Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ sợ gì phải núp?

Cảnh sát giao thông Quảng Ninh trùm chiếu trên nóc cổng chào để rình bắt người vi phạm








Lời dẫn: Tới đây, những hình ảnh không đẹp khi cảnh sát giao thông phải trùm chiếu trên nóc cổng chào, phải ẩn mình trong bụi cây, gốc cột điện để rình bắt người vi phạm sẽ không còn nữa...
************************

Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ sợ gì phải núp?

13/12/2014 06:00 GMT+7 
TTO - Không chỉ ở Hà Nội, tại nhiều tỉnh thành khác vẫn còn hiện tượng cảnh sát giao thông (CSGT) đứng núp làm nhiệm vụ. Tại sao? CSGT có được làm thế hay không?
Có việc người dân phản ảnh về một số cán bộ chiến sĩ đứng ở chỗ khuất  nhằm bắt  lỗi vi phạm đối với người tham gia giao thông để xử lý. Hoạt động này không công khai, dễ gây hiểu lầm trong nhân dân - Ảnh: Phan Chung
 Ảnh minh họa:  Phan Chung
Mới đây, đại tá Đào Vịnh Thắng, trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội, cho biết: “Có việc người dân phản ảnh về một số cán bộ chiến sĩ đứng ở chỗ khuất nhằm bắt  lỗi vi phạm đối với người tham gia giao thông để xử lý. Hoạt động này không công khai, dễ gây hiểu lầm trong nhân dân”.
Nhiều bạn đọc đã chia sẻ với báo Tuổi Trẻ về hiện trạng này. Không chỉ có tình trạng CSGT “núp lùm” xử lý vi phạm tại Hà Nội mà hiện tượng này xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành khác. Việc chấm dứt tình trạng CSGT đứng núp khi thực hiện nhiệm vụ của thủ đô Hà Nội liệu có mang lại hiệu ứng tốt đẹp cho các tỉnh, TP khác? - bạn đọc Thu Huyền phân vân.
Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định: muộn nhất đến đầu năm 2015 phải chấm dứt hoàn toàn tình trạng cán bộ chiến sĩ túm tụm, không được đứng núp, không được giật chìa khóa, không được chỉ gậy vào người tham gia giao thông khi người ta có sai phạm.
Nhìn thấy CSGT, người vi phạm tự điều chỉnh hành vi
Bạn đọc Bùi Văn Phương cho rằng: “CSGT nên là lực lượng thân thiện, giáo dục nhắc nhở người đi đường. Người điều khiển phương tiện giao thông thấy CSGT mà điều chỉnh hành vi của mình là tốt chứ sao không? Tại sao phải “núp lùm” làm gì?”.
Bạn đọc Lê Vũ ủng hộ quy định CSGT không được núp lùm làm nhiệm vụ: “Nhiệm vụ của CSGT là hướng dẫn giao thông chứ không phải tập trung xử phạt. CSGT giúp Nhà nước duy trì trật tự giao thông, làm cho ý thức pháp luật của người dân được nâng lên chứ không phải là núp để bắt”.
Anh Lê Phong (ngụ quận 5, TP.HCM) bày tỏ: “Chuyện núp lùm, cắm chốt liên tục là không phù hợp”. Anh Phong nói:
>> Anh Lê Phong
Anh Huỳnh Hà (ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng) cho biết chuyện CSGT núp lùm rồi xử phạt người tham gia giao thông không chỉ diễn ra ở Hà Nội. Anh Hà dẫn chứng trường hợp của bản thân anh: “Tôi từng bị CSGT chỉ gậy, khi tôi chưa rõ chuyện gì, chưa kịp bật chân chống thì đã bị CSGT rút chìa khóa xe. Tôi thấy rất phản cảm, nhất là đối với người thi hành công vụ cần sự thân thiện như CSGT”.
>> Anh Huỳnh Hà
Tuy nhiên, anh Hà nhìn nhận: “Mình sai thì đồng ý bị lập biên bản và bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nhưng quan trọng là thái độ của các CSGT”.
>> Anh Huỳnh Hà
Đồng tình với ý kiến của anh Hà, chị Phạm Thị Tuyết Sương (ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho rằng: “Núp lùm, rút chìa khóa hay chỉ gậy vào người dân khi giao tiếp là những hành động chưa tôn trọng người dân, giống như việc xâm phạm quyền riêng tư, sở hữu của người dân”.
>> Chị Phạm Thị Tuyết Sương
Làm việc công thì phải công khai
Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ do Bộ Công an ban hành ngày 30-10-2012 thì việc tuần tra, kiểm soát phải được thực hiện công khai (hoặc có kết hợp hóa trang).
CSGT làm đúng theo quy định của pháp luật” - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Theo quy định của thông tư này, việc kiểm soát tại một điểm trên đường hoặc tại trạm CSGT phải có kế hoạch được trưởng phòng hướng dẫn và tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc trưởng phòng cảnh sát giao thông, trưởng công an cấp huyện trở lên phê duyệt.
Quy định đã có, CSGT nên thực thi đúng. Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - cho biết: “CSGT khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc sắc phục và có những thao tác, cử chỉ theo đúng quy định của pháp luật, phải công khai, minh bạch. Việc CSGT “núp lùm” làm nhiệm vụ là không đúng theo quy định của pháp luật”.
>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Luật sư Hậu cũng lưu ý thêm việc “núp lùm” không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
“Người tham gia giao thông đang điều khiển phương tiện với tốc độ cao mà bị chặn lại bất ngờ, việc thắng gấp sẽ rất nguy hiểm!” - luật sư Hậu cho biết.
>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Theo quy định của pháp luật, khi người tham gia có dấu hiệu vi phạm luật giao thông đường bộ thì CSGT phải ra tín hiệu cho người tham gia giao thông biết chứ không thể núp lùm.
Luật sư Hậu nhấn mạnh: “Người tham gia giao thông phải có ý kiến khi bị CSGT yêu cầu dừng lại mà không đưa ra được lý do cụ thể”.
>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Anh Phạm Trung Hiếu (ngụ huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) nhắn nhủ: “CSGT khi làm nhiệm vụ thì nên đứng ở nơi thông thoáng. Việc “núp lùm” sẽ để lại hình ảnh không đẹp trong mắt quần chúng nhân dân, có thể gây hiểu lầm là CSGT đang làm những chuyện không đúng với quy định của pháp luật”.
>> Anh Phạm Trung Hiếu
Ý thức người tham gia giao thông là trên hết
Ngoài ra, người dân phải có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết: “Một người bị phạt một lần thì họ sẽ cẩn thận hơn nên chỗ nào có mặt CSGT thì nơi đó người dân sẽ chấp hành tốt hơn, ý thức cũng sẽ nâng lên”.
Luật sư Hậu cho biết thêm nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật là công khai, nhanh chóng, kịp thời, công bằng nên CSGT không thể núp lùm làm nhiệm vụ.
>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Có rất nhiều cách để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, chị Tuyết Sương cho rằng không nhất thiết CSGT phải “núp lùm” thì người dân mới “sợ” và chấp hành tốt.
“Càng công khai, minh bạch thì càng hạn chế được những tiêu cực của CSGT khi làm nhiệm vụ” - chị Sương khẳng định.
>> Chị Phạm Thị Tuyết Sương
Cho rằng nhiệm vụ cốt yếu của CSGT là hướng dẫn tham gia giao thông chứ không nên tập trung vào xử phạt, anh Lê Phòng đề xuất: “CSGT không được cắm chốt một điểm quá thời gian quy định, không làm “luật” nhận tiền mãi lộ và luật pháp cần linh hoạt hơn để răn đe người dân, nâng cao ý thức của họ”.
>> Anh Lê Phong
Riêng anh Huỳnh Hà chia sẻ ngành công an nên thực hiện nghiêm quy định này ra nhiều địa phương khác trong cả nước, nhất là các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ…
>> Anh Huỳnh Hà
Và “việc chấp hành quy định của pháp luật khi tham gia giao thông là ý thức của mỗi người, phụ thuộc vào bản thân họ chứ không phụ thuộc vào các chiến sĩ CSGT - anh Trung Hiếu khẳng định - Người có ý thức đối phó với CSGT, khi tai nạn xảy ra, họ là người đầu tiên gánh chịu hậu quả”.
>> Anh Phạm Trung Hiếu
Ý thức được trách nhiệm của công dân, anh Phạm Trung Hiếu cho biết việc chấp hành luật giao thông thể hiện ý thức tôn trọng pháp luật, giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của mỗi người, đó là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân.
>> Anh Phạm Trung Hiếu

13 nhận xét:

  1. Buồn cho phương pháp cách thức làm việc của cảnh sát giao thông núp bóng rình để bắt phạt người, phương tiện tham gia giao thông do vô tình, hay cố ý làm ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến lưu thông giao thông (chỉ vì có vi phạm quy định nào đó ví như quy đinh về tốc độ chỉ đi 50km/h nhưng đường thoáng tốt vô tình hay cố ý vươt quá 5km đến 7km hay cả 10km/h theo quy định về tốc độ chỉ trong một đoạn đường ngắn vài trăm mét chứ không phải vài km cũng bị núp rình qouay nén làm cớ để phạt) gây ức chế và hiểu làm cho Nhân dân mất niềm tin vào lực lượng cảnh sát giao thông nói riêng vào chế độ nói chung, chẳng có tác dụng gì cho việc bảo đảm trạt tự an toàn giao thông và giáo dục răn đe nâng cao nhận thức hiểu biết về pháp luật giao thông. Đôi khi tác dụng ngược lại gây đổ máu và cản trở giao thông vì cái phương pháp cách thức núp bóng tối, nơi khuất rồi bất ngờ ập ra dừng giữ phương tiên đang lưu thông. mà người điều khiển phương tiện đang tập trung vào phía trước không kịp phản ứng do cảnh sát núp khuất bất bất gờ bật ra.. Cần phải nên án loại bỏ phương pháp núp chỗ khuất để rình bắt phương tiện tham gia giao thông .........

    Trả lờiXóa
  2. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 13:42 14 tháng 12, 2014

    Nếu CSGT nhận thức và làm đúng 6 điều Bác Hồ dạy dành cho CAND (điều thứ tư Đối với nhân dân; Kính Trọng Lễ Phép, thì họ không làm như trên đây. Họ được giao quyền và đã lạm quyền trong hành xử với dân. Đây là thực tế cũng như thực tế khác mà cán bộ đối với dân chưa thực hiện đúng Dân chủ như cách đây vài ngày tôi đã có Comment ở bài trước.
    Vấn đề là do nhận thức mà ra cả thôi.

    Nói lại chuyện thời kỳ sau giải phóng 30-4-1975, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh "bung ra" bằng cách cho Dệt Thành Công sản xuất theo kế hoạch B, được vay ngoại tệ ngân hàng nhập nguyên liệu về sản xuất, "xuất khẩu tại chỗ", tức bán cho các công ty xuất nhập khẩu vải tốt ấy họ đưa về miền Tây đổi lấy nông sản xuất khẩu lấy ngoại tệ nhập nguyên liệu cho Thành Công sản xuất. Nhờ vậy mà Thành Công sản xuất hết công suất máy, có tích lũy ngoại tệ nhập thêm máy móc về tái sản xuất. Công ty Lương thực thành phố được lãnh đạo đồng ý cho mua lúa của nông dân theo giá thỏa thuận, nhờ vậy mà người dân thành phố không thiếu đói vì nạn "ngăn sông cấm chợ" gây ra. Chuyện đó lúc đầu nhiều người phê phán khá gay gắt. Họ nói xuống phi trường Tân Sơn Nhất nghe sặc mùi Nam Tư (lúc đó Nam Tư là nước bị khối XHCN cho là xét lại, theo Tư bản). Nhưng rồi chính những việc tự cởi tró của thành phố Hồ Chí Minh và "bù giá của Long An" đã cho lãnh đạo Trung ương nhận thức được "quy luật" kinh tế nó vốn vận động ngoài ý muốn của con người nên Đại hội Đảng lần thứ VI mới có đường lối Đổi mới. Tôi nhớ là khi dự thảo Văn kiện chưa có thay đổi. Khi Văn kiện đưa xuống cơ sở thảo luận thì từ những ý kiến ở cấp dưới đã làm cho Trung ương, lúc đó ông Nguyễn Văn Linh mạnh dạn Đổi mới vì có đồng tình của ông Trường Chinh nữa.

    Năm 1984, tôi học lớp Quản lý kinh tế do chuyên gia Liên Xô sang giảng tại thành phố Hồ Chí Minh. Họ nêu cho chúng ta bài học về Kinh tế mới (NEP) của Lênin...Họ nói: Kế hoạch hóa tập trung cao độ ví như người nông dân dắt con trâu đi trên bờ ruộng, bước xuống khỏi bờ là bị kéo lên. Còn cho quyền tự chủ ví như ta rào chung quanh đám ruộng, con trâu có quyền đi trong vòng rào rộng ấy, được tự chủ hơn lúc đi trên bờ. Năm 1984, mà như vậy là đã có sự chuyển biến nhiều so thời ký mới giải phóng. Tôi nhớ mãi hai điều họ nói, có những điều nên tránh: Một là cho mượn tiền thì dễ nhưng khi đòi thì khó, có khi sinh ra cãi cọ mất lòng. Hai là chớ có bỏ hết vào xây nhà. Khi cần tiền không gở lấy cái cửa sổ ra bán được đâu.

    Con người ta thường muốn thoát ra khỏi khuôn khổ ràng buộc họ. Họ muốn có quyền...
    Nhưng nếu ai cũng muốn làm theo ý mình thì xã hội sẽ rối loạn.

    Trở lại chuyện CSGT:
    Những người có quyền - như CSGT - trước tiên họ phải ý thức luôn thực hiện cho đúng trách nhiệm và quyền hạn, không được lạm quyền thì họ mới làm tròn chức trách. Tiếc rằng, nghề nghiếp của họ dễ tạo cho họ cửa quyền, khi họ không có phẩm chất đúng của một CSGT thì họ dễ mắc phải sai trái. Tôi quên cái tên người Thượng tá CSGT ở Hà Nội mới đây khi ông về hưu thì có hàng nghìn người chia sẻ tin tức về phẩm chất một con người mà ai từng đi qua cây cầu nơi ông đứng gác cũng nhớ những hành động rất tình người, rất lịch sự của ông.
    Hy vọng ngành Công an nói chung CSGT nói riêng đưa tấm gương vị Thượng ta nói trên cho tất cả môi cán bộ chiến sĩ trong ngành học tập và noi theo.

    Nhận thức về nghề nghiệp dễ hơn nhận thức về quy luật kinh tế của đất nước rất xa. Nhận thức đúng quy luật kinh tế mới đề ra chủ trương đúng phù hợp đưa kinh tế phát triển. Nhận thức nhiệm vụ là phạm vi được và không được làm của một công dân, một công chức, một CSGT...nó không cao xa mà dễ nhận biết. Nhưng khi người ta không tuân thủ không thực hiện đúng những quy định của luật pháp, của ngành...ắt họ là người vi phạm, ai cũng biết. Đấu tranh phá bỏ những sai trái đó cũng phải có lý có tình và phải tuân thủ luật pháp thì mới có kết quả.

    Trả lờiXóa
  3. Thanh niên Nghiêm túclúc 14:39 14 tháng 12, 2014

    Cấm CSGT “núp lùm”, xỉa gậy vào mặt dân

    14/03/2014 18:09

    Ngày 13-3, Phòng CSGT đường bộ-đường sắt (PC67), Công an TP.HCM tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị. Đáng chú ý, giảng viên lớp tập huấn đã chỉ ra hàng loạt dấu hiệu vi phạm của CSGT trong thời gian qua và yêu cầu phải chấn chỉnh ngay.

    Nghiêm cấm sử dụng điện thoại

    Phụ trách buổi tập huấn, Trung tá Nguyễn Hoàng Giao, Phòng Pháp chế Công an TP.HCM, dẫn chứng: “Nhiều lần tôi chứng kiến các CSGT sau khi dừng xe thì xảy ra đôi co với người dân. Sau đó CSGT dẫn xe đi mà không hề lập biên bản. Như vậy là vi phạm. Tôi xin nhắc lại, quy định yêu cầu trước khi đưa xe của người dân đi thì phải lập biên bản”.

    Từ ví dụ này, ông Giao nhắc đi nhắc lại quyền hạn của CSGT trong việc dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông. Theo đó, khi không thực hiện kế hoạch tổng kiểm tra hoặc theo chuyên đề, CSGT chỉ được dừng xe khi có dấu hiệu vi phạm (hoặc từ tin báo của người dân, hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền của cơ quan điều tra).

    “Giám đốc Công an TP nghiêm cấm lập chốt kiểm tra, xử lý vi phạm. Lực lượng CSGT đang trên đường tuần tra, kiểm soát thì được dừng tại một điểm để kiểm tra, xử phạt. Tuy nhiên, việc dừng một lúc nhiều xe như ở gần cầu Điện Biên Phủ hay nhiều nơi vùng ven mà tôi chứng kiến là không đúng. Một điểm kiểm tra được dừng không quá 15 phút và không được dừng cùng lúc quá ba xe. Ngoài ra, trong một tổ chỉ duy nhất một CSGT có “thẻ xanh” được phép dừng xe chứ không phải tùy tiện ai cũng có thể dừng” - ông Giao nói.

    Ông Giao cũng nhấn mạnh một số nguyên tắc quan trọng như cấm CSGT dùng gậy xỉa thẳng vào người dân, cấm đứng nơi khuất tầm nhìn để “đón lõng” người dân… “Giám đốc Công an TP cũng nghiêm cấm CSGT sử dụng ĐTDĐ trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông. Nếu vi phạm, bị người dân chụp ảnh thì CSGT đó phải làm kiểm điểm do vi phạm quy trình” - Trung tá Giao lưu ý.

    Liên đới trách nhiệm

    Dư luận hiện rất quan tâm đến vụ tài xế, chủ xe “níu áo” CSGT huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đòi bồi thường thiệt hại gần ba tấn cá vì họ cho rằng CSGT sai quy trình là nguyên nhân dẫn đến toàn bộ xe cá bị thối. Phân tích lỗi “không chấp hành hiệu lệnh…”, Trung tá Giao cho hay đây là lỗi thứ hai, tức trước đó đã phát hiện vi phạm mới dừng xe kiểm tra. Điều này có nghĩa là trong biên bản vi phạm phải ghi nhận ít nhất hai lỗi chứ nếu chỉ có một lỗi “không chấp hành hiệu lệnh…” là sai quy trình. Ngoài ra, khi dừng xe CSGT phải đảm bảo an toàn giao thông, tức phải ra hiệu lệnh khi xe cách 30 m (xe cơ giới) và 5 m với xe thô sơ. Đặc biệt, CSGT phải từ bỏ thói quen đột ngột bước từ trong ra giữa đường để dừng xe.

    Nói về đợt tập huấn lần này, Thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng PC67, cho hay mục đích là nhằm quán triệt đến 100% cán bộ, chiến sĩ CSGT thuộc PC67 phải thực hiện nghiêm túc các quy định về nội dung, hình thức trong việc tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông. Từng cán bộ, chiến sĩ phải nắm vững các quy định về phòng ngừa sai phạm, tiêu cực, nêu cao tinh thần trách nhiệm nhằm xây dựng hình ảnh đẹp của CSGT, tạo niềm tin và sự ủng hộ rộng rãi từ người dân.

    “Kết thúc mỗi buổi tập huấn, các cán bộ, chiến sĩ CSGT phải viết cam kết không vi phạm quy trình, điều lệnh, lễ tiết, tác phong… Ban chỉ huy các đội CSGT cũng phải cam kết liên đới trách nhiệm khi CSGT trong đội vi phạm nhằm nâng cao vai trò của ban chỉ huy các đội trong việc phòng ngừa vi phạm” - Thượng tá Trà khẳng định.

    CSGT phải nghe dân giải trình

    Với những vi phạm bị tước bằng lái hoặc mức phạt trên 15 triệu đồng (với cá nhân) hoặc 30 triệu đồng (với tổ chức) thì quyền lợi của người dân hiện không được đảm bảo do CSGT “quên” hướng dẫn họ về quyền giải trình thực hiện. Theo Trung tá Nguyễn Hoàng Giao, với các trường hợp này, trong vòng năm ngày sau khi lập biên bản thì người dân có quyền gửi văn bản giải trình, chứng minh mình không vi phạm. Hoặc sau hai ngày làm việc, người dân có thể trực tiếp đến trụ sở CSGT để giải trình và việc giải trình này phải được lập biên bản.

    Trả lờiXóa
  4. Hàng chục nghìn người Mỹ tiếp tục biểu tình

    Nỗi ám ảnh của nước Mỹ
    Mỹ gia tăng định kiến đối với người da màu

    Ngày 13/12, ít nhất 25.000 người đã tập trung tại các khu vực gần trụ sở Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington, các thành phố New York, Boston, California để phản đối các vụ cảnh sát bắn chết người da màu, đồng thời kêu gọi cải cách hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật của nước này.

    Sự kiện được tổ chức “Hành động Ferguson” tổ chức nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của nhà hoạt động nhân quyền Al Sharpton.

    Một người da màu biểu tình tại New York. Ảnh: AFP

    Thân nhân của Michael Brown, Eric Garner, Tamir Rice và Trayvon Martin mà người biểu tình gọi là những nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc đã tham dự vào cuộc biểu tình mang tên cuộc tuần hành “Công lý cho tất cả”. Cảnh sát ước tính có khoảng 25.000 người đã đổ ra các tuyến phố ở New York, trong khi các nhà tổ chức cho biết có tới 50.000 tham gia tuần hành.

    Các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp nước Mỹ nổ ra từ tháng trước, khi một bồi thẩm đoàn quyết định không truy tố một viên cảnh sát da trắng đã bắn chết thanh niên da màu Michael Brown 18 tuổi tại Ferguson, ngoại ô St. Louis, bang Missouri, hồi tháng 8 năm nay.

    T.N(theo AFP/Đài TNHK)
    http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/hang-chuc-nghin-nguoi-my-tiep-tuc-bieu-tinh-20141214105544073.htm

    Trả lờiXóa
  5. Bộ các ông tuong có được chân do tốn ít tiền a. Làm không khéo đeo đủ nộp cấp trên có mà ăn cám.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi thấy chả có gì phải lên án cả, dân đi đàng hoàng thì có gì phải sợ? Rõ ràng dân ta tính mất dạy, có mũ bảo hiểm mà dắt ở hông xe không thèm đội chỉ đợi thấy chốt mới dừng xe đội, đi xe giữa đường cả đi cả nghe điện thoại, vượt trước mặt xe khác như cơm bữa... không canh me mà bắt cho biết mặt thì dân tự ý thức được không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy! Tui còn thấy chiêu trò giả làm công an rình chặn ăn tiền trong khi mật phục cho người chụp ảnh rồi tung lên mạng vu cáo công an.Đó là hành động của rận chủ hay phản động đây?

      Xóa
  7. Đứng dưới bóng mát sao gọi là núp. Mấy người đi xe mà còn tìm chỗ mát để đậu khi đèn đỏ cũng là "núp" đó ! Ai cũng cần bóng mát. Nhưng tại sao phải sợ CSGT khi mình chấp hành đúng luật Chỉ những kẻ chống luật và bị phạt mới ghét CSGT. Muốn "tự do phải lo tự giác" Cứ cái đà này thì mai mốt bảo "rình "bắt buôn lậu,ma túy, "canh" bắt địch phá hoại, xâm phạm an ninh cũng là "núp"...rồi lên án...thì "tổ quốc lâm nguy" là cái chắc....

    Trả lờiXóa
  8. Ờ nhỉ ! Thế thì những kẻ xưng" là nhà báo "thập thò" trước nhà có người tử vong để hỏi thăm có "khiếu kiện' để giúp đỡ..và viết bài phóng sự điều tra lâm ly bi đát ...để kích động người dân ...thì gọi là gì ? Hoặc có kẻ "xưng" là phóng viên tác nghiệp "chực chờ" sự kiện "nóng"...để lên bài phóng sự "phóng đại" gây hoang mang dư luận...thì gọi là gì ? Có phải là "rình rập", là "núp' không !!!

    Trả lờiXóa
  9. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới làm được rận trủlúc 13:10 15 tháng 12, 2014

    Thôi đi mấy bố nặc danh.
    Quy định cấm núp lùm là quy định của lãnh đạo ngành công an cho cán bộ chiến sĩ trong ngành. Cán bộ Chiến sĩ CSGT có nghĩa vụ tuyệt đối chấp hành, chứ không thể nói sao người dân được nấp trong gốc cây mà tui thùi không?
    Tui ghét mấy ông Mõ Làng, Tre Làng, đặc biệt ghét ông Củ hành thường là cứ phải bênh cảnh sát giao thông cho kỳ được. Bênh CSGT ngay cả khi đi ngược lại quy định của lãnh đạo Bộ Công an, đi ngược lại ý kiến ông Phú Thủ tướng Chính phủ. ví dụ ở bài này:

    LẠI HỦY QUY ĐỊNH PHẠT NGƯỜI ĐỘI MŨ BẢO HIỂM DỎM
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/07/lai-huy-quy-inh-phat-nguoi-oi-mu-bao.html

    Trả lờiXóa
  10. "Người dân"là ai, là dân đàng hoàng tử tế, biết tôn trọng pháp luật hay là dân lưu manh láu cá, coi thường pháp luật. Đừng nhân danh người dân để bôi nhọ chế độ, phỉ báng CSGT. Người CSGT kiểm tra ở các góc đường là công khai, ai cũng thấy thế sao mình không thấy là tại mình mê tốc độ, mê điện thoại...rồi chửi là "núp".

    Trả lờiXóa
  11. Đúng vậy, đừng mượn cớ "qui định của lãnh đạo ngành" mà cứ cái gì cũng o ép qui chụp. CSGT có cách quan sát của họ, ai cố tình vi phạm, ai tình cờ vấp phải, cho nên phần nhiều được nhắc nhở, số bị phạt chỉ là ít ỏi. Nhìn cách chạy xe cũng như xem cách hành văn thì biết họ là hạng người dân nào.

    Trả lờiXóa
  12. "Quy định ngành..." là cái cớ để một số người lạm dụng qui chụp kết tội nhân viên thừa hành nhiệm vụ. Lâu ngày, những qui chụp đó trở thành định kiến tác động vào số đông và ảnh hưởng đến xã hội . Nhiều chuyện "cười ra nước mắt" khi nhân viên cứ phải bị kiểm điểm để vừa lòng "người dân...".(không biết là dân gì?).Thân nhân người bệnh lu loa: " Con người ta đau gần chết mà cô ta cười tươi thế kia !", và một lần khác: " Con người ta đau gần chết mà bà ta mặt lạnh như tiền !" Thật ra chẳng ai cười tươi và chẳng ai mặt lạnh như tiền, chỉ vì cái qui định "niềm nở đón tiếp". Nhân viên nầy nở nụ cười chào hỏi khi nhận người bệnh bình thường, nhân viên khác bình tĩnh khi nhận người bệnh nghiêm trọng, nhưng thân nhân thì lúc nào cũng "bệnh nặng , đau nhiều", thế là phán: " không có y đức !".
    Cũng vậy, khi CSGT từ bên lề đường bước ra dùng gậy tìn hiệu chỉ người vi phạm dừng xe thì có kẻ lên mạng lu loa: " núp lùm nhảy ra chỉ gậy vào mặt người dân!". Còn tại hiện trường có kẻ lu loa chưởi mắng hô hào đám đông chống đối.
    Thật ra, ngành nào cũng có kẻ tiêu cực, người nào cũng có lúc sai phạm, nhưng đừng vì thế mà phán bừa. "Tiên trách kỷ, hậu trách bỉ."

    Trả lờiXóa