Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

SÁNG MÙA ĐÔNG, GỬI TẶNG NGOẠI BÀI HÁT “MÀU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI”

 

Sáng nay, 18/12/2020, thời tiết ở Tp Hồ Chí Minh là 30 độ nhưng ngoài Hà Nội bây giờ chỉ có 12 độ!

Tôi quan tâm thời tiết Hà Nội là bởi ngoại tôi không được khỏe. Hơn 1 tháng nay gia đình đã đưa ngoại ra Bv 108 để điều trị, nghỉ ngơi. Như tôi đã kể ở bài “30.4.1975- TÔI NHỚ, TÔI TỰ HÀO!” về gia đình tôi, về ngoại tôi. Tôi sinh ra sau ngày 30/4/1975. Gia đình tôi không có ai là đảng viên Cộng sản. Ông ngoại tôi chỉ là một chiến sĩ du kích bình thường tại một làng quê Quảng Ngãi. Nghe ngoại kể lại, ngày ấy xóm nhỏ quê tôi tràn ngập lính Mỹ và lính Nam Hàn. Từ trực thăng, bom đạn Mỹ cày xới cánh đồng, bắn vào bất cứ thứ gì động đậy phía dưới. Chịu không thấu, ông ngoại gửi bà ngoại cùng má tôi cho một người bà con ở Sài Gòn rồi "lên xanh" làm du kích. Hầu như trai tráng trong làng đều làm vậy chứ không riêng ông ngoại tôi.

Ngày Giải phóng Sài Gòn, ông ngoại trở về tìm lại bà ngoại tôi và hai người quyết định ở lại Sài Gòn cho đến giờ. Trước 1975, ông bà bên nội tôi chỉ làm thợ. Họ hàng cũng không ít người đi lính "quốc gia". Thế nhưng, mỗi dịp Tháng Tư về, đã thành lệ, cả gia đình nội ngoại quây quần bên mâm cỗ ấm cúng nghe ông ngoại kể chuyện "ngày xưa". Tôi không quên, mỗi lần như vậy, ông nội tôi thường nâng cốc hướng về phía ông ngoại tôi trịnh trọng:

"- Nào, cả nhà nâng ly, cảm ơn lão đ/c du kích Quảng Ngãi năm xưa, cảm ơn ngày 30/4/1975 đã mang về cho chúng ta những ngày hòa bình, đoàn viên hôm nay!"

Và vì vậy, dù ai nói ngả nói nghiêng, với tôi, 30/4/1975 mãi mãi là niềm tự hào!

Sáng nay, 18/12/2020, chở con gái yêu đi học. Thật thú vị khi xe dừng ở cổng trường, hai mẹ con đã nghe tiếng loa từ trong trường đang phát đi lời ca da diết của bé Mỹ Tiên trong bài hát MÀU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI. Tự nhiên tôi thấy trong lòng ùa lên một cảm xúc ấm áp, yêu thương, tin tưởng đội ngũ các thầy, các cô ở ngôi trường tiểu học này. Tôi tin rằng gái yêu của tôi được học ở đây sẽ được các cô dạy dỗ về đạo đức “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Tự nhiên tôi nhớ về ngoại đang ở Thủ đô giữa mùa Đông. Tạt xe vào lề đường, tôi bấm máy gọi điện cho ngoại và kể câu chuyện nhà trường đang phát bài hát MÀU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI. Dù giữa mùa đông Hà Nội 12 độ, tôi tin chắc lòng ngoại tôi sẽ ấm lên khi nghe bài hát này!

Sau cuộc gọi này, tôi liền bấm máy gọi cho thành viên BBT Google.tienlang và có một đề nghị...

Tôi nhờ Google.tienlang đăng tải bài hát này như một món quà tặng cho ngoại tôi- “Lão đ/c du kích Quảng Ngãi năm xưa” cũng như tặng chung cho các ông, các bà Cựu Chiến binh trên mọi miền đất nước nhân dịp ngày 22/12- ngày thành lập Quân đội. Qua câu chuyện chuyện nhà trường đang phát bài hát MÀU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI, mong các ông bà, các chú bác CCB thấy một thực tế hiện nay rằng, lớp trẻ chúng tôi luôn biết ơn các CCB, đồng thời, lớp trẻ hôm nay cũng đang giáo dục cho con cháu mình truyền thống Uống nước nhớ nguồn. Xin các cụ yên tâm!

Hoàng Thị Phương Nga- Thành phố Hồ Chí Minh

 *******

Thể theo yêu cần chân thành của bạn Hoàng Thị Phương Nga- Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dịp ngày 22/12 đã cận kề, Google.tienlang xin đăng ngay bài MẦU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI. Lời tâm sự của Hoàng Thị Phương Nga- Thành phố Hồ Chí Minh cũng là của Nhóm Biên tập Google.tienlang gửi đến các Cựu Chiến binh Việt Nam!

Mời xem video clip bài hát MẦU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI

Sáng tác Nguyễn Văn Tý

Trình bày Mỹ Tiên cùng nhóm Búp sen hồng

Mời xem thêm video clip bài này qua thể hiện của bé Linh Phương


Lời bài hát MẦU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI

Mầu áo chú bộ đội, mới trông là mầu xanh.

Như mầu lá trên cành, trộn vào mầu xanh rêu đá.

Mầu áo chú bộ đội, đi trên đường cát bụi.

Lại ánh sắc mầu vàng, có mầu đỏ đất núi.

 

Xen nâu đất đường làng.

Mầu áo thân thương, khó đổi mầu qua mưa nắng.

Như tình sâu nghĩa nặng, chẳng thay đổi bao giờ.

Như tình dân nghĩa Đảng, còn nguyên vẹn như xưa.

 

Mai đây, chúng em đi dưới mầu cờ, lại mang tấm áo.

Không phai mờ, không phai mờ được mầu xanh, tươi xanh.

Mầu áo cha anh, đến tuổi truyền cho con cháu.


Ai nhìn sao Bắc Đẩu, mà quên cả đêm dài.

Ai nhìn thân áo vải, mà quên cả chông gai.

Nay mai, chúng em khôn lớn bằng người, lại mang tấm áo.

Bao nhiêu đời, bao nhiêu đời mà còn xanh, tươi xanh.

Hoàng Minh Tâm

18 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn Hoàng Thị Phương Nga- Thành phố Hồ Chí Minh!
    Cảm ơn Google.tienlang!

    Chắc là cá nhân tôi cũng nằm trong danh sách nhận quà tặng!
    Bài “MÀU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI” là món quà tặng thuyệt vời!
    Với các CCB, những người già như chúng tôi thì tiền bạc rất quý song món quà về tinh thần này còn quý hơn!
    Chúng tôi luôn mong lớp trẻ như bạn Hoàng Thị Phương Nga, Hoàng Minh Tâm... hôm nay phải nhuần nhuyễn đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".
    Đồng thời, lớp ông ngoại bạn Nga hay lớp CCB chúng tôi nói chung nay đã già, các bạn phải thay chúng tôi, giáo dục cho con em các bạn cái đạo lý này của dân tộc!

    Trả lờiXóa
  2. Câu phát ngôn mượn việc Bác Hồ để đòi rũ bỏ quá khứ của Dương Trung Quốc đang gây bão.

    Qua bài này chúng ta thấy tầm quan trọng của bộ đội trong cả thời chiến và thời bình. Ngày xưa có "ngụ binh ư nông", "tay súng tay cày", "tiếng hát át tiếng bom", ngày nay thì quân đội làm kinh tế, trợ giúp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước và xã hội.

    Bối cảnh thời đại có khác nhau, nhưng tinh thần là giống nhau. Nếu phủi bỏ quá khứ, cắt bỏ lịch sử thì chúng ta sẽ phát triển trên nền tảng nào? Trên nền của Mỹ chứ còn gì nữa. Chúng ta phải từ bỏ nền tảng quá khứ bài học lịch sử và kinh nghiệm của chính ta, thay vào đó là Mỹ, giá trị Mỹ. Đó là ẩn ý trong câu nói của Dương Trung Quốc, nằm trong 1 chiến lược chung gọi là Diễn Biến Hòa Bình, xóa bỏ CNXH ở Việt nam.

    Một trong những tinh hoa của nền tảng quá khứ chính là Cụ Hồ, người mà cụ Lê Duẩn tôn vinh là người anh hùng dân tộc vĩ đại nhất lịch sử VN, hay nhà văn Sơn Tùng gọi là người cứu tinh của dân tộc. Đánh vào Bác Hồ là đánh vào quá khứ, lịch sử, nó cũng là lật sử nhưng có mức độ phá hoại cao hơn lật sử chiến tranh.

    Trả lờiXóa
  3. Trên báo chí thường có các "chuyên gia" phàn nàn rằng lớp trẻ ngày nay không quan tâm đến lịch sử, thực ra không đúng.
    Bằng chứng là có cả một trang báo - blog mạnh mẽ của chính các cô gái rất trẻ này.
    Bằng chứng là có rất nhiều bạn gái trẻ ở thành phố Bác Hồ như bạn Hoàng Thị Phương Nga đây.
    Các "chuyên gia" phao lên chuyện "lớp trẻ không quan tâm lịch sử" chỉ là đồn nhảm của nhũng kẻ tương tự như Dương Trung Quốc. Họ lật sử chứ không phải nghiên cứu sử!

    Cả cái Hội khoa học lịch sử, từ Phan Huy Lê đến Dương Trung Quốc, Vũ Minh Giang ... đều là lật sử, xuyên tạc bịa đặt về lịch sử kháng Pháp, kháng Mỹ, nhìn nhận lịch sử Việt Nam bằng con mắt của người Mỹ!

    Trả lờiXóa
  4. Tôi thấy nhiều người cũng chẳng buồn vật nhau với lợn Dương Trung Quốc đi đôi co với hắn vì sao phải học từ các câu chuyện Bác Hồ thời đại ngày xưa. Nhưng ý đồ của hắn thì khá là rõ ràng rồi, hắn thấy ngày nay còn những người như cháu Phương Nga, nhiều thanh niên thiếu nữ sống lý tưởng như thời của Bác, nên hắn muốn "gióng lên tiếng nói" để tuyên truyền rằng không nên sống như "thời đại cũ" nữa, tức là đừng sống có lý tưởng nữa, mà hãy sống thực dụng tư bản cá nhân cho sang cho "mới" giống Tây giống Mỹ. Nên sống ích kỷ theo CN cá nhân và ý thức hệ tư sản.

    Đây rõ ràng là DBHB chứ còn gì nữa. DBHB không đặt trọng tâm vào việc "lật đổ" mà vào "thay đổi từng bước", thay đổi nhận thức, cách sống, lối sống, hệ giá trị nhân sinh quan, nhất là ở người trẻ. Ở đây rõ ràng là hắn đưa lên tiếng nói để tuyên truyền cho lối sống vị kỷ trái ngược với tinh thần nhân văn "mình vì người, người vì mình" tôn trọng lợi ích tập thể của CNXH nói chung và truyền thống văn hóa tình làng nghĩa xóm, quan hệ gia đình vững chắc của truyền thống Việt Nam và Á Đông nói chung từ nghìn xưa.

    Hắn nói rất rõ ràng, tiền tài vật chất là trên hết. Xưa là lý tưởng là đã cũ kỹ lỗi thời rồi ,ngày nay thời đại khác rồi, nên chú trọng vào kiếm tiền và các giá trị vật chất thôi, theo truyền thống tư bản Mỹ.

    Trong bài viết nói về chiến tranh nhồi sọ của mỹ thậm chí Bác còn viết rõ ra là chúng tuyên truyền cho "lối sống Mỹ". Thì qua câu nói của Dương Trung Quốc ta thấy quá rõ điều này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy nó cổ súy cho cách sống kiểu như vậy. Học khôn không học toàn học vẹt học ngu.

      Xóa
  5. Ý đồ là đúng rồi, đi Mẽo như đi chợ mà. Giờ Mẽo te tua nhưng vẫn sùng bái vô điều kiện, trung thành vô điều kiện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề đáng nói là tiền đâu mà đi Mĩ như đi chợ!

      Xóa
    2. Tra này chỉ là nhà xử hộc và nghị thôi, tiền đâu đi Mĩ như đi chợ? Nghị ta chứ có phải nghị tây đâu mà lắm tiền thế.

      Xóa
  6. Quốc là nghị sỉ, đi nước ngoài phải xin phép chứ đi tự do như đi chợ thế nào được?, vả lại nếu sang đó ăn nói lung tung còn bị khóa mõm lại ngay ấy chứ. Hắn chỉ nói linh tinh trên diễn đàn QH và ở một số diễn đàn trong nước thôi ; trong đó mất dạy nhất là ở nhà tên giặc Kình già.

    Trả lờiXóa
  7. Nhiều bác lại lan man lạc đề. Dương Trung Quốc đi Mỹ bằng tiền ngân sách hay tiền túi hắn thì mặc xác hắn.
    Ở đây, tại bài này là tâm sự của các bạn trẻ với các CCB.
    Các bác CCB hãy vui vẻ nhận quà tằng của các bạn trẻ đi!
    Hai clip quà tặng đều tuyệt vời!
    Clip 1 là cháu bé Nam Bộ,
    Clip 2 là cháu bé miền Bắc.
    Hai ca sĩ nhí hát đều hay.

    Trả lờiXóa
  8. Màu áo lính thân thương

    Những ngày tháng bảy, tôi thường cùng ông ngồi trước hiên nhà. Ông với tay vặn to volume những ca khúc cách mạng hào hùng từ chiếc radio nhỏ của ông. Màu nắng vàng như chan hòa cùng sắc đỏ lá cờ Tổ quốc tung bay. Những khúc ca hào hùng khơi dậy niềm tự hào vọng về gắn với những chiến công một thời máu lửa...
    Và tiếng ông tôi trầm lắng kể lại những chiến tích vào sinh ra tử của ông cùng đồng đội mình. Tôi như lạc vào từng trang sử sống động mà người viết chính là ông tôi. Dường như đã đợi từ lâu, ông tôi lại cẩn thận trải ra tấm áo lính thân thương của một thời trận mạc, nâng niu từng tấm huân chương, khóe mắt nhăn nheo rưng rưng xúc động...
    Ngày hòa bình lập lại, ông tôi trở về cùng chiếc ba lô đơn sơ của người lính. Chiếc mũ tai bèo sờn vành, chiếc võng bộ đội nhuốm màu bụi đất chiến trường, bi đông nước bạc màu, chiếc hộp thiếc đựng những lá thư gửi từ hậu phương đọc nhiều đến mức đã cũ sờn... Và không thể thiếu chiếc áo lính đã cùng ông băng rừng vượt suối, đội nắng dầm mưa, vượt qua bao hiểm nguy cùng đồng đội.

    Chiếc áo lính là kỷ vật của những năm tháng anh hùng ấy. Theo thời gian, chiếc áo ấy đã phai màu. Có những vết nhựa cây còn vương trên tay áo. Vài chiếc cúc cũ sờn mòn. Lưng áo ngả màu nâu sẫm chất chứa bao thăng trầm... Tất cả là dấu tích của một thời binh lửa.

    Chiếc áo đúng như tưởng tượng của tôi khi nghe bài hát “Màu áo chú bộ đội, mới trông là màu xanh. Như màu lá trên cành, trộn màu xanh rêu đá. Màu áo chú bộ đội, đi trên đường cát bụi. Lại ánh sắc màu vàng, có màu đỏ đất núi. Xen nâu đất đường làng…” (Màu áo chú bộ đội – Nguyễn Văn Tý). Chiếc áo lưu giữ thời gian, lưu giữ tuổi đôi mươi dạt dào sức trẻ, cùng bao hồi ức in đậm trong tiềm thức của ông tôi. Đó là những niềm vui, nỗi buồn, cùng mồ hôi, nước mắt, cả những giọt máu mà ông đã đổ xuống vì quê hương, đất nước thân yêu.

    Trong những ngày lễ trọng đại của đất nước ông thường mặc lại bộ quân phục một thời. Năm nào cũng vậy, cứ đúng dịp 27.7 dù có bận bịu đến mấy, cậu tôi cũng tranh thủ về sớm để đưa ông đến nghĩa trang liệt sĩ. Từ tốn cắm từng nén hương lên phần mộ đồng đội, trong khói hương nghi ngút ông lẩm nhẩm như trò chuyện, “Các ông còn nhớ không? Tấm áo này, chúng ta cùng nhau mặc!...”

    Đi trong những ngày tháng bảy, tôi càng thấy biết ơn dân tộc mình, biết ơn màu áo lính của ông, biết ơn chiếc mũ tai bèo, đôi dép cao su, biết ơn từng cánh rừng, dòng sông đã đùm bọc quân dân ta một thời đạn bom khốc liệt. Dòng máu anh hùng đổ xuống vì non sông gấm vóc đã thành bất tử. Bao chiến công, rạng ngời mãi khắc ghi trong tim của những người ở lại, của thế hệ mai sau.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi đã nghe đi nghe lại bài hát này cả ngàn lần nhưng hôm nay, nghe bài này cùng với lời tâm sự của bạn trẻ Tp Hồ Chí Minh tôi thấy xúc động làm sao!
    Cảm ơn các bạn trẻ!

    Trả lờiXóa
  10. Màu áo chú bộ đội mới đẹp làm sao

    Trả lờiXóa