Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

Trao đổi với ông Nguyễn Hải Phú: Hãy cẩn trọng khi phê phán người khác

Lời dẫn của Google.tienlang: Trên Google.tienlang mấy ngày qua có một số tranh luận của nhiều người với bác Người Đất thép. Google.tienlang xin lấy ý kiến bác Cựu Chiến binh để thay lời dẫn:

Cựu Chiến binh20:23 12 tháng 2, 2022

Tôi thấy xuất phát điểm cuộc tranh cãi mấy ngày nay bắt nguồn từ chuyện Cụ Thép muốn thảo luận về bài báo của Cụ Thép từng đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ an nhan đề "CẨN TRỌNG KHI VIẾT VỀ BÁC HỒ" đưa nguyên văn bài "Gà hóa vịt, không thành có...và sự thật" của ông Hồ Quang Chính vào bài và nêu ý kiến cá nhân của tác giả. Bài này Tạp chí VHNA đăng số 424, ngày 10-11-2020, (tr.37 - 41).
Tôi thấy cụ Thép bức xúc từ mấy năm nay về chuyện này.

Tôi nghĩ, Google.tienlang là trang mạng nghiêm túc, tôn trọng tự do ngôn luận, không thiên vị ai.
Vậy nên chăng Cụ Thép gửi lại nguyên văn bài "CẨN TRỌNG KHI VIẾT VỀ BÁC HỒ" và tôi đề nghị chủ trang Google.tienlang cho đăng công khai bài này để chúng ta cùng thảo luận.

Ngay dưới đề xuất của bác Cựu Chiến binh, chị Lê Hương Lan- Tổng Biên tập Google.tienlang đã comment:

-----

Thay mặt Ban Biên tập, cháu đồng ý với đề xuất trên của bác Cựu Chiến binh "Tôi nghĩ, Google.tienlang là trang mạng nghiêm túc, tôn trọng tự do ngôn luận, không thiên vị ai.
Vậy nên chăng Cụ Thép gửi lại nguyên văn bài "CẨN TRỌNG KHI VIẾT VỀ BÁC HỒ" và tôi đề nghị chủ trang Google.tienlang cho đăng công khai bài này để chúng ta cùng thảo luận."

Cháu Kính mong Bác Thép cũng đồng ý!

-----

Bác Người Đất thép đã đồng ý với đề xuất của bác Cựu Chiến binh và gửi bài cho chúng tôiGoogle.tienlang không hiểu vì sao đến nay, bài“CẨN TRỌNG KHI VIẾT VỀ BÁC HỒ”của bác Thép trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An không còn nữa, nhưng lại vẫn còn bài phản biện với tiêu đề "Trao đổi với ông Nguyễn Hải Phú: Hãy cẩn trọng khi phê phán người khác" của tác giả Sơn Định (con trai nhà văn Sơn Tùng- người viết cuốn sách Mẹ Về) đăng vào ngày Thứ ba, 24 Tháng 11 2020 14:58 trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An. 

Tôn trọng tính đa chiều, Google.tienlang xin đăng bài "CẨN TRỌNG KHI VIẾT VỀ BÁC HỒ" do bác Người Đất thép gửi cho chúng tôi và cũng sẽ đăng bài "Trao đổi với ông Nguyễn Hải Phú: Hãy cẩn trọng khi phê phán người khác" ở bài tiếp theo.

Dưới đây là bài "Trao đổi với ông Nguyễn Hải Phú: Hãy cẩn trọng khi phê phán người khác" :

**********

Trao đổi với ông Nguyễn Hải Phú: Hãy cẩn trọng khi phê phán người khác

SƠN ĐỊNH

Thứ ba, 24 Tháng 11 2020 14:58 

LTS: Tạp chí Văn hóa Nghệ An số 424, phát hành ngày 10/11/2020 có đăng bài viết "Cần cẩn trọng khi viết về Bác Hồ" của tác giả Nguyễn Hải Phú trong mục Diễn đàn Văn hóa. Đây là nội dung mà chúng tôi nghĩ có thể nhiều người quan tâm và muốn tiếp tục nghiên cứu, trao đổi để làm sáng tỏ thêm những thông tin lịch sử.

Sau khi Tạp chí phát hành, BBT đã nhận được bài viết trao đổi lại của tác giả Sơn Định - con trai của nhà văn Sơn Tùng và rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến phản hồi. Để đảm bảo thông tin hai chiều và giúp bạn đọc có thêm dữ liệu, Tạp chí VHNA xin đăng bài viết này của tác giả Sơn Định. Trân trọng!

 *****

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là điểm thu hút nhiều nhất đối với lịch sử, văn học Việt Nam và cả trên thế giới. Tính đến nay, có thể nói hàng ngàn tác phẩm viết về Người, ở mọi góc độ tiếp cận. Riêng về mảng đời tư của Bác và gia đình còn nhiều ẩn số. Chúng ta cần có trách nhiệm tìm kiếm, phát hiện làm cho tư tưởng đạo đức trong sáng của Bác đến với mọi người: như từ nết ăn, nết ở của Bác, cho đến việc đối xử với cha với mẹ, với anh, chị trong nhà; đối xử với kẻ trên người dưới; đối xử với bà con chòm xóm xung quanh…  Tham gia làm công việc này, đòi hỏi những người có tâm huyết và tâm thành. Biết tới đâu, viết tới đó cho bạn đọc đánh giá, nhận xét: ai thực chân tâm, ai ngụy tưởng với Bác. Không nên tự cho mình là đúng, rồi dùng lời lẽ suy diễn phê phán người khác. 

I- Vừa rồi, có một bài viết của Nguyễn Hải Phú: “Cần cẩn trọng khi viết về Bác Hồ”, đăng trên Tạp chí Văn Hóa Nghệ An, số 424 ngày 10/11/2020 đã  tự cho mình là đúng, rồi có lời suy diễn, xúc phạm đến nhà văn Sơn Tùng.

Trong bài này, ông Nguyễn Hải Phú cho rằng: nhà văn Sơn Tùng kể về câu chuyện bà Nguyễn Thị Thanh ra Hà Nội thăm em trai là Bác Hồ. Hai chị em Bác gặp nhau tại nhà Giáo sư Đặng Thai Mai, đăng trên tác phẩm “Mẹ về” do NXB Phụ nữ in năm 1990 là hoàn toàn bịa đặt, không có thật.

Để chứng minh cho điều này, ông Nguyễn Hải Phú dẫn nguồn tư liệu của ông Hồ Quang Chính, như sau: Trích nguyên văn:

 “Tháng 10- 1946, anh Nguyễn Sinh Thọ và tôi (tức Hồ Quang Chính) đang học lớp mật mã (khóa 1) do Bộ Tổng tham mưu mở tại Hà Nội (đường Ôn Như Hầu nay là đường Nguyễn Gia Thiều). Ngày 27-10-1946, chúng tôi được bà Thanh (chị ruột Bác Hồ) cho đi theo đến Bắc Bộ phủ (số 2 đường Ngô Quyền Hà Nội, nơi Bác Hồ làm việc, nay là nhà khách Chính phủ) để gặp Bác Hồ… Sau đó văn phòng Chính phủ cho xe ô tô đưa hai chúng tôi về đơn vị, và đưa bà Thanh về nhà một người bà con ở Hà Nội. Ngày hôm sau, anh Thọ ra ga Hàng Cỏ tiễn bà Thanh về lại Nghệ An…”.

Thay mặt nhà văn Sơn Tùng, (vì ông bị tai biến não nằm liệt 10 năm nay, do vết thương sọ não tái phát) tôi xin trả lời ông Nguyễn Hải Phú như sau:

- Chuyện bà Thanh ra Hà Nội thăm Bác Hồ, hai chị em Bác gặp nhau ở nhà cụ Đăng Thai Mai là hoàn toàn có thật, đúng như chuyện nhà văn Sơn Tùng viết trong tác phẩm “Mẹ về”. Ở đây, tôi không cần viện dẫn tư liệu của nhà văn Sơn Tùng, tôi chỉ xin trích dẫn lời của Giáo sư Đặng Thai Mai -thầy của các bậc thầy trong cuốn “Đặng Thai Mai Hồi Ký”, NXB Tác phẩm mới (in 1985), trang 238, 239, như sau:

“Trong bữa cơm, dưới một ngôi nhà gạch nhỏ trên Kim Luông hôm ấy, tôi thấy chị (tức bà Thanh sđ) uống rượu hơi nhiều. Tôi ngỏ ý khuyên chị nên bỏ cái tật ấy đi. Nhưng chị nói: “Ngày xưa mình thấy nhiều người đàn ông bất đắc chí suốt ngày chè chén, mình vẫn chê trách, thế mà giờ đây mình cũng chẳng biết làm gì khác để quên được cái buồn, cái khổ của cuộc đời không có nghĩa lý gì". Hai mươi năm sau, tôi mới gặp lại chị một lần nữa. Hồi này Cách mạng đã thành công. Mấy năm sau thì chị mất.”.

- Còn đây là lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong bài: “Phát biểu của đồng chí Võ Nguyên Giáp” đăng trong cuốn “Đặng Thai Mai và Văn học”, NXB Nghệ An năm 2002. Trang 44 đến trang 47. Tôi chỉ trích đoạn có liên quan mà thôi:

“Anh Mai đối với tôi là một người đồng chí, người bạn và người thân trong gia đình. Tôi quen anh Mai đã hơn nửa thế kỷ, ngay lần đầu gặp nhau đã rất thân thiết, năm đó (1929) tôi mới 18 tuổi… Anh Mai là người khiêm tốn, nhưng ta có thể nói mà không ngại: anh là một trí thức cộng sản tiêu biểu, tiêu biểu ở nếp sống thanh bạch, giản dị, tiêu biểu cho phong cách Hồ Chí Minh. Bác Hồ sống rất giản dị. Những lúc bà Thanh ra Hà Nội thì Bác thường gặp và nói chuyện với bà Thanh ở nhà anh Mai, bởi Bác quen ông Tú Hứa (Đặng Thúc Hứa), bà Quỳnh Anh (Đặng Quỳnh Anh) cũng là gia đình họ Đặng ở bên Xiêm.”.

Tôi có thể dẫn chứng thêm nữa của người khác về vấn đề này. Thiết nghĩ, chỉ cần cụ Đặng Thai Mai, cụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp “làm chứng” thể là đủ chứng cứ. Vì nhân cách của hai Cụ sáng ngời như mặt trời tỏa nắng,

II- Kết luận cho bài viết, ông Nguyễn Hải Phú, đề nghị: “Nhà văn Sơn Tùng và NXB Phụ nữ cần có những hành động cần thiết để trả lại sự thật cho lịch sử…”.

 “Từ tháng 5-1991, Nguyễn Sinh Thọ và tôi đã gửi bài phản bác này lên các cơ quan có trách nhiệm đề nghị xử lý nhằm bảo vệ sự thật lịch sử, tránh lan truyền sự những chuyện bịa đặt, sai trái không đúng…”. Phần chú thích, ông Nguyễn Hải Phú ghi rõ: “Nguyễn Sinh Thọ là bố của ông Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc Hội.”.

- Về điểm này, tôi xin thưa với ông Nguyễn Hải Phú rằng:

Ông và ông Nguyễn Sinh Thọ chẳng có tư cách gì mà yêu cầu nhà văn Sơn Tùng phải có hành động cả. Tư liệu mà ông Phú có được một chiều từ ông Hồ Quang Chính cung cấp, không hội đủ lý do. Tôi lấy đơn cử:

1- Việc bà Thanh từ Nghệ An ra Hà Nội thăm em, ai giúp bà trên đường đi. Rồi chính quyền địa phương có biết việc này không?

2- Bà Thanh ra tới Hà Nội, làm cách nào mà biết được ông Hồ Quang Chính và ông Nguyễn Sinh Thọ đang học lớp mật mã ở phố Ôn Như Hầu, để tìm đến? Hay hai người này tự đến nơi Bác làm việc gặp bà Thanh. Vậy họ liên lạc thế nào  để biết ngày giờ bà Thanh ra Hà Nội, mà đi theo?

3- Sau khi chị em Bác chia tay, “bà Thanh về nhà một người bà con ở Hà Nội” để sáng hôm sau lên tàu về Nghệ An. Vậy người bà con đó tên gì? Ở phố nào? để mọi người có thể kiểm chứng. Những điều này không thấy tác giả nêu ra.

 4- Ông Nguyễn Hải Phú khẳng định: không có chuyện bà Thanh ra Hà Nội gặp Bác Hồ tại nhà ông Đặng Thai Mai? “Bà Thanh chỉ duy nhất gặp Bác Hồ một lần ở Bắc Bộ phủ năm 1946 (cuối tháng 10)”. Vậy điều cụ Đặng, cụ Giáp như đã nói ở trên là thế nào? Hay ông Nguyễn Hải Phú lại cho rằng, hai Cụ này “bịa”, vì “thấy người sang bắt quàng làm họ?”.

Lọc cả 5 trang bài viết “Cần cẩn trọng khi viết về Bác Hồ” của ông Nguyễn Hải Phú chỉ trích, phê phán nhà văn Sơn Tùng… tôi thấy không có một từ nào gọi là có chút tình người, với một nhà văn thương binh nặng, năm nay đã 93 tuổi, ốm đau nằm liệt một chỗ suốt 10 năm qua. Cả đời nhà văn không màng danh lợi, bỏ cả những thú vui bản thân, đói no không kêu ca, thức khuya dậy sớm, một lòng một dạ tôn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh! Những điều này về nhà văn Sơn Tùng hỏi mấy ai không biết.

III- Kết thúc bài viết, ông Nguyễn Hải Phú còn khuyên mọi người rằng: “Đây là bài học quý cho những người kính yêu Bác Hồ, dành thì giờ nghiên cứu viết về Bác. Để tránh sai trái, nên khai thác tư liệu đã được các cơ quan ngôn luận của Đảng, cơ quan nghiên cứu đã công bố chính thức như: Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Hồ Chí Minh toàn tập…”.

Vấn đề này, tôi xin trả lời: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ trong lời tựa tác phẩm Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng: “Lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về bạn đọc, nghĩa là nhân dân’’, chứ không phải thuộc về một vài người, hay cơ quan nào khác! Nhân đây tôi xin chia sẻ với ông Nguyễn Hải Phú một điều:

Nhà văn Sơn Tùng đã có 16 tác phẩm viết về Bác Hồ được phát hành trên cả nước. 530 cuộc nói chuyện về Bác Hồ với hàng trăm cơ quan, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp; các cấp tỉnh thành từ Trung ương đến địa phương… Cao nhất là nói chuyện tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng số 10 Nguyễn Cảnh Chân (Hà Nội).

Giáo sư Đặng Thai Mai và nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Sơn Tùng – Tư liệu gia đình nhà văn Sơn Tùng.

Riêng tác phẩm “Mẹ về” mà ông Nguyễn Hải Phú cho là bịa chi tiết bà Thanh (chị Bác Hồ) gặp Bác Hồ ở nhà Giáo sư Đặng Thai Mai, được Nhà xuất bản Phụ nữ in dịp kỷ niệm 100 ngày sinh của Bác. Cũng vào dịp đó, nhà văn Hồ Phương, nhà văn Nguyễn Trí Huân trích một chương đăng Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà xuất bản Thanh Niên in tiếp lấy tên “Bác về”. Năm 2006, NXB Phụ nữ tái bản. Năm 2008, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản với tên “Cuộc gặp gỡ định mệnh”. Vậy tôi xin hỏi ông Nguyễn Hải Phú, những Nhà xuất bản đó có phải là cơ quan ngôn luận của Đảng không? Tôi thiết nghĩ, ông Nguyễn Hải Phú khuyên người khác “cần cẩn trọng khi viết về Bác Hồ”, chính ông mới là người phải thật cẩn trọng!                                                  

Sơn Định/ Tạp chí Văn hóa Nghệ An

====

Mời xem bài liên quan:

1. CẨN TRỌNG KHI VIẾT VỀ BÁC HỒ

2. Trao đổi với ông Nguyễn Hải Phú: Hãy cẩn trọng khi phê phán người khác

12 nhận xét:

  1. Xin hỏi cụ Thép. Tôi chưa tìm hiểu kỹ về vụ này nên mạo muội hỏi cụ:
    1. Đến bây giờ, dưới bài CẨN TRỌNG KHI VIẾT VỀ BÁC HỒ, cụ vẫn comment khẳng định bài của cụ là đúng. Vậy tại sao Tạp chí Tuyên giáo xóa bài của cụ nhưng vẫn giữ bài "Trao đổi với ông Nguyễn Hải Phú: Hãy cẩn trọng khi phê phán người khác" của ông Sơn Định?

    2. Cụ Thép khẳng định bà Thanh không uống rượu, không ăn cơm ở nhà ông Gs Đặng Thai Mai nhưng Gs Đặng Thai Mai lại viết hồi ký cho biết bà Thanh cùng Bác Hồ có ăn cơm tối ở nhà Gs Đặng Thai Mai, có uống rượu; Cụ Thép khẳng định bà Thanh chỉ ra Hà Nội 1 lần nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại cho biết "NHỮNG LÚC BÀ THANH RA HÀ NỘI..."=> tức là số nhiều, không phải 1 lần duy nhất.
    Tất nhiên, là bạn đọc bình dân, tôi tin Gs Đặng Thai Mai và Đại tướng Võ Nguyên Giáp hơn là nghe cụ Thép.

    3. Cụ Thép lại say mê việc tấn công ông Sơn Tùng liên quan đến bà Thanh-chị ruột của Bác Hồ. Theo cụ Thép thì bà Thanh ra thăm Bác Hồ nhưng không được Bác Hồ tiếp chu đáo, bà phải qua đêm ở nhà người quen rồi hôm sau ra tàu về xứ Nghệ chứ không phải như ông Sơn Tùng "bịa" ra. Cụ Thép khẳng định rằng "Hai chị em Bác gặp nhau tại nhà Giáo sư Đặng Thai Mai, đăng trên tác phẩm “Mẹ về” do NXB Phụ nữ in năm 1990 là hoàn toàn bịa đặt, không có thật."

    Cụ Thép say mê chứng minh điều này để chứng tỏ điều gì? Có phải cụ muốn nói Bác Hồ là người Cộng sản sắt máu, không có tình cảm riêng tư, không thèm tiếp chị ruột của mình?

    Trả lờiXóa
  2. Từ mấy hôm trước, tôi đã kiến nghị không đăng bài của Cụ Thép ở đây: https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/02/tu-kien-nghi-cua-googletienlang-xoa-so.html?showComment=1644719536240#c9183451927863905576.
    Tôi hơi buồn vì thấy hôm nay có quá nhiều ý kiến viết tranh luận với Cụ Thép. Cụ Thép tuổi cao nên rất đáng kính trọng nhưng chất lượng các bài viết của Cụ ở đây không cao. Dù gọi là chuyên nghiên cứu về Bác Hồ nhưng các bài của cụ Thép không có phát hiện mới, không có tính đấu tranh, phản biện với những kẻ tấn công vào Tư tưởng Hồ Chí Minh, ví dụ rõ nhất là tên Phan Văn Thắng, Nguyên Ngọc, Vũ Ngọc Hoàng qua bài Nhà văn Nguyên Ngọc: Con người nào thì làm ra văn hóa ấy… đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An mà Google.tienlang đã nêu trong bài TUYÊN GIÁO Ở ĐÂU KHI NGUYÊN NGỌC VÀ VŨ NGỌC HOÀNG CÔNG KHAI XÉT LẠI HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN DO BÁC HỒ VÀ ĐẢNG TA LÃNH ĐẠO???.
    Bao nhiêu ý kiến đã hỏi cụ Thép trên kia nhưng cụ không phản biện được đâu. Rồi chuyện tên Dương Trung Quốc tấn công Bác Hồ trên BBC, nói Bác Hồ buộc phải nghe Trung Quốc, Liên Xô để làm Cải Cách ruộng đất nhằm đổi lại sự công nhận từ hai cường quốc này.
    Xem bài CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT- CHỦ TRƯƠNG HOÀN TOÀN ĐÚNG ĐẮN
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/09/cai-cach-ruong-at-chu-truong-hoan-toan_13.html
    Nếu cụ Thép là người Học tập và đã nhuần nhuyễn Tư tưởng Hồ Chí Minh thì, như một phản xạ tự nhiên, tự cụ Thép phải phản ứng tức thì khi thấy trên đài phản động BBC, “sử gia” Dương Trung Quốc đặt ra câu hỏi: Liệu “có cần thiết phải làm một cuộc phát động long trời lở đất như thế, dẫn đến những việc làm cực đoan như thế và để lại những hậu quả nặng nề như thế hay không?". Theo ý kiến của “sử gia” này thì chủ trương Cải cách ruộng đất ở Việt Nam đơn giản chỉ là “Việt Nam phải tiến hành cái đó để đánh đổi lại sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, không phải chỉ riêng Trung Quốc mà cả Liên Xô nữa."
    Google.tienlang đã lên tiếng về vụ tên Dương Trung Quốc tấn công Bác Hồ trên BBC nhưng cụ Thép lặng tinh, kể cả cái còm ở bài đó cũng không.
    Ngược lại, cụ Thép lại say mê việc tấn công ông Sơn Tùng liên quan đến bà Thanh-chị ruột của Bác Hồ. Theo cụ Thép thì bà Thanh ra thăm Bác Hồ nhưng không được Bác Hồ tiếp, bà phải qua đêm ở nhà người quen rồi hôm sau ra tàu về xứ Nghệ chứ không phải như ông Sơn Tùng "bịa" ra. Cụ Thép khẳng định rằng "Hai chị em Bác gặp nhau tại nhà Giáo sư Đặng Thai Mai, đăng trên tác phẩm “Mẹ về” do NXB Phụ nữ in năm 1990 là hoàn toàn bịa đặt, không có thật."

    Cụ Thép say mê chứng minh điều này để chứng tỏ điều gì? Có phải cụ muốn nói Bác Hồ là người Cộng sản sắt máu, không có tình cảm riêng tư, không thèm tiếp chị ruột của mình?

    Thôi thì cô Lê Hương Lan đã đồng tình để cụ Thép đăng bài chứng minh điều đó thì cứ cho đăng. Nhưng việc bà Thanh có được ăn cơm với Bác Hồ ở nhà ông Đặng Thai Mai hay không được ăn có quan trọng lắm hay không? hay là ngược lại: chỉ để bọn phản động bôi xấu nhân cách Bác Hồ?

    Trả lờiXóa
  3. Phạm Hoàng Đứclúc 12:28 17 tháng 2, 2022

    Tâm sự với bác Người Đất thép!
    Tôi nói rõ, đây là lời tâm sự thôi chứ ko phải tấn công cá nhân bác.
    Tôi tâm đắc với bác Cựu Chiến binh ở bài trước đã ttaam sự cũng với bác Thép:
    ----
    Cựu Chiến binh22:31 12 tháng 2, 2022
    Xin Cụ Thép đừng nóng và tự ái.
    Cụ cứ bình tâm trao đổi.
    Trên kia, chính cụ từng nói rất đúng rằng "người Mỹ cũng có người tốt người xấu". Vậy tại sao cụ lại khẳng định Bob Kerrey là người tốt?
    Ông Phạm Hoàng Đức cũng chỉ dẫn ra những luận cứ để khẳng định Bob là người xấu.
    Trên kia bác nói bác ủng hộ Đinh La Thăng vì "Tôi là một đảng viên phải tuân thủ Điều lệ Đảng: cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ướng. Khi cần đề đạt ý kiến thì theo hệ thống tổ chức Đảng chứ ko nói lung tung."
    Tôi cũng là Đảng viên. Ở đây thảo luận cũng có không ít đảng viên. nhưng tôi thấy Cụ phát biểu như trên là quá máy móc và không đúng với Điều lệ Đảng.
    Đảng chỉ cấm Đảng viên phát biểu đi ngược với chủ trương đường lối của Đảng chứ không cấm đảng viên đấu tranh với phát ngôn sai trái của đảng viên khác. Ngược lại, Đảng ta khuyến khích đảng viên đấu tranh với sai trái của đảng viên khác.


    Đinh La Thăng phát biểu bênh vực Bob Kerrey trong bài "Vượt lên thù hận..." là quan điểm của cá nhân đảng viên Đinh La Thăng chứ không phải là chủ trương đường lối của Đảng.
    ----

    Trả lờiXóa
  4. Trần Thị Thuậnlúc 12:54 17 tháng 2, 2022

    TÂM SỰ TIẾP VỚI BÁC NGƯỜI ĐẤT THÉP!
    Đảng viên thấy cái sai của người khác, ví dụ cái sai của Đinh La Thăng khi bênh Bob Kerrey, ví dụ Nguyên Ngọc và Phan Văn Thắng xuyên tạc về quan điểm Phan Chu Trinh để tấn công Bác Hồ; Dương Trung Quốc tấn công Bác Hồ khi phát biểu trên BBBC rằng Bác Hồ phải vâng lời Trung Quốc, Liên Xô khi làm Cải Cách ruộng đất... mà bác Thép lặng thinh vì bác Thép nghĩ rằng bác là Đảng viên, cấp trên chưa cho phép bác phê phán cái sai của Đinh La Thăng, của Nguyên Ngọc, của Phan Văn Thắng, của Dương Trung Quốc thì bác Thép phải lặng thinh...

    Bác Thép nghĩ như vậy là trái với Điều lệ Đảng, trái với Tư tưởng Hồ Chí Minh, bác Thép đã đi ngược với lời dạy của Bác Hồ về "Phê và Tự phê".
    Tôi xin dẫn một bài báo mới đăng hôm qua trên Tạp chí Tuyên giáo phê phán cái suy nghĩ của Bác Thép như trên. Tôi nghĩ, cái suy nghĩ thủ tiêu đấu tranh như của bác Thép hiện nay khá phổ biến, đặc biệt là ở cơ quan tuyên giáo địa phương, ở các cơ quan báo chí. "Nếu Trung ương chưa bật đèn xanh, chưa cho phép phê phán ai thì cứ lặng im chờ đợi"- Đây là suy nghĩ khá phổ biến của cán bộ tuyên giáo địa phương, của các nhà báo chuyên mảng đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
    Do vậy, tôi đề nghị Google.tienlang nên đăng bài này thành bài độc lập.
    ----
    Im lặng đáng sợ
    Thứ Tư, 16/2/2022 9:18'(GMT+7)
    (TG) - Cán bộ, đảng viên nào thể hiện sự im lặng đến mức thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh thì lâu ngày sẽ tích tụ thành trơ lỳ cảm xúc, trơ lỳ thái độ và từ đó vô hình trung trở thành kẻ đồng lõa với cái xấu, dung túng cho cái sai và tiếp tay cho cái ác lộng hành.
    - Châm ngôn có câu “Im lặng là vàng”. Theo ông, phương châm ứng xử này có đúng không?
    - Câu đó hàm ý khuyên nhủ người ta nên có thái độ khiêm nhường, nhã nhặn đúng lúc, đúng chỗ, biết im lặng cần thiết khi lời nói của mình có thể làm tổn thương, gây hại người khác hoặc làm rắc rối thêm vấn đề đáng ra cần giữ gìn sự ổn định, đồng thuận.
    - Nhưng im lặng không hẳn lúc nào cũng là “vàng ròng”, mà có thể biến thành “bạc hoen, đồng gỉ” khi người ta sống theo kiểu mũ ni che tai, an phận thủ thường, thấy đúng không ủng hộ, thấy sai không dám phê phán. Người ta gọi đó là tình trạng im lặng đáng sợ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 12:55 17 tháng 2, 2022

      - Bản chất của sự im lặng đáng sợ là không dám đối mặt với hiện thực, không tự vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình, không đủ bản lĩnh, dũng khí để đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực ngay trong nội bộ mình. Vì thái độ nể nang, né tránh, ngại va chạm của nhiều cán bộ, đảng viên mà không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị tuy được khoác tấm áo “đoàn kết, thống nhất” hào nhoáng bên ngoài, còn thực tế bên trong thì hậm hực, tức tối nhau vì bao lợi ích, phe nhóm xâu xé nhau một cách tinh vi. Chỉ đến khi cấp trên có thẩm quyền và cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, thanh tra, làm rõ vấn đề thì mới bộc lộ tính chất nguy hại của sự im lặng nội bộ, im lặng tập thể một cách giả dối, xuôi chiều.
      - Không ngẫu nhiên mà người ta đúc kết, đại ý: Một vài kẻ lắm mồm không đáng sợ bằng số đông những người im lặng. Cái số đông những người im lặng này rất đáng sợ, bởi lẽ nó thể hiện một thái độ buông xuôi, né tránh, không chịu trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội. Cách đây hơn 5 thế kỷ, nhà triết học nổi tiếng của nước Đức là Martin Luther (1483-1546) cho rằng: “Người ta không chỉ phải có trách nhiệm với những gì mình nói ra, mà phải có trách nhiệm những gì mình im lặng, không chịu nói ra”. Còn nhà đấu tranh dân chủ người Mỹ Martin Luther King (1929-1968) từng nhận định: “Thế giới chịu nhiều đau khổ không chỉ do sự tàn bạo của những kẻ xấu mà còn do sự im lặng của những người tốt”.
      - Đúng là người tốt mà im lặng thì đáng sợ thật. Bởi sự im lặng này thực chất là cũng là một sự bàng quan, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại.
      - Theo ông, tại sao lại xảy ra tình trạng im lặng đáng sợ trong xã hội, nhất là xảy ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên?
      - Tôi cho rằng, một mặt, do tâm lý văn hóa ứng xử cả nể, duy tình của người Việt còn ăn sâu vào nhận thức, tư tưởng nên không ít cán bộ, đảng viên sống dĩ hòa vi quý, ngại va chạm, dễ người dễ ta; mặt khác cũng do nhiều nơi cán bộ lãnh đạo có tư tưởng độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền, vi phạm nghiêm trọng dân chủ, luôn tìm mọi cách để vừa gây áp lực, vừa chống chế mọi ý kiến phê bình, đấu tranh thẳng thắn, trung thực của cán bộ, đảng viên, nhân viên cấp dưới. Nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là thái độ sống thờ ơ, bàng quan, bạc nhược, được chăng hay chớ, thiếu bản lĩnh, dũng khí của một bộ phận cán bộ, đảng viên thời nay.
      - Thật ra, im lặng là một thái độ ứng xử, một kỹ năng sống của con người. Sự im lặng có lúc cũng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, vì im lặng để lắng nghe người khác thảo luận, phát biểu, góp ý, phê bình, bày tỏ tâm tư, băn khoăn, vướng mắc; im lặng để chia sẻ, đồng cảm với người khác trong những hoàn cảnh, tình huống phù hợp với đạo đức cộng đồng. Và sự im lặng lúc này được coi là thái độ ứng xử văn minh.
      - Còn cán bộ, đảng viên nào lại thể hiện sự im lặng đến mức thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh thì lâu ngày sẽ tích tụ thành trơ lỳ cảm xúc, trơ lỳ thái độ và từ đó vô hình trung trở thành kẻ đồng lõa với cái xấu, dung túng cho cái sai và tiếp tay cho cái ác lộng hành. Khi cán bộ, đảng viên không bày tỏ thái độ, hành động gì trước một sự việc đáng lẽ phải có thái độ phản ứng kịp thời, vì lợi ích chung, thì đó là biểu hiện của sự vô trách nhiệm với tập thể, tổ chức, cơ quan, đơn vị và hơn thế, vô trách nhiệm trước Đảng và nhân dân.
      - Thái độ sống như vậy đã thủ tiêu tinh thần đấu tranh chân chính, không tạo động lực tích cực thúc đẩy cá nhân và tập thể cơ quan, đơn vị, phát triển theo chiều hướng tiến bộ. Do vậy, phê phán, đấu tranh với tình trạng im lặng đáng sợ cũng là việc làm cần thiết nhằm góp phần rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất trung thực của người cộng sản và làm trong sạch môi trường văn hóa chính trị, đạo đức công vụ./.
      https://www.tuyengiao.vn/cung-suy-ngam/im-lang-dang-so-137805

      Xóa
  5. Đồng Thị Kim Thanhlúc 16:36 17 tháng 2, 2022

    "Nếu Trung ương chưa bật đèn xanh, chưa cho phép phê phán ai thì cứ lặng im chờ đợi"- Đây là suy nghĩ khá phổ biến của cán bộ tuyên giáo địa phương, của các nhà báo chuyên mảng đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
    ----
    Chị Trần Thị Thuận nhận xét rất đúng và tôi cũng đề nghị Google.tienlang đăng bài Im lặng đáng sợ của Tạp chí Tuyên giáo thành bài độc lập.

    Chúng ta thấy,
    1. về Lê Mã Lương đã "tự diễn biến từ năm 2014. Ông Lê Mã Lương trong buổi tọa đàm "Minh Triết Biển Đông" chiều 14/6/2014 diễn ra tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội đã xuyên tạc bịa đặt vu khống ông Lê Đức Anh là kẻ ra lệnh cấm nổ súng khi Trung Quốc xâm chiếm đảo Gạc Ma.
    Xem bài Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014
    TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG: CÓ LẼ VẾT THƯƠNG TÁI PHÁT?

    Thế nhưng không cán bộ Tuyên giáo nào, không một tờ báo nào lên tiếng đấu tranh với cái sai của Lê Mã Lương.
    Chỉ đến khi Trung ương "bật đèn xanh" qua bài Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019
    Clip nóng- VTV LÊN ÁN "BỆNH CÔNG THẦN" CỦA LÊ MÃ LƯƠNG

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/10/clip-nong-vtv-len-benh-cong-than-cua-le.html

    thì lập tức các tờ báo trung ương và địa phương lên tiếng rào rào phê phán Lê Mã Lương.

    2. Về Phan Huy Lê cùng nhóm lật sử cũng tự diễn biến từ khi Phan Huy Lê bịa đặt về Anh hùng Lê Văn Tám từ năm 2005 và Google.tienlang lên tiếng từ bài Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015
    LÊ VĂN TÁM VÀ CÂU CHUYỆN XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA GS PHAN HUY LÊ.

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/le-van-tam-va-cau-chuyen-xuyen-tac-lich.html
    nhưng cũng không có cán bộ tuyên giáo nào, không có tờ báo nào lên tiếng (trừ báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh).
    Phải công nhận báo Bình Phước là dũng cảm khi phê phán Nguyễn Nhã cùng nhóm lật sử.
    Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020
    BÁO BÌNH PHƯỚC CHỈ RÕ HỌ TÊN NHỮNG KẺ LẬT SỬ NHƯ NGUYỄN NHÃ, BẢO NINH, ĐÀM BÍCH THỦY (Fulbright Việt Nam)…

    ...

    Trả lờiXóa
  6. Lê Tùng Cắc Tùng Tùnglúc 19:00 17 tháng 2, 2022

    GỬI CỤ THÉP THÔNG TIN VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHT TRÊN BÁO CHÍNH THỐNG CỦA ĐẢNG
    Ở những bài trước đây Cụ Người Đất thép ca tụng tên đồ tể Bob Kerrey "tốt lắm", ca ngợi Đại học Fulbright "tốt lắm"... (Vì lãnh đạo Đinh La Thăng bảo thế).
    Vậy tôi gửi cụ Người Đất thép bài báo trên báo chính thống của Đảng bộ tỉnh Bình Phước để cụ xem cái Đại học Fulbright đó nó "tốt lắm" như thế nào nhé:
    ---
    “Xét lại lịch sử” - âm mưu thâm độc
    Chủ nhật, 06/10/2019 | 08:52:00 3,433 lượt xem
    BP - Một trong những chiêu bài rất thâm độc mà các thế lực thù địch, phản động đã và đang áp dụng để chống phá Việt Nam, đó là khơi dậy, thổi bùng trào lưu xét lại lịch sử, xét lại cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Chúng thực hiện chiêu trò này rất tinh vi, xảo quyệt, cả âm thầm lẫn rầm rộ, công khai trên các phương tiện truyền thông và không gian mạng, nhằm tác động vào nhận thức người dân Việt Nam theo cách “mưa dầm thấm lâu”.
    Không biết do vô tình hay hữu ý mà trong những ngày này, phong trào “lật sử”, “ngụy sử”, đòi xét lại lịch sử đã và đang diễn ra cả trong và ngoài nước. Đó là những luận điệu trơ trẽn đòi đánh giá, xem xét lại tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tay sai bán nước; rồi cố tình đổi trắng thay đen khi coi những hành vi man rợ, tàn sát dân thường của lính Mỹ và lính Việt Nam cộng hòa (VNCH) trước đây là một “sự chịu đựng”!? Tiêu biểu như Phạm Văn Nam, đạo diễn phim “Chiến tranh Việt Nam dưới cái nhìn của chúng tôi”, đã rất ngông cuồng khi tuyên bố: “Cuốn phim của chúng tôi có bốn cái trả: Trả lại sự thật cho lịch sử, trả lại công bằng cho Chính phủ VNCH, trả lại vinh dự cho người lính VNCH, trả lại niềm tự hào cho con em chúng ta”. Đúng là giọng điệu của những kẻ chuyên “bưng bô” cho ngoại bang, giọng lưỡi của kẻ “ngụy sử”. Tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược do người Mỹ phát động đã được chính người Mỹ thừa nhận, còn chế độ VNCH, họ có cái gì đâu mà trả, ngoài sự thối nát, xấu xa.

    Hay, Bảo Ninh - tác giả của “Nỗi buồn chiến tranh”, khi trả lời phỏng vấn trong tập 9 bộ phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam” của Ken Burns và Lyun Novick, nói về giai đoạn từ tháng 5-1970 đến tháng 3-1973, đã phát biểu rất hợm mình: “Chúng tôi ăn cùng một loại gạo, uống cùng một loại nước, chia sẻ cùng một nền văn hóa, cùng một loại âm nhạc. Chúng tôi đã hèn nhát theo cùng một cách, chúng tôi đã dũng cảm theo cùng một cách, không khác nhau, đó là một cuộc nội chiến”. Thật nguy hiểm, bởi bộ phim này được chiếu cho các sinh viên của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) xem. Mặc dù sự thật là có những người Việt từ vùng này của đất nước đã chiến đấu chống lại người Việt ở vùng khác, song đó không phải là cuộc nội chiến. Thật tai hại vì những sinh viên năm thứ nhất của FUV đã tiếp thu những câu chuyện sai lệch, rằng đó chỉ là cuộc nội chiến giữa 2 miền Nam - Bắc, một sự đối đầu ý thức hệ mà thôi. Đúng là người lính ở 2 đầu chiến tuyến có chung một nền văn hóa nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở bản lĩnh và mục đích chiến đấu. Người chiến sĩ cộng sản chiến đấu để giải phóng quê hương đất nước. Bảo Ninh đã cố tình đánh lừa dư luận khi đánh đồng như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lê Tùng Cắc Tùng Tùnglúc 19:01 17 tháng 2, 2022

      Hoặc vị tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã đã bộc lộ rõ bản chất “ngụy sử” của mình khi phát biểu: “Thừa nhận VNCH, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa, giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”. Ông Nhã là nhà nghiên cứu lịch sử mà phát biểu như vậy thử hỏi xem có chấp nhận được không? Thứ nhất, VNCH không có một thứ gì đáng giá để cho chúng ta phải học tập, chứ đừng nói đến thừa hưởng. Tất tần tật mọi thứ, từ “thượng vàng hạ cám” đều phải nhập khẩu hoặc được nước mẹ - đế quốc Mỹ - chu cấp. Chế độ thì thối nát, quan chức tham nhũng, đè đầu cưỡi cổ nhân dân; tướng tá thì toàn hạng “xôi thịt”, thua hết trận này tới trận khác; binh sĩ thì hèn nhát, rượu chè, lạc lối trong tệ nạn. Thứ hai, nếu không tôn trọng giới học thuật, nghiên cứu thì theo pháp luật Việt Nam hiện nay, với những phát ngôn nêu trên cũng đáng để đưa ông ta ra trước vành móng ngựa rồi. Thứ ba, có lẽ ông đã cố tình không thấy Việt Nam phát triển như thế nào trong hơn 30 năm đổi mới. Ông đã tự nhổ vào mặt mình khi phát biểu rất ngông cuồng, lên lớp dạy đời như vậy. Việt Nam phát triển, chứng tỏ giới học thuật, nghiên cứu rất được tôn trọng. Ví như Ngô Bảo Châu được Nhà nước trải thảm đỏ như vậy, nhưng thử hỏi anh ta đã đáp lại sự ưu ái đó như thế nào?

      Rồi, Đàm Bích Thủy, Chủ tịch sáng lập FUV, khi nói chuyện với John Swallow, Chủ tịch Cao đẳng nghệ thuật Carthage, đã nói rằng: Sau khi cho các sinh viên của FUV xem một tập trong bộ phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam”, thì nhiều người đã khóc nức nở và xúc động về câu chuyện mà họ đã xem. Đàm Bích Thủy cho rằng, các sinh viên đã trao đổi lại với mình, đại ý là chúng tôi chưa bao giờ biết người Mỹ phải chịu đựng nhiều như vậy. Xin hỏi, lính Mỹ phải chịu đựng cái gì? Hay là họ phải chịu đựng những vất vả khi hành quân càn quét, thực hiện bình định, bắn giết dân thường Việt Nam? Hay họ phải chịu đựng chờ đợi tới ngày được tự do ăn chơi phè phỡn với gái đẹp và ma túy trong những quán bar, nhà hàng sau những trận chiến sống chết mong manh? Thật nguy hiểm khi những sinh viên Việt Nam được quản lý, giáo dục, dạy bảo bởi những con người biến chất như Đàm Bích Thủy!

      Đúng là có rất nhiều cách khác nhau khi giải thích lịch sử, nhưng điều cốt lõi nhất là bối cảnh và sự thật lịch sử luôn luôn bất biến, cần phải nhìn nhận, thừa nhận nó một cách khách quan như những gì nó đã xảy ra. Vất vả, chịu đựng tới đâu thì trong cuộc chiến này, lính Mỹ cũng là những kẻ đánh thuê, là những kẻ đã tắm máu người dân vô tội Việt Nam, là nguyên nhân gây ra những nỗi đau không thể bù đắp cho nhân dân Việt Nam. Đó là sự thật không thể chối cãi. Những hành động liên tục, có chủ đích của Bảo Ninh, Đàm Bích Thủy, Nguyễn Nhã, Phạm Văn Nam thực chất là tham gia vào chủ nghĩa xét lại lịch sử và làm sai lệch sự thật. Trong đám đông những sinh viên đó, họ đâu biết rằng hàng triệu người dân Việt Nam vô tội đã chết và hàng triệu người đang tiếp tục phải chịu đựng vì những “di sản” chiến tranh như bom mìn sót lại chưa nổ hay chất độc da cam.

      Tóm lại, với những hoạt động rầm rộ thời gian qua, phong trào “lật sử”, “ngụy sử” đòi xét lại lịch sử đã không còn là những nguy cơ tiềm ẩn mà đã hiển hiện ngay trước mắt. Chúng ta cần phải có thái độ cương quyết để nhanh chóng triệt tiêu trào lưu này, trả lại sự trong sáng cho môi trường tri thức Việt Nam.
      https://baobinhphuoc.com.vn/news/1/2957/xet-lai-lich-su---am-muu-tham-doc

      Xóa
  7. Cụ Thép càng nói thì lại càng hở ra sự sai trái của mình.
    Tôi không bất kính gì với cụ nhưng quả thật tôi lo cho cụ khi cụ khoái kể lể khoe khoang thành tích cá nhân trên mạng xã hội, y như tên nhà văn tâm thần Đông La, nào là Nhà văn, Nhà Lý luận phê bình, Giải thưởng này giải thưởng khác....
    Nhưng công bằng mà nói thì những giải thưởng đó có thể làm minh chứng chứng minh cái điều Đông La nói là ĐÚNG hay SAI hay không?
    Về thành tích cá nhân, về các giải thưởng thì có lẽ cụ Thép tuy có khá nhiều nhưng chắc chắn không thể bằng AH LLVT Lê Mã Lương nhỉ, không bằng Phan Huy Lê nhỉ, không bằng Nguyên Ngọc nhỉ?

    Thế mà Lê Mã Lương Phan Huy Lê Nguyên Ngọc cũng đã trở cờ đó thôi.

    Vậy nên, chân thành góp ý với cụ Thép: Đừng kể những thông tin cá nhân lên Mạng xã hội làm gì.
    Google.tienlang cũng là một trang web thuộc Mạng xã hội.
    Ở đây chủ trang tôn trọng tự do ngôn luận. Ai cũng có quyền phát biểu ý kiến, phản động cũng có quyền phát biểu, miến là không vi phạm NỘI QUY VĂN HÓA GOOGLE.TIENLANG.
    Ai cũng có quyền phát biểu và ai cũng buộc phải chấp nhận ý kiến phản biện. Vậy nên, ý kiến nào có bằng chứng rõ ràng, có lý lẽ thì mới đứng vững được. Thành tích cá nhân không có giá trị gì trong cuộc tranh luận cả.
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/02/tu-kien-nghi-cua-googletienlang-xoa-so.html?showComment=1644644766380#c4269774107625480923

    Trả lờiXóa
  8. Tôi đã đọc kỹ Kết luận của Google.tienlang- 1 Kết luận không thể tranh cãi:
    Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021
    KẾT LUẬN CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ VỤ LÝ THÔNG TRONG NGÀY 30/4/1975
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/ket-luan-cua-googletienlang-ve-vu-ly.html

    Trả lờiXóa
  9. Bệnh Cuồng Mỹ, nghiện Mỹ đã ngấm sâu vào tư tưởng nhiều cán bộ của ta.
    Bác Hồ viết:
    ===
    CHIẾN TRANH NHỒI SỌ
    " Mỹ chuẩn bị chiến tranh cả về mặt tinh thần. Chúng dùng báo chí, tranh ảnh, sách vở, ca hát, chớp bóng... đủ các thứ. Chỉ ở Pháp mà thôi, mỗi năm chúng tiêu 2.450 triệu quan vào việc tuyên truyền nhồi sọ. Chúng không ra mặt. Ở nước nào chúng mua chuộc người nước ấy làm thay cho chúng. Bộ trưởng tuyên truyền Mỹ nói: mỗi năm, các báo chí nước ngoài đăng tài liệu tuyên truyền của Mỹ cộng lại hơn 4 vạn trang báo (bằng 16 vạn trang báo Cứu quốc). Mỗi năm ở các nước in hơn 200 quyển sách khen Mỹ và chống cộng, mỗi quyển ra từ 3 nghìn đến 10 vạn bản. Ở các nước có hơn 400 cơ quan làm việc tuyên truyền cho Mỹ... Mỹ còn lập nhà thương, trường học, hội từ thiện, vân vân, ở các nước, để làm cơ quan tuyên truyền và ổ mật thám. Hiện nay, tại những vùng tạm bị chiếm ở nước ta, Mỹ đang ra sức xâm lược văn hóa để hủ hóa và gieo rắc bệnh phục Mỹ, thân Mỹ, sợ Mỹ vào nhân dân, nhất là vào thanh niên ở những vùng ấy. Đó là một điều mà cán bộ giáo dục và tuyên truyền ta phải đặc biệt chú ý và phải ra sức chống lại."
    Chính vì "Bệnh Cuồng Mỹ, nghiện Mỹ đã ngấm sâu vào tư tưởng nhiều cán bộ của ta" nên suốt từ năm 2014 đến nay,
    1. Vụ đòi bỏ chữ "ngụy" trong bộ Quốc sử chưa có quyết định cuối cùng.
    Trước sự phản đối mạnh mẽ của Google.tienlang và Cộng đồng nên gần đây, lũ lật sử đành tảng lờ, lặng lẽ nằm im chờ thời.
    Chưa có phát ngôn chính thức của Đảng về vấn đề này.
    2- vụ "VINH DANH LÍNH NGỤY CHẾT Ở HOÀNG SA" cũng vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
    Trước đấu tranh mạnh mẽ của Google.tienlang cùng Cộng đồng, Công trình "TƯỞNG NIỆM LÍNH NGỤY CHẾT Ở HOÀNG SA" dự kiến xây dựng ở đảo Lý Sơn tuy đã tạm dừng lại nhưng Đảng và Nhà nước cũng KHÔNG CÓ KẾT LUẬN CHÍNH THỨC VỀ VẤN ĐỀ NÀY!
    Như vậy, lũ lật sử tạm thời nằm im chờ cơ hội để ngóc đầu dậy, khởi công xây dựng tiếp!
    3. Vụ về CUỐN SÁCH ĐỘC HẠI "GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ" CŨNG CHƯA CÓ KẾT LUẬN CUỐI CÙNG.
    Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của Google.tienlang cùng Cộng đồng nên nhà xuất bản đã tuyên bố "TẠM DỪNG" để chỉnh lý thôi chứ chưa có cơ quan Nhà nước nào chính thức RA QUYẾT ĐỊNH THU HỒI VÀ TIÊU HỦY nó như đòi hỏi của Thượng tướng Võ Tiến Trung, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Thiếu tướng Hoàng Kiền...

    Trả lờiXóa
  10. Tôi và bè bạn tôi say mê Google.tienlang còn bởi ở mục bình luận quốc tế, về những nhận định, dự báo về Ukraina, về Cuba anh em.
    Tôi đồng tình với nhiều bạn đọc ở đây khi nhận định rằng, trong làng báo tiếng Việt hiện nay nói chung, kể cả báo chính thống thì trang Google.tienlang là trang giỏi ngoại ngữ nhất, kể cả tiếng Nga, tiếng Pháp tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha. Vì vậy, khi đưa tin hoặc bình luận quốc tế, chỉ có Google.tienlang là khhachs quan, trung thực chứ không như nhiều tờ báo khác nhai lại truyền thông phương Tây, nhét chữ vào mồm Putin hay Thủ tướng Lào hay chủ tịch Cuba.
    Tôi rất muốn nghe tiếng nói của Google.tienlang bình luận, nhận định về sự kiện nóng về mối quan hệ Nga- Mỹ- Ukraina hiện nay.
    Mỹ rút quân khỏi Ukraina là ý gì?

    Cách đây ít phút, Báo Thanh niên đăng bài:
    Ông Biden: Tổng thống Nga đã quyết định tấn công Ukraine, không có rút quân
    https://thanhnien.vn/ong-biden-tong-thong-nga-da-quyet-dinh-tan-cong-ukraine-khong-co-rut-quan-post1431064.html

    Vậy sự thật thế nào?
    Mong Google.tienlang đưa ra nhận định, dự báo!

    Trả lờiXóa