Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

Vấn đề dư luận quan tâm ở Đại hội Đảng XIII: AI LÀM TỔNG BÍ THƯ KHÔNG QUAN TRỌNG BẰNG VIỆC VIỆT NAM PHẢI KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG MÀ BÁC HỒ ĐÃ LỰA CHỌN!

 

Mấy hôm nay, các đài báo "cuốc tế" phản động như BBC, RFA, VOA hòa cùng nhịp điệu với các tờ báo của mấy cụ cờ vàng hải ngoại đang phát huy hết công suất xuyên tạc, bịa đặt thông tin liên quan đến Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là thông tin về nhân sự "tứ trụ" của Việt Nam ...
Mấy ông bà phản động không hiểu rằng Vấn đề dư luận trong Nhân dân Việt Nam quan tâm ở Đại hội XIII: AI LÀM TỔNG BÍ THƯ KHÔNG QUAN TRỌNG BẰNG VIỆC VIỆT NAM PHẢI KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG MÀ BÁC HỒ ĐÃ LỰA CHỌN!
Đó là con đường duy nhất đúng.
Theo dõi quá trình chuẩn bị Đại hội, người dân Việt Nam phấn khởi và tin tưởng Đại hội sẽ thành công và Việt Nam sẽ tiếp tục kiên định con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn cho Việt Nam: Độc lập tự chủ Tiến lên CNXH.
Có hai lĩnh vực quan trọng mà Dư luận Nhân dân mong muốn gửi đến Đại hội XII là
1. Công cuộc chống tham nhũng, hay gọi theo cách dân dã là "Công cuộc Đốt lò" do Tổng Bí thư- Chủ tịch nước khóa XII Nguyễn Phú Trọng khởi xướng phải được tiếp tục.

2. Công cuộc Đấu tranh bảo vệ Nền tảng tư tưởng của Đảng phải được đổi mới. 
Rõ ràng thời gian qua, NGHỊ QUYẾT SỐ 35-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM ĐÚNG MỨC Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới".  Như vậy, Nghị quyết vô cùng quan trọng này đã ban hành được hơn 2 năm. Tuy nhiên, nhìn lại, Google.tienlang thấy rằng công tác triển khai thi hành Nghị quyết quan trọng này chưa được các cấp các ngành quan tâm đúng mức. Một số cơ quan, tổ chức tuy có mở hội nghị quán triệt, phổ biến Nghị quyết song chỉ nặng về hình thức chứ chưa biến nội dung Nghị quyết thành hành động của từng đảng viên, đặc biệt là của lãnh đạo cơ quan tuyên giáo các cấp. Ví dụ rõ nhất mà Google.tienlang đã chỉ ra trong loạt bài gần đây khi có những đối tượng tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng nhưng không có ai lên tiếng đấu tranh trên truyền thông chính thống. Ví dụ, bài TUYÊN GIÁO Ở ĐÂU KHI NGUYÊN NGỌC VÀ VŨ NGỌC HOÀNG CÔNG KHAI XÉT LẠI HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN DO BÁC HỒ VÀ ĐẢNG TA LÃNH ĐẠO???, ví dụ bài ĐẠI TÁ NGÔ HỒNG VINH TRẢ LỜI ĐẠI TÁ TRỞ CỜ NGUYỄN NHƯ PHONG, hoặc bài về ông PGS ĐỖ NGỌC THỐNG v.v....
Chống lật sử chính là Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo NGHỊ QUYẾT SỐ 35-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ. 

Lê Hương Lan

12 nhận xét:

  1. Người làm Tổng Bí thư của Đảng phải vững vàng, kiên định tư tưởng, lập trường theo con đường của Hồ Chí Minh đã lựa chọn thì mới giữ được đi theo đường Bác đã chọn.
    Đại hội của Đảng phải chọn người làm Tổng Bí thư là người như vậy.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 13:27 26 tháng 1, 2021

    Phát biểu trong phiên khai mạc Đại hội XIII, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định "không thế lực nào ngăn cản nổi dân tộc ta đi lên, lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước".
    Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề cập đến 5 bài học kinh nghiệm, để Đại hội XIII cho ý kiến.

    Đầu tiên là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh...

    Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; kiên quyết, kiến trì đấu tranh, phòng chống suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm "chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu", nhất là các lãnh đạo ở Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương.

    Bài học thứ hai, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn luôn quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc", tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện phương châm "dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

    "Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân", Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói.

    Ba là, trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, mọi động lực và tính ưu việt của chế độ...

    Bài học thứ tư, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề cập đến việc tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hoá, xã hội; giữa tuân theo quy luật thị trường và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, con người, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa độc lập, tự chủ với tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế...

    "Thực sự coi trọng, phát huy hiệu quả và vai trò động lực của con người, văn hóa, của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong phát triển đất nước", Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói.

    Thứ năm, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn để phát triển đất nước...

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Chủ đề của Đại hội: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Cựu chiến binh nói rất đúng; chủ đề như vậy đó

      Xóa
  5. Dù ai là tbt ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM thì nguyên tắc TẬP TRUNG DÂN CHỦ vẫn là phương pháp lãnh đạo để tăng sức mạnh của ĐẢNG..Trong những nét đổi mới về mục tiêu hòa nhâp và đề cao quyền của người dân với ĐẢNG đã có mục tiêu :dân thụ hưởng . Đó cũng chính là chí phấn đấu để DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH mà lãnh tụ HỒ CHÍ MINH luôn luôn đề cao thực hiện trong suốt cuộc đời .NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC-MUÔN NĂM.

    Trả lờiXóa
  6. Kiều Minh Phươnglúc 22:21 27 tháng 1, 2021

    Tham luận tại Đại hội XIII của Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ rõ 3 thách thức đe dọa trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
    Trình bày tham luận tại Đại hội XIII của Đảng, ngày 27.1, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho hay, 4 nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn còn tồn tại và có mặt còn gay gắt hơn. Dưới góc độ thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc gia, ông Lâm cho rằng, “đất nước ta đang đứng trước 3 thách thức lớn đe dọa trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
    Thách thức đầu tiên, theo Bộ trưởng Công an, là âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn.
    Thứ 2, là nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, gắn với thách thức trong xử lý quan hệ với các nước lớn và giữ vững uy tín của Đảng, chế độ trước nhân dân ngày càng gia tăng.
    Thách thức thứ 3, theo ông Lâm, là nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với suy giảm lòng tin của nhân dân diễn biến phức tạp.
    “Trong 3 thách thức nêu trên, nguy cơ mất an ninh chính trị nội bộ, suy giảm thế trận lòng dân, làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng, của chế độ ta từ gốc, từ bên trong là nguy hiểm nhất”, ông Lâm khẳng định.

    Quan điểm của ông Tô Lâm thật trùng với quan điểm của Google.tienlang.

    Những kẻ trong lòng chế độ nhưng đã suy thoái biến chất nhưng lại được phát biểu công khai trên báo chí chính thống, tấn công Bác Hồ, tấn công con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn nhưng lại được Bộ trưởng Giáo dục lựa chọn, giao cho việc quốc gia đại sự là soạn sách giáo khoa...
    Tại sao không có ai lên tiếng phản bác?
    Tuyên giáo ở đâu?
    XIN HỎI BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ: VÌ SAO ÔNG LỰA CHỌN TOÀN NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG ĐỂ BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊCH SÁCH???
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/11/xin-hoi-bt-bo-gd-phung-xuan-nha-vi-sao.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguy hiểm quá; sách là để học mà sách không chuẩn thì học được gì

      Xóa
  7. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 22:37 27 tháng 1, 2021

    Liệu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có phải ‘trường hợp đặc biệt’?
    Có thể nói, với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam hiện nay cũng như theo quy định, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu là ‘trường hợp đặc biệt’ cũng sẽ được nhân dân Việt Nam đồng tình, ủng hộ.
    Vừa qua, chia sẻ với báo chí, PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký, kiêm Ủy viên Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương đã có những nhận định đáng chú ý về công tác nhân sự, các trường hợp đặc biệt được giới thiệu trong Ban Chấp hành khóa mới.

    Theo vị chuyên gia, có rất nhiều lý do để chọn trường hợp đặc biệt, mà đầu tiên phải kể đến như bản thân người đó là thật sự có đức, có tài, tạo được uy tín trong Đảng, trong nhân dân.

    “Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một điển hình. Phải khẳng định trước hết là không phải là do không tìm được người mà vấn đề đặc biệt là người đó ở lại có lợi cho Đảng, cho dân”, PGS.TS Nguyễn Viết Thông nhấn mạnh.
    Tiếp đến, mới là lý do như ở lĩnh vực đó khó tìm được người thay thế tốt hơn. Theo ông Thông, trong lịch sử Đảng trước đây chọn nhân sự không căn cứ độ tuổi.
    “Tôi ví dụ như những nhân sự có tài năng, đức độ, còn sức khỏe vẫn làm việc như Bác Hồ là việc tới 79 tuổi, các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, cũng làm việc không tính đến tuổi tác. Ngay như đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư khi 74 tuổi”, vị chuyên gia bày tỏ, đồng thời chia sẻ quan điểm, có nhiều ủy viên Trung ương 60 tuổi nhưng có tài năng, đủ đức độ mà nghỉ hưu sớm thì “rất phí”.
    PGS.TS Nguyễn Viết Thông cũng nhấn mạnh, theo quy định, đối với các trường hợp đặc biệt không phải chỉ có Bộ Chính trị quyết là xong, mà Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương lại phải trình Đại hội để xem có nhất trí danh sách giới thiệu để bầu.
    https://vn.sputniknews.com/vietnam/202101279993912-tong-bi-thu-chu-tich-nguyen-phu-trong-co-phai-truong-hop-dac-biet-o-dai-hoi-xiii/

    Trả lờiXóa
  8. Dù ai làm tổng bí thư ĐẢNG ....thì tiêu chí :DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH bao giờ cũng là điều kiện tối cần thiết để dân tin ĐẢNG ,ủng hộ ĐẢNG .SỐNG -CHIẾN ĐẤU VÀ HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC HỒ VĨ ĐẠI chính là nhiệm vụ của mỗi đảng viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đó chính động lực của nguồn sức mạnh của ĐẢNG .

    Trả lờiXóa