Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

CẢ NƯỚC TƯNG BỪNG LỄ HỘI DỊP 30/4 VÀ 1/5

Trong những ngày nghỉ lễ dài dịp 30/4 - 1/5 sắp tới, du khách có nhiều sự lựa chọn với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí, lễ hội tưng bừng dọc theo chiều dài đất nước.

Ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương, Phú Thọ

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là dịp con cháu người Việt tưởng nhớ và hướng về cội nguồn
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là dịp con cháu người Việt tưởng nhớ và hướng về cội nguồn
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay sẽ diễn ra tại khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày lễ lớn mang tầm vóc quốc gia, cũng là dịp để các thế hệ người dân Việt Nam hướng về cội nguồn, tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng và những bậc tiền nhân chống giặc giữ nước.

Hát Xoan - một trong những nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong mùa lễ hội
Hát Xoan - một trong những nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong mùa lễ hội
Ước tính khoảng 6-7 triệu lượt khách hành hương về với cội nguồn
Ước tính khoảng 6-7 triệu lượt khách hành hương về với cội nguồn

Các sự kiện trong phần lễ năm nay như rước kiệu lễ vật, lễ tế tại đền Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, lễ dâng hương, lễ rước kiệu về đền Hùng của các xã vùng ven khu di tích. Ban tổ chức cho biết, còn nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật bên lề, cũng là nét mới của ngày lễ năm nay như tổ chức Liên hoan hát Xoan, trình diễn hát Xoan cổ, triển lãm ảnh, hội trại văn hóa… Dự kiến mùa lễ hội năm nay sẽ thu hút khoảng 6-7 triệu lượt khách thập phương về tham dự.

Lễ hội khinh khí cầu, Hà Nội




Lễ hội khinh khí cầu lần đầu diễn ra ở miền Bắc
Lễ hội khinh khí cầu sắp được diễn ra lần đầu tiên ở miền Bắc, hứa hẹn sẽ đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị khi thưởng ngoạn cảnh đẹp và không khí mát lành tại độ cao tối đa 40-50m theo chuẩn quốc tế. Được biết, ngày lễ sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 30/4 đến 2/5 tại khuôn viên khu đô thị sinh thái Ecopark.

Theo thông tin từ ban tổ chức, khinh khí cầu sẽ bay trong hai khung giờ từ 6h30 đến 9h và 15h đến 18h30. Ngày hội phù hợp với các gia đình có trẻ nhỏ hay các nhóm bạn, những cặp đôi tình nhân tới tham gia nhiều hoạt động thú vị, vui chơi giải trí. Với không gian rộng lớn, nơi đây phù hợp làm điểm đến dã ngoại.
Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2015


Các hoạt động của kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2015 sẽ được tổ chức rộng khắp trên địa bàn toàn thành phố từ ngày 30/4/2015 đến ngày 19/5/2015, trong đó những hoạt động trọng tâm, điểm nhấn sẽ được diễn ra trong 5 ngày từ 8/5 đến 13/5 tại quảng trường Nhà hát thành phố và khu vực dải trung tâm thành phố.
Hai hoạt động chính là Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng sẽ được tổ chức từ 8h00’ ngày 9/5 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp và Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2015 được tổ chức vào 20h00 ngày 9/5 tại Quảng trường nhà hát thành phố.

Lễ hội Carnival, Hạ Long, Quảng Ninh

Lễ diễu hành đường phố sôi động
Lễ diễu hành đường phố sôi động

Lễ hội Carnival Hạ Long nằm trong chuỗi chương trình lễ hội du lịch Hạ Long từ năm 2007 đến nay. Chủ đề của ngày hội năm nay với tựa đề "Hội tụ tinh hoa- Lan tỏa nụ cười". Bên cạnh những hoạt động biểu diễn ca, múa, nhạc trên sân khấu, màn diễu hành đường phố với sự góp mặt của hơn 2000 diễn viên quần chúng luôn là tiết mục hấp dẫn và nhận được sự chờ đợi nhất.

Lễ diễu hành đường phố sôi động
Đây cũng là mùa du lịch sôi động nhất trong năm của Hạ Long. Thành phố biển với nét đẹp quyến rũ của những danh thắng, di sản văn hóa thế giới luôn có sức hút mạnh với du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng

Những màn pháo hoa hoành tráng trên sông Hàn

Những màn pháo hoa hoành tráng trên sông Hàn
Những màn pháo hoa hoành tráng trên sông Hàn

Đến hẹn lại lên, lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng năm nay tổ chức vào dịp 30/4 với chủ đề "Đà Nẵng - Bản giao hưởng sắc màu". Cuộc thi năm nay hứa hẹn mang đến nhiều màn trình diễn đẹp mắt, ấn tượng với sự so tài của 4 đội: Nam Phi, Mỹ, Australia, Ba Lan và chủ nhà Đà Nẵng - Việt Nam.

14 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Phường Điện Biênlúc 17:03 28 tháng 4, 2015

    Lời bài hát Đất Nước Trọn Niềm Vui
    phiên bản 1/3
    Đóng góp: mp3

    Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay!
    Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây.
    Sài Gòn ơi!
    Vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng.

    Ta nghe vang như tiếng Bác Hồ dậy từ non sông!
    Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân.
    Thành Đồng ơi! Sắt son đã vang khải hoàn.
    Ôi! hạnh phúc vô biên!
    Hát nữa đi em, những lời yêu thương.

    Hò ơ...ớ hò...ớ hò...ớ hò....
    Hội toàn thắng náo nức đất nước,
    Ta muốn bay lên, say ngắm sông núi hiên ngang,
    Ta muốn reo vang, hát ca muôn đời Việt Nam,
    Tổ quốc anh hùng!
    Ôi quê hương dẫu bao lần giặc phá điêu tàn
    Mà vẫn ngoan cường
    Giành một ngày toàn thắng. Đẹp quá!

    Đời rực sáng những ánh mắt lấp lánh,
    Ta muốn ôm hôn mỗi tấc đất quê hương,
    Ta muốn ca vang bước chân
    Những người chiến sĩ giải phóng kiên cường!
    Đêm hoa đăng, những môi cười là bó hoa đời tươi thắm tuyệt vời,
    Đẹp niềm tin mãi mãi Tổ Quốc muôn đời,
    Trọn vẹn cả non sông thống nhất rạng rỡ Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  3. Đẹp quá, ở đâu cũng muốn đi, đâu cũng muốn đến, kỳ nghỉ dài hơn và các lễ hội cách cách ra để có thời gian đi thì tốt, thời tiết cũng rất ủng hộ cho việc đi chơi trong những ngày này, đâu đâu cũng thấy tưng bừng lễ hội, nhà nhà đều thấy tổ chức đi du lịch, vi vu trong những ngày nghỉ lễ này

    Trả lờiXóa
  4. Hãy đi chơi đi các bạn, tận hưởng hoà bình, mừng ngày chiến thắng!

    Trả lờiXóa
  5. Muốn phân thân để đi cho hết luôn, một năm muốn có mấy đợt nghỉ để đỡ thấy mệt mỏi và có thời gian cho gia đinh nhiều hơn, có thời gian đi thăm thú nhiều nơi của đất nước, khám phá nhiều nơi hơn, cuộc sống ngoài công việc cũng cần có những lúc có thời gian thư giãn và thời gian cho gia đình của mình

    Trả lờiXóa
  6. Yêu hòa bình, yêu sự tự do mà tôi đang có, tự do thoải mái làm gì mình thích (nhưng trong khuôn khổ cho phép của pháp luật nhé). Thích những kỳ nghỉ dài, thích được lang thang với bạn bè, thích cuộc sống như hiện tại

    Trả lờiXóa
  7. HỘI TÂY
    (Nguyễn Khuyến)

    Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
    Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo !
    Bà quan tênh hếch xem bơi trải,
    Thằng bé lom khom ghé hát chèo.

    Cậy sức, cây đu nhiều chị bám;
    Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
    Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
    Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu.

    Trả lờiXóa
  8. Nói tự hào dân tộc thì đâu chẳng có. Nguời dân một nước dù nhỏ về diện tích, ít về dân số, ngắn về lịch sử hay kém cỏi về nhiều mặt,… cũng có niềm tự hào của riêng mình. Chính do niềm tự hào mà quốc gia đó, dân tộc đó tồn tại. Đó chính là chỗ dựa tinh thần của mỗi thành viên trong cộng đồng, đó chính là chất kết dính nhiệm màu những con người cùng chung xứ sở, nòi giống để cùng nhau gây dựng, vun đắp cho, nòi giống, xứ sở bất diệt và ngày càng phát triển. Cho nên, nói về niềm tự hào dân tộc không phải là điều gì đặc biệt.
    Ở Việt Nam ta, niềm tự hào được ghi lại thành chữ nghĩa đầu tiên có lẽ từ bài thơ “Thần” vốn được coi của Lý Thường Kiệt:
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    (Núi sông nước Nam vua Nam ở)
    Rồi với Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”, niềm tự hào một lần nữa vang vọng sau khi đánh thắng kẻ thù xâm lược:
    Duy ngã Đại Việt chi quốc,
    Thực vi văn hiến chi bang.
    (Như nước Đại Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.)
    Bước vào thế kỷ 20, lòng tự hào dân tộc, ý chí yêu nước quật cường được nhắc tới nhiều hơn hẳn. Sau khi các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp theo xu hướng Cần vương thất bại, các nhà nho yêu nước chịu ảnh hưởng của Tân thư kêu gọi toàn dân đứng lên cứu nước theo xu hướng dân chủ tư sản. Khác với chủ trương nhờ vào “anh cả da vàng” Nhật Bản của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh là một trong những nguời sớm thấy rõ những nhược điểm của con người và xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Để kích thích lòng yêu nước, để tập hợp lực lượng cứu nước, cùng với kêu gọi “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, thúc giục mọi người “chiêu hồn nước” , các nhà cách mạng khi ấy rất chú ý đề cao, kích thích lòng tự hào dân tộc mong những nguời cùng chung nòi giống sớm đoàn kết, quật khởi đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Những chuyện “con Rồng cháu Tiên”, “máu đỏ da vàng”, …rồi hai chữ “đồng bào” được nói tới trong nhiều thơ văn thời kỳ này:
    Hồn xưa dòng dõi Lạc Long,
    Con nhà Nam Việt nguời trong giống vàng.
    Rồi:
    Cùng xương cùng thịt cùng da,
    Cùng hòn máu đỏ con nhà Lạc Long.

    Than ôi Bách Việt hà san
    Văn minh đã sẵn khôn ngoan có thừa.
    Và ngay cả việc xây dựng quy mô đền Hùng, thay vì giỗ Tổ hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch có tính chất địa phương trở thành giổ Tổ với tính chất quốc lễ cũng nằm trong trào lưu này..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các nhà nho vốn được các vị tuyên giáo thời nay coi là những nguời bảo thủ (có thời, họ đã ví cái “búi tóc củ hành” của các cụ là “cái cục bảo thủ nằm ngay sau gáy” để chê bai), nhưng lạ thay, ngay trong khi kích thích, biểu dương lòng tự hào, những nguời bị chê là “bảo thủ” ấy vẫn luôn luôn thức tỉnh quốc dân bằng cách chỉ ra những thói hư tật xấu của nguời Việt. “Văn minh tân học sách” được đưa vào sách giáo khoa của Đông Kinh Nghĩa Thục ngay từ thời ấy đã chỉ ra hạn chế của nguời Việt:
      “Nhưng hạng cao hơn, đỗ đạt một tí, được cái tiếng quèn, đã vội khủng khỉnh ta đây là kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thê đạo, ngày ngày khoe câu văn hay, khư khư ngồi giữ những thuyết hủ lậu, khinh bỉ hết thảy học mới văn minh. Hạng kém thua nữa thì chỉ nghe có vấn đề thăng quan lên mấy bậc, cất nhắc mấy người, chứ không biết đến vấn đề nào khác”.
      Phạm Quang Sán, từ năm 1914 đã chỉ ra sự kém cỏi của nguời đương thời:
      “Nước ta theo đạo thánh hiền, dân khai hóa cũng đã lâu nhưng ví với các nước văn minh thì trí khôn còn thiếu, tư cách chưa toàn, chưa hiểu nghĩa vụ riêng là thế nào, chưa biết trách nhiệm chung ra sao. Nộp thuế là của tiêu chung mà còn có người dân ẩn lậu, đi lính là giữ cho mình mà còn có người trốn tránh, đê điều cấm phòng thân lừa ưa nặng không đánh không đi”.
      Về tín ngưỡng, Lương Đức Thiệp đã viết:
      “Cũng vì thiết thực mà người Việt tín ngưỡng để rút phần lợi ích thiển cận của tôn giáo tại ngay kiếp này, nhiều hơn là mong linh hồn được giải thoát mãi tận kiếp sau”.
      Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục (1915) cũng viết:
      “Ngoài chốn hương thôn không còn biết trời đất là đâu, ngoài sự ăn uống không còn có sự nghiệp gì, như thế thì trách làm sao mà dân chẳng hèn, nước chẳng nhược?”
      Rồi ông nhận xét về việc “tuyển chọn cán bộ”:
      “Xét cách bầu cử tổng lý của ta khi xưa thật lắm phiền nhiễu mà phần nhiều dùng cách tư tình, những người làm việc chẳng qua lại là con cháu họ hàng với những chức sắc kỳ mục. Trừ ra những làng khó khăn không ai muốn làm không kể, còn về các làng tốt bổng, con cái nhà có thế lực tranh nhau mà ra, có mấy khi lọt vào tay người khác được. Vì thế lý dịch hay có bè đảng, mà nhất là hay a dua với hàng kỳ mục để dễ cho sự thầm vụng của mình”.
      Nhà thơ của núi Tản sông Đà thì chua chát:
      Dân hai lăm triệu ai nguời lớn,
      Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.
      Không vừa lòng với hiện trạng trì trệ, chậm tiến, ông thẳng thắn:
      Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn,
      Cho nên chúng nó mới làm quan.
      Phan Chu Trinh đã ký họa bức tranh bộ máy cai trị thuở ấy (mà nay được gọi là “hệ thống chính trị”):
      Người khanh tướng kẻ tấn thân
      Trăm nghề, hỏi có trong thân nghề nào?
      Chẳng qua là quơ quào ba chữ,
      May ra rồi ăn xớ của dân.
      Khoe khoang rộng áo dài quần,
      Tráp giày bệ vệ, rần rần ngựa xe.
      Còn bậc dưới ngo ngoe vô kể,
      Học cúi luồn kiếm thế vơ quào.
      Thầy tư lại, bác kỳ hào,
      Gặm xương, mút đũa lao nhao như ruồi.
      Lại có kẻ lôi thôi bậc giữa,
      Trên lỡ quan, dưới nữa lỡ dân.
      Ấy là học sĩ văn nhân,
      Ăn sung mặc sướng mà thân không làm.
      Thế mới biết, cách tiếp cận vấn đề của các nhà cách mạng đầu thế kỷ rất toàn diện. Có khích lệ, có phê phán, có biểu dương, có nhắc nhở khiến nguời đọc, nguời nghe nhận thức được chỗ đứng của mình, của dân tộc mình. Đọc lại những ý kiến, nhận xét của các nhà nho một trăm năm trước, ai cũng có thể thấy qua một thế kỷ, bộ mặt tinh thần, tính cách, … của nguời Việt Nam chúng ta chẳng mấy thay đổi, thậm chí có nhiều điều còn “nhếch nhác” hơn.

      Xóa
    2. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Nhưng lý do đầu tiên phải nói tới là từ 70 năm nay, chưa bao giờ, lòng tự hào được nhắc đến tới mức khoa trương, luôn trong tình trạng “năm sau cao hơn năm trước”, nhất là trong những dịp lễ tết, hội hè, kỷ niệm. Nghe đài, xem ti-vi, ai ai cũng thấy vừa lòng vì niềm kiêu hãnh được vỗ về, thói phỉnh phờ được lên ngôi. Tầng lớp trên thì an tâm với địa vị sẵn có, thản nhiên thụ hưởng “ơn trời lộc nước”, kẻ bình dân được vuốt ve, xoa dịu, tạm quên đi cái đói nghèo đang ám ảnh. Nó khiến mỗi nguời, ai ai cũng như đang đi trên mây, bị mê hoặc như đang “nhập đồng”, như đang ở một thế giới xa lạ nào mà quên mất cái cuộc sống thực tại còn vô cùng khó khăn, quên mất biết bao điều còn không thể chấp nhận đang hàng ngày hàng giờ tồn tại và diễn ra ngay trước mắt, quên đi cái vị thế thấp kém của đất nước so với các nước khắp đông tây.
      Tự hào để làm gì với những cái ảo ảnh trong truyền thuyết. Xưa, nói “con Rồng cháu Tiên”, nói “đẻ trăm trứng”, nói “năm mươi con theo cha… năm mươi con theo mẹ…” là muốn nói dân tộc ta có nguồn gốc khác thường, có một không hai, không thể so sánh với bất kỳ một chủng tộc nào khác để dẫn tới kết luận: cho nên không thể cam tâm làm nô lệ. Nói chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng là để ca ngợi lịch sử dựng nước và giữ nước, là để nói với lớp sau: phải noi gương và không thể thua kém cha ông. Cứ để những điều ấy trong trí tưởng tượng, để từng thành viên của cộng đồng tự mỗi người tự “thêu hoa dệt gấm”, hình ảnh Tổ tiên sẽ luôn luôn lung linh, huyền ảo, trong tâm thức càng trở nên thiêng liêng, để mỗi con dân nước Việt tận tâm tận sức bảo vệ và xây đắp mảnh đất nghìn đời ông cha để lại. Nếu cần nghiên cứu về lịch sử dân tộc, hãy dùng các phương pháp khoa học, giữa thời buổi của thế kỷ 21 như ngày nay mà quay lại tán dương, nói chuyện Kinh Dương Vương với 18 đời vua Hùng trị vì suốt 2.622 năm, thậm chí không biết chi ra bao nhiêu tiền và căn cứ vào đâu để đắp tượng kèm theo những ghi chú đại loại “Hùng Định Vương húy là Quốc Lang, sống 602 tuổi, trị vì 80 năm, lấy 46 vợ, sinh 39 con trai và 9 con gái; vua Hùng Vũ Vương húy là Đức Hiền Lang, sống 456 tuổi, trị vì 96 năm, có 25 vợ và 56 con, …” thì thật là những việc làm khó hiểu. Rồi đắp tượng vua Hùng da trắng như trứng gà bóc, môi tự son thoa bắp tay cuồn cuộn như kẻ mãi võ để cho con cháu kẻ nói “trông như lưỡng tính”, kẻ bảo “chẳng khác Trương Phi”, …thì quả là “yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau”. Các vua Hùng chắc hẳn sẽ không thể hiểu nổi sao con cháu mình lại có những kẻ “nửa khùng nửa điên” như thế, trong khi đất đai của cha ông để lại đang dần mòn mất vào tay ngoại bang?
      70 năm trước, ta tự hào vì là nước “dân chủ cộng hòa” đầu tiên ở Đông nam châu Á, nhưng có nên tiếp tục tự hào khi sau 70 năm, “nhân quyền” với nghĩa thông thường của thế giới văn minh vẫn chỉ là mơ ước của mỗi nguời dân Việt Nam?
      40 năm trước, tự hào vì đã “hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước”, “thống nhất đất nước, non sông về một mối” có thể hợp lý vì biết bao nguời đang tràn trề hy vọng “đất nước ta sẽ xây dựng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Nhưng tới hôm nay có nên vẫn không ngớt ca bài ca tự hào ấy, trong khi nhiều triệu nguời đã phải bỏ nước ra đi tìm đường sống thà bỏ xác trên đại dương, nhiều triệu nguời đã phải bán sức lao động ở xứ nguời kể cả những nước được coi là lạc hậu, chậm tiến như Lào, Cam-pu-chia, số lượng các cô gái đang bán thân ở xứ nguời vào hàng kỷ lục?
      Có nên tự hào khi hơn nửa thế kỷ trước, ta phê phán xã hội thực dân phong kiến đến cái kim sợi chỉ cũng phải nhập khẩu, nhưng đất nước ta từ đó đến nay, một cái đinh vít cũng chưa sản xuất nổi, từ cái tăm đến đôi đũa trong đời sống hàng ngày cũng phải mua từ bên kia biên giới?

      Xóa
    3. Có nên tự hào khi được gọi là nước sản xuất nông nghiệp mà hạt ngô nuôi gà cũng phải mua; thịt gà, thịt lợn, thịt bò cũng đều do nước ngoài sản xuất? Có nên tự hào khi nước ta xếp chót bảng trong 175 nước với tiêu chí quốc gia đáng sống nhất?
      Có nên tự hào khi sau 70 năm, mỗi nguời Việt Nam thấy cái triển vọng có ngày được “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” xa dần; dù dân số đã đứng thứ 13 thế giới nhưng giáo dục đang đứng đội sổ ngay trong khu vực được coi là vùng trũng của nhân loại, và con dân của vua Hùng đang bằng mọi cách để con cháu “tỵ nạn giáo dục” khắp bốn phương?
      Tự hào để làm gì khi dân ta đứng đầu về rượu chè và cờ bạc; khi tiếp đón khách du lịch ở khắp nơi, nguời ta phải có những lời nhắc nhở cảnh tỉnh mọi thói hư tật xấu bằng tiếng Việt; từ biên tập viên truyền hình đến cơ trưởng, tiếp viên hàng không (là những nguời có bằng cấp và thu nhập cao) đều có những hành vi đáng xấu hổ khi đặt chân ra nước ngoài; các cán bộ ngoại giao mang hộ chiếu công vụ trong vai trò “phương diện quốc gia” bị bắt vì buôn lậu ngà voi và sừng tê giác, những hành vi bị loài nguời văn minh coi là việc làm của loài đạo tặc?
      Và tự hào để làm gì mỗi khi trống chiêng rổn rảng, cờ xí rợp trời để tự hào là số người chết vì tai nạn giao thông lại tăng đột biến?
      Thay vì mất thời gian và tiền bạc để ca mãi điệu tự hào, các cơ quan tuyên huấn và truyền thông, giá như dành phân nửa số của cải và thời gian ấy để:
      Chú ý vạch ra những tồn tại để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, thoát cảnh phải ngửa tay xin viện trợ của các nước mặc dù đã thống nhất độc lập gần một nửa thế kỷ;
      Thẳng thắn và nghiêm khắc phê phán những thói hư tật xấu của nguời Việt để con người Việt Nam ngày càng tiến bộ, có thể nhanh chóng hội nhập và giành được nhiều thiện cảm hơn trong con mắt bè bạn quốc tế;
      Chỉ ra những yếu kém về mọi mặt để Việt Nam thoát khỏi vị trí đội sổ trong những đóng góp cho nền văn minh nhân loại, …
      chắc hẳn niềm tự hào sẽ không dừng lại trên các loa tuyên truyền mà trở thành tình cảm hết sức trân trọng trong mỗi chúng ta, để cháu con các vua Hùng, ai cũng có thể hãnh diện ngẩng cao đầu : Tôi là nguời Việt Nam.
      Hồi còn nhỏ, mỗi khi đi trên những con đường làng khúc khuỷu, quanh co, với những vũng nước tù đọng và chất thải đủ loại, tôi vẫn thường nhớ lời dặn:
      - Đi đường mà mắt cứ “nghếch” lên, thế nào cũng giẫm phải c.!
      (Theo ÔNG GIÁO LÀNG)

      Xóa
  9. CHÂN VUNG TAY QUĂNG
    Tôi nghĩ việc hòa giải về cơ bản là việc của chính quyền, không phải việc của người dân.
    Không thể bắt một gia đình ở Hà Nội có người thân chết vì bom B-52 phải thôi hận thù.
    Không thể bắt một gia đình Việt Kiều có người thân chết trong Mậu Thân và còn bản thân họ sau năm 1975 thì vượt biên phải quay về hòa giải.
    Với mỗi người dân, hòa giải là lựa chọn và cũng là tình cảm cá nhân của họ. Họ có thể hòa giải, có thể ôm mãi hận thù, ta khó mà có ý kiến.
    Nhưng ở Việt Nam, chuyện cá nhân cũng phải được nhà nước cho phép. Nhiều năm trước đây, anh em ruột trong nhà lỡ ở hai chiến tuyến khác nhau, đã hòa giải trong yên lặng để nhà nước không biết. Nay nhà nước đã có chủ trương, ít nhất là ở đằng mồm.
    Lễ 30/4 năm nay tôi (và có lẽ là nhiều người nữa) hơi chờ đợi một động tác có tính biểu tượng của chính quyền. Ví dụ như một phút tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
    Hôm nay nhà nước kỷ niệm chiến thắng của họ, chứ không phải kỷ niệm ngày cuộc chiến tranh tàn khốc kết thúc trên đất nước này.
    ***
    Một chị ở nông thôn, nghèo và thất học, không biết làm gì ngoài việc suốt ngày cạnh khóe hằn học những kẻ hơn mình ở trong làng. Thế rồi chị đi xuất khẩu lao động, qua Đài làm giúp việc, sau vài năm có chút tiền kha khá bèn trở về làng. Về nhà, có tiền, chị tự mãn, đi lại khắp làng, điệu bộ chân vung tay quăng rất hớn.
    Những người ngô nghê, ấu trĩ, thô lậu chẳng may có được chiến công thế nào cũng huyênh hoang, đấm ngực tự khen mình giỏi hơn thiên hạ, coi bọn khác như cỏ rác, thái độ hung hăng với những ai khác mình.
    Không phải ai sinh ra cũng là quý tộc. Cũng khó học đòi phong cách quý phái. Nhưng có những phẩm chất quý tộc có thể học được: điềm đạm và tôn trọng những người khác mình, nhất là những người thua mình trong một cuộc đấu.
    Cùng là dân một nước với nhau mà vẫn sỉ nhục nhau kiểu kẻ trên ngựa người ngã ngựa, sao mà mong thế giới họ tôn trọng nước mình.
    Sau bốn mươi năm, người ta vẫn huênh hoang đấm ngực với chiến thắng, vẫn vô tình hoặc cố ý hung hăng hạ nhục những người cùng dòng máu Lạc Hồng mà số phận đẩy vào bên thua thiệt.
    Thế mới biết, có no cơm, có ấm cật, có tiền có bạc thì dễ, có sự điềm đạm và biết tôn trọng mình và những người khác mình thì khó khăn thế nào.
    ***
    Bốn mươi năm là khoảng thời gian đủ dài để chị nông dân đi bộ tới Sài Gòn.
    Hôm nay trên đất Sài Gòn, chị đã chân vung tay quăng như trên đường làng mình vậy.
    (Theo BLOG 5XU)

    Trả lờiXóa
  10. TÔI CŨNG ĐÁNH TƯ SẢN
    Nói thêm nhát nữa về chủ đề 30.4 rồi thôi, đơn giản bởi ngày mai tháng 5 rồi:
    Thực ra, tôi cũng tham gia vào việc kìm hãm xã hội này, góp phần để nó vất vưởng đến tận bây giờ. Chả là hồi từ năm 1977 về sau, các giáo viên chúng tôi từ miền Bắc vào đã được huy động cho công cuộc long trời lở đất (xứ mình làm gì cũng long trời lở đất) đánh tư sản. Cứ theo miệng cán bộ, chúng tôi cũng hăng hái lên án kịch liệt bọn "tư sản mại bản ôm chân đế quốc Mỹ" Lý Long Thân, Mã Hỷ, Hoàng Kim Quy, Trương Dĩ Nhiên, Mã Tuyên..., tham gia phong trào đấu tố "bọn bóc lột, đầu cơ tích trữ, phá hoại kinh tế". Chúng tôi cả tin rằng lưới thép do nhà máy của Hoàng Kim Quy sản xuất chủ yếu để bọn đế quốc Mỹ sử dụng ngăn đạn B40, gạo xuất khẩu của Mã Hỷ là chiếm đoạt mồ hôi công sức nông dân đồng bằng sông Cửu Long, sắt thép do Lý Long Thân nhập về chủ yếu đúc súng đạn... Kết quả từ một nền kinh tế đang phát triển, hàng hóa phong phú, sự nghiệp cách mạng kinh tế đã thành công khi nhanh chóng đưa xã hội trở lại mức "mua cái đinh cũng phải giấy", miền Nam mau mắn hòa đồng với kinh tế nghèo nản, thủ công, bao cấp ở miền Bắc.

    Gieo gì gặt nấy, chính chúng tôi cũng phải trệu trạo nhai hạt bo bo, củ sắn (mì) thay gạo suốt hơn chục năm trời.
    Để một nền kinh tế xuống dốc thảm hại, trì trệ như vậy suốt mấy chục năm, lúc nào đó, các nhà cai trị phải công khai xin lỗi dân chúng về điều này, chứ không thể ù xọe đánh tráo khái niệm biến thành ca ngợi công cuộc đổi mới, đổ hết lỗi cho dân.
    (Theo Blog Nguyễn Thông)

    Trả lờiXóa
  11. Tháng tư năm nay, các tờ báo lớn phát hành chủ yếu phía Nam như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động... đã cố hết sức tránh từ "giải phóng" vì họ hiểu từ này mang tính xúc phạm rất nhiều đồng bào mình, không chỉ miền Nam, mà còn ở hải ngoại.
    Thế nhưng trên môi nhiều người, cái câu "trước (hoặc sau) giải phóng" vẫn còn được thốt ra, thậm chí đó là người cầm bút không phải dạng quì lụy chế độ, khi tôi hỏi tại sao dùng từ giải phóng, họ nói "tại... quen rồi!".
    Thói quen? Tại sao chúng ta có thể phê phán thói quen mất trật tự, chen lấn, nói to, khạc nhổ bừa bãi...mà lại chấp nhận thói quen nói ra một từ hoàn toàn sai trái, làm mất phẩm giá ngay chính chúng ta? Trong cuộc chiến 40 năm trước, tùy theo cách nhìn lúc đó, có thể thông cảm với đồng bào miền bắc khi bị tuyên truyền họ nói "giải phóng miền nam", nhưng ngày hôm nay, đặc biệt với người sống ở miền Nam mà dùng chữ này cho thấy anh hoàn toàn không kiểm soát được ngôn từ của mình.
    40 năm, trên các phương tiện truyền thông, trên các băng rôn treo tại các nẽo đường Sài Gòn, cái từ sai trái và phản cảm, có tính xúc phạm sâu sắc người dân miền Nam vẫn còn rất nhiều, dù cũng có nhiều tiếng nói ngay trong hệ thống cầm quyền, rằng nên thay từ này bằng từ thống nhất đất nước.
    Nhưng nếu là bạn, đừng nói với tôi rằng đó là thói quen. Chỉ có nô lệ mới cần được giải phóng, Tôi có thể thông cảm cho người dân nghèo ít học nhưng tôi sẽ không ngại gì mà căn vặn bạn, nếu bạn thốt ra 2 cái chữ mang tính xúc phạm đó trước mặt tôi!
    (Theo blog Nguyễn Đình Bổn)

    Trả lờiXóa