Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

NHÂN NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10/12: NƯỚC MỸ RUNG CHUYỂN VÌ CÁC CUỘC BIỂU TÌNH ĐÒI QUYỀN SỐNG

Eric Garner bị chết bởi miếng võ Kẹp cổ của sĩ quan cảnh sát Daniel Pantaleo
"Tôi không thể thở được"- câu nói cuối cùng của nạn nhân Eric Garner- người đã chết bởi miếng võ kẹp cổ của viên cảnh sát Daniel Pantaleo đã trở thành một khẩu hiệu mới trong cuộc biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát sau khi một bồi thẩm đoàn, vào ngày 03/12, từ chối truy tố sĩ quan cảnh sát Daniel Pantaleo.
Cuộc biểu tình nổ ra chỉ ít giờ sau khi bồi thẩm đoàn công bố quyết định của mình và dù hơn 200 người biểu tình ở New York đã bị bắt giữ nhưng không thể ngăn chặn được làn sóng biểu tình lan rộng khắp nước Mỹ. 
Xem video clip trên Kênh Google.tienlang-TV
Theo thông tin của bác Người Việt từ Hoa Kỳ- một bạn đọc của Google.tienlang:
Người Việt từ Hoa Kỳ17:55 Ngày 08 tháng 12 năm 2014
Mỹ: Tiếp diễn biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát
Những cuộc biểu tình chống lại hành vi tàn bạo và độc đoán của cảnh sát tiếp tục nổ ra ở các thành phố Hoa Kỳ trong ngày Chủ nhật, ngày 7/12/2014.
Tại Chicago, các nhà lãnh đạo tôn giáo địa phương đã cùng đông đảo tín hữu đổ ra đường diễu qua các phố trong thời gian hành lễ, đôi khi đoàn diễu hành phong tỏa cả lưu thông xe cộ, - như phản ánh của tờ Chicago Tribune.
Những người biểu tình tự gọi mình là "Người bảo vệ giấc mơ” (Dream Defenders), bắt đầu hoạt động vào lúc 15:00 ngày Chủ nhật (tức 03:00 sáng nay 08/12/2014 theo giờ Hà Nội). Họ đã chặn ngang một đường phố của Miami, rồi kéo lên xa lộ liên bang I-195 ngăn chặn cả đường cao tốc này, mãi đến 17:30 (05:30 hôm nay, 08/12/2014 theo giờ Hà Nội) giao thông trên đường mới được khôi phục, - theo tin đưa trên kênh truyền hình NBC.
Biểu tình cũng diễn ra suốt hai đêm liền ở New York. Ban đầu, lý do biểu tình là phản đối việc Tòa miễn truy tố viên cảnh sát da trắng Daniel Pantaleo đã bóp cổ Eric Garner khi bắt giữ người Mỹ gốc Phi này.
Tuy nhiên sau đó hành động nâng lên tính phản đối toàn thể chống lại sự tàn bạo của cảnh sát, khi những người biểu tình nhắc nhở rằng ngoài Eric Garner còn có Michael Brown 18 tuổi đã bị chết dưới tay một viên cảnh sát ở bang Missouri. Vụ việc đã trở thành cái cớ bùng nổ bạo loạn ở Ferguson, khiến chính quyền phải huy động vệ binh quốc gia tới bang này để trấn áp.
Cách đây ít giờ, Hãng tin CNN cũng đưa một phóng sự dài kể về cuộc biểu tình ở NewYork cùng nhiều thành phố khắp nước Mỹ, đặc biệt, tình hình nóng bỏng ở California. Theo bản tin này, những người biểu tình tràn ngập một đường cao tốc ở Oakland, California, đêm chủ nhật, khiến tắc nghẽn tuyến đường cao tốc giữa California Highway Patrol vốn là tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông luôn dày đặc. 
Những người biểu tình đã ném chất nổ, chai lọ và đá vào cảnh sát giữ trật tự. Diana McDermott- một cư dân Highway Patrol cho biết, họ không rõ loại thuốc nổ được ném ra, nhưng cô cho biết một số người trong đám đông đã dùng cocktail Molotov M-80.
Cảnh sát đáp lại bằng việc phun hi cay và bắt giữ tám người biểu tình. Hai nhân viên cảnh sát bị thương.
Gurpreet Heer, một sinh viên tại một trường đại học California cho biết, anh đã nhìn thấy người ném kính và đá vào cảnh sát. "Mọi người đã phá hoại các xe cảnh sát và nhảy trên những chiếc xe," Heer cho biết. Cảnh sát cũng cho biết năm chiếc xe tuần tra đã bị hư hỏng.
Tại thành phố Berkeley, người biểu tình tràn ngập vào sáng thứ Hai. Một số người biểu tình xông vào cướp đập phá các doanh nghiệp, Jennifer- phát ngôn viên cảnh sát cho biết .
Một người biểu tình đã bị đánh vào đầu bằng một cái búa khi ông đã cố gắng để can ngăn những người biểu tình khác đập phá cướp bóc một cửa hiệu điện tử. Người đàn ông đã phải nhập viện, nhưng chấn thương của ông được bác sĩ cho biết là không đe dọa tính mạng.
Năm người biểu tình đá bị bắt nhưng cảnh sát chưa tiết lộ danh tính những người này.
Theo CNN, điều đặc biệt ở các cuộc biểu tình gần đây là sự đa dạng sắc tộc trong thành phần tham gia. Tham gia các cuộc biểu tình không chỉ có riêng người da đen mà còn có nhiều người mang màu da khác nhau nữa. Đây không còn là chuyện riêng của những người da đen. Đây là chuyện của cả nước Mỹ.
Những người tổ chức biểu tình tuyên bố, họ sẽ kéo dài cuộc biểu tình cho tới khi nước Mỹ phải thay đổi để đảm bảo quyền sống thực sự cho người dân. Kể cả năm nay nước Mỹ sẽ không có Noel!  

Tổng thống Obama lên truyền hình thừa nhận rằng các sự kiện gần đây xung quanh cái chết của hai người đàn ông da đen dưới bàn tay của nhân viên cảnh sát da trắng nhấn mạnh rằng "quá nhiều người Mỹ cảm thấy bất công sâu sắc."
Google.tienlang cảm ơn bác Người Việt từ Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin tổng quát về vụ Eric Garner- mồi lửa gây ra làn sóng biểu tình lần này qua ý kiến dưới đây:

Người Việt từ Hoa Kỳ 15:41 Ngày 06 tháng 12 năm 2014

Nạn nhân Eric Garner
 Eric Garne (Sinh ngày 15 Tháng 9 năm 1970 - Chết ngày 17 tháng 7 2014)
Eric Garne (Sinh ngày 15 Tháng 9 năm 1970 - Chết ngày 17 tháng 7 2014) là một người làm vườn ở Thành phố New York. Garner nặng 350 pound (160 kg), 43 tuổi, cao 6'3 "(1.91 m), người Mỹ gốc Phi. Ông đã được mô tả bởi những người bạn của mình như là một "người hòa giải của khu phố " và là người hào phóng, người thân thiện, hòa đồng. Ông có sáu người con.


Thủ phạm Daniel Pantaleo
  Daniel Pantaleo

Daniel Pantaleo là một người da trắng, sĩ quan thuộc Sở Cảnh sát thành phố New York. Tại thời điểm gây ra cái chết cho Garner, Daniel Pantaleo 29 tuổi và sống ở Eltingville, đảo Staten . Pantaleo là chủ đề của hai vụ kiện về quyền công dân trong năm 2013 mà nguyên đơn cáo buộc Pantaleo đã bắt giữ họ và lợi dụng họ. Trong một vụ, Pantaleo ra lệnh cho hai người đàn ông da đen khỏa thân trên đường phố.
Vụ án giết Eric Garner
Ngày 17 Tháng Bảy 2014, lúc 4:45 pm, Eric Garner đã được tiếp cận bởi một sĩ quan cảnh sát mặc thường phục , Justin Damico, ở phía trước của một cửa hàng bán đồ trang sức tại 202 Bay Street trong khu phố Tompkinsville ở đảo Staten. Viên cảnh sát Justin Damico nói sẽ bắt Eric Garner vì tội buôn thuốc lá trái phép. Eric Garner nói với viên cảnh sát: "Tránh xa tôi ra. Tại sao mỗi khi ông nhìn thấy tôi là ông chỉ muốn gây sự với tôi? Tôi mệt mỏi vì chuyện này quá rồi. Nó cần phải dừng lại ngay ngày hôm nay! Mọi người đứng ở đây sẽ cho ông biết, tôi không làm gì sai cả. Tôi không bán gì cả. Bởi vì mỗi khi ông nhìn tôi, ông chỉ muốn quấy rối tôi. Ông muốn ngăn tôi bán thuốc lá? Tôi không bán thuốc lá. Tôi đang lo chuyện của tôi, ông cảnh sát, tôi đang lo chuyện của tôi. Xin hãy để tôi yên. Tôi đã nói với ông trong thời gian qua, xin chỉ để tôi yên."
Khi một nhóm cảnh sát định xông vào bắt giữ Garner, Garner nói, "Đừng chạm vào tôi, xin vui lòng đừng chạm vào tôi". Eric Garnerngay sau đó bị viên cảnh sát mặc áo vàng số 99 Daniel Pantaleođược từ phía sau vòng tay siết cổ. Miếng võ khóa cổ (chokehold) này đã bị cảnh sát Mỹ cấm sử dụng từ năm 1993 vì nó có thể gây nghẹt thở dẫn đến cái chết tức thì cho nạn nhân. Trong video clip thấy rõ các sĩ quan cảnh sát còn dùng tay đè đầu Garner xuống vỉa hè.
Sau khi đè được Garner xuống, bao quanh bởi bốn sĩ quan, Garner cố nói: "Tôi không thể thở được". Theo quan chức cảnh sát Bill Bratton , xe cấp cứu ngay lập tức được gọi đến hiện trường và Garner đã được vận chuyển đến Trung tâm Y tế Đại học Richmond . Nhưng tim ông đã ngừng đập trông xe, trên đường đến bệnh viện. Tuy nhiên, một đoạn video thứ hai dường như được thực hiện bởi một người đứng ngoài sau đó được phát tán trên mạng cho thấy rằng Garner nằm bất động và không phản hồi vài phút trước khi xe cứu thương đến.
Nhân chứng Ramsey Orta bị bắt
Người thực hiện video clip thứ hai này là Ramsey Orta, một người bạn của Garner.
 
 Ramsey Orta, một người bạn của Garner
 Ramsey Orta arrives at Staten Island Criminal Court.
 Ramsey Orta bị bắt
Ba tuần sau khi ghi hình vụ bắt giữ người bạn của mình trên điện thoại di động, Ramsey Orta lại bị cảnh sát bắt về tội liên quan đến vũ khí dù anh luôn bác bỏ cáo buộc của cảnh sát. Mục sư Al Sharpton tuyên bố rằng việc bắt giam Orta chính là để bịt đầu mối, vì đây chính là một nhân chứng quan trọng có thể tạo thành một xung đột lợi ích.

Pháp y tuyên bố: Đây là Một vụ giết người!"
Ngày 01 tháng 8, người phát ngôn của Hội đồng bác sĩ pháp y- ông Julie Bolcer công bố rằng cái chết của Garner đã được thực hiện như một vụ giết người. Tính đến ngày 3 tháng 12 năm 2014 Bộ Tư pháp
Hoa Kỳ tiếp tục điều tra đối với cái chết.
 
Bồi thẩm đoàn quyết định: Không truy cứu trách nhiệm viên cảnh sát
Một bồi thẩm đoàn được triệu tập để nghe bằng chứng trước khi cân nhắc xem có nên khởi tố hình sự sĩ quan cảnh sát Pantaleo hay không. Ngày 03 Tháng Mười Hai 2014, bồi thẩm đoàn Đảo Staten đã quyết định không truy tố cảnh sát Daniel Pantaleo.
Mời xem một số hình ảnh các cuộc biểu tình

 Người biểu tình mang theo quan tài ghi tên những nạn nhân bị cảnh sát giết trong thời gian gần đây











34 nhận xét:

  1. Vụ bạo loạn Ferguson (Mỹ): “Dao sắc” vẫn chưa gọt nổi chuôi

    VOV.VN - Biểu tình và bạo động sau vụ bồi thẩm đoàn ra phán quyết liên quan đến viên cảnh sát Mỹ bắn người da màu là câu chuyện chưa có hồi kết.

    Có thể nói nước Mỹ đang trải qua những thời khắc khó khăn do các cuộc biểu tình và bạo loạn chưa từng thấy trong nhiều năm gần đây. Đợt 1 là vào tháng 8/2014, ngay sau khi xảy ra sự việc một cảnh sát da trắng (Darren Wilson) bắn chết một thanh niên da màu (Michael Brown) ở thành phố Ferguson, hạt St. Louis, bang Missouri (Mỹ). Đợt 2 là vào cuối tháng 11/2014, ngay sau phán quyết của bồi thẩm đoàn hạt St. Louis. Hàng ngàn người tham gia vào các cuộc biểu tình trên đất của “nền dân chủ hàng đầu” thế giới. Biểu tình kết hợp với bạo động đã không giới hạn trong thành phố Ferguson (nơi xảy ra vụ cảnh sát bắn chết thanh niên da màu Brown), mà còn lan ra nhiều thành phố lớn khác trên toàn nước Mỹ, làm tê liệt giao thông và xáo trộn cuộc sống thường nhật.

    Bạo động trên diện rộng

    Cơn giận dữ của các công dân Mỹ gốc Phi thể hiện không chỉ trong biểu tình mà còn trong các cuộc bạo động, đập phá nhà cửa, cửa hàng, rồi cướp bóc, hôi của. Đã có cả báo cáo về tình trạng bạo lực nhằm vào cảnh sát và đặc vụ FBI (Cục Điều tra Liên bang).


    Người da màu biểu tình ở Ferguson, phản đối cảnh sát da trắng bắn chết thanh niên da màu Brown (ảnh: AFP)
    Đáp lại, giới chức Mỹ phải huy động nhiều cảnh sát được vũ trang tận răng cộng với binh sĩ lực lượng Vệ binh Quốc gia (một dạng quân địa phương và dự bị). Lực lượng công vụ đã sử dụng dùi cui, hơi cay, đạn cao su và vòi rồng để giải tán người biểu tình, trấn áp bạo loạn.

    Nếu như ở nước ngoài, quân đội Mỹ có xu hướng đóng vai trò của cảnh sát quốc tế, thì ở trong nước, cảnh sát Mỹ lại càng ngày được “quân sự hóa”, trang bị như quân đội. Trong thời gian qua, quân đội Mỹ đã chuyển giao nhiều vũ khí và trang thiết bị quân sự cho cảnh sát dùng.

    Tình hình thực địa căng thẳng đến mức đương kim Tổng thống Mỹ Obama phải triệu tập nội các, ra lời kêu gọi các bên kiềm chế.

    Vụ Michael Brown chưa lắng xuống thì dân Mỹ lại hò nhau đổ ra đường biểu tình ở hàng loạt thành phố của Mỹ để phản đối vụ một cảnh sát da trắng khác, tên là Daniel Pantaleo, siết cổ đến chết một người da màu tên là Eric Garner vào tháng 7/2014. Người đàn ông da màu này không mang vũ khí khi bị cảnh sát hành hung. Và tòa án lại một nữa tuyên trắng án đối với viên cảnh sát trong vụ việc.

    Có hãng truyền thông thậm chí còn dự báo về... khả năng ông Obama phải từ nhiệm sớm do các scandal mới này.

    Há miệng mắc quai

    Tình hình hiện nay khiến giới chức Mỹ phần nào rơi vào tình thế khó xử trong quan hệ đối ngoại. Bởi lẽ bấy lâu nay nước Mỹ vẫn hay tự “vỗ ngực” coi mình là dân chủ, văn minh nhất nhì thế giới, và vin nhiều cớ khác nhau để “châm” nước này “chọc” nước kia về vấn đề nhân quyền.


    Lực lượng cảnh sát Mỹ được vũ trang "hầm hố" như quân đội (ảnh: Getty Images)
    Thực tế, khi nổ ra vụ Ferguson, cả Bộ Ngoại giao Nga và Triều Tiên đã lập tức lên tiếng chỉ trích ngược lại Mỹ, với lời lẽ đại loại Mỹ không có tư cách phê bình nước khác về nhân quyền khi bản thân “ốc chưa mang nổi mình ốc”.

    Hiện nay nhiều khả năng Mỹ sẽ không manh động trấn áp thẳng tay các cuộc biểu tình và bạo loạn vì lúc đó nhiều nước khác từng bị Mỹ chỉ trích trong cách xử lý biểu tình sẽ quay lại phản pháo Mỹ.

    Như đã nói ở trên, đích thân Tổng thống Obama đã phải kêu gọi các bên kiềm chế và tìm sự hòa hợp giữa cảnh sát và công dân. Ông Obama cũng cho triển khai các biện pháp điều tra đối với lực lượng thực thi pháp luật, và xúc tiến dự án cấp hàng chục ngàn camera gắn vào cảnh phục để giám sát hoạt động của lực lượng chấp pháp.

    Trường hợp Michael Brown vẫn có nhiều chi tiết chưa rõ ràng, đòi hỏi phải điều tra thêm để xác định ai đúng ai sai và đến mức độ nào (thông tin từ phía các nhà điều tra và lời khai nhân chứng thường trái ngược nhau).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lật ngược lại vấn đề, tỷ lệ tội phạm trong cộng đồng da đen không hề nhỏ. Nhiều người da đen bị giết chết bởi chính người da đen. Và theo nhiều nguồn tin, nạn nhân Michael Brown cũng thuộc diện ngỗ ngược. Đã có cả video ghi lại cảnh nạn nhân vào cướp thuốc lá trong tiệm rồi túm áo và xô đẩy cả nhân viên bán hàng, chỉ một thời gian ngắn trước khi va chạm với cảnh sát và bị bắn chết.

      Tuy nhiên ngay trong trường hợp giả định là Brown đã hùng hổ tấn công viên cảnh sát Wilson thì cách phản ứng của Wilson vẫn có phần thái quá. Hơn nữa, anh ta sau đó được tòa án phán không phải chịu trách nhiệm gì.

      Còn trong trường hợp Garner (bị tố bán thuốc lá lậu), rõ ràng cảnh sát đã hành động quá đà, siết cổ nạn nhân lôi đi khiến nạn nhân tử vong. Hành vi của viên cảnh sát Pantaleo trái với quy định của lực lượng cảnh sát New York. Tuy nhiên, Pantaleo vẫn không hề hấn, không bị truy tố và điều này gây nên cơn phẫn uất trong cộng đồng da màu.


      Một đám đông 10.000 nam giới da trắng đã bất chấp luật pháp, treo cổ 2 thanh niên da đen tại Mỹ vào năm 1930 (ảnh: Corbis)
      Xu hướng sử dụng bạo lực trong giới cảnh sát Mỹ là khó phủ nhận. Cảnh sát Mỹ có thiên hướng hành động trước và hành động một cách dữ dội – điều này khác hẳn với lực lượng chấp pháp ở một số nước thường kiềm chế nổ súng, chờ đến khi tội phạm bắn mình trước rồi mới bắn trả.

      Mới đây, vào hôm 4/12, chính Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder đã công khai thừa nhận trước báo giới rằng cảnh sát Cleveland (bang Ohio) đã lạm quyền và lạm dụng vũ lực, vi phạm Hiến pháp Mỹ một cách có hệ thống.

      Nội bộ chưa yên

      Dù có nhiều bước phát triển, xã hội Mỹ vẫn đầy rẫy mâu thuẫn và vấn nạn, từ suy thoái tài chính (có tính chu kỳ), phân hóa giàu nghèo cho đến nguy cơ đối đầu với nước ngoài và khủng bố. Liên quan đến xung đột giữa cảnh sát (đa phần da trắng) với cộng đồng người da màu, nổi lên hai điểm sau:

      Xóa
    2. Thứ nhất là văn hóa ứng xử giữa người Mỹ với nhau. Nước Mỹ là siêu cường thế giới, lại được coi là nền dân chủ hàng đầu thế giới, nhưng về văn hóa ứng xử, họ vẫn có những vấn đề khiến người ta phải suy ngẫm, như cách phản ứng của người dân nước này trước thiên tai. Khi xảy ra cơn bão Katrina ở Mỹ năm 2005, báo chí đã phản ánh tình trạng bạo lực, cướp bóc và hôi của trong cộng đồng vùng gặp nạn, đối lập với hình ảnh trật tự và kỷ luật của người dân đồng minh Nhật Bản khi họ đối diện với thảm họa “tam” gồm động đất, sóng thần, và sự cố nhà máy điện hạt nhân trên diện rộng năm 2011.

      Trong vụ Ferguson này, ngoài sự bất bình về cách hành xử của cảnh sát và chính quyền, rõ ràng có nhiều kẻ đục nước béo cò đã lợi dụng tình hình để làm liều, cướp phá, và khoét sâu mâu thuẫn giữa người da trắng và da đen.

      Thứ hai, dù sao các sự việc này vẫn phản ánh dấu ấn phân biệt chủng tộc còn rơi rớt khá mạnh trong xã hội Mỹ ngày nay, ngay cả khi nước Mỹ đang “sở hữu” một vị tổng thống gốc Phi và một bộ trưởng tư pháp cũng da màu.

      Cộng đồng da màu ở Mỹ khá nhạy cảm, có lẽ bị đối xử tệ trong nhiều vụ tương tự như thế này rồi, nên khi gặp “chất xúc tác” Wilson-Brown đã bùng phát lên như xăng gặp lửa.

      Lịch sử nước Mỹ gồm một trang đen tối là giai đoạn kinh doanh nô lệ da đen. Thời đó, những người da đen đã bị bóc lột trực diện theo lối cổ xưa, tạo đà phát triển cho nước Mỹ trong một thời gian nhất định.

      Sau khi phe công nghiệp ở miền bắc tiến hành nội chiến đánh bại phe chủ nô ở miền nam, chế độ nô lệ kiểu cũ bị xóa bỏ trên toàn lãnh thổ Mỹ. Thế nhưng tư tưởng kỳ thị sắc tộc đối với người da đen vẫn không hẳn mất đi.

      Những nỗ lực giải phóng của phe miền bắc khi ấy phần lớn là để cung cấp nhân lực da đen dồi dào cho công cuộc phát triển sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa.


      Các thành viên 3K thời trước (ảnh: Bet)

      Một thành viên 3K thời hiện đại (ảnh: AP)
      Phong trào 3K phát triển rầm rộ sau Nội chiến Mỹ như một sự phản ứng với phong trào giải phóng nô lệ trước đó. Nó có 3 thời kỳ chính là giai đoạn nửa sau thế kỷ 19, giai đoạn đầu thế kỷ 20, và giai đoạn những năm 1950-1960. Phong trào 3K khét tiếng với cơ sở xã hội sâu rộng và các hoạt động ngầm, sử dụng bạo lực không nhân nhượng với người da đen, bao gồm các vụ hành quyết man rợ kiểu “lynch” (không cần xét xử) do các đám đông da trắng tiến hành (như thiêu sống, treo cổ...). Người da đen có thể bị hành hình một cách oan nghiệt vì những lỗi rất nhỏ nhặt.

      Một chi tiết đáng lưu ý là trong các thành viên của các hội kín 3K này từng có các vị tai to mặt lớn trong xã hội.

      Về cơ bản phong trào 3K đã tan rã, nhưng bóng ma của nó vẫn còn “lảng vảng” trên đất Mỹ từ thập niên 1970 đến nay, dưới nhiều hình thức khác nhau./.
      http://vov.vn/the-gioi/ho-so/vu-bao-loan-ferguson-my-dao-sac-van-chua-got-noi-chuoi-369199.vov

      Xóa
    3. Người Đất Cátlúc 04:30 9 tháng 12, 2014

      -Nói "Xung đột chủng tộc" sẽ chính xác hơn nói"xung đột sắc tộc". Chủng tộc, biểu niệm màu da. Sắc tộc, biểu niệm nguồn gốc.
      -Nói "Da màu" thuyết phục hơn nói "da đen". Ngoài ý tỏ sự tôn trọng còn mở rộng sự đồng tình của cộng đồng ngoài chủng tộc da trắng. Da màu thì gồm cả vàng, gốc Á; đỏ, thổ dân.

      Xóa
    4. Cụ này nhiễm bệnh giáo làng nên giờ cũng vẫn hay đi "bắt lỗi" người khác về chữ nghĩa.
      Nhưng ở đây chính ông lại mâu thuẫn với bản thân.
      Ông cũng biết khái niệm "da màu" là gồm cả đen, vàng, đỏ.
      Còn ở đây, như trong bản tin CNN mà chủ nhà đã dẫn trong bài chủ: Cuộc biểu tình bắt đầu bởi những người da đen vì cảnh sát giết người da đen, nhưng nay có sự tham gia của nhiều sắc da khác nữa. Vì vậy, bây giờ không còn là chuyện của riêng người da đen mà của cả nước Mỹ.
      Vậy trong trường hợp này không nói rõ "da đen" thì sao có thể biểu thị hết cái khác nhau giữa "ban đầu" với "hiện tại" được?

      Xóa
    5. Mấy bản tin của vov với một thế giới đều theo kiểu bênh mẽo, xuyên tạc trắng trợn sự thật, không nên xài chúng. Không dùng bạo lực để dẹp biểu tình ư? Chính quyền Mỹ xài rồi. Phân biệt chủng tộc ư? Cảnh sát được quân sự hóa đâu phải để chống mỗi người da đen, mà chống lại giai cấp cùng khổ nói chung. Nạn nhân là thành phần bất hảo để biện minh cho việc bắn chết hay đánh chết họ khi họ không có vũ khí và không chống cự ư? Nực cười. Gắn camera theo dõi để làm gì khi tất cả các vụ cảnh sát giết người đều được quay phim lại, và họ chả sao hết. Mỗi năm có hơn 400 mạng người được cảnh sát mỹ tự xử, không cần tòa án. Đấy mới là vấn đề. Con số 90% thủ phạm trong các vụ giết người da đen là người da đen vốn do gã cựu thị trưởng phân biệt chủng tộc của New York đưa ra để biện minh cho việc cảnh sát giết người da đen, đó là sự nhục nhã của truyền thông Mỹ, cách nói đó đại loại như kiểu cảnh sát giết bọn mọi vẫn ít hơn bọn mọi giết nhau, hay đám rợ an nam giết nhau như nghóe nên người mỹ phải đưa quân đội vào giữ an ninh trật tự bằng cách giết bớt một mớ rợ an nam. Báo chí Việt Nam giờ chỉ tuyền lặp lại những thứ ngu dân, phát xít của phương Tây, không nên nghe họ.

      Xóa
  2. Công Nông đối thoạilúc 00:42 9 tháng 12, 2014

    Chính vì Mỹ có một vị ổng tống da đen nên những năm gần đây người ta cứ tưởng nạn phân biệt chủng tổng đã được xóa bỏ ở Mỹ.
    Tiếc rằng sự thật thì ngược lại: Người da đen bị ngược đãi, bị phân biệt đối xử ngày càng tăng lên nhưng ít được dư luận quan tâm. Nỗi uất ức của người da đen bị dồn nén nhiều năm nay. Giờ thì nó gặp chất xúc tác. Và ngọn lửa dữ dội bùng lên.

    Obama liệu có trụ vững sau vụ này?

    Trả lờiXóa
  3. Sở Cảnh sát New York cảnh báo: Nhóm ‘Chiến binh Đen Guerilla Family 'chuẩn bị kế hoạch trả thù cho Eric Garner

    EXCLUSIVE: Sở Cảnh sát New York nhận được thông tin mật từ một điệp viên về mối đe dọa vào tối thứ sáu - ba ngày sau khi một đảo Staten bồi thẩm đoàn quyết định không truy tố sĩ quan Daniel Pantaleo cho cái chết của Eric Garner. Theo đó, nguồn tin khẳng định mối đe dọa sẽ được thực hiện từ ngày thứ bảy và mục tiêu trả thù là tất cả các nhân viên cảnh sát.
    Sở Cảnh sát New York cảnh báo, tất cả các nhân viên đặc biệt cẩn thận. "Hãy mặc áo giáp của bạn và mang súng khi đi làm nhiệm vụ. Ưu tiên của bạn là để an toàn trở về nhà sau khi kết thúc chuyến công tác!"
    Mười thành viên của Nhóm “Chiến binh Đen Guerrilla Family” được phái đi thực hiện kế hoạch trả thù này, nguồn tin thông báo.

    Nguồn: http://www.nydailynews.com/new-york/exclusive-nypd-warned-militant-group-plans-shoot-cops-article-1.2036616

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. https://www.facebook.com/video.php?v=752086411534849&set=vb.667543143322510&type=2&theater

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh "Cái Này" không thấy nhục à?
      Vì lạc đề nên chủ nhà đã xóa rồi mà cố đưa lên?
      Mấy anh rận xĩ Chí Dũng gì đó muốn tố cáo công an "đàn áp" dân lành?
      Xem video clip thì thấy mấy bà tấn công mấy ông nam giới. Chả biết ông nam giới này có phải là cảnh sát không.
      Khiếp, dân gì mà ma cô thế không biết.
      Loại dân này cứ phải mời ông cảnh sát Mẽo Daniel Pantaleo về cho món võ bí kíp KẸP CỔ thì mới trị được. Công an Việt Nam hiền quá...

      Xóa
    2. LOL, thế mà cũng đưa lên, phải 3 4 thằng cảnh sát kẹp cổ 1 người như ở trùm dân chủ thế giới mới ghê, công an đánh dân gì mà dân còn đông hơn công an, tự tin ghê hén.

      Xóa
  6. Câu hỏi đặt ra là tại sao đám dân chủ, cờ vàng đủ loại ở Mỹ, là người gốc Việt mang quốc tịch Mỹ, có quyền lợi thiết thân ở đó, lại không kề vai sát cánh với những người da màu đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền và công lý. Tại sao trong những dịp quan trọng như thế này thì đám cờ vàng mất hút con mẹ hàng lươn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGƯỜI ĐẤT SÉTlúc 11:15 9 tháng 12, 2014

      Anh "Hiệp Sĩ Cửa Lười ơi" Muốn bán món hàng dỏm cũng phải ngó trước nhìn sau, xem "địa bàn" nào làm ăn được. Rao bán trật chỗ cạp đất mà ăn à?

      Xóa
    2. Ngay cả khi cảnh sát Mẽo giết người gốc Việt (đã từng xảy ra khá nhiều) thì hàng trăm Hội đoàn đảng phải của đám cờ vàng Cali cũng im thin thít, nói chi đến chuyện giờ nạn nhân là người da đen?
      Bọn cờ vàng Cali này chỉ hùng hổ với chính đồng bào của mình thôi, như vụ Trần Trường, như vụ bố con ông gì chủ hãng bánh mỳ ở đó nhưng lại mở cơ sở làm ăn ở trong nước.
      Hoặc như vụ "Cờ vàng ba que bị người Mỹ ném vào sọt rác" đó, có đứa cờ vàng nào dám chửi một cô nhân viên bảo vệ người Mỹ đó đâu?
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/thu-gian-chuyen-co-vang-bi-vut-vao-sot.html

      Xóa
    3. Tại sao ư? Bởi vì người việt bên đó còn giết chính người mình nữa là, nói chi đến chuyện bảo vệ, cứ thử treo cờ đỏ sao vàng trước cửa nhà hay treo ảnh Bác Hồ ở bên đó xem, nhẹ thì nó biểu tình làm ầm ĩ, gọi điện thoại khủng bố tinh thần, nặng hơn thì đánh đập, hành hung, và đã có người bị giết rồi đấy; tự do cho bạn nhưng phải theo ý tôi, tởm.

      Xóa
    4. Làng dân chủ&nhân quyền Việt Nam cũng có dự án "Stop Police Killing Civilian" rất hoành tráng dạo nào. Sao không nhân dịp này xuất khẩu sang Mẽo kiếm xèng nhỉ? Thành tỷ phú dollar chứ chả bỡn, gì chứ xèng thì dân Mẽo sẵn lắm. Bỏ vài tỷ dollar mà tiết kiệm được hơn 400 mạng người mỗi năm thì cũng đáng lắm.

      Xóa
  7. Càng ngày càng phục sát đất năng lực của anh em dân chủ Việt. Dân chủ Hong Kong phải gọi bằng cụ. Vừa rồi có thanh niên "17 tuổi bẻ gẫy sừng trâu" "căng cơ mông, phồng cơ ...ít" mới tuyệt thực được dăm ngày đã dừng. Thành tích thua xa dân chủ LS CHH Vũ tuyệt thực 42 ngày mà vẫn béo quay. Dân chủ Việt ủng hộ nhiệt tình cho dân chủ Hong Kong vậy mà không truyền bí kíp tuyệt thực cho đồng đội nhỉ??? không lẽ đồng đội mà lại giấu nghề???

    Trả lờiXóa
  8. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 15:53 9 tháng 12, 2014

    Thưa các bạn đọc thân mến, nhân nói về người da đen ở Mỹ, tôi nhớ đến bài tham luận của bà Josephine Stenson, GS TS. nhà nghiên cứu sử học và bà Lady Borton nhà báo, một người gắn bó với Việt Nam hơn bốn mươi năm qua, cả hai bà đều được mời dự Hội thảo quốc tế nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5-1990 tại Hà Nội. Cả hai bà đều là người Mỹ rất yêu kính Hồ Chí Minh. Tôi xin trích một đoạn bài tham luận của bà Stenson gửi đến các bạn đọc nhé:
    ..."Nguyễn Tất Thành khi đến New York và cũng đến chiêm ngưỡng tượng thần Tự Do như mọi chính khách sau khi đến tham quan thần Tự Do đều ghi cảm tưởng bằng những lời ca ngợi ngôi sao tỏa sáng trên vòng Nguyệt quế và ánh sáng tự do...Duy chỉ có Nguyễn Tất Thành đến xem thần Tự Do nhưng chỉ nhìn dưới chân và ghi: "Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ phụ nữ được bình đẳng với nam giới?".
    Duy nhất chỉ Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân thần Tự Do và ghi lại những ý kiến trên. Nguyễn Tất Thành nhìn số phận con người không chiêm ngưỡng hào quang tỏa sáng từ bức tượng thần Tự Do. Chính vì thế mà hôm nay tôi đến đây tìm đến con người này - Hồ Chí Minh - để xem giữa lời nói và việc làm của ông có tương phản không?
    Hồ Chí Minh quả thật một con người nói và làm đi đôi. Tôi vào nhà ông lục tìm của riêng của ông. Ông không có của riêng. Thật rất lạ và hiếm thấy, chính khách nào khi cầm quyền đều ban hành sắc lệnh tôn trọng và bình đẳng cho phụ nữ nhưng khi sắc lệnh ký xong thì bản thân họ vào nhà thổ cho phép phát triển kỹ nghệ "đàn bà". Thậm chí có một vị Tổng thống có đến 3-4 nhân tình. Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành đứng trước tượng thần Tự Do ghi lại những điều khi mình còn lầm than, rồi khi làm Chủ tịch một nước và khi qua đời, trên giường ông vẫn vắng hơi ấm đàn bà. Con người khi làm Chủ tịch nước 24 năm đến lúc qua đời trên giường không có hơi ấm đàn bà.
    Hồ Chí Minh là một người Cộng sản vĩ đại, một siêu nhân, ông vĩ đại hơn ở chỗ ông là một con người bình thường sống hòa lẫn vào trong cuộc sống của xã hội chứ không phải siêu phàm"...

    Thưa các bạn,
    Bài Tham luận còn dài, nhưng xin dừng ở đây, và mong các bạn thông cảm cho tôi khi trích dài ngoài phần đề cập liên quan đến người da đen ở Mỹ. Nếu dừng ngay đoạn trên kia thì không đưa được một phần bài tham luận này đến với bạn đọc Tienlang.
    Cám ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin phép có ý kiến với bác Người Đất Thép. Bài tham luận trên có đoạn viết "... rồi khi làm Chủ tịch một nước và khi qua đời, trên giường ông vẫn vắng hơi ấm đàn bà. Con người khi làm Chủ tịch nước 24 năm đến lúc qua đời trên giường không có hơi ấm đàn bà...."(hết trích) Tôi thấy bài tham luận tuy có giành nhiều tình cảm tốt đẹp cho Hồ Chủ Tịch nhưng đoạn phát biểu nhận xét trên có vẻ rất không ổn.Lời nhận xét này rất chủ quan, thiếu hẳn tính khoa học. Làm cách nào mà bà Stenson chỉ vài lần nhìn vào giường của Hồ Chủ Tịch là có thể khẳng định Bác Hồ suốt "24 năm... không có hơi ấm đàn bà"???!?!?!? Ối giời ơi. Một lời nhận xét vô cùng phản khoa học và vô duyên như thế sao có thể xem như một lời khen tặng xứng đáng, một đánh giá đúng đắn về con người và nhân cách của Hồ Chủ Tịch được? Mà giả sử như lời khen này của bà Stenson là sự thật đi nữa thì nó cũng làm dấy lên nhiều đàm tiếu, hồ nghi và rất phản cảm. Để khen tặng một nhân cách lớn và giản dị như Bác thì có thể dùng đến vô số hình ảnh, đức tính, cách làm việc, cách xử thế hoặc một cảm nhận, kỷ niệm sâu sắc nào khác về Bác. Chứ chọn một tiểu tiết về đời sống tình dục như một người bất lực hoặc cấm dục để ca ngợi một vĩ nhân như Bác thì tôi nghĩ bà Stenson hoặc là thiếu hiểu biết về văn hóa phương Đông hoặc là khen xã giao nên viết thiếu cẩn trọng, mà cũng không loại trừ khả năng bà ta là kẻ rất thâm. Với tôi thì lời khen này của bà Stenson chẳng khác nào là hàng Trung Quốc, tuy nhìn rất đẹp bắt mắt nhưng bên trong có độc.

      Xóa
    2. Bác Hồ có vợ hay không, có bạn gái hay không đâu quan trọng. Điều quan trọng là Bác Hồ đã làm gì cho đất Việt, cho dân Việt. Đó là:
      - Giành độc lập cho 1 đất nước mấy trăm năm làm nô lệ.
      - Giữ độc lập cho đất Việt trước những ngoại bang xâm lược hùng cường: Pháp, Mỹ, Tàu khựa. Hãy nhìn cách Bác và các đệ tử của Bác cùng dân Việt bảo vệ tổ quốc trước những siêu cường trong những hoàn cảnh khó khăn thì mới hiểu.
      - Mang lại tự do cho cả 1 dân tộc.
      Chính vì điều này Bác Hồ được dân Việt yêu quý. Các bạn dân chủ chỉ dám nói xấu Bác Hồ trên mạng thôi. Ra đường mà nói láo về Bác Hồ, Bác Giáp thì ăn tát vỡ mõm ngay.

      Xóa
  9. Việt Tân, cờ vàng, rận... hết thời rồi!lúc 17:40 9 tháng 12, 2014

    Việt tân, cờ vàng đâu sao không tham gia biều tình đòi quyền sống cho cộng đồng da màu ở Mỹ-trong đó có đám da vàng chúng mày, đám người mà Mỹ từng khinh miệt gọi là chó. Quyền con người bên đó còn tệ gấp trăm lần ở VN, chúng mày chỉ thích bới móc chuyện vặt vãnh ở VN là sao?
    Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thuỷ, Điếu cày,...những ngọn cờ tiêu biểu đấu tranh cho quyền con người khi ở VN, nay sang Mỹ chắc đã sáng mắt ra!
    Nếu cộng đồng người Việt ở Mỹ thiếu người lãnh đạo "dám làm, dám chửi" để đấu tranh đòi quyền con người thì nên mời Bùi Hằng sang xem sao.

    Trả lờiXóa
  10. Ở nước dân chủ thì biểu tình là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa. Vấn đề là nhuoi ta công khai không dấu như mèo dấu cứt. Sai thì công khai rồi tìm cách tháo gỡ. Xh đó như thế nào, tốt hay xấu thì GS Ngô Bảo Châu và bao nhiêu nhân tài chất xám tinh hoa của cả TG biết rõ hơn ai hết chứ k phải mấy kẻ ếch ngồi đáy giếng như chúng ta. Chỉ có điều chúng ta phải nhận thấy rằng có rất nhiều nước có nhiều nghìn năm lịch sử PT mà đã bị nước Mỹ bỏ xa hàng trăm năm khi nước Mỹ mới thành lập được mấy trăm năm. Với một hợp chủng quốc khổng lồ với mấy trăm triệu người làm tài nhiều tật quy tụ từ khắp nơi trên TG mà họ được như ngày nay chứng tỏ họ có một mô hình XH cực kỳ văn minh khoa học và không ngừng cải cách để tiến bộ. Chỉ có những kẻ nhà quê hom hinh ở nơi rừng rú mới mở mồm lố bịch vì lo cho cái mục đính chính trị của mình. Thật hổ thẹn, hãy soi lại mình đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó dấu được nó dấu lâu rồi cưng à, chuyện chúng nó định dùng bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ với Khe Sanh đến tận bây giờ người ta mới biết, 2 quả bom vào nước Nhật với hàng trăm ngàn dân thường bị giết vẫn chưa làm tỉnh óc được bọn chính trị gia Mỹ, thì xá gì vài cuộc biểu tình, phong trào phản chiến của dân Mỹ đối với chiến tranh VN cũng phải mất mấy năm mới có hiệu quả lên mấy cái đầu heo ở Nhà Trắng.

      Xóa
    2. "họ có một mô hình XH cực kỳ văn minh khoa học" mà cảnh sát tự do chẹt cổ giết người ngay trên phố?

      Xóa
  11. Hoàng Trọng Hòalúc 21:38 9 tháng 12, 2014

    Đề nghị Bác Người Đất Thép vui lòng gửi nguyên bài tham luận của bà Josephine Stenson cho Google.Tienlang đăng để độc giả xem cho trọn vẹn cả bài, biết tình cảm của người phụ nữ Mỹ này đối Việt Nam nói chung với Hồ Chủ tịch nói riêng.
    Đề nghị Tienlang gửi lời đến Bác Đất Thép để bác gửi bài cho Blog đăng theo yêu cầu một số độc giả.
    TM nhóm Thanh niên xã hội TP Đà Nẵng.
    Hoàng Trọng Hòa.

    Trả lờiXóa
  12. Tình hình bên Mỹ tương đối phức tạp nguy hiểm vì nhân quyền không có nên bà con lưu ý : Ai có đi du lịch thăm thông liên gia thông gia bên đó, ai thăm con thăm cháu bên đó phải hết sức cẩn thận khi di lai. Các đồng chí lãnh đạo và các gia đình có con cháu học bên đó cũng phải được cảnh báo cho các cháu về sự nguy hiểm này. Các gia đình có ĐK ở VN nên tìm nơi khác thay thế Mỹ để định cư và du học. VN cần thông báo điều này cho tất cả người VN tại Mỹ để họ biết và cần lên án Mỹ để Mỹ cải thiện nhân quyền. Để làm sao nhân quyền của Mỹ cải thiện gần bằng VN, hoặc chí ít cũng phải bằng Cu Ba hay Bắc Triều Tiên. Các đồng chí bên tuyên truyền nên tích cực làm điều này vì sự an toàn của dân Việt tại Mỹ và nhân dân Mỹ. Vì sự tiến bộ và an toàn của TG thì VN ta nên thúc đẩy nhân quyền tại Mỹ.

    Trả lờiXóa
  13. Phân biệt sắc tộc là phản văn minh vậy một nước văn minh như thế mà tệ nạn phân biệt sắc tộc vẫn cao như vậy ? Ồ, biểu tình làm loạn đốt phá cướp bóc khắp nơi chính quyền gọi đến cả vệ binh quốc gia để trấn áp như vậy mà gọi là bình thường như cân đường hộp sữa ư ? Nghe lén khắp thế giới bị phanh phui mà bảo là công khai à ? Sau khi bỏ bom tàn phá đất nước người ta không tìm thấy chứng khí vũ khí giết người hàng loạt thì xin lỗi,gọi là "Sai thì công khai rồi tìm cách tháo gỡ" phải không ? Trước khi nói người khác ếch ngồi đáy giếng thì "Thật hổ thẹn, hãy soi lại mình đi".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phản biện của tôi với Nặc danh21:43 Ngày 09 tháng 12 năm 2014*

      Xóa
    2. Nhầm, xin lỗi.Phản biện của tôi với Nặc danh21:27 Ngày 09 tháng 12 năm 2014

      Xóa
  14. https://vi-vn.facebook.com/DonghanhvoiNoUlúc 01:46 10 tháng 12, 2014

    Cảm ơn vì những thông tin nóng hổi

    Trả lờiXóa
  15. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 14:00 10 tháng 12, 2014

    @ Bạn Năc 08:06 Ngày 10 tháng 12 năm 2014

    Như tôi đã nói trên Comment: tham luận của bà J. Stenson còn dài, tôi chỉ trích phần Bác Hồ đến thăm tượng nữ thần Tự Do (năm 1912) nói về người da đen ở Mỹ và lấy thêm một đoạn ngắn tiếp sau đó thôi. Bài tham luận này dài 5 trang trên vi tính cỡ chữ 16. Bà J. Stenson kể nhiều chuyện lắm, bà ấy đã đi Luân Đôn, Hồng Kông, về nước Mỹ đến nơi Bác Hồ làm việc gần một năm để tìm hiểu với cái nhìn của một nhà nghiên cứu lịch sử chứ không phải bình thường. Bà dành cho Bác một sự kính trọng đặc biệt. Có đoạn bà nói: "Tôi dứt khoát phải trở thành người yêu của Hồ Chí Minh", nếu sinh cùng thời với ông, dù ông không chịu tôi cũng theo đuổi. ( bà stenson nhỏ hơn Bác gần 50 tuổi). Bà Stenson biết có mấy người con gái ở Mỹ ở Nga yêu Bác Hồ nhưng Bác từ chối vì Bác phải lo làm cách mạng, có vợ có con không làm được trách nhiệm người chồng người cha và sẽ bị mật thám phát hiện từ những liên lạc gia đình.
    Nếu Tienlang có yêu cầu, tôi sẽ gửi toàn văn bài tham luận nói trên để bạn đọc xem từ đầu đến cuối thì mới thấy hết ý nghĩa của nó. Và thấy rõ bà Stenson cất công tìm hiểu Hồ Chí Minh khá lâu trước khi đến Việt Nam năm 1990.

    Trả lờiXóa
  16. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 15:59 10 tháng 12, 2014

    ĐÍNH CHÍNH:
    Trong Comment trên đây 14:00 Ngày 10 tháng 12 năm 2014, tôi có nhầm lẫn:
    Bà J. Stenson đi Pháp, Liên Xô cũ, Quảng Châu tìm hiểu về Hồ Chí Minh . Đi Anh Quốc, Hồng Kông tìm tài liệu lưu trữ về Hồ Chí Minh là bà Lady Borton.
    Tiện thể nói luôn cho ai cần: Tham luận này có nhan đề "Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn của thời đại" bằng tiếng Anh, Bản gốc tham luận lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tham luận cũng được in trong kỷ yếu Hội thảo và đã phát hành rộng rãi.

    Trả lờiXóa
  17. Nợ công như chúa chổm, xh có quá nhiều vấn đề, bị các nước láng giềng bỏ xa mà còn lo cho dân Mỹ. Bu b cho nó không xong còn tinh tướng, than kinh dẫm phải đinh.

    Trả lờiXóa