Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Clip mới- Đại tá Khuất Biên Hòa: NHỮNG CHUYỆN "THÂM CUNG BÍ SỬ" VỀ LÊ MÃ LƯƠNG VÀ VỀ BỘ SỬ 15 TẬP

Đại tá Khuất Biên Hòa
1- Về anh Lê Mã Lương.
Lời Đại tá Khuất Biên Hòa ngày 6.8.2018: "Xâu chuỗi lại cả quá trình từ năm 2014 đến nay, khi anh ấy cố tình ra quyển sách Gạc Ma- Vòng tròn bất tử có thể thấy rõ Ý thức của anh Lê Mã Lương là ý thức phản động, ý thức phá hoại và có tổ chức. Cho nên, đến lúc này Trung ương đã có thể kết luận được rồi.
Phải thi hành kỷ luật ở mức
- Khai trừ khỏi Đảng và khai trừ vĩnh viễn chứ không khai trừ lưu lại gì cả,
- Hạ một cấp quân hàm từ Thiếu tướng xuống Đại tá,
- Tước Danh hiệu Anh hùng."
Mời xem video clip 1
Xem trên youtube

Đại tá Khuất Biên Hoà, thư ký nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh: 

Lê Mã Lương bản chất là kẻ cơ hội

2. Về Bộ sử 15 tập.
Lời Đại tá Khuất Biên Hòa ngày 6/8/2018: "Ngay trong quá trình soạn thảo Bộ sử, ngay những anh em, những cán bộ có kinh nghiệm nghiên cứu về sử ở Ban Tuyên huấn trung ương đã có hoài nghi, có băn khoăn. Nhưng tiếc rằng những băn khoăn, hoài nghi của anh em không dội được đến những người có trách nhiệm ở Ban Tuyên giáo."

Mời xem video clip 2
Xem trên youtube

Đại tá Khuất Biên Hòa, thư ký nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói về NGỤY SỬ


=======

5 nhận xét:

  1. Ông Hòa và mọi người vào Sách hiếm. net đọc"Hỡi quê hương yêu dấu!" của Trần Trọng Sĩ. Quá sắc sâu! Chưa muộn Lê Hương Lan ạ!

    Trả lờiXóa
  2. Rất vui vì gần đây tín hiệu cho thấy với càng thêm nhiều nhân vật có tên tuổi, có chức vụ tham gia phong trào chống lật sử thì chứng tỏ là chế độ trong nước đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn về mảng sử học này mà trước đây ít người quan tâm, và nhất là hiểm họa diễn biến hòa bình trên mxh và nguy cơ diễn biến hòa bình tự diễn tiến tự chuyển hoá trực tuyến nói chung. Rõ ràng đây không còn là các trường hợp tự phát mà là có các cơ quan phụ trách đứng sau bật đèn xanh khắp nơi. Dư luận phấn khởi. Vì trào lưu ngụy sử đã ngày càng điên cuồng và phát tán rộng rãi chứ không còn khiêm tốn như trước. "Chúng ta càng nhân nhượng nhưng kẻ thù càng lấn tới", vì chúng quyết tâm muốn đốt đền phá miếu của dân tộc này.

    "Cả đàn sói chồm lên cắn vào lịch sử.
    Cào chiến công xé xác các anh hùng."

    Giờ là cứ quan điểm sai trái là đập. Không chừa thằng nào cả. Như thế mới bảo vệ được chế độ và quan điểm chính thống của chế độ và dân tộc, bao gồm lịch sử chính thống của cách mạng Việt Nam và dân tộc ta. Chứ còn ngại đám phản quan mà không dám động chạm thì là bệnh phong kiến phản động rồi. Bệnh "sợ quan" là bệnh phong kiến chứ còn gì nữa. Tiểu nông phong kiến phản động.
    Ngày xưa cũng vì người Nga sợ không dám nói động đến Gobachev và Elsin ngay từ khi 2 tay này còn là tép riu và bộc lộ các tư tưởng phản cách mạng mà vẫn không dám động chạm nên sau này 2 tay này lên cao càng không dám động chạm. Kết quả LX như thế nào thì đã thấy đấy. Tóm lại cái chính Liên Xô sụp đổ là vì bệnh phong kiến bao cấp "không dám động vào quan sai", không dám động đến Góp và Oshin và đồng bọn lợi ích nhóm tay chân bộ hạ và ô dù của 2 tay này, đưa đến lở loét toàn Đảng toàn chế độ và sự sụp đổ không thể cứu vãn của LB Xô viết hùng mạnh năm xưa.

    Trả lờiXóa
  3. Cháu xin hỏi chú Hòa và các cô các chú một ý nhỏ này, xin các cô chú giúp cháu: Công trình xây dựng cụm tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ có bản vẽ, thiết kế, nội dung chi tiết, ý nghĩa chính trị...Tất tậ đều được bàn bạc kỹ càng bởi các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn. Ví dụ tái hiện cái chuồng cọp nhốt tù, đánh tù, canh tù thì phải hỏi kỹ các tù nhân còn sống đã qua chịu đựng thực tế, dáng thế người tù ngồi nằm ra sao, thằng quân cảnh địch nó ăn mặc nón mũ thế nào, câu chữ biển bản giới thiệu chuồng cọp phải ghi...Tương tự suy ra một công trình lớn, một dự án lịch sử tầm cỡ như vậy, còn tầm tuần lễ nữa là khánh thành thì đùng một cái , Chủ tịch Nước LĐA và vợ con lên thăm, chỉ đạo ông Lê Mã Lương phải làm thêm, phải sửa chữa một số hạng mục không phải trách nhiệm của người quản lý bảo tàng Lê Mã Lương mà của tập thể xây dựng bản vẽ thiết kế công trình từ lúc còn là ý tưởng khoa học, ý tưởng lịch sử, ý tưởng chính trị. Cái hố bị cả tấn thuốc nổ công phá thì địa điểm, đường kính, chiều cao...nó đều được điều tra, hỏi tới hỏi lui các kỹ sư công binh trong nước, ngoài nước. Riêng việc phổ biến bằng biển bảng, bằng lời thoại thuyết minh, bằng văn bản trong hành lễ đối với việc tri ân sự giúp đỡ của các chuyên gia trận mạc Trung Quốc là chuyện cực kỳ nhạy cảm, ý kiến này là phải của BCT, ngay từ đầu và xuyên suốt(nếu tập thể đồng thuận). Hà cớ gì ông CTN lại đi chỉ đạo phải ghi công các đ/c Trung Quốc vào, phải thuyết minh như thế này thế kia, nội dung chương trình lễ phải ghi vào không thì các đ/c ấy buồn, dạy cho bài học nữa thì có phải...ăm cám lợn. Và nguy hiểm là không được nghĩ cạn là cái gì nói đến Điện Biên Phủ là công của ông Giáp cả. Nếu câu chuyện này có thật thì suy rộng ra, nhiều người sai sót lắm, không chỉ riêng ông Lê Mã Lương. Thành ra, qua câu chuyện chú Hòa kể, cháu loáng thoáng nhận ra ông Lê Mã Lương ít nhiều cũng có ấn tượng không tốt với ông LĐA từ nhiều chuỗi việc nên phát biểu của ông ấy về lệnh không nổ súng nó cũng chưa được chân thành, chính xác và men theo suy đoán. Luôn tiện, cháu thấy một số mộ chí của bộ đội ta, văn bia bị đục bỏ một số chi tiết, xin cho biết vì sao ạ.

    Trả lờiXóa
  4. Càng nghe càng thấy hay, càng thấy thấm thía, của 1 người già dặn chính trị . Clip nói chuyện phone với bác Lân và clip nói về ngụy sử 15 tập.

    Tôi ấn tượng vụ ở viện bảo tàng khi người ta bưng bít, giấu diếm cất vào kho sự giúp đỡ của Nga Trung trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở bảo tàng Điện Biên phủ. Ông LML từ chối sửa sai những kẻ tiền nhiệm. Lúc về già vẫn bon chen học tại chức để kiếm bằng lên lon. Đây là bệnh háo danh, háu mê hư vinh danh lợi. Trong khi bao nhiêu người nhân cách lớn, phẩm giá tốt, họ đánh giặc xong là vui thú điền viên.

    Thật ra ai cũng biết cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nào thì cũng cần ngoại lực từ bạn bè đồng minh. Ngay cả các cuộc khởi nghĩa và khởi binh của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Đinh Công Tráng vv đều có sự giúp đỡ của nhà Thanh bên Trung hoa. Giúp đỡ nằm trong sự toan tính lợi ích thì cũng đều là giúp. Không có lợi thì sao giúp? Giúp thì cũng vẫn là giúp. Mà đã có giúp thì sử phải ghi chép lại trung thực khách quan như vậy. Đáng tiếc bảo tàng lại lờ đi các sự giúp đỡ vũ khí, vật chất, tiền bạc của họ cho kháng chiến Việt Nam. Điều này bạn bè quốc tế người ta vào bảo tàng xem hay đọc sử sẽ nghĩ gì về chúng ta?

    Đây là cái gọi là khách quan, trung thực, "trung lập" của bọn này? Là đem các giúp đỡ của bạn bè giấu hết vào kho. Đồng thời đem các tội ác Mỹ ngụy giấu hết vào kho. Đổi tên viện bảo tàng. Đấy là khách quan trung thực? Đem những gì đã xảy ra nhét hết vào trong kho, bưng bít giấu diếm nhân dân và các bạn trẻ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông LML Lúc về già vẫn bon chen học tại chức để kiếm bằng lên lon. Đây là bệnh háo danh, háu mê hư vinh danh lợi. ..
      ĐM Maria - đánh giá này của bạn về tướng Lương chưa được chính xác, Việc học là chuyện của cả đời, không bao giờ là trễ.
      Tướng Lương lớn tuổi mà vẫn theo học tại chức ( bất kể vì mục đích gì ) là tốt rồi. Có rất nhiều người chẳng theo học trường nào, nhưng vẫn có bằng cấp tiến sĩ nọ, thạc sĩ kia của nước ngoài luôn mới khiếp... Nên Không phải ai muốn học là học được đâu. Vì phải có nền tảng kiến thức. Nếu xuất phát điểm học lực là hai con dê qua cầu, thì dù trình độ lý luận có cao tới đâu cũng chỉ là dạng thiên lôi mà thôi.
      Theo tôi biết, Tướng Lương trước khi cầm súng tham gia bảo vệ tổ quốc và trở thành anh hùng, thì ông ấy đang là sinh viên một trường đại học rồi.
      Nên việc sau này ông ấy theo học tại chức để thực hiện ước mơ dang dở của mình cũng là điều dễ hiểu và đáng trân trọng.

      Xóa