Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

Lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”: ĐÂY MỚI LÀ CON ĐƯỜNG ĐƯA TỚI THẮNG LỢI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1099/CĐ-TTg về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo Google.tienlang, tại Công điện này có các biện pháp hoàn toàn mới, có giá trị làm xoay chuyển tình thế cuộc chiến chống Covid 19 ở Tp Hồ Chí Minh. Và vì vậy,  ĐÂY MỚI LÀ CON ĐƯỜNG ĐƯA TỚI THẮNG LỢI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID.

Trong những ngày vừa qua, người dân cả nước hướng về Tp Bác Hồ với không ít lo lắng bởi thành phố này thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ 9/7/2021, hôm nay 22/8 rồi mà số ca nhiễm civid ở đây vẫn chưa giảm và số người tử vong lại còn tăng lên từng ngày!

Điều đó cho thấy rõ ràng, có một khâu nào đó chúng ta đã làm chưa tốt. Theo Google.tienlang, ngay trong Chỉ thị 16 của Chính phủ đã có quy định "ai ở đâu, ở yên đó", "giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng..." nhưng chúng ta đã không thực hiện triệt để.

Không lo lắng sao được khi thấy tràn ngập các hình ảnh trên báo chí cảnh tấp nập, nhộn nhịp, chen vai sát cánh trên các đường phố. Theo thống kê, Tp HCM mối ngày có tới 1,2 triệu người ra đường. Hỏi ra thì ai ai cũng có lý do chính đáng, hợp pháp để ra đường. Yêu cầu "ai ở đâu, ở yên đó" nhưng chúng ta chưa giải được bài toán về nhu cầu thiết yếu của người dân thì "ở nhà" làm sao được? 

Thấy rõ khiếm khuyết trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1099/CĐ-TTg về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Công điện này có 8 nội dung song theo chúng tôi, có 2 nội dung quan trọng nhất, bởi nó hoàn toàn mới, có giá trị làm xoay chuyển tình thế cuộc chiến chống Covid 19 ở Tp Hồ Chí Minh. Và vì vậy,  ĐÂY MỚI LÀ CON ĐƯỜNG ĐƯA TỚI THẮNG LỢI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID.

Cụ thể, hai nội dung mới này là:

"1. Lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ” trong phòng, chống dịch để kêu gọi, vận động, giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu ở đó”, cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường. Người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Sự tham gia, chấp hành, tuân thủ quy định của người dân đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch. Đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân. 

2. Hỗ trợ cao nhất về nhân lực, vật lực y tế, lực lượng quân đội, công an và các lực lượng cần thiết khác của Trung ương, các địa phương cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các lực lượng của địa phương và các lực lượng hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm đạt mục tiêu ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh đã được đề ra tại Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ; trong đó đặc biệt lưu ý: 

(a) Đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất ngay tại xã, phường, thị trấn, bảo đảm người dân được tiếp cận nhanh nhất, ở mọi lúc, mọi nơi; phân loại F0 ngay tại xã, phường, thị trấn để bảo đảm hỗ trợ, chăm sóc, quản lý phù hợp, hiệu quả; bố trí sẵn sàng nhân lực, phương tiện để kịp thời tiếp nhận, sơ cứu, cấp cứu, chuyển bệnh nhân diễn biến nặng lên điều trị tại các tuyến trên; 

(b) Cung cấp kịp thời lương thực, thực phẩm và các dịch vụ thiết yếu đến người dân, gia đình trong khu vực tăng cường giãn cách xã hội, nhất là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương; huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc;

(c) Huy động sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể xã hội, tổ chức tôn giáo và các tổ chức khác trong việc vận động, hướng dẫn, giải thích, thuyết phục và yêu cầu người dân chấp hành nghiêm việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch; (d) Bảo đảm an dân, an ninh và trật tự, an toàn xã hội."


Cảm động hình ảnh những anh Bộ đội Cụ Hồ ra trận...

Từ Công điện này, trên địa bàn 312 phường, xã, thị trấn của Tp HCM thành lập Tổ công tác đặc biệt để thực hiện công tác kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội; đi chợ thay cho người dân, thực hiện an sinh xã hội. 

Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ cho biết, lực lượng quân đội sẽ lập các đội công tác đặc biệt với sự tham gia của cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên… vừa làm công tác tuyên truyền vận động, giám sát người dân thực hiện nghiêm việc cách ly vừa đưa lương thực, thực phẩm, gói an sinh, gói thuốc điều trị đến từng nhà dân. Ngoài ra, lực lượng quân y cũng sẽ cùng với các trạm y tế lưu động, tổ y tế cộng đồng tham gia điều trị, hỗ trợ y tế cho người nhiễm Covid-19 đang điều trị tại nhà cũng như các trường hợp y tế khẩn cấp khác. 

Để bảo đảm lương thực, thực phẩm cho gần 10 triệu người dân trong 15 ngày, các bộ, ngành, trong đó có quân đội, công an, ngành công thương hợp tác giải quyết vấn đề này.

Thành phố dự kiến các mặt hàng thiết yếu theo giá trị dinh dưỡng, từ đó tính cụ thể, chi tiết số lượng hàng hóa (gạo, đường, nước mắm, dầu ăn...) mỗi ngày.

Nguyễn Thị Thu Trang (Trang- Saigon) - Cộng tác viên của Google.tienlang

Google.tienlang lưu ý bạn đọc: Hãy theo dõi tình hình covid-19 trên trang chính thống của Bộ Y tế:

======

Mời xem bài liên quan:

1. Nhân ngày 26/3: TỰ HÀO VÌ CHÚNG TÔI- NHỮNG THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TRÊN MẶT TRẬN CHỐNG DỊCH

24 nhận xét:

  1. Đúng vậy!
    Nếu không có ăn thì làm sao ở yên trong nhà được?
    Quân đội cùng các ngành hướng về cơ sở, cùng với cơ sở (UBND xã phường) thì tôi tin sẽ thành công.

    Trả lờiXóa
  2. Trong Công điện Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất ngay tại xã, phường, thị trấn, bảo đảm người dân được tiếp cận nhanh nhất, ở mọi lúc, mọi nơi. Đây là một chiến lược mới nhằm giúp người dân có được chăm sóc y tế sớm với mục tiêu: Tính mạng và sức khỏe của nhân dân là quan trọng nhất, là trên hết, trước hết. Với cách làm mới này, chúng ta có cơ sở để tin rằng sẽ kéo giảm đến mức thấp nhất các ca tử vong.

    Trả lờiXóa
  3. Từ 0 giờ ngày 23.8 - 6.9, tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của TP và Trung ương trú đóng trên địa bàn triển khai thực hiện phương án 3 tại chỗ hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” (tối đa 1/4 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị) và phải có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0 giờ ngày 23.8; khi ra đường phải mặc áo nhận diện của thành phố cấp.
    Người dân TP.HCM được yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó". Để đảm bảo duy trì hoạt động tối thiểu, chính quyền cho phép 17 nhóm ngành nghề được phép lưu thông trên đường; đồng thời tổ chức kiểm soát nghiêm ngặt.

    Các nhóm đối tượng được phép tham gia lưu thông bắt buộc có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định. Riêng lực lượng giao hàng sử dụng ứng dụng công nghệ (shipper) tạm ngưng hoạt động tại TP.Thủ Đức và các quận, huyện: 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn; đối với các quận, huyện còn lại thì shipper chỉ hoạt động trong quận, không chạy liên quận.
    Những đối tượng được phép lưu thông nhận giấy đi đường để xuất trình khi lực lượng kiểm soát yêu cầu.
    Trong văn bản số 2796 ngày 21.8 do Phó chủ tịch UBND TP.HCM ký ban hành đã nêu rõ các đầu mối để người dân, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan liên hệ.

    Danh sách đầu mối liên hệ
    Nhóm 1: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, MTTQ do Thủ trưởng đơn vị cấp giấy.
    Nhóm 2: Người làm việc tại các lĩnh vực thiết yếu về tài chính: ngân hàng, chứng khóan thì do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM và Ủy ban chứng khoán TP.HCM cấp giấy.
    Nhóm 3: Người lao động tại các đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải trên địa bàn do Sở GTVT cấp giấy.
    Nhóm 4: Nhân viên giao hàng của hệ thống phân phối; nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn, trang thiết bị, vật tư y tế phóng dịch; nhân viên làm việc tại hệ thống phân phối, điện lực, gas, xăng dầu, xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ do Sở Công thương cấp thẻ.
    Nhóm 5: Người lao động tại các đơn vị thuộc ngành xây dựng trên địa bàn (cấp thoát nước, công viên cây xanh, hạ tầng kỹ thuật; các công ty bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư) thì liên hệ Sở Xây dựng để được cấp giấy.
    Nhóm 6: Nhân viên y tế và lực lượng hỗ trợ y tế tham gia chống dịch bệnh Covid-19, người đi cách ly và đi cách ly về sẽ do Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị y tế cấp giấy đi đường.
    Nhóm 7: Lực lượng quân sự di chuyển thay ca làm việc tại các chốt, trạm kiểm soát, tổ tuần tra và lực lượng phối hợp do Bộ Tư lệnh cấp giấy.
    Nhóm 8: Nhân viên các cơ quan lãnh sự, ngoại giao đi thi hành nhiệm vụ đột xuất… và nhân viên làm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động ngoại giao do Sở Ngoại vụ TP.HCM cấp giấy
    Nhóm 9: Lực lượng hỗ trợ, cứu trợ thuộc điều phối của Ủy ban MTTQ VN (bếp ăn, từ thiện, thiện nguyện…) do Ủy ban MTTQ VN TP.HCM phối hợp với các doanh nghiệp, cá nhân cấp thẻ
    Nhóm 10: Lực lượng cung ứng dịch vụ viễn thông, báo chí và dịch vụ bưu chính nhà nước sẽ do Sở TT-TT TP.HCM cấp thẻ
    Nhóm 11: Dịch vụ công chứng do Sở Tư pháp cấp thẻ
    Nhóm 12: Các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ; nhân viên khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cách ly y tế và lực lượng phòng chống dịch cấp huyện, cấp xã trưng dụng thì do UBND TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện cấp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhóm 12: Người dân đi tiêm ngừa vắc xin Covid-19; Tổ Covid-19 cộng đồng, cấp cứu khám chữa bệnh định kỳ, người dân vùng xanh đi chợ, người đi chợ thay sẽ do UBND phường, xã, thị trấn cấp giấy đi đường.
      Nhóm 13: Các cơ sở sản xuất thực phẩm như: bánh mì, tàu hũ, bún, hủ tiếu… và các cơ sở xuất ăn công nghiệp do Ban Quản lý An toàn thực phẩm phối hợp chính quyền địa phương và Sở Công thương cấp giấy đi đường.
      Nhóm 14: Các công ty bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng) do Sở Tài chính cấp, các doanh nghiệp làm việc theo phương án 3 tại chỗ, chỉ cấp phát khi đi ra ngoài trụ sở giải quyết sự vụ và thu hồi ngay khi về cơ quan.
      Nhóm 15: Nhân viên các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ… phục vụ cách ly người nước ngoài, nhân viên y tế thì do Sở Du lịch cấp giấy đi đường, làm việc theo mô hình 3 tại chỗ và thu hồi ngay khi về cơ quan.

      Xóa
  4. Tính từ 18h ngày 21/8 đến 18h ngày 22/8, Việt Nam ghi nhận 11.214 ca nhiễm mới, trong đó 06 ca nhập cảnh và 11.208 ca ghi nhận trong nước; trong đó TP.HCM có 4.193 ca, dẫn đầu cả nước.
    Theo Bản tin của Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19 tại Việt Nam, tính từ 18h ngày 21/8 đến 18h ngày 22/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.214 ca nhiễm mới, trong đó 06 ca nhập cảnh và 11.208 ca ghi nhận trong nước.

    Trong số ca nhiễm trên, Thành phố Hồ Chí Minh (4.193), Bình Dương (3.795), Đồng Nai (849), Tiền Giang (709), Long An (365), Đà Nẵng (183), Khánh Hòa (160), Đồng Tháp (142), Bà Rịa-Vũng Tàu (107), Cần Thơ (97), Tây Ninh (83), An Giang (69), Nghệ An (68), Vĩnh Long (49), Bình Thuận (47), Đắk Nông (39), Trà Vinh (39), Phú Yên (38), Bình Định (20), Hà Tĩnh (20), Quảng Nam (16), Kiên Giang (15), Sơn La (15), Đắk Lắk (12), Bắc Ninh (11), Hà Nội (11), Gia Lai (10), Cà Mau (10), Hậu Giang (7), Lào Cai (6), Bắc Giang (6), Ninh Thuận (5), Lạng Sơn (5), Quảng Ngãi (3), Quảng Trị (3), Thái Bình (1); trong đó có 6.387 ca trong cộng đồng.

    Ngày 22/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sóc Trăng đăng ký bổ sung 138 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.

    Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 91 ca. Tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 109 ca, Bình Dương giảm 710 ca, Đồng Nai tăng 298 ca, Tiền Giang tăng 120 ca, Long An giảm 28 ca.

    Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 348.059 ca nhiễm, đứng thứ 68/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.540 ca nhiễm).

    Trả lờiXóa
  5. Hoan nghênh Cơ quan điều tra CA TP Hồ Chí Minh: KHỞI TỐ, BẮT GIAM LÊ THỊ KIM DUNG.
    Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Thị Kim Dung (sinh năm 1989, trú tại Quận 4) để điều tra về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi."

    Trước đó, Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện tài khoản Facebook Kim Zunf, có tên thật là Lê Thị Kim Dung (sinh năm 1989, trú tại Quận 4), đăng tin cung cấp “dịch vụ tiêm vaccine COVID-19” tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Vào cuộc truy xét, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang khi Dung đang tổ chức cho hai người đến tiêm vaccine tại Trường Mầm non 10 (Phường 10, Quận 11).
    Tại Cơ quan điều tra, Lê Thị Kim Dung khai nhận nhờ mối quan hệ cá nhân, có thể sắp xếp, cung cấp các suất tiêm vaccine phòng COVID-19 với giá từ 2-4 triệu đồng mỗi liều vaccine. Từ đó, Dung đăng thông tin này lên mạng và “khách hàng” có nhu cầu thì nhắn tin thông tin cá nhân để Dung lập danh sách rồi chuyển tiền thanh toán.

    Công an Thành phố Hồ Chí Minh xác định, Lê Thị Kim Dung đã tổ chức trót lọt cho 21 trường hợp không thuộc đối tượng vào danh sách tiêm vaccine trên địa bàn Quận 11 và thu lợi bất chính hơn 60 triệu đồng.

    Cơ quan Công an đang mở rộng điều tra vụ án.

    Trả lờiXóa
  6. Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 444.000 ca bệnh COVID-19 và trên 8.100 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là trên 212,5 triệu ca, trong đó trên 4,44 triệu ca tử vong.
    Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Iran (36.419 ca), Anh (32.253 ca) và Mỹ (trên 27.400 ca).

    Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Indonesia (1.030 ca), Mexico (847 ca) và Nga (762 ca).

    Tính từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới với 38,5 triệu ca mắc, trong đó có 645.045 ca tử vong. Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 574.524 ca trong tổng số 20,5 triệu ca nhiễm. Với 434.784 ca tử vong trong tổng số 32,4 triệu ca nhiễm, Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm và thứ ba về số ca tử vong.

    Trả lờiXóa
  7. Thấy VN dập dịch vất vả, mấy bác phởn động BBC, VOA, RFA... đương nhiên là vô cùng khoái chí. Họ lên giọng chê bai, "góp ý" "dạy dỗ" rằng phải làm theo cách "khoa học" của các nước "dân chủ" như Anh, Mỹ....
    Lộn cả ruột.

    COVID-19 lần đầu tiên xuất hiện nên các giải pháp phòng chống cũng chưa hề có tiền lệ. Mỹ, châu Âu đều loay hoay, chống dịch như diễn hài. NGay đến bây giờ, như bản tin bạn Ngân Giang viết trên kia, người dân Mỹ đang chết như ngả rạ:
    "Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 444.000 ca bệnh COVID-19 và trên 8.100 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là trên 212,5 triệu ca, trong đó trên 4,44 triệu ca tử vong.
    Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Iran (36.419 ca), Anh (32.253 ca) và Mỹ (trên 27.400 ca).

    Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Indonesia (1.030 ca), Mexico (847 ca) và Nga (762 ca).

    Tính từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới với 38,5 triệu ca mắc, trong đó có 645.045 ca tử vong. Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 574.524 ca trong tổng số 20,5 triệu ca nhiễm. Với 434.784 ca tử vong trong tổng số 32,4 triệu ca nhiễm, Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm và thứ ba về số ca tử vong. "

    Việt Nam chống dịch theo cách của người Việt Nam: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Mỹ, Anh có muốn cũng không thể bắt chước được cách làm của Việt Nam!

    Đúng như Google.tienlang đã nói: NHÂN DÂN VIỆT NAM " CẦN " TRÁNH XA BBC, RFA, RFI, VOA.
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/09/nhan-dan-viet-nam-can-tranh-xa-bbc-rfa.html

    Trả lờiXóa
  8. Tôi rất buồn khi thấy bên Tre Làng vừa chép về bài của Zing Vì sao Phó tổng thống Mỹ chọn Việt Nam và Singapore cho chuyến đi ĐNA?
    https://www.trelangblog.com/2021/08/vi-sao-pho-tong-thong-my-chon-viet-nam.html#.YSMwFLAzYdU

    Ông Tre Làng có vẻ khoái Bu Mẽo như báo chí VN đang bị USAID thao túng.
    Trong bài, Zing viết:
    -----
    "Mỹ sẽ thúc đẩy hoạt động tại Đông Nam Á thông qua hai trụ cột chính, đó là can dự toàn diện và xây dựng một mạng lưới các đồng minh và đối tác", ông Thayer nói.
    Chuyến thăm của bà Harris tiếp nối cuộc gặp trực tuyến giữa Ngoại trưởng Anthony Blinken với những đồng cấp ASEAN vào đầu tháng 8 và chuyến công du ba nước Singapore, Việt Nam cùng Philippines của Bộ trưởng Quốc phòng Austin hồi cuối tháng 7.
    Ngoài ra, giáo sư Thayer dự đoán rằng bà Harris có thể sẽ đề xuất thảo luận nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược. Đồng thời, Phó tổng thống nhiều khả năng sẽ chuyển lời mời thăm chính thức Mỹ của ông Biden tới các lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong thời gian tới, ông Thayer nhận định.
    -----
    Như vậy, rõ ràng Mỹ đang "thừa nuớc đục thả câu", đang lợi dụng việc VN đang khó khăn trong dập dịch, Mỹ đưa cho VN vài triệu liều vắc xin và rồi lại ép VN "nâng cấp quan hệ", đòi Việt Nam phải bỏ chiến lược 4 không của mình, rồi phải ngả vào lòng Bu Mỹ, để xông lên tuyến đầu chống Trung Quốc!!!!

    Ông Tre Làng không thấy điều trên hay sao?

    Tôi tin rằng CÁC CHUYẾN THĂM RÁO RIẾT CỦA MỸ KHÔNG THỂ LÀM LUNG LAY CHÍNH SÁCH ‘4 KHÔNG’ CỦA VIỆT NAM
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/nong-intense-us-visits-cannot-shake.html

    Nhưng nó chơi bài lỳ, cứ nói hoài, xin hoài mà mình từ chối hoài thì ta cũng khó!
    TÔI MONG SAO BÀ PHÓ TỔNG MỸ HỦY CHUYẾN THĂM VIỆT NAM!

    Trả lờiXóa
  9. "Chuyến công du thực hiện ngay sau thất bại bẽ mặt ở Afghanistan, phó tổng thống có hy vọng gì trong việc thuyết phục Singapore và Việt Nam rằng Tổng thống Biden sẽ làm tốt hơn?

    Có một số quan ngại trong khu vực về sự thiếu quan tâm rõ ràng của ông trong sáu tháng đầu cầm quyền, khi ông không gọi điện cho một nhà lãnh đạo nào ở Đông Nam Á và dường như tập trung nhiều hơn trong việc thiết lập lại mối quan hệ với châu Âu.

    Nhưng trong hai tháng qua, các chuyến thăm đầu tiên của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã đưa ra tín hiệu mức độ nghiêm túc mà Mỹ hiện dành cho khu vực này.

    Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nói: "Cách mà việc rút quân khỏi Afghanistan diễn ra thực sự rất tổn hại đến uy tín của Hoa Kỳ".

    "Nhưng về lâu dài, điều đó còn phụ thuộc vào những gì họ làm sắp tới. Nếu họ theo sát các chuyến thăm của Austin và Harris, đẩy mạnh ngoại giao vaccine ở khu vực này, nếu họ cung cấp đầy đủ nguồn lực cho chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình, thì đây có thể là một chính sách đối ngoại có trọng điểm hơn cho chính quyền Biden, tránh khỏi Trung Đông và những cuộc chiến không thể phân thắng bại. "

    A woman (C) receives the Moderna Covid-19 coronavirus vaccine at a primary school in Hanoi on 27 July 2021
    NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
    Chụp lại hình ảnh,
    Chính sách ngoại giao vaccine của Hoa Kỳ đã hoạt động mạnh trong khu vực

    Việc Mỹ ủng hộ 23 triệu liều vaccine Covid gần đây giúp hình ảnh của nước này ở ở Đông Nam Á được nâng lên không ngờ và việc người ta cho rằng chất lượng của công nghệ vaccine mRNA của Mỹ vượt trội hơn so với vaccine kém hiệu quả do Trung Quốc sản xuất đã được cung cấp số lượng lớn trong khu vực.

    Bà Harris sẽ tận dụng điều đó bằng cách đề xuất quan hệ đối tác sâu hơn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế, đồng thời mở chi nhánh tầm khu vực đầu tiên của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ tại Hà Nội."
    BBC
    https://www.bbc.com/vietnamese/world-58302053

    Trả lờiXóa
  10. Trần Thị Thuậnlúc 16:01 23 tháng 8, 2021

    Trong Công điện vừa được phát đi trưa nay, 22/8, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất ngay tại xã, phường, thị trấn, bảo đảm người dân được tiếp cận nhanh nhất, ở mọi lúc, mọi nơi. Đây là một chiến lược mới nhằm giúp người dân có được chăm sóc y tế sớm với mục tiêu: Tính mạng và sức khỏe của nhân dân là quan trọng nhất, là trên hết, trước hết. Với cách làm mới này, chúng ta có cơ sở để tin rằng sẽ kéo giảm đến mức thấp nhất các ca tử vong.

    Để thực hiện điều này này, trên cơ sở lấy hệ thống y tế địa phương làm nòng cốt, các bộ, ngành, các lực lượng chi viện từ Trung ương như quân đội, công an, y tế, các địa phương khác sẽ hỗ trợ tối đa cả về nhân lực, vật lực cho TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương trong công tác khám chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng vaccine.

    Cụ thể hơn, rà soát toàn bộ các xã, phường để tăng cường ô xy y tế, trang thiết bị, vật tư y tế, đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên… để điều trị tích cực cho ngay tại cơ sở cho bệnh nhân. Cùng với đó, tùy điều kiện, diễn biến dịch tễ, có thể lập thêm các trạm y tế lưu động tại các xã, phường, tại các địa điểm phù hợp.

    Bên cạnh việc thí điểm điều trị F0 không có triệu trứng tại nhà, tinh thần là mở rộng tối đa các hình thức điều trị F0 ngay tại cơ sở, điều trị tại bất kỳ nơi nào thuận lợi như tại trạm y tế, tại trường học, trụ sở UBND xã phường hay tại nơi có không gian thoáng đãng, người bệnh thấy thoải mái; kết hợp đông y và tây y, tăng cường hướng dẫn điều trị qua các phương tiện thông tin đại chúng…

    Chuẩn bị sẵn sàng các xe cấp cứu, trung tâm cấp cứu tại từng quận, huyện để đáp ứng khi cần. Sử dụng hiệu quả nhất Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới 100% tuyến huyện.

    Như vậy, có 3 tuyến điều trị bệnh nhân COVID-19: Tại xã phường, tại quận huyện và cấp tỉnh, thành phố, trong đó tuyến trên chủ yếu lo cho những ca bệnh nặng.

    Trả lờiXóa
  11. Ông Tre Làng xưa nay vẫn thế đó, ông Hoàng12:42 23 tháng 8, 2021 ạ.
    Ông Đông La cũng thế.
    Nói chung là những ông này chả hiểu gì cả nên không có lập trường.
    Gió chiều nào che chiều đó.
    Nhưng tôi tin như ông, rằng CÁC CHUYẾN THĂM RÁO RIẾT CỦA MỸ KHÔNG THỂ LÀM LUNG LAY CHÍNH SÁCH ‘4 KHÔNG’ CỦA VIỆT NAM
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/nong-intense-us-visits-cannot-shake.html

    Trả lờiXóa
  12. Từ 18h ngày 22/8 đến 18h30 ngày 23/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận thêm 10.280 trường hợp tại 43 tỉnh, thành phố (giảm 942 ca so với ngày 22/8). Trong đó, có 10.650 bệnh nhân do lây nhiễm trong nước và 7 trường hợp nhập cảnh.

    Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa đăng ký bổ sung 117 ca được lấy mẫu từ trước. Như vậy, Bộ Y tế công bố tổng số 10.397 bệnh nhân.

    TP.HCM là địa phương có số người mắc nhiều nhất cả nước ngày 23/8 với 4.251 trường hợp, tăng 58 ca so với hôm qua. Bình Dương theo sau với 3.183 ca, giảm 612 bệnh nhân.

    Một số tỉnh thành khác ghi nhận số ca dương tính cao trong hôm nay gồm Đồng Nai (623), Tiền Giang (459), Long An (388), Bà Rịa - Vũng Tàu (154), Đà Nẵng (152), Đắk Lắk (128), Khánh Hòa (125), Nghệ An (111), Đồng Tháp (100), Cần Thơ (85), An Giang (75), Bến Tre (65), Kiên Giang (57), Phú Yên (43), Hà Nội (40), Bình Thuận (36), Trà Vinh (34), Sơn La (21), Bình Định (19), Tây Ninh (17), Thừa Thiên Huế (17),…

    Như vậy, đến nay, nước ta đã phát hiện tổng số 358.456 bệnh nhân Covid-19, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4), Việt Nam có thêm 354.355 ca do lây nhiễm trong nước.

    8/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước, gồm Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái, Hà Giang.

    2 tỉnh, thành phố không xuất hiện lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình.

    5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao nhất đợt dịch thứ tư là TP.HCM (180.245), Bình Dương (73.425), Đồng Nai (18.311), Long An (18.193), Tiền Giang (7.743).

    Về tình hình điều trị, ngày 23/8 có 6.945 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số đã chữa khỏi lên 154.612 trường hợp. Cả nước hiện có 711 ca nặng, đang điều trị ICU và 26 ca nguy kịch, phải can thiệp ECMO.

    Chiều nay, Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo, Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận thêm 389 ca Covid-19 tử vong tại 9 địa phương.

    Cụ thể: TP.HCM (340), Bình Dương (34), Long An (6), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Cần Thơ (1), Bà Rịa ), Vũng Tàu (1).

    Như vậy, nước ta hiện có 8.666 người mắc Covid-19 tử vong, chiếm tỷ lệ 2,4% trên tổng ca nhiễm.

    Trả lờiXóa
  13. “Nếu để dân đói thì lãnh đạo phải lấy sinh mạng chính trị của mình ra để đảm bảo. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ sở phải chịu kỷ luật trước tiên, thậm chí ngay cả Bí thư Tỉnh ủy cũng phải chịu trách nhiệm. Cuộc chiến chống dịch thắng lợi hay không phụ thuộc vào ý thức người dân, nhưng quan trọng hơn vẫn là chính sách an dân, làm sao để người dân yên tâm và tin tưởng. Vắc xin quan trọng nhất là ý thức người dân và lòng dân”.- ông Lĩnh chỉ đạo thêm.

    Trao đổi với PV, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết sẽ kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu địa phương nếu người dân bị đói trong thời gian giãn cách xã hội. Cùng với đó, bản thân ông cũng sẽ từ chức nếu để xảy ra tình trạng này.

    Theo báo cáo của Sở Y tế Đồng Nai, đến sáng 23/8 toàn tỉnh ghi nhận hơn 18.000 ca dương tính, trong đó 7.146 ca khỏi bệnh, 131 bệnh nhân Covid-19 tử vong.

    Trả lờiXóa
  14. Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định: “Được Chính phủ giao, Quân đội quyết tâm bằng mọi cách, bằng mọi biện pháp, sử dụng mọi lực lượng, với khả năng của mình và vượt cả khả năng của mình, quyết tâm cùng với nhân dân TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai và địa bàn có dịch khắc phục triệt để và đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường”.

    Theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, Quân đội tham gia vào công tác chống dịch tại các tỉnh, thành phố phía Nam từ việc thành lập các bệnh viện dã chiến, tăng cường các lực lượng để bảo đảm cho người dân không ra đường, cung cấp, vận chuyển vật tư y tế, tiêm vắc xin, làm cả hậu sự cho người dân không may qua đời vì Covid-19....

    “Quân đội sẽ sử dụng lực lượng hiện có, cả không quân, cả vận tải bộ, vận tải thủy để hỗ trợ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác, bảo đảm cho người dân an toàn, để chúng ta phòng và chống được đợt dịch này”, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết.

    Còn Phó Thủ tướng Lê Văn Thành căn dặn các thành viên trong đoàn phải tuyệt đối chấp hành nghiêm kỷ luật Quân đội, quy định về phòng, chống dịch, tuân thủ quy trình chuyên môn để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho bản thân, tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

    "Hiện nay bà con nhân dân các tỉnh phía Nam rất cần sự có mặt của lực lượng thầy thuốc Quân đội. Chính phủ biểu dương tinh thần sẵn sàng xung kích của các y bác sĩ và tin tưởng rằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn lực lượng vũ trang, chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này." - lời Phó thủ tướng.

    Trả lờiXóa
  15. Bộ đội Cụ Hồlúc 21:24 23 tháng 8, 2021

    Có nước nào mà những người lính quân đội "đi chợ hộ" người dân hay không?
    Chắc chắn là không có!
    Mấy anh chị phản động BBC, RFA, RFI, VOA đang la ó, biện pháp "cách ly" là "vi phạm nhân quyền!", là "chống dịch chẳng giống ai"...

    Vâng, chúng tôi tự hào vì chúng tôi chống dịch chẳng giống Mỹ, chẳng giống Anh... mà chúng tôi đang chống dịch kiểu Việt Nam!
    Nhân quyền cao nhất là quyền được sống. Nhà nước VN áp dụng biệt pháp cách ly nghiêm ngặt chính là đang bảo vệ quyền được sống của người dân trước sự tấn công của giặc Covid.

    Quân đội Việt Nam "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ" đang được huy động để bảo vệ người dân là thế. Không hề lý thuyết suông!

    Trả lờiXóa
  16. Chúng ta phải thừa nhận rằng biến thể virut ở miền nam nguy hiểm hơn và cũng phải thừa nhận rằng kiểm soát 1 thành phố 10tr dân và 3tr dân vãng lai khó khăn hơn đợt bùng phát ở bắc giang,bắc ninh. Tuy nhiên tôi tin chắc rằng TP HCM đã chống dịch bằng mồm và giấy trong thời gian đầu,bởi vì tôi còn nhớ rằng cuối tháng 4 đầu tháng 5 chính quyền còn có thời gian đi đôi co với chủ sị của hội thánh phục hưng trong khi cả một thời gian đám này đã đi khắp nơi . Suốt cả tháng trời thực hiện giãn cách mà dân ra phố ầm ầm. Trong khi nơi tôi sống ,một trung tâm du lịch với 30/4 chật kín con phố nhỏ với nhiều điểm được ghi nhận là có tiếp xúc f1 người ta đã nhanh chóng phong toả,chấm dứt ngay các tụ điểm đông người. Có lẽ vì thế mà cho đến giờ cuộc sống vẫn khá bình thản mặc dù thiệt hại kinh tế là ko thể đếm được.

    Trả lờiXóa
  17. Quy trình đi chợ hộ ở P.14

    7 giờ - 7 giờ 30 phút mỗi ngày, đại diện các siêu thị, cửa hàng bán thực phẩm sẽ gửi danh mục hàng hóa có trong ngày đến phường, danh mục này đã niêm yết sẵn giá.
    Phường chuyển danh mục đó xuống từng hội nhóm mạng xã hội ở khu phố.
    Người dân có nhu cầu mua hàng sẽ viết danh sách những thứ cần mua rồi gửi lên nhóm, kèm theo tên, địa chỉ, số điện thoại.
    Đơn hàng được phường tiếp nhận và chuyển đến các cửa hàng để nhân viên siêu thị đóng gói.
    Sau khi hoàn tất, đội hậu cần sẽ đến tận nơi để nhận, gửi tiền cho phía siêu thị rồi giao đến tận nhà dân. Người dân gửi lại tiền cho tổ hậu cần theo đúng giá trong hóa đơn.

    Trả lờiXóa
  18. Tin vui: Tân Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi: TP lên kế hoạch mở cửa từng bước sau 15/9
    Ngay sau khi được bầu làm Chủ tịch TP.HCM, ông Phan Văn Mãi đã gửi lời cảm ơn các đại biểu HĐND TP đã tín nhiệm bầu ông giữ nhiệm vụ này. Đồng thời, ông cũng trân trọng ghi nhận và cảm ơn những đóng góp của người tiền nhiệm là ông Nguyễn Thành Phong, cho sự phát triển của TP trong hơn 1 nhiệm kỳ qua.

    Tân chủ tịch TP cho biết, nhận nhiệm vụ vào thời điểm hết sức khó khăn này, ông nhận thức được vinh dự lớn lao và trọng trách đầy thách thức trước HĐND và cử tri TP.
    Ông cam kết sẽ đem hết tinh thần và sức lực, khả năng và thời gian của mình để cùng tập thể UBND TP đoàn kết, sáng tạo, quyết liệt thực hiện đầy đủ chức trách và nhiệm vụ được giao; huy động mọi nguồn lực, thực hiện có kết quả các biện pháp phòng, chống dịch nhằm cải thiện tình hình, tiến đến kiểm soát dịch bệnh; tập trung cao cho công tác điều trị, giảm tử vong; ổn định xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân, nhất là người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.

    “Nhân dịp này, tôi xin chia sẻ với bà con TP về những khó khăn vả cả sự mất mát trong đại dịch vừa qua. Tôi cũng xin ghi nhận và tri ân đến đội ngũ y bác sĩ, lực lượng tuyến đầu chống dịch - tất cả đã không ngại gian khổ, vượt qua áp lực tâm lý, hy sinh thầm lặng để đảm bảo tính mạng và an toàn cho nhân dân”, ông Mãi chia sẻ.

    Người đứng đầu chính quyền TP cho rằng, lịch sử của Sài Gòn - TP. HCM đã khẳng định có những lúc hết sức khó khăn, nhưng với truyền thống kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, luôn vượt qua và tiến về phía trước. Với điểm tựa tinh thần đó, với sự nỗ lực của cả TP, cùng sự giúp đỡ của Trung ương và cả nước, sự ủng hộ của nhân dân, chúng ta có niềm tin vững chắc vào tương lai tương sáng của TP.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từng bước mở cửa nền kinh tế

      Cũng ngay sau khi nhận nhiệm vụ Chủ tịch TP, ông Phan Văn Mãi có buổi gặp gỡ báo chí trên cương vị mới.

      Mở đầu buổi gặp, ông Mãi nhận định dịch bệnh có thể kéo dài đến năm 2022, TP.HCM phải xây dựng kế hoạch từng bước mở cửa lại TP sau 15/9 khi tình hình được kiểm soát.

      "Tôi nói rất thật lòng đây là thời khắc khó khăn cho TP cũng như cá nhân tôi khi nhận nhiệm vụ", tân Chủ tịch TP Phan Văn Mãi trải lòng.

      Theo ông Mãi, người dân TP đang trải qua những ngày khó khăn nhất. Sự chịu đựng, bất tiện, thiếu thốn và đặc biệt là sự mất mát của nhiều người... là điều không mong muốn. Đây là áp lực rất lớn với ông khi nhận nhiệm vụ vào thời điểm này, một nhiệm vụ nặng nề.

      Tân Chủ tịch TP cũng cho biết, dịch bệnh kéo dài gây tổn thương rất lớn cho kinh tế - xã hội của TP cũng như cả nước. Các hoạt động bị đình đốn, nhiều người không có việc làm, thu nhập, không thể duy trì sản xuất dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng, môi trường đầu tư bị ảnh hưởng.

      Tuy nhiên, ông bày tỏ quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ và cho biết cá nhân ông không thể làm tất cả. Ông mong muốn có sự đồng lòng, chung sức của hệ thống chính quyền để cùng vượt qua khó khăn.

      Nói về ưu tiên trong phòng, chống dịch thời gian tới, ông Mãi cho biết sẽ huy động tất cả nguồn lực cả trong và ngoài nước để tập trung thực hiện các mục tiêu: Giảm tử vong, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị; chăm lo đời sống cho người dân bằng an sinh xã hội; thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch, cải thiện tình hình; đẩy nhanh tiêm vắc xin để tăng miễn dịch cộng đồng.

      Đối với vấn đề mở cửa nền kinh tế, ông Mãi khẳng định đây là yêu cầu có thật và rất bức thiết. Tuy nhiên, để thực hiện, TP cần có kế hoạch cụ thể, lộ trình, và việc mở cửa phải từng bước, phù hợp. Ông cho biết sẽ chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện một kế hoạch cụ thể để khôi phục và phát triển nền kinh tế khi dịch kéo dài, phức tạp.

      Vị tân Chủ tịch TP cho biết, TP đặt mục tiêu tới 15/9 sẽ kiểm soát được dịch nhưng không phải "tới đó là hết dịch bệnh". Theo ông, đến ngày này, TP đo lường việc kiểm soát dịch dựa trên các tiêu chí như: số ca nhiễm giảm dần, số ca cần điều trị sẽ bằng và nhỏ hơn năng lực điều trị của TP, số ca tử vong giảm rõ rệt, vùng xanh được mở rộng, vùng đỏ, cam, vàng giảm đi.

      "Thế nhưng không phải tới 15/9 là không còn dịch nữa. Tình hình này sẽ kéo dài đến cuối năm và có thể sang năm 2022 như kinh nghiệm ở Mỹ, châu Âu và các nước châu Á ngay cả khi họ đã hành động sớm, có tỷ lệ tiêm vắc xin cao. Diễn biến chủng Delta khiến tình hình nhiều nước đang diễn biến phức tạp", ông Mãi nhận định.

      Nói về định hướng mở cửa lại TP, ông Phan Văn Mãi cho biết, sẽ sớm thành lập bộ phận xây dựng kế hoạch cụ thể để bổ sung các biện pháp từ đây đến 15/9 và sau đó, tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng, các chuyên gia trong và ngoài nước.

      “Tùy theo tình hình dịch, TP sẽ mở cửa lại nền kinh tế, các hoạt động sản xuất, dịch vụ dựa trên nguyên tắc an toàn, không ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch”, ông Mãi thông tin.

      Xóa
  19. Tính từ 18h30 ngày 23-8 đến 18h ngày 24-8, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.811 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 10.797 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (4.627), Bình Dương (3.628), Đồng Nai (799), Long An (393), Khánh Hòa (203), Đồng Tháp (162), Đà Nẵng (153), Tây Ninh (105);

    Tiền Giang (93), Cần Thơ (72), Hà Nội (66), Bà Rịa - Vũng Tàu (64), Kiên Giang (61), Bình Thuận (56), Sóc Trăng (42), An Giang (42), Nghệ An (28), Phú Yên (24), Đắk Lắk (21), Bình Phước (20), Thừa Thiên Huế (13), Bến Tre (12), Vĩnh Long (11);

    Quảng Nam (11), Hà Tĩnh (10), Hậu Giang (9), Quảng Trị (9), Sơn La (9), Bạc Liêu (7), Lạng Sơn (7), Trà Vinh (6), Thanh Hóa (5), Lâm Đồng (5), Bình Định (5), Ninh Thuận (4), Gia Lai (3), Bắc Ninh (3), Bắc Giang (3), Quảng Bình (2), Quảng Ngãi (1), Hà Nam (1), Hải Phòng (1), Cà Mau (1), trong đó có 6.780 ca trong cộng đồng.

    Trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 531 ca. Tại TP.HCM tăng 376 ca, Bình Dương tăng 445 ca, Đồng Nai tăng 176 ca, Long An tăng 5 ca, Khánh Hòa tăng 78 ca.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Google.tienlang lưu ý bạn đọc: Hãy theo dõi tình hình covid-19 trên trang chính thống của Bộ Y tế:

      BỘ Y TẾ- TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19

      https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/dong-thoi-gian

      Xóa
  20. Đồng Thị Kim Thanhlúc 21:56 24 tháng 8, 2021

    Có lẽ biết tâm tư nguyện vọng của người Việt Nam như phát biểu của ông Hoàng12:42 23 tháng 8, 2021 https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/lay-xa-phuong-thi-tran-la-phao-ai-ay.html?showComment=1629697357858#c9218911109288667076

    nên trưa nay, ngay tại Sing, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nhấn mạnh Washington không bắt các nước Đông Nam Á phải chọn Mỹ hay Trung Quốc. Bà khẳng định sự can dự của Mỹ không nhằm đối đầu bất kỳ quốc gia nào.

    Trả lờiXóa
  21. Đồng Thị Kim Thanhlúc 22:08 24 tháng 8, 2021

    Chuyên cơ Không Lực 2 đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Chuyến bay bị chậm 3 tiếng so với lịch trình.

    Đoàn bay sẽ về khách sạn J.W.Marriot, Hà Nội sau thời gian làm thủ tục và lễ đón tiếp của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại sân bay.

    Trả lờiXóa