Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Nhân chiến thắng Điện Biên Phủ nghĩ về tầm vóc Việt Nam

Khi còn bé mỗi khi ngước nhìn các bằng Liệt sĩ treo cao trên tường tôi cứ thấy dấu quốc huy với các lá cờ cắm xung quanh sao giống ....quả cà chua. Nhà bạn nào còn mẫu bằng liệt sĩ thời chủ tịch nước Lê Đức Anh thì chắc biết. Lớn xí , biết đọc , tôi đọc được dòng chữ to nhất trên bằng liệt sĩ " Tổ Quốc Ghi Công". Tôi hỏi ba tôi "Tổ Quốc ghi công" là gì. Ba tôi tận tụy giải thích cho tôi.

Ông ngoại tôi là liệt sĩ thời "9 năm" ( cách người dân quê tôi gọi kháng chiến chống Pháp), ông hy sinh lúc mẹ tôi còn bé tí, không có di ảnh . Ký ức về ông ngoại của mẹ tôi rất ít và tôi nghe đến thuộc lòng. Mỗi khi cùng mẹ đi viếng mộ ông ngoại vào mùng hai Tết , mẹ lại kể những kỷ niệm ít ỏi về ông ngoại , là những đêm ông từ chiến khu vê ẵm đứa con gái bé bỏng ra sau chuồng gà hôn hit nựng nịu , thủ thỉ trò chuyện. Trong bóng đêm cô con gái sờ soạn gương mặt cha và ghi nhớ suốt đời
Ông ngoại tôi được an táng ở nghĩa trang liệt sĩ huyện sau một phen phản đối quyết liệt của bà ngoại. Ở nghĩa trang này , các liệt sĩ cùng xã thôn được xếp nằm cạnh nhau. Có một số mộ liệt sĩ ghi sinh quán ở tận Tuyên Quang, Phú Thọ ....Lúc còn bé , tôi tò hỏi mẹ , mẹ nói có lẽ người thân ở quê không biết hoặc không còn ai nên chưa đưa họ về quê. Mẹ bảo họ là đồng chí cùng chiến đấu với ông ngoại và hy sinh cùng nơi. Khi bày bánh trái , trà nước cúng ông ngoại , mẹ sai tôi thắp hương ở các mộ liệt sĩ xung quanh. Mẹ tôi sau khi khấn vái ông ngoại bao giờ mẹ cũng khấn chung " con là ....con ông ...nay ngay đầu năm con đến viếng cha , con mời chư vị bằng hữu của cha con cùng ăn bánh , uống nước với cha con..". Các thân nhân liệt sĩ khác cũng làm như mẹ con tôi nên trong những ngày Tết mộ "liệt sĩ xa nhà" luôn ấm áp nghi ngút khói hương. Tưởng nhớ , hương khói "liệt sĩ xa nhà" dường như là bản năng vì không ai phải bảo ai. Hai năm trước ban quản lý nghĩa trang quy tập hài cốt 15 liệt sĩ hy sinh trong trận công đồn giặc vào một ngôi mộ tập thể , trên bia mộ tôi nhìn thấy toàn các liệt sĩ xa nhà. Sáng mông hai tết , bát hương rất to ở ngôi mộ này chật cứng không còn chỗ cắm,để dâng hương và đốt thuốc lá cúng các cụ , tôi phải nhổ bớt đi.
"Liệt sĩ xa nhà" , ấy là chúng ta nói theo địa lý một cách trần trụi tầm thường chứ với những người con ưu tú của dân tộc này "nhà" của họ chính là Tổ Quốc , dẫu họ nằm ở đâu thì tấm lòng của hậu bối dành cho họ vần vậy.
"Tổ Quốc Ghi Công" không chỉ là cụm từ Nhà nước truy tặng kèm quốc huy , chữ ký nguyên thủ quốc gia mà còn là lòng người nữa các bạn à .
Một dân tộc biết trân trọng lịch sử ,thấu hiểu cái giá của "độc lập tự do " , biết gìn giữ đạo lý "ăn quả nhớ người trồng cây" thì dân tộc ấy sẽ trường tồn.
Một dân tộc từ bùn lầy thực dân đứng lên phá tan xiềng xích thực dân mà mốc son chói lọi là trận Điện Biên Phủ lẫy lừng , có đáng tự hào không ?
Điện Biên Phủ tên địa danh heo hút xa xôi ở một nước nhỏ bé lại trở thành động lực , cảm hứng cho các dân tộc nô lệ ở châu Phi đứng lên giành lấy độc lập đến nỗi năm 60 được gọi là "năm Châu Phi".
Đóng góp cho văn minh nhân loại như vậy có phải là nhỏ không ? Tôi ngạc nhiên vì nhiều bạn dựa vào cái bẳng xếp hạng gì đấy của Tây lông để chê bai nước nhà "không đóng góp gì cho nhân loại".
Tôi tự hỏi các bạn là giống gì ? Nếu các bạn nói các bạn cùng dòng giống với tôi thì tôi nghĩa các bạn nở ra từ một cái trứng ung trong trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
Tôi tự hào vì dân tộc tôi đóng góp cho nhân loại giá trị tinh thần vô giá: quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc của các dân tộc trên hành tinh này
Tôi yêu quý nến độc lập tự do được xây đắp bằng xương máu của bao thế hệ.
Tái khẩu : hôm này là ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ , tôi tưởng nhớ đến các vị anh hùng liệt sĩ. Hết sức nghiêm túc nên tôi không xưng "dượng Durex" như mọi khi và không văng tục. Thế nhưng kon hợm xáp vào tổ lái linh tinh thì tôi "chào thân ái và dí dái " vào mặt không khoan nhượng.

           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét