Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

BÁO PHÁP LUẬT TP. HCM XUYÊN TẠC LỜI ÔNG LÊ DUẨN ĐỂ TUYÊN TRUYỀN CHO TƯ TƯỞNG PHẢN ĐỘNG CỦA NGUYỄN DUY

Ở một bảo tàng lịch sử hiện còn lưu giữ 55.800 bộ hồ sơ tình nguyện lên đường đánh Mỹ
Xem video clip của VTV
Tháng tư 1975 CẢ NƯỚC CÙNG "TIẾN VỀ SÀI GÒN"

Trên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh có bài Triệu người vui, triệu người buồn. Link đây
Trong nhiều năm qua, tôi đã đọc đi đọc lại bài báo này nhiều lần và lần nào cũng cảm thấy khó chịu vì tác giả đã xuyên tạc bịa đặt lời Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn để tuyên truyền cho tư tưởng phản động của nhà thơ Nguyễn Duy. Mới đây, tôi đọc được bài trên Google.tienlang BẠN HIỂU CÂU NÓI CỦA BÁC LÊDUẨN VỀ CHIẾN THẮNG 30/4/1975 NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta, ai ai cũng đã biết câu nói nổi tiếng của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn khi ông lần đầu tiên bước xuống máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất ngay sau ngày 30/4/1975: "Thắng lợi này là của toàn thể dân tộc Việt Nam, không phải của riêng ai”.
GOOGLE.TIENLANG: BẠN HIỂU CÂU NÓI CỦA BÁC LÊ DUẨN VỀ CHIẾN THẮNG ...
Song, chúng ta cần phải hiểu đúng câu nói của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Bác Hồ cũng có câu nói nổi tiếng tương tự “DÂN TA CÓ LÒNG YÊU NƯỚC NỒNG NÀN…”. 
Các từ “Dân tộc Việt Nam” hay “Dân ta” trong câu nói của Bác Hồ, Bác Duẩn là nói đến tuyệt đại đa số người Việt Nam. Trong số đó, đương nhiên không bao hàm những kẻ làm tay sai cho ngoại bang, những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh, Bảo Đại, bố con anh em nhà Ngô Đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu…
Thế nhưng, tác giả bài “Triệu người vui, triệu người buồn” trên báo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh cố tình bẻ cong câu nói của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn để rồi bốc thơm câu nói phản động của Nguyễn Duy.
Nguyễn  Duy là ai? Xin xem một vài bài trên Google.tienlang, ví dụ, bài XUYÊN TẠC VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU- TRÒ HÈN HẠ CỦA ÔNG NGUYÊN NGỌC VÀ ĐỒNG BỌN và bài HẠ BỆ THẦN TƯỢNG VÕTHỊ SÁU- HÀNH VI NGUY HIỂM NHƯNG KHÔNG LẠ CỦA BỌN CƠ HỘI VÀ PHẢN BỘI hoặc bài trên báo chính thống là báo Bình Thuận với tiêu đề "Sự phẫn nộ của công chúng!"
Trở lại với bài báo Triệu người vui, triệungười buồn trên báo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh. Tại bài này có câu “Nhà thơ Nguyễn Duy, trong một tác phẩm của mình, đã viết: Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân đều bại!” Đây chính là tư tưởng phản động của Nguyễn Duy khi báo Pháp luật TP HCM ráp vào Cuộc Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước. Tác giả bài báo cũng như Nguyễn Duy xóa nhòa ranh giới chính/tà, chính nghĩa/phi nghĩa của cuộc chiến. Tác giả bài báo cũng như Nguyễn Duy đã mang “nhân dân” để đối lập với Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo cuộc Kháng chiến chống xâm lược Mỹ. Tác giả bài báo cũng như Nguyễn Duy cố tình xuyên tạc bịa đặt một sự thật lịch sử rằng ngày ấy, chính sự tàn bạo của Mỹ ngụy đã cướp đi những người cha người mẹ, làm tan cửa nát nhà nên những cô bé, cậu bé 11, 12 tuổi như cô Phan Thị Ngọc Tươi, NguyễnThanh Tuấn, Võ Tiến Trung, Chế Trung Hiếu… đã buộc phải cầm súng cùng cả dân tộc đánh Mỹ. Tác giả bài báo cũng như Nguyễn Duy cố tình xuyên tạc bịa đặt một sự thật lịch sử rằng ngày ấy, bản thân tôi cùng lớp lớp tuổi trẻ miền Bắc hiểu sâu sắc câu nói của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi “Còn giặc Mỹ trên đất nước ta thì chẳng ai có hạnh phúc nổi!” Chính vì thế, nghe theo tiếng gọi của Bác Hồ, chúng tôi xếp bút nghiên, viết đơn tình nguyện ra trận, tình nguyện “đi B”! Lớp lớp thanh niên chúng tôi ngày ấy cũng chỉ mười tám đôi mươi, “đi B”, ra trận “mà lòng phơi phới dậy tương lai”. “Đi B”, “Ra trận” chúng tôi biết trước là có thể hy sinh. Nhưng chia tay người yêu, chúng tôi đâu có bi lụy, đúng như nhà thơ Nam Hà đã viết “Đất nước/ Của những người con gái con trai/ Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép/ Xa nhau không hề rơi nước mắt/ Nước mắt để giành cho ngày gặp mặt…” Ở một Bảo tàng lịch sử đến nay vẫn lưu trữ 55.800 bộ hồ sơ tình nguyện ra trận. Nhiều lá đơn được viết bằng máu.
Xem video clip của VTV.
 Tháng tư 1975 CẢ NƯỚC CÙNG "TIẾN VỀ SÀI GÒN"
Những bà mẹ có con ra trận có lo lắng không? Có chứ! Có đau lòng khi nhận tin báo tử của con không? Có chứ! Nhưng những bà mẹ vẫn nén đau, động viên những đứa con khác lên đường! Ngày ấy, không phải chỉ có xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Tây mà khắp các địa phương đều có phong trào “Tặng gậy Trường Sơn cho con em lên đường đánh Mỹ”. Ngày nhập ngũ, chúng tôi xúng xính trong bộ quân phục mới tinh, hàng ngũ chỉnh tề, được các bà mẹ, ông bố làm Lễ “Trao gậy Trường Sơn”. 
Mẹ trong buổi tiễn con lên đường
Đây không phải là chuyện do các văn nghệ sĩ hư cấu, sáng tác ra để tuyên truyền mà đây là chuyện người thật việc thật. Nhạc sĩ Phạm Tuyên chỉ là một “thư ký của lịch sử”, ghi nhận một sự thật lịch sử bằng âm nhạc. Gậy Trường Sơn - huyền thoại của một thời chiến tranh ác liệt, ra đời từ ý tưởng của một người có thật là Phùng Văn Quán- một chàng lính trẻ ra đi từ làng Hòa Xá, xã Hòa Xá (Ứng Hòa – Hà Tây, nay là Hà Nội). Từ làng Hòa Xá, phong trào  “Tặng gậy Trường Sơn cho con em lên đường đánh Mỹ” tự lan tỏa khắp miền Bắc.
Cựu Chiến binh Phùng Văn Quán cùng Chiếc gậy Trường Sơn
Mời mọi người thưởng thức Ca khúc “Chiếc gậy Trường Sơn”, sáng tác Phạm Tuyên, Tốp ca QK 7 trình bày.
Lời bài hát
1. Thanh niên quê tôi làm chiếc gậy hành quân
Đặt cho tên gọi là chiếc gậy Trường Sơn
Luyện cho đôi chân vượt đường xa không mỏi
Luyện cho tinh thần là chỉ tiến không lui.

Gậy trong tay mồ hôi đã bóng
Màu gỗ quê hương mang cả mối tình dân
Như nhắn nhủ những ai lên đường
Mà lời hứa với bao người thân.

[ĐK1:]
Trường Sơn ơi, nơi núi mờ xa mà ta chưa qua
Có suối reo, có gió ngàn cây
Có dốc cao vực sâu mất lối
Mây trắng quyện dưới chân bước bồi hồi
Có nắng lửa đốt thiêu vách núi.

Trường Sơn ơi, ta đến bên người với gậy quê hương
Trường Sơn ơi, ta đã lên đường
Khi lửa tiền phương đang nhắc ta gấp bước đường xa
Khi thù giặc cướp nước cháy bỏng trong lòng ta.

2. Thanh niên quê tôi luyện sức thật dẻo dai
Hành quân đêm ngày cùng súng đạn nặng vai
Người thân yêu trao gậy Trường Sơn khi lên đường
Càng sôi trong lòng bao truyền thống quê hương.

Đạn bom quân thù đang vấy máu
Gương sáng trung kiên bao liệt sỹ còn đây
Như nhắn nhủ những ai lên đường
Mà lời hứa sắt son đừng phai.
Cựu Chiến binh Lê Trọng- Cộng tác viên Google.tienlang
=====

27 nhận xét:

  1. Chắc chắn sẽ chẳng có con chó Mỹ nào trong PLO và lều báo bợ Mỹ như bố thờ Mỹ như cha "Pray For Minnesota" (cầu nguyện cho Minnesota) cả.
    Bọn lều báo ngày nay thua cả bọn ngụy quyền ngày xưa. Ngụy quyền SG ngày xưa bị bắt làm chó. Lều báo ngày nay tự nguyện, tình nguyện làm chó.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn tác giả bài này- ông Cựu Chiến binh Lê Trọng!
    Ông đã nói hộ lòng tôi cùng hàng triệu Cựu Chiến binh trên khắp mọi miền đất nước!
    Chứ nói như báo Pháp luật TP HCM và ông phản động Nguyễn Duy thì hóa ra triệu Cựu Chiến binh ngày ấy làm đơn xung phong đi B chỉ là những con rô bốt vô tri hay sao?
    Tại sao báo Pháp luật Tp HCM dám so sánh những bà mẹ Việt Nam Anh hùng với những bà mẹ có con làm tay sai cho Mỹ?
    Quá vô lý. Quá xúc phạm các Mẹ VN AH! Xúc phạm các CCB!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng nhất trí với quan điểm này; không thể để mất đi ý nghĩa sự cống hiến, hy sinh của các bậc tiền bối cho đất nước này được; báo chí phải trung thành

      Xóa
  3. Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta nhưng phải trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và thiện chí. Đáng buồn là gần đây, một số nghệ sĩ, nhân vật có tên tuổi tuy không phải là người trong cuộc nhưng lại đưa ra những đánh giá, bình luận phiến diện về cuộc kháng chiến, phán xét quá khứ một cách sai lệch, xuyên tạc. Năm ngoái, nhạc sĩ Tuấn Khanh khi trả lời một tờ báo nước ngoài đã nói: “chắc không lâu nữa, 30-4 sẽ được kỷ niệm, chỉ như một ngày tái lập hòa bình và thống nhất trên đất nước này”. Ông ta cho rằng, kỷ niệm ngày chiến thắng không phải là một việc “tử tế”.(!) Cù Huy Hà Vũ, kẻ sinh ra trong một gia đình cách mạng nhưng lại lạc đường. Trong một chương trình trên Đài Châu Á tự do, Cù Huy Hà Vũ nêu quan điểm: Hòa hợp dân tộc không dừng ở hòa hợp giữa hai bên “thắng cuộc” và thua cuộc sau ngày 30-4-1975 mà còn là hòa hợp giữa những người bất đồng chính kiến, những nhà dân chủ với chính quyền hiện nay. Chỉ có thể hòa hợp được nếu chọn chế độ đa nguyên chính trị. Chỉ khi nào “chế độ cộng sản sụp đổ, người Việt mới có hòa hợp hòa giải”.

    Kênh truyền hình SBTN hải ngoại cũng từng có bài đưa quan điểm lệch lạc: Cộng sản và dân tộc như nước với lửa, không thể có hòa hợp dân tộc nếu còn chế độ cộng sản (!). Còn kênh truyền hình Người Việt TV hải ngoại thì kêu gọi muốn hòa giải phải “phục hồi danh dự cho những người trong chế độ Việt Nam cộng hòa”, phải thừa nhận đó là cuộc “nội chiến” và phải xóa bỏ chế độ cộng sản…

    Tác giả Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston (Hoa Kỳ) thì hồ đồ: Thật là một cuộc chiến vô ích và vô nghĩa đối với dân tộc Việt Nam. Vì cả Việt cộng cũng như Việt quốc, không bên nào thành đạt được mục tiêu tối hậu theo lý tưởng của mình, thông qua cuộc chiến “Nồi da xáo thịt”. Rồi từ đó, ông ta nêu quan điểm: “Ước gì, từ nay vào mỗi dịp 30-4 hằng năm, ngày chấm dứt “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc - Cộng” tại Việt Nam, nhà đương quyền Việt Nam đừng ăn mừng như một ngày “Chiến thắng!” nữa mà hãy chủ động đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa đất nước để mau chấm dứt giai đoạn cuối cùng của “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” này; là cái đuôi của “The Vietnam War”. Ông ta cho rằng, đó mới là tạo tiền đề thống nhất toàn lực quốc gia để xây dựng phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, văn minh, tiến bộ ngang tầm cao thời đại; và để có thế lực đập tan cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới”. Tháng 9-2018 vừa qua, tại Washington (Mỹ), cái gọi là “tập hợp vì dân chủ cho Việt Nam” đã tổ chức và làm rùm beng về hội thảo có chủ đề “Nhìn lại chiến tranh Việt Nam”. Họ tiếp tục đưa ra một số luận điểm bịa đặt, phi lịch sử để biện hộ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ kêu gọi: “43 năm qua, Việt Nam vẫn chưa có tự do, vẫn chưa có dân chủ. Thành ra sứ mệnh của người trẻ tại hải ngoại là phải tiếp tục đồng hành, tiếp tục tranh đấu cho tự do và dân chủ.”

    Cũng xung quanh bộ phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” (Chiến tranh Việt Nam) vừa được Mỹ công chiếu, một số người trong nhóm gọi là Văn Đoàn Độc lập đã tung hô và xét lại lịch sử. Họ cho rằng: Việt Nam cũng nên noi gương Mỹ, “nhìn lại lịch sử” cuộc chiến tranh sau 50 năm, để có cái nhìn khác về cuộc kháng chiến. Tham gia ca ngợi bộ phim có những người như Nguyên Ngọc, Huy Đức, Bùi Tín… Họ đưa ra nhận định ảo tưởng: “Có nhất thiết phải qua chiến tranh mới giành được độc lập không? Giá chúng ta tìm một con đường khác ít xương máu hơn cho nền độc lập của đất nước thì quý biết nhường nào?”.

    Chiến tranh đã kết thúc 44 năm, nhưng vẫn còn không ít người nhai lại những luận điệu cũ rích: “Cuộc nội chiến giữa Cộng sản và Quốc gia (?)”, “Cuộc chiến tranh ủy nhiệm” của 2 phía (tư bản và cộng sản) trong chiến tranh lạnh. Đó thật sự chỉ là những lời dối gian, xóa nhòa lịch sử, không thể mang lại những nhận thức tích cực cho hiện tại.

    Trả lờiXóa
  4. Khi nhìn về các sự kiện lịch sử nói chung, về chiến thắng 30-4-1975 nói riêng, cần có cái nhìn khách quan, toàn diện, không được thiên kiến hoặc lồng động cơ chính trị để tô hồng hay bôi đen sự thật lịch sử. Những luận điệu xuyên tạc như đã nói ở phần trên, dù có núp dưới danh nghĩa hoặc chiêu trò nào cũng không thể phủ nhận được bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là cuộc đối đầu giữa nhân dân Việt Nam chống lại đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai nhằm giành lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Đó hoàn toàn không phải là cuộc “nội chiến” hai miền hay “chiến tranh mang tính ý thức hệ” như luận điệu xuyên tạc lịch sử.

    Để có được ngày toàn thắng 30-4-1975, nhân dân Việt Nam đã trải qua mấy chục năm chiến đấu gian khổ, hy sinh to lớn với hơn 3 triệu đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống; hàng vạn làng mạc, thành phố bị san phẳng; nhiều di chứng của cuộc chiến đến nay vẫn còn phải tiếp tục khắc phục. Nhưng qua cuộc chiến, Việt Nam một lần nữa lại chứng tỏ trước lịch sử và thế giới về một đất nước kiên cường, bất khuất với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Còn non, còn nước, còn người/ Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” (Hồ Chí Minh). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) của Đảng khẳng định: Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

    Tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng còn xuất phát và thể hiện ở khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước, như Bác Hồ đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

    Ngay như nhiều chính khách, tướng lĩnh của đối phương cũng thừa nhận sai lầm trong cuộc chiến của họ tại Việt Nam. Robert McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, người được xem là “kiến trúc sư” của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong cuốn hồi ký mang tựa đề “Hồi tưởng” xuất bản năm 1995 đã thẳng thắn thừa nhận 11 sai lầm mà Hoa Kỳ đã phạm phải trong cuộc chiến tranh này. Đáng chú ý, ông thừa nhận có những sai lầm sau: “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của tinh thần dân tộc có thể huy động nhân dân đấu tranh và hy sinh vì đức tin và giá trị của họ”. Và: “... Chúng ta không chịu nhận thức về cái gì là lợi ích tốt nhất của đất nước và dân tộc khác”, “Chúng ta không được Thượng đế ban phát quyền nhào nặn một dân tộc khác theo hình ảnh của chúng ta…”. Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, viết: “Hà Nội chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ. Và một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Việt Nam, chiến thắng vào năm 1975…”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chiến thắng 30-4-1975 là thắng lợi của chính nghĩa và tinh thần dân tộc quật cường, một mốc son chói lọi trong trang sử oanh liệt chống xâm lược, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước và là niềm tự hào to lớn của những người Việt Nam yêu nước, của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới. Thắng lợi ấy, không chỉ chúng ta mà ngay cả nhiều người từ phía bên kia cũng đã thừa nhận. Cho nên những tiếng nói cho rằng 30-4 là ngày “quốc hận”, “đen tối”, ngày “chúng ta rơi vào những âm mưu chính trị và là nạn nhân của các thế lực ngoại bang” trở nên lạc lõng, với thái độ hằn học và ý đồ cố tình xuyên tạc lịch sử, thực tiễn.

      Sau khi đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách và giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ một đất nước nghèo nàn, cơ sở vật chất-kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình. Riêng năm 2019, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra; chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 tăng 7,02%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (6,6 -6,8%), là năm thứ hai liên tiếp kể từ năm 2011 GDP tăng hơn 7%...

      Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có đầy đủ cơ sở để khẳng định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

      Lịch sử đã sang một trang mới kể từ ngày 30-4-1975. Nhà báo người Đức Borries Gallasch là phóng viên nước ngoài có mặt ở Dinh Độc Lập trong buổi trưa lịch sử đó đã thuật lại sự kiện này trong cuốn Ho-Chi-Minh Stadt: Die Stunde Null (Thành phố Hồ Chí Minh, giờ khắc số không). Khi Gallasch tiến vào đến giữa sảnh của dinh thì cửa thang máy bật mở, bước ra là tổng thống Dương Văn Minh, thủ tướng Vũ Văn Mẫu và một vài người đi từ dưới hầm lên. Dương Văn Minh nói với Gallasch: “Thật tốt cho anh khi có mặt ở đây. Anh sẽ chứng kiến sự chuyển đổi vận mệnh của đất nước tôi vào tay những người xứng đáng hơn”...

      Hai mươi năm sau, khi quay trở lại Việt Nam, ông Robert McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, đã phát biểu trước báo chí: “Thời gian quả là dài nhưng nó giúp con người ta nguôi đi những dằn vặt về những việc đã làm. Điều làm tôi thực sự cảm động là tôi không hề nhận thấy sự hận thù nào trong ánh mắt của người Việt Nam đối với tôi. Một Việt Nam thanh bình, dẫu chưa phồn vinh nhưng quả là đẹp. Một đất nước như thế, một dân tộc như thế thì họ từng đứng vững trong quá khứ và sẽ tiến lên trong tương lai là điều không thể tranh cãi”…

      Một sự kiện lịch sử, một đất nước với tiền đồ xán lạn được chính đối phương thừa nhận. Và, sự thật ấy đang hiển hiện từng ngày về những đổi thay, ngay cả khi đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới những tháng qua thì sự ưu việt của chế độ, tinh thần đại đoàn kết, tương thân tương ái của người Việt Nam tiếp tục được chứng minh và lan tỏa.

      Những kẻ nhân danh “dân chủ”, tiếng nói của “giới trẻ”, núp dưới các chiêu trò “khảo sát”, “phỏng vấn” và tự cho cái quyền đưa ra “khuyến nghị”, thực chất là xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, kích động hận thù, phá hoại công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Đó là luận điệu thể hiện sự vong ân, xúc phạm xương máu của cha ông, chắc chắn bị lên án và thất bại trước ánh sáng thông tin chính nghĩa của sự thật và lịch sử.

      Xóa
    2. bạn Lê Thiệu nói rất có lý

      Xóa
  5. Nhiều người cộng sản phản bội lại lý tưởng mà họ từng lưa chọn đi theo?
    Người tư sản thì cũng có phản bội nhưng cách khác và rất ít, ít hơn người cộng sản.
    Vì sao vây? Các vị nhiều lý luận hãy giải thích cho thật đúng và phải làm sao để ngăn chặn chuyện người cộng sản phản bội?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 19:47 29 tháng 5, 2020

      Bạn Nặc danh18:16 29 tháng 5, 2020 nói sai rồi!
      Bạn nói rằng
      ----
      "Nhiều người cộng sản phản bội lại lý tưởng mà họ từng lưa chọn đi theo?
      Người tư sản thì cũng có phản bội nhưng cách khác và rất ít, ít hơn người cộng sản."
      ===
      Theo tôi, Những người cộng sản phản bội lại lý tưởng mà họ từng lưa chọn đi theo như Nguyễn Duy, Nguyên Ngọc... chỉ là những con rận bọ. Số này rất ít trong tổng số những người cộng sản.
      Hàng triệu Cựu Chiến binh VN có suy nghĩ, có quan điểm kiên định như bác CCB Lê Trọng- tác giả bài viết này.

      Xóa
    2. Bạn Thuận nói đúng đó, những người phản bội lại lý tưởng mà họ lựa chọn là những người lập trường không vững vàng, số này rất ít; nếu không thì làm gì có được Việt Nam như ngày hôm nay

      Xóa
  6. Sự phẫn nộ của công chúng!

    BP - Thời gian gần đây, dư luận trong nước phẫn nộ trước hành vi đáng xấu hổ của một nhóm người trong cái gọi là Văn đoàn độc lập, đứng đầu là Nguyên Ngọc. Nhóm người này tụ bạ lại với nhau tại một quán cà phê ở thành phố Hồ Chí Minh rồi quay video/clip phát tán lên mạng câu chuyện xuyên tạc bịa đặt về người nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
    Quả đúng là những kẻ đang điên cuồng chống phá Đảng, phá hoại đất nước đã không từ một thủ đoạn nào. Thời gian qua, chúng không ngừng nghỉ việc nói xấu Đảng, Nhà nước và cả các đồng chí lãnh đạo ở Trung ương và nay chúng lại bôi bẩn hình ảnh nữ anh hùng Võ Thị Sáu.

    Người “cầm cái” trong câu chuyện cố tình xuyên tạc của nhóm người này là Nguyễn Duy. Ông ta bịa như thật về việc được một người có tên là Bé Bê kể lại. Bé Bê là con của một người đàn ông Pháp và một phụ nữ gốc Hoa sống ở Sài Gòn trước năm 1975. Công việc thường ngày của Bé Bê là tiếp phẩm, tiếp lương cho quân Pháp ở đồn Đất Đỏ. Nhiệm vụ của chị Võ Thị Sáu là dùng lựu đạn để giết chết Bé Bê. Nhưng đúng hôm nhóm của chị Võ Thị Sáu có ý định dùng lựu đạn thì Bé Bê lại không có mặt trong đoàn lính tiếp phẩm nên chị Sáu đã dùng lựu đạn ném vào khu chợ khiến nhiều người bị thương. Sau này, trong một lần quay trở lại huyện Đất Đỏ, nơi có tượng và nhà lưu niệm của anh hùng Võ Thị Sáu, Bé Bê đã chỉ vào tượng chị Sáu mà nói rằng, chính bà này định giết tôi! Nguyễn Duy còn kể một người làm phim về chị Sáu đã xác nhận, người em ruột của chị Sáu nói chị Sáu bị “chập”. Và cũng với tư duy bị “chập”, Nguyễn Duy kết luận: Chỉ người bị “tâm thần” thì trước khi bị bắn mới ngắt hoa cài lên tóc mà thôi (!?)

    Từ những thông tin bịa đặt nêu trên, nhóm người này cho rằng dân chúng Việt Nam hiện tôn vinh một người “tâm thần” và quy kết những người làm thơ, viết nhạc, làm phim về chị Võ Thị Sáu đã “phịa” ra mọi chuyện liên quan đến nữ anh hùng. “Nhà dân chủ” Nguyễn Quang A còn bộc lộ ý đồ đen tối của mình khi quay và tung clip của nhóm Văn đoàn độc lập bôi nhọ chị Võ Thị Sáu lên mạng. Trên kênh youtube của mình, Nguyễn Quang A cho biết, sau khi nghe câu chuyện này, ông ta đã quyết định ra Côn Đảo xem người ta làm du lịch tâm linh thế nào... Không biết Nguyễn Quang A đã thấy những gì, nhưng thực tế tại Côn Đảo, dân chúng trong cả nước và rất nhiều du khách nước ngoài nườm nượp bất kể đêm ngày đến viếng mộ chị Võ Thị Sáu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong quan niệm tâm linh của người Việt Nam, người con gái chết trẻ rất linh thiêng. Dữ liệu có thực là chính nhiều đời cai ngục Côn Đảo đã từng phá mộ chị Sáu đều gặp tai họa và chính họ khiếp đảm phải bí mật lập bàn thờ “cô Sáu”. Có tên chúa đảo nhiều lần phá mộ “cô Sáu” nhưng cứ phá hôm trước, qua đêm lại được dựng lại, chứng tỏ người dân ở Côn Đảo rất ngưỡng mộ “cô Sáu”. Thậm chí câu cửa miệng của người dân ở đây khi cam kết điều gì đều nói “có cô Sáu chứng giám” đã cho thấy chị Sáu thực sự được dân chúng tôn thờ như “thần thánh”, bởi sự hy sinh vì nước, vì sự kiên cường, hiên ngang của chị.

      Như vậy, một câu chuyện bịa đặt với sự tham gia của hầu hết các “nhân sĩ trí thức” trong cái gọi là “Văn đoàn độc lập” và nhà tài trợ chính là “nhà dân chủ” Nguyễn Quang A đã cho thấy đây không phải là cuộc trò chuyện phiếm kiểu “trà dư tửu hậu” của những văn nghệ sĩ, mà là một sự sắp đặt cố ý của những kẻ mang lòng hận thù với những thành quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã giành được trong các cuộc kháng chiến gìn giữ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Và ngay lập tức, đoạn clip xuyên tạc, bôi nhọ hình tượng chị Sáu đã được các thế lực thù địch, phản động tung hô như là “bằng chứng” để nói rằng Đảng Cộng sản Việt Nam dựng lên một nữ anh hùng không có thật nhằm cổ vũ dân chúng đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Thực ra việc tung tin chị Võ Thị Sáu bị “tâm thần” đã được những kẻ cơ hội mang danh “nhà dân chủ” dựng lên từ lâu. Có khác chăng là nay lại được thổi lên bởi các “diễn viên” của nhóm Văn đoàn độc lập mà thôi.

      Nhưng không chỉ có nữ anh hùng Võ Thị Sáu bị chúng bôi nhọ. Còn một số anh hùng, liệt sĩ khác cũng bị chúng xuyên tạc là “không có thật”, hay tầm thường hóa hình tượng các anh hùng như Bế Văn Đàn, Nguyễn Viết Xuân, Tô Vĩnh Diện... Đặc biệt, chúng đã còn cố công dựng lên nhiều chuyện để nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Điều đó càng cho mọi người thấy rõ dân chúng càng tôn vinh ai thì chúng càng tung tin bịa đặt về người đó. Thậm chí, chúng còn lật ngược lại lịch sử, ca ngợi những nhân vật đối lập với cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ để hạ bệ những anh hùng yêu nước. Núp dưới danh nghĩa “phục dựng tư tưởng Phan Chu Trinh”, mục tiêu của chúng là nhằm lên án Đảng Cộng sản Việt Nam chọn con đường đánh đổ ngụy quyền, đánh đuổi ngoại bang là sai lầm. Rằng đáng lý chọn con đường “thỏa hiệp” cũng sẽ giành được độc lập, lại không bị đổ máu... Thế nhưng qua các màn kịch vụng về, qua các lập luận loanh quanh và ngớ ngẩn của chúng, bất cứ người nào đọc cũng đều thấy rõ mục đích của việc xét lại lịch sử, hạ bệ thần tượng, anh hùng dân tộc của chúng đều nhằm hạ uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới đòi xóa bỏ Đảng.

      Trên con đường phát triển đi lên, đất nước ta còn phải đối mặt với rất nhiều chông gai, thử thách, trong đó có cả những chuyện nghiêm trọng như nạn tham nhũng, cơ hội, ô dù... Bởi thế, chúng ta rất cần những ý kiến phản biện có tâm, có trí, giống như cần bác sĩ chẩn bệnh và kê toa thuốc phù hợp để chữa trị những căn bệnh nan y. Thế nhưng “phản biện” như nhóm Văn đoàn độc lập trong chiến dịch bôi nhọ anh hùng Võ Thị Sáu thì chỉ mang lại sự phẫn nộ cho công chúng mà thôi!

      Báo Bình Phước
      https://baobinhphuoc.com.vn/Content/su-phan-no-cua-cong-chung-59568

      Xóa
    2. bạn Thảo Linh nói rất có lý

      Xóa
  7. Trần Thị Thuậnlúc 20:00 29 tháng 5, 2020

    Nguyễn Duy thực ra là một nhà thơ xoàng xĩnh.
    Nguyễn Duy khởi nghiệp thơ của mình từ cuộc thi thơ năm 1972 – 1973 do Báo Văn ngệ tổ chức và được giải nhất (đồng hạng cùng Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm và Nguyễn Đức Mậu) với chùm thơ: “Bầu trời vuông”, “Tre Việt Nam”, “Giọt nước mắt và nụ cười” và “Hơi ấm ổ rơm”. Đọc kỹ, có thể thấy thơ Nguyễn Duy còn lẫn với sạn, nhưng vì mục đích “mở rộng cánh cửa đền đài thi ca” cho lớp trẻ mà Ban giám khảo lúc ấy đã chiếu cố cho Nguyễn Duy.
    Thừa thắng xông lên,”phát kiến” ra kết từ/ trợ từ “là” trong tiếng Việt như không thể thiếu trong thơ; Nguyễn Duy cứ thế vung vít: Nào “ở đây là tấm lòng ta/ sông dài núi rộng cũng là ở đây”, nào “trong veo là nắng với trời”, nào “bao nhiêu là giọt mưa rào”, nào “bao nhiêu là bóng siêu nhân”, nào “cũ xưa đến vậy là cùng” .v.v… Vì vậy, có người tinh ý nhận ra, ngay từ đầu, thơ Nguyễn Duy nửa như tấu nói, nửa như hò vè quả không sai. Mà tấu nói và hò vè thì chỉ hợp với không gian xúm xít chứ với những ai muốn đến với văn chương đích thực để suy tư và chiêm nghiệm thì chắc rằng họ không muốn lãng phí thời gian.

    Sau hơn hai chục năm tấu thơ, có ngày Nguyễn Duy hết vốn tuyên bố ly thân với nàng thơ để nhập hội những nhà dân chủ … cuội, bịa đặt chính trị, viết/nói xỏ xiên. Mới đây, tại quán cà phê Sỏi Đá ở phố Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy diễn trò trước Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Bùi Chát, Hoàng Dũng, Phạm Xuân Nguyễn .v.v… được Nguyễn Quang A ghi hình lại.

    Về tư tưởng, Nguyễn Duy đã lộ hình phản động từ năm 1989 khi viết bài "Hà Giang 1989".
    Trong bài này có câu
    "AQ túm tóc Chí Phèo
    Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua "


    Hai câu này được báo Tuổi trẻ khen là hai câu BẤT HỦ!
    https://tuoitre.vn/nghe-nguyen-duy-dan-tho-tu-chuyen-lang-sang-chuyen-nuoc-1332234.htm

    Trả lờiXóa
  8. Nói nhiều người cộng sản phản bội lý tưởng của họ từng chọn cũng đúng vì nhiều là bao nhiêu? Năm bảy người cũng thuộc số nhiều rồi. Nói ít thì cũng có người đồng tình song cũng có người không.
    Thử nêu ra một số cái tên từng là cán bộ, đảng viên đã phản lại lý tưởng xem nhé, chắc chắn tôi nêu chưa hết đâu.
    Bùi Tín, Nguyên Ngọc, Tương Lai, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Quang A, mấy người mang hàm cấp tá CA, QĐ tôi không nhớ tên, v.v...Và còn nhiều người khác chưa nêu ở đây.
    Nếu gom những người vi phạm luật pháp vì tham nhũng, vì cá nhân chủ nghĩa (cá nhân chủ nghĩa là kẻ thù của người cộng sản) vào một rọ với kẻ phản bội thì số lượng hàng mấy chục người cộng sản từng mang chức to Uỷ viên BCT, Bộ trưởng, v.v...rõ ràng là nhiều chứ không ít.
    Đó là ở VN.
    Còn ở Trung Quốc thì rất rất nhiều. Kể thêm những kẻ phá nát Đảng cộng sản, làm sụp đổ Liên Xô như Gốp-ba-chốp, En-xin, v.v...thì rõ ràng người cộng sản phản bội lý tưởng của họ từng theo là nhiều, gây tai hại ghê gớm lắm chứ.
    Nên nhớ ở Việt Nam Đảng Cộng sản có hơn 4 tiệu đảng viên, nhưng quyền hành quan trọng tập trung cho người có chức vụ cao mới tác động lớn đến sự tồn tại của Đảng nếu họ tốt thì Đảng vững, nếu họ xấu thì Đảng lung lay. Còn những đảng viên thường thì vai trò cũng thường không tác động nhiều đến nguy cơ sống còn của Đảng.

    Trả lờiXóa
  9. Bộ Giáo dục là lũ ngu khi lấy đoạn văn thơ của tên phản động Nguyễn Duy làm đề thi!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/07/hoan-nghenh-ai-ptth-ha-noi-co-quan-bao.html

    Trả lờiXóa
  10. Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018
    Hoan nghênh Đài PTTH Hà Nội- CƠ QUAN BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG THỨ HAI LÊN ÁN NHÓM LẬT SỬ NGUYÊN NGỌC, NGUYỄN DUY...

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/07/hoan-nghenh-ai-ptth-ha-noi-co-quan-bao.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hầu hết cơ quan báo chí chính thống đều im lặng trước sự xuyên tạc lịch sử của Nhóm Nguyễn Ngọc, Nguyễn Duy, bôi nhọ Người Anh hùng Võ Thị Sáu. Dư luận còn bức xúc hơn khi mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo còn lấy một đoạn trong bài thơ của kẻ lật sử Nguyễn Duy đưa vào nội dung đề thi tốt nghiệp PTTH!
      Và đây, lần thứ hai, Google.tienlang thấy có cơ quan báo chí chính thống lên tiếng phê phán Nhóm lật sử Nguyễn Ngọc, Nguyễn Duy. Đó là Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội.

      Mời mọi người xem video clip.




      Chúng tôi nói đây là “Lần thứ hai” thấy một cơ quan báo chí chính thống lên tiếng phê phán Nhóm lật sử Nguyễn Ngọc, Nguyễn Duy. Cơ quan báo chí chính thống đầu tiên lên tiếng kiên quyết về chủ đề này là Báo Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Chí Hiếu làm Tổng Biên tập.

      Xóa
    2. Báo Văn Nghệ Tp Hồ Chí Minh số 507 ra ngày 26/7/2018
      Trong số này có bài nên đọc là bài của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nick Tuan Nguyen là bài Không được xuyên tạc Lịch sử.
      http://tuanbaovannghetphcm.vn/khong-duoc-xuyen-tac-lich-su-so-507/
      Dù hoan nghênh và cảm ơn Đài PTTH Hà Nội lên tiếng về sự xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Người Anh hùng Võ Thị Sáu của Nhóm Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy nhưng vẫn có chút chưa hài lòng vì nhà đài chưa dám gọi đích danh những kẻ lật sử. Và, nhà đài chưa lên tiếng về kẻ xuyên tạc bịa đặt khác là Phan Huy Lê khi cố tình hạ bệ người Anh hùng thiếu niên khác là anh Lê Văn Tám. (Xem loạt bài trên Google.tienlang theo link http://googletienlang2014.blogspot.com/2017/09/nhom-bien-tap-googletienlang-se-xuc.html)
      Trong Clip dài khoảng hơn 5 phút do ông Nguyễn Quang A là người cầm máy quay với sự tham gia nhóm đủ các gương mặt của Văn đoàn độc lập như Nguyễn Duy, Phạm Xuân Nguyên, Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Hoàng Dũng, …

      Xóa
  11. Báo chí là phải tôn trọng sự thật

    Trả lờiXóa
  12. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, cho nên phải trung thành với sự thật

    Trả lờiXóa
  13. Nói như báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh thì hàng triệu thanh niên tình nguyện "đi B" đều là những kẻ ngu dốt???
    ----
    Tập quyết tâm thư và đơn tình nguyện nhập ngũ

    Phần trưng bày: “Quân khu 3 – Hậu phương lớn của tiền tuyến lớn” của Bảo tàng Quân khu 3 có giới thiệu sưu tập hiện vật Quyết tâm thư và Đơn tình nguyện nhập ngũ của thanh niên Quân khu 3 viết trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là những hiện vật tiêu biểu thể hiện ý chí sắt đá của thế hệ cha anh đi trước trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, một thời kỳ khốc liệt nhưng cũng đầy kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.
    Sức trẻ, nhiệt huyết, sự quyết tâm, nghị lực cùng ý chí sắt đá và niềm tin son sắt vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Sự căm phẫn tột cùng cuộc chiến tranh phi nghĩa mà đế quốc Mỹ gây ra đã hằn sâu vào tâm khảm lớp lớp thanh niên ngày ấy. Mặc dù biết rằng ra đi là hy sinh, gian khổ, nhưng thế hệ thanh niên Quân khu 3 quyết tâm lên đường để thực hiện hoài bão của mình: “Nước còn giặc ta còn đi đánh giặc/ Chiến trường giục giã bước hành quân!”.


    Tập quyết tâm thư và đơn tình nguyện nhập ngũ trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 3. Ảnh Văn Nhuận.

    Với tính chất vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến, địa bàn Quân khu 3 là căn cứ chiến lược chủ yếu của hậu phương quốc gia, đồng thời là chiến trường ác liệt chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ; vừa sản xuất, vừa chiến đấu, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” đã trở thành khẩu hiệu hành động của mỗi chiến sĩ, mỗi người dân châu thổ sông Hồng. Từ đây đã có hàng nghìn lá đơn tình nguyện, trong đó có nhiều lá đơn được viết bằng máu xin lên đường tham gia đánh Mỹ cứu nước.

    Đặc biệt Tập quyết tâm thư của thanh niên trên địa bàn Quân khu 3 được viết bằng máu xin thề: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đơn xin tình nguyện nhập ngũ không thời hạn được viết bằng máu của đồng chí Đào Văn Đức, sinh năm 1946 ở Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh viết ngày 7/3/1965: “... Hiện nay đế quốc Mỹ ngày càng trắng trợn xâm phạm lãnh thổ Việt Nam nên tôi làm đơn này đề nghị với Bộ Quốc phòng và Trung ương Đoàn cho tôi được nhập ngũ vào Quân đội nhân dân Việt Nam không thời hạn và xin được chiến đấu giành thống nhất Tổ quốc và giải phóng miền Nam”.

    Đơn tình nguyện của đồng chí Đỗ Bá Sự (khi đó 45 tuổi) ở thôn Trung Châu, xã Đông Kinh, tỉnh Hưng Yên viết năm 1965: “... Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam nước ta. Hàng ngày chúng chà đạp, bắn phá, giết hại gây bao nhiêu cảnh đau thương tang tóc cho đồng bào ta... Vậy tôi làm đơn thiết tha đề nghị với cấp trên cho tôi được nhập ngũ, trực tiếp cầm súng giết giặc, giải phóng quê hương, trả thù cho đồng bào miền Nam ruột thịt…”.


    Hiện vật “đơn tình nguyện vào phân đội dự bị” (SĐK BTQK3: 46-Gi2). Ảnh Văn Nhuận.

    Đơn tình nguyện của Nguyễn Thị Mai Trăm ở xã Yên Mông, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình viết ngày 21/6/1968: “Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng. Tổ quốc cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên. Vì thế hiện nay giặc Mỹ đang tăng cường đánh phá nước Việt Nam ta và gieo tang tóc đau thương đến với đồng bào hai miền Nam, Bắc. Nên tôi làm đơn này xin gia nhập hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam để làm nhiệm vụ đánh Mỹ, cứu nước cho đến ngày thống nhất Tổ quốc…”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, trên địa bàn Quân khu 3 đã có 1,7 triệu thanh niên, hàng chục sư đoàn và trung đoàn, hàng trăm tiểu đoàn, hàng chục vạn thanh niên xung phong, hàng ngàn cán bộ các ngành tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng chính quyền cách mạng ở miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Cam-pu-chia.[1]


      Quyết tâm thư viết bằng máu. Ảnh Văn Nhuận.

      Hiện nay, trên địa bàn Quân khu có hơn 800 tập thể, 284 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 19.800 mẹ Việt Nam anh hùng, 114.149 thương binh, 60.100 bệnh binh, 222.308 liệt sĩ, số người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam đi-ô-xin là 59.139 đồng chí, thể hiện sự đóng góp sức người, sức của vô cùng to lớn của quân và dân Quân khu 3 trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của đất nước.

      Tập quyết tâm thư và đơn tình nguyện nhập ngũ hiện trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Quân khu 3, các số đăng ký BTQK3: 218-G23, 219-Gi24, 220-G25, 1264-Gi88, 1267-Gi90 gây sự chú ý đặc biệt đối với khách tham quan. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau lòng tự hào sâu sắc về truyền thống đấu tranh cách mạng của lớp lớp những người đi trước và tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam./.

      [1] 17 năm từ 1958 - 1975 đã tuyển gần 1,4 triệu quân chiếm gần 11% dân số của Quân khu, trong đó tỉnh Thái Bình có tỷ lệ cao nhất chiếm tới 13,7% dân số). Từ năm 1967 – 1975, Quân khu đã chi viện cho các chiến trường 606.480 cán bộ chiến sỹ, với 3 sư đoàn hoàn chỉnh (320, 304, 341); 3 khung sư đoàn (330, 320b, 338); 15 trung đoàn hoàn chỉnh, 2 khung trung đoàn; 903 tiểu đoàn; 66 đại đội.

      Nguồn: Văn Nhuận – Bảo tàng Quân khu 3
      http://btlsqsvn.org.vn/Artifacts/bai-viet/tap-quyet-tam-thu-va-don-tinh-nguyen-nhap-ngu-6773

      Xóa
  14. Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn .

    Trả lờiXóa