Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Báo Nga đưa tin: CAMPUCHIA PHẢN ĐỐI MẠNH MẼ PHÁT NGÔN CỦA THỦ TƯỚNG SINGAPORE

Lý Hiển Long- Thủ tướng Singapore
Trong những ngày vừa qua, dư luận Campuchia đang “dậy sóng” trước phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về cuộc kháng chiến đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của quân và dân Campuchia, với sự giúp sức của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam.

Phát biểu của ông Lý Hiển Long cho rằng đây là cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Nam và rằng Chính phủ Campuchia được dựng lên thay thế chế độ Khmer Đỏ là bất hợp pháp đã nhanh chóng bị phía Campuchia bác bỏ, coi đây là lập luận xuyên tạc, phiến diện và là sự xúc phạm đối với các nạn nhân của chế độ diệt chủng.

Phó Thủ tướng Campuchia lên tiếng
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh

Ngay tại Hội nghị Đối thoại Shangri-la thứ 18 vừa diễn ra tại Singapore, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã thẳng thắn bày tỏ sự bức xúc về những ngôn từ của ông Lý Hiển Long và đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen chuyển lời yêu cầu ông Lý Hiển Long cải chính những nội dung sai lệch đó. Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Quốc phòng Tea Banh khẳng định rằng những lời nói của ông Lý Hiển Long không phản ánh đúng sự thật lịch sử và Campuchia không thể chấp nhận điều đó. “Quân tình nguyện Việt Nam đã đến để giải phóng nhân dân Campuchia, chúng tôi luôn coi họ là ân nhân. Chúng tôi luôn ghi nhớ và coi ngày 7/1/1979 là ngày được sinh ra lần thứ hai”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh nói: “Tôi đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore để nêu ý kiến về việc Singapore trình bày quan điểm về lịch sử. Chúng tôi phải lên tiếng, đặc biệt là khi Thủ tướng Singapore nói ‘Quân đội Việt Nam xâm lược Campuchia’, chúng tôi thấy vô lý, không chính xác. Tôi đã yêu cầu phía Singapore cải chính. Vì khi nói về lịch sử thì đây là điều sai hoàn toàn”.

Đồng quan điểm với Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh, ông Hun Many - Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục và Văn hóa, Quốc hội Campuchia cho rằng: Dù xét trên khía cạnh địa chính trị hay góc độ lợi ích quốc gia thì chúng ta cũng không thể bỏ qua hay lãng quên sự tàn bạo và tội ác chống lại loài người, đặc biệt là tội ác diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ. Thế giới đã từng làm ngơ với những đau khổ mà nhân dân Campuchia đã phải trải qua. Gần 3 triệu nạn nhân vô tội đã bị tàn sát dưới bàn tay của Khmer Đỏ. Trong khi họ còn đang mải mê với những trò chơi chính trị thì chúng tôi phải cầu nguyện được giúp đỡ để thoát khỏi chế độ diệt chủng. Và sự giúp đỡ đó đã đến nhờ Đảng Nhân dân Campuchia cùng sự giúp đỡ của các bạn láng giềng Việt Nam.

Phát ngôn viên Đảng Nhân dân Campuchia lên tiếng

Người phát ngôn Đảng Nhân dân Campuchia Sok Eysan cũng cho rằng quan điểm của ông Lý Hiển Long dù có xét trong bối cảnh lịch sử địa chính trị thời điểm đó cũng không thể bỏ qua số phận của hàng triệu người Campuchia. Là người trực tiếp chứng kiến thảm họa diệt chủng do chế độ Khmer Đỏ gây ra và sự hồi sinh của đất nước Campuchia sau này, ông Sok Eysan khẳng định sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam là cuộc chiến tranh giải phóng. Người phát ngôn Campuchia cũng cho rằng những ngôn từ của ông Lý Hiển Long không cần tranh luận sai hay đúng mà sẽ do người dân Campuchia, người dân Singapore và nhân dân các nước Đông Nam Á phán xét.

Như vậy, chính giới Campuchia đã có những phản ứng nhanh chóng, rõ ràng với quan điểm bảo vệ tính chính nghĩa của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh lật đổ chế độ Pol Pot-Khmer Đỏ.

Đa số giới học giả Campuchia cũng bày tỏ quan điểm đồng tình khi cho rằng sự giúp đỡ của Việt Nam là yếu tố quyết định giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, và lên án việc ủng hộ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.

Giới học giả lên tiếng
Giáo sư Mathul, Viện hàn lâm Campuchia.

Giáo sư Ka Mathul, Trưởng khoa luật quốc tế và quan hệ ngoại giao thuộc Viện hàn lâm Campuchia cho biết: “Tôi nghĩ rằng nếu như công nhận sự hợp pháp của chính quyền Khmer Đỏ thì không khác gì việc công nhận chủ nghĩa khủng bố, ủng hộ hành động bạo lực. Một chế độ tàn sát người dân của mình, tàn sát những người dân Campuchia vô tội một cách dã man, được Thủ tướng một nước công nhận thì không khác gì việc ủng hộ thế giới bất ổn, ủng hộ hành động tàn sát lẫn nhau”.

Nhà phân tích chính trị Leap Chanthavy nhận xét phát ngôn của ông Lý Hiển Long là một sự xúc phạm đối với nhân dân Campuchia, những nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ. Theo ông Chanthavy, quan điểm này của Thủ tướng Singapore có thể là do ảnh hưởng từ tư tưởng của người cha, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, là người đã kịch liệt phản đối sự can thiệp của Việt Nam vào Campuchia bởi lo sợ Việt Nam khi đó sẽ vươn lên mạnh mẽ.

Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Lao Mong Hay gợi ý Chính phủ Campuchia cần có phản đối ngoại giao chính thức với Chính phủ Singapore về vụ việc này. Ông Lao Mong Hay cho rằng sẽ là phù hợp và hiệu quả hơn nếu Bộ Ngoại giao Campuchia triệu Đại sứ Singapore tại Campuchia lên để đưa ra phản đối của Chính phủ đối với phát ngôn không đúng đắn và mang tính xúc phạm của ông Lý.

Mạng xã hội Campuchia phản ứng mạnh mẽ
Phát ngôn của Lý Hiển Long cùng phản ứng mạnh mẽ của chính giới Campuchia không chỉ thu hút sự chú ý của giới học giả mà cũng tạo ra nhiều tranh luận trên các diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội. Đa số ý kiến cho rằng việc ông Lý Hiển Long đào xới lại lịch sử là không phù hợp và không cần thiết. Một số cho rằng điều này thể hiện sự không khôn ngoan của nhà lãnh đạo Singapore bởi những câu nói đó không đem lại lợi ích gì cho quốc gia này mà lại gây hiềm khích với các nước láng giềng, làm chia rẽ nội khối ASEAN.

Trong thời kỳ gần 4 năm cai trị đất nước Campuchia, từ tháng 4/1975 tới tháng 1/1979, chế độ Khmer Đỏ đã thực hiện chính sách đàn áp, tàn sát đồng bào của chúng, lập ra các trại tù và tạo ra những cánh đồng chết ở khắp nơi. Khoảng 2 triệu người Campuchia vô tội đã bị sát hại bằng nhiều hình thức tra tấn man rợ, toàn bộ đất nước Campuchia chìm trong bể máu, đối mặt với thảm họa diệt chủng.

Sau khi Khmer Đỏ thưc hiện hàng loạt cuộc tấn công gây hấn qua biên giới, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, giết hại hàng nghìn dân thường Việt Nam, Quân đội Việt Nam đã quyết định giúp sức cho Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia tiến công tiêu diệt chế độ tàn bạo Khmer Đỏ. Chỉ sau 2 tuần quân đội Việt Nam tiến công giải phóng (từ ngày 25/12/1978 đến ngày 7/1/1979), chế độ Khmer Đỏ đã bị lật đổ, dân tộc Campuchia được cứu thoát khỏi họa diệt chủng. Từ đó đến nay, đất nước Campuchia đã được duy trì hòa bình, ổn định, nền kinh tế, xã hội từng bước phát triển phồn vinh./.

Nguồn Báo Nga/Sputnik
-----

Mời xem bài liên quan

15 nhận xét:

  1. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 18:11 6 tháng 6, 2019

    Ông Lý Hiển Long này phát ngôn quá bậy, dư luận ở Campuchia phản đối ông ấy rất mạnh. Ở Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thu Hằng nói nhẹ nhàng: "Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bô Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này".
    Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là Bộ Ngoại giao luôn hành xử tế nhị với "bạn", không "đao to búa lớn" mà dùng ngôn ngữ ngoại giao nhắc khéo "bạn" để bạn suy gẫm.
    Báo chí thì phản ứng mạnh hơn là dễ hiểu, có như vậy người nói không đúng mới "thấm" và nhìn lại lời mình...Để xem thái độ ông Lý này có chịu tiếp thu sự phê phán của dư luận, có lời xin lỗi những liệt sĩ và người thân của họ người Việt hy sinh vì cứu nhân dân Campuchia không?

    Nhân đây, xin có lạc đề một chút.
    Tôi chú ý lời ông Trump nói sau:
    Trả lời phỏng vấn của Piers Morgan, vừa phát hôm thứ Tư (5/6), nhân dịp thăm Anh, ông Trump được hỏi liệu ông có ước ao phục vụ quân ngũ ở VN không? Ông Trump trả lời: "Tôi chưa bao giờ là fan hâm mộ cuộc chiến đó cả, tôi nói thẳng cho anh biết. Theo tôi đó là cuộc chiến tồi tệ (terrible war). Nó ở rất xa và khi đó, chả ai nghe về đất nước đó.
    Ngày hôm nay, họ đang sống rất tốt (they're doing very well). Về thương mại, họ tàn nhẫn kinh (brutal, very brutal), họ là nhà thương thuyết siêu hạng (great negotiators), là doanh nhân tuyệt vời (great business people).
    Trong khi ông Trump (một doanh nhân nỗi tiếng) hiện là Tổng thống Hoa Kỳ khen Việt Nam như thế thì kẻ ăn bám Mỹ, những bọn chống phá đất nước ta cứ lu loa xuyên tạc, bịa chuyện để chống lại Đảng, Nhà nước ta, bị ta trị tội, chúng cầu xin ông Trump, nhưng ông ấy chẳng đoái hoài. Thật nhục nhã cho bọn người phản quốc ấy.

    (Bài trên BBC: Tựa bài "Donald Trump: Cuộc chiến Việt Nam 'thật tồi tệ, lẽ ra Mỹ đừng dính líu vào').

    Trả lờiXóa
  2. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia tiếp tục chỉ trích Thủ tướng Singapore

    Liên quan tới bình luận mới đây của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam đã “xâm lược” Campuchia sau khi đánh đổ chế độ Khmer Đỏ năm 1979, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia - Đại tướng Tea Banh - tiếp tục chỉ trích người đứng đầu Chính phủ Singapore.

    Báo Khmer Times ngày 5/6 dẫn lời Bộ trưởng Tea Banh cho rằng tại sao ông Lý Hiển Long không đề cập tới chiến dịch ném bom của Mỹ nhằm vào Campuchia trong thập kỷ 1970 như là một cuộc xâm lược.

    Đại tướng Tea Banh nêu rõ: “Nếu chúng ta nói về lịch sử, ông ta (Lý Hiển Long) đã không nhắc tới một điều về cuộc chiến tranh Đông Dương và quân đội Mỹ đã ném hàng triệu quả bom, xâm lược và chiếm đóng khu vực. Tại sao ngài không nói gì về điều này?”

    Tướng Tea Banh khẳng định phát ngôn của Thủ tướng Lý Hiển Long là “không thể chấp nhận được” và lưu ý rằng nếu các lực lượng của lãnh đạo Heng Samrin không liên minh với Việt Nam, người Campuchia đã không thể sống sót.

    Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Campuchia nhấn mạnh: “Chúng tôi không chấp nhận những gì ông ta nói. Quân tình nguyện Việt Nam đến để giải phóng dân tộc chúng tôi. Chúng tôi coi họ là những vị cứu tinh, điều này có ý nghĩa lớn với chúng tôi. Ngày 7/1/1979 là ngày sinh thứ hai, chúng tôi đề cao điều này và luôn biết ơn về những gì họ (quân tình nguyện Việt Nam) đã giúp đỡ chúng tôi”./.

    https://www.msn.com/vi-vn/news/world/b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-campuchia-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-singapore/ar-AACs3rq?srcref=rss

    Trả lờiXóa
  3. Ông Lý Hiển Long có lẽ chịu ảnh hưởng từ người cha là Lý Quang Diệu. Nhưng ảnh hưởng ở đây là về chính sách thực dụng theo đóm ăn tàn, phù mạnh để đạt lợi ích quốc gia bất chấp sự thật và chân lý. Với chính sách đó, Singapore trước đây đã vào hùa với Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và sau đó là vào hùa với TQ và Mỹ trong vấn đề Campuchia. Lý Hiển Long là nhà chính trị con nhà nòi và liên tục hàng chục năm nắm giữ các trọng trách hàng đầu trong chính phủ Singapore nên phát biểu vừa rồi của ông ta nhằm mục tiêu nào đó vì chắc ông ta biết rõ ngày 18/11/2018, Tòa án Campuchia về tội ác diệt chủng chống nhân loại của LHQ đã kết tội bọn đồ tể Khmer đỏ. Nói chung, ông ta tiếp tục trò chơi chính trị như cha ông ta trước đây đã làm.

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam đã gửi công hàm về phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long


    Cụ thể, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều nay, 6.6, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc này, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan liên quan đã giao thiệp chính thức và không chính thức với đối tác Singapore. Chúng tôi đã có công hàm gửi tới Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội. Tôi tin rằng phía Singapore hiểu rõ thông điệp của chúng ta”.
    Trước đó, như Thanh Niên đưa tin, tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31.5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã dùng từ “xâm lược”, “chiếm đóng” để nói về việc quân tình nguyện Việt Nam sang trợ giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ năm 1979.
    Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 4.6 đã lên tiếng phản bác lại phát biểu của ông Lý, cho biết Việt Nam “lấy làm tiếc” về những nội dung “phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận” của ông Lý.
    Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhấn mạnh, đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi.
    Ngày 16.11.2018, Toà án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) cũng đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ.
    Bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, một số đại biểu cũng đã lên tiếng về vấn đề này. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng phát ngôn này là hoàn toàn sai sự thật.
    Theo đại biểu, bản chất của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, là Việt Nam bị tấn công nên phải tự vệ, chứ không phải Việt Nam gây chiến. Thứ hai, Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng đã tàn sát chính nhân dân họ.
    "Rất cần một lời cải chính từ phía Singapore"
    Trên trang cá nhân ngày 5.6, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, cũng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, cho rằng phát ngôn “xâm lược” của ông Lý Hiển Long là một “hạt sạn nặng”, “là điều không thể chấp nhận”.
    Ông Vinh cho rằng, việc Thủ tướng Lý Hiển Long nêu lại sự kiện cách đây 40 năm như trên là không thể biện minh, dù với mục đích gì vì 40 năm trước, đất nước Campuchia trở thành một "cánh đồng chết chóc" và dân tộc Campuchia đứng trước nguy cơ diệt vong. Đến giờ tên của chế độ diệt chủng, hai chữ "Polpot- Khmer Đỏ" vẫn khiến mọi người ghê tởm.
    Phát ngôn này là không thể chấp nhận, vì đó là lương tri, theo Đại sứ Phạm Quang Vinh.
    “40 năm trước, cục diện chính trị thế giới, khu vực đã đẩy các nước Đông Nam Á đứng ở hai phía đối nghịch, nhưng dù bất đồng chính trị thế nào, cũng không thể chấp nhận những ai khi đó đã đứng về phía kẻ diệt chủng”, ông Vinh viết và cho rằng, họ đã và vẫn nợ Việt Nam, nợ dân tộc Campuchia một lời xin lỗi.

    Trả lờiXóa
  5. N GƯỜI ĐẤT THÉPlúc 20:13 6 tháng 6, 2019

    Làm chính trị người ta hay dùng thủ đoạn để đạt được mục đích mong muốn. Nói thế nào cũng là thủ đoạn người ta hay dùng. Lần này ông Lý Hiển Long nói những điều xúc phạm Việt Nam, Campuchia tất nhiên ông có dụng ý làm vừa lòng nước lớn để tranh thủ điều ông cần. Nhưng, làm như vậy ông lại tự hủy hoại danh dự, uy tín của mình đối với nước Việt Nam, Campuchia và những người tôn trọng sự thất trên thế giới.

    Chỉ những người chống đối nhau mới nói những điều xuyên tạc để thực hiện điều mình muốn. Còn khi đã là bạn với nhau (như Việt Nam với Singapore ngày nay) thì người ta phải tránh cách nói như ông Lý. Vậy mà ông Lý lại dùng cách này thì ông ấy không còn đáng cho người dân Việt Nam, Campuchia tôn trọng.

    Trả lờiXóa
  6. Chế độ Lý Quang Diệu - Lý Hiển Long là 1 chế độ độc tài toàn trị và cai trị theo kiểu xã hội đen. Có thông tin rằng hồi đó sau khi Quốc Dân đảng thể hiện rõ lập trường từ chối làm tay sai rước giặc vào nhà, hoặc "rước sói Mỹ cửa sau để đuổi hổ Nhật cửa trước", họ chọn giải pháp liên Cộng kháng Nhật, thì OSS - CIA Mỹ đã tính đến một lá bài khác để làm "trojan" cho mình trong khu vực, sau đó Mỹ tuyệt giao và xa lánh Cộng hòa Trung Hoa Dân Quốc, thỏa hiệp với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ủng hộ đẩy Đài Loan ra khỏi LHQ và làm ngơ cho CHND Trung Hoa thay chân Đài Loan vào làm HĐBA LHQ.

    Con ngựa thành Troy Trojan mà Mỹ cài cắm trong khu vực chính là Lý Quang Diệu, 1 đại gia tộc tài phiệt trước đó từng là lãnh đạo cấp cao của Hội Tam Hoàng, hậu duệ của Thiên Địa Hội Phản Thanh Phục Minh năm xưa. Mỹ áp lực Malaysia "trao trả độc lập" cho đảo Singapore, tách riêng ly khai lập quốc. Từ đó có thể thấy cách thức cai trị của Đảng Nhân Dân Hành Động Singapore là cách thức cai trị của giang hồ xã hội đen Tam Hoàng Thượng Hải - Hồng Kông, lấy việc bắn giết đánh đập làm nền tảng cai trị, bắn tham nhũng, đánh du khách, khai thác triệt để yếu tố "sợ hãi" fear factor để làm công cụ trị nước, giống hệt như cách mà một tổ chức tội phạm xã hội đen dùng bạo lực để giữ vững quy củ trong hắc bang, bang phái bang hội của họ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác! Sau này Mỹ với vãn hồi quan hệ với Đài Loan để có thêm một vây cánh bao vây kiềm chế Đại Lục. Thời Dân Quốc Tưởng Giới Thạch kế thừa Quốc Dân Đảng từ Tôn Trung Sơn người đã đánh đổ Mãn Thanh và chế độ phong kiến. Tiền rừng bạc biển, nắm tất cả mọi thế lực tỷ phú tài phiệt trong nước, diệt quân phiệt thống nhất Hoa Bắc. Lúc đó Quốc Dân Đảng quân đông nhất thế giới, tiền nhiều nhất khu vực, chính nghĩa thanh thế đang như diều gặp gió, trong khi Mao Trạch Đông thì trốn chui trốn nhủi trong các khu du kích mà lúc đó giới chức Quốc Dân khinh thường gọi là "phỉ khu". Mỹ muốn tìm đường phải TQ nhưng không có cửa, nếu muốn thì phải lật đổ đảo chính như Quốc Dân Đảng không phải là tay sai nên không thể nói "lật" là "lật" được như kiểu phế lập Thành Thái, Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại hay đảo chính nhà họ Ngô bên VN hay Nhật phế lập Phổ Nghi, Uông ngụy bên TQ.

      Do thanh thế, danh khí và tài lực hùng hậu, nên Tưởng Giới Thạch không coi Mỹ vào đâu cả. Nên Mỹ rút ra. Đến sau này sắp thua thì Tưởng mới sai vợ (Tống Mỹ Linh) sang Washington dùng mỹ nhân kế để xin tiền, nhưng Mỹ làm nhục phu nhân này bằng cách cho phơi nắng cả tuần rồi mới cho gặp nhưng lại không được gặp Tổng thống mà chỉ được gặp người đại diện Nhà Trắng và những lời hứa suông và động viên cổ vũ. Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng Lý Quang Diệu và Singapore (Tân Gia Ba) là một "kế hoạch B" của Mỹ trong giai đoạn không mặn nồng với Đài Loan.

      Xóa
    2. Quyền Lực mềmlúc 03:40 7 tháng 6, 2019

      Trong thời gian Mỹ - Trung thông đồng, Singapore là 1 con bài mà Mỹ xử dụng để duy trì và tăng cường ảnh hưởng trong khu vực mà Trung Quốc không nói gì được. Trong thời gian này người Mỹ sợ rằng mèo mả gà đồng với Đài Loan quá sẽ bị đặt vào tình thế trực tiếp đối kháng TQ, làm mích lòng TQ, vì TQ và Đài Loan là 2 kẻ thù công khai.

      Xóa
    3. Quyền Lực mềmlúc 03:46 7 tháng 6, 2019

      Singapore là con bài đặt sẵn của Mỹ, và nó đã phát huy tác dụng sau khi Mỹ thua VN sau 1975. Càng chơi thân với TQ thì càng phải tỏ ra xa cách Đài Loan. Singapore là một "Đài Loan thứ 2" mà Hoa Lục không thể trách móc gì được. Dùng người Hoa đánh người Hoa. Đây là bài "chia để trị" muôn thủa của tư bản, đế quốc. Chia rẽ, chia cắt, kích động thôi thúc nước này đánh nước, phân hóa chủng tộc, dân tộc, láng giềng, đồng minh, XHCN.

      Xóa
    4. Dân canada hay nói vui vụ chiến tranh thương mãi Mỹ - TQ và cấm Huawei là "if you can't beat them, ban them", "nếu bạn không thể thắng họ, hãy cấm họ".
      Câu này tiếu lâm hay dùng để châm biếm ông Trump là vì đây là câu nhại lại câu tục ngữ Bắc Mỹ là "if you can't beat them, join them", "nếu bạn không thể thắng họ, hãy gia nhập họ".

      Xóa
  7. Phát ngôn của cựu Thủ tướng Sing là 1 sự xuyên tạc, bịa đặt, nhằm xét lại lịch sử, đậm nét chủ nghĩa cơ hội.

    Không ai có thể phủ nhận được sự thật lịch sử ở miền Nam VN, biên giới Tây Nam và Campuchia thời đó. VN và Mặt Trận Đoàn Kết Kháng Chiến Cứu Nước Campuchia của đồng chí Hun Sen đã tiến hành chiến tranh giải phóng Campuchia là xuất phát từ tinh thần bảo vệ Tổ Quốc 2 nước, khi Khmer Đỏ liên tục xâm lấn và tàn sát dân ta, kiều bào ta, tàn sát chính dân Miên của họ. Không thể diệt tận gốc chế độ Khmer Đỏ thì không thể chấm dứt được các thảm sát và xâm lấn của Khmer Đỏ ở phía nam, thì không thể chuyên tâm lo làm ăn xây dựng tổ quốc được.

    Xuất phát từ lợi ích dân tộc của nhân dân 2 nước, ta đã phát động cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam nhằm giải phóng Cam Bốt và bứng gốc rễ Khmer Đỏ, tiêu diệt 1 hiểm họa phía Nam.

    Còn để trả lời câu hỏi VN có xâm lược hay không thì cũng dễ thôi. Nếu mà VN ta thua trong cuộc chiến này thì xâm lược hay không là một vấn đề tồn nghi lịch sử, một thuyết âm mưu có người tin có người không. Nhưng vấn đề đây là chúng ta đã THẮNG trong cuôc chiến này và đã thành công bứng gốc triệt rễ Khmer Đỏ, lật nhào và diệt sạch bọn cực đoan này. Chúng ta đã hoàn toàn làm chủ Campuchia về quân sự, và đóng ở đó một thời gian để lo diệt dư đảng "Kampuchia Dân Chủ", sau khi xong rồi và yên tâm rồi thì rút quân về. Mọi việc đều diễn ra đúng theo quy trình tự nhiên và hợp đạo lý, hợp lôgíc vấn đề.

    Và như quý vị đã thấy, ngày nay ta ở ta, họ ở nước họ, Campuchia vẫn là nước Campuchia chứ không phải thuộc nước VN, cũng không phải thuộc địa của VN. Như vậy rõ ràng sự chiến thắng của VN đã chứng minh đó không phải là xâm lược mà là "giải phóng hộ bạn, xong rồi quay về", theo lý lẽ thông thường "giúp bạn cũng là giúp mình".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quyền Lực mềmlúc 03:58 7 tháng 6, 2019

      Chế độ Poll Pott là một chế độ hỏa ngục, "ngụy cộng sản", một chế độ diệt chủng và xâm lược. Ông Lý nói VN "xâm lược" ông đã cố tình quên rằng chính Khmer đỏ đã xâm lược đất đai VN ở phía Tây Nam, đánh vào Tây Ninh và các tỉnh thành, các hòn đảo, tuyên bố sẽ thôn tính Sài Gòn và lấy lại đất lịch sử của Cao Miên phong kiến.

      Để ngăn chặn bàn tay tội ác diệt chủng và các vụ thảm sát, quân và dân ta đã phản công đánh trả Khmer đỏ và giúp bạn giải phóng Campuchia với "đội quân nhà Phật", tên gọi mà quân và dân Campuchia gọi quân đội Việt Nam, những bộ đội cụ Hồ. Bọn phản động, bám càng / đu càng hay lấy lý do VN đóng quân lâu ở nước bạn mà vu cáo là xâm lược, xuyên tạc bản chất cuộc chiến, trên thực tế lúc đó rõ ràng không thể rút lui ngay được vì Poll Pott và tàn quân dư đảng của hắn vẫn còn đó đang lẩn trốn trong rừng núi. Chưa đánh xong, chưa hoàn thành công cuộc giải phóng Campuchia mà đã rút về thì sau đó Khmer đỏ quay lại thì lại đem binh sang lại à? Thế là công cốc à?
      Thực tế lịch sử đã chứng thực, sau khi quân đội VN bình định, bình ổn được nước bạn, họ đã rút quân về, từ đó nước ai nấy ở, mạnh ai nấy làm, sống chung hữu hảo, phấn đầu vì nền hòa bình, dân chủ, độc lập và CNXH.

      Xóa
  8. Thật ra thằng Sing và các lãnh đạo họ Lý xưa nay vẫn nhất quán các quan điểm này rồi. Quan điểm của Sing từ thời lập quốc khỏi Malaysia đến giờ luôn luôn là hùa theo với Mỹ và chống Cộng Sản. Thời chiến tranh Tây Nam cũng vậy, Sing và nhà Lý luôn luôn thống nhất từ dạo đó đến bây giờ là biến cuộc hồi sinh đất nước Campuchia, cứu nguy dân tộc Campuchia, giải phóng nhân dân Campuchia của quân và dân Việt nam là VN đã xâm lược Campuchia, nói đúng theo quan điểm Mỹ và các báo đài, các kênh truyền thông tiếng Anh thân Mỹ trên trường quốc tế. Chửi Cộng Sản và nói bậy về lịch sử VN là trò quen thuộc của Sing từ xưa đến nay rồi. Nên giờ ông ta chỉ quen miệng lặp lại theo thói quen. Ví dụ như báo chí Sing và tiếng Anh vẫn hay gọi ngụy Sài Gòn là "Nam Việt Nam" (South Vietnam), gọi Biển Đông là "Biển Nam Trung Hoa" (South China Sea). Dù nó sai thực tế lịch sử nhưng báo chí tiếng Anh thân Mỹ trên quốc tế luôn lặp đi lặp lại những danh từ này chứ không riêng gì Sing. Trong Chiến Tranh Việt Nam rõ ràng Miền Nam Việt Nam có 2 phe, 1 phe theo dân tộc kháng chiến đánh Mỹ, 1 phe kia theo Mỹ quay mũi súng bắn ngược lại đồng bào. Sao lại gọi tụi ngụy là "Nam Việt Nam"? Biển Đông cũng đâu phải của 1 mình Trung Hoa, sao lại gọi là South China Sea, Biển Trung Nam Hải? Thằng Sing cũng biết là khi gọi là Biển Nam Trung Hoa thì không chỉ TQ được lợi mà Sing và Đài cũng được lợi.

    Nhiều bạn không biết quan điểm lâu nay và các phát ngôn thường nghe của lãnh đạo Sing nên vụ này thấy lạ lắm. Thật ra chả có gì khác với xưa nay. Đây là các phát ngôn thường thấy thường nghe phát ra cái mồm của họ 1 cách mặc định, theo thói quen, theo phản xạ kiểu chó Pavlov. Không xuyên tạc không phải là Sing, không hùa theo Mỹ không phải là Sing, không chửi CS không phải là Sing, không nói bừa về lịch sử VN thì không phải là Sing. Từ lúc Hàn và Sing đầu tư lớn nhất vào VN thì cũng là cánh tay nối dài của Mỹ thò vào VN. Lật sử từ đâu ra?

    Còn nếu theo thuyết âm mưu thì có thể đoán rằng Lý Hiển Long phát ngôn câu này là có chủ đích, trong bối cảnh Mỹ thì áp lực Sing theo chính sách "xoay trục trở lại châu Á" của Mỹ, còn Trung Quốc thì muốn Sing theo chính sách "Vành đai và Con đường tơ lụa 2".

    Trong bối cảnh thương chiến , Sing muốn tỏ thái độ nịnh bợ cả 2 người này, tỏ ra mình sẽ theo đuôi cả 2, vì đây là quan điểm xuyên suốt của 2 người này về chiến tranh biên giới Tây Nam, rằng Vn đã xâm lược (invade) Campuchia.

    Trả lờiXóa
  9. Cựu thủ tướng Singapore Lý hiển Long phát ngôn như thế là để đánh VN, và đánh VN là vì các dự án kinh tế liên quan đến cảng biển của VN sắp tới, chống lại lợi ích hàng hải của Singapore?

    https://vi.sott.net/article/4617-Nguoi-dan-Viet-Nam-phan-no-truoc-phat-bieu-Viet-Nam-xam-luoc-Campuchia-cua-Thu-tuong-Singapore

    " Bình luận về phát biểu của ông Lý Hiển Long vẫn đang tiếp tục dậy sóng, nhưng như Đại sứ Việt Nam tại Vương Quốc Campuchia đã chia sẻ "xin các bạn cố gắng kiềm chế, tranh luận lịch sự, phản đối văn minh, không dùng nhiều từ quá mạnh như hiện nay".

    Còn nữa, từ câu chuyện này, chúng ta cũng tự nhìn lại mình: thử hỏi chính thanh niên Việt Nam hiện nay, họ biết gì về hai cuộc chiến Tây Nam và phía Bắc, về mười năm hy sinh máu xuơng của người Việt trong việc bảo về chủ quyền lãnh thổ? Và với những mưu toan cố tình xoá trắng lịch sử, chôn lấp lịch sử, viết lại lịch sử như hiện nay thì có khi rồi không chỉ giới trẻ chúng ta cũng sẽ không biết hoặc quên đi, rằng có thời Việt Nam chống ngoại xâm phương Bắc, chống Pháp, chống Mỹ để giành độc lập.

    Từ câu phát biểu không đúng sự thật của Thủ tướng Singapore, chúng ta càng phải hiểu rằng phải biết trân trọng lịch sử như thế nào. Sự trân trọng đó, lịch sử đó phải được viết thành sách, phải được làm phim, phải có trong sách giáo khoa, trong các đề thi, trong các chương trình truyền hình,...không chỉ về cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, mà còn lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vì độc lập, tự do của đất nước Việt Nam. "

    Trả lờiXóa
  10. Thủ tướng Hun Xen của Campuchia đã lên tiếng phê phán một cách sâu sắc, đúng đắn và mạnh mẽ đối với phát biểu sai trái của Thủ tướng Lý Hiển Long. Còn riêng đối với Việt Nam, trong quá khứ, nhiều nước đã lợi dụng xương máu của người Việt Nam để vươn lên. Rõ ràng, Sing một lần nữa muốn lợi dụng điều này khi tình hình thế giới hỗn loạn và phức tạp như hiện nay.

    Trả lờiXóa