuộc sống như ở bệnh viện. Bản thân anh ấy, chẳng những không làm tròn nhiệm vụ như đã dặn trước khi đi, mà chắc chắn bị kỷ luật không nhẹ ( chứ không bị tử hình như bạn lên án )..
    Đúng là một việc làm cho mọi người vừa tức giận vừa thương hại,( giận người bệnh, thương cô y tá ) một bài học làm cho nhiều người chúng tôi nhớ đời...

    Trả lờiXóa