Lời
dẫn: Chuyện yêu đương giữa các sinh viên Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là với
công dân nước ngoài, một thời gian dài bị coi là vi phạm pháp luật, nếu có thai
sẽ bị kỷ luật buộc thôi học và đuổi về nước ngay lập tức. Ấy vậy mà cô Lê Vũ
Anh- con gái Cố TBT Lê Duẩn- cô sinh viên khoa Toán Lý,Trường Đại học
Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomolosov (MGU), công
khai chống lại tất cả, chống lại cả ý kiến của cha mình, yêu rồi bí mật đăng ký
kết hôn với người thầy giáo của mình- Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên
Xô Viktor Maslop, người khi đó dù chưa hề kết hôn nhưng đã trên dưới 50 tuổi, hơn
cô đến 30 tuổi! Để bảo vệ tình yêu, có giai đoạn căng thẳng, Lê Vũ Anh đã phải
chấp nhận trốn tránh cán bộ Đại sứ quán Việt Nam, trốn tránh cả bè bạn, người
thân, thậm chí trốn tránh cả mật vụ KGB Liên Xô để cố thủ trong một “lô cốt” bê
tông bí mật ở ngoại ô Moskva. Với vũ khí trong tay, Lê Vũ Anh sẵn sàng chống
lại nếu có ai đó dùng bạo lực đến bắt cô.
Trong những năm tháng dài đằng
đẵng “chiến tranh lạnh” với cô con gái cứng đầu, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã cấm
không cho ai được nói chuyện về nàng, thậm chí chỉ là nhắc đến tên Lê Vũ Anh.
Nhưng tất cả quà tặng thủa bé của cô con gái cứng đầu này đều được ông sắp xếp,
giữ gìn cẩn thận trên bàn làm việc của mình. Khi một trong số những món quà đó
bị ai đó lấy đi mất, Lê Duẩn đã làm ầm ỹ cả nhà, tạo nên một scandal nho nhỏ.
Điều này có nghĩa là trong sâu thẳm lòng mình, ông vẫn rất yêu quý nàng, thương
nàng như xưa mà không hề chối bỏ nàng ... Nỗi đau trong lòng ông Lê Duẩn càng tăng
thêm khi hay tin dữ: Cô con gái cứng đầu Lê Vũ Anh đã đi xa vào năm 1981 ngay
sau khi sinh nở lần thứ 3 do bị băng huyết.
Cuối
những năm 70 thế kỷ trước, giai thoại về câu chuyện tình yêu của Lê Vũ Anh- cô
con gái lớn của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và bà vợ hai- Bà Nguyễn Thụy Nga (tên
thường gọi Nguyễn Thị Vân hoặc Bảy Vân) được thì thầm chuyền khẩu giữa
các sinh viên Việt Nam tại Liên Xô. Không một tờ nào dám đăng tin.
Mãi gần đây, có một vài bài viết ngắn ở Nga và ở
Việt Nam
nhắc đến vài nét chấm phá mối tình như tiểu thuyết tình yêu Romeo và Juliet phiên bản Nga-Việt này. Toàn bộ pho “Tiểu thuyết tình yêu Romeo và Juliet phiên bản
Nga-Việt” này được đưa ra công khai khi chính người trong cuộc- người chồng của
Lê Vũ Anh- Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và Nga Viktor Maslop xuất bản
cuốn Hồi ký 19 chương vào năm 2015 với tên gọi «Чтобы отвоевать детей, я былготов на все, даже на международный скандал», dịch “ĐỂ GIỮ ĐƯỢC BỌN TRẺ, TÔI ĐÃ
SẴN SÀNG LÀM TẤT CẢ, THÂM CHÍ TẠO RA SCAN-ĐAN QUỐC TẾ“. Và bây giờ, lần đầu
tiên trọn bộ cuốn Hồi ký này được một người bạn của chúng tôi, anh Phan Doc Lập
dịch sang tiếng Việt. Được sự cho phép của dịch giả Phan Doc Lap,
Google.tienlang cảm ơn anh Phan Doc Lap và xin trân trọng giới thiệu đến bạn
đọc Trọn bộ pho “Tiểu thuyết tình yêu Romeo
và Juliet phiên bản Nga-Việt” này…-------
Chú thích của Google.tienlang:
Ở kỳ I chúng tôi đã có chút nhầm
lẫn về độ tuổi của chị Lê Vũ Anh và Viện sĩ Maslov. Sau khi đăng Kỳ I lên trang
fb của chúng tôi tại địa chỉ https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=185353168550156&id=100012264212885,
dịch giả Phan Độc Lập cùng bè bạn
đã giúp chúng tôi tìm được thông tin chính xác hơn như sau:
Trang wiki
tiếng Nga cho thấy Viện sĩ sinh ngày 15/6/1930.
Đầu những năm 1970 ông quen biết
với cô sinh viên Việt Nam Lê Vũ Anh, học tại khoa Lý MGU, con gái ông Lê Duẩn.
Họ cưới nhau năm 1975.
Họ sinh được 3 người con.
Ngay trong lúc sinh nở lần thứ ba
(1981) thì Lê Vũ Anh qua đời.
Theo một
bài báo ở VN : Năm 1964 bà Bẩy Vân chia tay chồng con vào Nam thì Lê Vũ Anh đã 14 tuổi. Tức
cô sinh năm 1950.
Ông Lê Duẩn và bà Bẩy Vân cũng
kết hôn năm 1950. Có lẽ kết hôn đầu năm và cuối năm thì sinh Lê Vũ Anh.
Năm
1975 Lê Vũ Anh kết hôn với ông Viện sĩ. Tức thời điểm này Lê Vũ Anh đã 25 tuổi.
Ông Viện sĩ sinh năm 1930. Vậy khi kết hôn năm 1975 ông đã 45 tuổi, hơn LVA
đúng 20 tuổi.
*************************
Kì I
(Hồi ký của Viện sỹ Viện Hàn lâm
khoa học Nga Viktor Maslov)
Có lẽ, mọi chuyện đã không trở
nên quá phức tạp, nếu như tôi biết được ngay từ đầu Lê Vũ Anh là con gái của
ai. Khi sự thật được làm sáng tỏ thì đã muộn quá rồi. Tôi đã yêu, yêu đến phát
điên đến nỗi không còn biết mình là ai nữa và không thể từ chối được mối tình
đó nữa rồi.
Chúng tôi gặp nhau ở khoa Vật lý
của Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscova mang tên Lomolosov (MGU), nơi Lê
Vũ Anh đang theo học.
Viện sĩ Maslov (trái) và cô sinh viên Lê Vũ Anh
Tại thời điểm làm quen với nhau tôi đã là giáo sư tiến sỹ
toán-lý và là tác giả của một lý thuyết, mà ở nước ngoài người ta gọi là lý
thuyết chỉ số nhóm Maslop (Maslov-type index theory). Lý thuyết này được sử
dụng rộng rãi trong toán học trừu tượng, cũng như trong cơ học lượng tử, hóa
học lượng tử và quang học. Chỗ làm việc chính của tôi là ở Trường đại học chế
tạo máy điện tử Moscova (МИЭМ), nhưng khoa Vật lý của MGU lại từng là ngôi nhà
thân yêu, nơi tôi đã từng học tập và giảng dạy ở đó.
Bao nhiêu năm đã trôi qua, cả một
cuộc đời. Rất nhiểu sự kiện và ấn tượng đã mờ dần trong trí nhớ, nhưng hình ảnh
cố công chúa xinh đẹp, chói sáng vào một ngày đang đứng nơi cuối hành lang cho
đến tận bây giờ vẫn luôn hiện về trước mắt tôi. Cô gái không quen biết đang di
chuyển bằng các động tác với vẻ duyên dáng và kiều diễm không thể tả, tôi bước
theo nàng như một kẻ si mê. Đến gần cửa phòng thí nghiệm nàng dừng lại và quay
mặt lại. Nàng thoáng nhìn tôi một giây từ đôi mắt đen huyền, mỉm cười và ẩn
mình vào trong phòng thí nghiệm. Cô gái ngoại quốc, tôi chợt nhận ra và nghĩ
rằng, nàng đến từ Ấn Độ.
Thành thật mà nói, tôi thường
thích phụ nữ phương đông. Một trong những nhà vật lý học bạn tôi nói đùa”
Maslop của chúng ta là nhà đông phương học lớn”. Trong MGU có rất nhiều sinh
viên từ các nước châu Á theo học, trong đó có sinh viên từ Việt Nam,
đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Tất cả họ đều luôn nhận được thiện cảm và
sự cảm thông từ mọi người. Ở khoa Vật lý cũng có nhiều sinh viên Việt Nam,
tôi nhanh chóng kết bạn với họ, đặc biệt là với hai cô gái Phúc và Tình. Phúc
là con gái của nhà quân sự-chính trị nổi tiếng Võ Nguyên Giáp, lúc đó là Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, còn Tình là con gái của Chủ tịch thành phố Hà Nội. Cả hai
cô gái đều dấu diếm bố mình là ai, cũng như các sinh viên Việt Nam khác xuất
thân từ giới quý tộc Việt Nam, họ đề phòng lộ diện để tránh các mưu đồ và hành
động khiêu khích chính trị từ chính quyền Xô viết. Thực tế là như thế này, quan
hệ giữa hai nước chúng ta, bất chấp việc đảm bảo tình hữu nghị mãi mãi bền
vững, nhưng vẫn có thể xảy ra bất đồng, xuất phát từ phía này hoặc phía kia.
Liên Xô vốn quan tâm đến việc mở rộng ảnh hưởng của mình ở châu Á, trong hoàn
cảnh đang gia tăng bất đồng với Trung Quốc, buộc phải hào phóng viện trợ giúp
đỡ “người em” Việt Nam. Việt Nam
hài lòng làm bạn với người anh lớn nhưng không sẵn sàng hy sinh những lợi ích
chính đáng của mình mà trở thành nước lệ thuộc. Các nhà lãnh đạo tận dụng cơ
hội để con cái của họ có được sự giáo dục có chất lượng ở Liên Xô nhưng họ sợ
con cái họ có thể bị bắt cóc để tống tiền hoặc tạo áp lực chính trị lên bố, mẹ
chúng nên yêu cầu giữ bí mật. Có lẽ, đây là những nguyên nhân chính, nhưng theo
cảm nhận của tôi thì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã quá lo xa một cách vô ích.
Thật ra thì KGB, với khả năng của mình, họ thừa biết được hết con cái của những
lãnh đạo nào.
Tôi thích Phúc, tôi giúp đỡ cô ấy
học tốt môn Toán, tôi không chỉ một lần mời cô ấy đến nhà chơi, lúc thì một
mình, lúc thì với các bạn, nhưng giữa chúng tôi không có chuyện gì cả, dù chỉ
là một chút lãng mạn. Cô gái Việt Nam dễ thương tránh tôi chỗ đông
người như tránh lửa vậy.
Có một lần tôi dẫn Phúc đến gặp
và làm quen với nhân viên đánh máy để giúp cô nhân bản báo cáo khoa học, sau đó
cả hai cùng nhau ra về. Đi cùng tôi trên đường phố Moscova nhộn nhịp, cô thể
hiện mình như một nữ du kích trong hậu phương của địch: tỏ vẻ sợ sệt và suốt
thời gian luôn cảnh giác quan sát tứ phía. Đặc biệt giao thông công cộng làm cô
mất bình tĩnh. Chẳng hạn tại bến đỗ, xe buýt hoặc xe buýt điện vừa đến, cô đã
nhanh chóng ẩn mình vào trong xe ngay.
- Chuyện gì xảy ra vây- tôi hỏi
–em sợ gì chứ?
- Anh nhìn xem , đằng kia hình
như có người Việt Nam.
- Có gì đáng sợ ở đây?
- Nếu họ nhìn thấy em đi với
người Nga, em sẽ gặp rắc rối lớn.
Tôi bèn bắt đầu đặt câu hỏi với Phúc. Thì ra là người Việt Nam bị cấm giao tiếp với người châu Âu, hay nói chung là với “ Tây mũi lõ” như trong dân gian vẫn gọi. Từ thời xa xưa, mối quan hệ với họ sẽ bị lên án và được xem là sự phản bội. Một cô gái đi trên phố cùng với một ông “Tây mũi lõ” sẽ bị kỳ thị hoặc thậm chí bị ném đá. Những người cộng sản, sau khi dành được chính quyền và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thật không may, vẫn giữ lại truyền thống phong kiến đó. Vi phạm điều cấm giao tiếp với người nước ngoài có thể bị lên án, đấu tố trong các cuộc họp đảng, đoàn thể hoặc có thể bị đưa vào trại cải tạo. Ở nước ngoài, các công dân Việt Nam cũng phải tuân thủ các chuẩn mực đã được chấp nhận trong nước. Thậm chí múa bale cổ điển cũng bị xem là hình thức khiêu dâm. Sau này có một lần Anh nói với tôi, các nhà ngoại giao Việt Nam khi xem kịch múa bale trong nhà hát lớn ở Moscova đã phải nhắm mắt vì sợ bị “khiêu dâm” bởi các vũ công mặc đồ bó sát người như không mặc gì.
Tôi bèn bắt đầu đặt câu hỏi với Phúc. Thì ra là người Việt Nam bị cấm giao tiếp với người châu Âu, hay nói chung là với “ Tây mũi lõ” như trong dân gian vẫn gọi. Từ thời xa xưa, mối quan hệ với họ sẽ bị lên án và được xem là sự phản bội. Một cô gái đi trên phố cùng với một ông “Tây mũi lõ” sẽ bị kỳ thị hoặc thậm chí bị ném đá. Những người cộng sản, sau khi dành được chính quyền và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thật không may, vẫn giữ lại truyền thống phong kiến đó. Vi phạm điều cấm giao tiếp với người nước ngoài có thể bị lên án, đấu tố trong các cuộc họp đảng, đoàn thể hoặc có thể bị đưa vào trại cải tạo. Ở nước ngoài, các công dân Việt Nam cũng phải tuân thủ các chuẩn mực đã được chấp nhận trong nước. Thậm chí múa bale cổ điển cũng bị xem là hình thức khiêu dâm. Sau này có một lần Anh nói với tôi, các nhà ngoại giao Việt Nam khi xem kịch múa bale trong nhà hát lớn ở Moscova đã phải nhắm mắt vì sợ bị “khiêu dâm” bởi các vũ công mặc đồ bó sát người như không mặc gì.
Các bạn Việt Nam đã giúp tôi gặp lại và làm quen
với cô gái xinh đẹp nhất đã làm rung động trái tim tôi, nàng là đồng hương của
họ. Lê Vũ Anh quan tâm đến toán học và muốn được nghiên cứu sâu thêm về môn học
này. Tất nhiên, tôi đồng ý giúp đỡ nàng. Nàng đã cuốn hút tôi ngay lập tức từ
cái nhìn đầu tiên, nàng thực sự trẻ trung và hấp dẫn, không giống như những
người phụ nữ Việt Nam
điển hình khác: nàng đủ cao, da trắng, với đôi mắt luôn nhìn thẳng. Nàng giữ
mình như một phụ nữ hoàng gia - đơn giản, nhưng với những phẩm giá không bình
thường. Ở Viết Nam,
tôi nghĩ nàng phải được xem như là một trong những người con gái đầu tiên đẹp
nhất. Ở trường tôi, những người trẻ tuổi luôn để ý quan tâm đến nàng.
Sau này tôi được biết, dòng máu đang chảy trong cơ thể nàng không chỉ có dòng máu Việt Nam, mà một phần trong đó có dòng máu Trung Hoa. Mẹ nàng, bà Bảy Vân mang trong người một phần tư dòng máu Trung Hoa.Ở Việt Nam, không ai biết về điều này, gia đình đã dấu kín “mối quan hệ huyết thống” với người Trung Hoa của mẹ nàng. Sự thật là nàng khi còn nhỏ đã sống nhiều năm ở Trung quốc. Bạn thân của nàng là con gái của Đặng Tiểu Bình, người đã từng là bạn của bố nàng và là người số 2 dưới bầu trời Trung Quốc sau Mao. Với người cầm lái vĩ đại, nàng cũng quá quen thuộc. Nàng đã cho tôi xem một bức ảnh nàng đang ngồi trên đùi của Mao Trạch Đông.
Thời tuổi trẻ của mình, mẹ nàng, bà Bảy Vân cũng khá đẹp. Lê Duẩn vì bà mà ly hôn với người vợ đầu tiên, người vợ mà bố, mẹ ông đã cưới hỏi cho ông khi còn nhỏ. Người vợ thứ hai của ông xuất thân từ một gia đình có học, nhưng, như tôi đã đề cập,ông không thể tự hào về một nguồn gốc "tinh khiết". Vũ Anh là con gái đầu tiên của họ. Ngoài nàng ra, Lê Duẩn còn có hai con gái từ cuộc hôn nhân đầu tiên của mình và hai con trai cùng với bà Bảy Vân. Hai người con của ông, con trai tên Thành và con gái đầu tên Muội, tại thời điểm đó, sống và học tập ở Moscova. Muội lớn tuổi hơn nàng nhiều và chịu trách nhiệm chăm sóc em gái của mình. Chị tốt nghiệp trường đại học ở Liên Xô và là một nhà sinh vật học. Chị đã sống một số năm tại Moscova cùng với chồng và con gái. Nhưng tất cả điều này mãi sau tôi mới được biết ...
Sau này tôi được biết, dòng máu đang chảy trong cơ thể nàng không chỉ có dòng máu Việt Nam, mà một phần trong đó có dòng máu Trung Hoa. Mẹ nàng, bà Bảy Vân mang trong người một phần tư dòng máu Trung Hoa.Ở Việt Nam, không ai biết về điều này, gia đình đã dấu kín “mối quan hệ huyết thống” với người Trung Hoa của mẹ nàng. Sự thật là nàng khi còn nhỏ đã sống nhiều năm ở Trung quốc. Bạn thân của nàng là con gái của Đặng Tiểu Bình, người đã từng là bạn của bố nàng và là người số 2 dưới bầu trời Trung Quốc sau Mao. Với người cầm lái vĩ đại, nàng cũng quá quen thuộc. Nàng đã cho tôi xem một bức ảnh nàng đang ngồi trên đùi của Mao Trạch Đông.
Thời tuổi trẻ của mình, mẹ nàng, bà Bảy Vân cũng khá đẹp. Lê Duẩn vì bà mà ly hôn với người vợ đầu tiên, người vợ mà bố, mẹ ông đã cưới hỏi cho ông khi còn nhỏ. Người vợ thứ hai của ông xuất thân từ một gia đình có học, nhưng, như tôi đã đề cập,ông không thể tự hào về một nguồn gốc "tinh khiết". Vũ Anh là con gái đầu tiên của họ. Ngoài nàng ra, Lê Duẩn còn có hai con gái từ cuộc hôn nhân đầu tiên của mình và hai con trai cùng với bà Bảy Vân. Hai người con của ông, con trai tên Thành và con gái đầu tên Muội, tại thời điểm đó, sống và học tập ở Moscova. Muội lớn tuổi hơn nàng nhiều và chịu trách nhiệm chăm sóc em gái của mình. Chị tốt nghiệp trường đại học ở Liên Xô và là một nhà sinh vật học. Chị đã sống một số năm tại Moscova cùng với chồng và con gái. Nhưng tất cả điều này mãi sau tôi mới được biết ...
Vì nàng, tôi đã nhận tiến hành
các buổi dạy thêm không bắt buộc về toán học tại khoa Vật lý. Ban đầu nhiều
sinh viên đến nghe tôi giảng. Được một thời gian, sinh viên bỏ học dần dần,
cuối cùng chỉ còn mỗi một mình nàng. Nàng đã rất cố gằng, nàng có năng lực và
chăm chỉ học tập. Cuối cùng chúng tôi không cưỡng lại được tình cảm của mình.
Chúng tôi bắt đầu hò hẹn, lúc thì ở căn hộ riêng, lúc thì ở nhà nghỉ ngoại ô
của tôi. Chúng tôi nghiên cứu, cùng nghe nhạc và nói chuyện với nhau về các chủ
đề khác nhau. Nàng giữ cho mình được tự do hơn hẳn các bạn gái của mình và
không còn sợ bất cứ điều gì nữa.
Dịch giả Phan Độc Lập
---------
---------
Kỳ 10. Đính chính: HỒI KÝ MASLOV- BÀ BẨY VÂN NÓI "ÔNG LÊ DUẨN GIẾT CON"- DỊCH GIẢ ANH CAO KIM THỪA NHẬN DỊCH SAI
"Trên đùi" chứ không phải là "trên đù" các cô gái trẻ ạ.
Trả lờiXóaBới lông tìm vết .giống hệt ..đàn bà
XóaThấy 'đùi' là tươm tướp, mắt sáng rỡ. Công nhận bạn Nặc nô bưng bô già 80 tuổi mà tinh mắt thiệt.hehe
XóaBao nhiêu nam thanh nữ tú phải vào nam chiến đấu còn con cái ông Duẩn thì du học LX!!!
Trả lờiXóaNhững người chống lại lũ cướp nước và bọn bán nước không có ai có cái gọi là ((Phải vào Nam chiến đấu ))nặc nhé .Chỉ có lũ cướp nước và bọn bán nước thì mới đánh đồng cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân với cuộc chiến ((ý thức hệ )) để lòe mị người khác ,lấp đi cái nhục của chúng .và thực tế đã chứng mình ,cho nên giờ mới có những thằng nặc nô ,những đứa Trần Ích Tắc ,Lê Chiêu Thống thế kỉ 20 sống đời lưu vong nhục nhã bên xứ Mẽo ôm bàn phím xuyên tạc lịch sử ,chửi lại quê hương
XóaCON TRAI TRƯỞNG CỦA CỐ TBT LÊ DUẨN LÀ ĐẠI TÁ LÊ HÃN ,NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC KĨ THUẬT QUÂN KHU 7
XóaNăm 1951, ông được cử sang Trung Quốc học pháo binh và trở về chiến đấu trong đại đoàn pháo binh tham gia các trận đánh lẫy lừng ở Tây Bắc, thượng Lào và chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc nào ông cũng tâm niệm phải chiến đấu hết sức mình với quyết tâm sắt đá “một xanh cỏ, hai đỏ ngực” để xứng đáng là con của cha và làm gương cho các em noi theo. Có những lúc bom đạn nổ ác liệt xung quanh nhưng ông và đồng đội vẫn không hề lùi bước. Đôi mắt ông bây giờ không còn nhìn thấy cũng là di chứng của những năm tháng chiến đấu dũng cảm, gan dạ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ông mong mau đến ngày gặp cha, để kể cho cha nghe về những chiến công lập được. Nhưng cha ông đã xin Bác Hồ cho ở lại miền Nam chiến đấu bởi miền Nam còn trong lửa chiến tranh. Biết như vậy là vô cùng nguy hiểm cho cha nhưng ông càng kính trọng cha hơn, một người chỉ biết toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng.
NẾU NẶC NÔ NGỤY GIÀ (LÍNH TẨY ,TỤT QUẦN ,ĐU CÀNG VẤT SÚNG THOÁT CHẾT HOÀN HỒN ÔM BÀN PHÍM MƠ ..ĐỊNH LẠI GIANG SAN) CÓ NHU CẦU THÌ ANH SẼ GỬI THÊM NHIỀU THÔNG TIN CON EM CÁC LÃNH ĐẠO CAO CẤP LÀ LIỆT SĨ NHÉ .ới mà cho hỏi cái có con em sẾP nhớn nào của VNCH phải ra trận chết thay cho lính Mĩ không ?CHO BIẾT CÁI
XóaCON TRAI TRƯỞNG CỦA CỐ TBT LÊ DUẨN LÀ ĐẠI TÁ LÊ HÃN ,NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC KĨ THUẬT QUÂN KHU 7
Trả lờiXóaKhởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra. Mất liên lạc với cha, cậu bé Hãn được ông nội dắt theo đi chùa xem tử vi, đi rút thẻ để “tìm cha”. Ở đâu, mọi người cũng bảo rằng người này hiện đang gặp hạn nặng nhưng mạng lớn nên không chết, sau này còn đứng đầu đất nước.
Ngay từ lúc đó, cậu đã tin điều đó là có cơ sở bởi những người bạn học cùng cha, đều nói cha là người rất giỏi, rất đặc biệt, mang cốt cách của người làm việc lớn. Và trong thời gian vắng cha, tuy mới 11, 12 tuổi nhưng cậu bé Hãn đã được các bác, các chú đảng viên trong làng giác ngộ rồi sau đó tham gia Việt Minh, đi rải truyền đơn, làm liên lạc cho các cô, các chú.
Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại Quảng Trị và ngay sau đó, được đồng chí Trần Hữu Dực, Chủ tịch tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ chọn làm thư ký khi mới 16 tuổi.
Năm 1946, ông gia nhập đoàn quân Nam tiến và được đưa đi học một lớp tình báo của Trung Bộ mở ở Quảng Ngãi. Hạnh phúc đến thật bất ngờ khi chính ở đây, ông được gặp lại cha sau gần 10 năm xa cách với bao nhớ nhung, lo lắng.
“Lúc này cha tôi được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Ông đang trên đường trở lại miền Nam. Hai cha con được bố trí gặp nhau ở ngôi nhà đẹp nhất của tỉnh. Thời gian gặp cũng chẳng được bao nhiêu. Tôi nhớ lúc đó, ông đã hỏi tôi rằng có muốn theo ông vào Nam Bộ không nhưng tôi trả lời tôi muốn ở lại. Thực ra tôi cũng muốn gần ông nhưng lại nghĩ, tôi cần đứng trên đôi chân của mình, không núp bóng cha”.--PageBreak--
Ở Nam Trung Bộ công tác nhưng ông Hãn luôn dõi theo tin tức của người cha kính yêu. Hễ có đoàn nào từ Nam Bộ ra, ông đều tìm gặp bằng được để hỏi chuyện. Nhờ thế mà ông biết cha mình được đồng chí nể trọng, đồng bào yêu quý như thế nào. Ví như biệt danh “ông 200 ngọn nến” mà đồng chí, đồng bào dành cho cha khiến ông vô cùng tự hào và càng kính yêu cha nhiều hơn.
Năm 1951, ông được cử sang Trung Quốc học pháo binh và trở về chiến đấu trong đại đoàn pháo binh tham gia các trận đánh lẫy lừng ở Tây Bắc, thượng Lào và chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc nào ông cũng tâm niệm phải chiến đấu hết sức mình với quyết tâm sắt đá “một xanh cỏ, hai đỏ ngực” để xứng đáng là con của cha và làm gương cho các em noi theo. Có những lúc bom đạn nổ ác liệt xung quanh nhưng ông và đồng đội vẫn không hề lùi bước. Đôi mắt ông bây giờ không còn nhìn thấy cũng là di chứng của những năm tháng chiến đấu dũng cảm, gan dạ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ông mong mau đến ngày gặp cha, để kể cho cha nghe về những chiến công lập được. Nhưng cha ông đã xin Bác Hồ cho ở lại miền Nam chiến đấu bởi miền Nam còn trong lửa chiến tranh. Biết như vậy là vô cùng nguy hiểm cho cha nhưng ông càng kính trọng cha hơn, một người chỉ biết toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng.
CON TRAI CỦA THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT LÀ LIỆT SĨ CHỐNG MĨ
Trả lờiXóaTrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 2 thầy giáo và 28 học sinh của trường Trường Văn hóa Quân đội đã anh dũng hy sinh, trong đó có liệt sỹ Võ Dũng, con trai cả của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Trong lịch sử 35 năm tồn tại của Trường Văn hóa Quân đội thì có 5 năm (1965 – 1970) được mang tên Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi (còn gọi là Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, gọi thân mật là Trường Trỗi). Nhà trường đã đào tạo 8 khóa với 1.200 học sinh, hơn 900 học sinh đã nhập ngũ; trong đó hơn 800 người trở thành sĩ quan.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 2 thầy giáo và 28 học sinh của trường đã anh dũng hy sinh, trong đó có người bạn thân thiết của chúng tôi, liệt sỹ Võ Dũng.
Nợ nước, thù nhà
Anh Võ Dũng tên thật là Phan Chí Dũng (SN 1951 tại Rạch Giá), là bạn học Trường Trỗi với chúng tôi. Ba của Dũng là chú Sáu Dân (sau này là Thủ tướng Võ Văn Kiệt), má là cô Trần Kim Anh. Cô kém chú 10 tuổi và họ thành thân năm 1948.
Dũng có 3 em: Phan Hiếu Dân (1955), Phan Thị Ánh Hồng (1958) và Phan Chí Tâm (1966). Sau 1954, đất nước chia cắt, chú Sáu ở lại Nam Bộ. Mấy anh em Dũng phiêu bạt theo má mưu sinh và trốn chạy sự truy bức của chính quyền địch. Cuối những năm 50 của thế kỷ trước, chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp nơi. Cơ quan Trung ương Cục phải tạm lánh sang Phnômpênh. Chú Sáu Dân đưa Dũng và em Dân đi cùng.
Năm 1960, anh em Dũng cùng một số bạn được đón ra Bắc theo tuyến đường đặc biệt trên chuyến bay Air France từ Pochentong tới Hồng Kông rồi qua phà biển về Quảng Châu, Trung Quốc, sau đó đi tàu liên vận quốc tế về Hà Nội. Võ Dũng được gửi vào Trường Học sinh miền Nam ở Cầu Rào, Hải Phòng.
Bài liên quan
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bài phỏng vấn lay động hàng triệu trái tim Mỹ
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bài phỏng vấn lay động hàng triệu trái tim Mỹ
Đến năm 1963, Bộ Giáo dục có chủ trương đưa học sinh miền Nam có cha mẹ hoặc người thân về sống với gia đình. Cô Bảy Huệ, vợ bác Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư), đã đón Dũng về nhà. Theo lời Hiếu Dân kể với chúng tôi, anh Dũng rất thương các em. Đêm nào cũng hay kể những chuyện kiếm hiệp, vừa kể anh vừa hóa thân thành các hiệp sĩ oai hùng.
Tháng 5-1965, Dũng nhập Trường Thiếu sinh quân tại Trại Hòe, Hiệp Hòa, Hà Bắc (cũ, huyện Hiệp Hòa nay thuộc tỉnh Bắc Giang). Những năm tháng ở trường, Dũng rất hiếu động và nghịch ngợm, hay cầm đầu các cuộc vui chơi pha chút mạo hiểm. Những lần máy bay Mỹ bay qua khu vực trường, Dũng không sợ mà đứng hẳn trên bờ hào, lấy tay che mắt, theo dõi đường bay. Khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, Dũng là người đầu tiên nhảy cẫng lên, vỗ tay reo hò...
Trong khi Võ Dũng đang ở miền Bắc thì xảy ra một chuyện đau lòng với má và các em tại quê nhà. Cuối năm 1966, Trung ương Cục cử dì Tư, liên lạc viên, về Sài Gòn đón má và 2 em lên chiến khu thăm chú Sáu. Lúc này, em út Chí Tâm chưa đầy 1 tuổi. Để đảm bảo bí mật, dì Tư chọn đi chuyến tàu Thuận Phong chuyên chở vợ con sĩ quan, binh lính Sài Gòn lên thăm chồng ở đồn Dầu Tiếng.
Đúng ngày 17-12-1966, địch có lệnh thiết quân luật, cấm mọi tàu bè chạy trên tuyến đường sông qua Củ Chi. Chủ tàu Thuận Phong không hay biết vẫn cho tàu chạy, vừa rời Sài Gòn được hơn tiếng đồng hồ thì bị một tốp trực thăng bắn xối xả. Tàu trúng đạn và bị chìm, toàn bộ hành khách trên tàu không còn ai sống sót…
Chú Sáu đau buồn, tha thẩn suốt mấy ngày dọc bờ sông, mong tìm kiếm được chút gì của vợ con, trong đó có thằng út chưa hề biết mặt. Đau đớn đến tột cùng nhưng chú Sáu vẫn dặn anh em, đừng cho Võ Dũng và Hiếu Dân biết tin này.
Đầu năm 1967, giặc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Nhà trường được sơ tán sang Quế Lâm, Trung Quốc. Xa má đã 7 năm mà không có một lá thư, Dũng linh cảm đã có chuyện chẳng lành. Hỏi ba thì ba không trả lời. Nhiều lần Dũng lên gặp Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh xin nghỉ học, về nước chiến đấu. Tháng 3-1968, anh được về nước vào học Trường Quân chính Quân khu Tả ngạn ở Chí Linh, Hải Dương.
Về Nam chiến đấu
XóaTháng 8-1969, Võ Dũng tập trung ở Trường 105B – Trường huấn luyện cán bộ đi B ở Hòa Bình. Thương Võ Dũng, các chú ở Ban Tổ chức Trung ương bảo: “Các chú cho cháu đi máy bay qua Campuchia, rồi giao liên đưa về chỗ ba cháu”, nhưng Dũng trả lời: “Con không đi máy bay đâu. Đã đi Nam là phải vượt Trường Sơn. Nhiều chú bác, anh chị là cán bộ còn vượt Trường Sơn; con tuổi 18, làm sao con lại đi máy bay”.
Các chú phát cho Dũng tăng võng bằng vải dù, Dũng cũng từ chối, chỉ nhận tăng võng ka-ki, màn vải như các anh chị khác. Trước ngày đi, cô Bảy Huệ cùng cô Tư Duy Liên và em Hiếu Dân lên thăm. Ai cũng lo vì hồi đi học Dũng nghịch ngợm quá, không hiểu Dũng sẽ ra sao khi trở về Nam? Võ Dũng cười và hứa: “Các cô yên tâm đi, con quyết sẽ trả thù cho má và 2 em. Lần này con đi, các cô sẽ thấy “một - xanh cỏ, hai - đỏ ngực”!
Thủ tướng Võ Văn Kiệt, liệt sỹ
Gia đình ông Võ Văn Kiệt (ảnh ghép)
Dũng hồ hởi nhập đoàn quân “Xẻ dọc Trường Sơn” về Nam chiến đấu. Trong đoàn còn có vợ chồng anh Long, chị Phương. Sau này, Hiếu Dân được anh Long kể lại, dọc đường hành quân, tuy rất vất vả, nhưng Dũng rất vui vẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Khi thì đeo hộ ba lô, lúc lại đeo thêm khẩu súng, tới đâu cũng kể chuyện vui để quên đi vất vả. Có ít thuốc lá mang theo, Dũng chia đều cho mọi người.
Tới căn cứ B2, Dũng được gặp ba. Hai ba con ôm nhau vào lòng, nghẹn ngào không nói nên lời. Chỉ dăm bữa, Dũng nằng nặc xin về Đặc khu Sài Gòn – Gia Định. Biết càng vào sâu thì cái chết càng cận kề, hòn tên mũi đạn có chừa ai; vậy mà chú Sáu đã gật đầu. Các chú cho Dũng về đơn vị Thông tin, nơi ít phải giáp mặt với quân thù; nhưng Dũng xin về Rạch Giá: “Má cháu đã bị giặc giết hại, các chú phải cho cháu về quê má chiến đấu”.
Bài liên quan
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Biểu tượng của lắng nghe và hòa giải
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Biểu tượng của lắng nghe và hòa giải
Đến tháng 6-1971, Dũng được điều về Mặt trận T3 thuộc Khu 9. Tháng 10 năm đó, Dũng giấu ba và xin bằng được về Trung đội 2 trinh sát (thuộc Tiểu đoàn 3). Thấy con trai thủ trưởng quyết tâm, các chú đành chấp nhận. Từ đó, Dũng hăng hái lặn lội đi trinh sát cùng anh em, no đói, gian khổ cùng sẻ chia.
Sáng sớm ngày 21-4-1972, Dũng cùng 2 đồng đội đi trinh sát nhưng bị sa vào ổ phục kích và cả 3 anh em hy sinh trên kênh Tây Ký (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Rạch Giá). Võ Dũng hy sinh khi vừa tròn tuổi 21, ngay trên quê hương má Trần Kim Anh.
Sau ngày giải phóng, tháng 11-1975, chú Sáu nhờ đơn vị tìm mộ phần Võ Dũng, cải táng và đưa về nghĩa trang An Nhơn Tây, huyện Củ Chi. Thật cảm động, khi đưa thi hài Dũng lên, trong túi quần vẫn còn bịch nilon đựng thuốc rê… Nghe Hiếu Dân kể đến đây, chúng tôi nhớ lại những ngày học ở trường, Dũng là một trong những số ít “tay nghiện” thuốc lá của lớp.
Sau này, Võ Dũng được đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Không xa bức phù điêu lớn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là nơi yên nghỉ của Võ Dũng cùng bia mộ tượng trưng của má Trần Kim Anh và 2 em. Chín nấm mộ xếp chụm lại như 9 cánh của một bông hoa.
Khi chú Sáu Dân còn bình sinh, mỗi lần Hội trường Nguyễn Văn Trỗi, chúng tôi đều mời chú đến dự. Còn nhớ dịp 27-7-1993, chúng tôi đã đến thắp hương cho Võ Dũng. Chú chia sẻ: “Nhà chú mất thằng Dũng, Trường Nguyễn Văn Trỗi mất 27 bạn nữa như nó cùng 2 thầy. Đất nước có chiến tranh thì mất mát có của riêng ai. Nhưng chúng ta phải sống, phải sống cho tương lai, các con ạ!". Lúc chia tay, chú vấn vương: “Chả hiểu hồi ở trường, Dũng có thương con bé nào? Biết đâu... để chú còn đi tìm?”.
Trước ngày về cõi vĩnh hằng, chú Sáu Dân đã đưa cô Kim Anh, Võ Dũng, Ánh Hồng, Chí Tâm về nghĩa trang dòng họ ở Vĩnh Long... Mới đây, Hiếu Dân gửi cho tôi mấy bức ảnh quý mà chú Sáu đã gìn giữ bấy lâu. Trong đó có bức ảnh cả gia đình, nhưng nhìn là biết ảnh ghép.
Hiếu Dân tâm sự: "Ba em rất thương má, thương anh Dũng và các em. Cụ đã lấy ảnh chụp ba với má đang bế Ánh Hồng, rồi nhờ thợ ghép thêm anh Dũng, em và Chí Tâm vào để có đầy đủ các thành viên trong gia đình".
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaKính báo bác chủ trang :nặc nô ngụy già va với tôi nhiều lần ngọng cứng họng nên bày trò mạo danh tôi đúng như cái trò bịp bợm mà bọn tâm lý chiến Pháp ,Mĩ dạy cho tụi ba que xỏ lá .Tôi chỉ cóa một nick saovang12345 và nick này sủa phản động ba que thì không phải là tôi nhé .Kính bác
Trả lờiXóaTôi thấy lạ là tại sao một vài người mới chỉ đọc kỳ 1 mà đã vội chém gió chém bão nhỉ?
Trả lờiXóaXin hãy đọc hết đi, đọc xong Kỳ 9 rồi "chém gió" đã chết ai?
====
Kỳ 9 (cuối)-BÍ MẬT CUỘC HÔN NHÂN SÓNG GIÓ CỦA LÊ VŨ ANH- CON GÁI CỐ TBT LÊ DUẨN ĐƯỢC TIẾT LỘ QUA HỒI KÝ CỦA NGƯỜI CHỒNG- VIỆN SĨ MASLOV
http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/08/ky-9-cuoi-bi-mat-cuoc-hon-nhan-song-gio.html
Dân ĐHQS Hung mà tiếng Nga cũng kinh thật !
Trả lờiXóaxe điện bánh to tphcm
Trả lờiXóaphân bón đại hưng 668
Trả lờiXóa