Lời
dẫn: Trên mạng đang nóng lên chuyện đại
học Fulbright (FUV) từ chối đưa Chủ nghĩa
Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy, vi phạm cam kết
với Chính phủ Việt Nam. Qua Hộp thư điện tử, Google.tienlang vừa nhận được loạt
bài viết của tác giả từ Hoa Kỳ, TS Nguyễn Kiều Dung (Tiến sỹ Kinh tế,
tốt nghiệp từ Đại học Bang New York,
Hoa kỳ). Xin cảm ơn TS Nguyễn Kiều Dung và xin trân trọng giới thiệu đến bạn
đọc.
BOB
KERREY - KẺ
PHÁ HOẠI CỘNG ĐỒNG
“Hãy
thử tưởng tượng đi, chuyện gì sẽ diễn ra nếu một trường đại học ngoại quốc tại
Hoa Kỳ bổ nhiệm một cá nhân đã giết chết thường dân Mỹ - hoặc giết bất cứ một
ai khác – vào chức chủ tịch hội đồng tín thác?” – Tiến sỹ Mark Aswill -
“Nếu
sau chiến tranh, Chính phủ Tây Đức chọn một cựu sĩ quan quân đội Đức đã giết
(hoặc chỉ huy giết hại) thường dân Pháp không vũ trang, đứng đầu Viện Goethe
tại Paris, bạn có nghĩ rằng Chính phủ Pháp sẽ chấp nhận điều này không? Trở lại
thêm một bước, liệu Bonn
có đời nào chọn ngay một người như vậy không? " – Giáo sư sử học David Marr –
“Có
lẽ chính phủ Hoa kỳ và các quốc gia phương tây khác và công dân nước họ sẽ
không tha thứ hay hướng tới tương lai trong những hoàn cảnh tương tự thế này"
- Nhà báo Mark Bowyer –
“Ông
ta là người không phù hợp cho công việc này và coi ông ta như biểu tượng của
hoà bình là sự thất bại trong suy tưởng về đạo đức” - Giáo sư kiêm nhà văn Thanh Việt (giải Pulitzer
2016) -
(Tôi
đặc biệt lưu ý các độc giả lười đọc và chỉ quan tâm đến khả năng gây quỹ của
Kerrey, rằng đại học Fulbright (FUV) là một đề án giáo dục khá nhỏ, được bảo
trợ và thao túng bởi một nhóm chính trị gia chứ không phải các nhà giáo dục-nhà
khoa học, tương lai còn tù mù, chưa biết theo mô hình nào bởi không thể áp dụng
các mô hình trường đại học đẳng cấp quốc tế với đầu tư lớn ở Hoa kỳ. Quan trọng
hơn cả, FUV không phải là một trường mà ngành giáo dục Việt nam thực sự cần:
một trường đại học nghiên cứu chất lượng cao. Bổ nhiệm Kerrey là một câu chuyện
không có tính giáo dục, bởi nó gây ra tranh cãi gay gắt, tổn thương cộng đồng,
và không phản ánh sự đồng thuận và lương tâm chung của các nhà giáo dục về một
vấn đề đạo đức. Với lý lịch đẫm máu của mình, ông ta nên ở lại Hoa kỳ, tiếp tục
vận động hỗ trợ ngoại giao, quân sự và thương mại Việt-Mỹ thay vì sang Việt nam
làm giáo dục thì sẽ hữu ích hơn, và số tiền ông ta mang lại cho Việt nam thậm
chí có thể nhiều hơn mà không làm tổn thương đến ai. Đặc biệt là khi một cuộc
chiến tranh trên biển Đông đã cận kề.
Đúng
như nhận xét của David Marr, Mark Aswill, và Mark Bowyer, hầu hết người Mỹ quan
tâm đến vụ này đều phản đối bổ nhiệm Kerrey, chỉ trừ mấy vị “người nhà” của
FUV. Chính phủ Việt nam cũng đã thể hiện chính kiến tương đồng với các quốc gia
văn minh thông qua phát ngôn viên Lê Hải Bình và việc rút hết bài ủng hộ Kerrey
của ông Đinh La Thăng, bí thư thành ủy TP HCM, trên các website lớn, trong khi
cho phép phổ biến rộng rãi bài viết chống bổ nhiệm của bà Tôn Nữ Thị Ninh trên
khắp các mạng.
Tha
thứ cho Kerrey hay không là chuyện đơn giản. Nhưng bổ nhiệm ông ta làm chủ tịch
FUV hay không là vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu về ý nghĩa cao quý của
ngành giáo dục, am hiểu về giáo dục đẳng cấp quốc tế, và năng lực tư duy đạo
đức, những điều mà đa số công chúng ủng hộ Kerrey không có do xưa nay giáo dục
công dân ở Việt nam vốn yếu kém, ở Việt nam hầu như không có giáo dục triết học
đạo đức, hoặc bản thân họ không có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm giáo dục đẳng
cấp quốc tế. Vụ Kerrey là vấn đề
thuộc chuyên môn của các nhà giáo dục, chứ không phải của các cựu chiến binh
như nhiều người lầm tưởng. Chưa kể, có vô số người ảo tưởng về quy mô và
tầm quan trọng của FUV đối với xã hội Việt nam và bị kích động bởi một đám đông
hoạt động chính trị. Hi vọng các nhà giáo dục sẽ trân trọng và suy ngẫm
quan điểm của những người bạn Mỹ. Người Việt không chỉ cần học hỏi người Mỹ về
khoa học, kỹ thuật, về văn hóa, văn minh, mà cả lối tư duy tự trọng để sống làm
người.)
TÓM TẮT
Tháng
5/2016, Bob Kerrey, một cựu chiến binh Mỹ từng dính dáng đến vụ thảm sát hơn 20
dân thường Việt nam, bao gồm phụ nữ và trẻ em, ở Thạnh Phong, Bến Tre, được bổ
nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác (HĐTT) đại học Fulbright (FUV) ở Việt nam.
Chủ tịch HĐTT là tên gọi khác của Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT). Sự việc
này đã gây ra tranh cãi và phản ứng gay gắt trong cộng đồng người Việt.
Bất
chấp sự phản đối mạnh mẽ, Kerrey không chịu từ chức. Sau đó, các bài viết của
ông Đinh La Thăng ủng hộ việc bổ nhiệm Kerrey đã bị rút hết khỏi các website
lớn, trong khi các bài chống việc bổ nhiệm của bà Tôn Nữ Thị Ninh được phổ biến
khắp nơi. Động thái này hoàn toàn phù hợp với quan điểm không ủng hộ Kerrey
trước đó của Bộ Ngoại Giao, thông qua phát ngôn viên Lê Hải Bình. Việc đúng sai
tưởng đã rõ như ban ngày bởi quan điểm của chính phủ Việt nam cũng đồng nhất
với quan điểm của chính phủ và nhân dân Hoa kỳ và phương tây, như nhận xét của
Mark Bowyer. Thế nhưng nhiều người vẫn cố tình không hiểu.
Trong
phần tiếp theo đây, tôi muốn đưa thêm luận cứ để làm sáng tỏ quan điểm có thể
tha thứ cho Kerrey nhưng cần phải cương quyết không cho ông ta làm chủ tịch
FUV:
Kerrey
là một nhân vật gây phá hoại cộng đồng: gây chia rẽ cộng đồng và làm tổn thương
sâu sắc một bộ phận người Việt. Các trường đại học ở các quốc gia văn minh, bao
gồm Hoa kỳ, đều không cho phép những hành vi phá hoại cộng đồng và bãi nhiệm
các nhân vật như vậy. Lawrence Summers, hiệu trưởng đại học Harvard và Tim
Hurt, chủ nhân giải Nobel, đều mất chức chỉ vì những phát ngôn có ý gây tổn
thương phụ nữ. Hơn thế, không giống các trường tư thục khác, FUV là một đề án
hợp tác hữu nghị Việt-Mỹ: chính phủ Mỹ góp tiền và chính phủ Việt nam góp đất.
Sẽ không tư nhân nào đóng góp tài chính với tư cách cổ đông. Một nhân vật gây
phá hoại cộng đồng như Kerrey hoàn toàn không phù hợp với tinh thần hợp tác và
hữu nghị của FUV.
Chức
Chủ tịch HĐTT của FUV là một danh vị quan trọng trong trường đại học, mặc dù
không trực tiếp giảng dạy. Các học giả Mỹ rất am hiểu về vai trò của chức vụ
này đối với một trường đại học cũng đã đồng loạt phản đối việc bổ nhiệm ông ta
[5]. Lý lịch đẫm máu cùng với mác “giặc ngoại xâm” của Kerrey sẽ làm hoen ố
ngành giáo dục Việt nam khi giữ chức vụ này.
Chỉ
nên nói về “tha thứ” và “cao thượng” nếu Kerrey là một người lính Việt nam Cộng
Hòa, bởi đó là sự hòa giải giữa những người đồng bào. Không có sự “cao thượng”
khi tôn vinh một kẻ từng là “giặc ngoại xâm” giết đồng bào mình. Trên thực tế,
chính người Mỹ không coi đó là tha thứ hay cao thượng. Các học giả và cựu
chiến binh Mỹ đã đồng loạt chống lại việc bổ nhiệm Kerrey. Trong những ngày
này, các nhà văn, nhà báo Mỹ vẫn tiếp tục phanh phui tội ác của Kerrey để tố
cáo với độc giả Việt nam[5][6][7]. Kerrey được thưởng Huân Chương Danh Dự của
Hoa kỳ vì thành tích tiêu diệt “Việt cộng” [1]. Trang chủ của chính phủ Mỹ và
lực lượng hải quân SEAL hiện vẫn tôn vinh huân chương này của ông ta. Bởi vậy,
người Việt vẫn nghĩ về Kerrey theo nghĩa “cựu thù” cũng là hợp lý. Cho phép ông
ta giữ một vị trí quan trọng trong ngành giáo dục chỉ thể hiện sự thiếu tự
trọng, bắn súng vào quá khứ. Không quốc gia nào trên thế giới làm như vậy.
FUV
là một đề án giáo dục khá nhỏ và không quan trọng như nhiều người lầm tưởng.
Đầu tư vào FUV không thể so sánh với đầu tư của nhiều trường đại học như
Việt-Đức, Việt-Nhật, hay đại học Kinh doanh Công Nghệ. Số tiền chính phủ Mỹ đầu
tư cho FUV giai đoạn 2016-2030, trung bình chỉ 5 triệu USD/năm, thậm chí còn ít
hơn ngân sách trung bình hàng năm của chính phủ Việt nam cấp cho mỗi
trường/viện thành viên của Đại học quốc gia Hà nội, (khoảng 5.3 triệu USD/năm)
[2][3]. FUV chỉ là một trường trong số 450 trường đại học và cao đẳng ở Việt
nam. FUV không có sứ mệnh và không có khả năng trở thành một điểm sáng giáo dục
mà Việt nam thật sự cần: Một trường đại học nghiên cứu chất lượng cao. (Xem bài
Sự thật về Đại học Fulbright[4]).
Những
lĩnh vực mà Việt nam cần nhất trong quan hệ với Hoa kỳ là Ngoại giao, Quân Sự
và Thương Mại. Giáo dục đương nhiên cũng cần, nhưng để xây dựng được một trường
đại học chất lượng cao đúng nghĩa thì chủ yếu cần sự tham gia của các nhà khoa
học. Các chính trị gia như Thomas Vallely, Ben Wilkinson, Bob Kerrey, những
người bảo trợ và thao túng FUV, không phải là các nhà giáo dục-nhà khoa học.
Chính Vallely, kiến trúc sư của FUV của cũng thừa nhận: FUV chỉ là một
thử nghiệm, và với số tiền đầu tư khá nhỏ nên còn loay hoay, chưa biết tương
lai sẽ đi về đâu, bởi không thể áp dụng mô hình các trường hàng đầu của Mỹ với
số tiền đầu tư lớn. [24]. Đó cũng là lý do chính phủ Việt nam không mặn mà lắm
với FUV [4]. Và có lẽ vì nhóm bảo trợ không có lương tâm của các nhà giáo dục
cho nên mới để xảy ra vụ bê bối này.
Kerrey
có thể là lựa chọn tốt cho FUV nhưng là lựa chọn tồi nhất đối với xã hội Việt
nam. Ông ta từng khoe khoang có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong hỗ trợ quan
hệ Việt-Mỹ trên các lĩnh vực Ngoại Giao, Quân Sự, và Thương Mại. Với lý
lịch đẫm máu của mình, ông ta nên ở lại Mỹ và tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ
trên các lĩnh vực đó là phù hợp hơn cả. Dưới góc độ tài chính, Kerrey có thể
đem lại nhiều tiền hơn cho Việt nam nếu tiếp tục ở Mỹ làm các công việc đó thay
vì giáo dục mà không làm tổn thương đến ai. Chẳng hạn, ông ta có thể tiếp tục
vận động bán vũ khí cho Việt nam, hoặc thúc đẩy thương mại Việt-Mỹ. Những hoạt
động này có thể làm lợi cho Việt nam nhiều chục triệu đến hàng trăm triệu USD.
Đặc biệt, trong bối cảnh một cuộc chiến tranh trên biển Đông đã cận kề, ông ta
có thể đóng góp hữu hiệu để hình thành liên minh quân sự Mỹ-Việt.
Kerrey
không phải là sự lựa chọn có cân nhắc kỹ lưỡng của chính phủ Mỹ hay tổng thống
Obama. Quốc hội Mỹ đã quyết định đầu tư 20 triệu USD vào FUV từ năm 2014, nghĩa
là trước khi Kerrey được bổ nhiệm[23]. Quốc hội Mỹ và ông Obama có rất nhiều
việc quan trọng phải quan tâm hơn là việc bổ nhiệm chủ tịch cho một trường đại học
với số tiền đầu tư khá nhỏ ở nước ngoài. Việc Obama nhắc đến Kerrey trong diễn
văn tại FUV chỉ là vấn đề thủ tục ngoại giao. Có nguồn tin nói rằng, vụ Kerrey
chỉ là một sự cố ngoại giao nghiêm trọng, thể hiện sự cẩu thả và ngạo mạn của
một (vài) cá nhân. Hơn nữa, sai lầm trong đối ngoại là chuyện không hiếm. Chính
Obama từng thừa nhận sai lầm lớn nhất của ông ta là đã không chuẩn bị kế hoạch
hậu chiến ở Lybia, (hẳn là ông còn những sai lầm khác nữa).
Về
quan hệ giữa nguồn tài chính của FUV và Kerrey, cả bên chống và ủng hộ bổ nhiệm
đều không đưa ra được bằng chứng về nguồn gốc khoản tiền 20 triệu USD mà Quốc
hội Mỹ hứa tài trợ cho FUV năm 2014. (Điều này dễ hiểu vì đây là bí mật công
việc, không phải lúc nào cũng có thể trình cho toàn dân xem). Trên thực tế, hầu
như không thể tìm thấy bài báo nào trên Internet nói về mối liên hệ giữa FUV và
Kerrey từ năm 2015 trở về trước. Mặc khác, hơn 100 nghị sỹ của quốc hội Mỹ
quyết định tài trợ cho FUV trước tiên là vì lợi ích của nước Mỹ, chứ không phải
vì xúc động trước nỗ lực muốn quay lại Việt nam để chuộc lỗi của Kerrey. Họ
đồng ý tài trợ không có nghĩa là họ ủng hộ việc bổ nhiệm ông ta, bởi đến tận
năm 2016 mới có quyết định bổ nhiệm này. Những người Mỹ biện hộ hăng hái nhất
cho Kerrey cũng là những chính trị gia có tiền sử lươn lẹo (xem thêm bài Sự
thật về Đại học Fulbright [4]). Quan trọng hơn cả, Việt nam là một quốc gia có
chủ quyền. Không thể để cho các chính trị gia ngoại quốc, nhân danh giáo dục
nhưng làm những điều phản giáo dục, chia rẽ, phá hoại cộng đồng người Việt ngay
trên đất nước mình.
Bổ
nhiệm Kerrey là một câu chuyện không có tính giáo dục bởi không phản ánh sự
đồng thuận và lương tâm chung của các nhà giáo. Ngoài ra, các trường đại học
trên thế giới đều không có chức năng điều trị tâm thần cho các tội phạm sát
nhân, hoặc tạo công ăn việc làm để họ có cơ hội chuộc lỗi, trừ một số trung tâm
giáo dưỡng, phục hồi nhân phẩm đặc biệt. Bởi vậy, nói rằng phải để ông ta làm
chủ tịch FUV vì ông ta bị ám ảnh suốt mấy chục năm, và đã thành tâm sám hối là
đòi hỏi sai chức năng. Chưa kể, nhiều tài liệu đã chỉ ra nhân cách phức tạp và
dối trá của ông ta. Hơn 30 năm sau vụ thảm sát Thạnh Phong, Kerrey vẫn im lặng
sống ở Mỹ và đạt được những đỉnh cao danh vọng như thống đốc và thượng nghị sỹ
bang Nebraska nhờ tấm Huân chương Danh dự với thành tích tiêu diệt “21 Việt
cộng”, và chỉ nhận tội sau khi báo chí Mỹ phanh phui tội ác năm 2001. Nếu không
có vụ bê bối ở đại học New School với 94% giảng viên bỏ phiếu bất tín năm 2010
dẫn đến việc phải từ chức chủ tịch ở trường này và không thất bại trong nỗ lực
quay lại thượng viện Nebraska năm 2012, thì cũng không có chuyện ông ta sang
Việt nam làm chủ tịch FUV ở tuổi 73, nghĩa là thời gian đóng góp còn rất ít.
Bởi vậy, không nên cường điệu về sự sám hối, muốn chuộc lỗi của Kerrey ở Việt
nam. Nếu ông ta muốn điều trị chứng ám ảnh, thì nên tìm đến các trại phục hồi
nhân phẩm hay bệnh viện tâm thần.
Việc
Kerrey “cố đấm ăn xôi” giữ chức chủ tịch là vô nghĩa. Các học giả, nhà báo, cựu
chiến binh Mỹ cũng thể hiện rõ quan điểm này bằng việc chống việc bổ nhiệm, bất
chấp mọi nỗ lực của ông ta đối với FUV trong tương lai. Những gì ông ta sẽ làm
với FUV không thể bù đắp được những tổn hại to lớn đối với xã hội Việt nam.
Viện
dẫn câu chuyện một nhóm dân Nhật tiếc nuối tướng McArthur của Mỹ là một diễn
giải sai, bởi nước Nhật đầu hàng đồng minh và bắt buộc phải chấp nhận sự cai
quản của tướng McArthur với tư cách là đại diện cho nước Mỹ. Trên thực tế nếu
được quyền tự quyết, không quốc gia nào thuê người nước ngoài làm nguyên thủ
quốc gia. Việc bịa đặt McArthur chỉ đạo ném bom nguyên tử xuống Nhật bản thật
đáng xấu hổ, bởi ông ta mới chính là người phản đối việc ném bom này [27]. Hơn
nữa, “nhất tướng công thành vạn cốt khô”, tầm vóc và công lao của McArthur đối
với nước Nhật to lớn hơn rất nhiều so với Kerrey với Việt nam. Ông ta là nhân
vật lịch sử, còn Kerrey thì không, bởi dự án FUV quá bé và chỉ là một trong 450
trường đại học của Việt nam. Ngoài ra, không có tài liệu nào nói rằng toàn dân
Nhật tôn vinh ông ta. Một (vài) cuốn sách ca ngợi McArthur chỉ phản ánh quan
điểm cá nhân, bởi vị nhà văn kiêm chủ tịch HĐKH quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh đang
cuồng nhiệt ca ngợi Kerrey cũng có thể viết sách hay trao tặng cho Kerrey giải
thưởng của Quỹ để tôn vinh quan điểm cá nhân của ông ta, nhưng rõ ràng điều đó
không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ hay nhân dân Việt nam.
Hợp
tác hữu nghị với Mỹ không có nghĩa là chấp nhận mọi hành vi xấu của người Mỹ
đối với Việt nam. Ngay cả các đồng minh chiến lược của Mỹ như Nhật bản, Philippines
cũng có quan điểm như vậy. Người Nhật, người Phi đã tổ chức nhiều cuộc biểu
tình phản đối những hành vi tội ác của lính Mỹ trên đất nước họ và yêu cầu tổng
thống Mỹ xin lỗi nước Nhật vì vụ ném bom nguyên tử[18]. Các quốc gia giàu mạnh
như Nhật, Hàn, Đài Loan, Singapore đều đi lên nhờ lòng tự
trọng và nỗ lực mạnh mẽ của toàn dân, sự sáng suốt của lãnh đạo quốc gia, chứ
không phải nhờ sự khúm núm, hèn hạ vô điều kiện trước các cường quốc.
Trong
quá khứ, ông cha ta cũng từng tiễn toàn quyền Doumer về nước không kèn trống
mặc dù nhân vật này từng có công lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nền
tảng xã hội văn minh cho Việt nam. Ngày nay, không biết có phải vì mặc
cảm quá nghèo hay thua kém thiên hạ quá lâu nên một bộ phận con cháu đâm quẫn
trí? Một dân tộc chỉ có niềm tự hào duy nhất là thành tích chống giặc ngoại
xâm. Vậy mà nay, niềm tự hào ấy có thể bị chà đạp chỉ với vài chục triệu đô la
từ tay một “tên giặc” từng thảm sát đồng bào mình. (Một số tiền quá nhỏ so với
tầm cỡ quốc gia.) Và nói như giáo sư P.H.H :” “Nếu chúng ta chỉ vì cái lợi
trước mắt, thì còn ai dám cầm súng bảo vệ tổ quốc khi họ nghĩ rằng vài chục năm
sau cái chết của họ sẽ vô nghĩa khi những kẻ xâm lược dã man chỉ cần tỏ ra hối
cải là lập tức được ca ngợi tôn vinh? Khép lại quá khứ khác với Chà đạp quá
khứ” [20].
Một
số người so sánh tội ác của Kerrey với những sai lầm của Hồ Chí Minh. Mọi vấn
đề công tội của Hồ Chí Minh dần dần sẽ được công khai. Nhưng nói gì đi nữa, Hồ
Chí Minh vẫn là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng to lớn đối với đất nước này,
và là một trong số rất hiếm hoi người Việt được cả thế giới biết đến. Chẳng ai
có thể xóa tên ông trong lịch sử. Trong khi Kerrey chỉ là một tội phạm ngoại
quốc tầm thường, công lao với Việt nam quá ư nhỏ mọn, không bù đắp được tội ác,
và FUV cũng chỉ là một dự án rất nhỏ. Dù đi gây quỹ đến 100 tuổi, ông ta cũng
chẳng bao giờ hi vọng có chỗ trong lịch sử Việt nam. Nên nhớ ở Hoa kỳ, ông ta
là thượng nghị sỹ, là anh hùng giết Việt cộng, nhưng sau khi bị phanh phui tội
ác, ông ta liên tiếp bị thất sủng, thất bại chính trị bởi dân Mỹ cũng không
chịu đựng nổi ông ta nữa. So sánh tầm ảnh hưởng của Kerrey ở Việt nam với Hồ
Chí Minh chẳng khác nào so sánh con kiến với con voi. Học lịch sử là để tránh
những sai lầm trong quá khứ chứ không phải thấy cái sai đã rõ ràng mà vẫn cố
làm. Quốc gia nào cũng từng có những lãnh đạo mắc sai lầm, thậm chí trọng tội,
nhưng đấy không thể là lý do để bào chữa cho các đồ tể ngoại bang. Trên thực
tế, không quốc gia nào cho đồ tể ngoại bang đảm nhận những vị trí quan trọng trong
ngành giáo dục.
Giáo
dục lịch sử ở Việt nam cần gắn với thực tiễn như ở các quốc gia phát triển. Bộ
Giáo dục và Đào tạo cần yêu cầu các trường đưa học sinh, sinh viên thăm quan
các chứng tích tội ác chiến tranh mà người Mỹ, người Pháp, người Nhật, người
Trung Quốc đã để lại trên đất Việt nam. Riêng sinh viên FUV cần được thăm quan
chứng tích Thạnh Phong, Bến Tre. Ngoài ra, cần đưa ý kiến của các trí thức Mỹ
vào sách giáo khoa lịch sử để học sinh, sinh viên Việt nam hiểu người Mỹ và các
quốc gia văn minh phản ứng với trường hợp Kerrey như thế nào.
Tha
thứ cho Kerrey hay không là việc đơn giản. Nhưng bổ nhiệm ông ta hay không là
vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên môn về giáo dục, và không dễ để tư duy
đối với nhiều người. (Đúng ra, đây nên là việc của riêng ngành giáo dục chứ
không phải là việc của công chúng.) Nhiều người suy nghĩ đơn giản rằng Mỹ làm
cái gì cũng đúng, Việt nam làm cái gì cũng sai, hoặc cần phải làm hài lòng
người Mỹ bằng mọi giá để chống Trung Quốc. Đặc biệt là với công chúng lười tìm
hiểu thông tin, lười suy ngẫm, năng lực tư duy đạo đức yếu kém như công chúng
Việt nam thì kết quả trưng cầu dân ý không nói lên điều gì. Đấy là chưa kể, vụ
ủng hộ bổ nhiệm ồn ào này có sự kích động của một đám đông trí thức không thực
tâm vì sự nghiệp giáo dục mà chỉ vì động cơ chính trị. Nhiều người vì lợi ích
hiện tại hoặc tương lai gắn liền với FUV. Một nhóm khá đông nhân sỹ
trí thức bất đồng chính kiến trong nước do lợi ích chính trị cá nhân hoặc phe
nhóm nên cố tình tung tin chống bổ nhiệm là không tha thứ, không đủ “cao
thượng”. Ngoài ra còn có một đám đông trí thức Việt kiều trong đó có cả các
giáo sư, nhân sỹ trí thức tên tuổi, trong thâm tâm rất ghét chính quyền hiện
nay. Họ ghét công an, bộ đội, và tất cả những ai đã và đang bảo vệ chế độ này.
Đương nhiên họ thích Kerrey bởi nhân vật này từng đăng lính để tiêu diệt “Việt
cộng”, cho dù họ luôn cố gắng che giấu ý nghĩ đó bằng những triết lý cao cả.
Chính họ là những người không vượt qua được thù hận với chính quyền Việt nam và
mượn Kerrey để trút sự thù hận đó. Ngoài ra, không phải vô lý mà đợi này
hầu như tất cả các website của các tổ chức đối lập với chính phủ Việt nam đều
đồng thanh ủng hộ bổ nhiệm Kerrey. Không những vậy, họ còn hăng say viết rất
nhiều bài để bào chữa cho nhân vật này. Độc giả có thể tự suy đoán nguyên nhân.
13)
Xét cho cùng trong vụ này, ý kiến của các nhà giáo dục trong nước mới là quan
trọng nhất, bởi họ là những người chịu trách nhiệm về sự phát triển của nền
giáo dục nước nhà, và hơn ai hết họ hiểu ý nghĩa cao quý của giáo dục, (chứ
không phải của đám đông trí thức ổn ào ủng hộ Kerrey nhưng nghề nghiệp không
dính dáng gì đến giáo dục; của cựu chiến binh, của Việt kiều, của học sinh sinh
viên, hay của các nhà chính trị đối lập). Hi vọng các nhà giáo dục sẽ cảnh giác
và cân nhắc vấn đề một cách đầy trách nhiệm vì tương lai của nền giáo dục nước
nhà, và quan trọng hơn cả, đừng tạo ra một thứ đạo đức “khác cả nhân loại”[28].
NỘI DUNG
Bob Kerrey là kẻ phá hoại cộng đồng
Bob
Kerrey gây chia rẽ cộng đồng:
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc bổ nhiệm Bob Kerrey đã gây ra chia rẽ gay
gắt cộng đồng người Việt. Chưa bao giờ người Việt nói đến chiến tranh Việt-Mỹ
nhiều như những ngày vừa qua, và cũng chưa bao giờ họ chửi bới, cắn xé nhau
nhiều như vậy. Sẽ không bao giờ có sự đồng thuận giữa những người coi ông ta là
đao phủ, và những người không coi trọng quá khứ. Việc bổ nhiệm ông ta chính là
sự đào bới quá khứ đau buồn của dân tộc, và chừng nào ông ta còn tại vị, hai
phe sẽ còn tiếp tục cày xới quá khứ để cắn xé lẫn nhau.
Bob
Kerrey gây xúc phạm một bộ phận dân tộc: xung đột này không phải là những tranh cãi lành mạnh, chẳng hạn
như đội nào sẽ vô địch châu Âu hoặc ai sẽ làm tổng thống Hoa kỳ, mà là việc gây
tổn thương đau đớn đối với một bộ phận người Việt, những người không chịu đựng
nổi lý lịch tanh tưởi của ông ta. Ở các quốc gia phát triển, việc xúc phạm một
bộ phận công dân như vậy là không được phép. Các trường đại học ở Hoa kỳ đều
nghiêm cấm những hành vi gây tổn thương cộng đồng những người đồng tính, cộng
đồng những người theo đạo Hồi, cộng đồng những người da màu, cộng đồng dân tộc
thiểu số. v.v… Còn nhớ, Lawrence Summers hiệu trưởng đại học Harvard và Tim
Hunt, chủ nhân giải Nobel, đều mất chức chỉ vì những phát biểu mang tính phân
biệt phụ nữ.
Đôi
khi một nhóm người trong xã hội có những cảm xúc không chính đáng hoặc không
phù hợp với thời đại, chẳng hạn phẫn nộ với phụ nữ sinh con ngoài giá thú, thì
những cảm xúc đấy không xứng đáng được tôn trọng. Tuy nhiên, sự ghê tởm tội ác
đẫm máu của “giặc ngoại xâm” Kerrey của một bộ phận dân tộc rất đáng được tôn
trọng bởi phù hợp với lịch sử chính thống và tuyên truyền của truyền thông đại
chúng của Việt nam. Trên thực tế cho đến nay, các khái niệm “quân xâm lược”,
“cựu thù”, “đế quốc” vẫn hiện hữu trong diễn ngôn của hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Rất nhiều quốc gia văn minh có những ngày kỷ niệm “chiến thắng quân
xâm lược”, “chiến thắng sự can thiệp của đế quốc ngoại bang” v.v… Bob Kerrey
được coi là anh hùng, được thưởng Huân chương Danh dự ở Mỹ do thành tích tiêu
diệt “21 Việt cộng” [1]. Đến tận hôm nay, “thành tích” này vẫn được tôn vinh
trên các website của chính phủ Hoa kỳ, và của lực lượng hải quân SEAL. Rõ ràng
Hoa kỳ không coi “Việt cộng” là đồng nghiệp với ông ta bởi không ai lại tôn
vinh kẻ giết đồng nghiệp. Vậy nên người Việt nghĩ về ông ta theo nghĩa cựu thù
cũng là hợp lý.
Bob
Kerrey không phù hợp với tinh thần của FUV: Đại học này là kết quả của sự hợp tác hữu nghị, chính phủ Mỹ góp tiền
và chính phủ Việt nam góp đất. FUV không giống như các trường tư thục khác bởi
không có tư nhân đóng góp tài chính. Một người vừa gây chia rẽ vừa xúc phạm một
bộ phận của cộng đồng như Kerrey rõ ràng không phù hợp với tinh thần đồng thuận
và hữu nghị mà đề án FUV theo đuổi. Mỉa mai là ở chỗ, mặc dù FUV cam kết không
vì lợi nhuận, lý do mạnh nhất để biện minh cho việc bổ nhiệm ông ta lại là khả
năng gây quỹ của ông ta.
Nói
tóm lại, Kerrey chính là nguyên nhân phá hoại cộng đồng và hoàn toàn không phù
hợp với tinh thần của FUV để có thể làm chủ tịch đại học này.
Quan điểm của người Mỹ và tiền lệ quốc tế
Tôi
xem xét thêm trường hợp Kerrey dưới ba góc độ: (i) Ý kiến của giới học giả Mỹ.
Những người này đặc biệt quan trọng bởi họ làm việc trong ngành giáo dục, nhiều
kinh nghiệm trong các vấn đề giáo dục quốc tế, và hiểu rõ vai trò của chức Chủ
tịch HĐTT của Kerrey đối với một trường đại học; (ii) Ý kiến của những người Mỹ
khác, và (iii) Tiền lệ trên thế giới. Ý kiến của những người Mỹ khác và tiền lệ
cũng đặc biệt quan trọng bởi Việt nam không thể tùy tiện đi ngược lại với lương
tâm chung của nhân loại. Một khi không có tiền lệ có thể chấp nhận được, người
Mỹ và các dân tộc khác sẽ không coi bổ nhiệm Kerrey là sự tha thứ mà chỉ là bắn
súng lục vào quá khứ. Huống chi, có tiền lệ nhưng đầy tranh cãi, làm thương tổn
một bộ phận công dân của quốc gia đó, thì cũng không nên áp dụng.
Theo
trang facebook của các nhà báo Thu Uyên và Thanh Tuấn, các học giả Mỹ quan tâm
đến Việt nam như các giáo sư Shawn McHale, ĐH George Washington, Hồ Tài Huệ
Tâm, ĐH Harvard, Vũ Đức Vượng, ĐH De Anza, giáo sư Mỹ Johnathan London, và Tiến
sỹ Mark Ashwill, đều nhất loạt phản đối việc bổ nhiệm này [5]. Tôi cũng không
tìm thấy một tiền lệ ở quốc gia nào khác cho phép một kẻ có nợ máu với dân tộc
đứng đầu một cơ quan giáo dục.
Trong
những ngày này, cựu binh Billy Kelly vẫn tiếp tục đăng bài tố cáo tội ác của
Kerrey với độc giả Việt nam trên facebook của nhà báo Thanh Tuấn[7]. Nhà báo
Mark Bowyer, sử gia David Marr, và tiến sỹ Mark Aswill đều không cho rằng chính
phủ các quốc gia phương tây và nhân dân của họ sẽ thể hiện sự tha thứ và hướng
tới tương lai trong tình huống tương tự. Nhà báo Jeffrey St. Clair viết
rằng Obama đã quên đề cập đến tội ác giết đàn bà và trẻ con của Kerrey và đồng
ngũ trong bài diễn văn tháng 5/2016 ở TP. HCM [7]. Roger Cohen trong bài ‘Kerrey’s
Vietnam Dilemma’ trên New York Times cũng châm biếm khi khuyên Kerrey không nên
từ chức nhưng chua thêm rằng ông ta cần trả lại Huân chương Danh dự,
(huân chương ông ta được trao tặng vì thành tích tiêu diệt “Việt cộng”),
và xúc tiến việc thành lập học bổng Bùi Văn Vát, tên nạn nhân mà ông ta đã tham
gia cắt cổ ở Thạnh Phong [6]. Cựu binh Chuck Searcy đơn giản viết rằng: “Kerrey
phải rút khỏi vị trí này”. Các cựu chiến binh thuộc Trung tâm Tài nguyên Hòa
bình và Công lý bày tỏ: “Với tư cách là những người Mỹ, chúng tôi không ủng hộ
vị trí đứng đầu một trường đại học của Hoa kỳ tài trợ ở Việt nam của thượng
nghị sỹ Kerrey” [7]. Nhà văn việt kiều Nguyễn Thanh Việt, người đoạt giải
Pulitzer về văn chương, trong một bài báo trên tờ New York Times ngày
20/6/2016, cũng gọi vụ bổ nhiệm này là một “thất bại trong suy tưởng về đạo
đức” [7].
Quan
sát kỹ thì thấy, đa số người Mỹ quan tâm đến vụ việc này không ủng hộ bổ nhiệm,
chỉ trừ mấy vị người nhà của FUV như Vallely hay Wilkinson. Việc một đám đông
ồn ào ở Việt nam coi việc bổ nhiệm Kerrey là sự tha thứ cho thấy khoảng cách
rất lớn về năng lực tư duy đạo đức giữa giới học giả/trí thức Việt nam với các
học giả/trí thức Hoa kỳ. May mắn thay, đó chỉ là bề nổi, bởi tôi được biết rất
nhiều người không ủng hộ Kerrey nhưng ngần ngại không muốn lên tiếng vì nhiều
lý do. Tính đến ngày 15/7/2016, trong nhóm nghiên cứu sinh và tiến sỹ kinh
tế-quản lý mà tôi quen biết, tỷ lệ chống/ủng hộ việc bổ nhiệm Kerrey là 9/3.
Trong
số những người gốc Việt, không tính đến những người mà lợi ích của họ gắn chặt
với FUV, nhiều người kích động công chúng ủng hộ Kerrey vì mục tiêu chính trị
chứ không thực sự quan tâm đến giáo dục. Nhiều người suy nghĩ đơn giản rằng
phải làm vừa lòng người Mỹ bằng mọi giá để Mỹ giúp Việt nam chống Trung Quốc.
Họ không biết rằng, nếu để Kerrey ở lại Hoa kỳ tiếp tục vận động quân sự
Việt-Mỹ thì thậm chí hiệu quả chống Trung Quốc có thể còn cao hơn mà không làm
tổn thương đến ai. Một số khác nghĩ rằng người Mỹ làm gì cũng đúng, Việt nam
làm gì cũng sai. Phải ủng hộ Mỹ bằng mọi giá bởi đây là tính toán kỹ lưỡng của
chính phủ Mỹ. Và nếu như có ai đó nói rằng việc bổ nhiệm này chỉ là một quyết
định cẩu thả và hợm hĩnh của một cá nhân, thì họ nhất định không tin. Một số
rất đông nữa, đặc biệt trong nhóm Việt kiều, thậm chí không muốn nhìn thấy bất
kỳ sự thành công nào của chính quyền Việt nam hiện nay, và mong cái thể chế này
sụp đổ càng nhanh càng tốt, không cần biết và không có khả năng tính toán các
hậu quả về kinh tế, xã hội sau đó sẽ ra sao. Họ ghét tất cả những người đã và
đang bảo vệ chế độ này như công an, bộ đội hay “lính Việt cộng” trước đây. Họ
cố gắng biện bạch bằng những câu văn hoa mỹ nhất, những triết lý cao cả nhất,
những câu chuyện cảm động nhất, để che dấu việc họ thích Kerrey vì ông này từng
đi lính để tiêu diệt “Việt cộng”.
Nhân cách của Bob Kerrey
Một
số người cho rằng Kerrey can đảm, thậm chí là anh hùng khi dám đối diện với sự
thật ở Việt nam. Trên thực tế, chỉ nên sử dụng từ “Can đảm” với những người ở
trạng thái tâm lý bình thường, khi thực hiện những hành động phi thường. Các
tài liệu Tâm lý học Tội phạm đã chỉ ra sau khi đã phạm những tội ác quá khủng
khiếp như thảm sát, tội phạm thường bị sang chấn tâm lý nặng nề. Hành vi của họ
bị dẫn dắt bởi những phức cảm hoàn toàn khác với người bình thường. Mỗi tội
phạm có thể có phản ứng khác nhau để cố gắng lấy lại cân bằng tâm lý: có kẻ
tránh xa nơi mình đã gây ra tội ác, có kẻ quanh quẩn bên cạnh xác chết, có kẻ
lại lảng vảng gần đó nghe ngóng tình hình. Bob Kerrey cũng từng tâm sự rằng bản
thân ông ta bị ám ảnh trầm trọng trong hơn 30 năm qua. Khái niệm “Can đảm” hoàn
toàn không phù hợp đối với những trường hợp bị sang chấn tâm thần quá nặng như
ông ta.
Đã
có những bằng chứng chỉ ra rằng Kerrey không thành thật, chẳng hạn như 30 năm
sau khi gây tội ác, ông ta vẫn hoàn toàn im lặng và chỉ thú tội sau khi New
York Times và CBS News công bố loạt bài điều tra về vụ thảm sát này. Câu chuyện
của ông đã bị chính đồng đội là Klann bóc mẽ là khai láo và sự thật tàn bạo
được mô tả toàn toàn khớp với những nhân chứng từ phía Việt nam kể lại với nhà
báo CBS [8] [9]. 94% giảng viên của trường New School
đã bỏ phiếu bất tín cũng là một chỉ dấu quan trọng về nhân cách của Kerrey. Ở
đại học này, ông không dùng tiền đầu tư cho giáo dục mà chủ yếu cho các hoạt
động phi giáo dục [10]. Kerrey khai láo đã tiêu diệt 21 Việt cộng để được nhận
huân chương của Hoa kỳ trong khi trên thực tế là giết hại thường dân, bao gồm
phụ nữ và trẻ em [1]. Ông ta chưa từng về thắp hương cho các nạn nhân mình đã
giết hại ở Thạnh Phong [7], không hề chủ động xin lỗi người dân Việt nam về tội
lỗi của mình và chỉ gửi thư xin lỗi gửi Zing sau khi có phóng viên Việt nam hỏi
về sự kiện này [12]. Ngoài ra, cần lưu ý rằng Kerrey là một chính trị gia lão
luyện, từng là nghị sỹ quốc hội Mỹ, cho nên việc lấy nước mắt của công chúng
không phải là điều khó. Kerrey đã hoàn toàn im lặng suốt hơn 30 sau thảm sát
Thạnh Phong, kiếm sống và đạt được đỉnh cao danh vọng là thống đốc và thượng
nghị sỹ bang Nebraska
nhờ tấm Huân Chương Danh Dự có được do thành tích tiêu diệt “Việt cộng”. Mặc dù
là anh hùng của Hoa kỳ và là ngôi sao đang lên của đảng Dân chủ Mỹ, Kerrey đột
ngột phải từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2001, khi báo chí Mỹ bắt đầu phanh
phui tội ác của ông ta ở Thạnh phong, và bởi người dân Mỹ cũng không chấp nhận
được hành vi giết dân thường [13]. Nếu Kerrey không thất bại trong cuộc bầu cử
để quay lại thượng viện Hoa kỳ năm 2012 hoặc không bị buộc phải từ chức ở
trường New School năm 2010, thì cũng không có
chuyện ông ta sẽ sang Việt nam làm chủ tịch FUV khi đã khá già, 73 tuổi. Do
vậy, không nên cường điệu về sự sám hối và mong muốn chuộc lỗi của ông ta.
Các
trường đại học nói chung không có chức năng điều trị tâm thần hoặc tạo cơ hội
sám hối cho các tội phạm, ngoại trừ một số trường giáo dưỡng, phục hồi nhân
phẩm đặc biệt dành riêng cho các đối tượng này. Thế nên cho rằng cần phải cho
một kẻ có lý lịch đẫm máu như Kerrey đứng đầu một trường đại học là đòi hỏi sai
chức năng. Không phải cứ làm việc ở môi trường giáo dục là trở thành nhà giáo dục.
Đặc biệt là với những nhân vật chính trị sành sỏi lõi đời, lợi ích chính trị
thường được đặt cao hơn là lợi ích giáo dục. Nếu ông ta thật sự có lương tâm
của một nhà giáo dục, ông ta đã hiểu ngay bản thân mình không xứng đáng, và từ
chối chức chủ tịch FUV ngay từ đầu.
Một câu chuyện không có tính giáo dục
Nhiều
người cổ vũ ổn ào rằng bổ nhiệm Kerrey thể hiện lòng nhân ái cao cả, thậm chí
còn so sánh với hành vi của Đức Phật, là do không hiểu hoặc cố tình không hiểu
những nguyên tắc cốt lõi của giáo dục, hoặc vì mục tiêu chính trị.
Ngoài
trang bị kiến thức, trường đại học là nơi giáo dục công dân về những giá trị
đạo đức cơ bản nhất: tự do, công bằng, nhân quyền, nghĩa vụ của công dân đối
với tổ quốc.v.v…Môi trường giáo dục đòi hỏi sự “thanh khiết” hơn các môi trường
khác. Chính vì vậy, đa số các trường đại học ở Hoa kỳ cấm giảng viên có quan hệ
yêu đương với sinh viên mình đang dạy hoặc đang hướng dẫn, cho dù cả hai đều
độc thân, để đảm bảo sự công bằng đối với các sinh viên khác. Có những giảng viên
phương tây mất việc chỉ vì sơ ý xem phim cấp III sau giờ lên lớp, mặc dù xem
những phim đó là hành vi bình thường của người trưởng thành [24]. Lawrence
Summers, hiệu trưởng ĐH Harvard, và Tim Hurt, chủ nhân giải Nobel, đều bị mất
chức chỉ vì có ý xúc phạm phụ nữ.
Ngoài
xã hội có thể tồn tại nhiều nghịch lý để sinh viên tranh luận. Nhưng trong
khuôn viên trường đại học, các thầy cô và các nhà giáo dục phải luôn nỗ lực tạo
dựng hình ảnh đáng trân trọng nhất trong mắt sinh viên. Đặc biệt trong bối cảnh
Việt nam, rất nhiều nhà giáo sau một thời gian giảng dạy đã tham gia vào hội
đồng quản trị (HĐQT) cho nên sinh viên không phân biệt được giữa HĐQG và hội
đồng giảng viên, và gọi tất cả là người thầy, người cô. Sẽ thật nực cười khi cứ
phải cố gắng giải thích cho sinh viên: “Ông Kerrey không giảng dạy đâu cho nên
ông ấy không cần phải có lý lịch trong sạch, đạo đức tốt như các giảng viên”. Ở
Việt nam xưa nay hình ảnh chủ tịch HĐTT (tương đương với HĐQT) quan trọng hơn ở
Hoa kỳ, bởi xuất hiện trước công chúng nhiều hơn.
Một
số người biện bạch rằng một số vị trong HĐQT của các đại học tư ở Việt nam cũng
bị nhiều điều tiếng về tham nhũng, gian lận tài chính. Tuy nhiên, tất cả các
tội đó nhẹ hơn rất nhiều so với tội giết dân thường của Kerrey. Về nguyên tắc,
tất cả những người giữ vị trí cao trong trường đại học đều phải nỗ lực giữ gìn
lý lịch trọng sạch và đạo đức tốt, bất kể có giảng dạy hay không. Huống chi
Kerrey là người nước ngoài, lại từng là “giặc ngoại xâm”, nghĩa là thuộc về một
nhóm đối tượng hoàn toàn khác, không thể so sánh với người Việt.
Ngay
cả các giáo sư Mỹ, những người rất am hiểu về môi trường giáo dục Hoa kỳ và
chức danh chủ tịch HĐTT cũng thấy phi lý cho nên họ đồng loạt chống việc bổ
nhiệm. Đa số các nhà báo, nhà văn, cựu chiến binh Mỹ quan tâm đến vụ này cũng
thể hiện sự bất bình. (Chỉ có một vài vị “người nhà” của FUV và những người như
ông N.M.H, một nhân vốn hăng say với các hoạt động chính trị đối lập chống
chính quyền Việt nam là ủng hộ.)
Bổ
nhiệm Kerrey là một câu chuyện không có tính giáo dục, bởi gây ra tranh cãi gay
gắt, tổn thương cộng đồng, và không phản ánh sự đồng thuận và lương tâm chung
của các nhà giáo dục về một vấn đề đạo đức. Những câu chuyện có tính giáo dục
phải đạt được sự đồng thuận cao của đại đa số các nhà giáo dục, bởi lẽ đó là
những câu chuyện định hướng cho sinh viên về Phải-Trái-Đúng-Sai, để giúp họ
hình thành nhân cách. Nếu một câu chuyện khiến cho chính các nhà giáo dục bị
chia rẽ, tranh cãi kịch liệt, mỗi người cố gắng nhồi nhét vào đầu sinh viên
những quan điểm của mình, thì sinh viên, với năng lực tư duy còn non nớt sẽ
hoang mang, không biết ngả theo hướng nào, và do vậy không thể gọi là có tính
giáo dục.
(Không
nên nhầm lẫn một câu chuyện mang tính giáo dục (đạo đức) với một câu chuyện
lịch sử, bởi lẽ một câu chuyện lịch sử có thể đồng thời bàn về “công” và
“tội” của một nhân vật lịch sử nào đó. Kerrey không đủ tầm để trở thành một
nhân vật lịch sử, do ông ta là một nhân vật đương đại, và liên quan đến
công-tội, ông ta chỉ là một cựu binh bình thường, được người Việt biết đến với
tư cách là một kẻ sát nhân được tha nhưng không có công lao to lớn nào đó đáng
để ghi vào sử sách. Dự án FUV cũng quá nhỏ và không phải là thứ ngành giáo dục
Việt nam thật sự cần. (Xem thêm bài ‘Sự thật về đại học Fulbright’ [4])
Học
sinh, sinh viên các nước phát triển thường được tổ chức đi thăm các trại tập
trung, các bảo tàng chiến tranh để hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh, để
tôn trọng các nạn nhân vì chiến tranh, và để sẵn sàng cầm súng bảo vệ tổ quốc
và người thân bất kỳ lúc nào. Tha thứ không có nghĩa là được phép đánh đồng
những người lính chiến đấu vì tổ quốc với “quân thù”. Hoa kỳ hay các quốc gia
văn minh khác cũng có cùng quan điểm như vậy. Kerrey được thưởng Huân chương
Danh dự, được tôn vinh ở Mỹ thì thành tích tiêu diệt “Việt cộng” và đến bây giờ
các website của chính phủ Hoa kỳ, của lực lượng hải quân SEAL vẫn tôn vinh huân
chương của ông ta. Đương nhiên Hoa kỳ không coi “lính Việt cộng” là đồng nghiệp
với Kerrey, bởi không ai tôn vinh kẻ giết đồng nghiệp. Do vậy, người Việt cũng
cần ghi nhớ Kerrey là cựu thù, đã từng giết người Việt. Đặc biệt hơn nữa,
Kerrey từng dính dáng đến giết hại dân thường, là tội ác mà nhân dân thế giới
đều ghê tởm.
Trong
bối cảnh một cuộc chiến tranh trên biển đông đã cận kề, học sinh sinh viên Việt
nam là những đối tượng đầu tiên cần được giáo dục về lòng yêu nước, về nghĩa vụ
bảo vệ tổ quốc, để có thể nhập ngũ bất kỳ lúc nào. Họ cần được giáo dục để tư
duy công bằng về tội ác của “giặc ngoại xâm”, cho dù là Mỹ, Nhật, Pháp, hay
Trung Quốc. Họ cần được giáo dục về “nhân quyền” của những nạn nhân đã qua đời
vì chiến tranh. Tôn vinh “giặc ngoại xâm” là không tôn trọng những người đã
chết và làm nản lòng những quân nhân tương lai. Các nhà văn, nhà báo Mỹ, cựu
chiến binh Mỹ rất nhạy cảm với vấn đề nhân quyền của nạn nhân, cho nên cũng
đồng loạt đòi dựng đài tưởng niệm các nạn nhân Thạnh Phong trong khuôn viên
FUV, đòi lập quỹ học bổng Bùi Văn Vát (tên một thường dân bị Kerrey và đồng đội
cắt cổ), nếu ông ta cứ đòi làm chủ tịch FUV [7].
Thật
ra cũng không có gì ngạc nhiên khi ý kiến của nhiều người Việt nam ngược lại
với ý kiến của người Mỹ. Giáo dục công dân và giáo dục triết học đạo đức ở Việt
nam xưa nay vốn yếu kém cho nên khá đông công chúng ủng hộ là những người không
hiểu ý nghĩa cao quý của giáo dục hoặc không có khả năng tư duy đạo đức. Cộng
thêm sự thiếu hiểu biết về giáo dục đẳng cấp quốc tế. Ngay đến một vài vị giáo
sư, nhân sỹ trí thức cũng thoải mái cho rằng FUV có thể tôn vinh Kerrey ở sảnh
đường với dòng ghi nhận rằng ông đã từng tàn sát hơn 20 người Việt và giờ đây
lại nỗ lực xây dựng trường, hoặc cho rằng việc Kerrey thừa nhận vụ thảm sát là
sự sám hối vỹ đại. Đạo đức là một môn học thuộc lĩnh vực triết học. Và đối với
triết học thì có vô số người dù làm nghề gì, thành công đến đâu đi chăng nữa
cũng không bao giờ đủ năng lực để tư duy. Những vị giáo sư, nhân sỹ, trí thức
này có lẽ không bao giờ hiểu được sự phẫn nộ của một quan chức châu Âu (như TS
Phương Mai đã nêu): "Tiên sư bọn Mỹ kiêu ngạo, giết bố mẹ người ta xong
bây giờ lại đòi dạy con cái người ta thành người" [28].
Những ngụy biện cho việc bắn súng vào quá khứ
Nhiều
người cố gắng biện bạch cho việc bổ nhiệm Kerrey bằng cách đánh đồng lợi ích
nhóm của FUV với lợi ích của toàn xã hội, phóng đại công lao của Kerrey đối với
FUV, tô vẽ hình ảnh Kerrey như thể một nhân cách đầy quả cảm, phóng đại vai trò
của FUV đối với nền giáo dục nước nhà, và gán ghép Kerrey với tổng thống Obama.
Đáng buồn là trong số này có cả một số học giả Việt nam, đôi khi vì lợi ích cá
nhân.
Không
có Kerrey thì không có FUV? Người
Việt ghi nhận những đóng góp của ông Kerrey trong việc chấm dứt đạo luật thù
địch với Việt nam, bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, và ủng hộ đàm phán BTA
[14]. Nhưng điều đó cũng nói lên rằng ông ta có thể giúp đỡ Việt nam bằng nhiều
cách khác, thay vì giáo dục. Người Việt cũng ghi nhận nỗ lực gây quỹ để thành
lập FUV của ông ta, đồng thời cũng cần phải ghi nhận công sức của rất nhiều
người từ cả hai quốc gia trong việc hình thành nên FUV, mà trước tiên cần phải
kể đến là quyền lực và sự sáng suốt của hơn 100 nghị sỹ Mỹ đã phê chuẩn nghị
quyết tài trợ cho FUV. Tuy nhiên, đem công lao cùng lý lịch đẫm máu của Kerrey
ra đòi làm chủ tịch FUV thì chẳng khác nào một lời đề nghị khiếm nhã. Tương tự
như một thanh niên bất hảo nhắc đến bữa tiệc đã mời một cô gái nghèo để đòi
cưới cô ta, mặc dù trong bữa tiệc đó anh ta không phải là người chủ chi, mà chỉ
là một người đi quyên tiền. Nặng hơn thì có thể coi đó là một cái bẫy.
Lợi
ích FUV đồng nghĩa với lợi ích của toàn xã hội? Hệ thống giáo dục của Hoa kỳ với gần 4000 trường đại
học và cao đẳng phát triển rất mạnh và nổi tiếng thế giới về chất lượng đào
tạo. Tất cả các trường này đều cần có người gây quỹ giỏi. Bởi vậy, việc tìm
kiếm người gây quỹ giỏi và nhiệt tình với FUV như Kerrey là khó nhưng không
phải là bất khả. Thậm chí tôi không chắc, lợi thế về gây quỹ của Kerrey có bù
đắp được bất lợi vì scandal ầm ỹ này hay không, bởi những người không ưa FUV đã
có một thêm một lý do quan trọng để tấn công trường này. Năm nay ông Kerrey đã
73 tuổi với thương tật ở chân. Nếu giữ chức Chủ tịch FUV, ông ta cũng chỉ có
thể đi gây quỹ được vài năm nữa. Không lẽ sau khi Kerrey nghỉ thì FUV cũng đóng
cửa?
Những
người phản đối Kerrey phải đề xuất người thay thế ông ta cho FUV? FUV dù sao cũng chỉ là một trường đại học trong số
hơn 450 trường đại học và cao đẳng ở Việt nam. Lợi ích của FUV không song trùng
với lợi ích của toàn xã hội. Số tiền đầu tư ban đầu 20 triệu USD cho FUV là khá
nhỏ so với các trường đại học khác, chẳng hạn như Đại học Việt Nhật, 365 triệu
USD và Đại học Việt Đức, 180 triệu USD [15][16]. Thậm chí số tiền đầu tư cho
FUV trung bình chỉ 5 triệu USD/năm cho giai đoạn 2016-2030, còn nhỏ hơn số tiền
mà ngân sách nhà nước Việt nam chi cho mỗi đại học thành viên của ĐHQG Hà nội,
khoảng gần 6 triệu USD/năm [2][3]. FUV không phải là đại học mà ngành giáo dục
Việt nam thật sự cần (Xem thêm bài Sự thật về Đại học Fulbright [4]). Những khó
khăn của FUV trong việc tìm kiếm người thay thế Kerrey là việc riêng họ phải tự
giải quyết, nhưng không thể đặt lợi ích nhóm của FUV cao hơn lợi ích của xã hội
và làm ngơ trước một nhân vật phá hoại cộng đồng. Những người phản đối không có
nghĩa vụ phải tìm kiếm người thay thế Kerrey, cũng giống như không ai có nghĩa
vụ phải tìm kiếm người thay thế Văn Quyến khi anh này phải vào tù vì vi phạm
nghiêm trọng đạo đức xã hội, cho dù vụ đó là một tổn thất nặng nề cho nền bóng
đá Việt nam.
Bob
Kerrey được sự hậu thuẫn của tổng thống Obama? Một số người cho rằng lựa chọn ông Kerrey là sự cân nhắc kỹ càng của
tổng thống Obama hoặc một phép thử của chính phủ Mỹ đối với Việt nam. Giống như
bà Tôn Nữ Thị Ninh[11], tôi không tin ông Obama đồng ý bổ nhiệm một người chắc
chắn sẽ gây tranh cãi bởi lý lịch đẫm máu ở Việt nam. Ông ta có rất nhiều việc
để quan tâm hơn là cái trường đại học ở nước ngoài với số tiền đầu tư quá nhỏ
này. (Một nguồn tin đồn cho biết đây chỉ là một quyết định bất cẩn và ngạo mạn
của một người khác). Mặt khác, sai lầm trong đối ngoại cũng là hết sức bình
thường. Chính Obama cũng từng thú nhận, sai lầm lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng
thống của ông (hẳn là còn có những sai lầm khác nữa) là đã không chuẩn bị kế
hoạch hậu chiến cho Libya,
dẫn đến sự bất ổn ở quốc gia này [17].
Bob
Kerrey cũng giống như đại sứ Peterson và John Kerry? Sự khác biệt rất lớn giữa Kerrey và hai ông kia là ở
chỗ không hề có bằng chứng về việc hai ông đó đã từng giết người, đặc biệt là
sát hại dân thường. Bằng chứng hết sức quan trọng, bởi nếu ai đó muốn tẩy chay
chức đại sứ của Peterson thì cũng phải đưa ra được bằng chứng đủ thuyết phục, chứ
không thể nói chung chung, ông ta đã từng lái máy bay ném bom.
Bob
Kerrey chỉ là người lính phục tùng thượng cấp? Có nhà văn so sánh việc giết người của Kerrey tương
đương với việc một người lính Việt nấp trong dân, trong khi lờ đi sự khác biệt
vô cùng lớn giữa họ: một bên là “quân thù” còn bên kia là “quân ta”; một bên
thực sự giết dân còn bên kia mới chỉ lôi kéo dân vào chốn nguy hiểm, và nếu dân
không đồng ý thì cũng không thể lôi kéo được. Có vị học giả biện bạch rằng
trong chiến tranh, giết dân thường là theo lệnh của cấp trên, lính phải phục
tùng, trong khi cố tình quên rằng nhân dân toàn thế giới đều ghê tởm việc giết
dân thường. Thế nên các học giả, nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh Mỹ mới ầm ầm
tố cáo Kerrey. Ông ta không bị truy cứu hình sự ở Mỹ bởi quốc gia này có luật
miễn trừ hình sự đối với quân nhân. Và mặc dù bọn phát xít cũng chỉ hành động
theo lệnh của thượng cấp, chúng vẫn bị truy nã suốt đời để đưa ra xét xử ở tòa
án chiến tranh.
Vụ
Bob Kerrey tương tự như vụ tướng McArThur? Có vị doanh nhân đem việc dân Nhật yêu mến tướng McArThur của Mỹ khi
ông này về nước, để ngụy biện cho việc bổ nhiệm Kerrey. Trên thực tế năm 1945,
Nhật đầu hàng đồng minh, bắt buộc phải chấp nhận tướng McArThur đại diện cho
chính phủ Mỹ cai quản nước Nhật, mà không được quyền lựa chọn.. Trên thực tế,
nếu được quyền tự quyết, không quốc gia nào trên thế giới chấp nhận để cho
người nước ngoài làm nguyên thủ quốc gia nước mình. Việc bịa đặt McArthur chỉ
đạo ném bom nguyên tử xuống Nhật bản thật đáng xấu hổ, bởi ông chính là người
phản đối việc ném bom này [27]. Mặt khác McArThur khi ấy đại diện cho chính phủ
Mỹ có quyền lực rất lớn trên toàn nước Nhật, trong khi Bob Kerrey chỉ có quyền
lực rất hạn chế và số tiền đầu tư vào FUV cũng khá nhỏ, và có nhiều lựa chọn
khác thay ông ta. Thật ra, luôn luôn có sự khác biệt rất lớn về đãi ngộ giữa vị
tướng (đại diện cho quốc gia) và những người lính bình thường, cho nên mới có
câu “nhất tướng công thành, vạn cốt khô”. Ngoài ra, việc lưu luyến
McArthur khi ông này về nước có thể chỉ là biểu hiện của một nhóm nhỏ chứ không
phải hành vi phổ biến của toàn xã hội. McArthur là nhân vật lịch sử chứ Kerrey
thì không đủ tầm bởi chỉ là lính thường và FUV quá nhỏ. Người dân Nhật bản cũng
quyết liệt phản đối những tội ác của lính Mỹ, chẳng hạn hàng chục nghìn người
biểu tình phản đối lính Mỹ giết người, cưỡng bức phụ nữ, chứ không phải luôn
hoan nghênh người Mỹ [18].
Ông
cha ta từng thờ Sầm Nghi Đống? Theo
Việt nam Lược sử của Trần Trọng Kim, đền thờ này do vua Quang Trung cho phép
các hoa kiều xây dựng để giữ gìn bang giao hòa hiếu với Trung hoa. Hẳn nhiên, ở
đây còn có ý nghĩa tâm linh, không muốn hồn ma “giặc ngoại xâm” quấy phá. Việc
Sầm Nghi Đống có riêng một đền thờ trong khi hàng nghìn quân Thanh phải chôn
chung ở gò Đống đa càng khẳng định câu:” Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, và
càng cho thấy Kerrey không đủ tầm để người Việt phải bận tâm.
Tội
lỗi của Kerrey liên quan đến Việt nam Cộng hòa chứ không phải nước Việt nam
ngày nay? Nếu lý luận như vậy thì
lịch sử Việt nam sẽ phải xé đi toàn bộ các trang liên quan đến Nam Việt nam từ
1954 đến 1975, bao gồm cả sự kiện Trung Quốc chiếm Hoàng sa, năm 1974.
Kerrey
chống lưng cho Obama dỡ cấm vận vũ khí đối với Việt nam? Một số người dựa trên một bài bình luận ngày 23/5/2016
trên New York Times do John Kerry, John McCain, và Bob Kerrey để nói rằng
Kerrey ủng hộ cho Obama dỡ cấm vận vũ khí đối với Việt nam [19]. Bài báo đó
thật ra chỉ đáng coi như một sự lấp liếm để chữa cháy, sau khi những tội ác của
ông ta đã bị phanh phui ở Việt nam. Hơn nữa, điều ấy càng chứng tỏ, Kerrey có
thể tiếp tục đóng góp trong lĩnh vực bình thường hóa quan hệ Viêt-Mỹ thay vì
giáo dục, một lĩnh vực mà ông ta không xứng đáng.
Nhiều
cựu chiến binh Việt nam sẵn sàng tha thứ cho Kerrey? Cựu chiến binh có thể tha thứ và ủng hộ ông ta làm
công việc gì đó liên quan đến hợp tác quân sự. Nhưng họ không chắc đã am hiểu
về ý nghĩa cao quý của giáo dục và hệ thống trường đại học ở Hoa kỳ. Họ nên tự
hỏi tại sao hầu hết các cựu chiến binh Mỹ quan tâm tới vụ này đều phản đối việc
bổ nhiệm, chỉ trừ mấy vị “người nhà” của FUV như Vallely. Chưa kể, họ không
phải chịu trách nhiệm về sự phát triển của nền giáo dục nước, và không có
chuyên môn giáo dục đại học, đặc biệt là giáo dục đẳng cấp quốc tế để đánh giá
vấn đề. Cho phép Kerrey làm chủ tịch FUV hay không thuộc về trách nhiệm của
ngành giáo dục chứ không phải việc của các cựu chiến binh.
Tỷ
lệ người ủng hộ Kerrey làm chủ tịch cao hơn tỷ lệ người chống đối? Số đông không nhất thiết phản ánh chân lý. Chẳng hạn,
đảng quốc xã của Hitler lên nắm quyền ở Đức năm 1932 là do bầu cử dân chủ.
Lịch sử đã chứng minh đa số công dân Đức đã mắc sai lầm khủng khiếp như
thế nào. Quan trọng hơn cả, vụ Kerrey tương đối phức tạp giống như lựa chọn một
chính sách kinh tế hay giáo dục, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về giáo
dục để đánh giá vấn đề, cho nên không phải là việc để công chúng bình bầu. Đặc
biệt trong bối cảnh còn khá ít báo chí ở Việt nam được đăng tin tức trái chiều
về vụ này, số lượng những người công khai ủng hộ ông ta không nói lên điều gì.
Chỉ có vài nghìn người bình chọn là con số quá nhỏ so với 90 triệu người Việt.
Hơn nữa các nhóm và cá nhân hoạt động chính trị rất dễ kiếm kỹ sư IT để thay
đổi kết quả bình chọn trên các mạng đó theo cách có lợi cho họ.
Hội
đồng quản trị của nhiều trường tư thục ở Việt nam đánh nhau tưng bừng, bị tố
cáo gian lận, nhưng vẫn tại vị? Chính
thái độ của cộng đồng đã lý giải điều này. Lý lịch đẫm máu và mác “giặc ngoại
xâm” ông ta đã gây ra cuộc tranh cãi gay gắt bởi chúng thực sự là vấn đề nhạy
cảm, trong khi không mấy ai quan tâm đến các đại học tư khác. Báo chí Mỹ và các
học giả Mỹ cũng không để ý đến HĐQT ở các đại học kia nhưng lại chĩa mũi dùi
vào Kerrey.
Người
dân có muốn có FUV hay không mà đòi đuổi Kerrey? Câu hỏi này cũng tương tự như: “Người dân không muốn
Việt nam có những tòa nhà cao ốc hay sao mà lại tố cáo những kẻ ăn cắp nguyên
vật liệu, và những kẻ thiết kế cẩu thả?” Không có Kerrey thì FUV vẫn phải kiếm
được người khác làm chủ tịch chứ không đóng cửa. Ngoài ra, nhiều sự thật về FUV
có thể đọc thêm trong bài Sự thật về Đại học Fulbright [4].
Chỉ
các thân nhân của nạn nhân mới có thẩm quyền được phán xét Kerrey? Nếu nói vậy thì hàng chục nghìn người Nhật đi biểu
tình tẩy chay lính Mỹ giết người, hãm hiếp phụ nữ ở Okinawa,
đòi sửa luật pháp làm gì? Các nạn nhân đâu có liên quan gì đến họ, vậy mà họ
vẫn đi biểu tình [18]. Người Việt cũng không quyền đòi quyền lợi cho các nạn
nhân chất độc màu da cam.
Nếu
ông Bob Kerrey từng chạy đua vào Nhà Trắng thắng cử năm 1992 không lẽ Việt nam
không bình thường hóa được hay sao?
Thực tế cho thấy nhân dân Mỹ cũng không chấp nhận được việc thảm sát dân
thường. Đó là lý do Kerrey phải bỏ dở sự nghiệp chính trị để quay sang làm giáo
dục vào năm 2001 sau khi báo chí Mỹ phanh phui vụ việc này. Và năm 2012, nghĩa
là hơn 10 năm sau, hi vọng tình hình im ắng ông ta cố gắng quay lại
thượng viện Nebraska
nhưng vẫn thất cử. Không ngoại trừ khả năng đang là tổng thống mà bị phanh phui
tội ác, ông ta cũng sẽ phải từ chức ngay lập tức.
Bob
Kerrey từng là thượng nghị sỹ và ứng cử viên tổng thống Hoa kỳ: Chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Obama tới
Arhentina cũng gây ra phản ứng dữ dội, cho dù ông không phải là người trực tiếp
ra lệnh gây ra tội ác trên đất nước này, mà là những tổng thống khác [18].
Bob
Kerrey từng đóng vai trò to lớn trong vận động thành lập quỹ VEF và trong việc
thành lập Chương trình Kinh tê Fulbright (FETP): Có 6 thượng nghị sỹ Mỹ tham gia việc vận động này.
Việc FUV cố gắng thổi phồng vai trò của ông ta, trong khi bỏ qua vai trò của 5
người kia chỉ thể hiện sự dối trá, lươn lẹo của dân chính trị. (Nên nhớ, tất cả
những người Việt và Mỹ chủ chốt ở FUV lên tiếng bênh vực Kerrey đều được đào
tạo chính sách công (một ngành chính trị) hoặc làm việc ở trường chính trị
Kennedy, ĐH Harvard).
Tội
ác của Bob Kerrey xảy ra đã quá lâu? Năm
2001, nghĩa là hơn 30 năm sau khi gây ra tội ác, Bob Kerrey mới bị báo chí Mỹ
phanh phui việc dính dáng đến thảm sát dân thường ở Việt nam, và phải rời bỏ
đỉnh cao chính trị để xoay sang làm giáo dục, bởi dân Mỹ cũng ghê tởm những tội
ác như vậy. Năm 2012, một nguyên nhân quan trọng khiến Kerrey thất bại trong nỗ
lực quay lại thượng viện Nebraska
là do báo chí Mỹ tiếp tục mổ xẻ tội ác của ông ta. Đến tận ngày hôm nay, đa số
người Mỹ quan tâm đến vụ này đều phản đối Kerrey, vậy thì tại sao người Việt
lại cho là quá lâu? Những tội ác như thảm sát dân thường là dạng tội ác chiến
tranh, có thời hiệu suốt đời. Cho dù Kerrey chưa bị tòa án nào chính thức kết
tội, nhưng chính ông ta đã nhận tội. Vì sao người Việt lại để cho một nhân vật
có nghi vấn kinh khủng như vậy giữ một vị trí trang trọng ở một trường đại học
trên đất Việt nam?
Bổ nhiệm Kerrey, lợi bất cập hại
Cái
lợi khi cho phép bổ nhiệm Kerrey là vài triệu đô la cho FUV mà một ông già tàn
tật 73 tuổi có thể đi gây quỹ trong vài năm nữa (một số tiền quá nhỏ so với tầm
cỡ quốc gia), trong khi hoàn toàn có thể kiếm được người khác thay thế mà số
tiền FUV thu được chưa chắc đã ít hơn. Hơn nữa xin nhắc lại, FUV chỉ là một đề
án giáo dục khá nhỏ, do một nhóm chính trị gia bảo trợ và thao túng chứ không
phải các nhà giáo dục-nhà khoa học, tương lai còn mờ mịt, và không phải là thứ
Việt nam thật sự cần: một trường đại học nghiên cứu chất lượng cao (Xem thêm
bài Sự thật về Đại học Fulbright) [4].
Nhưng cái hại thì to lớn hơn nhiều. Ông ta làm chủ tịch FUV thì sẽ không có thời gian để tham gia các hoạt động vận động hòa bình khác, chẳng hạn như tiếp tục vận động cho phép bán vũ khí cho VN, thúc đẩy ngoại giao hợp tác Việt Mỹ trên nhiều lĩnh vực, hoặc các hoạt động hỗ trợ thương mại Việt-Mỹ, chẳng hạn loại bỏ các điều luật cấm đoán hoặc đánh thuế cao đối với các sản phẩm của VN nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Những hoạt động ấy có thể làm lợi nhiều chục triệu đến hàng trăm triệu USD cho VN. Thêm vào đó, một quốc gia văn minh không thể chấp nhận để cho ông ta phá hoại cộng đồng: chia rẽ cộng đồng và xúc phạm một bộ phận của dân tộc. Việc bổ nhiệm này còn tạo ra một tiền lệ xấu giúp cho các phần tử bất hảo tràn vào môi trường giáo dục làm những điều ngạo ngược trong tương lai. Ngoài ra, xin trích lời giáo sư P.H.H: “Nếu chúng ta chỉ vì cái lợi trước mắt, thì còn ai dám cầm súng bảo vệ tổ quốc khi họ nghĩ rằng vài chục năm sau cái chết của họ sẽ vô nghĩa khi những kẻ xâm lược dã man chỉ cần tỏ ra hối cải là lập tức được ca ngợi tôn vinh? Khép lại quá khứ khác với Chà đạp quá khứ”[20].
Phải cương quyết với Bob Kerrey
Quyết
định số 70/2014/QĐ-TTg, về ‘Ban hành Điều lệ Trường Đại học’ nêu rõ: chủ tịch
và thành viên của hội đồng quản trị của trường đại học sẽ bị miễn nhiệm nếu
đang chấp hành bản án của tòa án. Tuy nhiên, theo thông lệ xử lý thủ tục hành
chính ở nước ta, nếu một hội đồng quản trị (tên gọi khác của HĐTT) có thành
viên đã công khai nhận tội hình sự và có nhân chứng hoặc vật chứng, thì cho dù
chưa bị khởi tố tôi tin rằng Bộ Giáo Dục sẽ không vội vàng cấp giấy công nhận
hội đồng đó, mà chờ đợi khởi tố và phán quyết của tòa án.
Đã
có nhân chứng tố cáo Bob Kerrey ra lệnh và hỗ trợ giết hại dân thường, trên tờ
New York Times [8]. Ông ta cũng có tên trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh,
bị chính phủ Việt nam kết tội là phạm vào tội ác chiến tranh [21], và chưa bao
giờ được chính phủ Việt nam chính thức xóa tội. Đây là dạng “Tội Phạm Chiến
Tranh”, được xếp vào loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm theo Bộ luật Hình sự và
có thời hiệu suốt đời. Bộ Giáo Dục và Đạo Tạo cần tạm dừng vô thời hạn việc
công nhận vị trí Chủ tịch HĐTT của Kerrey để chờ đợi cảnh sát quốc tế điều tra
thêm. Ngoài ra, Quốc hội và Thủ tướng chính phủ cần sửa đổi Luật Giáo Dục và
Điều Lệ Trường Đại Học để ngăn chặn những kẻ từng là giặc ngoại xâm có nhiều nợ
máu với dân tộc phá hoại ngành giáo dục. “Đã làm đao phủ thì không thể làm
thầy!”
Sinh
mạng của con người là vô giá. Xưa nay các tội phạm sát nhân mãn hạn tù đâu có
được làm nghề gì cao quý, huống chi lại là “giặc ngoại xâm”. (Không nên hồ đồ
so sánh các anh hùng chiến tranh mà quốc gia nào cũng có chế độ ưu đãi đặc biệt
với những tội phạm sát nhân). Nếu như đông đảo công chúng Triều tiên coi Kim
Chính Nhật như mặt trời, thậm chí có những người sẵn lòng hi sinh tính mạng chỉ
để cứu tấm ảnh ông ta là kết quả của một nền giáo dục và truyền thông quái gở,
thì việc một đám người Việt hân hoan chào đón Kerrey còn hơn cả những anh hùng
trở về, sẵn sàng chửi mắng xối xả những người chống ông ta, hẳn cũng là kết quả
của một nền giáo dục và truyền thông đại chúng có quá nhiều vấn đề.
Giáo
dục lịch sử ở Việt nam cần gắn với hoạt động thực tiễn như ở các quốc gia phát
triển. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần yêu cầu các trường đưa học sinh sinh viên
thăm quan các chứng tích chiến tranh mà người Mỹ, người Pháp, người Nhật, người
Trung Quốc đã để lại. Riêng sinh viên FUV cần được đi thăm quan chứng tích
Thạnh Phong, Bến Tre.
Viết
đến đây, tôi chợt nhớ đến cuốn sách nổi tiếng ‘Tiền không mua được gì?’ của
triết gia Sandel. Vị giáo sư của đại học Harvard này khuyến cáo, nhiều thứ cao
quý ở trên đời sẽ biến đổi bản chất nếu đem ra thị trường. Có lẽ tôi cần gửi vụ
này cho ông Sandel để đưa vào tập II của cuốn sách. Hẳn là ông ấy sẽ viết: “ở
Việt nam, chỉ cần một số tiền đầu tư nhỏ là có thể mua được…” Sẽ rất ăn khách
bởi chuyện này chưa từng có tiền lệ và thật sự bi hài.
Nguyễn
Kiều Dung
(Tiến
sỹ Kinh tế, tốt nghiệp từ Đại học Bang New
York, Hoa kỳ)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[2]
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/305093/dai-hoc-fulbright-co-giay-phep-thanh-lap.html
[4]
Xem bài: Sự thật về Đại học Fulbright từ site:
http://www.vietthought.wordpress.com
[5]
https://www.facebook.com/beloved.mamacat/posts/10154082919989718?hc_location=ufi
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/06/160603_bob_kerrey_fulbright_hangout
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/06/160603_bob_kerrey_fulbright_hangout
http://soha.vn/gs-my-de-bob-kerrey-lam-chu-tich-dh-fulbright-vn-la-noi-ho-then-20160603120346098.htm
https://www.facebook.com/ethanhtuan/posts/10153708148187894
[13]
http://www.antiwar.com/justin/j042701.html
[14]
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bob-kerrey-thanh-phong-va-dh-fulbright-20160601203409076.htm
[15]
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dong-tho-truong-dai-hoc-viet-nhat-tri-gia-365-trieu-usd-1419768458.htm
[16]
http://daidoanket.vn/khoa-giao/giam-doc-wb-tai-viet-nam-dai-hoc-viet---duc-mo-ra-mot-thong-le/73041
[17]
http://news.zing.vn/obama-thua-nhan-sai-lam-lon-nhat-tren-cuong-vi-tong-thong-post640941.html
http://www.usatoday.com/story/news/world/2016/03/21/obama-first-visit-argentina-protest/81935778/
[19]http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Bob-Kerrey-chong-lung-cho-Obama-do-cam-van-vu-khi-voi-Viet-Nam-post168449.gd
[20]
Theo trang facebook của GS Nguyễn Xuân Long, ĐH Michigan, Hoa kỳ.
http://vietnamembassy-usa.org/vi/tin-tuc/2002/06/ong-kerrey-khong-thay-doi-duoc-su-o-thanh-phong
[22]http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fulbright-in-vn-issue-under-an-expert-point-of-view-ml-06072016152602.html
[23]http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/thanh-lap-dai-hoc-fulbright-viet-nam-3404344.html
[24]
http://www.vxut.edu.vn/home/v1/category/104/293/khong-the-be-nguyen-harvard-ve-viet-nam
[26]Xem
bài ‘Những ý kiến chống bổ nhiệm Bob Kerrey’
[27] Gar Alperovitz, ‘The decision to use the atomic
bomb and the architecture of an American myth’
[28] https://www.facebook.com/dr.nguyenphuongmai/posts/10209292678616309================================
Mời xem bài cùng tác giả:
1. BOB KERREY - KẺ PHÁ HOẠI CỘNG ĐỒNG
2. SỰ THẬT VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHT
* Đại học Fulbright ngày càng bộc lộ bản chất lừa bịp khi từ chối giảng chủ nghĩa Marx
Trả lờiXóaKính Chiếu Yêu
Cuối cùng thì cái đuôi con cáo cũng đã lộ ra, mọi lý lẻ lưà bịp của Đại học Fulbright tự giới thiệu, là một Đại học kiểu mới, một mô hình Đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật, sáng tạo trí thức, giúp sinh viên độc lập suy nghĩ đã bị sổ toẹt vì Đại học Fulbright từ chối đưa Chủ nghĩa Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy của mình.
Chính giới Việt và những người đang mong chờ một mô hình đào tạo mới đã ba lần bị Fulbright cho leo dây. Lần thứ nhất ấy là chiếc bánh vẽ về nguồn tài chính để xây dựng và hoạt động Đại học Fulbright, hóa ra đấy là tiền mà chính phủ CHXHCNVN đành bỏ ra để trả nợ Mỹ thay cho chính quyền VNCH về các khoản vay trong chiến tranh. Lần thứ hai, khi mà Đại học Fulbright công bố trước mắt chỉ mở các khóa học về khoa học xã hội, chính sách công mà không có các khoa học công nghệ làm giới trẻ Việt thất vọng. Và lần này, họ từ chối đưa vào nội dung nghiên cứu về Marx và Hồ Chí Minh theo luật giáo dục Việt Nam.
Nghiên cứu khoa học xã hội thì trước hết và quan trọng nhất là phải nghiên cứu các trường phái triết học, các hệ tư tưởng (những cái thuộc về thượng tầng kiến trúc) để nhận thấy tính ưu việt và hạn chế của chúng, từ đó mà khuyến khích tìm kiếm sáng tạo, ngăn ngừa sai lầm. Hiện tại, trong các trường đại học của Việt Nam có nghiên cứu,giới thiệu, giảng dạy các trường phái triết học phương Đông, phương Tây hà cớ gì Fulbright từ chối Marx.
Học thuyết Marx ra đời đến nay đã hơn 1 thế kỷ. Từ đó đến nay, trong chương trình đào tạo của nhiều trường đại học phương Tây và cả ở Mỹ cũng có môn học về học thuyết Mác chứ đâu chỉ có ở Việt Nam. Trước năm 1975, môn học về Chủ nghĩa Mác đã được giảng dạy tại Đại học Văn khoa Saigon của Việt Nam Cộng hòa. Nước Đức, quê hương của Karl Marx dẫu không thực hành chủ nghĩa Marx nhưng Học thuyết của Mác vẫn được giảng dạy trong một số trường đại học cùng với một số học thuyết khác.
Bấy nay, nhân sự sụp đổ của Liên Xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, truyền thông phương Tây cứ ra rả về sự sụp đổ của một học thuyết mà lãng tránh sự thật rằng, học thuyết ấy đã lôi cuốn nửa phần trái đất đứng lên làm cách mạng đập tan tư bản bóc lột và thực dân. Kể cả ngày nay, không ít nước phương Tây vẫn ứng dụng các nguyên lý của Marx trong quản lý xã hội hiện đại theo hướng CNXH. Rất nhiều nhà khoa học và nhà triết học phương Tây đã nghiên cứu các nguyên tác của Karl Marx và đã công bố nhiều khám phá có giá trị thực tiễn quan trọng. Nhiều khái niệm triết học của Marx vẫn được dung phổ biến ở phương Tây như vấn đề chủ nghĩa tư bản thị trường.
Mọi học thuyết đều do con người tạo ra. Nó thuộc về thượng tầng kiến trúc. Khi hạ tầng cơ sở đã thay đổi thì nó hoặc không còn tồn tại hoặc phải thay đổi để không trở thành vật cản đối với sự phát triển của xã hội. Những tư tưởng của Nho giáo, Khổng giáo không còn phù hợp với ngày nay cũng đang dần thay đổi, thích ứng. Thậm chí nhiều học thuyết tôn giáo cũng bị thách thức phải biến đổi, thích ứng qua cuộc phân chia dòng, phái trong lịch sử và ngày nay.
Từ chối đưa học thuyết Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy hóa ra Đại học Fulbright Viet Nam đã bất chấp cả luật pháp của Hoa Kỳ đòi hỏi Fulbright “Thiết lập một chính sách giáo dục tự do” và “Cấm kiểm duyệt các tư tưởng bất đồng hoặc quan điểm chỉ trích một cách xây dựng”.
Thế mới thấy tự do, dân chủ chỉ là ngôn từ đầu môi chót lưỡi của kẻ mạnh mà thôi.
http://molang0205.blogspot.com/2016/08/ai-hoc-fulbright-ngay-cang-boc-lo-ban.html
mật ong tự nhiên
Trả lờiXóaTrang báo điện tử Sách Hiếm tổng hợp dư luận Mỹ Việt về việc phản đối Kerrey làm thầy dạy dân VN:
Trả lờiXóahttp://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=6717
Chủ Tịch là TỘI PHẠM CHIẾN TRANH , Tổng giám đốc là người có tên trong HỒ SƠ PANAMA . FUV đúng là mang "tầm cỡ Quốc Tế thật" .
Trả lờiXóaChắc chắn FUV sẽ là cái lò đào tạo TỘI PHẠM CHIẾN TRANH , thiên hạ phải sợ Việt Nam một vành .
Trả lờiXóaBob Kerrey làm Chủ Tịch Hội Đồng Tín Thác FUV là biểu tượng quan hệ Mỹ - Việt . Người Mỹ ngạo mạn , người Việt cầu xin .
Trả lờiXóa