La rédaction de TF1info
Publié aujourd’hui à 21h10, mis à jour à 21h23
L'ESSENTIEL
Emmanuel Macron s'est entretenu ce dimanche avec
Vladimir Poutine puis Volodymyr Zelensky pour tenter d'éviter une invasion de
l'Ukraine.
Des échanges à l'issue desquels le président
ukrainien a de nouveau exigé un cessez-le-feu dans l'est du pays.
Suivez les dernières infos sur cette crise
géopolitique.
Google.tienlang dịch sang tiếng Việt:
Ban biên tập TF1info
Đăng vào ngày 20 tháng 2 năm 2022 lúc 3:10 chiều, cập
nhật vào ngày 20 tháng 2 năm 2022 lúc 3:23 chiều.
Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm vào sáng nay, Chủ nhật với Vladimir Putin và ngay sau đó là Volodymyr Zelensky để cố gắng tránh một cuộc chiến tranh ở Ukraine. Cuộc điện đàm bắt đầu lúc 11h sáng 20/2, giờ Pháp (17h, giờ Việt Nam).
Trong cuộc trao đổi với Tổng thống Pháp Macron, ông Tổng thống Ukraine Zelensky bày tỏ nguyện vọng ngừng bắn ở miền đông đất nước.
Theo các nguồn tin của LCI tại Élysée, cuộc điện
đàm mà Emmanuel Macron có sáng nay với Vladimir Poutine đã dẫn đến một số điểm
thống nhất và đi đến một thỏa thuận thiết lập các cuộc thảo luận ở nhiều cấp độ:
- nối lại các cuộc đàm phán ở "định dạng
Normandy" ( Nga, Ukraine, Đức và Pháp ) trên cơ sở các đề xuất mới nhất của
Ukraine;
- cuộc họp khẩn cấp của "nhóm liên lạc ba
bên" (Nga và Ukraine dưới sự bảo trợ của OSCE);
- Công tác ngoại giao khẩn trương trong những ngày
tới.
Tổng thống Pháp nói thêm rằng Ngoại trưởng
Jean-Yves Le Drian sẽ gặp người đồng cấp Nga, Sergei Lavrov, trong những ngày tới.
Theo Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm kéo dài sáng
nay, Vladimir Putin và Emmanuel Macron đã đồng ý "tăng cường" các nỗ
lực ngoại giao.
Đối với Matxcơva, cuộc trò chuyện là cơ hội để Tổng
thống Nga quy kết sự gia tăng bạo lực, gần chiến tuyến ở Donbass, là "các
hành động khiêu khích của lực lượng an ninh Ukraine" - đây là nguyên nhân cho việc
sơ tán dân thường từ các nước cộng hòa ly khai sang Nga.
Điện Kremlin chứng thực đã đồng ý với Tổng thống Pháp về việc tăng cường các cuộc gặp ngoại giao, đồng thời cho rằng Kiev không tôn trọng các thỏa thuận Minsk hoặc các thỏa thuận được ký kết theo "định dạng Normandy".
Theo ông Vladimir Putin, "các hành động khiêu
khích của Ukraine" gây ra sự leo thang quân sự ở miền đông Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi
"ngừng bắn ngay lập tức", sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp
Emmanuel Macron, cũng như việc triệu tập khẩn cấp cuộc họp của "nhóm liên
lạc ba bên" (Ukraine, Nga, OSCE).
Tổng thống Pháp và Nga đã gác máy sau 1 giờ 45 sau
cuộc điện đàm bắt đầu lúc 11 giờ sáng, theo một nguồn tin tại Điện Élysée do
LCI liên hệ. Emmanuel Macron tiếp tục với cuộc gọi mới kéo dài 30 phút cho tổng
thống Ukraine, người mà ông đã nói chuyện với ông vào tối hôm trước.
Volodymyr Zelensky hôm qua đã thúc giục các cuộc thảo
luận trực tiếp với Vladimir Putin và đã đệ trình các đề xuất cho Donbass, mà Tổng
thống Pháp sẽ chuyển tiếp hôm nay cho người đồng cấp Nga.
(Hết trích bản tin trên Kênh truyền hình TF1)
Theo lệnh Mỹ, ngụy quyền Kiev xua quân áp sát biên giới Nga, đàn áp 2 nước Cộng hòa Nhân dân nói trên. Thế nhưng, ngụy quân Kiev đại bại, bị vây khốn ở các "nồi hầm"- "Kотел" Ilovaisk- Иловайск (tháng 9/2014) và "Nồi hơi" Debaltseve - "Kотел" Дебальцево (tháng 2/2015).
Bị thất bại, Kiev vội vàng cầu cứu Pháp, Đức, Nga cho ra đời định dạng Bộ tứ Normandy để dàm phán ngừng bắn với hai nước Cộng hòa.
Dù ngụy quyền Kiev đã đàm phán và ký kết Thỏa thuận Hòa bình Minsk 1 và Minsk2 nhưng từ đầu năm 2021, Kiev ngang ngược tuyên bố sẽ không thực hiện các Thỏa thuận Minsk, xóa bàn cờ đi, chơi lại. Được tiếp sức của Mỹ, ngụy quyền Kiev tuyên bố bác bỏ các Thỏa thuận Minsk theo định dạng Bộ tứ Normandy để khai sinh ra định dạng mới đặt tên là «Крымская платформа» - "Định dạng Krưm" với thành phần mở rộng hơn Bộ tứ Normandy (Pháp- Đức- Nga- Ukraina). Ngoài 4 nước nêu trên, nay sẽ có thêm Mỹ.
Về "Bộ tứ Normandy", mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn ở bài "Nóng! NHIỀU TỜ BÁO VN ĐƯA TIN SAI LỆCH VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH “BỘ TỨ NORMANDY”
Bài liên quan:
1. VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG?
4. Video clip SỰ THẬT “SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ”- LỜI THÚ NHẬN CỦA NHỮNG CỰU QUAN CHỨC MỸ.
6. Cuối tuần: CHỊ KEL BỎ ANH TRUMP ĐỂ ĐI THEO ANH TIN!
8. BÁO CHÍ VIỆT NAM LẠI XUYÊN TẠC LỜI PUTIN VỀ VỤ GIÚP YANUKOVICH CHẠY TRỐN KHỎI UKRAINA
8a. Cuối tuần: BIỂN ĐẢO VÀ NGỤ NGÔN NĂM 2020
10. Cảnh báo: MỸ ĐÃ LẤN THÊM BƯỚC NỮA KHI THÀNH LẬP HỌC VIỆN YSEALI Ở VIỆT NAM!
11. Nóng! NHIỀU TỜ BÁO VN ĐƯA TIN SAI LỆCH VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH “BỘ TỨ NORMANDY”
12. . "CÁCH MẠNG MÀU"- CHIÊU BÀI CIA MỸ ĐÃ ÁP DỤNG Ở NHIỀU NƯỚC ĐANG "VẬN" VÀO CHÍNH NƯỚC MỸ!
13. Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014 Hội đàm ba bên tại Minsk: Ký kết Biên bản về ngừng bắn ở Ukraina
15. Nóng! NHIỀU TỜ BÁO VN ĐƯA TIN SAI LỆCH VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH “BỘ TỨ NORMANDY”
17. BỐN CƠ SỞ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH NGA SẼ KHÔNG TẤN CÔNG XÂM LƯỢC UKRAINA
18. Tin nóng Ukraina: MACRON VÀ PUTIN NHẤT TRÍ TRIỆU TẬP NHÓM LÀM VIỆC VỀ THỎA THUẬN MINSK
Mời xem thêm về một số cuộc "Cách mạng màu" mà CIA đã tiến hành tại một số quốc gia:
1 . SỰ THẬT CUỘC CÁCH MẠNG MÀU 1989 Ở RUMANI
2. CUỘC KHÔNG KÍCH NAM TƯ: BẮT ĐẦU BẰNG SỰ DỐI TRÁ
3. Bài học Nam Tư: Đừng ảo tưởng vào “lòng tốt” của phương Tây...
4. Lời trăng trối cuối cùng của Cựu Tổng thống Nam Tư Milosevich...
Mời đọc lại bài năm 2014.Chỉ khi quân Kiev bị vây khốn ở Nồi hầm Ilovaisk, Kiev mới chịu ký Mins1 VỚI NGƯỜI NỔI DẬY Ở MIỀN ĐÔNG::
Trả lờiXóa---
Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014
Hội đàm ba bên tại Minsk: Ký kết Biên bản về ngừng bắn ở Ukraina
Như Google.tienlang đã đưa tin, chiều nay, ngày 05/9/2014, cả thế giới hướng về Minsk- thủ đô Belorusia- nơi đang diễn ra Vòng 2 cuộc Hội đàm ba bên về ngừng bắn ở miền Đông Ukraina.
Hội đàm ba bên tại Minsk về ngừng bắn cho Ukraina
Tham dự hội đàm, đại diện cho chính quyền Kiev là Cựu Tổng thống Ukraina Leonid Kuchma;
Cựu Tổng thống Ukraina Leonid Kuchma
Đại diện phía Cộng hòa Nhân dân Lugansk là Thủ tướng Chính phủ Igor Plotnizki và Chủ tịch Quốc hội Alechsey Kariakin;
Thủ tướng Chính phủ CHND Lugansk Igor Plotnizki
Chủ tịch Quốc hội CHND Lugansk Alechsey Kariakin
Đại diện phía Cộng hòa Nhân dân Donetsk là Thủ tướng Alechxandr Zakhartrenko và Phó thủ tướng Andrey Pughin.
Thủ tướng CHND Donetsk Alechxandr Zakhartrenko
Phó Thủ tướng Andrey Pughin
Tham dự buổi hội đàm có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Kiev Mikhail Zurabov và một đại biểu từ OSCE - bà Heidi Tagliavini.
Tin chúng tôi vừa nhận được: Sau hai giờ thảo luận, lúc 16:00- giờ Minsk, tức 20:00 giờ Hà Nội, các bên liên quan đã ký kết Biên bản thỏa thuận về Ngừng bắn ở miền Đông Ukraina.
Xem video clip:
Hội đàm ba bên tại Minsk: Ký kết biên bản về ngừng bắn ở Ukraina
Nội dung chi tiết của Biên bản này hiện nay chưa công bố nhưng chỉ biết rằng đi kèm Biên bản này có 14 tài liệu về các vấn đề trao trả tù binh, về ngừng bắn, về giám sát ngừng bắn v.v...Một tài liệu quan trọng nhất: NGỪNG BẮN. Theo đó, ba bên nhất trí tiến hành ngừng bắn vào lúc 18:00- giờ Ukraina, tức 22:00 giờ Hà Nội.
Dù không có mặt ở Minsk nhưng ông Poroshenko- Tổng thống Ukraina hẳn là theo dõi từng phút từng giây tiến triển của Hội đàm. Ngay sau khi Biên bản được các bên ký kết, ông Poroshenko lập tức công bố Lệnh ngừng bắn. Cùng lúc, ông Alechxandr Zakhartrenko Thủ tướng CHND Donetsk và ông Igor Plotnizki- Thủ tướng CHND Lugansk cũng ra lệnh cho quân đội nước mình ngừng bắn vào lúc 18:00- giờ Ukraina, tức 22:00 giờ Hà Nội.
Dương Thành- Cộng tác viên Google.tienlang
Đưa tin từ Ukraina
https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/09/hoi-am-ba-ben-tai-minsk-ky-ket-bien-ban.html
Ở bài trước- BỐN CƠ SỞ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH NGA SẼ KHÔNG TẤN CÔNG XÂM LƯỢC UKRAINA, Google.tienlang nhận xét rất đúng:
Trả lờiXóa---
"4. Cơ sở thứ tư: Cả thế giới đều biết, ngày nay Mỹ không thể độc bá NATO!
Để ý theo dõi truyền thông những ngày qua, ta chỉ thấy các quan chức Mỹ cùng một số nước lìu tìu trong NATO như Ba Lan hoặc các nước vùng Ban tích là hung hăng tuyên bố lọ tuyên bố chai chứ mấy anh đầu tàu của NATO là ở châu Âu Đức và Pháp thì lại rất mềm mỏng với Putin.
Cả Pháp và Đức từng tuyên bố công khai TỪ BỎ VỊ THẾ “CẤP PHÓ” CHO MỸ."
1. Về nước Pháp thì ngay bài hôm nay đã cho thấy nhận xét của Google..tienlang ở bài trước là đúng.
2. Về nước Đức: xin đọc bài trên báo Tin tức của TTXVN:
Đức cảnh báo không nên phỏng đoán hoặc giả định các quyết định của Nga về Ukraine
Chủ Nhật, 20/02/2022 12:05
|
Thế giới
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 19/2 cho rằng không nên giả định hoặc phỏng đoán các quyết định của Nga về Ukraine, sau khi Mỹ đưa ra cảnh báo rằng Nga "sắp tấn công Ukraine".
Phát biểu bên lề Hội nghị an ninh Munich tại Đức, Ngoại trưởng Baerbock nhấn mạnh: "Chúng ta không thể biết liệu một cuộc tấn công đã được quyết định hay chưa. Tôi khẩn cấp kêu gọi tất cả cần quan sát các diễn biến thật trên thực địa", đồng thời cảnh báo nguy cơ của "những thông tin sai sự thật có chủ đích".
Đáp lại một câu hỏi về việc liệu Đức có cùng quan điểm với đánh giá của Tổng thống Mỹ Joe Biden về khả năng Nga tấn công Ukraine, Ngoại trưởng Baerbock cho biết: "Trong tình huống khủng hoảng, điều không phù hợp nhất là phỏng đoán và giả định".
https://baotintuc.vn/the-gioi/duc-canh-bao-khong-nen-phong-doan-hoac-gia-dinh-cac-quyet-dinh-cua-nga-ve-ukraine-20220220120502816.htm
Tôi xin nói rõ hơn trong bản tin của Kênh truyền hình Pháp TF1 có đoạn:
Trả lờiXóa"Theo các nguồn tin của LCI tại Élysée, cuộc điện đàm mà Emmanuel Macron có sáng nay với Vladimir Poutine đã dẫn đến một số điểm thống nhất và đi đến một thỏa thuận thiết lập các cuộc thảo luận ở nhiều cấp độ:
- nối lại các cuộc đàm phán ở "định dạng Normandy" ( Nga, Ukraine, Đức và Pháp ) trên cơ sở các đề xuất mới nhất của Ukraine;
- cuộc họp khẩn cấp của "nhóm liên lạc ba bên" (Nga và Ukraine dưới sự bảo trợ của OSCE);
- Công tác ngoại giao khẩn trương trong những ngày tới."
Trên đây có nói tới "nhóm liên lạc ba bên".
Vậy "nhóm liên lạc ba bên" này gồm những bên nào?
Theo Hiệp định Minsk1 và Minsk2 thì:
1. Bên thứ nhất là Đại diện chính quyền Kiev;
2. Bên thứ hai là Đại diện CHND Donetsk;
3. Bên thứ ba là Đại diện CHND Lugansk
Đại sứ Nga tại Ukraina và Đại diện OSCE không phải là một bên đàm phán mà chỉ là những người chứng kiến.
"Ôm mộng" gia nhập NATO, nước láng giềng bị Nga giáng đòn choáng váng
Trả lờiXóa14 năm trước, đúng ngày khai mạc Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Nga buộc phải dùng tới quân đội để giải quyết mối bất hòa với một quốc gia từng thuộc Liên Xô nhưng ôm “giấc mộng” gia nhập NATO.
Sự kiện: Căng thẳng Nga - Ukraine, Thời sự thế giới, Tin tức Nga
"Ôm mộng" gia nhập NATO, nước láng giềng bị Nga giáng đòn choáng váng - 1
Bản đồ Nga, Gruzia (Geogria) và các khu tự trị Nam Ossetia – Abkhazia (ảnh: History)
Ngày 8.8.2008, quân đội Gruzia với hàng trăm xe tăng, pháo hạng nặng do Mỹ, NATO và Israel hỗ trợ đã bất ngờ tấn công Nam Osetia – khu vực tự trị được Nga hậu thuẫn và cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới theo dõi. Thời điểm tấn công Nam Osetia đúng ngày khai mạc Thế vận hội Olympic ở Trung Quốc của Gruzia khiến nhiều nước bất ngờ. Tuy nhiên, đòn đáp trả chớp nhoáng của Nga lại khiến Gruzia “chết lặng”, theo Atlantic Council.
Mọi chuyện bắt đầu sau khi Gruzia tách khỏi Liên Xô vào năm 1991, 2 vùng lãnh thổ Nam Ossetia và Abkhazia tuyên bố tách khỏi nước này để trở thành các quốc gia độc lập dưới sự hỗ trợ của Nga. Gruzia không chấp nhận điều này và luôn khẳng định Nam Ossetia, Abkhazia thuộc chủ quyền của mình.
Năm 1992, Nga, Gruzia và Nam Ossetia đạt thỏa thuận giúp các bên ngừng xung đột. Theo đó, Nam Ossetia được trao quyền tự trị với sự giám sát của 3 lực lượng gìn giữ hòa bình trên lãnh thổ.
Năm 2004, Mikhail Saakashvili – một người có quan điểm thân phương Tây, chống Nga – đắc cử Tổng thống Gruzia và tuyên bố giành lại Nam Ossetia, Abkhazia bằng mọi giá. Ông Saakashvili đã nỗ lực hiện đại hóa quân đội Gruzia để thực hiện lời hứa của mình.
Năm 2008, tận dụng cơ hội khi Tổng thống Mỹ George W.Bush (Bush con) để ngỏ khả năng giúp Gruzia gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU), ông Saakashvili quyết tâm giành lại Nam Ossetia bằng vũ lực để chứng tỏ tiềm lực quân sự quốc gia.
Bất chấp những lời cảnh báo từ Nga, từ giữa năm 2008, Gruzia liên tục tăng quân tới sát Nam Ossetia. Ngày 1.8.2008, quân đội Gruzia và lực lượng quân sự Nam Ossetia nổ ra xung đột. Người dân Nam Ossetia nhanh chóng sơ tán sang lãnh thổ Nga. Moscow cảnh báo sẽ can thiệp quân sự nếu người Nga và lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Nam Ossetia bị tấn công.
Theo History, ngày 7.8.2008, Tổng thống Saakashvili có bài phát biểu trước toàn dân Gruzia, thề giành lại Nam Ossetia và Abkhazia. Rạng sáng ngày 8.8, quân đội Gruzia ồ ạt tiến vào bao vây Tskhinvali – thủ phủ Nam Ossetia. Tới trưa cùng ngày, quân đội và các lực lượng đặc nhiệm Gruzia đã chiếm được hầu hết vị trí trọng yếu ở Tskhinvali. Tuy nhiên, cầu Gupta – tuyến huyết mạch trọng yếu kết nối Nga với Tskhinvali – lại chưa bị chiếm đóng.
Ngay trong lúc quân đội Gruzia giành thế thắng trên chiến trường, Tổng thống Nga lúc đó là Dmitry Medvedev đã triệu tập cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh Liên bang Nga. Vladimir Putin – người khi đó đang giữ chức Thủ tướng Nga – được cho là đứng sau quyết định đưa quân đội Nga tham chiến ở Nam Ossetia.
Xóa"Ôm mộng" gia nhập NATO, nước láng giềng bị Nga giáng đòn choáng váng - 4
Quân đội Gruzia bước đầu kiểm soát Nam Ossetia (ảnh: Reuters)
Với cáo buộc Gruzia tấn công căn cứ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Ossetia và khiến 2 binh sĩ thiệt mạng, chiều ngày 8.8, Moscow điều 2 đơn vị thiết giáp với 20.000 quân, 500 xe tăng thuộc Tập đoàn quân số 58 rầm rập tiến về Nam Ossetia. Chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, 2 đơn vị này đã bao vây Tskhinvali. Không quân Nga cũng liên tục bắn phá pháo binh, xe tăng Gruzia.
Theo TASS, tới ngày 9.8, quân Nga đã áp đảo hoàn toàn quân đội Gruzia ở Tskhinvali. Với nỗ lực giành lại thế kiểm soát Tskhinvali, Gruzia tăng quân và mở thêm 3 đợt tấn công lớn nhưng đều bị đánh bật ra.
Từ ngày 10 – 12.8.2008, quân đội Nga liên tục tấn công, đẩy lùi quân Gruzia khỏi Nam Ossetia. Không quân Nga thậm chí còn không kích cả vào một số mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Gruzia.
Chiều ngày 12.8.2008, Tổng thống Gruzia Saakashvili chấp nhận đàm phán hòa bình, ông Dmitry Medvedev ra lệnh cho quân đội ngừng bắn và tuyên bố “kẻ xâm lược đã bị trừng trị thích đáng”, RT viết. Sự kiện quân đội Nga – Gruzia giao chiến ở Nam Ossetia được giới nghiên cứu lịch sử gọi là “cuộc chiến 5 ngày”. Trên thực tế, với lực lượng áp đảo cả về vũ khí lẫn khả năng chiến đấu, quân đội Nga chỉ mất vài giờ đồng hồ để định đoạt cục diện chiến trường Nam Ossetia.
Theo giới chuyên gia quốc tế, với hơn 30.000 quân và hàng trăm xe tăng, khí tài hạng nặng, Gruzia đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch tấn công Nam Ossetia. Ý đồ của ông Saakashvili là chứng minh cho NATO thấy Gruzia đủ sức mạnh trở thành “tiền đồn” chống Nga và xứng đáng gia nhập tổ chức này. Việc Gruzia chọn thời điểm ngày khai mạc Olympic Bắc Kinh để tấn công Nam Ossetia là hoàn toàn có chủ đích.
Gruzia chắc chắn đã chuẩn bị tâm lý cho kịch bản Nga can thiệp quân sự, tuy nhiên, đòn đáp trả nhanh và mạnh từ Nga khiến nước này “sững sờ”. Việc Mỹ và NATO không tham chiến mà đứng ngoài lên án Nga cũng khiến Gruzia thất vọng.
Phía Nga tuyên bố, quân đội Gruzia đã mất khoảng 4.000 binh sĩ trong trận chiến ở Nam Ossetia, trong khi Nga chỉ tổn thất 18 binh sĩ. Đặc biệt, tốc độ điều quân của Nga khiến Mỹ và NATO bất ngờ khi chỉ mất chưa tới 2 giờ để “phủ kín” Nam Ossetia.
"Ôm mộng" gia nhập NATO, nước láng giềng bị Nga giáng đòn choáng váng - 5
Xe tăng Nga rầm rập tiến vào Nam Ossetia (ảnh: RT)
Sau cuộc đối đầu với Gruzia, quân đội Nga cũng rút được nhiều bài học quý báu khi áp dụng “chiến tranh chớp nhoáng” và nâng cấp kho vũ khí tương đối lạc hậu từ thời Liên Xô.
Ngày 16.8.2008, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký vào thỏa thuận ngừng bắn ở Nam Ossetia (Tổng thống Gruzia Saakashvili thậm chí ký trước đó một ngày). 10 ngày sau, Nga tuyên bố công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia trước sự bất lực của Gruzia, theo RT.
Trả lời phỏng vấn về việc vì sao xe tăng Nga chịu dừng lại cách thủ đô Tbilisi của Gruzia vài chục cây số mà không tiến xa thêm, ông Medvedev nói:
“Mục tiêu của chúng tôi chỉ là đánh bật quân đội Gruzia khỏi Nam Ossetia, lập lại trật tự, chặn đứng bạo lực chứ không phải nghiền nát Gruzia”.
Bản Tin nóng Ukraina: MACRON VÀ PUTIN NHẤT TRÍ TRIỆU TẬP NHÓM LÀM VIỆC VỀ THỎA THUẬN MINSK do Google.tienlang dẫn link nguồn từ Kênh truyền hình TF1 là khá chính xác, trùng hợp với Bản tin trên Trang web Tổng thống Nga - Президент России.
Trả lờiXóaTôi chép ra đây Bản tin trên Trang web Tổng thống Nga - Президент России tại bài
Телефонный разговор с Президентом Франции Эммануэлем Макроном
http://kremlin.ru/events/president/news/67818
По инициативе французской стороны состоялся телефонный разговор Владимира Путина с Президентом Французской Республики Эммануэлем Макроном.
20 февраля 2022 года17:15
В продолжение обсуждений в ходе недавнего визита Президента Франции в Москву и регулярных телефонных контактов проведён обстоятельный обмен мнениями по ситуации вокруг Украины, а также по выработке долгосрочных юридических гарантий безопасности Российской Федерации.
Выражена серьёзная озабоченность в связи с резким ухудшением обстановки на линии соприкосновения в Донбассе. Президент России отметил, что причиной эскалации являются провокации украинских силовиков. Обращено внимание на происходящую накачку натовскими странами Украины современными вооружениями и боеприпасами, что подталкивает Киев к военному решению так называемой проблемы Донбасса. В результате страдают мирные жители ДНР и ЛНР, которым приходится эвакуироваться в Россию для спасения от усиливающихся обстрелов.
Вновь подчёркнуто, что Киев лишь имитирует переговорный процесс, упорно отказывается от реализации Минских соглашений и договорённостей, достигнутых в «нормандском формате». С учётом остроты сложившегося положения дел президенты признали целесообразным активизировать поиск решений дипломатическими средствами по линии внешнеполитических ведомств и политсоветников лидеров стран – участниц «нормандского формата». Эти контакты призваны способствовать восстановлению режима прекращения огня и обеспечению прогресса в деле урегулирования конфликта вокруг Донбасса.
С учётом всего этого Владимир Путин вновь акцентировал необходимость того, чтобы США и НАТО со всей серьёзностью отнеслись к требованиям России по обеспечению гарантий безопасности и отреагировали на них конкретно и по существу.
Условлено о продолжении контактов на различных уровнях.
Tôi dịch:
XóaCuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Emmanuel Macron.
Theo đề xuất từ phía Pháp, một cuộc nói chuyện đã được tổ chức giữa Tổng thống Nga V. Putin với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
20thang 2 năm 202217:15
Tiếp tục cuộc thảo luận trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Pháp tới Mátxcơva và các cuộc tiếp xúc qua điện thoại thường xuyên, một cuộc trao đổi quan điểm kỹ lưỡng đã được tổ chức về tình hình xung quanh Ukraine, cũng như về sự đảm bảo An ninh bền vững cho Liên bang Nga.
Hai Nhà lãnh đạo đã bày tỏ mối quan tâm nghiêm túc về tình hình xấu đi nghiêm trọng trên đường dây liên lạc ở Donbass. Tổng thống Nga lưu ý rằng lý do leo thang là do các hành động khiêu khích của lực lượng an ninh Ukraine. Sự chú ý đang được thu hút bởi các quốc gia NATO của Ukraine đang bơm vũ khí và đạn dược hiện đại, điều này đang thúc đẩy Kiev hướng tới một giải pháp quân sự cho cái gọi là vấn đề Donbass. Kết quả là, thường dân ở DPR và LPR phải chịu thiệt hại, những người phải di tản sang Nga để thoát khỏi các đợt pháo kích ngày càng tăng.
Một lần nữa hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng Kiev chỉ đang lặp lại quá trình đàm phán như trước đây, kiên quyết từ chối thực hiện các thỏa thuận Minsk và các thỏa thuận đạt được ở định dạng Normandy. Tính đến tính nhạy bén của tình hình hiện tại, các tổng thống cho rằng cần tăng cường tìm kiếm các giải pháp thông qua các biện pháp ngoại giao, thông qua các bộ ngoại giao và cố vấn chính trị cho các nhà lãnh đạo của các nước tham gia định dạng Normandy.
Những liên hệ này được thiết kế để giúp khôi phục lệnh ngừng bắn và đảm bảo tiến độ giải quyết cuộc xung đột xung quanh Donbass.
Với tất cả những điều này, Vladimir Putin nhắc lại sự cần thiết của Hoa Kỳ và NATO phải xem xét các yêu cầu của Nga về đảm bảo an ninh và đáp ứng các yêu cầu đó một cách cụ thể và đúng trọng tâm.
Vấn đề này đã được hai nhà lãnh đạo đồng ý để tiếp tục liên lạc ở các cấp độ khác nhau.
Những cảnh báo chính xác của Tổng thống Nga Putin về phương Tây cách đây 15 năm
Trả lờiXóaÔng Putin đã có những cảnh báo từ 15 năm trước và đến nay một số đã trở thành hiện thực.
Theo hãng thông tấn TASS ngày 11/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 10/2/2007 với những tuyên bố mạnh mẽ nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Sau 15 năm, những lời cảnh báo và dự báo của ông Putin từ bài phát biểu ở Munich đã trở thành sự thật như sự mở rộng của NATO, một thế giới đơn cực, các vấn đề giải trừ quân bị, sự xói mòn của OSCE với tư cách là một thể chế, vấn đề hạt nhân Iran và an ninh năng lượng của châu Âu. Dưới đây là một số dự báo chính của Tổng thống Nga đã được kiểm nghiệm qua thực tế:
Một là, sự mở rộng về phía đông của NATO làm gia tăng căng thẳng. Trong bài phát biểu cách đây 15 năm, ông Putin nêu rõ: "Việc mở rộng NATO không có bất kỳ mối quan hệ nào với việc hiện đại hóa bản thân Liên minh, hay với việc đảm bảo an ninh ở châu Âu. Ngược lại, nó thể hiện một hành động khiêu khích nghiêm trọng làm giảm mức độ tin cậy lẫn nhau".
Kể từ đó, bốn quốc gia khác - Albania, Croatia, Montenegro và Bắc Macedonia - đã được kết nạp vào NATO. Hơn nữa, vào năm 2008, một năm sau bài phát biểu tại Munich của Putin, một tuyên bố chính trị đã được thông qua nói rằng với thời gian Ukraine và Gruzia cũng sẽ có thể gia nhập NATO.
Các sự kiện sau đó chỉ đơn thuần xác nhận rằng chính sách này chứa đầy những khiêu khích và sắp hạ cấp mức độ an ninh ở châu Âu. Cùng năm 2008, Tổng thống Gruzia khi đó là Mikhail Saakashvili được khuyến khích khởi động một cuộc phiêu lưu quân sự ở Nam Ossetia, gây ra thương vong nặng nề.
Tham vọng của khối liên minh Bắc Đại Tây Dương do Mỹ thống trị đã đóng một vai trò quan trọng trong các sự kiện năm 2014 ở Crimea. Ông Putin sau đó nói rằng Nga không chỉ bảo vệ người dân Crimea khỏi các phần tử cực đoan, mà còn thấy không thể để "các lực lượng NATO đặt chân lên đất Crimea và Sevastopol, vùng đất chiến đấu vinh quang của binh sĩ và thủy thủ Nga".
Những rủi ro của việc Ukraine gia nhập NATO, có thể dẫn đến mối đe dọa quân sự trực tiếp đối với lãnh thổ của Nga, là nguyên nhân gây ra căng thẳng ngoại giao hiện nay. Đây chính xác là những gì Putin đã cảnh báo cách đây 15 năm.
Hai là, dân chủ “ép buộc” sẽ không hiệu quả. Ông Putin nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Munich: "[Việc tuân thủ nhân quyền] là một nhiệm vụ quan trọng. Chúng tôi ủng hộ điều này. Nhưng điều này không có nghĩa là can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, và đặc biệt là không áp đặt một chế độ quyết định các quốc gia này phải sống và phát triển như thế nào. Rõ ràng là sự can thiệp đó hoàn toàn không thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia dân chủ mà ngược lại, nó khiến các quốc gia này bị lệ thuộc và hậu quả là bất ổn về mặt chính trị và kinh tế".
Xóa15 năm qua đã chứng kiến khá nhiều ví dụ về những nỗ lực gây mất ổn định như vậy nhằm tạo ra các "chuẩn mực dân chủ", chẳng hạn như chuỗi cuộc cách mạng "Mùa xuân Arab" ở Tunisia, Ai Cập và Yemen và các cuộc nội chiến ở Libya, Syria. Sự can thiệp từ nước ngoài như vậy, mà ông Putin mô tả là không thể chấp nhận được, đã gây ra hàng chục nghìn người thương vong, một số quốc gia thực sự mất chủ quyền và sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong khi đó, Nga đã góp phần cứu Syria khỏi sự sụp đổ và đang thúc đẩy một giải pháp hòa bình ở Libya và các nước bị ảnh hưởng khác, nhưng khi làm như vậy, nước này không tìm cách đưa ra bất kỳ quy tắc nào.
Trong danh sách các nạn nhân của quá trình dân chủ hóa cưỡng bức, Ukraine cũng là một ví dụ. Cuộc đảo chính ở Kiev được dàn dựng bởi những người cấp tiến tự phong, nhận được sự ủng hộ chính trị và ngoại giao từ phương Tây. Sự thay đổi triệt để của chính phủ ở Ukraine đã dẫn đến việc cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nga. Đúng như ông Putin đã cảnh báo, nền dân chủ chân chính không bao giờ dẫn đến những điều kiện như vậy.
Ba là, thế giới đơn cực sụp đổ. Ông Putin nói trong bài phát biểu tại Munich: "Tôi cho rằng mô hình đơn cực không chỉ không thể chấp nhận được mà còn không thể thực hiện được trong thế giới ngày nay. Bản thân mô hình này là thiếu sót vì không đại diện cho nền văn minh hiện đại. Không có lý do gì nghi ngờ rằng tiềm năng kinh tế của các trung tâm mới của tăng trưởng kinh tế toàn cầu chắc chắn sẽ bị chuyển thành ảnh hưởng chính trị và sẽ củng cố đa cực".
Tại Munich, ông Putin nhấn mạnh ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc và Ấn Độ. Ngay cả ngày nay, các quốc gia này vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra một hệ thống quan hệ quốc tế đa cực công bằng.
Ý tưởng của Tổng thống Nga rằng một thế giới đơn cực là không thể đã tiếp tục được củng cố bởi các dữ liệu kinh tế trong những năm gần đây. Ví dụ, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 5 lần (ước tính năm 2021 là khoảng 18 nghìn tỷ USD) và mặc dù con số này vẫn thấp hơn của Mỹ, nhưng khoảng cách giữa hai nước đã giảm đáng kể so với năm 2007. Đồng thời, Theo các chuyên gia quốc tế, Trung Quốc có thể vượt Mỹ về quy mô tổng sản phẩm quốc nội vào khoảng năm 2033.
Bối cảnh chính trị và kinh tế cũng đã thay đổi đáng kể, trong đó vai trò đặc biệt hiện thuộc về G20, một biểu hiện của thế giới đa cực. Cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo G20 được tổ chức năm 2008. Ban đầu hình thức này được coi là tùy chọn so với G7, thì giờ đây, nó là nền tảng kinh tế và chính trị quốc tế chính để giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu.
Cấu trúc BRICS, bao gồm các nền kinh tế lớn trên thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ cùng với Nga, đã được tăng cường trong những năm qua. Các cuộc thảo luận về sự cần thiết phải cải tổ IMF, WTO, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác để phản ánh cán cân quyền lực hiện tại trên trường quốc tế ngày càng được chú trọng.
Hội nghị An ninh Munich năm 2022 dự kiến diễn ra vào ngày 18/2 tới và ông Putin sẽ không tham dự, nhưng một số vấn đề đã được dự báo cách đây 15 năm.
Công Thuận/Báo Tin tức
10 năm sau cái chết của Milosevic, Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ ở La Haye mới lặng lẽ thừa nhận sự vô tội của ông.
Trả lờiXóaTrang thứ 1.300 trong tập tài liệu 2.000 trang về trường hợp của Radovan Karadzic, cựu lãnh đạo người Serbia ở Bosnia, thừa nhận rằng Milosevic đã không phạm tội ác chống lại loài người, cũng không có trách nhiệm gì trong các vụ sát hại người Hồi giáo Bosnia hay người Croatia trong cuộc chiến Bosnia 1992-1995. Nói cách khác, một nhà lãnh đạo quốc gia, một người đàn ông vô tội đã chết oan uổng trong nhà tù của NATO mang danh Liên Hợp Quốc!
Nhà báo độc lập người Pháp Dimitri De Koshko làm việc tại Nam Tư tại thời điểm bắt giữ ông Milosevic, đã theo dõi chặt chẽ các phiên tòa xét xử ông, nêu ngắn gọn kết quả pháp lý về “người tù thế kỷ” này như sau: “Ông Milosevic sau khi chết đã được tòa án tha bổng, một cách rất lặng lẽ”.
Còn đây là lời nhắn lại nhân loại của Slobodan Milosevic:
“Hỡi những người Nga, những cư dân Ukraina và Belarus cũng coi là người Nga. Chúng sẽ làm những điều tương tự với bạn khi chúng ta bị phương Tây chia rẽ – con chó điên này sẽ chộp lấy cổ họng các bạn.
Hỡi những người anh em, hãy nhớ lấy số phận Nam Tư và đừng để nó xảy ra với mình”.
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016
Bài học Nam Tư: Đừng ảo tưởng vào “lòng tốt” của phương Tây!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/08/bai-hoc-nam-tu-ung-ao-tuong-vao-long.html
Thông tin trên về cái chết của Milosevic không phải do Google.tienlangtự bịa ra.
Trả lờiXóaĐây là bài trên báo Nhân dân về cái chết của Milosevic.
++++
Thất bại của các thế lực đứng đằng sau giật dây ICTY
Thứ Hai, 20-03-2006, 15:26
Facebook Email Bản in +
Những ngày qua, cái chết bất thường của cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic (ảnh bên) tại trung tâm giam giữ tù nhân của Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ (ICTY) trở thành sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận thế giới.
Ông S. Milosevic, một chính khách nổi lên trên chính trường Nam Tư từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20. Những bước thăng trầm về đời sống chính trị của ông gắn liền với lịch sử nhiều biến cố của CH Serbia nói riêng và LB Nam Tư (nay là LB Serbia và Montenegro) nói chung.
Do nhiều nguyên nhân, LB Nam Tư trước đây (gồm sáu nước CH là Serbia, Slovenia, Croatia, Macedonia, Bosnia - Herzegovina và Montenegro), tan rã đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Bốn trong sáu nước cộng hòa là Slovenia, Croatia, Bosnia - Herzegovina và Macedonia lần lượt tuyên bố tách ra khỏi nhà nước liên bang, trở thành quốc gia độc lập.
Việc các nước cộng hòa nói trên rút ra khỏi LB Nam Tư đã gây ra các cuộc xung đột gay gắt, trở thành các cuộc nội chiến giữa các dân tộc muốn duy trì nhà nước liên bang với các dân tộc tán thành việc tuyên bố độc lập.
Ðầu năm 1992, ban lãnh đạo Serbia và Montenegro, hai trong sáu nước CH còn lại của Nam Tư cũ (khi đó do các đảng cánh tả nắm quyền) đã tuyên bố thành lập LB Nam Tư mới gồm hai nước cộng hòa thành viên.
Là người sáng lập và là Chủ tịch đảng Xã hội Serbia (SPS), một đảng cánh tả theo khuynh hướng dân chủ độc lập, ông Milosevic cùng với SPS kiên trì bảo vệ lợi ích dân tộc, chống lại sự đối xử không công bằng của các nước phương Tây trong quan hệ đối với các dân tộc thuộc Nam Tư trước đây. Nhân dân Serbia đã bầu ông làm Chủ tịch Ðoàn Chủ tịch CH Serbia năm 1989.
Tháng 12-1990, trong cuộc bầu cử đầu tiên có nhiều đảng tham gia ở nước CH này, ông Milosevic được bầu làm Tổng thống CH Serbia. Khi LB Nam Tư mới được thành lập tháng 4-1992, ông được bầu lại làm Tổng thống nước CH Serbia. Tháng 7-1997, ông Milosevic được QH liên bang bầu làm Tổng thống LB Nam Tư.
Trong những năm cuối cùng làm Tổng thống CH Serbia và từ khi được bầu làm Tổng thống LB Nam Tư, ông Milosevic đã phải chịu sức ép từ các lực lượng chính trị đối lập trong nước và từ bên ngoài. Các nước phương Tây luôn buộc tội ông là người mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, độc đoán; tìm mọi cách để lật đổ ông.
Họ đã dùng con bài "Kosovo", khuyến khích và xúi giục người gốc Albania ở đây hoạt động chống đối, gây rối hòng làm mất ổn định nước cộng hòa; tiếp tay cho các thế lực quá khích đòi ly khai ở tỉnh này đấu tranh vũ trang đòi độc lập; tài trợ cho các đảng thân phương Tây ở Montenegro thắng cử và ủng hộ xu hướng ly khai của họ nhằm làm tan rã LB Nam Tư mới. Nhằm gạt bỏ ông Milosevic và chính quyền cánh tả ở Serbia do ông lãnh đạo, tháng 6-1999, Mỹ trao giải thưởng năm triệu USD cho ai bắt được ông. Ðến tháng 11 cùng năm, các nước phương Tây đưa một nhóm điệp viên đến Serbia ám sát ông nhưng không thành.
Trong cuộc tổng tuyển cử ở Nam Tư tháng 9-2000, chính quyền Mỹ chi 77 triệu USD để gây ảnh hưởng, thu hút phiếu cho phe đối lập, lật đổ ông Milosevic. Nguyên nhân sâu xa mà Mỹ và các nước phương Tây muốn loại bỏ ông Milosevic vì ông là người cánh tả có ảnh hưởng lớn ở Serbia và Balkan khi đó, không chịu khuất phục trước sức ép của họ; ngăn cản bước tiến của Mỹ và phương Tây xuống Nam Âu và Balkan, nhằm tranh giành ảnh hưởng với Nga.
XóaChính quyền thân phương Tây lên nắm quyền ở CH Serbia đã bắt giam ông Milosevic tháng 4-2001. Tháng 6 cùng năm, ông bị dẫn độ đến ICTY ở La Hay, Hà Lan. ICTY mở phiên tòa kéo dài hơn bốn năm và bị hoãn tới 22 lần do tình trạng sức khỏe của ông không cho phép. Bị bệnh tim mạch và huyết áp cao, lại không được điều trị chu đáo trong tù, bệnh của ông ngày càng nặng.
Ông bị ICTY cáo buộc phạm 66 tội danh, trong đó có "tội ác chống lại loài người"; cho rằng, ông phải chịu trách nhiệm về việc LB Nam Tư tan rã, về các cuộc nội chiến ở Croatia, Bosnia-Herzegovina và xung đột sắc tộc ở Kosovo trong những năm 90 của thế kỷ trước.
Ngay từ đầu phiên tòa, ông S. Milosevic đã bác bỏ tính hợp pháp của ICTY, bác bỏ lập luận cho rằng, phiên tòa là công lý của người chiến thắng. Ông nói, ông không có tội và ông đã hành động theo Hiến pháp và pháp luật của LB Nam Tư. Ông buộc tội Mỹ và NATO, những kẻ xâm lược đem bom đạn dội xuống đầu dân thường, phá hủy đất nước Nam Tư. Ông đòi ICTY phải đưa các quan chức cấp cao Mỹ, các nước phương Tây và NATO ra làm chứng trước phiên tòa. Sau bốn năm kiên cường tự bảo vệ mình trước phiên tòa của ICTY, ông Milosevic tin tưởng ông sẽ chiến thắng trong phiên xét xử cuối cùng dự kiến mở ngày 14-3. Nhưng ông đã đột ngột qua đời, trước khi phiên tòa bắt đầu.
Cái chết bất thường của ông Milosevic khiến cho ICTY phải tuyên bố kết thúc phiên tòa xét xử ông. ICTY và các thế lực điều khiển tòa án này đã vi phạm các quyền con người một cách trắng trợn khi không dành cho ông Milosevic sự chăm sóc y tế đầy đủ và không cho phép ông sang chữa bệnh ở Nga. Thất bại của ICTY trong việc xét xử ông Milosevic cùng tình trạng xung đột sắc tộc, đòi ly khai do Mỹ và các nước phương Tây xúi giục và tiếp tay trước đây đang gây mất ổn định ở các nước CH thuộc Nam Tư cũ, cho thấy các thế lực muốn áp đặt ý đồ chính trị đen tối của mình lên các dân tộc khác, sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và bị lên án đanh thép.
https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/Th%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A1i-c%E1%BB%A7a-c%C3%A1c-th%E1%BA%BF-l%E1%BB%B1c-%C4%91%E1%BB%A9ng-%C4%91%E1%BA%B1ng-sau-gi%E1%BA%ADt-d%C3%A2y-ICTY-476616
Tòa án Hình sự Quốc tế mà bọn mẽo còn thao túng được thì chả trách cái PCA nó còn bậy bạ thế nào.
Trả lờiXóaThế mà báo nào cũng say mê phán quyết PCA.
Chỉ có Google.tienlang nói ra SỰ THẬT!
---
Google.tienlang xin "cầm tay chỉ việc" cho báo chí: TẠI SAO VN KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ POMPEO?
Không cần phân tích dài dòng văn tự, Google.tienlang mạnh dạn "cầm tay chỉ việc" cho báo chí Việt Nam, hãy tự vắt tay lên trán mà ngẫm xem, Vì sao những bài báo với tít "Việt Nam hoan nghênh tuyên bố của Mỹ về Biển Đông" đã phải gỡ bỏ, thay tít khác?
Khổ, thậm chí báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam cũng đã phải thay tít:
Bạn đọc của Google.tienlang, bác Bác Người Việt từ Hoa Kỳ có những câu hỏi rất hay:
----
"Người Việt từ Hoa Kỳ 03:26 25 tháng 7, 2020
Không thấy báo nào phân tích để trả lời cho câu hỏi:
1. Phán quyết PCA có gì bất lợi cho VN?
2. Vì sao đến nay VN vẫn chưa đưa ra tuyên bố về Nội dung phán quyết PCA?
3. Vì sao Phil chửi Mỹ về phán quyết PCA?
4. Vì sao đến nay mà Phil vẫn chưa thèm trả cả triệu đô phí luật sư?
Tại sao Phil nói chính Mỹ (chứ không phải Phil) cần trả triệu đô phí luật sư?"
----
Google.tienlang tin rằng, Trả lời được những câu hỏi trên, chắc chắn sẽ sáng tỏ nhiều điều! Trước tiên là điều mà báo chí và cộng đồng mạng trong và ngoài nước quan tâm mấy ngày gần đây: Mỹ đang diễu võ dương oai trên Biển Đông để làm gì? Và Vì sao Thượng tướng Võ Tiến Trung phản đối cả MỸ, cả Trung Quốc "diễu võ dương oai" ở BIỂN ĐÔNG...?
https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/googletienlang-xin-cam-tay-chi-viec-cho.html
"Theo nhiều nguồn tin truyền thông, đã có mối đe dọa về các vụ tấn công nhằm vào các trung tâm mua sắm, các ga tàu hỏa và tàu điện ngầm cũng như những địa điểm tụ tập đông người khác ở các đô thị lớn (của Nga), kể cả Moscow và St. Petersburg", trích thông cáo ngày 20/2 của Đại sứ quán Mỹ ở Nga.
Trả lờiXóa=====
Báo Bưu điện New York, dẫn các nguồn thông tấn từ Nga, cho biết cuộc đụng độ xảy ra vào khoảng 6 giờ sáng (giờ Moscow) ngày 21/2 tại tỉnh Rostov, gần biên giới giữa Nga và Ukraina.
Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết, sau khi phát hiện một nhóm nghi là các “lực lượng thám báo” từ quân đội Ukraina ở làng Mityakinskay thuộc tỉnh Rostov, lực lượng biên phòng đã kêu gọi sự trợ giúp từ Quân khu phía Nam của Nga.
Theo tuyên bố chính thức do nhà chức trách cung cấp, một đơn vị thuộc quân đội Nga sau đó đã tiêu diệt 5 trong số các phần tử thuộc “lực lượng thám báo” trên, đồng thời dùng súng chống tăng bắn cháy 2 xe quân sự của Ukraina bị cho là đã vượt qua biên giớ
Ông Putin: 'Cần xem xét công nhận vùng ly khai ở Ukraina'
Trả lờiXóa21/02/2022 22:30 GMT+7
Trong cuộc họp bất thường với Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng Moscow nên xem xét công nhận độc lập đối với 2 tỉnh ly khai ở miền đông Ukraina.
“Mục tiêu của chúng ta là lắng nghe những đồng nghiệp và quyết định các bước đi kế tiếp, đồng thời cần xem xét những kêu gọi công nhận độc lập từ lãnh đạo DNR và LNR”, ông Putin phát biểu tại buổi họp hôm nay (21/2), theo hãng thông tấn Reuters.
DNR và LNR lần lượt là tên viết tắt của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân dân Lugansk” - hai nhà nước do lực lượng ly khai lập ra ở vùng Donbass phía đông Ukraina từ năm 2014.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, Nga đã làm tất cả những gì có thể để giúp giải quyết các vấn đề giữa Kiev và các lực lượng ly khai một cách hòa bình. Ông tin rằng, tình trạng đối đầu đã xảy ra kể từ khi Donetsk và Lugansk tuyên bố ly khai.
Ông chủ Điện Kremlin cũng cảnh báo nguy cơ Ukraina sẽ bắt đầu quá trình tái chiếm Crưm, bởi Kiev không công nhận việc sáp nhập bán đảo này vào Nga, và "NATO sẽ tham gia vào những sự kiện này".
Cũng tại buổi họp, cựu Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh của nước này, cũng cho rằng Nga nên sớm công nhận độc lập đối với 2 vùng ly khai phía đông Ukraina.
Ông Medvedev cho rằng Ukraina trên thực tế không cần Donbass mà chỉ sử dụng khu vực này nhằm mục đích "mặc cả", đồng thời cảnh báo "phương Tây đang muốn vẽ lại bản đồ thế giới, tiến tới biên giới Nga".
Về phần mình, Phó giám đốc Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) nhận định tình hình an ninh tại 2 vùng lãnh thổ ly khai phía đông Ukraina đang xấu đi. Nếu điều này tiếp diễn, lựa chọn duy nhất là công nhận độc lập cho 2 vùng lãnh thổ này.
Sáng nay báo đồng loạt nói putin công nhận độc lập 2 vùng ly khai, vậy thì còn thoả thuận min vớ mịn gì nữa,cuộc chiến này có bước ngoặt rồi
Trả lờiXóaHỎI DÂN TRÍ: NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN CHERNOBYL Ở KRƯM?
Trả lờiXóahttps://googletienlang2014.blogspot.com/2015/09/hoi-dan-tri-nha-may-ien-hat-nhan.html
Крым Щёлкино: строят ЛУЧШУЮ НАБЕРЕЖНУЮ в Восточном Крыму // Крымская АТОМНАЯ электростанция 2022
https://www.youtube.com/watch?v=j3puuBzFa0w
Подписание документов о признании Донецкой и Луганской народных республик
Trả lờiXóa21 февраля 2022 года22:40Москва, Кремль
Глава Российского государства подписал указы «О признании Донецкой Народной Республики» и «О признании Луганской Народной Республики».
Также Владимир Путин и глава ДНР Денис Пушилин подписали Договор о дружбе, сотрудничестве и взаимной помощи между Российской Федерацией и Донецкой Народной Республикой.
Президент России и глава ЛНР Леонид Пасечник подписали Договор о дружбе, сотрудничестве и взаимной помощи между Российской Федерацией и Луганской Народной Республикой.
По окончании церемонии подписания состоялась беседа Владимира Путина с Денисом Пушилиным и Леонидом Пасечником.
http://kremlin.ru/events/president/news/67829
Путин поручил войскам обеспечить мир ДНР и ЛНР. Реакция Зеленского. Украина: риск военного конфликта
Trả lờiXóa---------------------
00:00 Жители ДНР рассказали о военной колонии, которая двигалась к линии соприкосновения в Донбассе. Видео с грузовиками и БТР выложили в социальных сетях.
00:38 Россия, ДНР и ЛНР будут вместе осуществлять совместную оборону и охрану границы.
01:02 Основные положения в договорах о сотрудничестве с Донецком и Луганском.
01:28 Решение Москвы прокомментировали в Киеве. Ночью президент Украины, Владимир Зеленский, обратился к нации и отметил, что страна останется в международно признанных границах.
02:09 Россия признает независимость от Украины самопровозглашенных Донецкой и Луганской народных республик. Соответствующее решение принял президент России Владимир Путин и сообщил о нем в обращении к россиянам.
02:22 Новости о решении Москвы жители Донецка и Луганска встретили с ликованием.
02:54 Риск масштабного конфликта на Украине высок, его нужно предотвратить любой ценой. Об этом сообщила заместитель генерального секретаря ООН на экстренном заседании совета безопасности и призвала к немедленному прекращению военных действий.
03:40 Германия, Франция и Украина в Собвезе ООН призвали Москву отменить решение о признании ЛНР и ДНР.
04:26 Вашингтон считает признание республик отказом России от Минских соглашений.
04:48 Белый дом: встреча Путина и Байдена зависит от дальнейших действий России.
05:03 Президент США подписал указ о санкциях, запрещающих инвестиции и торговлю с ДНР и ЛНР. Ограничения не затронут гуманитарную помощь.
05:53 Свои ограничения пообещала и Канада. Япония присоединяется к санкциям Америки на запрет экспорта в Россию микрочипов. Британское правительство обсудит пакет санкций сегодня.
06:38 Вучич: решение Путина о признании ДНР и ЛНР полностью меняет мировой порядок. По его мнению, 85% сербов в любом случае поддержат Россию. Ряд стран сообщила о готовности признать республики. Среди них Абхазия, Южная Осетия и Сирия.
06:55 Признание Республик означает выход России из Минского процесса. Как оценили действия Путина эксперты.
07:56 Совет Федерации: признав независимость Донецка и Луганска, Россия не нарушит Минские соглашения, поскольку она выступает в этом случае не участницей, а гарантом.
https://www.youtube.com/watch?v=a8GmCQyaWMc
Владимир Путин подписал указы о признании ЛНР и ДНР
Trả lờiXóaТелеканал Звезда
1,68 Tr người đăng ký
Владимир Путин выступил с обращением к гражданам России и заявил, что считает необходимым признать суверенитет Донецкой и Луганской народных республик.
Подробности на https://tvzvezda.ru
Мы в социальных сетях:
https://t.me/zvezdanews
https://www.instagram.com/zvezdanews/
https://vk.com/tvzvezda
https://facebook.com/tvzvezda
https://twitter.com/zvezdanews
https://ok.ru/tvzvezda
https://vm.tiktok.com/ZSJJUvd7D/
https://my.mail.ru/community/tvzvezda...
https://www.youtube.com/watch?v=pKGVhdL0l6c
ABC: США призвали Зеленского отправиться во Львов ради безопасности
Trả lờiXóaТелекомпания не объясняет, какими конкретно опасениями вызвана эта рекомендация
Президент Украины Владимир Зеленский Johanna Geron, Pool Photo via AP
Президент Украины Владимир Зеленский
© Johanna Geron, Pool Photo via AP
Читайте ТАСС в
Яндекс.Новости
Яндекс.Дзен
Google Новости
НЬЮ-ЙОРК, 22 февраля. /ТАСС/. США призывают президента Украины Владимира Зеленского отправиться во Львов ради его безопасности. Об этом сообщила в понедельник телекомпания ABC.
Телекомпания не уточняет источников своей информации, а также не объясняет, какими конкретно опасениями вызвана эта рекомендация.
В понедельник президент РФ Владимир Путин подписал указ о признании независимости и суверенитета Донецкой и Луганской народных республик. США продолжают утверждать, что Россия продолжает подготовку к военным действиям против Украины.
Chuyện gì đến thì nó phải đến thôi.
Trả lờiXóaVới sự bảo kê của Mỹ, những kẻ dân tộc cực đoan ở Ukraina phá bỏ tượng đài Lê Nin và tượng các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô (tức trong đó có cả biểu tượng của những chiến sĩ Anh hùng Ukraina chiến thắng Phát xít Đức), thay vào đó, họ phục dựng lại tượng đài Stepan Bandera- Lãnh đạo quân phát xít Ukraina thân phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Họ coi Bandere là người anh hùng dân tộc.
Sau khi lật đổ chính quyền hợp pháp, ngụy quyền Kiev thông qua Nghị quyết đảo ngược sự thật lịch sử, loại bỏ tất cả biểu tượng thời Xô viết. Từ năm 2014 đến nay, ngụy quyền Kiev không ngừng mở rộng chiến tranh chống lại người dân Ukraina ở miền Đông, gây ra căng thẳng ở vùng biên giới tiếp giáp với Nga. Chỉ khi ngụy quân Kiev đại bại ở miền Đông, ngụy quyền Kiev rơi vào thế bí, chúng mới buộc phải cầu cứu Đức, Pháp, Nga dàn xếp thỏa thuận ngừng bắn và chúng đã ký kết Thỏa thuận ngừng bắn Minsk1, Minsk2 với người dân miền Đông. Thế nhưng chưa bao giờ, ngụy quyền Kiev nghiêm túc thực hiện các Thỏa thuận đã ký.
Gần đây, giới cầm quyền Kiev công khai đòi xét lại Thỏa thuận ngừng bắn Minsk1, Minsk2, đòi loại bỏ thể thức đàm phán thượng đỉnh "Bộ tứ Normandy" để thay vào đó là một thể thức gì đó có sự tham gia của Mỹ, hoặc nếu không, họ "sẽ giành lại Donbass bằng vũ lực".
Ngay sau ngụy quyền Kiev lên ngôi (tháng 2/2014), không chấp nhận ngụy quyền Kiev, người dân vùng Donbass đã trưng cầu dân ý tự thành lập hai nước Cộng hòa Nhân dân non trẻ là CHND Donetsk và CHND Lugansk.
Theo lệnh Mỹ, ngụy quyền Kiev xua quân áp sát biên giới Nga, đàn áp 2 nước Cộng hòa Nhân dân nói trên. Thế nhưng, ngụy quân Kiev đại bại, bị vây khốn ở các "nồi hầm"- "Kотел" Ilovaisk- Иловайск (tháng 9/2014) và "Nồi hơi" Debaltseve - "Kотел" Дебальцево (tháng 2/2015).
Bị thất bại, Kiev vội vàng cầu cứu Pháp, Đức, Nga cho ra đời định dạng Bộ tứ Normandy để dàm phán ngừng bắn với hai nước Cộng hòa.
Trận chiến ở "nồi hầm" - "Kотел" Ilovaisk- Иловайск (tháng 9/2014) cho ra đời Thỏa thuận ngừng bắn Minsk1 (Xem bài Thứ Sáu, 5 tháng9, 2014 Hội đàm ba bên tại Minsk: Ký kết Biên bản về ngừng bắn ở Ukraina) và Trận chiến ở "Nồi hơi" Debaltseve - "Kотел" Дебальцево (tháng 2/2015) cho ra đời Thỏa thuận ngừng bắn Minsk2 (Xem bài Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015 Toàn văn Tổ hợp các biện pháp thực hiện các thỏa thuận Minsk ngày 12 tháng 2 năm 2015.)
Dù ngụy quyền Kiev đã đàm phán và ký kết Thỏa thuận Hòa bình Minsk 1 và Minsk2 nhưng từ đầu năm 2021, Kiev ngang ngược tuyên bố sẽ không thực hiện các Thỏa thuận Minsk, xóa bàn cờ đi, chơi lại. Được tiếp sức của Mỹ, ngụy quyền Kiev tuyên bố bác bỏ các Thỏa thuận Minsk theo định dạng Bộ tứ Normandy để khai sinh ra định dạng mới đặt tên là «Крымская платформа» - "Định dạng Krưm" với thành phần mở rộng hơn Bộ tứ Normandy (Pháp- Đức- Nga- Ukraina). Ngoài 4 nước nêu trên, nay sẽ có thêm Mỹ.
Pháp muốn làm trung gian đua ngụy Kiev trở lại đàm phán với người miền đông trong Nhóm ba bên nhưng Bu Mỹ không chịu. Ngụy Kiev lại phải nghe bu Mỹ, vẫn cứ đòi xông lên chiến với Putin .
Putin đành phải ký công nhận CHND Donétk và CHND Lugansk.
Giờ thì Putin đến Donetsk cho ngụy Kiev oánh đấy.
Xông lên đi!
Lại phải có Nồi hầm, Nồi hơn mới....