Lời
dẫn: Chuyện yêu đương giữa các sinh viên Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là với
công dân nước ngoài, một thời gian dài bị coi là vi phạm pháp luật, nếu có thai
sẽ bị kỷ luật buộc thôi học và đuổi về nước ngay lập tức. Ấy vậy mà cô Lê Vũ
Anh- con gái Cố TBT Lê Duẩn- cô sinh viên khoa Toán Lý,Trường Đại học
Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomolosov (MGU), dám công khai chống lại tất cả, chống lại cả ý kiến của cha
mình, yêu rồi bí mật đăng ký kết hôn với người thầy giáo của mình- Viện
sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Viktor Maslop, người khi đó dù chưa hề kết hôn
nhưng đã trên dưới 45 tuổi, hơn cô đến 20 tuổi! Để bảo vệ tình yêu, có giai
đoạn căng thẳng, Lê Vũ Anh đã phải chấp nhận trốn tránh cán bộ Đại sứ quán Việt
Nam, trốn tránh cả bè bạn, người thân, thậm chí trốn tránh cả mật vụ KGB Liên
Xô để cố thủ trong một “lô cốt” bê tông bí mật ở ngoại ô Moskva. Với vũ khí
trong tay, Lê Vũ Anh sẵn sàng chống lại nếu có ai đó dùng bạo lực đến bắt cô.
Trong những năm tháng dài đằng
đẵng “chiến tranh lạnh” với cô con gái yêu cứng đầu, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã cấm
không cho ai được nói chuyện về nàng, thậm chí chỉ là nhắc đến tên Lê Vũ Anh.
Nhưng tất cả quà tặng thủa bé của cô con gái cứng đầu này đều được ông sắp xếp,
giữ gìn cẩn thận trên bàn làm việc của mình. Khi một trong số những món quà đó
bị ai đó lấy đi mất, Lê Duẩn đã làm ầm ỹ cả nhà, tạo nên một scandal nho nhỏ.
Điều này có nghĩa là trong sâu thẳm lòng mình, ông vẫn rất yêu quý nàng, thương
nàng như xưa mà không hề chối bỏ nàng ... Nỗi đau trong lòng ông Lê Duẩn càng tăng
thêm khi hay tin dữ: Cô con gái cứng đầu Lê Vũ Anh đã đi xa vào năm 1981 ngay
sau khi sinh nở lần thứ 3 do bị băng huyết.
Cuối
những năm 70 thế kỷ trước, giai thoại về câu chuyện tình yêu của Lê Vũ Anh- cô
con gái lớn của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và bà vợ hai- Bà Nguyễn Thụy Nga (tên
thường gọi Nguyễn Thị Vân hoặc Bảy Vân) được thì thầm chuyền khẩu giữa các sinh
viên Việt Nam tại Liên Xô. Không một tờ nào dám đăng tin.
Mãi
gần đây, có một vài bài viết ngắn ở Nga và ở Việt Nam nhắc đến vài nét chấm phá mối
tình như tiểu thuyết tình yêu Romeo và Juliet phiên bản Nga-Việt này.
Toàn bộ pho “Tiểu thuyết tình yêu Romeo và
Juliet phiên bản Nga-Việt” này được đưa ra công khai khi chính người trong
cuộc- người chồng của Lê Vũ Anh- Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và Nga Viktor
Maslop xuất bản cuốn Hồi ký 19 chương vào năm 2015 với tên gọi «Чтобы отвоевать
детей, я был готов на все, даже на международный скандал», dịch “ĐỂ GIỮ ĐƯỢC
BỌN TRẺ, TÔI ĐÃ SẴN SÀNG LÀM TẤT CẢ, THÂM CHÍ TẠO RA SCAN-ĐAN QUỐC TẾ“. Và bây
giờ, lần đầu tiên trọn bộ cuốn Hồi ký này được một người bạn của chúng tôi, anh
Phan Doc Lập dịch sang tiếng Việt. Được sự cho phép của dịch giả Phan Doc Lap,
Google.tienlang cảm ơn anh Phan Doc Lap và xin trân trọng giới thiệu đến bạn
đọc Trọn bộ pho “Tiểu thuyết tình yêu Romeo
và Juliet phiên bản Nga-Việt” này…
------
Chú thích của Google.tienlang:
Ở kỳ I chúng tôi đã có chút nhầm
lẫn về độ tuổi của chị Lê Vũ Anh và Viện sĩ Maslov. Sau khi đăng Kỳ I lên trang
fb của chúng tôi tại địa chỉ https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=185353168550156&id=100012264212885,
dịch giả Phan Độc Lập cùng bè bạn
đã giúp chúng tôi tìm được thông tin chính xác hơn như sau:
Trang wiki
tiếng Nga cho thấy Viện sĩ sinh ngày 15/6/1930.
Đầu những năm 1970 ông quen biết
với cô sinh viên Việt Nam Lê Vũ Anh, học tại khoa Lý MGU, con gái ông Lê Duẩn.
Họ cưới nhau năm 1975.
Họ sinh được 3 người con.
Ngay trong lúc sinh nở lần thứ ba
(1981) thì Lê Vũ Anh qua đời.
Theo một
bài báo ở VN : Năm 1964 bà Bẩy Vân chia tay chồng con vào Nam thì Lê Vũ
Anh đã 14 tuổi. Tức cô sinh năm 1950.
Ông Lê Duẩn và bà Bẩy Vân cũng
kết hôn năm 1950. Có lẽ kết hôn đầu năm và cuối năm thì sinh Lê Vũ Anh.
Năm
1975 Lê Vũ Anh kết hôn với ông Viện sĩ. Tức thời điểm này Lê Vũ Anh đã 25 tuổi.
Ông Viện sĩ sinh năm 1930. Vậy khi kết hôn năm 1975 ông đã 45 tuổi, hơn LVA
đúng 20 tuổi.
****************************************
Kỳ 7
Người thân của nàng ngạc nhiên,
làm thế nào mà tính tình của nàng lại thay đổi như vậy được chứ. Trước đây nàng
cứng đầu, ngang bướng, vậy mà bây giờ mọi việc lúc nào cũng ngoan ngoãn, răm
rắp vâng theo lời chồng. Mẹ nàng, bà Bảy Vân, cố gắng điều chỉnh, xui giục nàng
chống lại tôi, bằng cách luôn bày tỏ sự không hài lòng của bà với cách sống quá
khiêm tốn của chúng tôi. Nàng giải thích cho bà hiểu: "Chồng con dành gần
như tất cả thu nhập chi phí cho nhà nghỉ ngoại ô rồi. Luôn phải hoàn thiện thêm
một cái gì đó và sửa chữa nhà. Con không thể can ngăn anh ấy chi tiêu về chuyện
này được. Các khoản tiền khác của chồng con dùng để chi cho ăn, uống và sinh
hoạt gia đình đều được anh ấy hoạch định rõ."
Nàng đã nhận trách nhiệm về mình
tự chăm sóc cho mẹ tôi, khi bà bị đột qụy, phải nói rằng nàng chăm bà rất khéo.
Phải chăng nàng đã từng là một cô y tá trong chiến tranh. Mùa thu 1980 một lần
nữa nàng lại mang thai, bởi vì từ lâu tôi đã luôn ước mơ về một gia đình lớn.
Trong tháng 5 năm 1981, sức khỏe của mẹ tôi trở nên tốt hơn, bà đã được xuất
viện. Cả gia đình chúng tôi lại chuyển về sống ở nhà nghỉ ngoại ô, tôi đã thuê
một y tá, ban đêm cô ngủ lại cùng bên cạnh bệnh nhân, dạy bà tập đi bộ và tập
nói để khôi phục lại các chức năng. Theo yêu cầu của nàng, ba mẹ nàng đã gửi
một cô bảo mẫu từ Việt Nam
sang trông coi hai bé. Nàng muốn các con gái mình rồi đây cũng có thể nói
chuyện được bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Lê Duẩn đã gửi cho nàng một món quà lưu niệm -
một mai rùa. Nàng đã rất kinh hãi khi nhìn thấy món quà của ba cô:
- Đã gửi quà tặng là mai rùa thì
phải tặng một cặp đôi cơ. Đây là biểu tượng của tình yêu và cuộc sống gia đình
hạnh phúc. Chỉ một mai rùa – một dấu hiệu xấu. Thật kỳ lạ, sao ba em lại không
nghĩ đến điều này cơ chứ."=
- Ba em không cần phải nghĩ về điều vô nghĩa như vậy. Bởi ba em là một người cộng sản.
- Ba em không cần phải nghĩ về điều vô nghĩa như vậy. Bởi ba em là một người cộng sản.
- Vâng, nhưng ông coi trọng truyền thống và biết rõ rằng đây là một điềm báo
của cái chết. Một điều gì đó nhất định sẽ xảy ra ...
Bé Anton- con trai và là con thứ ba của Lê Vũ Anh và Viện sĩ Maslov. Bé sinh ra trong "đêm sóng gió" 5 tháng 7 năm 1981
Nàng đi siêu âm và biết được rằng, chúng tôi sẽ có một cậu bé. Nàng cảm thấy
điều đó không quan trọng lắm. Tôi đề nghị nàng sớm đến nằm ở nhà hộ sinh
"Kremlin" thuộc Cục 4 (cơ quan Trung ương thời Liên Xô chuyên quản lý
chăm sóc sức khỏe cho các lãnh đạo cấp cao), tọa lạc trên phố Vesnina để dưỡng
thai trước khi sinh. Nàng đã sinh Tanya ở đó và về cơ bản nàng rất hài lòng.
Khi đó người ta dành cho nàng một phòng riêng đầy đủ tiện nghi với TV và điện
thoại, nàng có thể yên tĩnh làm việc với các bài báo nghiên cứu khoa học. Bác
sĩ phụ khoa đã bị sốc: "Thật là một người phụ nữ kỳ lạ! Ngay cả trong lúc
chờ đẻ ở nhà hộ sinh vẫn nghiên cứu khoa học!"
Nhưng lần này nàng không muốn đến nằm ở nhà hộ sinh này nữa, tất cả là chỉ vì nàng lo sợ một điều gì đó. Có một lần nàng nói với tôi, rằng nàng sẽ chết khi sinh nở:
Nhưng lần này nàng không muốn đến nằm ở nhà hộ sinh này nữa, tất cả là chỉ vì nàng lo sợ một điều gì đó. Có một lần nàng nói với tôi, rằng nàng sẽ chết khi sinh nở:
- Ở Việt Nam sẽ sớm có bầu cử. Vì lợi ích
của cuộc bầu cử đối với ba em, họ sẽ đi đến cùng làm tất cả mọi chuyện .
- Ai là "họ"? Tôi lo
lắng hỏi.
- Những người đã luôn muốn ngăn
cản tình yêu của chúng ta.
Tôi không tin vào những linh cảm đó của nàng, tôi xem những linh cảm đó là sự mê muội của những người phụ nữ đang mang thai.
Tôi không tin vào những linh cảm đó của nàng, tôi xem những linh cảm đó là sự mê muội của những người phụ nữ đang mang thai.
Vào nửa đêm ngày mùng 5, rạng
sáng ngày mùng 6 tháng Bảy nàng trở dạ. Để yên tâm, tôi gọi hai xe cấp cứu đến
đưa nàng vào bệnh viện - cận thẩn là vậy, nhưng đột nhiên sao đó, mà lại luôn
gặp trục trặc – một xe từ Troitsk và một xe từ Moscova. Xe từ Troitsk vội vàng
đến trước, nhưng xe này chỉ có thể chở nàng đến được thành phố Podolsk. Tôi đề nghị đưa
nàng đến Moscova tới nhà hộ sinh số 25, nằm ngay gần nhà chúng tôi trên phố
Dmitry Ulyanov . Khi đến nơi, tôi mới phát hiện ra là nhà hộ sinh không làm
việc, một nửa tòa nhà đang được sửa chữa.
Người trực nhật xem thẻ bảo hiểm
y tế của nàng thì thấy tên nàng được chỉ định ghi thuộc Cục 4, và ngay lập tức
bà ấy gọi xe cấp cứu từ đó đến đón đi tiếp. Cuối cùng thì người ta cũng chuyển
nàng đến được nhà hộ sinh “kremlin” trên phố Vesnina,nơi mà nàng đã không mong
muốn sinh con ở đó. Đến nơi nàng nhanh chóng được bác sỹ khám, kiểm tra và nói
rằng mọi thứ đều ổn, việc sinh nở sẽ diễn ra bình thường. Tôi ngồi đợi ở phòng
chờ, và chợt nhớ ra rằng lúc này mẹ tôi thực sự chỉ có một mình ở nhà. Chúng
tôi đã cho y tá nghỉ từ ngày hôm trước, còn cô bảo mẫu người Việt thì không nói
tiếng Nga. Tôi vội vã phóng ngay về nhà nhanh như chớp. Ở nhà yên ổn, không có
chuyện gì cả, nhưng có điều mẹ tôi nói rằng, xe cứu thương nhanh từ Moscova đã
không thấy đến. Điều đó thật là kỳ lạ.
Bảy giờ sáng nàng sinh một bé
trai. Tôi nhận được một cuộc điện thoại từ Nhà hộ sinh để nói về điều này, tôi
hỏi thêm về tình trạng của nàng ra sao, nhưng ở đầu dây bên kia im lặng. Sau
một hồi lâu, người ta đề nghị tôi đến và trực tiếp nói chuyện với bác sĩ. Tại
Moscova tôi mới biết rõ, rằng nàng bị băng huyết, máu chảy mạnh mà lúc đó không
thể xử lý ngăn chặn được. "Chúng tôi đang làm mọi việc có thể - Bác sỹ
trấn an tôi – Phải nhanh chóng cầm được máu. Tốt nhất anh nên đi về nhà. Chờ
đợi ở đây cũng không giải quyết được vấn đề gì. "
Tôi không về nhà mà đi thẳng đến
gặp các bác sỹ mà mình quen biết để tham vấn về chuyên môn. Họ tỏ ra bất bình,
không hài lòng. Họ nói rằng trong trường hợp này, ngay lập tức phải cắt bỏ tử
cung của nàng. Nhưng các bác sĩ Kremlin có lẽ sợ, họ không dám chịu trách nhiệm
quyết định ngay như vậy bởi vì bệnh nhân là nàng, con gái Lê Duẩn, không phải
là người bình thường, họ còn phải xin ý kiến thỉnh cầu từ các bên liên quan.
Tôi trở lại Nhà hộ sinh. Lúc này, nàng đã được phẫu thuật xong. Bác sỹ trưởng chính của Cục 4 đã trực tiếp mổ cho nàng. Ngay sau khi ông bước ra khỏi phòng mổ, tôi vội vã lao tới gặp ông:
Tôi trở lại Nhà hộ sinh. Lúc này, nàng đã được phẫu thuật xong. Bác sỹ trưởng chính của Cục 4 đã trực tiếp mổ cho nàng. Ngay sau khi ông bước ra khỏi phòng mổ, tôi vội vã lao tới gặp ông:
- Vợ tôi sẽ không chết?
- Cơ thể của một người trẻ tuổi
có khả năng vượt qua được. Chúng ta hy vọng vào điều tốt nhất ...
Nàng chỉ có thể sống được thêm
hai giờ nữa thì qua đời. Tôi được phép vào phòng của nàng. nàng nằm trên
giường, người nàng được phủ một tấm ga vải trắng- nàng trông vẫn đẹp, như thể
chỉ đơn giản là đang ngủ. Trên cổ nàng vẫn còn gắn bóng thở. Tôi thả mình quỳ
xuống và hôn lên bàn tay người vợ yêu quý của mình. Tôi lật tấm ga để lộ cơ thể
của vợ, trên người nàng phủ kín những đốm nhỏ màu xanh và đỏ. Nhìn thấy như
vậy, tôi đã kêu gào thảm thiết với nỗi kinh hoàng rùng rợn. Mọi người vội chạy
đến gần tôi, ôm lấy đỡ tôi đứng dậy và kéo đưa tôi ra hành lang ...Tôi thật ân
hận, và tự trách mình sao không đưa nàng ngay từ đầu đến bệnh viện ở Podolsk. Ở đó các bác sỹ
không biết nàng là ai, họ cư xử bình tĩnh như đối với người dân bình thường thì
chắc nàng đã không thiệt mạng. Tại sao tôi lại cầu toàn quá, cứ phải là bệnh
viện ở Moscova, để rồi nàng phải vĩnh viễn xa tôi..
Lần cuối cùng tôi nhìn thấy nàng ở lễ tang tại lò thiêu sau mười ngày. Tôi không phải là người quyết định về việc hỏa táng. Không có ai thèm hỏi tôi cần phải an táng vợ tôi như thế nào. Tại sao phải chờ đợi quá lâu như vậy, điều này vẫn là một bí ẩn với tôi. Cũng có thể, Lê Duẩn đã bí mật bay sang Moscova. Tôi đã không nhìn thấy ông ấy, còn mẹ nàng đã bay sang ngay sau khi nhận được tin nàng qua đời. Người ta gửi tro cốt của nàng về Việt Nam. Bình đựng di cốt được bà Bảy Vân bảo quản giữ gìn trong một phòng đặc biệt.
Hai đứa con gái nhỏ của tôi sau cái chết của nàng được mẹ của Bulat chăm sóc, bà Ashkhen Stepanovna yêu quý, bà đã rất già và ốm yếu. Bà ở lại với chúng tôi trong ba tuần. Thời gian đầu tôi như người mất hồn, mờ ảo, lú lẫn. Trong nhận thức, tôi không thể tin vào những gì đã xảy ra. Có một lần tôi thức giấc lúc nửa đêm trong một cơn hoảng loạn. Trái tim tôi như nhảy ra khỏi lồng ngực. Có lần trong giấc mơ, một giả thiết nghi ngờ thoảng đến với tôi: nàng bị người ta đầu độc. Tôi chia sẻ dự đoán này với các bác sĩ. Họ không loại trừ vì có thể có khả năng là như vậy, tuy nhiên họ cũng nhận định rằng, các đốm màu xanh và đỏ trên da cũng xuất hiện trong trường hợp bị chảy mất máu nghiêm trọng. Nhiều năm sau, khi tôi đang nằm điều trị vì một cơn đau tim tại phòng khám tim mạch và quan sát thấy, để làm loãng máu cho các bệnh nhân, người ta tiêm heparin vào tĩnh mạch và trên da họ xuất hiện các nốt xanh đỏ cùng một chỗ như vậy, trong đầu tôi lóe ra nghi vấn, theo quan điểm của tôi, một giả thuyết khá hợp lý: nàng chảy máu là do người ta cố ý bằng cách tiêm thuốc heparin này. Nàng đã linh cảm được trước tai họa. Và rồi nàng đã bị băng huyết, chảy máu đến chết ...
Tại đám tang mẹ nàng lo lắng đến mất trí. Bà nói, Vũ Anh mất rồi, một mình tôi sẽ phải vất vả với 3 đứa nhỏ nên muốn giúp đỡ tôi, mang theo 3 đứa trẻ về Việt Nam nuôi.
Lần cuối cùng tôi nhìn thấy nàng ở lễ tang tại lò thiêu sau mười ngày. Tôi không phải là người quyết định về việc hỏa táng. Không có ai thèm hỏi tôi cần phải an táng vợ tôi như thế nào. Tại sao phải chờ đợi quá lâu như vậy, điều này vẫn là một bí ẩn với tôi. Cũng có thể, Lê Duẩn đã bí mật bay sang Moscova. Tôi đã không nhìn thấy ông ấy, còn mẹ nàng đã bay sang ngay sau khi nhận được tin nàng qua đời. Người ta gửi tro cốt của nàng về Việt Nam. Bình đựng di cốt được bà Bảy Vân bảo quản giữ gìn trong một phòng đặc biệt.
Hai đứa con gái nhỏ của tôi sau cái chết của nàng được mẹ của Bulat chăm sóc, bà Ashkhen Stepanovna yêu quý, bà đã rất già và ốm yếu. Bà ở lại với chúng tôi trong ba tuần. Thời gian đầu tôi như người mất hồn, mờ ảo, lú lẫn. Trong nhận thức, tôi không thể tin vào những gì đã xảy ra. Có một lần tôi thức giấc lúc nửa đêm trong một cơn hoảng loạn. Trái tim tôi như nhảy ra khỏi lồng ngực. Có lần trong giấc mơ, một giả thiết nghi ngờ thoảng đến với tôi: nàng bị người ta đầu độc. Tôi chia sẻ dự đoán này với các bác sĩ. Họ không loại trừ vì có thể có khả năng là như vậy, tuy nhiên họ cũng nhận định rằng, các đốm màu xanh và đỏ trên da cũng xuất hiện trong trường hợp bị chảy mất máu nghiêm trọng. Nhiều năm sau, khi tôi đang nằm điều trị vì một cơn đau tim tại phòng khám tim mạch và quan sát thấy, để làm loãng máu cho các bệnh nhân, người ta tiêm heparin vào tĩnh mạch và trên da họ xuất hiện các nốt xanh đỏ cùng một chỗ như vậy, trong đầu tôi lóe ra nghi vấn, theo quan điểm của tôi, một giả thuyết khá hợp lý: nàng chảy máu là do người ta cố ý bằng cách tiêm thuốc heparin này. Nàng đã linh cảm được trước tai họa. Và rồi nàng đã bị băng huyết, chảy máu đến chết ...
Tại đám tang mẹ nàng lo lắng đến mất trí. Bà nói, Vũ Anh mất rồi, một mình tôi sẽ phải vất vả với 3 đứa nhỏ nên muốn giúp đỡ tôi, mang theo 3 đứa trẻ về Việt Nam nuôi.
(Google.tienlang Đính chính:
Google.tienlang từng sử dụng bản dịch của ông Phan
Độc Lập tại kỳ 7, trong đó có đoạn: "Tại đám tang mẹ nàng lo lắng đến mất
trí. Bà nói, Vũ Anh mất rồi, một mình tôi sẽ phải vất vả với 3 đứa nhỏ nên muốn
giúp đỡ tôi, mang theo 3 đứa trẻ về Việt Nam nuôi."
Nguyên bản tiếng Nga trong Hồi ký của Viện sĩ
Maslov có câu:
"На похоронах ее мать безумно переживала. Она
сказала, что отец Ань просто убит и хочет мне помочь — забрать детей во
Вьетнам."
Câu này dịch đúng phải là:
"Trong đám tang, mẹ của cô ấy hết sức lo lắng.
Bà nói rằng, cha của Vũ Anh chết điếng vì đau khổ, và muốn giúp tôi - đưa bọn
trẻ về Việt Nam.")
"Không thể nào!" - Tôi dứt khoát trả lời. Tôi đã đưa lại cho bà
chiếc vòng cổ ngọc trai, mà lúc qua đời nàng vẫn đeo trên cổ. Bà nhân nó với
mục đích sau này sẽ giao lại cho vợ của cháu trai ngoại, khi cháu lớn lên và
lập gia đình.
Tôi giấu kín cái chết của nàng
với mẹ và các con tôi. Mẹ tôi đang bị bệnh huyết áp nặng, và hai cô con gái còn
quá nhỏ. Mẹ tôi, rõ ràng, đã linh cảm thấy một cái gì đó bất thường, và bà bị
đột quỵ lần thứ hai, từ đó bà không bao giờ hồi phục lại được nữa. Ban đầu tôi
nói dối Lena là mẹ đang nằm viện, sau đó nói
rằng, mẹ đang đi công tác, nhưng rồi sau đó bé cũng hiểu ra mọi chuyện. Một lần
bé đứng sát một bên và nói thì thầm vào tai tôi: "Ba ơi, người ta chôn mẹ
rồi à". Suốt một thời gian, Lena luôn phàn nàn về những khó khăn, tồi tệ
của mình khi không có mẹ, bé khóc, "Ba ơi, ba về Việt Nam để mua mẹ cho bọn con đi!"
===================
Kỳ 10. Đính chính: HỒI KÝ MASLOV- BÀ BẨY VÂN NÓI "ÔNG LÊ DUẨN GIẾT CON"- DỊCH GIẢ ANH CAO KIM THỪA NHẬN DỊCH SAI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét