Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

VTV đừng lu loa nữa: KHÔNG THỂ BÁC BỎ ĐƯỢC SỰ THẬT VỀ VIỆC THUÊ NGƯỜI ĐÓNG GIẢ LÀM LÂM TẶC!

Ông Vũ Dũ Dinh bên cây rừng mà ông khẳng định là phóng viên bảo chặt để quay cảnh phá rừng
VTV có dàn cảnh phóng sự phá rừng?
Người trực tiếp hạ cây trong phóng sự phá rừng của VTV khẳng định được nhờ đi mượn cưa để cưa hạ cây rừng và được cho tiền. Trong khi đó, VTV phủ nhận dàn cảnh làm phóng sự phá rừng như thông tin Công an Đắk Lắk công bố.
*********************
Chiều 3-8, đoàn công tác của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk liên quan đến phóng sự phá rừng được phát trong chương trình “Chuyển động 24h” trên kênh VTV1 vào ngày 4 và 5-5.

Bảo vào rừng phòng hộ chặt cây?

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sau buổi làm việc, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết hai bên đã trao đổi những vấn đề liên quan đến phóng sự và cần có thời gian rà soát lại những thông tin phóng sự phản ánh. Còn theo một thành viên trong đoàn công tác của VTV thì phía đài vẫn chưa có kết luận chính thức về vụ việc.

Để có thông tin đa chiều, khách quan về vụ việc, ngày 3-8, chúng tôi đã về thôn Giang Đông, xã Ea Đáh, huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) - nơi có cảnh quay trong phóng sự phá rừng của “Chuyển động 24h”.

Dẫn chúng tôi ra hiện trường cảnh quay, ông Vũ Dũ Dinh, người trực tiếp hạ cây trong phóng sự, kể lại: “Hôm đó, tôi đang ở nhà thì có 2 người đàn ông, 1 người phụ nữ nói là nhà báo đến quay phóng sự. Họ có đặt vấn đề nhờ chúng tôi chặt hạ cây rừng để quay cảnh phá rừng. Khi tôi nói không có cưa thì họ bảo tôi đi mượn. Khi ra đến khu vực nương rẫy cạnh bìa rừng thì họ chỉ tay về khu rừng nguyên sinh bảo tôi sang bên kia chặt. Khi tôi nói rừng bên kia là rừng bảo tồn (rừng phòng hộ huyện Krông Năng - PV) không được chặt thì họ tiếp tục nói sang đó mới có cây to. Tôi từ chối vì sợ bị bắt về tội phá rừng, họ đành nói tôi cưa một cây trong khu nương rẫy. Do lâu ngày không cưa, lưỡi cưa bị cùn nên tôi phải lấy rìu chặt và họ quay lại, phát lên truyền hình cho rằng chúng tôi đi phá rừng. Cháu tôi 10 tuổi họ cũng bảo vác rìu đi theo chặt cây. Sau khi thực hiện xong, vợ chồng tôi được họ đưa cho 500.000 đồng, còn đứa cháu 100.000 đồng”.
Ông Vũ Dũ Dinh bên cây rừng mà ông khẳng định là phóng viên bảo chặt để quay cảnh phá rừng (ảnh trên) và báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk do Phó Giám đốc Phạm Minh Thắng ký, ghi rõ nội dung phóng sự phá rừng của VTV có cắt ghép, dàn dựng
Trước đó, tại buổi họp báo doUBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức vào chiều 2-8, đại tá Phạm Minh Thắng - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk - thông tin những người này vào rẫy cưa 1 cây gỗ đã chặt hạ trước đó và 1 cây còn sống để quay phim và phỏng vấn (theo sự hướng dẫn). Cũng theo đại tá Thắng, kiểm tra hiện trường quay phóng sự xác định khu vực này là rẫy của ông Dinh (nằm trong tiểu khu 342A thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng) mà các hộ dân tự ý khai hoang, sản xuất từ năm 1996. Đây không phải diện tích rừng mới khai hoang, bị chặt phá như phản ánh trong phóng sự… Ngoài ra, trong báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk, khẳng định một số nội dung khác phản ánh không đúng, không khách quan, có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp.

Có tình trạng phá rừng

Sau khi phóng sự được phát, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Lắk vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc. Trong phóng sự có đề cập đến lực lượng công an nhận tiền bảo kê tại huyện Ea Súp. Tuy nhiên, theo Công an tỉnh Đắk Lắk, qua kiểm tra, rà soát không có trường hợp cán bộ, chiến sĩ của lực lượng CSGT và cảnh sát kinh tế nhận tiền của các đối tượng vận chuyển gỗ lậu như lời người đàn ông nói trong phóng sự. Nhân vật này là ông Lê Thế Hùng (ngụ huyện Ea Súp). Làm việc với Công an tỉnh Đắk Lắk, ông Hùng trình bày: Có 3 người đàn ông và 1 phụ nữ đến nhà đặt vấn đề mua trụ tiêu và cách thức vận chuyển về huyện Cư M’gar. Khi ông nói không có trụ tiêu bán thì nhóm người này hỏi có ô tô 5 tấn muốn vận chuyển trụ tiêu về huyện Cư M’gar thì phải chung chi bao nhiêu tiền. Ông trả lời: Cảnh sát kinh tế 1 triệu đồng, CSGT 1 triệu đồng, kiểm lâm huyện Ea Súp 1 triệu đồng, trạm chốt lâm trường Buôn Ja Wầm 1,2 triệu đồng và kiểm lâm huyện Cư M’gar 500.000 đồng.

Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, ông Hùng từng bị Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp xử lý vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển lâm sản trái phép vào năm 2011, 2014. Cũng trong năm 2014, ông Hùng bị TAND huyện Ea Súp tuyên phạt án treo về tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và từ đó đến nay, ông Hùng không vận chuyển gỗ lậu cũng không chung chi cho các trạm chốt nói trên.

Dù vậy, Công an tỉnh Đắk Lắk cũng thừa nhận một số nơi phóng sự phản ánh đúng hiện thực về tình trạng phá rừng. Sau khi VTV phát phóng sự, từ ngày 6-5 đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện xử lý 19 vụ với 22 đối tượng, thu giữ hơn 117 m3 gỗ trái phép; phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện 38 vụ, 36 đối tượng, thu giữ hơn 69 m3 gỗ, 16 ô tô, 22 xe máy độ chế.

VTV phủ nhận

Tối 3-8, VTV đã có phản hồi, khẳng định không dàn dựng cảnh phá rừng để làm phóng sự điều tra phá rừng ở Đắk Lắk. VTV cho biết tại buổi làm việc ngày 3-8 với đại diện Trung tâm Tin tức VTV24, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nói rõ ngay sau khi phóng sự phát sóng, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ những vấn đề đã được nêu trong phóng sự và làm rõ những tiêu cực. Ông Hà khẳng định tại buổi họp báo ngày 2-8, trong báo cáo của ông Phạm Minh Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, không có từ nào nói rằng là dàn dựng cả. “VTV đưa tin đúng sự thật, hoàn toàn không có phóng sự nào dàn dựng cả” - VTV trích lời ông Hà.
D.Ngọc
Bài và ảnh: Cao Nguyên/ Người Lao động

20 nhận xét:

  1. google.tienlang có vẻ cay cú với vtv quá nhỉ?Đắc lắc có phá rừng không?Từ xưa mình hàng ngày đọcgoogle.tienlang nay thấy chán quá nó còn tệ hơn cả Dân làm báo

    Trả lờiXóa
  2. Xa, bọn CCCĐ. Gần, bọn bá quyền TQ. Trong, bọn dân chủ giả cầy. Nay thêm nhóm G.TL. Dù mỗi nhóm mỗi vẻ, nhưng suy cho cùng, chúng nó giống nhau, gặp nhau một điểm: Phá nát đất nước này!

    Trả lờiXóa
  3. sự việc thật hay giả , có dàn dựng hay không ? điều tra ra thì biết ngay thôi
    tuy nhiên tình trạng khai thác gỗ trái phép , các lực lượng chức năng ăn mãi lộ làm ngơ cho lầm tặc phá rừng là có thật , nhưng dùng hiện trưởng giả , dàn dựng để làm phóng sự cũng cần phả lên án , là một cơ quan thông tấn chính thức mà dối trá như vậy cũng không thể chấp nhận được ,, quan điểm của tôi là như vậy ,,,

    Trả lờiXóa
  4. Cách làm điều tra của VTV là không thể chấp nhận được. Tại sao phải xui một người dân kém hiểu biết về pháp luật vi pham pháp luật để cho mình ghi hình. Làm như vậy là quá non kém về nghiệp vụ báo chí và đạo đức nghề nghiệp. Cũng may mà ông Vũ Dũ Dinh không vào rừng nguyên sinh chặt cây theo đề nghị của phóng viên mà chỉ chặt ở trong rẫy nhà mình. Hậu quả của việc này như thế nào đã rõ: ông Dinh phải làm việc với cq công an, Đắc Lắc và VTV thì cũng phái mất thời gian tranh luận, cuộc tranh luận chưa chắc đã đi đến đâu nếu không gói gọn phạm vi tranh cãi vào chi tiết mà Phó Giám đốc CA Thắng đã chỉ ra trong báo cáo với UBND. Gần đây VTV đã vướng rất nhiều vào những rắc rối chỉ vì sự non kém trong nghề nghiệp của phóng viên. Có nhiệt tình nhưng thiếu hiểu biết sẽ đem đến kết quả ra sao, hỏi Lenin biết ngay.

    Trả lờiXóa
  5. Mấy anh chị rận bọ Tu Ngoc15:44 Ngày 04 tháng 08 năm 2016 và Nặc danh16:24 Ngày 04 tháng 08 năm 2016 không có đầu óc suy nghĩ?

    À mà thôi, đã là rận thì phải ngu!
    Ở bài này, Google.tienlang vẫn trung thành với tiêu chí ngay từ đầu của mình:
    "MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG"
    VTV sai thì nói VTV sai.
    Chuyện có hay không có phá rừng ở Đắc Lắc chả thể là lý do để thanh minh thanh nga cho việc "VTV DỰNG HIỆN TRƯỜNG GIẢ. THUÊ NGƯỜI ĐÓNG GIẢ LÀM LÂM TẶC ĐỂ QUAY PHIM"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Hùng ơi ,đừng vội chửi người khác là không có đầu óc suy nghĩ,đừng vội chụp mũ người khác là rận thì phải ngu,như thế là kém thông minh rồi.Tieu chí là đem sự thật đến công chúng,nhưng xoáy vào thuê người đóng giả lâm tặc mới chỉ là một nửa sự thật có phải không Nguyễn Hùng

      Xóa
    2. Đúng là Tu Ngọc ngu!
      Thuê người đóng giả lâm tặc để VTV quay phim, làm phóng sự giả thì tức là Toàn bộ cái phóng sự đó đã chứng cứ chứng minh VTV là VI PHẠM PHÁP LUẬT.
      (Còn những thông tin nào đó về việc phá rừng thì Công an Đắc Lắc vẫn đã và đang xử lý, đã nêu trong bài này, cần gì các vị rận bọ chỉ dẫn?)

      Google.tienlang đang đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật đó để MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG.

      Xóa
    3. "Mang sự thật đến công chúng " , vải thưa đâu có che dduwwocj mắt thánh, ở đây ta chỉ thấy một sự thật , thấy rất rõ đó là GT mang nhũng cái goị là "sự thật" để phá hoại đất nước này , vì những cái mà chúng gọi là "sự thật" luôn cản trở công cuộc xây dựng , bảo vệ chủ quyền , và phát triển xã hội , phát triện nhận thức cua người dân, các bạn hãy suy ngẫm xem , ví dụ VTV đưa ra thông điệp rừng bị tàn phá nặng nề toàn dân hãy chung tay baỏ vệ , công an đã vào cuộc đây là phóng sự khong có dàn dựng , thế nhưng chúng vin vào những thong tin đồn nhảm để vu không VTV để phá công cuộc bảo vệ rừng của nhà nước và nhân dân Việt nam, và còn rất nhiều câu chuyện khác nữa ...

      Xóa
  6. Nhà báo Đức Hiển:

    Trưa nay VTV 24 đưa ra tư liệu từ một số cảnh quay để chứng minh mình không dàn dựng, thuê mướn, việc cho tiền là lòng tốt bị bóp méo:
    - Ông Dinh nói biết phá rừng là sai nhưng nghèo không phá rừng làm rẫy sống bằng gì, tiền thì không có
    - Bà vợ ông Dinh nói nhà nghèo không có tiền cho con đi học.
    - Nam phóng viên trong ảnh đưa cho bà 500 ngàn và nói mua sách vở cho con bé Dử (con gái, đang học lớp 6, có thể bỏ học vì nghèo và bố là ông Dinh hay chửi mắng). PV nói vì vội đi nên có dịp sẽ trở về thăm.

    Còn chi tiết PV vào rẫy và thấy ông Dinh cưa cây, trong khi báo NLĐ và Zing nói đi mượn cưa rồi mới vào rẫy, không thấy ai nói tới.

    Tuy nhiên ở đây đã bắt đầu có vài chuyện:
    - Các báo khai thác dấu hiệu sai sót của VTV nhiều hơn ca ngợi thành công và tác động xã hội của loạt phóng sự.
    - VTV trách cứ các báo đã nói sai sự thật nhưng nói nhẹ đi một việc là báo chí nói dựa trên báo cáo thẩm tra của CA tỉnh. Cho dù là kết quả thẩm tra ban đầu, nhưng việc thẩm tra được thực hiện theo chỉ đạo cuart lãnh đạo tỉnh, báo cáo có đóng dấu, đã công bố, thì nó là một nguồn tài liệu chính thống. Nếu có sai, người phải chịu trách nhiệm là Phó giám đốc công an tỉnh, người ký tên đóng dấu vào báo cáo ấy.

    Và vấn đề vẫn còn: Nếu VTV đúng, thì ai đã tác động vào người dân, cụ thể là vợ chồng ông Dinh để họ bóp méo đi sự thật ban đầu khi cung cấp cho công an và báo chí?

    Trong khi đó trên facebook của mình, Tổng TKTS Báo Người Lao Động là nhà báo Dương Quang (Quang AQ) đề nghị VTV24 cầu thị hơn và cho biết sẽ đưa ra những tài liệu cho thấy phóng viên VTV24 sai phạm, cài cắm trong phóng sự trên, vào số báo ra ngày mai 5-8.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo NLĐ mà đưa ra tài liệu cho thấy phóng viên cài cắm ... thì đó chỉ có thể là tài liệu do CA Daklak cung cấp, được dựng lại sau ngày phát phóng sự vào đầu tháng 5/2016. Ép cung, mớm cung ... là nghề của chàng tự bao giờ không cần phải chứng minh thêm đâu!

      Xóa
  7. 1. Chuyện phá rừng là có thật.
    2. Công an ĐL đã xác minh từng nội dung mà VTV nêu và tiến hành chiến dịch truy quét.
    3.Trong quá trình xác minh của CAĐL có 2 nội dung không đúng và thiếu căn cứ: nội dung ông Vũ Dũ Dinh phá rừng và nội dung ông Lê Thế Hùng nói về chuyện đút lót. Sự việc sẽ đi xa hơn nếu các đơn vị (CA kinh tế, CSGT, Kiểm lâm, trạm chốt lâm trường) bị ông Lê Thế Hùng nêu tên khởi kiện ra Tòa về tội vu khống.
    4. Trong trường hợp này bất lợi sẽ thuộc về ô Hùng và VTV. Dĩ nhiên Tòa có quyền đưa ra xét xử hoặc không, sau khi xem xét các cơ sở của bên khởi kiện đưa ra. Đây là chuyện khác.
    5.Có vẻ VTV đang đắc thắng nếu thấy những gì đang diễn ra trên màn hình qua nụ cười của MC và qua ngôn ngữ mà họ nói.

    Trả lờiXóa
  8. Vâng. “VTV đừng lu loa nữa”, nghe có lí. Cả ngày 04/8 nghe VTV nói: việc cho tiền là lòng tốt bị bóp méo. Ôi! Nghe sao mà “dễ thương ghê”. Thấy người ta tội, thương tâm cho có 600.000đồng mà cũng quay phim, nay mới trưng ra. Sao mà …tinh quái thế.

    Trả lờiXóa
  9. Trần Thị Thuậnlúc 21:44 4 tháng 8, 2016

    Dàn cảnh và đạo đức nghề báo
    Thời gian gần đây, trên VTV, đặc biệt là chương trình “Chuyển động 24h” liên tục bị “hạn”. Hồi tháng 5-2016, VTV từng xin lỗi một số người dân tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa về việc dàn dựng trong phóng sự “Dùng chổi quét rau” trong chương trình “Café sáng với VTV3”.

    Mới nhất là chương trình “Chuyển động 24h” do VTV thực hiện bị công kích dàn cảnh làm phóng sự phá rừng ở Đắk Lắk, sau khi thông tin này được Công an tỉnh Đắk Lắk công bố tại buổi họp báo ngày 2-8, dù sau đó VTV phủ nhận sự việc.
    VTV đã bị phạt 50 triệu đồng do thông tin sai sự thật trong phóng sự dàn dựng Cây chổi quét rau phát trong chương trình “Café sáng với VTV3”

    VTV đã bị phạt 50 triệu đồng do thông tin sai sự thật trong phóng sự dàn dựng "Cây chổi quét rau" phát trong chương trình “Café sáng với VTV3”

    Ai cũng biết, hư cấu chỉ có trong các tác phẩm văn học. Trong báo chí, đặc biệt phóng sự điều tra, 99% đều phải là sự thật. 1% còn lại, tác giả hoặc tòa soạn phải giấu tên nhân vật trong bài viết của mình vì lý do nhân đạo.

    Không chỉ ở Việt Nam, báo chí Mỹ, nơi được xem là trung tâm nghiệp vụ báo chí quốc tế, nhiều bài điều tra đoạt giải Pulitzer phải buộc trả giải vì bị phát hiện “dựng chuyện” . Nhiều độc giả vẫn còn nhớ năm 1980, phóng viên của tờ Washington Post Janet Cooke thực hiện bài viết về cậu bé Jimmy 8 tuổi bị nghiện ma túy. Bài viết ngay lập tức thu hút sự quan tâm của cảnh sát Mỹ, họ quyết tìm cho ra cậu bé đó nhưng hóa ra câu chuyện được viết bằng trí tưởng tượng của nhà báo. Cooke đã phải tự xin trả lại giải Pulitzer danh giá của báo chí Mỹ.

    Theo TS Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 96% các bản quy tắc đạo đức báo chí trên thế giới đều đưa nguyên tắc tôn trọng sự thật lên vị trí số 1. Theo hiểu biết của tôi, VTV là cơ quan báo chí đầu tiên tại Việt Nam có “Bản quy tắc tác nghiệp” ban hành đầu năm 2013. Theo đó, quy tắc “Đảm bảo sự chính xác và trung thực” được đặt ở vị trí thứ 2. Trong bản Quy tắc đạo đức nghề nghiệp làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành tháng 8-2005, quy tắc “Hành nghề trung thực khách quan, tôn trọng sự thật” được đặt ở vị trí thứ 3.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 21:45 4 tháng 8, 2016

      Ngay khi bước chân vào một cơ quan báo chí, việc đầu tiên một phóng viên tập sự cần phải nằm lòng là thuộc hết bản quy tắc đạo đức nơi này đưa ra. Đạo đức nghề nghiệp báo chí luôn được dư luận hiện nay quan tâm và kêu ca. Nhưng việc hành nghề không trung thực, đạo ý tưởng... có lẽ xuất phát từ nghiệp vụ kém.

      Trong phóng sự điều tra (truyền hình), khoảnh khắc quan trọng nhất là quay được cảnh “đinh” mà bài điều tra muốn nói đến. Phóng sự “CSGT ăn hối lộ” nhất thiết phải có cảnh các anh CSGT nhận tiền từ tài xế rồi cho xe đi mà không lập biên bản xử phạt. Cảnh phá rừng phải là những thước phim quay tận tay lâm tặc đang đốn từng cây gỗ quý. Điều tra về học sinh hút shisa, phải là những clip trực tiếp các em còn mặc đồng phục trường học phì phèo rồi nhả khói shisa…

      Có thể phóng viên đã tận mắt chứng kiến cảnh học sinh hút shisa nhưng không thể quay được, sau đó về nhờ mấy em khác “diễn” lại để đưa vào bài điều tra. Có thể nhóm điều tra vụ phá rừng từng chứng kiến có người cưa gỗ quý thật nhưng thời điểm đó không thể quay lại được nên đã “thuê” 3 người cưa một cây gỗ đã hạ sẵn để thực hiện “điều tra”?

      Nếu vậy, ngay cả khi phóng sự về nạn phá rừng của VTV là đúng hết nhưng chỉ một chi tiết dàn dựng (nếu có) này thôi, công sức và tâm huyết của nhóm điều tra đều đổ sông đổ biển.

      VTV là đài truyền hình quốc gia. Về mặt lý thuyết, những người làm chuyên môn nơi đây được xem là tinh túy của nền báo chí cả nước. Chính vì vậy, những sai sót về nghiệp vụ, vô tình hay cố ý hoặc tai nạn nghề nghiệp sẽ được nhiều đồng nghiệp chú ý. Vài năm trở lại đây, những “tai nạn” kiểu này trên báo chí ngày càng nhiều, không chỉ riêng VTV.

      Đã đến lúc mỗi cơ quan báo chí cần phải có Bản quy tắc đạo đức nghề nghiệp của riêng mình và phải đặt trang trọng quy tắc trung thực lên hàng đầu chứ không phải sự trung thực chỉ được đặt ở hàng thứ 2 và thứ 3 như hiện nay.

      Huỳnh Bách/ Người Lao động

      Xóa
  10. Hãy tập trung vào đáu tranh với Lâm tặc , đấu tranh với những kẻ tàn phá rừng xanh , đừng bị bọn chúng (GT) đánh lạc hướng mà quên mất nhiệm vụ chính các bạn nhé , các bạn cứ thế này cư mãi đấu tố VTV khi chán quay ra thì ôi thôi rừng đa bị phá hết rồi , hãy tỉnh táo không mắc mưu chúng nhé!đứng sau GT là một thế lực rất thâm độc , hãy cảnh giác !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vớ vẩn.
      rận năc, cậu là ai mà lên giọng chỉ đạo vậy?

      Xóa
    2. Ta là ai à , ta là một người thông thái có thể nhìn thấu tim những kẻ có dã tâm đen tối!

      Xóa
  11. Cứ cho là phanh phui phá rừng đi, còn danh dự bị bôi nhọ truyền hình của nhà ông Vũ Dũ Dinh thì sao? VTV chơi được đấy.

    Trả lờiXóa